BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI:
QUY TRÌNH TÁCH CHIẾT TINH DẦU BƯỞI
GVHD : TS. PHAN THỊ THANH DIỆU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
LỜI MỞ ĐẦU
Bưởi là một loại quả được rất nhiều người ưu chuộng bởi vị ngọt thanh, dễ ăn và
rất tốt cho sức khỏe. Ngoài công dụng là thực phẩm, những tinh chất chiết xuất từ quả
bưởi tạo nên tinh dầu bưởi có công dụng tốt hơn rất nhiều những sản phẩm công nghệ
khác.
Vì tinh dầu bưởi được sử dụng rộng rãi trong đời sống nên chất lượng của tinh
dầu là điều cần chú ý. Do đó, việc chọn lựa phương pháp tách chiết sao cho phù hợp,
để có thể lấy được các thành phần quý cũng như đảm bảo tính kinh tế cũng rất quan
trọng. Việc nghiên cứu các phương pháp này sẽ giúp cho việc lựa chọn chính xác hơn.
Trong quá trình thực hiện đồ án, em đã được sự giúp đỡ tận tình từ cô Thanh
Diệu cùng các bạn trong lớp để hoàn thành đồ án này. Tuy đã cố gắng hoàn thành đồ
án của mình nhưng em vẫn còn nhiều thiếu sót trong quá trình thực hiện. Mong cô chỉ
bảo thêm cho em.
Em xin chân thành cảm ơn.
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 2
Tp Hồ Chí Minh, Tháng 12/ 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên: MSSV:
Nhận xét:
Điểm đánh giá:
Ngày tháng năm 2014
( ký tên, ghi rõ họ và tên)
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Sinh viên: MSSV:
Nhận xét:
Điểm đánh giá:
Ngày.………tháng………năm 2014
( ký tên, ghi rõ họ và tên)
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của tinh dầu từ vỏ bưởi 8
Bảng 1.2. Thành pần chính của tinh dầu từ hoa bưởi 8
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Limonene 9
Hình 1.2. Myrcene 9
Hình 1.3. Octanone 9
Hình 1.4. β-caryophyllen 9
Hình 1.5. Octanol 10
Hình 1.6. Nootkatone 10
Hình 1.7. Nerolidol 10
Hình 1.8. Farnesol 11
Hình 1.9. Linalol 11
Hình 1.10. 1-p-menthene-8-thiol 11
Hình 2.1. Một số ứng dụng của tinh dầu bưởi trong mỹ phẩm 12
Hình 2.2. Một số ứng dụng của tinh dầu bưởi trong dược phẩm 13
Hình 2.3. Rượu bưởi Nhân Hòa 14
Hình 2.4. Mức vỏ bưởi 14
Hình 2.5. Gà hấp trái bưởi 15
Hình 3.1. Thiết bị chưng cất tinh dầu trong phòng thí nghiệm 18
Hình 3.2. Thiết bị chưng cất bằng nước 19
Hình 3.3. Thiết bị chưng cất bằng hơi nước không có nồi hơi riêng 20
Hình 3.4. Thiết bị chưng cất bằng hơi nước có nồi hơi riêng 20
Hình 3.5. Thiết bị trích ly tinh dầu 23
Hình 3.6. Thiết bị trích ly tinh dầu kiểu thùng quay 24
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU BƯỞI
1.1. Tính chất của tinh dầu bưởi
Tinh dầu bưởi tồn tại dạng lỏng ở nhiệt độ thường, có mùi thơm nhẹ, không màu
hoặc màu vàng nhạt. Ở 20
o
C, tinh dầu bưởi có tỷ trọng 0,923 - 0,926, nhỏ hơn tỷ trọng
của nước nên nhẹ hơn nước.
Tinh dầu bưởi bay hơi được, ít tan trong nước nhưng tan tốt trong các dung môi
hữu cơ như etanol, eter,
1.2. Thành phần hóa học có trong tinh dầu bưởi
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của tinh dầu từ vỏ bưởi
Thành phần Tỉ lệ %
Limonene 83 - 93
Myrcene 1,4 - 1,6
β-caryophyllen
0,2 - 0,7
Nootkatone 0,1 - 1,0
Octanone 0,1 - 0,3
Octanol 0,1 - 0,2
Ngoài ra, trong tinh dầu vỏ bưởi còn có pinen, geraniol, citral, các alcol, pectin,
acid citric và các vitamin như A, B, B
2
, C,
Bảng 1.2. Thành phần chính của tinh dầu từ hoa bưởi
Thành phần Tỉ lệ %
Nerolidol 30,91 - 40,04
Famesol 14,30 - 23,47
Linalol 9,22 - 23,76
Trong vỏ bưởi, thành phần chính là Limonone nhưng cấu tử tạo mùi đặc trưng
cho vỏ bưởi là sesquiterpene ketone nootkatone. Ngoài ra, để phân biệt mùi vỏ bưởi
với các mùi khác thì dựa trên hợp chất 1-p-menthene-8-thiol.
1.3. Các hợp chất hữu cơ trong tinh dầu bưởi
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
Hình 1.1. Limonene
Limonene là thành phần chính trong tinh dầu vỏ bưởi, với hoạt tính có khả năng
ức chế phòng chống ung thư. Limonene cũng được sử dụng phổ biến trong các sản
phẩm mỹ phẩm (nước hoa, sữa tắm, ) trong sản xuất thực phẩm (che vị cay đắng của
alkaloid, ) và một số loại thuốc giúp giảm bệnh trào ngược dạ dày và ợ nóng,
Hình 1.2. Myrcene
Myrcene là một chất trung gian quan trọng được sử dụng trong ngành công
nghiệp nước hoa. Nó có mùi dễ chịu nhưng hiếm khi được sử dụng trực tiếp do có xu
hướng dễ bị polymer hóa. Ngoài ra, Myrcene còn có tác dụng giảm đau và kháng
viêm,
Hình 1.3. Octanone
Octanone được sử dụng để tạo hương vị và mùi thơm.
Hình 1.4. β-caryophyllen
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
β-caryophyllen có mặt trong nhiều loại tinh dầu như đinh hương, hương thảo,
và nó tạo nên vị cay đặc trưng của hạt tiêu đen. Trong tinh dầu vỏ bưởi, với hàm lượng
β-caryophyllen nhỏ, cũng tạo nên vị cay nhẹ cho tinh dầu.
Hình 1.5. Octanol
Octanol có tính sát trùng, kháng khuẩn cao, rất tốt cho thần kinh và kích thích
phản ứng miễn dịch trong cơ thể.
Hình 1.6. Nootkatone
Nootkatone là thành phần quan trọng nhất của bưởi, là một trong những thành
phần hóa học chính tạo nên mùi và hương vị của bưởi. Nootkatone được sử dụng làm
thuốc chống trừ sâu bọ, côn trùng, một cách thân thiện với môi trường vì nó rất dễ
bay hơi. Nootkatone không độc hại với con người nên được sử dụng để làm phụ gia
thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm,
Hình 1.7. Nerolidol
Nerolidol có mùi thơm nhẹ, được sử dụng làm hương liệu và nước hoa. Nerolidol
cũng đang được thử nghiệm để làm chất tăng cường sự thẩm thấu của thuốc qua da.
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
Hình 1.8. Farnesol
Farnesol có mặt trong nhiều loại tinh dầu như sả, hoa hồng, hoa huệ, được sử
dụng để làm tăng thêm mùi nước hoa. Farnesol còn là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên,
cũng như là thành phần hương liệu và phụ gia cho thuốc lá,
Hình 1.9. Linalol
Linalol được dùng làm hương liệu trong 60 - 80 % các sản phẩm vệ sinh thơm và
chất tẩy rửa: xà phòng, dầu gội, Ngoài ra, linalol còn được sử dụng như thuốc diệt
sâu bọ,
Hình 1.10. 1-p-menthene-8-thiol
1-p-menthene-8-thiol rất dễ bay hơi, là thành phần tạo nên mùi thơm đặc trưng
của cho bưởi.
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA TINH DẦU BƯỞI
2.1. Trong mỹ phẩm
Hình 2.1. Một số ứng dụng của tinh dầu bưởi trong mỹ phẩm
Tinh dầu bưởi là thành phần quan trọng trong các sản phẩm: dầu gội, sửa tắm,
nước hoa,
− Làm se da, giúp da đẹp mịn màng hơn, trị viêm da, chống mụn.
− Giúp mái tóc chắc khỏe, mềm mại, mượt mà.
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
− Tạo mùi thơm nhẹ cho nước hoa.
2.2. Trong dược phẩm
Hình 2.2. Một số ứng dụng của tinh dầu bưởi trong dược phẩm
Tinh dầu bưởi cũng là thành phần chính trong nhiều loại thuốc, có tác dụng:
− Giúp giảm cân: các hoạt chất tinh dầu trong vỏ bưởi có tác dụng làm giảm mỡ
trong máu, giảm gan nhiễm mỡ.
− Làm giảm tóc gãy rụng, kích thích mọc tóc, đặc trị chứng hói đầu, gãy rụng và
thưa tóc, phục hồi tóc bị hư tổn, giúp tóc chắc khỏe và bóng mượt.
− Giúp lợi tiểu, lợi niệu, giải độc cơ thể.
− Giúp giảm đau, trị các chứng đau đầu, viêm khớp, kháng khuẩn, chống viêm,
chống nhiễm trùng.
− Giảm huyết áp, hạ cholesterol trong máu, chống ung thư.
2.3. Trong thực phẩm
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
Hình 2.3. Rượu bưởi Nhân Hòa
Rượu bưởi có tác dụng kích thích tiêu hoá, giải cảm, tăng cường vitamin cho
người mới ốm dậy, rất tốt cho người muốn giảm cân hoặc dùng để hỗ trợ điều trị mỡ
máu cao.
Hình 2.4. Mức vỏ bưởi
Vỏ bưởi có chứa hàm lượng lớn chất cellulose, pectin, các loại vitamin và chất
đắng khác. Chất cellulose có tác dụng phòng ung thư ruột kết, xơ vữa động mạch, sỏi
mật. Với người thừa cân, cellulose đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện vóc
dáng vì có công dụng làm giảm mỡ máu, tan mỡ thừa và ngăn chặn sự tích tụ chất béo
gây béo phì. Pectin thuộc nhóm các chất làm đông tụ, đóng vai trò cực kì quan trọng
trong việc làm màng bao bọc các sản phẩm, tạo ra cấu trúc gel được ứng dụng đặc biệt
với các món mứt. Vì vậy, món mứt vỏ bưởi sau khi bào chế sẽ cực kì an toàn cho sức
khỏe, dễ bảo quản và không bị mất đi các tinh chất vốn có trong vỏ bưởi tự nhiên. Mứt
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
vỏ bưởi còn có tác dụng nhuận trường, tính sát khuẩn cao nên có thể ngăn ngừa viêm
họng, viêm miệng hiệu quả.
Hình 2.5. Gà hấp trái bưởi
Khi hấp, nước do gà và vỏ bưởi tiết ra, hòa quyện vào nhau xen kẽ một chút vị
đắng của bưởi, một chút vị ngọt nước gà. Món ăn vừa có chất dinh dưỡng, vừa giúp hỗ
trợ chữa bệnh gan nhiễm mỡ, rất tốt cho sức khỏe người dùng.
Bên cạnh đó, tinh dầu bưởi còn có thể tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, đồng thời
lấy đi lượng thuốc trừ sâu còn tồn đọng trong thực phẩm bằng cách nhỏ 20 giọt tinh
dầu bưởi vào một chai xịt, có chứa 1 thìa canh bột nổi, 1 chén dấm trắng và 1 chén
nước, sau đó xịt dung dịch trên lên bề mặt của thực phẩm và để trong 5 phút.
2.4. Một số ứng dụng khác của tinh dầu bưởi
− Giúp thư giãn, làm giảm căng thẳng, giúp trấn tĩnh, lấy lại tinh thần. Hương thơm
của tinh dầu bưởi còn có tác dụng giải rượu giúp tỉnh táo, minh mẫn. Khi tắm cho
vài giọt tinh dầu bưởi giúp máu huyết lưu thông. Là một chất khử mùi rất hiệu quả
nên tinh dầu bưởi thường được dùng để xông hơi phòng, giúp mang lại tinh thần
sảng khoái, thư giãn cho người sử dụng.
− Có tác dụng giải cảm rất tốt, đặc biệt khi kết hợp với hỗn hợp tinh dầu chanh,
hương nhu, khuynh diệp, sả, dùng để tắm hoặc xông.
− Khử mùi ô tô: Đổ nước lọc bình thường vào máy khuếch tán theo mức thấp nhất
hoặc cao nhất, cho từ 1-3 giọt tinh dầu vào, sau đó bật máy khuếch tán lên.
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 15
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
− Có thể hòa từ 1-3 giọt tinh dầu bưởi vào 2 lít nước ấm để ngâm chân trước khi đi
ngủ, giúp giảm đau nhức bàn chân, tăng tuần hoàn máu.
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 16
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT TINH DẦU BƯỞI
3.1. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
3.1.1. Sơ đồ công nghệ
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 17
Na
2
SO
4
khan
Vỏ bưởi
Xử lý
Xay
Ngâm
Chưng cất lôi cuốn hơi nước
Ngưng tụ
Phân ly
Tinh dầu thô
Làm khan
Lắng, gạn
Bảo quản
Tinh dầu
NaCl
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
3.1.2. Thuyết minh
Vỏ bưởi được rửa sạch, cắt nhỏ sơ bộ, sau đó cho vào máy xay, thêm nước. Xay
nhỏ. Thêm NaCl vào nguyên liệu đã xay nhỏ với nồng độ thích hợp rồi chuyển vào
thùng chứa nguyên liệu của thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi nước, đậy kín, để yên.
Tiến hành chưng cất hỗn hợp nguyên liệu đã xử lý. Hỗn hợp hơi nước và tinh dầu
thoát ra được đi vào ống sinh hàn của thiết bị chưng cất, rồi chảy xuống bộ phận
ngưng tụ. Để yên cho hỗn hợp thu được tách hoàn toàn thành 2 pha. Lớp tinh dầu ở
trên chảy xuống bình hứng để thu tinh dầu thô. Nước bên dưới qua bộ phận hoàn lưu
trở lại phần chưng cất.
Thêm Na
2
SO
4
khan vào bình chứa tinh dầu thô, vừa thêm vừa khuấy đều cho đến
khi thấy các tinh thể Na
2
SO
4
bắt đầu rời ra. Để lắng hỗn hợp trên. Cho phần tinh dầu
đã làm khan bên trên chảy vào bình chứa sản phẩm.
Sản phẩm tinh dầu được cho vào các bình chứa hay lọ sẫm màu, đậy kín, bảo
quản trong tối.
3.1.3 Thiết bị
3.1.3.1 Trong phòng thí nghiệm
Hình 3.1 Thiết bị chưng cất tinh dầu trong phòng thí nghiệm
Trong đó:
1. Bình chưng cất lôi cuốn hơi nước
2. Bình chứa nguyên liệu chưng cất
3. Lớp tinh dầu
4. Lớp nước
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
Hơi nước nóng từ bình (1) qua bình (2), làm nóng dung dịch trong bình. Hơi tinh
dầu được hơi nước lôi cuốn theo, qua ống sinh hàn, ngưng tụ tạo thành 2 pha
lỏng tách lớp riêng biệt: lớp tinh dầu (3) nằm phía trên, lớp nước (4) nằm phía
dưới.
3.1.3.2 Trong công nghiệp:
Thiết bị chưng cất bằng hơi nướ c
Hình 3.2 Thiết bị chưng cất bằng nước
Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị. Khi đun sôi, hơi nước bay ra sẽ
cuốn theo tinh dầu, ngưng tụ hơi bay ra sẽ thu được hỗn hợp gồm nước và tinh dầu,
hai thành phần này không tan vào nhau nên dễ dàng tách ra khỏi nhau.
Phương pháp này đơn giản, thiết bị rẻ tiền và dễ chế tạo, phù hợp với những cơ
sở sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ít. Tuy nhiên, phương pháp này còn một vài nhược điểm
như hiệu suất thấp, chất lượng tinh dầu không cao do nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp với
thiết bị nên dễ bị cháy khét, khó điều chỉnh các thông số kỹ thuật như tốc độ và nhiệt
độ chưng cất.
Thiết bị chưng cất bằng hơi nước không có nồi hơi riêng
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 19
Nước lạnh
vào
Nắp có thể tháo
Nồi đứng yên
Nguyên liệu và
nước
Thiết bị ngưng tụ
Tinh dầu
Nước ngưng tụ
Nước nóng ra
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
Hình 3.3 Thiết bị chưng cất bằng hơi nước không có nồi hơi riêng
Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị nhưng cách nhau bởi một vỉ nồi.
Khi đun sôi, hơi nước bốc lên, qua khối nguyên liệu kéo theo tinh dầu và đi ra thiết bị
ngưng tụ. Để nguyên liệu khỏi rơi vào phần có nước ta có thể lót trên vỉ 1 hay nhiều
lớp bao tải tùy theo từng loại nguyên liệu. Phương pháp nay phù hợp với những cơ sở
sản xuất có qui mô trung bình.
So với phương pháp trên, phương pháp này có ưu điểm hơn, nguyên liệu ít bị
cháy khét vì không tiếp xúc trực tiếp với đáy thiết bị, các nhược điểm khác vẫn chưa
khắc phục được.
Thiết bị chưng cất có nồi hơi riêng
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 20
Nước lạnh
vào
Nắp có thể tháo
Nồi đứng yên
Nguyên liệu
Vỉ nồi
Thiết bị ngưng tụ
Tinh dầu
Nước ngưng tụ
Nước nóng ra
Nước
Lửa
Hơi nước
Nước và tinh
dầu bay hơi
Nước lạnh vào
Nước nóng ra ra
Tinh dầu
Nước ngưng
Nước
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
Hình 3.4 Sơ đồ chưng cất có nồi hơi riêng
Phương pháp này phù hợp với những cơ sở sản xuất lớn, hơi nước được tạo ra từ
một nồi hơi riêng và được dẫn vào các thiết bị chưng cất.
Phương pháp này cùng một lúc có thể phục vụ được cho nhiều thiết bị chưng cất,
điều kiện làm việc của công nhân nhẹ nhàng hơn, dễ cơ khí hóa và tự động hóa các
công đoạn sản xuất, khống chế tốt hơn các thông số công nghệ, rút ngắn được thời
gian sản xuất. Ngoài ra, phương pháp này đã khắc phục được tình trạng nguyên liệu bị
khê, khét và nếu theo yêu cầu của công nghệ thì có thể dùng hơi quá nhiệt, hơi có áp
suất cao để chưng cất. Tuy nhiên, thiết bị sử dụng trong phương pháp này khá phức tạp
và đắt tiền.
3.2 Trích ly tinh dầu
3.2.1 Sơ đồ công nghệ
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 21
Vỏ bưởi
Xử lý
Trích ly
Mitxen
Lắng, lọc
Tách dung môi
Cancrêt
Tách sáp bằng etanol
Làm lạnh
Bả
Etanol
Bả thải
Dung môi
Tinh chế
Dung môi
Tách dung môi
Dung môi
Lọc
Sáp
Tách etanol
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
3.2.2 Thuyết minh
Nguyên liệu dùng cho trích ly phải ráo nước. Sau khi cho dung môi và nguyên
liệu vào thiết bị trích ly, đem lọc, ta sẽ được mitxen (mitxen là hỗn hợp gồm tinh dầu
và dung môi). Đem lắng và lọc mitxen để tách các tạp chất như các mảnh nguyên liệu.
Trong trường hợp mitxen có nước, cần phải tách nước. Sau đó, dùng hơi để cất thu hồi
lại dung môi. Dung môi từ bả trích ly và dung môi ở thiết bị cất thu hồi được đem đi
tinh chế để sử dụng trở lại. Mitxen đã tách dung môi xong gọi là cancrêt, cancrêt là
một hỗn hợp gồm tinh dầu, sáp, nhựa thơm và một số tạp chất khác (axit hữu cơ) ở
dạng sệt. Để tách sáp và tạp chất, người ta hòa tan cancrêt bằng etanol, sau đó đem làm
lạnh ở -15
o
C, sáp và tạp chất sẽ đông đặc lại, sau đó ta lọc để tách. Lúc này hỗn hợp
chỉ còn lại etanol và tinh dầu, dùng phương pháp cất để tách etanol, ta thu được tinh
dầu tuyệt đối, etanol được đem đi tinh chế để dùng lại. Sáp là chất định hương có giá
trị trong tinh dầu, nhưng khi có sáp trong tinh dầu, tinh dầu thường bị đục. Do đó phải
tiến hành tách sáp trong tinh dầu.
3.2.3. Dung môi
Yêu cầu của dung môi:
− Nhiệt độ sôi thấp để dễ dàng tách tinh dầu ra khỏi dung môi bằng phương pháp
chưng cất, nhưng không được thấp quá vì sẽ gây tổn thất dung môi, dễ gây cháy
và khó thu hồi dung môi (khó ngưng tụ).
− Dung môi không tác dụng hóa học với tinh dầu.
− Độ nhớt của dung môi bé để rút ngắn thời gian trích ly (độ nhớt nhỏ khuếch tán
nhanh).
− Dung môi hòa tan tinh dầu lớn nhưng hòa tan tạp chất bé.
− Dung môi không ăn mòn thiết bị, không gây mùi lạ cho tinh dầu và đặc biệt
không gây độc hại.
− Dung môi phải rẽ tiền và dễ mua.
Có thể sử dụng dung môi dễ bay hơi như etanol, dầu hỏa, acetol, hay các dung môi
khó bay hơi như mỡ động vật, vaselin, Gần đây, người ta còn sử dụng khí đốt ở dạng
lỏng hoặc CO
2
lỏng để trích ly tinh dầu.
3.2.4 Thiết bị
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 22
Tinh dầu thành phẩm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
Hình 3.5. Thiết bị trích ly tinh dầu
Trong đó:
1. Thiết bị chứa hình trụ
2. Vỉ để ngăn cách nguyên liệu
3. Cửa cho nguyên liệu vào
4. Cửa tháo bả
5. Bơm ly tâm
6. Lưới lọc có phủ lớp vải màu
7. Vòi hồi lưu dung dịch
Nguyên liệu được đưa vào cửa (3), đóng kín cửa lại và mở van cho dung môi
(etanol) vào ngâm trong 2 giờ. Hết thời gian ngâm, dùng bơm để bơm dịch chiết vào,
cho chảy tuần hoàn nhằm khuấy trộn dung dịch và vỏ. Để bơm không bị tắc nghẽn do
vỏ quả bám vào, ngoài lớp vỏ (2), người ta còn làm thêm 1 lưới lọc chắn ở đáy thiết bị.
Hết thời gian ngâm chiết quy định, dung dịch ngâm chiết được tháo ra, đem lắng lọc.
Ngoài ra, còn có thiết bị trích ly kiểu thùng quay có sơ đồ cấu tạo như sau:
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 23
4
3
1
2
6
5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
Hình 3.6. Thiết bị trích ly tinh dầu kiểu thùng quay
Trong đó:
1. Cửa nhập liệu
2. Ống dẫn dung môi vào
3. Hơi nước trực tiếp vào
4. Giỏ chứa nguyên liệu
5. Cửa tháo bả
6. Ống tháo mitxen
Nguyên liệu được cho vào các giỏ chứa (4) lắp trên một khung quay ở bên trong
thiết bị. Dung môi qua ống (2) nằm cố định ở phần dưới của thiết bị, nhờ khung quay
nên các giỏ chứa nguyên liệu được nhúng liên tục vào dung môi, khi nguyên liệu đã
hết tinh dầu, mitxen được tháo ra ở cửa (6), sau đó cho hơi nước vào vỏ nhiệt của thiết
bị theo ống (3) để tách dung môi từ bả trích ly.
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 24
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Khoa Công nghệ hóa học
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN
Phương pháp trích ly có ưu điểm là hiệu suất thu hồi sản phẩm cao và giữ được
mùi thơm tự nhiên của bưởi. Tuy nhiên, yêu cầu về thiết bị lại cao, thất thoát dung
môi, quy trình phức tạp, khiến cho phương pháp này không trở nên tối ưu.
Phương pháp chưng cất lôi kéo hơi nước lại khắc phục được các khuyết điểm đó:
thiết bị gọn, dễ chế tạo; quy trình tương đối đơn giản; các dung môi và hóa chất sử
dụng rẻ và thân thiện; thời gian chưng cất tương đối nhanh.
Trong tương lai, nếu có điều kiện, sẽ tiếp tục tiến hành nghiên cứu chiết xuất tinh
dầu bưởi bằng các phương pháp hiện đại hơn như chiết bằng vi sóng, chiết bằng CO
2
siêu tới hạn,
GVHD: TS. Phan Thị Thanh Diệu 25