Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Sử dụng trâu đực khối lượng lớn cải tạo trâu địa phương tại thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.11 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




HOÀNG VĂN PHÚC



SỬ DỤNG TRÂU ðỰC KHỐI LƯỢNG LỚN
CẢI TẠO TRÂU ðỊA PHƯƠNG TẠI THANH HÓA


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : CHĂN NUÔI
Mã số : 60.62.01.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Thị Thơm





HÀ NỘI – 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội
dung nghiên cứu, số liệu tính, kết quả ñược thể hiện trong luận văn là trung
thực và chưa từng ñược công bố cho việc bảo vệ một học vị nào trong và
ngoài nước.
Tôi xin cam ñoan những tài liệu trích dẫn trong luận văn ñều ñược thể
hiện rõ ñịa chỉ, nguồn gốc và tên tác quyền.

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 12 năm 2012
Tác giả luận văn


Hoàng Văn Phúc







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii
LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành bản luận văn này, tôi xin chân thành cám ơn cô giáo
hướng dẫn PGS.TS. Mai Thị Thơm ñã dày công giúp ñỡ tôi về trí tuệ, thời
gian cũng như công sức ñể tôi hoàn thành bản luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn ñến Ban Giám hiệu Trường ðại học Nông

nghiệp Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Bộ môn
Chăn nuôi chuyên khoa ñã tạo ñiều kiện tốt nhất ñể tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin cám ơn tới các nhà khoa học Viện Chăn nuôi ñã giúp ñỡ tôi
trong quá trình thực hiện ñề tài và ñã có những nhận xét giúp tôi sửa chữa và
bổ sung kịp thời các thiếu sót trong quá trình xây dựng luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành ñến Trung tâm nghiên cứu ứng dụng
khoa học kỹ thuật Thanh Hóa ñã ñộng viên, giúp ñỡ tạo ñiều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin dành tình cảm và lời cảm ơn ñến gia ñình, vợ và con
tôi ñã cổ vũ, ñộng viên, chia sẻ những khó khăn và tạo mọi ñiều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề tài và xây dựng luận văn.

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 12 năm 2012
Tác giả luận văn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC


Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng biểu vi
Danh mục các biểu ñồ vii
Các danh mục viết tắt viii
PHẦN I MỞ ðẦU 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI 1

1.2 MỤC ðÍCH NGHIÊN CỨU 2
1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 2
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 SƠ LƯỢC VỀ SỰ THUẦN HÓA CỦA TRÂU NHÀ 3
2.1.1 Nguồn gốc của trâu nhà 3
2.1.2 Sự thuần hoá trâu nhà 3
2.2 CƠ SỞ DI TRUYỀN CỦA CÁC TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG 4
2 3 ðẶC ðIỂM SINH TRƯỞNG CỦA TRÂU 6
2.3.1 Sinh trưởng theo giai ñoạn 6
2.3.2 Sinh trưởng, phát triển không ñều 8
2.3.3 Sinh trưởng theo chu kỳ 8
2.3.4 Hiện tượng sinh trưởng bù 9
2.3.5 Tốc ñộ sinh trưởng và ñộ thành thục 9
2.3.6 Các yếu tố ảnh hưởng ñến sinh trưởng của trâu 10
2.3.7 Ảnh hưởng của tầm vóc bố mẹ ñến tầm vóc ñời con 14
2.3 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU VIỆT NAM 16
2.3.1 Số lượng và sự phân bố ñàn trâu nước ta 16
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

2.3.2 Phương thức chăn nuôi trâu 17
2.3.3 Tình hình thị trường và nhu cầu tiêu thụ thịt trâu 18
2.3.4 Công tác giống trâu 19
2.4 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU THANH HÓA 19
2.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 21
2.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 21
2.5.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 23
PHẦN III VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 ðối tượng nghiên cứu 26

3.2 ðịa ñiểm và thời gian tiến hành ñề tài 26
3.3 Nội dung nghiên cứu 26
3.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu 26
3.4.1 ðánh giá hiện trạng và chất lượng ñàn trâu ñịa phương 26
3.4.2 Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ ñến khối lượng và khả
năng sinh trưởng của ñàn nghé sau cải tạo 26
3.5 Phương pháp nghiên cứu 27
3.5.1 ðánh giá hiện trạng chăn nuôi trâu ñịa phương 27
3.5.2 Tuyển chọn ñàn trâu cái 28
3.5.3 Tuyển chọn trâu ñực giống 28
3.5.4 Bố trí thí nghiệm 29
3.5.5 Quản lý trâu thí nghiệm 29
3.5.6 Theo dõi khả năng sinh trưởng phát triển của ñàn nghé sinh ra 29
3.5.7 Tương quan giữa khối lượng bố, mẹ với khối lượng sơ sinh của
nghé và giữa khối lượng sơ sinh với khối lượng của nghé các giai
ñoạn sau 29
3.6 Xử lý số liệu 30
PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

4.1 HIỆN TRẠNG VÀ CHẤT LƯỢNG ðÀN TRÂU ðỊA
PHƯƠNG 31
4.1.1 Cơ cấu ñàn trâu ñiều tra 31
4.1.2 Quy mô ñàn trong nông hộ 32
4.1.3 Tập quán chăn nuôi 32
4.1.4 Tình hình sử dụng nguồn thức ở ñịa phương 33
4.1.5 Chất lượng ñàn trâu của ñịa phương 34
4.2 SINH TRƯỞNG CỦA ðÀN NGHÉ THÍ NGHIỆM ðƯỢC

SINH RA 43
4.2.1 Khối lượng trâu ñực bố và trâu cái mẹ sử dụng trong thí nghiệm 43
4.2.2 Khối lượng cơ thể ñàn nghé sinh ra 44
4.2.3 Kích thước một số chiều ño cơ thể nghé 51
4.2.4 Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ ñến khối lượng con sinh ra 57
4.1.5 Phương trình hồi quy giữa khối lượng nghé và khối lượng bố, mẹ 58
4.1.6 Phương trình hồi quy giữa khối lượng nghé sơ sinh và khối lượng
nghé ở các giai ñoạn sinh trưởng sau 60
PHẦN V KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT Tên bảng biểu Trang
Bảng 1. Số lượng trâu qua các năm và phân bố theo các vùng sinh thái 17
Bảng 2. Số lượng trâu tỉnh Thanh Hóa và huyện Như Xuân mấy năm qua 20
Bảng 3. Cơ cấu ñàn trâu ñiều tra 31
Bảng 4. Quy mô chăn nuôi trâu ở các hộ ñiều tra 32
Bảng 5. Tỷ lệ sử dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi 33
Bảng 6. Khối lượng cơ thể ñàn trâu ñịa phương qua các mốc tuổi (kg) 35
Bảng 6. Tăng khối lượng của ñàn trâu ñiều tra (g/con/ngày) 36
Bảng 7. Kích thước các chiều ño của trâu qua các tháng tuổi(cm) 39
Bảng 8. Tuổi ñẻ lứa ñầu và khoảng cách hai lứa ñẻ của ñàn trâu 40
Bảng 9. Tỷ lệ ñẻ của ñàn trâu qua các tháng trong năm 41
Bảng 10. Khối lượng trâu ñực bố và trâu cái mẹ (kg) 43
Bảng 11. Khối lượng cơ thể nghé qua các mốc tuổi (kg) 44

Bảng 12. Sự khác biệt về khối lượng cơ thể nghé thí nghiệm và ñối chứng 47
Bảng 13. Tăng khối lượng của nghé qua các mốc tuổi (g/con/ngày) 48
Bảng 14. Kích thước chiều ño cao vây của nghé (cm) 52
Bảng 15. Kích thước chiều ño vòng ngực của nghé (cm) 54
Bảng 16. Kích thước chiều ño dài thân chéo của nghé (cm) 55
Bảng 17. Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ ñến khối lượng con
sinh ra 57
Bảng 18. Phương trình hồi quy về khối lượng nghé con và khối lượng
trâu bố 59
Bảng 19. Phương trình hồi quy về khối lượng nghé con và khối lượng
trâu mẹ 60
Bảng 20. Phương trình hồi quy về khối lượng nghé sơ sinh và khối lượng
nghé các giai ñoạn sinh trưởng sau 61
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ


STT Tên biểu ñồ Trang
Biểu ñồ 1. Khối lượng cơ thể ñàn trâu ñịa phương qua các mốc tuổi (kg) 36
Biểu ñồ 2. Tăng khối lượng của ñàn trâu ñiều tra (g/con/ngày) 39
ðồ thị 1. Tỷ lệ ñẻ của ñàn trâu qua các tháng trong năm 42
Biểu ñồ 3. Khối lượng cơ thể nghé qua các mốc tuổi (kg) 45
Biểu ñồ 4. Tăng khối lượng của nghé qua các mốc tuổi (g/con/ngày) 49
Biểu ñồ 5. Kích thước chiều ño cao vây của nghé (cm) 53
Biểu ñồ 6. Kích thước chiều ño vòng ngực của nghé (cm) 55
Biểu ñồ 7. Kích thước chiều ño vòng ngực của nghé (cm) 56
















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii
CÁC DANH MỤC VIẾT TẮT
Vòng ngực : VN
Dài thân chéo : DTC
Cao vây : CV
Khối lượng : KL
Khoảng cách lứa ñẻ : KCLð
Cộng sự : Cs
Kilogam : kg
Gam : g
Thí nghiệm : TN





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

PHẦN I. MỞ ðẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Việt Nam là nước nông nghiệp mà cây trồng chính là cây lúa. ðiều kiện
sinh thái của một nước nhiệt ñới nóng ẩm cùng với nền văn minh trồng lúa
nước truyền thống và tập quán chăn nuôi lâu ñời của dân ta ñã tạo nên quần
thể trâu rất lớn so với nhiều nước trên thế giới. Trâu là gia súc có tiềm năng
sản xuất ña dạng ñóng góp nhiều cho sự phát triển bền vửng trong sản xuất
nông nghiệp, là nguồn cung cấp sức kéo chính (cày bừa và vận chuyển ở nông
thôn), cung cấp lượng lớn phân hữu cơ cho trồng trọt và ñóng góp một phần
không nhỏ thịt cho nhu cầu của con người. Ngoài ra sản phẩm phụ như da,
sừng, lông trâu còn ñược sử dụng ñể chế biến một số ñồ dùng gia dụng và
hàng mỹ nghệ Thịt trâu ngày càng ñược ñánh giá cao trên thị trường và
ñược nhiều người ưa chuộng, kể cả ở một số nước châu Âu và châu Mỹ vì
nhiều nạc, ít mỡ, ít cholesterol. Do vậy, phát triển chăn nuôi trâu ở nước ta
trong những năm tới là rất cần thiết.

Nước ta hiện nay có khoảng 2,9 triệu con trâu, số lượng này tương ñối
ổn ñịnh qua nhiều năm. Trâu Việt nam thuộc trâu ñầm lầy, có khả năng chịu
ñựng kham khổ và chống ñỡ bệnh tật cao, nhưng tầm vóc bé, khả năng sinh
trưởng chậm, khả năng cho thịt và sữa thấp .v.v.
Những năm qua công tác giống trâu chưa ñược chú ý, chưa chọn lọc
thường xuyên. Trên thực tế ở nhiều vùng trâu ñực to bị bán ñi giết thịt, trâu
ñực nhỏ ñược giữ lại cầy kéo là chính và tầm vóc ñàn trâu có chiều hướng
giảm, mà nhiều người gọi là trâu ñang có hiện tượng bị “chọn lọc ngược”.

Theo số liệu thống kê ñiều tra tại huyện Chiêm Hóa, nơi có ñàn trâu tầm vóc
khá lớn ở nước ta cho thấy năm 1964 khối lượng trâu ñực là 457 kg, trâu cái
là 394 kg, ñến năm 1984, trâu ñực là 395 kg, cái là 344,6 kg, năm 1992, trâu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

ñực là 374 kg, cái là 346, 5 kg và tới năm 1996, trâu ñực là 351 kg, cái là
329,3 kg (Mai Văn Sánh, 1998).

Một trong những giải pháp quan trọng ñể nâng cao tầm vóc, chất lượng
ñàn trâu Việt Nam là cần phải tiến hành làm tốt việc chọn lọc ñàn trâu cái
hiện có, sử dụng trâu ñực tốt ngoại hình to làm giống ñể nhân thuần hoặc sử
dụng trâu ñực giống Murrah lai với trâu cái nội ñể tạo ưu thế lai nhằm phát
huy tiềm năng của giống.
Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi ñã tiến hành nghiên cứu ñề tài.
“Sử dụng trâu ñực khối lượng lớn cải tạo trâu ñịa phương tại tỉnh Thanh Hóa”
1.2. MỤC ðÍCH NGHIÊN CỨU
- Nắm ñược hiện trạng ñàn trâu ñịa phương
- Xác ñịnh ảnh hưởng của trâu ñực khối lượng lớn và trâu cái ñược
tuyển chọn ñến khối lượng và khả năng sinh trưởng của ñàn con sinh ra.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Chứng minh ñược tương quan giữa khối lượng trâu bố, trâu mẹ với
khối lượng của ñàn trâu con sinh ra là thuận và chặt chẽ.
- Khuyến cáo cho sản xuất là sử dụng trâu ñực giống khối lượng lớn
làm giống phối với ñàn trâu cái ñược tuyển chọn ñể cải tạo ñược tầm vóc và
khả năng sản xuất của ñàn trâu ñịa phương.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. SƠ LƯỢC VỀ SỰ THUẦN HÓA CỦA TRÂU NHÀ
2.1.1. Nguồn gốc của trâu nhà
Trâu có vị trí trong hệ thống phân loại ñộng vật như sau:
Ngành: ðộng vật có xương sống (Vertebrata)
Lớp: ðộng vật có vú (Mammalia)
Phụ lớp: ðơn tử cung (Monodelphia)
Bộ: Guốc chẵn (Actiodactyla)
Phụ bộ: Nhai lại (Ruminantia)
Họ: Sừng rỗng (Bovidae)
Phụ họ (tộc): Trâu bò (Bovinac hay Bovini)
Phái (loài): Trâu (Bubalus)
Trâu ñược chia ra làm hai nhóm là: Nhóm trâu Châu Phi và nhóm trâu Châu Á .
+ Nhóm trâu Châu Phi: (Syncevrina) gồm trâu vùng Cap, trâu Công Gô và có thể
có một loài trung gian.
+ Nhóm trâu Châu Á (Bubalina) hiện ñang tồn tại là trâu rừng và thế hệ con, cháu
của nó ñã ñược thuần hoá.
2.1.2. Sự thuần hoá trâu nhà
Nhiều tác giả ñã xác ñịnh là trâu nhà ñược thuần hoá cách ñây rất lâu. Kenle, 1910
(Trích dẫn theo Nguyễn ðức Thạc, 1983) cho rằng: trâu nhà ñược thuần hoá cách ñây 5000
–5500 năm. Theo Nagarcenka, (1975) cho rằng: Trâu nhà ñược thuần hoá cách ñây 2750 –
3250 năm trước công nguyên. Còn Agabayli (1977) ñã ghi nhận: trâu nhà ñược thuần hoá
cách ñây 3000 năm.
Ở Việt Nam, có ý kiến cho rằng trâu ñược thuần dưỡng dưới thời kỳ Hùng Vương.
Vào giai ñoạn sớm của văn hoá Phùng Nguyên – mốc tiêu biểu cho văn hoá thời các vua
Hùng, trong di chỉ Phú Lộc (Hậu Lộc –Thanh Hoá) ñã xác ñịnh có xương trâu nhà và
muộn hơn ở di chỉ ðồng ðậu (Yên Lạc, Phú Thọ) có niên ñại 3330 năm ± 100 năm, người
ta cũng tìm thấy một số tượng trâu bằng ñất. Nguyễn ðức Thạc, (1983) cũng cho rằng: Ở

Việt Nam trâu rừng ñã ñược thuần hoá thành trâu nhà hiện nay bắt ñầu chậm nhất là thời
ñồ ñá mới (cách ñây 4-5 nghìn năm). Trâu nhà ngày nay trải qua nhiều thế kỷ ñã ñược
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

thuần dưỡng từ tổ tiên hoang dại ñó là trâu rừng Arnee. Qua quá trình thuần hoá, trâu
hoang dại ñã dần dần tiến hoá, biến ñổi do ảnh hưởng của các ñiều kiện chăm sóc, nuôi
dưỡng cũng như ảnh hưởng của việc chọn giống của con người. Trâu rừng Arnee là trâu
hoang có tầm vóc rất lớn và chỉ có loại trâu này thuần dưỡng ñược ñặt tên là: Bubalus
Arnee (Vũ Ngọc Tý, Lê Viết Ly, 1984).
Trâu ñược thuần hoá có hai loại hình là trâu sông (River buffalo) và trâu ñầm lầy
(Swamp buffalo). Chúng ñều là trâu nước (Water buffalo) tên la tinh là Bubalus bubalis,
ñược thuần hoá từ trâu rừng Bubalus Arnee, thuộc nhóm trâu Châu Á (Bubalina)
(Coskrill, 1974).
Cockrill (1974) cho rằng trâu ñược ñặt tên trâu là trâu sông (River Buffalo) và trâu
ñầm lầy (Swamp Buffalo) là theo sở thích tự nhiên của chúng, Loại trâu vùng ðông Nam
Á thích ñầm ở bùn lầy, còn trâu ở vùng Ấn ðộ và vùng Viễn ðông thì thích nước sông
sạch sẽ hơn. Hai loại hình trâu nước ñều có chung một nguồn gốc, cùng tộc, nhưng ñến
phụ tộc mới tách ra do sự khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể (trâu sông có số lượng
nhiễm sắc thể là 50; trâu ñầm lầy có số lượng nhiễm sắc thể là 48).
Hai loại hình trâu nước có chung một nguồn gốc, cùng tộc, ñến phụ tộc mới tách ra
do khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể. Trâu ñầm lầy là loại trâu gần với trâu hoang hơn
trâu sông về hình dáng, chúng ñược nuôi nhiều ở vùng ðông Nam Á, những nơi có nghề
trồng lúa nước, chủ yếu cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt, tầm vóc nhỏ bé, khả
năng cho thịt, sữa thấp. Mặc dù ñược thuần hoá ñã lâu nhưng trâu ñầm lầy ít ñược chọn
lọc, cải tạo nên vẫn giữ hình dáng gần với nguyên thuỷ và vẫn chỉ có một giống duy nhất.
Ngược lại với trâu ñầm lầy, trâu sông ñã ñược chọn lọc, cải tạo thời gian dài, qua nhiều thế
hệ. Do quá trình chọn lọc, trâu sông ñã hình thành nhiều giống cải tiến riêng biệt với các
loại hình khác nhau và có khả năng sản xuất sữa, thịt cao hơn trâu ñầm lầy.

Về mặt di truyền, hai loại hình trâu nước có số lượng nhiễm sắc thể khác nhau. Theo
Fisher và Ulbrich (1968) trâu sông có 50 nhiễm sắc thể trong khi trâu ñầm lầy chỉ có 48 nhiễm
sắc thể, khi lai giữa trâu sông và trâu ñầm lầy ñã tạo ra con lai có 49 nhiễm sắc thể. Việc dùng
trâu sông ñể cải tạo trâu ñầm lầy ñã ñược tiến hành ở nhiều nước trên thế giới, trâu lai F1 ñã
thể hiện rõ ưu thế lai và tầm vóc, khả năng cho thịt, sữa tốt hơn hẳn so với trâu ñầm lầy. Nhiều
nghiên cứu cũng ñã khẳng ñịnh trâu lai F1 có khả năng sinh sản bình thường.
2.2. CƠ SỞ DI TRUYỀN CỦA CÁC TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG
Khả năng sản xuất của gia súc là các tính trạng số lượng có giá trị kinh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

tế, liên quan ñến năng xuất. Giá trị ño lường của các tính trạng này gọi là giá
trị kiểu hình ( Phenotype). Giá trị kiểu hình của một tính trạng ñược quy ñịnh
bởi 2 yếu tố: Kiểu gen (Genotype) và môi trường (Environment). Kiểu gen là
tập hợp tất cả các gen quyết ñịnh tính trạng nào ñó, còn môi trường là tất cả
các yếu tố không di truyền ảnh hưởng tới giá trị kiểu hình. Có thể biểu diễn
giá trị kiểu hình bằng công thức:
P = G + E
Trong ñó: P là giá trị kiểu hình
G là giá trị kiểu gen
E là sai lệch của môi trường
Giá trị kiểu gen thường do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ tạo thành, các gen
ñó tạo nên giá trị cộng gộp. Ngoài ra, sự tác ñộng qua lại giữa các cặp alen ở
trong cùng một locut, ñặc biệt các cặp alen dị hợp tử, gây nên sai lệch trội và sự
tác ñộng giữa các gen thuộc các locut khác nhau gây lên sai lệch át gen. Theo
phương thức hoạt ñộng ñó, có thể biểu diễn giá trị kiểu gen bằng công thức:
G = A + D + I
Trong ñó: G là giá trị kiểu gen
A là giá trị cộng gộp

D là sai lệch trội
I là sai lệch át gen
Trong công tác giống giá trị cộng gộp là quan trọng nhất, ñó là cơ sở di
truyền cho việc chọn lọc. Còn sai lệch trội và sai lệch át gen không cố ñịnh,
không di truyền ñược nhưng lại là cơ sở của việc lai tạo ñể tạo ưu thế lai.
Sai lệch môi trường là sai lệch do các nhân tố môi trường tác ñộng lên
con vật. Sai lệch môi trường chung là các sai lệch do các nhân tố môi trường
tác ñộng lên toàn bộ các cá thể trong một nhóm vật nuôi hoặc tác ñộng nên cả
ñời con vật, lên toàn thân con vật. Các nhân tố này có tính chất thường xuyên
và không cục bộ. Sai lệch môi trường riêng là các sai lệch do các nhân tố môi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

trường tác ñộng riêng rẽ lên từng cá thể trong một nhóm vật nuôi hoặc tác ñộng
lên một giai ñoạn nào ñó trong ñời của con vật hoặc tác ñộng lên một phần nào
ñó trong cơ thể con vật. Nhân tố này không thường xuyên và cục bộ.
Trong quá trình sống cơ thể gia súc luôn gắn bó với môi trường và chịu
tác ñộng rất lớn bởi ñiều kiện ngoại cảnh. Mỗi tính trạng hình thành ñều có
tác ñộng của cả di truyền và ngoại cảnh. Các tính năng sản xuất của gia súc
chịu ảnh hưởng lớn bởi ñiều kiện ngoại cảnh. Các tính trạng này có hệ số di
truyền thấp và trong chăn nuôi người ta tác ñộng bằng các yếu tố kỹ thuật ñể
nâng cao năng suất vật nuôi (Nguyễn Văn Thiện, 1995).
2 3. ðẶC ðIỂM SINH TRƯỞNG CỦA TRÂU
2.3.1. Sinh trưởng theo giai ñoạn
Sinh trưởng là sự tăng kích thước, khối lượng của tế bào, mô, hay bộ
phận cơ quan trong cơ thể. Sinh trưởng của gia súc ñược ñặc trưng bởi tốc ñộ
sinh trưởng, ñộ dài sinh trưởng và ñược ñánh giá bằng khối lượng và kích
thước các chiều ño cơ thể. Sinh trưởng là tính trạng số lượng chịu tác ñộng
của hai yếu tố di truyền, ngoại cảnh và mối quan hệ phức tạp của chúng. Hệ

số di truyền của tính trạng này là: h
2
= 0,3 - 0,6.
Sinh trưởng của gia súc nhìn chung có thể chia làm hai giai ñoạn
chính: giai ñoạn bào thai (trong cơ thể mẹ) và giai ñoạn ngoài thai (ngoài cơ
thể mẹ). Giai ñoạn ngoài thai lại có thể chia làm hai thời kỳ: thời kỳ bú sữa và
thời kỳ sau cai sữa.
- Giai ñoạn phát triển trong cơ thể mẹ:
Giai ñoạn này ñược tính từ khi trứng ñược thụ tinh ñến khi con con
ñược sinh ra ngoài. Nó bao gồm các giai ñoạn:
+ Thời kì phôi: từ khi trứng ñược thụ tinh thành hợp tử bám chắc vào
niêm mạc tử cung, hợp tử phân chia nhanh, chất dinh dưỡng ñược cung cấp
cho phôi chủ yếu là noãn hoàng của trứng và chất dịch tử cung
+ Thời kì tiền thai: ñược bắt ñầu từ khi hợp tử bám chắc vào niêm mạc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

tử cung cho tới khi xuất hiện các nét ñặc trưng về giải phẫu, sinh lý, trao ñổi
chất của các lá phôi, trong thời kì này sự phát dục rất mãnh liệt, các chất dinh
dưỡng ñược lấy trực tiếp từ cơ thể mẹ thông qua tuần hoàn máu.
+ Thời kỳ thai nhi: là thời kì cuối của giai ñoạn trong cơ thể mẹ, ở thời
kì này thể trọng, kích thước của thai tăng rất nhanh, 3/4 khối lượng của thai
hình thành trong thời kì này.
- Giai ñoạn phát triển ngoài cơ thể mẹ:
ðược tính từ khi gia súc non ñược sinh ra ngoài cơ thể mẹ. Giai ñoạn
này gồm các thời kỳ
+ Thời kỳ bú sữa: ðược tính từ khi con vật ñược sinh ra ñến khi cai
sữa. Trong thời kỳ này con vật ñược nuôi chủ yếu bằng sữa mẹ, trong sữa ñầu
có nhiều kháng thể làm tăng cường sức ñề kháng của con vật. Sau ñó lượng

sữa mẹ cung cấp không ñủ so với nhu cầu của con con cho nên ta phải cung
cấp thêm thức ăn bổ sung cho gia súc non ñể thoả mãn nhu cầu của cơ thể
+ Thời kỳ thành thục: trong giai ñoạn này gia súc có tốc ñộ sinh trưởng
nhanh. Tuy bộ phận sinh dục ñã hình thành từ thời kỳ bào thai nhưng lúc ñó
buồng trứng và dịch hoàn chưa hoạt ñộng, phải ñến thời kỳ này mới bắt ñầu
hoạt ñộng, lúc này có sự phân biệt về tính ñực, cái
+ Thời kỳ trưởng thành: thời kỳ này con vật ñã phát triển nhanh về
cơ thể, con vật có khả năng sinh sản, khả năng cho sữa, khả năng cày kéo
tốt nhất.
+ Thời kỳ già cỗi: Ở thời kỳ này con vật cho năng suất giảm dần rồi
mất hẳn. Thời kỳ này sớm hay muộn không phải do tuổi của con vật mà còn
phụ thuộc phần lớn vào ñiều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc.
Nhìn chung sinh trưởng theo giai ñoạn liên quan mật thiết với sự phát
triển của các bộ phận cơ thể. Giai ñoạn ñầu xương phát triển mạnh nhất, sau
ñó ñến thịt và mỡ, giai ñoạn tiếp theo thịt phát triển mạnh sau ñó ñến xương
và mỡ, còn giai ñoạn sau thì mỡ phát triển mạnh nhất sau ñến thịt và xương.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

Có thể nói sinh trưởng của gia súc chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền, mức
ñộ dinh dưỡng, quản lý chăm sóc, tính biệt, thời tiết và mùa vụ.
2.3.2. Sinh trưởng, phát triển không ñều
ðiểm nổi bật nhất trong sự phát triển của cơ thể gia súc là sự sinh
trưởng, phát dục không ñều. ðặc ñiểm ñó thường thể hiện ở sự thay ñổi rõ rệt
về tốc ñộ sinh trưởng và cường ñộ tăng trọng của cơ thể tuỳ theo tuổi.
Ví dụ: ở cơ quan tiêu hoá lúc sơ sinh các dạ trước rất nhỏ, chứng tỏ sự
phát triển chậm của chúng trong giai ñoạn bào thai, trái lại dạ múi khế có tốc
ñộ sinh trưởng tuyệt ñối cũng như tương ñối ñều cao trong giai ñoạn bào thai.
Sau khi sinh sự phát triển ngược lại hẳn, dạ trước tăng khoảng 100-200 lần,

trong khi ñó dạ múi khế chỉ tăng 4-8 lần.
Sự phát triển không ñồng ñều còn thể hiện ở thể vóc, trao ñổi chất…
- Thể vóc chủ yếu do hệ cơ và hệ xương tạo nên. Trong giai ñoạn bào
thai mô xương có cường ñộ phát triển mạnh nhất, còn sau khi sơ sinh tốc ñộ
phát triển của mô xương giảm xuống nhưng mô cơ lại tăng lên.
Ví dụ: Từ sơ sinh ñến 18 tháng tuổi thể trọng nghé tăng 16 lần, khối
lượng xương tăng 8,7 lần còn cơ tăng 18,6 lần.
- Trao ñổi chất: Cơ thể non có cường ñộ tổng hợp protein mạnh. Tuổi
càng tăng thì khả năng này giảm xuống cùng với sự thay ñổi cơ cấu của các loại
protein. Ở con vật non nucleoprotein chiếm tỷ trọng lớn, khi tuổi tăng lên cơ thể
tích luỹ nhiều các proteit có chức năng ñặc hiệu với khả năng tự ñổi mới thấp.
2.3.3. Sinh trưởng theo chu kỳ
Sự phát triển của cơ thể gia súc và của từng bộ phận trong cơ thể gia
súc qua các thời kỳ có những ñặc ñiểm khác nhau. Tính chất không ñồng ñều
của nhịp ñộ phát triển rất phù hợp sự hoạt ñộng hưng phấn và ức chế của hệ
thần kinh, với sự ñồng hoá và dị hoá có thời kỳ mạnh, có thời kì yếu của cơ
thể, và cũng từ tính chất không ñồng ñều của hệ thần kinh và quá trình trao
ñổi chất mà sự sinh trưởng của gia súc chịu ảnh hưởng cũng ñi theo nhịp ñộ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

lúc yếu, lúc mạnh. Biểu hiện rõ nhất là tốc ñộ tăng khối lượng cơ thể. Có
những thời kì ñối với gia súc mức tăng khối lượng hàng ngày cao nhưng sau
ñó lại thấp. Tăng khối lượng nhiều hay ít chính là do sự cân bằng của các quá
trình oxy hoá khử trong sự trao ñổi chất có ñều hay không. Chu kỳ ñộng dục
của con cái cũng tuân theo tính chu kỳ sau một thời gian nhất ñịnh chu kỳ
ñộng dục lại ñược lặp lại.
2.3.4. Hiện tượng sinh trưởng bù
Hiện tượng sinh trưởng bù xảy ra ở một giai ñoạn tuổi nào ñó, mà sự

phát triển của trâu bị kìm hãm do cung cấp thức ăn hạn chế. Sau ñó con vật
nhận ñược khẩu phần dinh dưỡng tốt hơn, cường ñộ sinh trưởng tăng cao. Cơ
thể không bị ức chế và ñạt khối lượng cùng lúc với những con trâu cùng tuổi,
ñó là hiện tượng sinh trưởng bù.
Mặc dù người ta mong muốn thúc ñẩy trâu lớn nhanh trong quá trình
nuôi dưỡng nhưng cũng không tránh khỏi tình trạng sinh trưởng bù. Người
nông dân thường nuôi “giữ xác” hoặc tạm thời chấp nhận nuôi trâu với cường
ñộ sinh trưởng thấp trong mùa khô, ñến mùa nhiều cỏ trâu lại tiếp tục phát
triển tốt lên.
2.3.5. Tốc ñộ sinh trưởng và ñộ thành thục
Trâu sinh trưởng mạnh vào thời kỳ ñầu sau khi sinh và ñạt tầm vóc
trưởng thành (tức là hết thời kỳ sinh trưởng) lúc 6-7 năm tuổi. Khối lượng cơ
thể khi trưởng thành trung bình là con ñực 350- 450 kg và con cái 300- 400
kg, tuy nhiên cá biệt có con ñực nặng trên 800 kg và con cái nặng trên 600 kg
(ðào Lan Nhi, 2002). Tốc ñộ sinh trưởng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cố
ñịnh như di truyền, giới tính, giai ñoạn sinh trưởng Cường ñộ sinh trưởng
phụ thuộc nhiều ở tuổi, khối lượng lúc trưởng thành và giới tính. Thông
thường, trâu ñực không thiến lớn nhanh hơn trâu ñực thiến và trâu cái. ðiều
này có quan hệ ñến hoóc môn sinh trưởng và hoóc môn kích thích sinh trưởng
testosteron. Testosteron có ở những con ñực cà, nhưng những con ñực thiến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10
thì không. Tốc ñộ sinh trưởng cũng bị ảnh hưởng bởi những nhân tố ngoại
cảnh khác như thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý, môi trường
Theo Agabayli (1977), tốc ñộ sinh trưởng của trâu ñược tính theo
công thức:
Y = A - D × 10
-kt


Trong ñó: Y là tốc ñộ sinh trưởng.
A là trị số tối ña của ñộ sinh trưởng.
D là tổng khối lượng từ sơ sinh ñến hết thời kỳ sinh trưởng.
k là hệ số sinh trưởng.
t là thời gian có những biến ñổi các tính trạng.
Với ñiều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, trâu 24-26 tháng tuổi có thể
ñạt 65-70 % khối lượng cơ thể của con trởng thành (Vũ Ngọc Tý và Lê Viết
Ly, 1984). Trâu cái có thể cho phối giống vào lúc ñạt khối lượng 300-350 kg,
còn trâu ñực ñưa vào truyền giống lúc 420- 450 kg. Một số tác giả khác cho
biết trâu Việt Nam có tuổi ñẻ lứa ñầu muộn dưới 4 năm tuổi là 10,8 %, trên 6
năm tuổi là 21,5 % (Lê Viết Ly và Cs, 1994), hoặc tuổi ñẻ lứa ñầu trung bình
là 49 tháng (Mai Văn Sánh, 1995), hoặc trâu ñẻ lứa ñầu tập trung vào 4-5 tuổi
(Nguyễn Trọng Tiến, 1996).
2.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng ñến sinh trưởng của trâu
Sinh trưởng là tính trạng ñặc trưng của tính trạng số lượng nên nó chịu
ảnh hưởng bởi tất cả các yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Sự ảnh hưởng của
các yếu tố di truyền và ngoại cảnh ñến khả năng sinh trưởng ñã ñược các nhà
khoa học nghiên cứu nhiều.
2.3.6.1. Ảnh hưởng của giống
Topanurak và Cs. (1991) nghiên cứu về yếu tố giống ảnh hưởng tới khả
năng sinh trưởng của trâu ñầm lầy và cho biết: khối lượng sơ sinh bị ảnh hưởng
bởi con bố, giới tính, lứa ñẻ và năm sinh; khối lượng cơ thể lúc cai sữa bị ảnh
hưởng bởi con bố, giới tính, lứa ñẻ, mùa cai sữa; khối lượng lúc 2 năm tuổi bị
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11
ảnh hưởng bởi bố, lứa ñẻ, mùa và năm; tăng khối lượng trung bình trước cai sữa
bị ảnh hưởng bởi lứa ñẻ, mùa và tăng khối lượng suốt thời kỳ theo dõi bị ảnh
hưởng bởi bố, lứa ñẻ, mùa và năm.
Tại Trạm giống gia súc Surin (Thái Lan), Intaramongkol và Cs. (1991)

nghiên cứu từ năm 1980 ñến năm 1988, cho biết khối lượng cai sữa (240 ngày
tuổi) của trâu ñầm lầy bị ảnh hưởng bởi khối lượng, tuổi của mẹ, bố; ngoài ra
còn bị ảnh hưởng bởi giới tính, mùa vụ và năm sinh.
Nguyễn ðức Thạc và Nguyễn Văn Vực (1985) nghiên cứu về yếu tố
giống ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của trâu, cho biết yếu tố di truyền
ảnh hưởng lớn ñến khối lượng sơ sinh vì hệ số di truyền (h
2
) về khối lượng
của trâu mẹ và nghé sơ sinh là 0,74±0,14, muốn có nghé sơ sinh nặng cân,
trước tiên trâu bố, trâu mẹ phải có khối lượng lớn.
Khả năng sinh trưởng của các giai ñoạn sinh trưởng sau có mối quan hệ
với khối lượng sơ sinh và giai ñoạn trước ảnh hưởng tới giai ñoạn sau.
Agabayli (1977) cho biết giữa khối lượng trâu trưởng thành với khối lượng sơ
sinh có mối tương quan thuận (0,46-0,60). Bunyavejchewin và Cs. (1986)
phân tích số liệu của 179 trâu ñầm lầy từ năm 1981 ñến 1986 ñưa ra kết luận
tăng khối lượng trước cai sữa và khối lượng cai sữa có tương quan thuận
(r=0,95) ở mức ñộ cao và có ý nghĩa rõ rệt (P<0,01), tăng khối lượng sau cai
sữa tương quan thuận (P<0,05) với khối lượng 2 năm tuổi (r=0,55). Tuy vậy,
tăng khối lượng trước cai sữa không thể ñược dùng như một chỉ số ñánh giá
tăng khối lượng sau cai sữa. Trong ñiều kiện nuôi dưỡng bình thường, khối
lượng cai sữa, khối lượng các ñộ tuổi, tăng khối lượng trước và sau cai sữa
ñến thời ñiểm kết thúc là các chỉ tiêu ñánh giá sức tăng trưởng và là cơ sở ñể
xây dựng tiêu chí chọn lọc.
2.3.6.2. Ảnh hưởng của nuôi dưỡng
Ngoài yếu tố giống thì dinh dưỡng, thức ăn có ảnh hưởng rất lớn ñến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12
tất cả các giai ñoạn sinh trưởng của trâu, từ sự phát triển của bào thai ñến quá
trình sinh trưởng của trâu. Trong giai ñoạn bào thai, việc cung cấp ñủ thức ăn

có giá trị dinh dưỡng, cân ñối axit amin và khoáng là ñiều kiện cần thiết.
Agabayli (1977) ñã nghiên cứu nhiều năm về ảnh hưởng của dinh dưỡng
ñến sinh trưởng của trâu và kết luận rằng trong ñiều kiện không ñủ thức ăn cho
trâu cái trong giai ñoạn chửa, bào thai sẽ không ñạt tiêu chuẩn: tháng thứ hai,
thai phát triển bằng 72%, tháng thứ 3-4 là 11%-88%, tháng 5-6 là 2%-63% và
tháng thứ 7-10 là 4%-65% so với khối lượng bình thường. Nuôi dưỡng không
ñầy ñủ, thai và các cơ quan bên trong bị suy giảm nhiều, nhất là vào thời kỳ ñầu.
Trong ñiều kiện thiếu thức ăn, bộ xương thai phát triển kém bình thường: khối
lượng xương lúc 3-4 tháng tuổi kém tiêu chuẩn 36-81%, tháng 5-6 kém 32-36%
dẫn ñến kích thước của các chiều ño cũng thấp hơn tiêu chuẩn rất nhiều, ñiều
này ảnh hưởng rất lớn ñến sự phát triển của nghé các giai ñoạn sau. Ngược lại,
nếu ñược nuôi dưỡng tốt, xương phát triển tốt có thể vượt tiêu chuẩn 20-30%.
Bennett (1973) nghiên cứu ở Trinidat cho biết những trâu ñực thiến non
ñược nuôi trên ñồng cỏ Pangola trong 28 ngày có mức tăng khối lượng trung
bình là 0,67 kg/ngày; nghé 6-12 tháng tuổi ñược nuôi dưỡng trên ñồng cỏ
trong mùa khô, bổ sung thêm bã mía, rỉ mật, tốc ñộ tăng trưởng trung bình là
0,92kg/ngày, trong lúc ñó, nuôi trên ñồng cỏ xấu, không có bổ sung gì thì tốc
ñộ tăng trưởng là 0,49kg/ngày.
Nguyễn ðức Thạc và Nguyễn Văn Vực (1985) thấy rằng ngoài yếu tố
giống thì thức ăn quyết ñịnh tốc ñộ sinh trưởng của nghé. Nghé cùng ñàn, lúc
sơ sinh ñạt 28-30 kg, nếu nuôi dưõng tốt lúc 1 năm tuổi có thế ñạt 200-220
kg, ngược lại nuôi dưỡng kém chỉ ñạt 150 kg. Trong quá trình phát triển, năm
ñầu tiên quan trọng nhất vì giai ñoạn này có tốc ñộ sinh trưởng cao, nếu nghé
thiếu sữa, sau cai sữa thiếu cỏ, khối lượng sẽ thấp, các chiều phát triển không
tương xứng, nghé còi cọc, do vậy cần nuôi dưỡng nghé tốt ở giai ñoạn này,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13
ñặc biệt là mùa khô thiếu cỏ.
Theo số liệu công bố của FAO (1977) thì ở Irắc những trâu và bò ở

ñộ tuổi 12-15 tháng tuổi vào thí nghiệm, ñược nuôi dưỡng bằng thức ăn
xanh, cỏ alfafa, rơm lúa mỳ và thức ăn tinh trong 126 ngày cho kết quả:
trâu ñực có mức tăng khối lượng 1,16 kg/ngày, bò ñực 0,89 kg/ngày; trâu
tiêu tốn 4,32 kg các chất dinh dưỡng tiêu hoá cho 1 kg tăng khối lượng, còn
bò là 4,6 kg. Những thí nghiệm nuôi dưỡng ở Ai Cập thì thấy rằng trâu 18
tháng tuổi có khối lượng trung bình 359 kg, trong khi ñó ở bò chỉ ñạt 263
kg. Trâu Paskistan ñược nuôi dưỡng chăm sóc trong ñiều kiện tốt có mức
tăng khối lượng trung bình là 0,86 kg/ngày. Người ta ñã thí nghiệm trên
trâu ñực với những loại thức ăn ñịa phương trong thời kỳ 70 ngày có mức
tăng khối lượng trung bình tới 1,04 kg/ngày.
Smith và Cs. (1993) nghiên cứu trên trâu ðịa Trung Hải vỗ béo bằng cỏ,
cám lúa mì và các chất khoáng bổ sung trong 140 ngày với khối lượng bình quân
bắt ñầu thí nghiệm là 213 kg ñã cho khối lượng lúc kết thúc là 333 kg, ñạt mức
tăng khối lượng bình quân 0,875kg/ngày.
Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Thưởng (2000) nuôi vỗ béo trâu bằng cách
ngoài thức ăn ăn ñược khi chăn thả ngoài ñồng, bổ sung thêm 5-7 kg thức ăn
xanh tại chuồng, 0,5 kg bột sắn, 0,5 kg cám/con/ngày, trâu nuôi 21-24 tháng
tuổi ñạt 266,70 - 288,92 kg, với tỷ lệ thịt xẻ 46,22%, tỷ lệ thịt tinh là 37,22%,
tăng 2% so với trâu chỉ chăn thả ngoài bãi chăn không bổ sung thêm.
ðào Lan Nhi (2002) vỗ béo trâu tơ 18-21 tháng tuổi trên khẩu phần cơ sở là
rơm và cây ngô tươi chưa thu bắp, trâu thí nghiệm ñược bổ sung hàng ngày 0,8
kg, 1,6 kg, 2,4 kg và 3,2 kg hỗn hợp bột sắn và bột lá sắn (theo tỷ lệ 1/1) cho kết
quả tăng khối lượng của trâu tăng dần theo mức bổ sung bột sắn và bột lá sắn
(285g, 431 g, 585 g và 600 g/con/ngày), tăng khối lượng ở lô cho ăn 2,4 kg tương
ñương với lô cho ăn 3,2 kg vì thực tế trâu chỉ ăn hết 2,6 kg/con/ngày.
Nguyễn ðức Chuyên (2004) thí nghiệm bổ sung thức ăn cho nghé vào
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14
ban ñêm (ngoài thức ăn nghé thu nhận ñược khi chăn thả tự do ngoài bãi chăn),

sau 6 tháng ñã cho kết quả tăng khối lượng của lô thí nghiệm cao hơn 10-12%
so với lô ñối chứng (không ñược bổ sung thức ăn vào ban ñêm), chi phí cho 1
kg tăng khối lượng lô thí nghiệm thấp hơn so với lô ñối chứng 8,11%.
Mai Văn Sánh và Cs. (2006) khi cho trâu ở các nhóm ăn lượng thức ăn
tinh như nhau gồm 1 kg bột sắn, 1 kg bột lá sắn và 0, 5 kg rỉ mật, cỏ voi ñược
thay thế bằng rơm có xử lý urê trong khẩu phần theo các mức 0, 25%, 50% và
75 %. Trâu cho tăng khối lượng từ 488 g ñến 544 g/con/ngày.
2.3.6.3. Ảnh hưởng của ñiều kiện ngoại cảnh
Các yếu tố ngoại cảnh có thể nêu là môi trường xung quanh, tiểu khí hậu
chuồng nuôi (ñộ ẩm, nhiệt ñộ, cường ñộ chiếu sáng, lượng mưa ). Các yếu tố này
ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của trâu. Nếu môi trường, tiểu khí hậu
chuồng nuôi thích hợp, trâu sinh trưởng, phát triển tốt. Ngược lại, môi trường, tiểu
khí hậu chuồng nuôi không phù hợp, trâu sinh trưởng, phát triển sẽ bị kém ñi.
ðiều kiện khí hậu ñã ảnh hưởng gián tiếp tới sinh trưởng và phát triển
của ñộng vật. Các ñiều kiện tự nhiên như ñộ ẩm, nhiệt ñộ, cường ñộ chiếu
sáng, lượng mưa ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể gia súc và tất nhiên là ñến
sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể. Ngay cả chất ñất trồng cây thức ăn
sử dụng thiếu hay ñủ ñều có ảnh hưởng nhất ñịnh ñến trao ñổi chất của con
vật và qua ñó tác ñộng tới sự sinh trưởng và phát triển của chúng.
Ngoài ra, vấn ñề dịch bệnh, ký sinh trùng cũng có ảnh hưởng ñến sự
sinh trưởng và phát triển của con vật.
ðối với gia súc nuôi thịt, trước khi giết mổ, bị stress do quá trình vận
chuyển, dồn ñuổi hoặc môi trường sống thay ñổi ñột ngột sẽ làm cho lượng
ñường trong cơ giảm thấp ñột ngột, ñộ pH không thể giảm xuống và thịt sẽ bị
dai, mầu ñỏ sậm, khô và chắc.
2.3.7. Ảnh hưởng của tầm vóc bố mẹ ñến tầm vóc ñời con
Công tác giống nói chung và cải tiến di truyền của trâu nhìn chung là làm
ñược còn quá ít so với các gia súc gia cầm khác. Tuy nhiên gần ñây ñã có nhiều
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


15
nghiên cứu chúng minh rõ ràng ảnh hưởng của tầm vóc bố, mẹ ñến tầm vóc ñời
con là khá lớn. Theo Yadav (2004) thì muốn cải tiến nâng cao chất lượng ñàn
trâu phải chọn lọc những cá thể tốt trong các ñàn có thể quản lý và phối với
những trâu ñực giống ñặc biệt tốt, hy vọng khả năng sản xuất sẽ nâng lên. Trong
nước thì các tác giả Nguyễn ðức Thạc (1984), Mai Văn Sánh (2005) cũng ñã ñề
xuất giải pháp sử dụng trâu ñực Ngố có ngoại hình to và chọn lọc ñàn cái ñịa
phương ñể cải tạo tầm vóc và khả năng sản xuất của ñàn trâu nhỏ ñịa phương.
Alexiev (1998) ñề xuất những trâu ñực ñã ñược chọn lọc cần ñược khai
thác tinh phục vụ công tác cải tiến di truyền thông qua thụ tinh nhân tạo với
các ñàn trâu cái ñã ñược chọn.
Chantalakhana và Skunmun (2002) cho biết tại Thái Lan, quốc gia có số
lượng trâu ñầm lầy khá lớn, mặc dù có giảm sút về số lượng nhưng trong những
năm cuối của thế kỷ trước họ ñã tiến hành chương trình giống quốc gia về “ðánh
giá khả năng sản xuất của trâu” nhằm nâng cao khả năng cày kéo và cho thịt của
trâu ñầm lầy. Họ ñã sử dụng tinh của những trâu ñực phối với những trâu cái có
khối lượng rất lớn. Kết quả ñã nâng ñược khối lượng nghé sơ sinh tăng 7,7 % (từ
28, 4 lên 30,6 kg), lúc cai sữa 8 tháng tuổi tăng 38 % (từ 121 lên 167 kg), ở 2
năm tuổi tăng 18 % (từ 268 lên 317 kg); tỷ lệ ñẻ của ñàn cái sinh sản cũng ñược
cải thiện, tăng từ 60,6% lên 69 %, tuổi ñẻ lứa ñầu rút ngắn từ 4, 5 năm xuống 3,
37 năm và khoảng cách 2 lứa ñẻ rút ngắn từ 587 ngày xuống 468 ngày.
Borghese (2006) cũng cho biết chương trình giống trâu quốc gia
Pakistan là nhân thuần mà tập trung vào việc ghi chép theo dõi, chọn lọc ghép
phối với những trâu ñực tốt và kiểm tra ñực giống qua ñời sau. Các bước tiến
hành của chương trình là chọn lọc và ñăng ký trâu cái, chọn lọc trâu cái tốt ñể
sản xuất trâu ñực giống, chọn những trâu ñực tơ có ñủ tiêu chuẩn ñể kiểm tra
cá thể và cuối cùng là kiểm tra qua ñời sau ñực giống ñó. Kết quả ñã cải thiện
ñáng kể khả năng sản xuất của ñàn trâu ñịa phương.
Cruz (2006) công bố Phi-lip-pin ñã tiến hành chương trình cải tiến di
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


16
truyền trâu của họ thông qua chọn lọc nhân thuần ñàn trâu ñịa phương. Họ ñã
xây dựng hệ thống hạt nhân mở ñể chọn lọc và cải tiến nâng cao chất lượng ñàn,
ñàn hạt nhân ñược chọn lọc và xây dựng dựa vào hai chỉ tiêu chính tầm vóc và
khả năng sinh sản, nhờ ñó tầm vóc và khả năng sản xuất ñàn trâu ñược cải thiện.
Nguyễn ðức Thạc (1983) khi nghiên cứu về sinh trưởng của nghé thấy
rằng khối lượng sơ sinh có tương quan thuận với khối lượng trâu mẹ, tính trên 65
lứa ñẻ, hệ số tương quan giữa khối lượng mẹ và khối lượng sơ sinh (r = 0,71).
Topanurak và Cs. (1991) ñã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ñến
khối lượng và sinh trưởng của nghé báo cáo rằng khối lượng của nghé bị
ảnh hưởng bởi khối lượng trâu ñực bố và tính biệt của nghé ñặc biệt là
khối lượng nghé sơ sinh.
Intaramongkol và Cs. (1991) cũng chứng minh rằng khối lượng nghé
lúc 24 tháng tuổi bị ảnh hưởng bởi khối lượng cơ thể bố và tuổi trâu ñực
giống, trâu cái mẹ.
2.3. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU VIỆT NAM
2.3.1. Số lượng và sự phân bố ñàn trâu nước ta
Quần thể trâu nước ta ñến cuối năm 2011 là 2.801.999 con. Trong 10
năm qua, mặc dù có lúc tăng ñàn, có lúc giảm ñàn nhưng số lượng trâu nước
ta vẫn ổn ñịnh ở mức 2,8-2,9 triệu con.
Do ñiều kiện sinh thái và tập quán chăn nuôi khác nhau mà số lượng
trâu phân bố giữa các vùng cũng khác nhau. Theo số liệu năm 2011 thì
Trung du và Miền núi phía Bắc luôn luôn cao nhất chiếm 56,1% tổng ñàn,
tiếp theo ñến Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung chiếm 31,2%, còn lại
các vùng khác ñều chiếm rất ít: ðồng bằng sông Hồng 5,7%, Tây nguyên
3,2%, ðông Nam bộ 2,2% và ðồng bằng sông Cửu long 1,5%.
Theo ðỗ Kim Tuyên và Hoàng Kim Giao (2009) thì trâu Việt Nam có
khối lượng trưởng thành trung bình thấp: con ñực 400-450 kg/con, con cái 330-

×