Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Đặc điểm nông sinh học của một số dòng lúa đột biến và ảnh hưởng của phân bón lá cho dòng DS2 tại quỳnh phụ thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.71 MB, 140 trang )

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
***




NGUYỄN HỒNG KIÊN



ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ DÒNG
LÚA ĐỘT BIẾN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN
LÁ CHO DÒNG DS2 TẠI QUỲNH PHỤ - THÁI BÌNH


LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kim Thanh


HÀ NỘI – 2012

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


i

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn
đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2012
Tác giả




Nguyễn Hồng Kiên









Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


ii

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi
còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể:
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Kim
Thanh và ThS. Đào Thị Thanh Bằng đã tận tình hướng dẫn và tạo
mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu, tập thể giáo
viên, công nhân viên và học sinh Trường Trung học Nông nghiệp
Thái Bình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, đồng viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ này.


Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2011
Tác giả





Nguyễn Hồng Kiên





Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vii
Danh mục đồ thị ix
Danh mục các ký hiệu chữ viết tắt x

1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài. 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Nguồn gốc và phân loại cây lúa 4
2.2. Một số đặc điểm nông sinh học chính liên quan đến kiểu cây lúa
lý tưởng 5
2.2.1. Thời gian sinh trưởng 6
2.2.2. Chiều cao cây 7
2.2.3. Khả năng đẻ nhánh 8
2.2.4. Bộ lá lúa và khả năng quang hợp 8
2.2.5. Các đặc điểm hình thái bông 10
2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu về chất lượng lúa gạo 12

2.3.1. Tình hình sản xuất lúa chất lượng cao 12
2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về chất lượng gạo 13
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

iv

2.4. Khái quát về các nghiên cứu và sử dụng đột biến trong công tác
chọn tạo giống cây trồng 17
2.4.1. Cơ sở di truyền của phương pháp gây đột biến nhân tạo 17
2.4.2. Các tác nhân phóng xạ gây đột biến 18
2.4.3. Phương pháp gây đột biến phóng xạ 19
2.4.4. Vai trò và ý nghĩa của đột biến trong công tác chọn tạo giống 20
2.4.5. Kết quả nghiên cứu cải tiến giống lúa trong và ngoài nước 21
2.5. Những nghiên cứu về phân bón lá 28
2.5.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón lá 28
2.5.2. Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân bón lá trên thế giới và Việt
Nam 29
2.6. Tình hình sản xuất lúa gạo ở huyện Quỳnh Phụ - Thái Bình 33
3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
3.1. Đối tượng nghiên cứu 35
3.1.1. Giống lúa Bắc Thơm số 7 35
3.1.2. Dòng DS1, DS2, DS3: 35
3.1.3. Phân bón lá: 36
3.2. Nội dung nghiên cứu: 36
3.3. Phương pháp nghiên cứu 37
3.3.1. Bố trí thí nghiệm 37
3.3.2. Địa điểm thí nghiệm 38
3.3.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 38
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 39
3.4.1. Giai đoạn mạ 39

3.4.2. Giai đoạn từ cấy đến thu hoạch 39
3.4.3. Giai đoạn sau thu hoạch 41
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

v

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
4.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một
số dòng đột biến từ giống Bắc Thơm số 7 43
4.1.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng, giống lúa thí nghiệm 43
4.1.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống lúa: 44
4.1.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống lúa thí
nghiệm: 46
4.1.4. Động thái tăng trưởng số lá của các dòng, giống lúa tham gia thí
nghiệm 48
4.1.5. Khả năng đẻ nhánh của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm 48
4.1.6. Chỉ số diện tích lá của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm 51
4.1.7. Đặc điểm nông sinh học của các dòng, giống lúa tham gia thí
nghiệm 53
4.1.8. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng, giống lúa tham gia
thí nghiệm 54
4.1.9. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa 56
4.1.10. Chất lượng gạo của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm 59
4.2.1. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các công thức thí nghiệm 63
4.2.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây của dòng lúa đột biến DS2 64
4.2.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng số lá trên
cây của dòng lúa đột biến DS2 65
4.2.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng đẻ nhánh của dòng
lúa đột biến DS2 66

4.2.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chỉ số diện tích lá của dòng lúa
đột biến DS2 70
4.2.6. Ảnh hưởng của phân bón lá đến một số đặc điểm nông sinh học
của dòng lú đột biến DS2
71
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

vi

4.2.7. Tình hình nhiễm sâu bệnh của các công thức thí nghiệm 73
4.2.8. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của dòng lúa đột biến DS2 74
4.2.9. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng một số loại phân bón lá lên dòng DS2 77
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 79
5.1. Kết luận 79
5.2. Đề nghị 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 87
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ 91
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng4.1: Một số chỉ tiêu về sinh trưởng của các dòng, giống lúa trong
giai đoạn mạ 43

Bảng 4.2: Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống lúa 44


Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống lúa
tham gia thí nghiệm. 46

Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng số lá trên cây của các dòng, giống lúa
tham gia thí nghiệm. 48

Bảng 4.5. động thái đẻ nhánh của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm 49

Bảng 4.6. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu và kiểu đẻ nhánh của các dòng, giống
lúa nghiên cứu. 50

Bảng 4.7: Chỉ số diện tích lá ở một số thời kỳ sinh trưởng của các dòng,
giống lúa tham gia thí nghiệm. 52

Bảng 4.8: Một số đặc điểm nông sinh học của các dòng, giống lúa tham
gia thí nghiệm. 53

Bảng 4.9: Tình hình nhiễm sâu bệnh của các dòng, giống lúa tham gia thí
nghiệm 55

B¶ng 4.10: C¸c yÕu tè cÊu thµnh n¨ng suÊt vµ n¨ng suÊt c¸c dßng, gièng
lóa tham gia thÝ nghiÖm 56

B¶ng 4.11: Kết quả nghiên cứu chất lượng gạo của một số dòng lúa thí nghiệm 59

Bảng 4.12: Chất lượng gạo thương mại của các dòng, giống lúa tham gia
thí nghiệm 61

Bảng 4.13: Đánh giá chất lượng dinh dưỡng và cơm của các dòng, giống
lúa tham gia thí nghiệm 62


Bảng 4.14. Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian các giai đoạn sinh
trưởng của dòng lúa đột biến DS2 (ngày) 63

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

viii

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây của dòng lúa đột biến DS2 64

Bảng 4.16. Động thái tăng trưởng số lá trên cây của các công thức thí
nghiệm. ( lá/ thân chính) 66

Bảng 4.17. Động thái đẻ nhánh của các công thức thí nghiệm 67

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ nhánh hữu hiệu và kiểu
đẻ nhánh của dòng lúa đột biến DS2 68

Bảng 4.19: Ảnh hưởng của phân bón lá đến chỉ số diện tích lá LAI (m
2

lá/m
2
đất) của dòng lúa đột biến DS2 70

Bảng 4.20. Một số đặc điểm nông sinh học của các công thức thí nghiệm. 72

Bảng 4.21. Tình hình nhiễm sâu bệnh của các công thức thí nghiệm 73


Bảng 4.22. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của dòng lúa đột biến DS2 74

Bảng 4.23. Hiệu quả kinh tế của các công thức sử dụng phân bón lá 77

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

ix

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Hình 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây qua các thời kỳ sinh trưởng 47

Hình 4.2. Động thái tăng trưởng số nhánh của các dòng, giống lúa tham
gia thí nghiệm 49

Hình 4.3. Năng suất thực thu của các dòng, giống lúa thí nghiệm 58

Hình 4.4. Động thái đẻ nhánh của các công thức thí nghiệm 67
Hình 4.5. Khả năng đẻ nhánh của các công thức thí nghiệm 71
Hình 4.6. Năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm 76

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CT : Công thức
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

Đ/c : Đối chứng
FAO : Tổ chức lương thực thế giới
IRRI : Viện nghiên cứu lúa quốc tế
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
NXB : Nhà xuất bản
P1000 : Trọng lượng 1000 hạt
TB : Trung bình
TGST : Thời gian sinh trưởng




Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

1

1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L) là cây lương thực lâu đời nhất, phổ biến nhất.
lúa được trồng ở 112 nước, là lương thực của hơn 54% dân số trên thế giới. Ở
một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêsia, Nhật Bản, Việt Nam…lúa là
cây lương thực chính. Về giá trị kinh tế, lúa gạo là mặt hàng xuất khẩu của
một số nước, do lúa gạo là cây lương thực có giá trị dinh dưỡng cao.
Ở Việt Nam, sản xuất lúa gắn liền với sự phát triển nông nghiệp. Kinh
nghiệm sản xuất lúa đã hình thành, tích luỹ và phát triển cùng với sự hình
thành và phát triển của dân tộc. Những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trong
nước và thế giới trên lĩnh vực nghiên cứu sản xuất lúa đã thúc đẩy mạnh

ngành trồng lúa nước ta vươn lên bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới. Đến
nay nghề trồng lúa ở Việt Nam vẫn không ngừng phát triển và có một vị trí
hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt từ sau Nghị quyết 10
của TW Đảng ra đời (1988) đến nay, sản xuất lúa ở nước ta đã có những bước
phát triển vượt bậc. Từ một nước thiếu ăn phải nhập khẩu lương thực, hiện
nay nước ta không những sản xuất đủ nhu cầu lương thực trong nước đã trở
thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới sau Thái Lan.
Viện Di truyền Nông nghiệp là một trong những cơ sở áp dụng rất sớm kỹ
thuật hạt nhân trong chọn giống cây trồng. Đến nay, Viện đưa vào sản xuất 12
giống lúa đột biến như DT10, Khang Dân đột biến, lúa chịu mặn CM1, các giống
lúa nếp DT21, DT22…Trong đó, giống lúa DT10 được tạo ra từ những năm 1990
đến nay vẫn được sử dụng ở các tỉnh phía Bắc với diện tích khoảng 1 triệu ha gieo
trồng. Giống Khang dân đột biến hiện đã phát triển hàng vạn hécta và đã được
thương mại hóa về bản quyền giống. Một số giống cây trồng khác như ngô, lạc
đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống quốc gia, giống khu vực hóa và được
gieo trồng trên hàng vạn hécta trong 20 năm qua.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

2

Viện Di truyền Nông nghiệp đã tiến hành gây đột biến bằng phương pháp
chiếu xạ từ giống Bắc Thơm số 7, cho đến nay đã tạo được khá nhiều dòng,
trong đó đã xác định được ba dòng đột biến có triển vọng là DS1, DS2, DS3.
Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp có tổng diện tích đất sản xuất lúa
hàng năm đứng thứ 2 trong vùng đồng bằng sông Hồng với tổng diện tích
khoảng 168,3 nghìn ha, sản lượng lúa hàng năm đạt 1105,2 nghìn tấn góp
phần không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh lương thực, ổn định và nâng cao
đời sống xã hội cho nhân dân. Trong đó Quỳnh Phụ là một huyện góp phần
đáng kể vào tổng sản lượng của cả tỉnh.
Nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thái Bình, Quỳnh Phụ là một huyện có

truyền thống thâm canh lúa nước,với tổng diện tích gieo cấy hàng vụ là 12000 ha,
thực hiện nghị quyết 04 của tỉnh ủy về chuyển đổi cơ cấu giống lúa mới vào thâm
canh sản xuất, Quỳnh Phụ đã chủ động xây dựng và triển khai các giống lúa có
năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, có thời gian sinh trưởng ngắn hoặc
cực ngắn vào sản xuất để mở rộng diện tích gieo trồng cây vụ đông.
Vì vậy, việc thử nghiệm một số dòng lúa đột biến từ giống bắc thơm số 7
tại địa bàn Quỳnh Phụ là cần thiết cho việc tìm ra giống lúa phù hợp với cơ cấu
mùa vụ của địa phương, đồng thời đề xuất được phương pháp sử dụng phân bón
lá hợp lý để đưa vào sản xuất. Vì lý do đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Đặc điểm
nông sinh học của một số dòng lúa đột biến và ảnh hưởng của phân bón lá
lên dòng DS2 tại Quỳnh Phụ - Thái Bình”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của các dòng đột
biến từ giống lúa Bắc Thơm số 7, từ đó xác định dòng đột biến có đặc điểm
nổi trội so với giống lúa ban đầu
- Nghiên cứu xác định loại phân bón lá thích hợp với dòng lúa đột biến
triển vọng DS2.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

3

1.2.2. Yêu cầu
- So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của 3 dòng lúa đột
biến với giống Bắc Thơm số 7 từ đó phát hiện ra dòng ưu việt.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá lên dòng lúa đột biến triển vọng
DS2. Từ đó xác định loại phân bón lá thích hợp nhất cho dòng DS2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học về đặc

điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của các dòng lúa đột biến từ giống
Bắc Thơm số 7 bằng phương pháp chiếu xạ.
- Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng
dạy, nghiên cứu về lúa gạo nói chung và các dòng đột biến bằng phương pháp
chiếu xạ nói riêng.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
- Kết quả đề tài góp phần vào việc chọn tạo giống lúa mới bằng phương
pháp gây đột biến sử dụng chiếu xạ giống lúa Bắc Thơm số 7 phục vụ thực tế
sản xuất
- Kết quả của đề tài góp phần bổ sung loại phân bón lá có hiệu quả cao
vào quy trình thâm canh cho cây lúa dòng đột biến có triển vọng DS2.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nguồn gốc và phân loại cây lúa
Cây lúa trồng Oryza sativa là loài cây thân thảo. Thời gian sinh trưởng của
các giống lúa dài ngắn khác nhau và nằm trong khoảng từ 60 – 130 ngày [16].
Về phương diện thực vật học, lúa trồng hiện nay là do lúa dại Oryza
fatua hình thành thông qua một quá trình chọn lọc nhân tạo lâu dài. Loại lúa
dại này thường gặp ở Ấn Độ, Campuchia, Nam Việt Nam, vùng Đông Nam
Trung Quốc, Thái Lan,…Họ hàng với cây lúa trồng trong chi Oryza có các
loài lúa với 24 hoặc 48 nhiễm sắc thể. Trong số 22 loài lúa của chi Oryza chỉ
có hai loài lúa Oryza sativa và Oryza glaberrima là lúa trồng, nhưng loài
Oryza glaberrima chỉ được trồng trên diện tích nhỏ ở Tây Phi [16].
Nhiều kết quả nghiên cứu gần đây nhất cho rằng lúa trồng Châu Á
(Oryza sativa) xuất hiện khoảng 2000 – 3000 năm trước công nguyên. Từ

trung tâm khởi nguyên Ấn Độ và Trung Quốc, cây lúa được phát triển về hai
hướng Đông và Tây. Cho đến thế kỷ thứ nhất, cây lúa được đưa vào trồng ở
vùng Địa Trung Hải và Ai Cập, Italia và được nhập vào các nước Đông Âu,
Nam Âu như Nam Tư cũ, Bungaria, Rumania,…Đầu chiến tranh thế giới lần
thứ hai, lúa mới được trồng đáng kể ở Pháp, Hungaria. Theo hướng Đông,
đầu thế kỷ XI cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào Inđônêsia. Cho đến nay, cây
lúa có mặt ở khắp các châu lục bao gồm các vùng nhiệt đới, vùng á nhiệt đới
và vùng ôn đới [38].
Trong các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học Viên nghiên cứu lúa
quốc tế (IRRI) thống nhất chia lúa trồng Châu Á (Oryza sativa) thuộc họ hòa
thảo (Gramineae), chi Oryzae, có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24, kiểu genome AA,
với ba kiểu sinh thái địa lý hay ba loài phụ Indica, Japonica và Javanica [35].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

5

2.2. Một số đặc điểm nông sinh học chính liên quan đến kiểu cây lúa lý tưởng
Cây lúa có kiểu hình khoẻ đẹp là cở sở khởi đầu tạo điều kiện cho năng
suất cao. Năm 1980 các nhà chọn giống lúa Nhật Bản đã đề xuất kiểu hình
cho giống lúa siêu cao sản với năng suất vượt lên 25% sau 15 năm cải tiến
giống.[36]
Năm 1980, Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế bắt đầu thực hiện chương
trình tạo giống “siêu lúa” (Super Rice) với năng suất tăng 20 - 25% so với
giống có năng suất cao nhất vào thời điểm đó, có nghĩa là với một giống sinh
trưởng khoảng 120 ngày có thể cho năng suất 12 tấn/ha/vụ. Khush GS. gọi
các giống “siêu lúa” đó là giống Japonica nhiệt đới. Mô hình giống Japonica
nhiệt đới theo ý tưởng của ông phải có một số đặc điểm sau: đẻ ít, tỷ lệ nhánh
hữu hiệu cao, thân cứng, bông to nhiều hạt, tỷ lệ hạt mẩy cao và năng suất
cao.[36]
Donald (1968) là người khởi xướng đầu tiên về kiểu cây lý tưởng.

Nhiều nhà chọn giống khác đã chú ý đến vấn đề chọn lọc kiểu hình. Huang
cho rằng kiểu hình sinh trưởng mạnh, đẻ nhiều sẽ cho ưu thế lai vượt trội về
năng suất, Zhou cho rằng kiểu cây lý tưởng phải có bông to.[36]
Yuan LP. (1997) đặc biệt nhấn mạnh đến việc tạo ra kiểu hình đạt đến
sự hài hoà giữa “nguồn” và “sức chứa”. Ông phê phán các nhà chọn giống
thường hay mắc sai lầm khi tìm tòi các dạng mới có “sức chứa” quá lớn
(nhiều bông, bông to, hạt nặng) rất hấp dẫn khi chọn lọc cá thể. Nhưng họ
thường không quan tâm đến “nguồn” một cách đầy đủ thoả đáng nên sẽ gặp
khó khăn khi hiện thực hoá giống mới trong sản suất, bởi vì thành phần quan
trọng nhất của “nguồn” là diện tích lá. Nếu diện tích lá nhỏ thì hiệu suất
quang hợp nhỏ, sản phẩm quang hợp ít, lượng vật chất tích luỹ vào hạt sẽ
giảm dẫn đến năng suất thấp.[13]
Dựa trên cơ sở những kết quả đạt được (Khush, 1900) đã tổng kết mô
hình kiểu cấu trúc cây lúa mới (New Rice Plant Type) có năng suất cao [57] :
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

6

Số dảnh/khóm từ 3 - 4 dảnh, thời gian sinh trưởng từ 100- 130 ngày,
không có bông vô hiệu, thân cứng chống đổ tốt, lá thẳng, dày và xanh đậm, số
hạt chắc trên bông từ 200 - 250 hạt, hệ thống rễ khoẻ, chống chịu được nhiều
loại sâu bệnh, chiều cao cây từ 90 - 100cm, tiềm năng năng suất 10 - 13 tấn.
2.2.1. Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng (TGST) của cây lúa biến động trong một phạm vi
rộng, là tính trạng số lượng do nhiều gen cùng kiểm soát.
Các giống có TGST từ 110 – 135 ngày hiện nay có năng suất cao hơn
các giống chín sớm hoặc chín muộn trong cùng điều kiện canh tác. Các
nghiên cứu cho rằng có mối liên kết giữa các gen kiểm soát tính chín trung
bình với các gen điều khiển yếu tố cấu thành năng suất. Mặt khác còn xác
định rằng ở các giống chín trung bình đạt được sự cân đối giữa sinh trưởng

sinh dưỡng với sinh trưởng sinh thực tạo nên một sự hài hòa hợp lý thúc đẩy
năng suất cao. Sự cân bằng này có thể điều chỉnh cho một giống bằng cách
chuyển đổi mùa vụ gieo trồng.[36]
Tại Mỹ khi trồng giống cực ngắn ngày (Bellet patna và Blue belle) ở
vùng nhiệt đới, TGST là 100 – 105 ngày, năng suất chỉ đạt 5 – 6 tấn/ha, khi
đem gieo chính giống đó trồng ở vùng núi cao, nền nhiệt độ thấp hơn, TGST
kéo dài hơn 15 – 20 ngày, thu được năng suất tăng gấp 2 lần. Các giống lúa
trồng ở Việt Nam cũng có những biểu hiện tương tự: một giống khi gieo cấy
trong vụ mùa nhiệt độ cao, TGST sẽ rút ngắn, năng suất kém hơn TGST kéo
dài ra, năng suất có thể cao hơn từ 10 – 25%.[36]
Thời gian sinh trưởng của cây lúa liên quan chặt chẽ đến thời gian làm
đốt: các giống chín sớm và trung ngày thì giai đoạn làm đốt thường bắt đầu
vào lúc phân hoá đòng, các giống chín muộn giai đoạn làm đốt trước lúc phân
hoá đòng.[8]
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

7

Đa số giống lúa ngắn ngày và trung ngày không phản ứng quang chu
kỳ, khá phù hợp với vùng nhiệt đới ấm áp, có đủ nước tưới để gieo trồng 2-3
vụ liên tục trong năm.
Theo Yosida (1981) chia thời gian sinh trưởng của cây lúa ra làm 2 giai
đoạn chính là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Tuy
nhiên có thể chia làm 3 giai đoạn là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, sinh
trưởng sinh thực và chín.[14]
Cũng theo Yosida (1981), khi nghiên cứu thời gian sinh trưởng của các
giống lúa cho rằng những giống lúa có thời gian sinh trưởng quá ngắn thì
không thể cho năng suất cao do sinh trưởng sinh dưỡng bị hạn chế. Ngược lại,
những giống lúa có thời gian sinh trưởng quá dài cũng cho năng suất thấp vì
dễ bị lỗp đổ và chịu nhiều tác động của điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Trong

khi đó các giống có thời gian sinh trưởng trong khoảng 120 ngày có khả năng
cho năng suất cao hơn.[14]
2.2.2. Chiều cao cây
Gen lùn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra kiểu cây lúa có
chiều cao lý tưởng. Những nghiên cứu về di truyền đến nay cho rằng ở lúa có
hai kiểu gen lùn chính trong tự nhiên, ngoài ra còn có một số kiểu gen lùn do
đột biến tự nhiên hay nhân tạo. Gen lùn được phân lập từ các giống lúa có
nguồn gốc xuất xứ ở Trung Quốc, Đài Loan như: Dee - Geo - Woo - gen, I -
geo- tze, Tai chung - Natie1 thường là một cặp gen lặn kiểm soát. Cặp gen lặn
này khi ở trạng thái đồng hợp thể sẽ làm cho các lóng bị rút ngắn nhưng
không rút ngắn chiều dài bông.[36]
Chiều cao cây lúa là một chỉ tiêu hình thái có liên quan đến nhiều chỉ
tiêu khác, đặc biệt là tính chống đổ, cây lúa có thân ngắn và cứng có khả năng
chống đổ tốt hơn.
Theo các nhà nghiên cứu của IRRI (1996) chiều cao cây được đánh giá
theo thang điểm sau:[48]
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

8

- Điểm 1: bán lùn (vùng trũng< 110cm, vùng cao <90cm)
- Điểm 5: trung bình (vùng trũng 110- 130cm, vùng cao 90- 125cm)
- Điểm 9: cao (vùng trũng > 110cm, vùng cao > 125cm)
Thân lúa gồm nhiều mắt và lóng, số lóng trên thân phụ thuộc vào giống,
các giống lúa nổi và chịu úng vươn dài lóng tốt hơn. Sự phát triển của lóng
đốt quyết định đến chiều cao cây và liên quan tới khả năng chống đổ.[8]
2.2.3. Khả năng đẻ nhánh
Có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề đẻ nhánh của các
cây ngũ cốc nói chung và cây lúa nói riêng. Một số người cho rằng các giống
cây ngũ cốc không đẻ nhánh sẽ cho năng suất cao nhất, điều đó đúng với cây

ngô, kê, cao lương, lúa mì.
Cây lúa đẻ nhánh ít nhưng tỷ lệ hữu hiệu cao sẽ cho bông to, nhiều hạt
và hạt nặng. Quan điểm này của Khush GS. được khá nhiều nhà chọn giống
tán thành và theo đuổi. Nghiên cứu của P.R. Jennings và cộng sự 1979 đối với
lúa thường cho rằng số nhánh đẻ của một cá thể di truyền số lượng, có hệ số
di truyền từ thấp đến trung bình. Các nghiên cứu khác cho rằng đa số giống
lúa cổ truyền có khả năng đẻ nhánh khoẻ.[36]
Đẻ nhánh là đặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽ đến quá
trình hình thành số bông và năng suất sau này.[15]
Theo Bùi Huy Đáp, cấy 1 dảnh ngạnh trê và cấy thưa trong vụ mùa,
giống lúa Tám có thể đẻ được 232 nhánh, trong đó có 198 nhánh thành bông.
Vụ chiêm, giống chiêm chanh đẻ được 113 nhánh, trong đó có 101 nhánh
thành bông. Tuy nhiên trên đồng ruộng, nếu cấy 4 - 5 dảnh, khóm lúa có thể
đẻ được 15 - 20 nhánh, sau đó cho khoảng 12 - 15 nhánh hữu hiệu.[15]
2.2.4. Bộ lá lúa và khả năng quang hợp
Khi nghiên cứu về bộ lá cần quan tâm đến sự phân bố của bản lá trong
không gian đó. Bản lá là nơi xảy ra quá trình quang hợp và từ đây vật chất
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

9

đồng hoá được chuyển qua bẹ lá đến các cơ quan bộ phận khác của cây. Sự
phân bố bộ lá trong quần thể ruộng lúa chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền
của từng giống và tác động của ngoại cảnh như phân bón, nước tưới, nhiệt độ
và cường độ ánh sáng và còn chịu ảnh hưởng của độ cao so với mực nước
biển tại nơi trồng trọt, trong đó tác động của yếu tố di truyền vẫn là chính.[36]
Yosida (1981) cho rằng một lá lúa hoàn chỉnh bao gồm: bẹ lá, bản lá,
tai lá và thìa lìa. Các giống chín sớm và trung bình có từ 10 - 18 lá/thân chính,
các giống mẫn cảm với chu kỳ quang có số lá ổn định trong hầu hết các điều
kiện. Thời gian sống của từng lá lúa cũng rất khác nhau, các lá phía trên có

thời gian sống lâu hơn các lá phía dưới, như vậy lá đòng có thời gian sống lâu
nhất.[17]
Chỉ số diện tích lá (LAI) được tính bằng tỷ lệ giữa diện tích lá trên diện
tích đất (m
2
lá/m
2
đất). Nghiên cứu của Đào Thế Tuấn (1970) cho thấy ở các
ruộng lúa có năng suất cao ở Việt Nam chỉ số diện tích lá lớn nhất ở giai đoạn
trước hoặc trong khi trỗ bông. Chỉ số diện tích lá (LAI) thay đổi tuỳ thuộc vào
giống lúa và mùa vụ. LAI biến động từ 3 - 8, trung bình 4 - 5, và ruộng lúa
năng suất cao LAI có thể đạt tới 6 - 7.[8]
Tác giả Nguyễn Văn Hoan (2006) cho biết giống có thời gian sinh
trưởng càng dài thì số lá càng nhiều, các giống cực ngắn (thời gian sinh
trưởng 76 - 90 ngày) có 12 - 13 lá, các giống ngắn ngày (thời gian sinh trưởng
91 - 115 ngày) có 14 - 15 lá và cây lúa ra theo quy luật chung, các lá sau ra
hoàn chỉnh thì lá trước lụi đi và luôn duy trì từ 4 - 5 lá xanh.[14]
Bộ lá cứng dày và tương đối hẹp tạo điều kiện cho việc nâng cao mật
độ gieo cấy, đồng thời ánh sáng mặt trời vẫn có thể chiếu sâu qua các tầng lá
đến gốc, kích thích quá trình đẻ nhánh, hạn chế sâu bệnh và làm tăng thêm
diện tích quang hợp tạo ra nhiều chất khô. Các giống lúa nửa lùn thường có
bộ lá đứng, dày, cứng và xanh đậm. Có những giống đẻ nhánh rất chụm, lá
đứng trong suốt quá trình sinh trưởng, có giống ở thời kỳ đẻ nhánh có dạng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

10

thân xoè, lá uốn cong, khi đứng cái (bắt đầu phân hoá đòng) lá đứng thẳng, ba
lá cuối cùng đứng thẳng hơn các lá trước.[36]
Thời gian hoạt động quang hợp của bản lá của các giống dài ngắn khác

nhau, các giống thuộc loài phụ Japonica lá hoạt động lâu hơn các giống thuộc
loài phụ Indica hay nói cách khác là quá trình già hoá các mô cấu tạo bản lá
của Japonica diễn ra chậm chạp hơn Indica. Hoạt động quang hợp của ba lá
trên cùng hết sức có ý nghĩa trong việc nâng cao năng suất lúa. Theo tính toán
của các nhà khoa học thì ba lá trên cùng đóng góp 74% tổng lượng vật chất
vận chuyển vào hạt. Thời gian hoạt động của các lá này càng dài thì năng suất
lúa càng cao.[36]
Lá đòng là trung tâm hoạt động sinh lý ở giai đoạn sinh trưởng và phát
triển, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quang hợp dự trữ chất hữu cơ để
nuôi hạt ở giai đoạn vào chắc và nó chuyển các chất đồng hoá cho lúa.
Yuan LP. (1997) và các nhà chọn tạo giống lúa Trung Quốc cho rằng lá
đòng dài, rộng vừa phải, bản lá lòng mo, dày, đứng, xanh đậm là lý tưởng
nhất. Vì vậy lá đứng, lá đòng dài, tán lá cao hơn lá bông khoảng 30cm sẽ
hoàn toàn bất lợi, vì chúng che khuất ánh sáng mặt trời xuống tán bông làm
hạn chế khả năng quang hợp của vỏ hoa lúa, cuống gié, trục bông và các tầng
lá bên dưới. Hơn nữa còn làm cho độ ẩm, nhịêt độ tăng lên dẫn đến tăng
cường độ hô hấp, tiêu hao nhiều năng lượng, làm giảm hiệu suất quang hợp,
giảm lượng chất khô tích luỹ vào hạt. [36]
2.2.5. Các đặc điểm hình thái bông
Có một số công trình nghiên cứu tập đoàn giống lúa đã chỉ ra mối quan
hệ tương quan giữa kích thước và số lượng bông của các giống. Những
nghiên cứu này đều cho rằng giữa kích thước và số lượng bông tương quan
ngược chiều nhau trong một phạm vi khá ổn định và thấp hơn so với từng yếu
tố thành phần. Các giống có bông to thường đẻ ít, các giống nhiều bông thì
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

11

bông nhỏ. Vì vậy tổng khối lượng hạt của một cá thể chênh lệch giữa các
giống bao giờ cũng thấp hơn sự chênh lệch về kích thước và số lượng bông.

Yuan LP. 1997 cho rằng kiểu cây lý tưởng phải có kích thước bông và
số lượng bông trung bình. Bông trung bình có khoảng 180 hạt chắc, khối
lượng 1000 hạt từ 25 – 30g, hạt trên bông xếp sít có nhiều gié cấp 1 trên trục
bông chính. [36]
Các giống Indica có thời gian vào mẩy ngắn 25 – 32 ngày, bộ lá tàn
nhanh, quá trình vận chuyển vật chất về hạt nhanh. Các giống Japonica có
thời gian vào mẩy kéo dài 40 – 50 ngày, hoạt động quang hợp diễn ra từ từ và
quá trình tích luỹ cũng diễn ra từ từ do thời gian hoạt động của 3 lá cuối cùng
lâu hơn.[36]
Kiểu sắp xếp hạt trên bông lúa là chỉ tiêu khá quan trọng tạo nên kích
thước bông. Thống kê số gié cấp 1 trên bông của tập đoàn lúa cổ truyền thấy
rằng chỉ tiêu này biến động từ 7 – 13 gié trên bông, trung bình là 11 gié. Kiểu
bông xoè có từ 7 – 11 gié, trên gié cấp 1 có thể có 1 – 3 gié cấp 2, các hạt còn
lại đóng trực tiếp vào trục gié vì thế trên mỗi gié chỉ có từ 5 – 20 hạt. Kiểu
bông chụm (các gié xếp dày sít nhau) thường có 9 – 13 gié cấp 1 trên bông, số
gié cấp 2 và số hạt trên 1 gié cấp 1 cao hơn kiểu xoè.[36]
Số bông hữu hiệu của mỗi cá thể trong quần thể nhiều hay ít phụ thuộc
vào đặc tính giống, kỹ thuật trồng trọt, mùa vụ gieo cấy, mật độ, chế độ phân
bón, nước tưới…Trong cùng điều kiện gieo cấy như nhau số bông hữu hiệu
đạt được của các giống không giống nhau đó là khác biệt di truyền. Nếu chỉ
xét riêng tác động của yếu tố di truyền có thể phân ra hai kiểu tác động chính
đó là hoạt động của các gen kiểm soát tính trạng sinh trưởng mạnh sớm và
hoạt động của các gen điều khiển sự phát triển cân đối của cấu trúc tán lá.[13]
Kích thước bông và số lượng bông là hai yếu tố chính hình thành “sức
chứa” của một giống lúa.[36]
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

12

2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu về chất lượng lúa gạo

2.3.1. Tình hình sản xuất lúa chất lượng cao
Lúa chất lượng cao là tiêu chuẩn hàng đầu đối với việc xuất khẩu gạo
trên thị trường thế giới. Thái Lan là nước có chất lượng lúa gạo xuất khẩu
hàng năm đứng thứ nhất trên thế giới đồng thời do chất lượng gạo cao nên giá
bán cũng rất cao.[20]
Thái Lan chủ yếu sản xuất các giống lúa cổ truyền của địa phương, có
chất lượng cao để xuất khẩu, nhưng năng suất thấp khoảng 2 tấn/ha, các giống
lúa cải tiến ngắn ngày năng suất cao chỉ chiếm diện tích rất nhỏ.[60]
Giống lúa chất lượng cao đang được trồng khá phổ biến hiện nay, tại
Nhật Bản là giống cổ truyền Koshihikari, giống này có năng suất 55- 60 tạ/ha,
hàm lượng amylose 17- 18%, không thơm nhưng vị ngon đặc biệt. Ngoài ra
còn một số giống lúa chất lượng khác đang được gieo trồng tại Nhật Bản như
Ettaman- 17, Hatsurishiki, Norin.[56]
Một số quốc gia khác là Pakistan cũng có điều kiện sinh thái rất phù
hợp với việc gieo trồng các giống lúa thơm, giống Basmati và rất nhiều giống
khá của IRRI.[56]
Cây lúa ở Lào chiếm 72% diện tích đất trồng trọt (1994) trong đó 85%
được trồng bằng các giống lúa dẻo dính, năng suất thấp.[56]
Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, năm 2004 có 63 giống lúa đang
được trồng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long trong đó phổ biến nhất là
các giống hạt dài trong, gạo thơm như: OM 1490, OMCS 2000, Jasmine 85,
OM 2517, IR 50404.
Theo điều tra năm 2003 của Viện lúa ĐBSCL về các giống lúa đang
sản xuất trong khu vực này thì các giống lúa có hạt gạo dài (>6,61mm) chiếm
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

13

trên 80% diện tích gieo trồng toàn vùng, giống có hàm lương amylose trung
bình chiếm trên 60% trong khi đó giống bạc bụng chỉ chiếm 16,96%.[3]

Theo số liệu thống kê, trong cơ cấu giống lúa của vùng đồng bằng Sông
Hồng thì giống có năng suất cao chiếm ưu thế hơn giống có chất lượng cao
nhiều lần, tuy nhiên những năm gần đây tỷ lệ giống có chất lượng cao đang
tăng dần.
Phát triển giống lúa đáp ứng cả hai yêu cầu về an toàn lương thực và có
khả năng cạnh tranh cao về chất lượng nông sản, gia tăng thu nhập của người
trồng lúa lµ môc tiªu trong chiÕn l−îc ph¸t triÓn lóa g¹o cña n−íc ta hiÖn nay.
Chiến lược tạo giống lúa hạt dài, hàm lượng amylose < 20%, ít bạc
bụng là ưu điểm số 1, kế đến là mùi thơm. Phương pháp chọn tạo giống
truyền thống vẫn còn nguyên giá trị của nó trong cải tiến giống lúa theo mục
tiêu chiến lược này. Tuy nhiên nó cần được kết hợp với các phương pháp hiện
đại để thúc đẩy hiệu quả tốt hơn.[4]
2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về chất lượng gạo
Chất lượng lúa gạo được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu bao gồm
màu sắc nội nhũ, kích thước, hình dạng, độ đồng đều của nội nhũ, tỷ lệ gạo
xay, gạo xát, gạo nguyên, tỷ lệ bạc bụng, độ trong, độ đục của nội nhũ, hàm
lượng các chất dinh dưỡng: tinh bột, amyloza, amilopectin, lizin,
protein…chất lượng nấu nướng, thử nếm: độ nở, độ xốp, độ bóng, độ dẻo của
cơm, mùi thơm, vị đậm nhạt…có thể sắp xếp thành 4 loại sau đây:[36]
- Chất lượng kinh tế bao gồm các chỉ tiêu cơ lý như: tỷ lệ gạo xay, tỷ lệ
gạo xát, gạo nguyên, gạo trắng trong.
- Chất lượng thương trường (thương phẩm) gồm các chỉ tiêu liên quan
đến mẫu mã sản phẩm trong đó hình dạng màu sắc nội nhũ là chỉ tiêu quan
trọng nhất, độ dài, độ thon, tỷ lệ gạo trắng trong, độ bóng, tỷ lệ gạo bạc bụng,
độ đồng đều hạt quyết định giá trị gạo trên thương trường.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

14

- Chất lượng dinh dưỡng: bao gồm các chỉ tiêu thu được nhờ phân tích

hàm lượng chất dinh dưỡng trong nội nhũ: tinh bột, gluxit, chất béo, đường,
protein, lizin, amyloza, amylopectin, các loại vitamin…
- Chất lượng nấu nướng, ăn uống, chế biến: bao gồm độ nở, độ dẻo, độ
bóng của cơm, mùi cơm, vị đậm…
Các chỉ tiêu chất lượng trên đây trong một chừng mực nhất định có ảnh
hưởng qua lại tương hỗ với nhau.
- Kích thước và độ đồng đều của hạt:
Chiều dài, chiều rộng, bề dày hạt gạo là đặc tính riêng biệt của mỗi
giống được kiểm soát bởi các gen di truyền. Chiều dài hạt gạo do 1, 2, 3 gen
kiểm soát (Ramiah 1931, Bolich 1957, Ramiah và Partha Sarathy 1927).[36]
Kích thước và hình dạng hạt có quan hệ với tỷ lệ gạo nguyên, gạo hạt
ngắn thon hoặc bầu luôn có tỷ lệ gạo nguyên cao hơn dạng hạt dài. Do tác
động của chọn lọc nhân tạo lâu dài đã tạo nên sự tương hợp của kiểu hạt với
tập quán nấu nướng nên thường thấy gạo hạt dài cơm mịn, khô, hạt gạo ngắn,
bầu, cơm dẻo, ướt.[36]
Hạt gạo ngắn thường thấy ở các giống có nguồn gốc Japonica, phát
sinh từ vùng lạnh, nguồn dinh dưỡng trong đất dồi dào, tiêu hao ít năng lượng
cho hô hấp, có năng suất cao hơn và chất lượng dinh dưỡng cao hơn. Các nhà
nghiên cứu cho rằng rất khó tổng hợp tính lùn, đẻ khoẻ với đặc điểm hạt dài
vào một cá thể. Hiện nay có nhiều giống lùn, giống nửa lùn có kiểu hình khoẻ
đẹp, sức sinh trưởng mạnh, năng suất cao, có hạt thon dài, gạo trong đạt chất
lượng thương trường cao, như các giống cải tiến IR 64, IR 42, Jasmine.[36]
Năm 1980 các nhà nghiên cứu lúa gạo của IRRI tiến hành phân loại gạo
theo các chỉ tiêu chiều dài, dạng hạt như sau:[8]
+ Về chiều dài hạt gạo được chia ra 4 cấp (mm):
Cấp 1 - rất dài : > 7.50
Cấp 3 - dài : > 6.61- 7.50
Cấp 5 - trung bình : 5.51- 6.60

×