Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Bài thuyết trình Kỹ thuật sẵn có tốt nhất (BAT) Áp dụng cho quy trình dệt nhuộm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.71 KB, 17 trang )

KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT (BAT)

ÁP DỤNG CHO QUY TRÌNH
DỆT NHUỘM
GVGD : TS LÊ THANH HẢI
HVTH : ĐÀO THANH TÙNG
NGUYỄN THỊ ANH TÚ
VŨ THỊ THANH TUYỀN
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI VIẾT BAT CHO QUY TRÌNH
DỆT NHUỘM
2. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUY TRÌNH DỆT NHUỘM
3. NHỮNG KỸ THUẬT XEM XÉT ĐỀ XUẤT BAT
4. ÁP DỤNG BAT QUY TRÌNH DỆT NHUỘM TẠI VN
5. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG TRONG QUY TRÌNH
DỆT NHUỘM
6. KẾT LUẬN
1. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI VIẾT
BAT CHO QUY TRÌNH DỆT NHUỘM
• Những thông tin chung về quy trình dệt nhuộm
và những ảnh hưởng đến chất lượng môi
trường.
• Mô tả những phương thức sản xuất và kỹ thuật
được áp dụng trong quy trình dệt nhuộm.
• Những kỹ thuật được xem xét để xác định BAT
trong quy trình dệt nhuộm.
• Những kỹ thuật tốt nhất sẵn có (BAT) trong quy
trình dệt nhuộm.
QUY TRÌNH DỆT NHUỘM
• Vải sau khi dệt được chuyển qua bộ phận mộc để nối các
đầu cây lại với nhau, phân theo cùng loại cùng khổ.


• Sau đó vải được đưa vào máy Boiloff, đó là máy dùng để
giủ hồ.
• Vải sau khi qua máy boiloff được đem đi giặt (relax), tạo cho
vải vẻ ngoài trắng sạch hơn, đưa vải trở về trạng thái ban
đầu.
• Vải sau khi relax xong được đưa vào máy căng định hình,
làm cho sản phẩm trở nên ổn định về hình dạng, khổ, kích
thước.
• Vải sau khi qua máy căng định hình rất cứng và dày nên
người ta phải đưa chúng vào giảm trọng, việc giảm trọng
được thực hiện trong máy jet , công đoạn này giúp vải mỏng
hơn, nhẹ hơn và dễ bắt màu.
• Vải tiếp tục được đưa đi nhuộm, để có màu sắc phong phú
tùy theo nhu cầu.
2. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG
QUY TRÌNH DỆT NHUỘM
• Địa điểm: Do đặc thù hoạt động có sử dụng nhiều nước và
nước thải có nhiều thành phần ô nhiễm, nếu địa điểm được
lựa chọn không phù hợp, có thể dẫn tới nguy cơ thiếu nước
sạch cung cấp cho các hoạt động khác (chăn nuôi, tưới
tiêu… ) và gây ô nhiễm môi trường nguồn nước mặt tiếp
nhận nước thải.
• Hệ thống cấp nước và thoát nước : Các nhà máy dệt
nhuộm nói chung đều cần một lượng nước cấp lớn do vậy
ngoài việc xây dựng hệ thống xử lý đạ tiêu chuẩn, cần có
thêm giấy phép được sử dụng nguồn nước cấp khi nhà máy
đi vào hoạt động của chính quyền địa phương. Trong
trường hợp tự khai thác nước ngầm để xử lý và sử dụng
cũng phải có giấy phép khai thác theo đúng qui định.
• Vệ sinh môi trường: cần chú ý các dịch vụ thu gom

chất thải nguy hại, chất thải rắn, rác thải và các dịch vụ
môi trường khác đang được sử dụng trong khu vực.
• Xử lý nguyên liệu : Trước khi nhuộm, sản phẩm cần
được làm sạch bề mặt, loại bỏ những chất bẩn. Trong
quá trình này đã tạo ra những loại chất như PVA
(polyvinyl alcohol). PVA là một chất khó phân huỷ vì là
một polymer mạch dài, do vậy rất khó tách ra khỏi nước
thải. Kèm theo đó là các chất hoá học khó phân huỷ với
nồng độ cao trong nước thải.

Hóa chất : Các loại hoá chất sử dụng trong ngành dệt
nhuộm có thể phân thành hai loại:
- Thuốc nhuộm, là hoá chất chính mang màu đã lựa
chọn, không thể thay thế được trong quá trình nhuộm.
Thuốc nhuộm đều có độc tính nhất định, ngoài ra một số
loại thuốc nhuộm là độc chất có khả năng gây ung thư.
- Các hoá chất khác là chất trợ dùng như chất trợ giúp
cho tất cả các khâu của qui trình dệt nhuộm, bao gồm
chất trợ nấu, trợ tẩy, trợ nhuộm, trợ in hoa và trợ hoàn
tất.
• Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm: quá trình hoàn thiện
là quá trình thực hiện một số yêu cầu bổ sung như làm
mềm vải, chống thấm cho vải, chống vi khuẩn, chống
côn trùng, chống cháy, tăng độ bền … Do vậy, một vài
loại hoá chất và chất tổng hợp đã đượcsử dụng như
silicon, acrylic, urêthan và florin. Hầu hết những loại hoá
chất này là chất khó phân huỷ, đặc biệt khi chúng phản
ứng với những hợp chất khác có mặt trong nước thải.
3. CÁC KỸ THUẬT ĐƯỢC XEM XÉT ĐỂ
XÁC ĐỊNH BAT

• Hệ thống quản lý chung
• Quản lý chất lượng sợi thô đầu vào
• Lựa chọn/ thay thế hóa chất sử dụng
• Quy trình làm sạch sợi
• Tiền xử lý
• Nhuộm
• In
• Thành phẩm
• Giặt
• Kỹ thuật giảm bớt dòng thải/phát thải cuối cùng
BAT chung:
- Ngoài công nghệ sản xuất, cần phải kết hợp với quản
lý môi trường và có một hệ thống quản lý môi trường
(EMS).
- Thực hiện nhận thức môi trường và đưa vào chương
trình đào tạo
- Áp dụng bảo trì và làm sạch.
- Thực hiện một hệ thống giám sát quá trình đầu vào và
đầu ra, bao gồm cả đầu vào của nguyên liệu dệt may:
hóa chất, nhiệt, điện, nước, và kết quả đầu ra : sản
phẩm, nước thải, khí thải, bùn cặn, chất thải rắn.
- Định lượng và pha chế các hoá chất (không bao gồm
thuốc nhuộm)
PHẦN 4: BAT TRONG QUY TRÌNH DỆT NHUỘM
PHẦN 4: BAT TRONG QUY TRÌNH DỆT NHUỘM
Nguyên liệu BAT
Sợi nhân tạo - lựa chọn vật liệu xử lý bằng khí thải thấp và phân huỷ sinh học
Bông -lựa chọn vật liệu có kích thước với tiện ích kỹ thuật và hiệu quả cao
- sử dụng thông tin có sẵn để tránh nguyên liệu chế biến sợi bị ô
nhiễm với hóa chất nguy hiểm nhất như PCP

- sử dụng bông hữu cơ phát triển khi điều kiện thị trường cho phép
Len -sử dụng thông tin có sẵn để tránh nguyên liệu chế biến sợi
bị ô nhiễm với hóa chất nguy hiểm nhất như OC
dư lượng thuốc trừ sâu
-khuyến khích sự phát triển của lông cừu với dư lượng thuốc trừ sâu
thấp.
- sản xuất và tiếp thị trong tất cả các nước sản xuất.
- chọn len sợi kéo thành sợi với các đại lý phân hủy sinh học thay vì
quay
4.1 Nguyên liệu đầu vào
4.2 Tẩy trắng:
BAT :
- Sử dụng tẩy trắng hydrogen peroxide là chất
tẩy trắng quen thuộc kết hợp với kỹ thuật giảm
thiểu việc sử dụng ổn định hydrogen peroxide,
hoặc sử dụngphân huỷ sinh học .
- Sử dụng natri clorit cho sợi lanh và libe mà
không thể được tẩy trắng bằng oxy già.
- Hạn chế sử dụng hypochlorite natri, chỉ cho
các trường hợp mà trong đó yêu cầu về độ trắng
cao
4.3 Nhuộm
• BAT :
- Áp dụng hệ thống pha chế hợp chất hóa
học được phân phát riêng biệt từng loại.
Hệ thống pha trộn bao gồm: 3 loại
chất lỏng chứa sẵn ở 3 bồn cung
cấp, dẫn qua bơm và valve trước khi
vào bồn pha trộn, một bồn để
chứa chất lỏng sau khi trộn, và một

động cơ dùng để khuấy trộn.
3 bồn cung cấp mỗi bồn chứa được tối đa là 4.5
lít, bồn dùng cho pha trộn chứa tối đa 9 lít, bơm có
tốc độ 1lít/30giây, động cơ, các valve và các rờle
đóng ngắt.
Khi nhấn nút, 3 van cung cấp A, B, C và bơm được tác
động, cho phép chất lỏng từ 3 bồn chảy vào bồn
pha trộn theo tỉ lệ nhất đònh. Chẳng hạn, chất A:
60%, chất B: 25%, chất C: 15%. Khi van cuối cùng (van
A) đóng lại thì động cơ bắt đầu hoạt động với thời
gian bằng ½ thời gian mở van A.
Trộn hóa chất trước khi phun: Theo thành phần hóa học của họ,có thể được
phân loại như sau [179, UBA, 2001].
Coating bột
Có thể dựa trên polyolefin (đặc biệt là polyethylene), polyamide 6, polyamide
6,6, copolyamides, polyester, polyurethane, polyvinylchloride,
polytetrafluoroethylene.
Coating bột nhão
Dựa trên các chất hóa học đã đề cập ở trên, nhưng chúng cũng chứa các chất
phụ gia như:
đại lý phân tán (bề mặt, thường alkylphenolethoxylates)
solubilising đại lý (glycols, N-methylpyrrolidone, hydrocarbon)
chất tạo bọt (dầu khoáng, các axit béo, muối của axit béo amoniac)
chất làm mềm (đặc biệt là phthalates, sulphonamides)
làm đặc, dày (polyacrylates)
amoniac.
4.4 Nước và quản lý năng lượng
Năng lượng tiết kiệm thường liên quan trong ngành
công nghiệp dệt may bởi vì việc sử dụng năng lượng
chính là nước ở nhiệt độ cao.

BAT:
- Giám sát nước và tiêu thụ năng lượng trong các quá
trình khác nhau
- Cài đặt các thiết bị kiểm soát dòng chảy và các van
ngăn chặn tự động trên máy liên tục
- Cài đặt bộ điều khiển tự động để kiểm soát khối
lượng và nhiệt độ.
4.5 Quản lý chất thải
BAT:
- Thu thập và có biện pháp xử lý riêng từng loại chất thải.
PHẦN 5: MỘT SỐ TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
TRONG QUY TRÌNH DỆT NHUỘM
• TCVN 5945 : 1995 Tiêu chuẩn Nước thải công nghiệp.
• TCVN 6984: 2001 Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
thải vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ
sinh.
• TCVN 6774-2000 Chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống
thuỷ sinh
• TCVN 6980-2001 Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải
vào vực nước sông dùng cho mục đích cấp nước sinh
hoạt
• TCVN 6981-2001 Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải
vào vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh
hoạt.
PHẦN 6: KẾT LUẬN
- Trong quá trình dệt nhuộm, thường gây ô nhiễm bởi
các công đoạn hồ sợi, giũ hồ, làm bóng, nấu, tẩy
nhuộm hoàn tất và in hoa. Trong thành phần nước
thải có chứa nhiều loại hóa chất độc hại như phẩm
nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất tạo môi

trường, hồ, men, chất oxy hóa,…
- Do vậy, cần có những biện pháp để ngăn ngừa,
giảm tác động đến môi trường. Áp dụng những kỹ
thuật sẵn có tốt nhất là một trong những biện pháp
hiệu quả cần được thực hiện.

×