Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Nghiên cứu về nhu cầu sử dụng smartphone của người tiêu dùng từ 18 đến 45 tuổi giới hạn trong 3 hệ điều hành windowphone, androi và ios

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 65 trang )


1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MARKETING
o0o
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG SMARTPHONE
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TỪ 18 ĐẾN 45 TUỔI GIỚI HẠN
TRONG 3 HỆ ĐIỀU HÀNH: WINDOWPHONE, ANDROI
VÀ IOS
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thanh Thủy
Sinh viên thực hiện : Lê Trần Anh Tú
MSSV : CQ528811
Lớp : Markeng 52C

2
HÀ NỘI - 2014

3
MỤC LỤC

MỤC LỤC 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ 5
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG SMARTPHONE Ở VIỆT NAM 9


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG


SMARTPHONE CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TỪ 18 – 45 TUỔI GIỚI HẠN TRONG BA HỆ
ĐIỀU HÀNH: WINDOWPHONE, ANDROID VÀ IOS 28
 !"#$%#&'(#)
*+,#)
-./'(#
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU CHO VIỆC PHÁT TRIỂN SẢN PhẨM VÀ GIẢI
PHÁP MARKETING TRONG VIỆC THOẢ MÃN NHU CẦU SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI
THÔNG MINH (SMARTPHONE) CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẦM TUỔI 18 – 45 GIỚI
HẠN TRONG BA HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWPHONE, ANDROID VÀ IOS 55
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
0
4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Ý nghĩa
WP WindowPhone
HĐH Hệ điều hành
VN Việt Nam

5
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

MỤC LỤC 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ 5
LỜI MỞ ĐẦU 7
1.2'(#3
-4$'(#3
567'#'(#3
-./'(#8)
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG SMARTPHONE Ở VIỆT NAM 9



CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG
SMARTPHONE CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TỪ 18 – 45 TUỔI GIỚI HẠN TRONG BA HỆ
ĐIỀU HÀNH: WINDOWPHONE, ANDROID VÀ IOS 28
 !"#$%#&'(#)
*+,#)
%9)
:;<=>?%9)
01.2'(#)
-4$'(#
@567'#'(#
AB#C'(#
-./'(#
*DED'(#
*DED4F#'(#0
0*#G<H="#$9I$"".J0
-BK$9LM=;N1="#0
@
6
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU CHO VIỆC PHÁT TRIỂN SẢN PhẨM VÀ GIẢI
PHÁP MARKETING TRONG VIỆC THOẢ MÃN NHU CẦU SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI
THÔNG MINH (SMARTPHONE) CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẦM TUỔI 18 – 45 GIỚI
HẠN TRONG BA HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWPHONE, ANDROID VÀ IOS 55
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
A
7
LỜI MỞ ĐẦU
Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của smartphone trong việc đã thay
đổi cuộc sống của con người, một chiếc máy không chỉ nghe gọi mà giờ còn tích

hợp giải trí đa phương tiện, chức năng thanh toán, kết nối con người, tiếp cận với
nguồn thông tin mở vô hạn và tiết kiệm được nhiều chi phí cho người sử dụng
Thế kỉ 21 đang là kỉ nguyên của việc chạy đua công nghệ. Do có nguồn thông
tin mở rất rộng lớn nhưng lại không được kiểm định chặt chẽ, bản thân người tiêu
dùng không thể nào nắm hết được những đặc tính sản phẩm mà họ sắp mua, mỗi
người có một câch lựa chọn riêng để phù hợp với nhu cầu của mình, và để có được
sự lựa chọn sáng suốt, họ cần biết nhu cầu của mình là gì
Bên cạnh việc thay đổi không ngừng của công nghệ thì yêu cầu cuộc sống,
nhu cầu con người cũng biến đổi không ngừng, việc xác định được nhu cầu người
tiêu dùng về một chiêc điện thoại không chỉ để nghe gọi còn giúp nhà sản xuất đầu
tư đúng hướng hơn cho sản phẩm chứ không phải là những tính năng ưu việt nhưng
chỉ làm sản phẩm thêm lòe loẹt.
Đứng về góc nhìn của người tiêu dùng việc xác định nhu cầu giúp tiết kiệm và
xác định rõ rang mức chi phí cần bỏ ra là bao nhiêu, đã phù hợp chưa và sở hữu
được sản phẩm phù hợp với cuộc sống của mình, tránh chạy theo những tính năng
“ảo” mà nhà sản xuất sinh ra để hút người dùng
→ Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm ra nhu cầu của người tiêu dùng
về một chiếc điện thoại thông minh phù hợp với cuộc sống: mức giá, chức năng,
yêu cầu phần mềm, phần cứng, hỗ trợ từ nhà sản xuất,….
Đối tượng nghiên cứu
• Nhu cầu của người tiêu dùng độ tuổi 18-45 tuổi về smartphone (giới hạn
trong 3 hệ điều hành Android, Ios, Windowphone)
Phạm vi nghiên cứu
• Người tiêu dùng trên những diễn đàn công nghệ lớn (tinhte, voz,
winphoneviet, android).
Mục tiêu nghiên cứu
• Xác định những yếu tố thôi thúc người dùng phát sinh nhu cầu về điện thoại
thông minh
• Xác định những yêu cầu về chiếc điện thoại thông minh của từng nhóm
người dùng (độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, thu nhập)

• Tìm hiểu nhu cầu của những người đang sử dụng máy (mức độ hài lòng, nhu
cầu cải tiến chức năng,…)
3
8
Phương pháp nghiên cứu:
Điều tra thông qua bảng hỏi kết hợp với thông tin thứ cấp trên internet để đề
xuất giải pháp phát triển và thỏa mãn nhu cầu của người dùng sản phẩm
Kết cấu đề tài sẽ bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về thị trường smartphone ở Việt Nam
Chương 2: Kết quả nghiên cứu tìm hiểu về nhu cầu sử dung smartphone của
người tiêu dùng từ 18 – 45 tuổi giới hạn trong ba hệ điều hành: Windowphone,
android và iOS
Chương 3: Ứng dụng nghiên cứu cho việc phát triển sản phẩm cà giải pháp
marketing trong việc thỏa mãn nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh (smartphone)
của người tiêu dùng tầm tuổi 18 – 45 giới hạn trong ba hệ điều hành
WindownPhone, Android và iOS
)
9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG SMARTPHONE Ở
VIỆT NAM
1.1. Đặc điểm sản phẩm smartphone
Định nghĩa
• Điện thoại thông minh là chiếc điện thoại di động có khả năng tính toán và
kết nối cao cấp hơn những chiếc điện thoại chỉ có các tính năng cơ bản.
• Những mẫu smartphone đời đâu thường là sự kết hợp giữa các tính năng của
điện thoại thông thường với những thiết bị có công dụng khác như máy PDA, máy
nghe nhạc, máy quay phim, chụp ảnh hay một thiết bị định vị GPS. Những mẫu
điện thoại thông minh hiện đại bên cạnh tất cả những tính năng trên còn được trang
bị thêm màn hình cảm ứng, trình duyệt web, Wi-Fi, những ứng dụng của bên thứ ba
và các phụ kiện hỗ trợ

• Những chiếc điện thoại thông minh phổ biến nhất hiện nay (chiếm khoảng
90% thị phần) được chạy hệ điều hành Android của Google và iOS của Apple.
Các giai đoạn phát triển
 Những năm đầu
• Ý tưởng về thiết bị kết hợp giữa điện thoại và máy tính lần đầu tiên được
đưa ra vào năm 1973 và được bắt đầu được đưa ra thị trường vào năm 1993. Thuật
ngữ điện thoại thông minh (smartphone) lần đầu xuất hiện năm 1997, khi Erisson
mô tả GS 88 “Penelope” như là một chiếc “điện thoại thông minh”.
 Nguyên mẫu đầu tiên
Chiếc điện thoại di động đầu tiên kết hợp tính năng
PDA là một mẫu thử nghiệm của IBM được phát triển vào
năm 1992 và ra mắt cùng thời gian đó tại triển lãm thương
mại công nghiệp máy tính COMDEX. Phiên bản hoàn thiện
hơn của sản phẩm này đã được Bellsouth tung ra thị trường
vào năm 1994 dưới cái tên Simon Personal Communicator.
Chiếc Simon là thiết bị đầu tiên có thể gọi đúng là “điện
thoại thông minh”, mặc dù thuật ngữ ấy vẫn chưa được đặt
ra tại thời điểm đó. Ngoài những tính năng nghe gọi thông

10
thường, Simon còn có thể gửi và nhận fax, email thông qua màn hình cảm ứng.
 PDA (personal digital assistant – thiết bị điện tử hỗ trợ cá nhân)
• Vào cuối những năm 90, người ta phải mang điện thoại di động kèm theo
một máy PDA riêng biệt chạy những phiên bản đầu tiên của hệ điều hành Palm OS,
Blackberry OS hay Windows CE/Pocket PC. Những hệ điều hành này sau này đã
được phát triển thành hệ điều hành cho điện thoại di động.
• Năm 1996, Nokia tung ra chiếc Nokia 9000 – chiếc điện thoại bán chạy nhất
thời điểm đó. Nó được thiết kế theo phong cách
giống một chiếc máy tính Palmtop và được tích
hợp máy PDA của HP. Trong những

nguyên mẫu đầu, 2 thiết bị này được gắn với
nhau bằng một bản lề (thiết kế sau này được
biết đến với cái tên Clamshell). Khi được mở ra,
màn hình hiển thị ở mặt trong, phía trên và một
bàn phím QWERTY vật lý ở phía dưới. Email và trình duyệt web dạng văn bản
được cung cấp bởi hệ điều hành GEOS V3.0.
• Đầu năm 2000, chiếc Ericsson R380 được phát hành bởi Ericsson Mobile
Communications và trở thành “điện thoại thông minh” (smartphone) đầu tiên trên
thị trường. Nó được kết hợp những chức năng của điện thoại di động và máy PDA,
được hỗ trợ trình duyệt web hạn chế với một màn hình cảm ứng điện trở và bút
Stylus.
• Vào đầu năm 2001, tập đoàn Palm đã cho ra mắt Kyocera 6035, là sự kết
hợp giữa điện thoại di động và máy PDA và hoạt động với mạng Verizon. Chiếc
điện thoại này cũng hỗ trợ duyệt web hạn chế.
• Những điện thoại thông minh trước Android, iOS và Blackberry thường
chạy hệ điều hành Symbian, ban đầu được phát triển bởi Psion. Đó từng là hệ điều
hành phổ biến nhất thế giới cho tới quý 4 năm 2010.
 Sự đón nhận rộng rãi
• Vào năm 1999, hãng NTT Docomo của Nhật đã cho ra mắt những chiếc
smartphone (điện thoại thông minh) đầu tiên nhằm đạt được sự đón nhận rộng rãi
trong một quốc gia. Những chiếc smartphone này chạy trên mạng i-mode với tốc độ
truyền tải dữ liệu lên tới 9.6kb/s. Không như các thế hệ tương lai của dịch vụ mạng
không dây, mạng i-mode NTT Docomo sử dụng cHTML, một ngôn ngữ hạn chế
một số khía cạnh của HTML truyền thống nhằm tăng tốc độ dữ liệu cho các thiết bị.
Tính năng hạn chế, màn hình kích thước nhỏ và băng thông giới hạn cho phép các
điện thoại tối đa hóa tốc độ dữ liệu chậm hơn có sẵn.

11
• Sự nổi lên của i-mode giúp NTT Docomo tích lũy khoảng 40 triệu thuê bao
vào cuối năm 2001. Hãng cũng có số vốn đứng đầu thị trường tại Nhật Bản và thứ

hai trên toàn cầu. Quyền lực này sẽ suy yếu dần khi đối mặt với sự gia tăng của 3G
và điện thoại mới với khả năng của mạng không dây tiên tiến.
• Ngoài thị trường Nhật Bản,
smartphone vẫn còn là một khái niệm khá
mới mẻ, dù cho giữa những năm 2000,
những thiết bị chạy hệ điều hành
Windows Mobile của Microsoft dần trở
nên phổ biến trong giới doanh nhân Mỹ.
BlackBerry sau đó cũng dần được nhiều
người biết đến ở thị trường này, thuật ngữ
CrackBerry đến năm 2006 được trở nên
phổ biến nhờ sự hấp dẫn của những sản
phẩm từ công ty này. Năm 2003,
BlackBerry lần đầu cho ra mắt những
chiếc điện thoại GSM BlackBerry 6210,
BlackBerry 6220 và BlackBerry 6230,
kèm theo đó là chếc BalckBerry 7730 với màn hình màu. Năm 2006 – 2007, cả 2 hệ
điều hành trên đều nắm giữ thị phần lớn ở Bắc Mỹ, dù BlackBerry được cả giới
doanh nhân và những đối tượng trẻ đón nhận, Windows Mobile chỉ phổ biến với
những người đi trước.
• Sự phát triển không ngừng của công nghệ di động đã cho phép người sử
dụng gửi email, fax và thực hiện cuộc gọi, trở thành một công cụ đắc lực cho những
doanh nhân hay phải di chuyển. Như cách mà BlackBerry giành được khách hàng,
những người ưa thích sự đơn giản đã bị thu hút bởi những tính năng liên lạc mà
hãng này mang lại.
• Ở châu Âu, Windows Mobile chưa từng có được sự chú ý của thị trường,
còn BlackBerry cũng chưa có được một sự ảnh hưởng đáng kể nào cho tới năm
2008. Symbian từng là hệ điều hành di động phổ biến nhất châu Âu trong suốt nửa
sau những năm 2000. Thị trường này từng được Nokia dẫn đầu – vốn đã rất nổi
tiếng ở những thị trường ngoại Bắc Mỹ. Ban đầu, những thiết bị chạy Symbian

được tập trung cho thị trường doanh nhân, cũng giống như Windows Mobile và
BlackBerry. Từ 2006 trở về trước, Nokia bắt đầu tạo ra những smartphone tập trung
vào tính năng giải trí mà tiêu biểu là dòng Nokia N. Chiếc N95 là một ví dụ về sự
đột phá về tính năng về tính năng giải trí vào thời điểm đó và mở ra một thị trường
rộng mở hơn cho những người trẻ tuổi, không chỉ trong giới doanh nhân. Châu Á

12
(ngoại trừ Nhật Bản) cũng có xu hướng như vậy.
• Một công ty khác cũng tạo ra một bước đột phá là Palm. Dù vốn là một
doanh nghiệp chuyên về máy PDA nhưng sau này Palm đã chuyển sang lĩnh vực
smartphone cho doanh nhân, chủ yếu cạnh tranh với BlackBerry và Windows
Mobile ở thị trường Mỹ và ít phổ biến hơn ở châu Âu và châu Á.
• Những công ty hàng đầu của những năm 2000 sau này rơi vào cuộc đua
tranh khốc liệt và tạo ra sự sụt giảm mạnh trong thị phần.
 Đối thủ mới
• Năm 2007, Apple Inc cho ra mắt iPhone, một trong số những smartphone
đầu tiên sử dụng cảm ứng đa điểm. iPhone đã gây chú ý nhờ màn hình cảm ứng lớn
để có thể dùng ngón tay để trực tiếp tương tác, thay cho bút Stylus hoặc bàn phím
chuyên dụng như các smartphone khác. Năm 2008, chiếc điện thoại chạy Android
đầu tiên xuất hiện với tên gọi HTC Dream. Android là nền tảng mở được sáng lập
bởi Andy Rubin và tài trợ bởi Google. Dù cho cho sự đón nhận đối với Android
bước đầu còn chậm chạp nhưng nó đã dần trở nên phổ biến vào năm 2010.
Cả 2 hệ điều hành trên đã dẫn tới sự sụt giảm doanh số của những công ty dẫn
đầu trước đó. Microsoft là một ví dụ, họ đã phải phát triển một hệ điều hành mới
với tên gọi Windows Phone – hiện nay là hệ điều hành đứng thứ 3 thế giới. Palm bị
mua lại bởi HP (Hewlett – Packard), được phát triển thành hệ điều hành WebOS và
sau này được chuyển nhượng lại. BlackBerry cũng tạo ra một hệ điều hành hoàn
toàn mới – BlackBerry 10.
 Tương lai
• Năm 2013, công ty Fairphone tung ra smartphone đầu tiên về “chuẩn mực xã

hội” tại Liên hoan thiết kế Luân Đôn để bàn về mối quan tâm đối với nguồn cung

13
ứng vật liệu trong sản xuất. Cuối năm 2013, QSAlpha commenced production of a
smartphone designed entirely around security, encryption and identity protection.
Tháng 12 năm 2013, Samsung Galaxy Round và LG G Flex-những smartphone đầu
tiên với công nghệ màn hình OLED cong đã được tung ra thị trường.
• Việc phát triển những smartphone với màn hình OLED có khả năng gấp lại
có thể kéo dài cả thập kỷ vì chi phí sản xuất. Tỷ lệ thất bại trong việc sản xuất
những màn hình này là tương đối cao, chỉ cần một hạt bụi cũng có thể làm hỏng
màn hình trong quá trình sản xuất. Tạo ra một viên pin có khả năng gấp lại cũng là
một rào cản nữa. Chiếc điện thoại có khả năng gấp lại hoàn toàn của Samsung được
kì vọng sẽ ra mắt vào khoảng 2016-2017.
• Một lớp kính pha lê mỏng trong suốt có thể được gắn cho những màn hình
nhỏ như đồng hồ và smartphone và giúp chúng sử dụng năng lượng mặt trời giúp
cho những chiếc điện thoại thông minh có thể kéo dài tuổi thọ pin lên tới 15% đối
với một ngày sử dụng bình thường. Smartphone đầu tiên sử dụng công nghệ này sẽ
được ra mắt vào năm 2015. Những màn hình này cũng có thể nhận được tín hiệu Li-
Fi, kể cả camera cũng có khả năng này. Chi phí cho những màn hình này vào
khoảng 2-3 USD cho một chiếc điện thoại, rẻ hơn rất nhiều so với hầu hết các công
nghệ mới.
• Trong tương lai gần, điện thoại thông minh có thể không sử dụng những viên
pin truyền thống như là nguồn năng lượng duy nhất, thay vào đó, chúng có thể sử
dụng năng lượng từ radio, TV, di động hoặc tín hiệu Wi-Fi.
• Đầu năm 2014, những chiếc điện thoại thông minh bắt đầu sử dụng công
nghệ Quad HD (4K) với độ phần giải 2560x1440 trên màn hình 6” với lượng điểm
ảnh lên tới 490 ppi (pixels per inch), đây là một cải tiến đáng kể so với màn hình
Retina của Apple. Công nghệ Quad HD được sử dụng trên những chiếc TV hiện đại
và màn hình máy vi tính nhưng chỉ với 110 ppi hoặc thấp với những màn hình lớn
như vậy.

• Vào năm 2014, Wi-Fi vẫn tiếp tục là mạng chính cho smartphone. Do sự
tương tác giữa smartphone và dữ liệu ngày càng lớn và Wi-Fi trở nên phổ biến và
dễ dàng kết nối hơn, dịch vụ Wi-Fi First Smartphone sẽ phát triển mạnh mẽ hơn
nữa.
0
14
Tháng 2 năm 2014, một số smartphone có khả năng chống bụi và chống nước
ở độ sâu 1m đã được ra mắt như Samsung Galaxy S5, Sony Xperia Z1S và Sony
Xperia Z2.
1.2. Thị trường smartphone thế giới
 Thị phần
Theo lượng sử dụng smartphone
• Trong quý 3 năm 2012, trên toàn thế giới đã có một tỷ thiết bị smartphone
được sử dụng. Doanh số smartphone đã vượt qua doanh số của các điện thoại chức
năng bình thường vào đầu năm 2013. Tính đến năm 2013, 65% người sử dụng di
động của Mỹ đã sở hữu smartphone. Thị trường điện thoại di động ở châu Âu tính
đến 2013 là 860 triệu. Tại Trung Quốc, vào quý 2 năm 2012, điện thoại thông minh
chiếm hơn nửa những lô hàng thiết bị cầm tay.
• Tính tới tháng 11 năm 2011, 27% bức ảnh được chụp từ smartphone. Một
cuộc nghiên cứu được tiến hành vào tháng 9 năm 2012 đã dẫn tới kết luận rằng 4
trong số 5 người sở hữu smartphone sử dụng chúng để mua sắm. Một cuộc nghiên
cứu khác được tiến hành vào tháng 6 năm 2013 chỉ ra rằng 56% người Mỹ trưởng
thành đang sở hữu điện thoại thông minh. Những người sở hữu Android và iPhone
chiếm một nửa trong tổng số người sử dụng điện thoại di động. Đối tượng sở hữu
smartphone nhiều nhất là những người có thu nhập cao và dưới 35 tuổi.
• Lượng đơn hàng smartphone trên toàn thế giới đã đạt đỉnh – 1 tỷ thiết bị vào
năm 2013 (tăng 38% so với năm 2012 – 725 triệu thiết bị) và chiếm 55% thị phần

15
của thị trường điện thoại di động (năm 2012 là 42%).

 Theo nhà sản xuất
• Năm 2013, Samsung chiếm 31.3% thị phần, tăng nhẹ so với năm 2012
(30.3%), trong khi Apple chiếm 15.3%, giảm hơn so với mức 18.7% năm 2012.
Huwei, LG và Lenovo đều sở hữu 5% thị phần, tăng khá mạnh so với năm 2012,
những nhà sản xuất khác chiếm 40%. Chỉ duy nhất Apple bị tụt giảm thị phần dù
cho lượng đơn hàng của họ vẫn tăng thêm 12.9%, các đối thủ còn lại tăng đáng kể
từ 36% lên 92%.
 Theo hệ điều hành
• Từ năm 2010, Android vẫn là hệ điều hành thống trị thị trường. Thị phần của
Android (tính theo số đơn hàng) tăng từ 33.2% vào quý 4 năm 2011 tới 78.1% vào
quý 4 năm 2013, trong khi đó, thị phần của Apple dao động trong khoảng 15% -
20.9%. Cùng thời điểm đó, thị phần của BlackBerry giảm từ 14.3% quý 4 năm 2011
xuống còn 0.6% vào quý 4 năm 2013, MS Windows Mobile tăng từ 1.5% tới 3%.
• Cho đến cuối quý 3 năm 2013, Android vẫn là hệ điều hành phổ biến nhất,
với 81.9% thị phần, tiếp theo là iOS với 12.1%, Windows Phone chiếm 3.6% và
BlackBerry là 1.8%.
 Các thị trường lớn:
• Theo bản báo của Mediacells, thị trường smartphone 2014 ghi nhận sự vươn
lên mạnh mẽ của Ấn Độ khi nước này trở thành thị trường smartphone lớn thứ 2 thế
giới. Như vậy, sau khi để mất vị trí số 1 vào tay Trung Quốc trong năm 2013, Mỹ
lại để Ấn Độ qua mặt trong năm 2014. Góp mặt trong top 10 thị trường smartphone
lớn nhất thế giới, ngoài ba vị trí dẫn đầu Trung Quốc (283 triệu máy), Ấn Độ (225
triệu máy), Mỹ (89 triệu máy), còn có Brazil (47 triệu máy), Indonesia (46 triệu
máy), Nga (31 triệu máy), Nhật Bản (30 triệu máy), Mexico (23 triệu máy), Đức (22
triệu máy), Pháp (18,7 triệu máy) và Anh (17,7 triệu máy). Như vậy, 10 thị trường
điện thoại thông minh lớn nhất sẽ chiếm 81% tổng số 1,03 tỷ smartphone được tiêu
thụ trên toàn cầu năm 2014.
1.3. Thị trường smartphone Việt Nam
1.3.1. Giới thiệu ba hệ điều hành
1.3.1.1. Windowphone

• Trải qua nền tảng là Winphone 7, mặc dù có nhiều ưu điểm về hiệu năng
cũng như sự cá nhân hóa nhưng hầu như WP7 (Winphone 7) nhận được là che
trách. Hiện giờ các điện thoại chạy hệ điều hành cả WP phổ biến là WP 8. Bản nâng
cấp mới nhất là WP 8.1 dành cho lập trình viên đang được đánh giá rất cao, hứa hẹn
sẽ là một bước nhảy vọt cho hệ điều hành này. Xét trên bản WP 8, chúng ta dễ dàng
nhận thấy những đặc điểm của hệ điều hành này như:
@
16
 Thiết kế, giao diện:
• Winphone nổi bật với thiết kết giao diện phẳng, với những khối màu đơn
sắc, với những mảng shortcut hình vuông, tùy chỉnh với 3 kích thước quy định, tuy
nhiên điều này không làm cho chiếc điện thoại trở nên quá đơn điệu do những mảng
icon shortcut như những cửa sổ thông minh, không ngừng chuyển động và hiển thị
hình ảnh của bạn
 Kết nối danh bạ:
• Hệ điều hành này cho phép kết nối danh bạ của bạn thông qua cả mạng xã
hội như twitter, skype, facebook, nó làm cho việc lưu danh bạ thuận tiện hơn, tích
hợp đầy đủ thông tin về mỗi cá nhân, hình ảnh, trạng thái hoạt động, tên của những
người đó có thể được lưu bằng nickname, rất thú vị
 Tìm kiếm:
• Công cụ tìm kiếm đặc trưng của những chiếc điện thoại chạy WP8 là Bing.
Đây là công cụ tìm kếm hết sức hiệu quả với chế độ safesearch ngăn những yếu tố
gây hại khi tìm kiếm, phương thức đa dạng với tìm kiếm bằng nhập liệu, giọng nói
hay hình ảnh phong phú hơn công cụ này còn đi kèm khả năng quét QR code. Tuy
nhiên ở Việt Nam công cụ này lại không mấy hiệu quả do hầu như kết quả hiển thị
ra có độ chính xác cao chỉ khi tìm kiếm bằng tiếng Anh nên sự thông dụng của nó
giảm đi
 Bản đồ:
• Hãng Microsoft trang bị cho những chiếc Windowphone hệ thống bản đồ
Here Map, ngoài ra còn có Bing map và nokia map (cho những thiết bị Lumia)

nhưng những hệ thống bản đồ trên hầu như là không hiệu quả, khó tìm kiếm và độ
sai lệch cao, nhất là Việt Nam vẫn chưa phải là một thị trường trọng tâm cho những
dòng sản phẩm chạy hệ điều hành này
 Chợ ứng dụng:
• Chợ ứng dụng của Windowphone mang tên “Store” với thiết kế phân mục
quá đơn giản, tuy rằng việc download và cài đặt ứng dụng diễn ra rất nhanh chóng
nhưng do ra đời muộn, sự non trẻ đã đem lại thiệt thòi cho hệ điều hành này khi
không được sự ưu ái của những nhà sản xuất phần mềm, những ứng dụng hay, nổi
bật trên thị trường hầu như được tung ra với phiên bản hệ điều hành IOS hoặc
android là trước nhất. Có thể nói chợ ứng dụng của Window phone là đủ dùng cho
người bỏ thời gian sử dụng điện thoại ở mức trung bình (4-6 tiếng/ngày)
 Trình duyệt Web:
• Nói đến trình duyệt web không thể không nói tới Internet Explorer. WP8 sử
dụng IE 10 với sự cải tiến đáng kể từ nhà sản xuất như con át chủ bài để độc chiếm
thị trường trình duyệt. Một số cải tiến trên IE10 đáng chú ý như xử lý JavaScript
nhanh gấp 4 lần so với IE9, được tích hợp sẵn công cụ SmartScreen Filter giúp
phát hiện malware đối với các trang web. Đặc biệt so với các trình duyệt khác IE
A
17
cho sự tối ưu về dung lượng hơn gấp nhiều lần
 Bộ gõ, gõ tiếng Việt:
• Có thể nói đây là một trong những điều đáng chê trách nhất của hệ điều hành
Windowphone tại thị trường Việt Nam. Từ hệ điều hành WP7 không cho phép nhập
liệu bằng tiếng Việt đã gây không ít khó chịu cho người dùng. Bản WP8 ra mắt mặc
dù có cải tiến, đã gõ được tiếng việc những việc bỏ dấu thực sự quá khó khăn.
Người dùng đã từng trải nghiệm đặt không ít kì vọng vào những phiên bản theo mà
gần đây nhất sẽ là windowphone 8.1
 Điện toán đám mây:
• Người tiêu dùng có thể lựa chọn nhiều loại đám mây tích trữ dữ liệu nhưng
gắn với Windowphone là OneDrive (tên cũ là SkyDrive) có độ tương thích cao và

không bao giờ sợ mất đi dữ liệu khi làm mất hoặc cài lại máy
 Hỗ trợ phần mềm:
• Như đã nói, hệ điều hành WIndowphone tuy đã ra đời nhiều năm những so
với các đối thủ của mình là Android và IOS thì vẫn còn quá non trẻ nên vẫn không
dành được sự ưu ái từ các lập trình viên. Những ứng dụng nổi bật thường được cập
nhật sau cùng và với thiết kế không quá đẹp. Nhưng vẫn có thể hoàn toàn hứa hẹn
việc hệ điều hành này sẽ được đối xử “công bằng” khi mà điện thoại giá rẻ của WP
đang tràn ngập thị trường Việt Nam mà điển hình có thể kể đến là Lumia 520, 620,
625 và HTC 8X, 8S
 Tổng quan:
• Có thể nhận xét chung về WP rằng đây là một hệ điều hành đóng ít tùy biến
và hỗ trợ ứng dụng kèm theo kém. Tuy nhiên, cũng không ngoa khi nói đây là hệ
điều hành có tính cá nhân hóa cao nhất trong các hệ điều hành khi các mạng xã hội
tích hợp vào cả thông tin danh bạ, tin nhắn. Mặc dù là hệ điều hành đóng nhưng ở
mức sử dụng trung bình thì đây là một trải nghiệm tuyệt với với những máy có cấu
hình không cao nhưng vẫn đem lại được sự mượt mà ổn định và quan trọng nhất là
WP8 lúc nào cũng cho mức chi phí thấp hơn một giá so với những sản phẩm cùng
hiệu năng
1.3.1.2. Hệ điều hành Android
• Với ưu thế về những hạ tầng sẵn có như google search, youtube, google
drive,… khiến cho sự ra đời của hệ điều hành android đã sẵn có một “bộ khung”
vững chắc là bệ phóng. Khi nói đến Android, người dùng có thể mường tượng đến
một thế giới bao la không điểm dừng, một không gian mở mà người ta có nhào nặn
tùy ý theo ý mình. Nhưng khi tự nhào nặn nó thì có thể thành công cũng sẽ có thể
thất bại, việc gây xung đột máy không còn lạ đối với những người thích “vọc” đồ
nghệ. Đại diện để so sánh với thời điểm hiện tại của Android sẽ là phiên bản 4.4
KitKat:
 Thiết kế, giao diện:
3
18

• Giao diện gốc của Android mang tính sáng tạo và thuận tiện cao. Thường
gắn liền với các launcher (nhưng shortcut hiện thị sâu hơn và có thể giúp sử dụng
App ngay trên homescreen). Ngoài việc giữ nguyên thiết kế gốc của nhà phát hành.
Mỗi thiết bị bị có thể tự trang bị cho mình những tùy biến về thiết kế rất đặc trưng
như giao diện Sense nổi tiếng của HTC hay hệ thống kí hiệu tắt trên màn hình chờ
của Sky. Ngoài ra có thể kể đến việc thiết kể của android 4.4 mang màu sắc tươi
sáng và giản đơn hơn như chờ đợi bàn tay thiết kế của mỗi người chủ sở hữu khác
nhau, cùng với sự trợ giúp đắc lực từ công cụ Google Now của nhà phát hành (vuốt
phím home lên chính giữa màn hình để truy cập tìm kiếm trên các liên kết của
google)
 Kết nối danh bạ:
• Đối với dân văn phòng, việc sử dụng gmail là quá phổ biến, tính ưu việt của
nó có thể khẳng định cao hơn Yahoo mail hay Outlook, việc tích hợp thông tin,
danh bạ, tin nhắn cho những điện thoại chạy android là vô cùng tiên lợi. Về điểm
tiện ích này có thể coi đây là một hệ điều hành dành cho sự chuyên nghiệp và tính
thuận tiện cao
 Tìm kiếm:
• Có thể nói đây là tính năng suất sắc nhất khi nói về sự so sánh với ba hệ điều
hành. Google search vốn dĩ đã là công cụ tìm kiếm không thể thiếu ngày nay.
Không ít người dùng hệ điều hành IOS hay Windowphone vẫn tích hợp google
search vào trình duyệt của mình, hay ngay chính nhà sản xuất cũng đã làm thế cho
IE của WIndowphone và safari của iOS
 Bản đồ:
• Cũng giống như Google Search, một dạng công cụ tìm kiếm khác của
Android là Google Map đã thay mặt Google khẳng định vị thế ông hoàng trong việc
tạo ra những công cụ tìm kiếm bậc nhất. Độ chi tiết và chính xác của Google Map
đều vượt trội hơn hẳn chưa kể sự hỗ trở đắc lực từ Google Earth. Chức năng này đã
tạo một điểm cộng cho Android khi hỗ trợ rất đắc lực cho tính năng của một chiếc
smartphone.
 Chợ ứng dụng:

• Chợ ứng dụng của Hệ điều hành Android là Google Play với hiện thị chi tiết
và rất dễ tìm kiếm. Ngoài ra điều khác biệt là chợ ứng dụng có thể share link để cài
trực tiếp tong qau máy tính, đồng bộ hóa qua tài khoản gmail, chia sẻ trực tiếp qua
Google Plus
 Trình duyệt Web:
• Nếu IE của WindowPhone có ưu điểm về việc tiết kiệm dung lượng mạng
với khả năng lưu trữ, nhớ dữ liệu trong lược sử thì Chrome của Android có sự tích
hợp mạnh mẽ với những công cụ vốn tên tuổi của Google như Google Search,
Youtube, Google Plus nên việc thích ứng sẽ làm quá trình sử dụng nhanh hơn,
)
19
không cần đến những ứng dụng của bên thứ 3 hỗ trợ như việc cài adobe flash cho
trình duyệt gốc của một số loại thiết bị
 Bộ gõ, gõ tiếng Việt:
• Phương thước nhập liệu của Android rất phong phú, không tích hợp sẵn
nhưng có thể download rất nhiều bộ gõ, những thiết kế bàn phím riêng, ngôn ngữ
nhập liệu riêng. Điều này đem lại cảm giác thuận tiện cho việc phương pháp nhập
của một người, sự phù hợp với tay tuy nhiên lại đem lại rắc rối cho những người
phải tìm kiếm nhập liệu cho những ngôn ngữ đặc biệt như tiếng Pháp, tiếng Trung,
tiếng Thái,…
 Điện toán đám mây:
• Đối với hệ điều hành Android, thì Google Drive cũng là một điểm cộng với
dung lượng miễn phí cho phép lến đến 15 GB, con số mà hiếm ứng dụng điện toán
đám mây nào cho phép dung lượng miễn phí cao như vậy như 7GB ở OneDrive,
5GB cho DropBox chưa kể đến việc đồng bộ hóa cao và tích hợp chức năng chỉnh
sửa văn bản ưu việt. Đây có thể nói là tính năng hỗ trợ hữu ích cho dân văn phòng
 Hỗ trợ phần mềm:
• Android có thể nói là một hệ điều hành rất mở, việc lập trình hay viết một
ứng dụng cho hệ điều hành này có thể nói đơn giản hơn rất nhiều so với các hệ điều
hành khác. Tuy nhiên cũng do sự bao la đó mà dẫn đến sự mất kiểm soát. Rất nhiều

các loại máy chạy Android nên việc một phần mềm tương thích cho tất cả là rất
khó, hầu như lập trình viên đều ưu tiên nhưng hãng máy có tên tuổi như SamSung,
Nexus của Google, HTC, LG,… Thêm vào đó nữa, những phần mềm này cũng rất
dễ bị Crack (bẻ khóa) để dùng lậu nên việc viết phần mềm cho Android cũng làm
cho nhà sản xuất trở nên e ngại. Với những công ty ứng dụng lớn, đầu tư dài hạn
thường sẽ ưu tiên viết phần mềm cho iOS còn với những phần mềm ngắn hạn, cụ
thể như game ở thị trường Việt Nam, có tuổi thọ thấp, người ta thường ưu tiên viết
phần mềm cho hệ điều hành Android trước do tính dễ xâm nhập của nó
 Tổng quan:
• Với Android 4.4 KitKat, những từ khóa bạn cần nhớ là "chau chuốt" và
"hoàn thiện". Bạn có thể thấy rõ những yếu tố này ngay khi sử dụng KitKat. Từ
launcher cho đến các ứng dụng, tất cả đều đẹp hơn và dễ sử dụng hơn. Trên tất cả,
Google đã trang bị nhiều tính năng để đưa ra một hệ điều hành đủ tốt, phản bác lại
bất cứ lời chỉ trích nào rằng KitKat chỉ là một bản cập nhật nhỏ xíu.
• Nếu bạn nói KitKat là thay đổi lớn nhất là Android đón nhận trong 2 năm trở
lại đây, bạn đã đúng, nhưng chỉ một phần. KitKat trên Nexus 5 sẽ không phải là
KitKat bạn sẽ có trên các thiết bị khác. Launcher và các bộ phận khác của hệ điều
hành này là những thứ độc quyền của Nexus 5. Trong thế giới Android, chỉ có 2 thế
lực: Google và phần còn lại. Nexus 5 chính là đại diện cho Android, phiên bản
Google.

20
• Còn nhìn chung, những từ khóa cần nhớ đến khi nói về Android là “Hệ
thống mở” và “Độ tùy biến cao”, nó cho phép biến thiết bị của bạn thành bất kì cái
gì mà bạn muốn nhưng lại không phù hợp cho nhuwgx người thiếu hiểu biết hay
không hứng thú tìm hiểu. Và cũng đôi chút bất công khi hệ điều hành này có sự
phân biệt quá rõ ràng đối với các thiết bị, nhất là khi nói để trải nghiệm hết cái hay
cái dở của Android thì không thể không sử dụng những thiết bị của Google (Nexus)
1.3.1.3. Hệ điều hành iOS:
• Đi đầu trong việc tạo ra những chiếc điện thoại thông mình, iOS luôn đại

diện cho một điều gì sang trong và sự dẫn đầu công nghệ. Nếu nói Android có thể
mạnh về sự tùy biến, đa dạng thì iOS sẽ chỉ khẳng định thiết bị của mình là sự lựa
chọn duy nhất và tốt nhất cho người sử dụng. Không cần tìm kiếm mất công, không
cần quá nhiều tìm hiểu, Apple sẽ luôn mang đến cho bạn những điều tốt nhất. Việc
của bạn chỉ là cầm máy lên và dùng thôi. Đại diện mới nhất của hệ điều hành này là
iOS 7.1:
 Thiết kế, giao diện:
• Thiết kế homescreen và lockscreen của iOS 7 là giao diện phẳng với hiển thị
kí tự mảnh mai và trau chuốt. Sự cải tiến so với iOS 6 là thiết kế mềm mại và màu
sắc trẻ trung hơn, đem lại một cảm giác tinh tế và sang trọng. Chưa bao giờ người
dùng phải thất vọng về thiết kế của Apple cả, ngay cả những chi tiết nhỏ nhất cũng
có ý nghĩa riêng của nó
• Nếu nhìn lại Lockscreen của iOS 6, bạn sẽ thấy nó quá xấu. Các thành phần
status bar màu đen ở phía trên, cụm đồng hồ với màu nền đen mờ rồi thanh "Slide
to Unlock" nằm dưới cùng tốn quá nhiều diện tích màn hình. Nó làm cho cái hình
xinh đẹp của chúng ta bên dưới bị che đi quá ác liệt, không còn gì nhiều để ngắm.
Còn trên iOS 7, mọi thứ đã trở nên thật tuyệt vời. Thanh status bar đã trở nên trong
suốt, đồng hồ cũng trong suốt (không còn màu nền) và bỏ luôn cái khung "Slide to
Unlock" mặc dù dòng chữ vẫn còn nguyên. Nhờ đó mà màn hình của chúng ta trở
nên rộng rãi và rất thông thoáng. Các thông tin cơ bản vẫn còn đó nhưng nó không
còn xấu như trên iOS 6. Hình nền sẽ được hiện lên rõ và nét hơn. Giao diện bấm số
Passcode để mở khóa cũng đẹp hơn, nó là các chấm tròn, khi bấm lên thì màu sắc
của phím sẽ thay đổi tùy theo màu sắc bên dưới của tấm hình nền chứ không còn
đơn thuần là một bàn phím số cứng nhắc như của iOS 6.
Người dùng có thể "Slide" cả màn hình để mở khóa. Thay vì trên iOS 6 ta phải vuốt
từ phía bên dưới màn hình thì trên iOS 7, bạn có thể vuốt từ bất cứ vị trí nào. Điều
này giúp cho chúng ta có thể mở khóa màn hình rất nhanh mà không cần phải suy
nghĩ và quan sát xem cái thanh "Slide to Unlock" nó nằm ở đâu.
Không phải màn hình khoá mới không có điểm yếu. iOS 7 xuất hiện thêm 2 thanh
nhỏ phía trên và dưới để hướng dẫn người dùng kích hoạt Notification Center &


21
Control Center. 2 thanh này được làm mờ nhưng nó khá chỏi và không phù hợp với
phần màn hình còn lại. Màn hình passcode cũng quá trống trên phiên bản dành cho
iPad.
 Kết nối danh bạ:
• Giống như Windowphone, iOS là một hệ điều hành đóng nên việc quản lý
thông tin cá nhân diễn ra rất thuận tiện, sự đồng bộ giữa các sản phẩm của Apple rất
cao. Việc thông tin liên lạc từ điện thoại và mạng xã hội đều được tích hợp chung
vào danh bạ. Tính chặt chẽ của iOS có thể nói còn vượt trội hơn WP khi Apple còn
tạo một mạng xã hội riêng cho những người sử dụng iDevice, tự động tìm kiếm
những người sử dụng iDevice trên danh bạ, có hệ thống liên lạc riêng, miễn phí cho
người dùng iDevice (iMessage, FaceTime).
 Tìm kiếm:
• iOS không có một công cụ tìm kiếm đại diện nào cả, nhưng có thể kể đển
khả năng tìm kiếm tại bất kì đâu khi kéo màn hình từ trên xuống trên iDevice. Tìm
kiếm ứng dụng đã cài, tìm kiếm Mail, hay web gián tiếp qua google search. Việc
không đầu tư vào một công cụ tìm kiếm riêng mà đơn gian hóa quá trình làm cho
việc dánh giá khả năng tìm kiếm trên iDevice vẫn đạt điểm cao
 Bản đồ:
• Ở một góc nhìn nào đấy thì bản đồ iMap cũng khá tiện lợi, tìm đường và lưu
trữ vị trí nhanh nhưng không thể quá chi tiết như Google. Với người sử dụng tìm
kiếm những địa điểm lớn, không quá lắt léo thì iMap vẫn là một sự lựa chọn an toàn
nhưng khi tra cứu ở những vùng ngoại thành hay những thành phố tỉnh lẻ thì iMap
sẽ tự chứng tỏ mình là sự lựa chọn sai làm.
 Chợ ứng dụng:
• App Store mới trên iOS 7 nhanh hơn iOS 6 rất nhiều. Tốc độ tải trang đã
được cải thiện rất đáng kể. Ví dụ trên iOS 6, mỗi khi mở App Store lên thì sẽ không
thấy các dòng chữ như Featured, Top Charts hay Search đâu cả, mặc dù những cái
này là mặc định, không thay đổi nhưng máy vẫn bắt chúng ta đợi nó hiện lên, điều

này hơi bị vô lý và tạo cho người dùng cảm giác khó chịu trong lúc chờ đợi. Trong
khi đó, iOS 7 hoàn toàn khắc phục được điều này, khi mở App Store lên thì bạn chỉ
phải đợi máy load các ứng dụng mới mà thôi.
• Ngoài ra, App Store còn bổ sung thêm một tính năng hữu ích nữa đó là Wish
List, tức danh sách các ứng dụng bạn muốn mua nhưng chờ nó giảm giá. Khi xem
ứng dụng trên App Store, bạn có thể thêm trực tiếp ứng dụng đó vào trong Wish
List luôn chứ không cần phải làm trên máy tính. Khi ứng dụng đó giảm giá thì máy
sẽ thông báo cho bạn biết.
 Trình duyệt Web:
• Đại diện cho hệ điều hành iOS sẽ là trình duyệt Safari. Trình duyệt đã có
thêm tính năng Private, tức là duyệt web nhưng không để lại bất kỳ lịch sử hay

22
thông tin website nào, hữu ích khi bạn mượn máy của người khác mà không muốn
lưu lại lược sử. Giao diện của trình duyệt cũng được thay đổi theo lối đẹp hơn, giao
diện tab của nó được sắp xếp theo dạng thẻ nằm chồng lên nhau theo chiều dọc,
người dùng có thể tắt bớt các tab bằng cách vuốt tab đó sang bên trái hoặc bên phải.
Khi kéo xuống dưới tận cùng màn hình thì thậm chí còn có thể thấy được các trang
web đang mở trên những máy iOS hay Mac khác (sử dụng chung tài khoản iCloud).
Trong quá trình lướt web, ta có thể Back rất nhanh bằng cách vuốt tay từ mép màn
hình bên trái vào (vuốt ngược lại để Forward). Tính năng này rất hay, trình duyệt
Back rất mượt mà và chính xác. Thao tác này cũng có tác dụng trong màn hình
Settings và rất nhiều ứng dụng viết cho iOS 7. Ngoài ra là chức năng nhấn đúp để
cuộn lên tận cùng phía trên trang web
 Bộ gõ, gõ tiếng Việt:
• Không có gì để phàn nàn về bộ gõ trên iOS cả, cảm giác như ứng dụng này
sinh ra để phù hợp với mọi loại tay vậy, quá trình bấm dù có đôi chút sai lệch nhưng
hệ thống vẫn tự điều chỉnh rất nhanh và chính xác. Bộ gõ cho phép nhập liệu theo
bộ TELEX và có thể tự sửa lỗi sai rất chính xác, đáng ngạc nhiên hơn là cả việc sửa
những lỗi sai tiếng Việt cũng được thực hiện rất hoàn hảo. Có thể nói sự đầu tư của

Apple vào thị trường Việt Nam là rất lớn
 Điện toán đám mây:
• Nếu nói iDevice có tính đồng bộ rất cao thì iClound chính là gạch nối giữa
chúng. Tất cả thông tin về cài đặt, danh ba, hình ảnh, ứng dụng đều được lưu lại và
đồng nhất trên các thiết bị thông qua iClound. Quá trình này diễn ra hoàn toàn tự
động và không sợ tốn dung lượng mạng vì nó chỉ thực hiện khi kết nối WiFi. Việc
mất máy sẽ không còn đáng lo vì thông tin dữ liệu hoàn toàn sẽ được khôi phục,
hơn thế nữa máy đi kèm với chức năng Find my iphone giúp cho việc tìm lại dễ
dàng hơn, máy không thể sử dụng nếu không có tài khoản iTunes của chủ cũ nên
nếu có nhặt được thì người khác cũng không thể sử dụng được.
 Hỗ trợ phần mềm:
• Đây có thể coi là một trong những điểm cộng đáng chú ý nhất của hệ điều
hành này. Tất cả những dụng và game đỉnh cao đều xuất phát từ hệ điều hành iOS,
có thể do sự quản lý chặt chẽ của nó mà các nhà sản xuất game hoàn toàn yên tâm
phát triển ứng dụng của mình mà không sợ chịu tổn thất từ những ứng dụng bẻ
khóa, không chỉ ứng dụng mà ngay cả sách báo, tạp chí, nhạc và phim ảnh được
đăng lên itunes cũng có tính cập nhật rất cao. Hơn thế nữa, Apple luôn hướng đến
những phân khúc khách hàng có thu nhập cao, sẵn sàng bỏ tiền cho những ứng dụng
đắt đỏ nên một ứng dụng phát triển dài hạn sẽ không ngần ngại đầu tư khi viết phần
mềm cho iDevice.

23
 Tổng quan:
• Với những ưu điểm kể trên, iOS 7 hoàn toàn đáng để chúng ta nâng cấp
(không tính đến vấn đề Jailbreak). Nhược điểm lớn nhất của nó là hiệu ứng quá
nhiều và chậm chạp so với iOS 6. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể ta có thể thấy
iOS 7 đã trở nên thông minh hơn và ngày càng thân thiện với người dùng. Với ý
tưởng đơn giản hóa mọi thứ của Apple, iOS 7 đơn giản từ giao diện cho đến cách
mà người dùng tương tác với nó. Cùng là một công việc nhưng trên iOS 7, bạn chỉ
cần làm ít thao tác hơn các hệ điều hành khác. Đó cũng chính là yếu tố mà người

dùng sẽ cảm thấy hài lòng nhất khi sử dụng hệ điều hành này.
• Tổng quát hơn, có thể nhận xét iOS là một hệ điều hành đóng với độ bảo mật
thông tin cao, đóng ở đây là nói đến tính tùy biến không cao, tính đồng bộ các thiết
bị của Apple cao nhưng trao đổi thông tin với các thiết bị của các hãng khác lại rất
phức tạp, phần mềm được quy định chặt chẽ, bên thứ ba rất khó chỉnh sửa và tác
động. Nhưng đó không phải hoàn toàn là nhược điểm, chỉnh vì tính đồng nhất mà
thiết bị của Apple lúc nào cũng cho độ mượt mà cao hơn các thiết bị khác cùng cấu
hình. Thiết kế trau chuốt và tinh tế làm đơn giản hóa việc sử dụng của người tiêu
dùng, như việc mang đến những điều tốt nhất cho họ vậy, không cần lựa chọn hay
thay đổi quá nhiều. Và phần mềm được quản lý chặt chẽ cũng là lý do iOS luôn là
hệ điều hành có nhiều game và ứng dụng định nhất và luôn được cập nhật đầu tiên.
Hệ điều hành này hoàn toàn phù hợp với những người ưa chuộng xu hướng công
nghệ dẫn đầu, ít khám phá mà chỉ thích sự đơn giản, dễ sử dụng và là điều tốt nhất
là đủ.
1.3.2. Quy mô thị trường
 Thị trường smartphone Việt Nam phát triển nhanh nhất Đông Nam
Á
• Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia có thị trường smartphone phát triển
nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, theo số liệu của công ty nghiên cứu GfK.
• Tại các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á, tỉ lệ người dùng smartphone ngày
càng tăng cao. Trong ba quý đầu năm 2013, người tiêu dùng tại Singapore,
Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Campuchia và Philippines đã chi tổng số
10,8 tỉ USD để mua gần 41,5 triệu chiếc smartphone.
 Việt Nam và Thái Lan là hai thị trường smartphone phát triển
nhanh nhất
• Theo số liệu so sánh thị trường smartphone 3 quý đầu năm 2012 và 3 quý
đầu năm 2013 của GfK, thị trường smartphone tại Việt Nam và Thái Lan đã đạt
được tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Cụ thể, số lượng smartphone bán ra tại Việt
Nam và Thái Lan đã tăng tương ứng 156% và 118% so với cùng kì năm trước,
trong khi tổng giá trị các sản phẩm bán ra tăng tương ứng 113% và 114% tại hai thị

0
24
trường này.
• Với 70% người dùng điện thoại chưa chuyển sang smartphone, Việt Nam
đang trở thành thị trường đầy tiềm năng của các nhà sản xuất điện thoại thông minh
thế giới. Tiềm năng đó có thể được hiện thực hóa khi Việt Nam được dự báo sẽ có
thêm 14,2 triệu người dùng smartphone mới, đứng thứ 3 thế giới về lượng người lần
đầu dùng điện thoại thông minh trong năm 2014.
• Theo dự báo của Công ty Phân tích Thị trường Mediacells, trong năm 2014,
thị trường Việt Nam sẽ tiêu thụ 17,22 triệu smartphone. Trong đó, 14,2 triệu
smartphone sẽ được bán cho những người lần đầu sử dụng điện thoại thông minh,
chiếm 82% tổng lượng smartphone bán ra tại thị trường Việt Nam trong năm 2014,
cao hơn mức trung bình của thế giới (73%).
• Căn cứ vào dự báo của Mediacells, Việt Nam sẽ vươn lên đứng thứ 3 thế
giới về lượng người lần đầu dùng smartphone, ngang bằng Brazil và xếp trên các
nước Romani (80%), Thổ Nhĩ Kỳ (77%), Ukraina (76%), Trung Quốc (76%),
Nigeria (75%) và Nhật Bản (75%), chỉ đứng sau Ấn Độ (92%) và Indonesia (86%).
• Vào thời điểm quý I/ năm 2013, một khảo sát của google trên 1000 người từ
18 – 64 tuổi về nhu cầu điện thoại để truy cập internet đã cho biết lượng người sử
dụng smartphone ở Việt Nam lên tới 20% dân số, trong đó có 70% sử dụng điện
thoại để truy cập internet và 50% không rời nhà mà thiếu smartphone trên tay.
Thông tin trên cho biết những năm gần đây, smartphone thực sự là một phần không
thể thiếu của mỗi người. Những tính năng ưu việt của smartphone vẫn còn chưa
được khai thác hết ở Việt Nam, phần lớn người dùng lựa chọn smartphone nhằm
thỏa mãn nhu cầu tra cứu thông tin của bản thân. Nhu cầu đó đã đủ để buộc phần
lớn người dân đều mong muốn sắm cho mình một chiếc điện thoại thông minh.
Trong khảo sát cũng cho biết, 97% số người được hỏi sử dụng điện thoại để tra cứu
thông tin, 78% sử dụng chức năng tra cứu ở mức thường xuyên và các thông tin
thường liên quan đến: 48% thông tin du lịch, 44% thông tin quán bar, ăn uống, 60%
thông tin mua bán các loại sản phẩm.

1.3.3. Cơ cấu thị trường
 Theo hệ điều hành
Theo Gartner (Tháng 11/ 2012)
Bảng 1.1: Doanh số điện thoại di động xếp theo hệ điều hành trong quý

25
3/2012 (Đv: 1.000)
• Theo báo cáo mới vừa công bố của công ty Gartner, tổng số điện thoại di
động được bán ra cho người dùng cuối đạt con số gần 428 triệu máy trong Q3/2012,
giảm 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, smartphone chiếm 39,6% tổng số
máy bán ra, ghi nhận mức tăng trưởng 47% so với Q3/2011.
Trong Q3/2012, doanh số của smartphone đã đạt tới con số 169,2 triệu thiết bị. Thị
trường này hiện đang thống trị bởi Samsung và Apple với tổng tỉ lệ thị phần lên đến
46,5%. Doanh số của Samsung vẫn tiếp tục tăng với việc có 98 triệu thiết bị được
bán ra trong Q3/2012, tăng 18,6% so với năm ngoái. Sự đa dạng về giá cả và mẫu
mã của dòng sản phẩm Galaxy đã giúp họ đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau
của người dùng. Hiện Samsung đang chiếm 32,5% thị phần smartphone thế giới.
Trong khi đó, Apple cũng có một quý thành công với khoảng 23,6 triệu máy được
bán ra, tăng 36,2% so với năm ngoái và giúp hãng này chiếm 13,9% thị phần điện
thoại thông minh.
• Nokia và RIM đang gặp khó khăn và điều này được thể hiện qua doanh số
của chính họ. Tổng doanh số điện thoại di động của Nokia giảm tới 21,9% trong
Q3/2012 và khiến thị phần của họ giảm đi 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái; RIM
cũng bị giảm chừng 0,8% thị phần của mình. Các nhà phân tích dự đoán doanh số
của các thiết bị di động trong Q4/2012, dịp mua sắm cuối năm, sẽ chậm hơn so với
bình thường vì người dùng sẽ cân nhắc kỹ hơn khi chi tiền.
• Xét theo hệ điều hành thì Android đang là nền tảng chiếm tới 72,4% thị phần
điện thoạithông minh với hơn 120 triệu thiết bị được bán ra trong Q3/2012, gấp gần
6 lần so với kẻ đứng thứ 2 là iOS. Mặc dù RIM bị giảm thị phần nhưng họ vẫn leo
lên vị trí thứ 3 vì Symbian đang ở gần cuối của dòng đời. Thị phần của Windows

Phone giảm so với năm ngoái vì sự ra mắt của Windows Phone 8 đã khiến người
dùng dừng kế hoạch mua các thiết bị chạy Windows Phone 7.
 Theo nhà sản xuất
• Trong quý I/2014, Samsung tiêu thụ được 85 triệu smartphone, chiếm 30,2%
thị phần smartphone. Lượng tiêu thụ này tăng mạnh so với mức 69,7 triệu máy của
cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên thị phần của Samsung trong quý I/2013 lại chiếm đến
31,9%.
Tương tự, thị phần của Apple cũng sụt giảm từ 17,1% trong quý I/2013 xuống
còn 15,5% trong quý vừa qua, tuy nhiên lượng tiêu thụ của sản phẩm đã tăng
16,8%, từ 37,4 triệu máy lên 43,7 triệu máy sau một năm,
Đáng chú ý là hai hãng sản xuất smartphone đến từ Trung Quốc đã có sự vươn
lên mạnh mẽ trên thị trường trong quý I/2014. Huawei xếp thứ 3 trong danh sách
các hãng sản xuất smartphone lớn nhất về lượng tiêu thụ, với 13,7 triệu máy bán ra,
chiếm 4,9% thị phần. Lenovo xếp sau với 12,9 triệu máy và 4,6% thị phần. LG xếp
@

×