Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Phát triển sản xuất cao su tiểu điền tại huyện chư prông tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.53 KB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
******




MAI VĂN HÙNG




PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU TIỂU ðIỀN
TẠI HUYỆN CHƯ PRÔNG TỈNH GIA LAI


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60620115


Người hướng dẫn khoa học: TS.TRẦN ðÌNH THAO



Hà Nội, 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

i



LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược sử
dụng ñể bảo vệ bất kỳ một luận văn nào khác. Các trích dẫn trong luận văn
này ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc, mọi sự giúp ñỡ ñã ñược cảm ơn.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng ñược ai công bố.

Hà nội, ngày 17 tháng 12 năm 2012
Tác giả luận văn


Mai Văn Hùng













Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

ii


LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
TS. Trần ðình Thao là thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và giúp ñỡ tôi về mọi
mặt ñể hoàn thành luận văn cao học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường ðại học Nông nghiệp
Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Ban Giám ñốc
và cán bộ nhân viên Viện ñào tạo Sau ðại học, tập thể giáo viên và cán bộ
nhân viên Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn mà trực tiếp là các các thầy,
cô giáo Bộ môn Phân tích ñịnh lượng cùng toàn thể bạn bè, ñồng nghiệp, gia
ñình ñã giúp ñỡ tôi về tinh thần, vật chất và thời gian ñể tôi hoàn thành quá
trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp ñỡ nhiệt tình của các ñơn vị tổ chức,
UBND huyện Chư Prông, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Thống kê
huyện Chư Prông, UBND các xã tại huyện Chư Prông, Công ty TNHH MTV
Cao su Chư Prông, một số cá nhân cùng các hộ sản xuất cao su tại huyện
Chư Prông ñã tạo ñiều kiện giúp tôi thu thập số liệu và những thông tin cần
thiết ñể hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn


Mai Văn Hùng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

iii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ðOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC BIỂU ðỒ, HÌNH VÀ SƠ ðỒ viii

I. MỞ ðẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3


1.4.1

ðối tượng nghiên cứu 3

1.4.2

Phạm vi nghiên cứu 4

1.5

Ý nghĩa khoa học của ñề tài 4

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
CAO SU TIỂU ðIỀN 5

2.1

Cở sở lý luận 5

2.1.1

Một số khái niệm có liên quan 5

2.1.2

Một số lý luận về phát triển sản xuất cao su tiểu ñiền 5

2.1.3 Vai trò của phát triển sản xuất cao su tiểu ñiền 6

2.1.4


Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cao su tiểu ñiền 9

2.2

Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cao su tiểu ñiền 12

2.2.1

Kinh nghiệm phát triển cao su ở một số nước trên thế giới 12

2.2.2 Tình hình phát triển cây cao su ở Việt Nam 21

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

iv

III. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

3.1

ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 32

3.1.1

ðiều kiện tự nhiên 32

3.1.2 ðiều kiện kinh tế - xã hội 35

3.2


Phương pháp nghiên cứu 38

3.2.1

Chọn ñiểm nghiên cứu 38

3.2.2

Phương pháp thu thập số liệu 38

3.2.3 Phương pháp ñiều tra 39

3.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 39

3.2.5

Các chỉ tiêu dự kiến sử dụng trong nghiên cứu ñề tài 41

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44

4.1

Thực trạng phát triển sản xuất cao su tiểu ñiền trên ñịa bàn huyện
Chư Prông tỉnh Gia Lai 44

4.1.1

Quá trình hình thành và phát triển sản xuất cao su tiểu ñiền
tại huyện Chư Prông 44


4.1.2 Thực trạng phát triển sản xuất cao su trong các nhóm hộ
khảo sát 50

4.1.3 Phân tích hiệu quả sản xuất cao su tiểu ñiền tại huyện Chư
Prông tỉnh Gia Lai 62

4.2 Một số ñánh giá chung về tình hình phát triển sản xuất cao su tiểu
ñiền tại huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai 74

4.2.1 Những kết quả chủ yếu 74

4.2.2 Về các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả thực hiện sản xuất 75

4.2.3 Về một số hạn chế 75

4.2.4 Nguyên nhân của các hạn chế 76

4.2.5 Bài học kinh nghiệm 77

4.3 Giải pháp phát triển sản xuất cao su tiểu ñiền ở huyện Chư Prông
tỉnh Gia Lai giai ñoạn 2010-2015 và cho ñến năm 2020 77

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

v

4.3.1 Quan ñiểm phát triển 77

4.3.2 Mục tiêu phát triển 78


4.3.3 ðịnh hướng phát triển 79

4.3.4 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cao su
tiểu ñiền tại huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai giai ñoạn 2010 –
2020 81

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92

5.1 Kết luận 92

5.2 Kiến nghị 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

PHỤ LỤC 96

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQ Bình quân
CSTð Cao su tiểu ñiền
CSXH Chính sách xã hội
GO Giá trị sản xuất
IC Chi phí trung gian
KD Kinh doanh
KHKT Khoa học kỹ thuật

KTCB Kiến thiết cơ bản
Lð Lao ñộng
NGO Tổ chức phi chính phủ
NH Ngân hàng
NS Năng suất
PTNT Phát triển nông thôn
SL Sản lượng
SXKD Sản xuất kinh doanh
TB Trung bình
TKKD Thời kỳ kinh doanh
UBND Ủy ban nhân dân
VA Giá trị gia tăng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

vii

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cao su thiên nhiên của các nước trên thế giới 13
Bảng 2.2. Thực trạng ngành sản xuất cao su thiên nhiên của Indonesia năm
2008 và 2009 17
Bảng 2.3. Tình hình tiêu thụnội ñịa của Indonesia năm 2010 và dự báo năm 2011 18
Bảng 2.4. Diện tích và sản lượng cao su Việt Nam giai ñoạn 1976-2010 23
Bảng 2.5. Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su theo vùng năm 2009 24
Bảng 2.6. Phát triển cao su quốc doanh và tiểu ñiền từ 2007- 2009 25
Bảng 2.7. Giá trị xuất khẩu mủ cao su Việt Nam giai ñoạn 2005-2010 29
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng ñất ñai huyện Chư Prông 35
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Chư Prông qua các năm 37

Bảng 4.1. Diện tích gieo trồng trên ñịa bàn huyện Chư Prông 2011 45
Bảng 4.2. Phát triển cao su huyện Chư Prông qua các năm 45
Bảng 4.3. Cao su tiểu ñiền huyện Chư Prông qua các năm 49
Bảng 4.4. ðặc ñiểm nông hộ khảo sát 51
Bảng 4.5. ðặc ñiểm sử dụng ñất ñai của nông hộ 53
Bảng 4.6. Hoạt ñộng sản xuất của nông hộ 54
Bảng 4.7. Tình hình vay vốn của nông hộ 55
Bảng 4.8. Nhu cầu vay vốn và mở rộng sản xuất cao su của nông hộ 56
Bảng 4.9. Tình hình tập huấn về cao su của nông hộ 57
Bảng 4.10. Tiếp cận thông tin giá cả của nông hộ 59
Bảng 4.11. Tiêu thụ mủ cao su của nông hộ 61
Bảng 4.12. Tổng hợp năng suất và sản lượng cao su phân theo trình ñộ chủ
hộ năm 2011 64
Bảng 4.13. Tổng hợp năng suất và sản lượng cao su phân theo ñặc ñiểm của hộ 65
Bảng 4.14. Chi phí cho 1ha cao su kinh doanh của nông hộ năm 2011 67
Bảng 4.15. Hiệu quả sản xuất cao su của các nhóm hộ năm 2011 69
Bảng 4.16. Kết quả sản xuất cao su của nông hộ 71
Bảng 4.17. Hiệu quả sản xuất cao su của nông hộ 72
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

viii

DANH MỤC BIỂU ðỒ, HÌNH VÀ SƠ ðỒ
Trang

Biểu ñồ 4.1. Biến ñộng diện tích cao su huyện Chư Prông qua các năm 47
Biểu ñồ 4.2. Biến ñộng cao su tiểu ñiền huyện Chư Prông qua các năm 49
Biểu ñồ 4.3. Kết quả sản xuất cao su của nông hộ 72
Hình 2.1. Giá cao su bình quân hàng năm của Việt Nam từ 1990 ñến 2010 27
Hình 2.2. Giá của cao su SVR 20 (Việt Nam) và SMR 20 (Malaysia)

năm 2010 28
Hình 2.3. Biểu ñồ giá cao su trên sàn giao dịch cao su Singapore từ
30/8/2011 - 30/9/2011 29
Sơ ñồ 4.1. Quy trình tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của nông hộ 60
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

1

I. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Sau hơn 20 năm thực hiện ñường lối ñổi mới kinh tế của ðảng, nền kinh
tế nước ta ñã có những bước tiến mạnh mẽ. ðẩy nhanh quá trình công nghiệp
hóa, hiện ñại hóa ñặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp ñược coi là thế mạnh
của Việt Nam cũng ñược ðảng và Nhà nước quan tâm tập trung nguồn lực
ñầu tư nhằm tạo ra sự ñột phá.
Phát triển Nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ ñổi mới là chủ trương
lớn của ðảng và Nhà nước. Song có nhiều vấn ñề lớn cần ñặt ra ñó là: Phát
triển nông nghiệp như thế nào; Mỗi vùng cần có kế hoạch phát triển thế nào
cho phù hợp; bảo vệ thành quả ruộng ñất; Nâng cao hiệu quả sử dụng ruộng
ñất; ðặc biệt là phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững…
Trong lĩnh vực nông nghiệp phải kể ñến phát triển các vùng sản xuất
chuyên canh, trong ñó là việc phát triển các cây công nghiệp dài ngày tại các
khu vực Tây Nguyên và Nam bộ. ðiển hình là một số cây có giá trị xuất khẩu
cao: Cà phê, cao su, hồ tiêu,…
Với thế mạnh sẵn có, trong vài năm trở lại ñây, cao su ñang là loại cây
trồng cho giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân và
nguồn ngoại tệ cho quốc gia, việc phát triển cây cao su ñang ñược Nhà nước
và nhân dân chú trọng quan tâm ñẩy mạnh.
Hiện nay trên thị trường thế giới nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ cao su

rất lớn, các sản phẩm từ cao su thiên nhiên mới chỉ ñáp ứng 1/3 nhu cầu sản
xuất các sản phẩm liên quan tới cao su; 2/3 ñược sản xuất từ nguồn cao su
tổng hợp từ dầu mỏ, trong khi ñó lượng dầu mỏ ñang ngày càng cạn kiệt. Như
vậy theo dự báo xu hướng nhu cầu tương lai cho cao su thiên nhiên ñang ngày
càng tăng và mang lại nhiều triển vọng cho các ngành trồng và sản xuất cao
su thiên nhiên.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

2

Việt Nam là nước có lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu ñứng thứ 4 trên
thế giới với diện tích hơn 715.000ha,[7] ñặc biệt trong vài năm trở lại ñây khi
giá cao su ñang có xu hướng tăng, diện tích cao su của Việt Nam cũng ñược
tăng mạnh, sản xuất cao su tiểu ñiền ñược khuyến khích ñầu tư. Trong một số
Nghị quyết [10] của các ñịa phương cũng ñưa ra chỉ tiêu tăng diện tích cao su
tiểu ñiền với mục tiêu xóa ñói giảm nghèo và vươn lên làm giàu cho nông hộ.
Cao su ñang ñược coi là cây chiến lược ñối với một số ñịa phương có ñiều
kiện phù hợp.
Với ñiều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp cho việc trồng cao su trên ñịa bàn
huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai, từ năm 2007 trở lại ñây diện tích cao su ñã
tăng ñột biến với hơn (20.000ha) ñược trồng thêm, trong ñó diện tích cao su
tiểu ñiền tăng thêm hơn (2.000ha,) ñồng thời với ñó là việc chuyển ñổi một số
diện tích cây ngắn ngày và các cây công nghiệp khác sang ñể trồng cao su
ñang là vấn ñề khó kiểm soát mang tính tự phát của bà con nhân dân.
Vậy việc tăng diện tích cao su tiểu ñiền thực sự có hiệu quả hay là vấn ñề
cần phải xem xét và quan tâm hơn nữa? Vấn ñề tăng diện tích cao su có thực
sự mang lại hiệu quả ñối với tất cả các nông hộ? Việc quy hoạch diện tích
trồng cao su cho phù hợp, bên cạnh ñó cần phải giữ ña dạng hóa trong nông
nghiệp ñể tránh rủi ro cho nông hộ ñặc biệt là các hộ nghèo có trở nên cần
thiết? Bài toán phát triển cao su tiểu ñiền có hiệu quả kinh tế, xã hội và môi

trường như thế nào?
Từ thực tiễn trên tác giả lựa chọn ñề tài: "Phát triển sản xuất cao su tiểu
ñiền tại huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai".
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
- ðánh giá thực trạng phát triển sản xuất cao su tiểu ñiền trên ñịa bàn
huyện Chư Prông nhằm tìm ra những tiềm năng, ưu thế và những mặt hạn chế
trong quá trình phát triển. Từ ñó ñưa ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

3

nâng cao hiệu quả cho việc sản xuất cao su của các nông hộ trên ñịa bàn
huyện.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
cao su tiểu ñiền
- ðánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả sản xuất cao su tiểu ñiền của hộ
nông hộ trên ñịa bàn huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất, hiệu quả sản
xuất của cao su tiểu ñiền huyện Chư Prông, Gia Lai.
- ðưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cao su tiểu ñiền hiệu
quả và bền vững.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Phát triển sản xuất cao su tiểu ñiền có ý nghĩa như thế nào ñối với ñời
sống kinh tế hộ, kinh tế - xã hội của ñịa phương và môi trường?
- Tình hình phát triển cao su tiểu ñiền trên ñịa bàn huyện Chư Prông
trong những năm qua như thế nào? Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản
xuất cao su tiểu ñiền tại huyện Chư Prông?
- Những cơ hội và thách thức nào cho việc phát triển sản xuất cao su tiểu

ñiền của nông hộ trên ñịa bàn huyện Chư Prông?
- Các giải pháp chủ yếu cho việc phát triển sản xuất cao su tiểu ñiền tại
huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai?
- Sau khi nghiên cứu, ñánh giá thì có những ñề xuất, kiến nghị gì?
1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu
-Chủ thể nghiên cứu: Các hoạt ñộng sản xuất cao su tiểu ñiền tại huyện
Chư Prông tỉnh Gia Lai.
Các nông hộ trồng cao su trên ñịa bàn huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

4

- Khách thể nghiên cứu: Các yếu tố tác ñộng tới phát triển sản xuất cao
su tiểu ñiền của các nông hộ trên ñịa bàn huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai.
Cây cao su trên ñịa bàn huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu những nội dung liên quan tới phát triển sản
xuất cao su tiểu ñiền, những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất, tác ñộng
của các yếu tố nội sinh, yếu tố ngoại sinh tới quá trình phát triển, ñồng thời
ñánh giá kết quả sản xuất cao su tới thu nhập của nông hộ.
- Về không gian: ðề tài nghiên cứu các nông hộ trồng cao su tiểu ñiền
trên ñịa bàn huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai.
- Về thời gian: ðánh giá thực trạng phát triển sản xuất cao su tiểu ñiền tại
huyện Chư Prông từ năm 2008-2011. Từ ñó ñưa ra các giải pháp và ñịnh
hướng cho việc phát triển trong giai ñoạn hiện nay cũng như trong những năm
tiếp theo ñến 2020.
1.5 Ý nghĩa khoa học của ñề tài
- Phân tích những nhân tố tác ñộng tới hiệu quả sản xuất cao su tiểu ñiền
cũng như ñóng góp của sản xuất cao su tới phát triển kinh tế hộ, phát triển

kinh tế của ñịa phương.
- ðề ra các giải pháp khoa học và thực tiễn về sản xuất cao su tiểu ñiền
tại huyện Chư Prông nhằm khắc phục những khó khăn, yếu kém trong quá
trình phát triển trong giai ñoạn hiện nay.
- ðưa ra những nhận ñịnh chủ quan và ñề xuất những cơ chế, chính sách
nhằm xóa ñói giảm nghèo, ổn ñịnh kinh tế nông hộ, phát triển kinh tế - xã hội
của ñịa phương, giảm khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, phát
huy tiềm năng, lợi thế so sánh của ñịa phương, nâng cao sức cạnh tranh của
sản phẩm ra thị trường trong nước và quốc tế.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

5

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
CAO SU TIỂU ðIỀN
2.1 Cở sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm có liên quan
- Khái niệm về phát triển: Phát triển là một khái niệm dùng ñể chỉ sự
tăng lên về quy mô cũng như sự biến ñổi tích cực về chất lượng, các yếu tố
bên trong của sự vật hiện tượng.
Phát triển có thể là sự tăng hoặc giảm về lượng hay sự biến ñổi ñi lên
hoặc ñi xuống về chất của sự vật hiện tượng, tuy nhiên xét quá trình dài hạn
thì phát triển là sự biến ñổi tích cực, sự gia tăng về quy mô. Là một quá trình
ñấu tranh giải quyết các mâu thuẫn của sự vật hiện tượng, quá trình phủ ñịnh
ñể ñi ñến cái khẳng ñịnh.
- Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm ñịnh nghĩa một sự
phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo ñảm sự tiếp tục phát
triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện ñang là mục tiêu của nhiều quốc
gia trên thế giới hướng tới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo ñặc thù kinh tế, xã hội,

chính trị, ñịa lý, văn hóa riêng ñể hoạch ñịnh chiến lược phù hợp nhất với
quốc gia ñó [5].
-Khái niệm về sản xuất: Sản xuất là việc sử dụng những nguồn nhân lực ñể
biến ñổi những nguồn vật chất và tài chính thành của cải và dịch vụ. Những của
cải và dịch vụ này phải phù hợp với nhu cầu của thị trường. Sự kết hợp các nhân
tố sản xuất phải thực hiện trong những ñiều kiện có hiệu quả nhất [6].
-Tiểu ñiền là thuật ngữ dùng ñể chỉ những ñồn ñiền, trang trại có quy mô
nhỏ, có mức ñầu tư thâm canh, chuyên canh sản xuất một loại sản phẩm nông
nghiệp nhất ñịnh, thường do một hộ nông dân làm chủ.
2.1.2 Một số lý luận về phát triển sản xuất cao su tiểu ñiền
2.1.2.1 Khái niệm về sản xuất cao su tiểu ñiền
Sản xuất cao su tiểu ñiền là việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của nông
hộ: ðất ñai, lao ñộng, công cụ sản xuất ñể tác ñộng trong việc trồng, chăm sóc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

6

và thu hoạch các sản phẩm từ cây cao su, từ ñó bán sản phẩm từ cây cao su ra
thị trường nhằm thu ñược khoản lợi tức ñể phục vụ cho nhu cầu cuộc sống
hàng ngày của nông hộ và dùng ñể tái ñầu tư cho những chu kỳ tiếp theo.
Sản xuất cao su tiểu ñiền thường là những ñồn ñiền, trang trại chuyên
canh trồng cây cao su có quy mô nhỏ từ một vài ha ñến vài chục ha.
Từ những năm ñầu của thế kỷ XX khi người Pháp ñem giống cao su vào
trồng có quy mô tại khu vực Nam bộ thì cũng bắt ñầu hình thành các ñồn ñiền
cao su nhỏ do các ñịa chủ là chủ sở hữu bên cạnh các tiểu ñiền cao su của
người Pháp. Tiếp theo ñó khi cây cao su lan tới khu vực Tây nguyên thì hình
thức sản xuất cao su tiểu ñiển cũng theo ñó do các tiểu ñịa chủ nắm giữ.
Hiện nay cao su tiểu ñiền trở nên khá phổ biến tại các khu vực Nam bộ
và Tây nguyên do bà con nông dân trồng có quy mô từ vài ha ñến vài chục ha.
2.1.3 Vai trò của phát triển sản xuất cao su tiểu ñiền

* ðối với phát triển kinh tế

Cây cao su là loại cây ña mục ñích trong ñó:
- Mủ cao su: Sản phẩm chủ yếu của cây cao su là mủ cao su với các ñặc
tính hơn hẳn cao su tổng hợp về ñộ co giãn, ñộ ñàn hồi cao, chống ñứt, chống
lạnh tốt, ít phát nhiệt khi cọ xát, dễ sơ luyện… Mủ cao su là nguyên liệu quan
trọng cần thiết trong công nghệ chế biến ra các sản phẩm không thể thiếu
trong ñời sống hàng ngày của con người. Các sản phẩm cao su có thể ñược
chia thành các loại chủ yếu như:
+ Vỏ, ruột xe: Mủ cao su là nguyên liệu chủ yếu ñể sản xuất ra các
loại vỏ, ruột xe các loại, từ xe ñạp cho ñến vỏ ô tô, máy bay… Ngành công
nghiệp này sử dụng khoảng 70% lượng cao su thiên nhiên sản xuất trên thế
giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam mủ cao su ñể sản xuất ra các sản phẩm này
còn khá khiêm tốn.
+ Các sản phẩm thông dụng: như ống nước, giày dép, vải không thấm
nước, dụng cụ gia ñình, y tế, thể dục thể thao, ñồ chơi trẻ em…
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

7

+ Các sản phẩm ñệm chống xốc, các sản phẩm cao su xốp như: gối ñệm
cầu, gối ñệm nhà chống ñộng ñất, nệm, găng tay, thuyền cao su…
* ðối với tạo việc làm, thu nhập và ổn ñịnh ñời sống cho người lao ñộng

Việc trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su ñòi hỏi một lượng lao ñộng
khá lớn (bình quân 1 lao ñộng cho 2-3 ha) và ổn ñịnh lâu dài suốt 30-35 năm,
cho nên với diện tích cao su trung bình và lớn, một số lượng người lao ñộng
sẽ có việc làm thường xuyên và ổn ñịnh trong một thời gian dài. Theo số liệu
thống kê, ngành cao su hiện nay ñã tạo việc làm ổn ñịnh và cải thiện thu nhập
cho trên 130.000 lao ñộng tại các nông trường doanh nghiệp và hơn 143.000

hộ nông dân cao su tiểu ñiền, ñóng góp ñáng kể cho việc nâng cao ñiều kiện
xã hội vùng trồng cao su và bảo vệ môi trường. ðồng thời, ñiều này còn có
vai trò tác dụng tích cực là tham gia phân bổ dân cư hợp lý giữa các vùng nhất
là giữa vùng thành thị và nông thôn, vùng miền núi, vùng ñịnh cư của các dân
tộc ít người Ngoài ra, cây cao su còn là cây có vai trò giúp người lao ñộng có
thu nhập ổn ñịnh, vượt qua ñói nghèo vươn lên khá, giàu. Nếu chỉ tính riêng
24 công ty TNHH một thành viên sản xuất cao su của Tập ñoàn công nghiệp
cao su Việt Nam tổng số lao ñộng ñã là 89.469 ngàn người, trong ñó lao ñộng
nữ là 40.879 người, lao ñộng người dân tộc thiểu số 8.906 người (và trên
77.000 hộ nông dân tiểu ñiền). Năm 2009 thu nhập bình quân của người lao
ñộng của Tập ñoàn Công nghiệp cao su ñạt 4.500.000 ñồng/ tháng, năm 2010
là 7.900.000 ñồng /người/tháng.
* ðối với việc thúc ñẩy phát triển cơ sở hạ tầng, ñô thị hóa
Phát triển cao su góp phần phát triển cả hệ thống cơ sở hạ tầng như ñiện,
ñường, trường học, bệnh viện, các cơ sở dịch vụ, chế biến… ñặc biệt là nhà ở
cho người lao ñộng hầu như luôn luôn ñược phát triển song song cùng với
việc phát triển các vườn cây cao su.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

8

Trên thực tế, cây cao su lên ngôi ñã kéo theo phát triển của cả hệ thống
cơ sở hạ tầng ñiện, ñường, các cơ sở dịch vụ chế biến y tế, trường học, nhà ở
cho người lao ñộng cũng ñược phát triển.
Nhiều ñịa bàn ở khu vực Tây Nguyên ñã có nhiều khởi sắc so với thời kỳ
chưa phát triển cây cao su. Trên ñịa bàn hiện có, hệ thống ñường giao thông
bằng bê tông, ñường nhựa ñã xây dựng ñến tận xã, thôn, bản. Nhiều xã ñã xây
dựng ñược nhiều công trình thủy lợi, kênh mương (9 công trình thủy lợi,
3.600m kênh mương nội ñồng). Các công trình trường học, trạm xá ñược xây
dựng kiên cố, gần 100% các cháu trong ñộ tuổi học sinh tiểu học ñến trường.

Các phương tiện nghe nhìn và các hoạt ñộng văn hóa xã hội khác ñã ñến tận
người dân. Tỉ lệ hộ sử dụng ñiện lưới quốc gia ñạt khoảng 90%; hộ sử dụng
nước hợp vệ sinh ñạt 95%.
Cũng từ thực tế những năm vừa qua cho thấy, sự phát triển vùng chuyên
canh cao su luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển các khu vực dân cư
mới và khu vực hành chính ñịa phương, với ý nghĩa ñó sự phát triển cây cao
su không những chỉ có vai trò về mặt kinh tế, xã hội mà còn góp phần ñắc lực
trong việc thực hiện các nội dung về CNH-HðH. ðồng thời phát triển cây cao
su ở Việt Nam nói chung và ở các tỉnh dọc theo biên giới giáp với
Cămphuchia, Lào, cũng như dự án ñầu tư cao su ở nước bạn Lào và
Cămphuchia còn có ý nghĩa to lớn trong việc tăng cường bảo vệ an ninh quốc
gia trong bối cảnh hiện nay.
Tóm lại, cây cao su ñóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế -
xã hội. Việc phát triển cây cao su sẽ ñem lại nhiều lợi ích cho người trồng
cũng như lợi ích chung của toàn xã hội. Phát triển cây cao su sẽ góp phần
công nghiệp hóa, hiện ñại hóa nông nghiệp và nông thôn hiện nay.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

9

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cao su tiểu ñiền
ðể ñánh giá một cách chi tiết ta phải xét ñến các nhân tố ảnh hưởng, mức
ñộ tác ñộng của từng nhân tố ñến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây
ñể từ ñó thấy ñược những hướng tác ñộng khác nhau của từng nhân tố mà có
biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mủ cao su,
chúng ta có thể xếp chúng thành những nhân tố sau.
2.1.4.1 Các yếu tố vĩ mô
a.Chính sách của ðảng và Nhà nước về kinh tế
Chính sách kinh tế là những tác ñộng vĩ mô của nhà nước ñối với sản
xuất kinh doanh, nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển hay

kìm hãm nền kinh tế xã hội nói chung và trong lĩnh vực sản xuất cao su nói
riêng. Mỗi chính sách phù hợp với một thời kỳ nhất ñịnh, tương ứng với một
ñiều kiện kinh tế xã hội nhất ñịnh. Vì vậy, các chính sách kinh tế luôn phải
ñiều chỉnh cho phù hợp với ñiều kiện thực tế. ðối với sản xuất cao su, cần
phải sản xuất trên quy mô lớn, tập trung và yêu cầu về vốn lớn nên cần có
những chính sách chung và chính sách riêng phù hợp với những ñặc ñiểm sản
xuất của nó.
b. Thị trường - giá cả
+ Thị trường: trong nền kinh tế phát triển, thị trường vừa là ñiều kiện
vừa là phương tiện ñển thực hiện tái sản xuất và là khâu trung gian cần thiết
giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Xác ñịnh thị trường cho sản phẩm có
tác dụng quan trọng nhằm xác ñịnh ñúng mục tiêu, kế hoạch sản xuất của
ngành. Vì vậy nghiên cứu thị trường luôn là vấn ñề quan tâm ñối với các ñơn
vị sản xuất kinh doanh, các nhà nghiên cứu kinh tế.
+ Giá cả: Song song với vấn ñề lựa chọn thị trường, thì vấn ñề giá cả
các nguyên liệu ñầu vào cũng như sản phẩm ñầu ra là vấn ñề có thể quyết
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

10

ñịnh rất lớn ñến thành bại của hoạt ñộng sản xuất kinh doanh. ðặc biệt hơn,
cao su là cây công nghiệp lâu năm nên yếu tố biến ñộng giá cả ảnh hưởng rất
lớn. Sản xuất cao su là quá trình sản xuất hàng hóa, do vậy sẽ luôn gắn với thị
trường và giá cả cũng như chịu sự tác ñộng của chúng.
c. Sự phát triển hệ thống dịch vụ
Sự phát triển của hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất có tác ñộng rất lớn ñến
việc hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa. Nó ñảm bảo cho
quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ñược diễn ra một cách thuận lợi và
hiệu quả, ñồng thời nó góp phần nâng cao giá trị của nông sản hàng hóa nói
chung và hàng hóa cao su nói riêng.

Số lượng các cơ sở chế biến và các doanh nghiệp kinh doanh càng lớn
cho thấy mức ñộ cạnh tranh trong hệ thống thị trường càng cao, ñiều này sẽ
tạo ra ñược những thuận lợi nhất ñịnh cho người sản xuất.
2.1.4.2 Các yếu tố vi mô
a. Mức ñộ tập trung hoá sản xuất
Tập trung hóa là quá trình tập trung các yếu tố sản xuất như: vốn, ñất ñai,
lao ñộng và tư liệu sản xuất ñể nâng cao quy mô sản xuất ra sản phẩm. Quá
trình ñó có thể diễn ra theo chiều rộng và chiều sâu.
Tập trung hóa trong nông nghiệp trước hết phải là quá trình tập trung hóa
về ruộng ñất. Mức ñộ tập trung về ruộng ñất lại phụ thuộc vào nhiều nhân tố
như: chính sách của Nhà nước, trình ñộ phát triển của lực lượng sản xuất và
phân công lao ñộng xã hộ, trình ñộ tổ chức quản lý của chủ thể quản lý. Tập
trung ruộng ñất lại gắn liền với tập trung các yếu tố sản xuất khác như: lao
ñộng và tư liệu sản xuất sao cho giữa các yếu tố ñó có sự phối hợp chặt chẽ
nhất ñể có thể tạo ra nhiều sản phẩm nhất.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

11

b. Mức ñộ ñầu tư thâm canh
Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp là việc áp dụng những thành tựu
khoa học kỹ thuật về di truyền chọn giống cây trồng và vật nuôi, sử dụng
phân bón, thuỷ lợi, thuốc trừ sâu, các công cụ cơ giới hóa nhằm làm tăng năng
suất, sản lượng cây trồng nông nghiệp và giảm sự tiêu hao sức lao ñộng trên
một ñơn vị sản phẩm sản xuất ra, ñáp ứng ngày càng cao nhu cầu lương thực
trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản.
Với quỹ ñất nông nghiệp ñang ngày một thu hẹp, tình trạng thiếu nông
phẩm hoành hành và sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường như hiện
nay thì mức ñộ thâm canh càng mang ý nghĩa quan trọng hơn. Tuy nhiên bên
cạnh việc gia tăng mức ñộ thâm canh cây trồng cần phải chú trọng ñến hoạt

ñộng bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm phát triển nông nghiệp một cách
bền vững.
c. Tổ chức sản xuất
ða dạng hóa nông nghiệp là chủ trương, chính sách của ðảng và Nhà
nước ta. Sản xuất cao su phải ñược tiến hành trên quy mô tương ñối lớn. Do
vậy, việc quy hoạch, nghiên cứu tổ chức sản xuất ñể khai thác tốt tiềm năng,
lợi thế ñất ñai của từng vùng là rất quan trọng trong ñiều kiện ñất ñai có hạn
như hiện nay.
Ngoài ra, vấn ñề bố trí sản xuất cũng mang ý nghĩa hết sức to lớn. Sản
phẩm chính của cây cao su là mủ cao su, yêu cầu mủ nước sau khi khai thác ở
vườn cây cần phải ñưa nhanh ñến nhà máy chế biến. Do vậy, bố trí sản xuất
trồng cao su phân tán sẽ làm giảm chất lượng mủ trong quá trình vận chuyển,
ñồng thời sẽ làm tăng chi phí vận chuyển.
Quá trình sản xuất cao su là quá trình sản xuất có trình ñộ chuyên môn
hóa cao, mang cả ñặc ñiểm của sản xuất nông nghiệp và công nghiệp với quy
trình kỹ thuật canh tác và công nghệ chế biến phức tạp nên việc bố trí, quản lý
lại càng quan trọng trong sản xuất kinh doanh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

12

2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cao su tiểu ñiền
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển cao su ở một số nước trên thế giới
a. Phát triển cây cao su ở Malaysia
Ngành trồng cao su ở Malaysia là một trong những ngành sản xuất lâu ñời,
bắt ñầu từ giữa thế kỷ 19 khi giá cao su khá cao, ñồng thời các nghiên cứu cho
cây lâu năm ñược Chính phủ Anh tiến hành cho các nước thuộc ñịa như Ấn ðộ,
Ceylon và Straits Settlement của Singapore, Penang và Malacca của Mã Lai.
Năm 1896, những ñồn ñiền ñầu tiên ñã ñược thành lập bởi Tan Chay Yan
tại Malacca, và sau ñó là anh em Kindersley tại Selangor. Tổng diện tích

trồng cao su tăng nhanh, từ 2.400 hecta năm 1900 lên ñến 18.600 hecta năm
1905. Vào năm 1910, diện tích tăng lên gần 219.000 hecta, bao gồm ít nhất
50.000 hecta tiểu ñiền. Sản lượng cũng tăng nhanh, ñạt tới 174.320 tấn năm
1920, gần ½ lượng xuất khẩu thế giới lúc bấy giờ. Giá cao su khá cao và tăng
nhanh do sự gia tăng nhu cầu về vỏ ruột xe ô tô.
Trong 50 năm tiếp theo, từ năm 1910 ñến cuối những năm 1960, là giai
ñoạn hỗn loạn, vì ngành cao su còn non trẻ phải ñối mặt với hàng loạt những
khủng hoảng và không ngừng tiến hành những chuyển ñổi nhằm thích nghi
với môi trường kinh tế mới. Trong giai ñoạn này, sự sụt giảm sản lượng ở
Malaysia và các lãnh thổ láng giềng ñã thúc ñẩy Mỹ sản xuất cao su tổng hợp
với quy mô rộng lớn. Vì thế, ñến năm 1944, ngành cao su tổng hợp của Mỹ ñã
ñạt tới năng suất hơn 950.000 tấn và chiếm hơn 85% tổng lượng cầu về cao
su. Giá cao su tăng cao trong Chiến tranh Hàn Quốc (1950-1952) và việc tụt
giảm sản lượng do cao su già ngừng phát triển ñã thúc ñẩy việc nhanh chóng
tái canh cây cao su nhằm cạnh tranh với cao su tổng hợp. Việc áp dụng chiến
lược “tái canh hoặc chết” ñã tạo ñược sự cải thiện lớn sau năm 1957.
Năm 1946, sản lượng ñạt mức 410.000 tấn; năm 1958 ñạt 634.000 tấn;
năm 1973 ñạt 1.470.000 tấn; năm 1988 ñạt 1.661.000 tấn, sau ñó do thực hiện
chính sách phát triển cây cọ dầu nên Malaysia nhường vị trí sản xuất cao su
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

13

thiên nhiên số 1 và số 2 cho Thái Lan và Indonesia. ðiều này ñược phản ánh
qua số liệu sau:
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cao su thiên nhiên của các nước trên thế giới
ðơn vị tính: Ngàn tấn

Nước/Năm
2005


2006

2007

2008

2009

2010

Thailan 2.937

3.137

3.056

3.090

2.881

3.275

Indonesia 2.271

2.637

2.755

2.751


2.639

2.592

Malaysia 1.126

1.284

1.200

1.072

879

1.000

India 772

853

811

881

820

879

Vietnam 482


555

602

663

650

770

China 541

538

588

548

646

660

Srilanka 104

109

118

129


133

142

Cambodia 20

21

19

19

35

50

Total 8.253

9.134

9.149

9.153

8.683

11.378

Nguồn: VRA (2010), số liệu tập hợp từ các báo cáo của các chính phủ, năm 2010.

ðặc trưng cơ bản của ngành cao su Malaysia là chính sách phát triển cao
su tiểu ñiền. Hiện nay cao su tiểu ñiền chiếm tới 93% diện tích và 80% sản
lượng (95% của Thái Lan và 85% của Indonesia, 84,4% của Ấn ðộ); trong ñó
74,5% các cao su tiểu ñiền ở Malaysia có diện tích dưới 3,0 ha. Việc phát
triển cao su tiểu ñiền chủ yếu do 3 tổ chức sau:
Tổ chức thứ nhất là Cơ quan phát triển ñất liên bang (FELDA) ñược
chính phủ thành lập từ năm 1957 có nhiệm vụ khai hoang ñất mới ñể ñịnh cư
dân nghèo không có ñất và chính phủ cho vay vốn khai hoang, trồng mới,
chăm sóc và thu hồi vốn dần khi cây cao su ñược cạo mủ.
Các cây trồng ñược FELDA hỗ trợ là cao su, cọ dầu, lúa và một số cây
khác. Các hộ này ñược xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, khai hoang trồng mới
bởi các công ty chuyên trách sau ñó cấp cho dân tái ñịnh cư ñể chăm sóc khai
thác. Chi phí ñầu tư ñược người dân hoàn trả dần hàng tháng khi thu hoạch
trong vòng 15 năm.
Tổ chức thứ hai là Cơ quan phục hồi và củng cố ñất liên bang
(FELCRA). FELCRA ñược thành lập vào năm 1966 nhằm phục hồi và củng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

14

cố ñất nông nghiệp, các diện tích cao su ñã có ñể tăng thu nhập cho các nhóm
nông dân và tăng diện tích cho các hộ.
Tổ chức thứ ba cũng có chức năng hỗ trợ CSTð là Cơ quan phát triển
cao su tiểu ñiền (RISDA). RISDA ñược thành lập vào năm 1972, có nhiệm vụ
hỗ trợ nông dân tái canh cao su và thành lập một số cơ sở hạ tầng giúp phát
triển CSTð, như xây dựng xưởng sơ chế cao su, nhà kho… trên khắp lãnh thổ
Malaysia. Theo phương thức này, các tiểu ñiền kết hợp với nhau trên từng
vùng thành một mini tiểu ñiền. RISDA thành lập một công ty ñể quản lý và tổ
chức thực hiện toàn bộ công việc trồng, khai thác, chế biến ñến tiếp thị sản
phẩm theo phương thức tiểu ñiền.

Ở Malaysia việc nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật ñể tăng sản lượng cao su thiên nhiên rất ñược quan tâm. Năm 2001 khi
giá mủ cao su xuống thấp, chính phủ ñã khuyến cáo Hệ thống cạo mủ cường
ñộ thấp (Low- Intensity Tapping System: LITS) ñể giúp các tiểu ñiền giải
quyết các khó khăn ở giai ñoạn này. Cuối năm 2003, khi giá mủ cao su tăng
cao, chính phủ ñã cung cấp nguồn kinh phí 100 triệu RM cho các tiểu ñiền có
diện tích dưới 4 ha ñể mua các bộ dụng cụ kích thích mủ bằng khí gaz như
RRIMFLOW, REACTORRIM và LETFLOW. Ngoài việc dùng khí gaz kích
thích, chương trình này còn sử dụng ethephon cho các cây dưới 15 tuổi. Nhờ
sử dụng hình thức này mà sản lượng mủ ñã tăng lên 30%.
Các hoạt ñộng nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học ñược tiến hành
liên tục góp phần làm tăng sản lượng và tăng năng suất. Quan trọng hơn, năng
suất tăng cao cùng với giá cũng tăng ñã mang lại thu nhập cao cho người tiểu
ñiền và lợi nhuận cho nhà ñầu tư. Số liệu từ 1952 ñến năm 2003 cho thấy, ñã
có 1.489.408 ha ñược tái canh, trong ñó 1.184.172 ha (chiếm 79,6%) tái canh
lần thư nhất, 249.760 ha tái canh lần thứ hai và 55.476 ha tái canh lần thứ ba.
ðặc biệt từ nửa sau thập niên 90, lượng cao su thiên nhiên ñược tiêu thụ
trong nước ñã tăng từ 182.301 tấn năm 1990 lên 428.000 tấn năm 2004. Ma
laysia hiện nay trở thành quốc gia tiêu thụ cao su thiên thiên nhiên lớn thứ 5
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

15

thế giới và là nước quan trọng về xuất khẩu các sản phẩm cao su nhúng như
găng tay, chỉ thun, nệm mút, bao cao su…
Về việc tiêu dùng và xuất khẩu cao su thiên nhiên ở Maylaysia cũng ñóng
góp rất lớn vào quá trình công nghiệp hóa và hiện ñại hóa. Về tiêu dùng,
Malaysia tiêu dùng mủ kem lớn nhất thế giới, tiêu dùng cao su thiên nhiên
ñứng thứ 5 thế giới. Về xuất khẩu, ñứng thứ nhất thế giới về găng tay y tế và
chỉ thun latex; ñứng thứ 3 thế giới về sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên.

Năm 2009, Maylaysia xuất khẩu 4,46 tỉ RM (=1,44 tỉ USD) cao su thiên nhiên;
10,59 tỉ RM (=3,43 tỉ USD) sản phẩm công nghiệp cao su; 7,11 tỉ RM (=2,3 tỉ
USD) gỗ cao su và cao su khác là 2,84 tỉ RM (=920 triệu). ðiều này chứng tỏ
ngành công nghiệp cao su của Maylaysia có giá trị gia tăng rất cao.
Tóm lại, ngành công nghiệp cao su của Maylaysia có những ñiểm nổi
bật: thứ nhất, chính sách phát triển cao su tiểu ñiền; thứ hai, tập trung nghiên
cứu khoa học và thứ ba, Malaysia là nước tiêu dùng và xuất khẩu cao su lớn
trên thế giới, ñặc biệt ngành sản xuất sản phẩm cao su tinh chế chiếm vị trí
quan trọng trong việc tiêu dùng nguyên liệu cao su thiên nhiên ñể sản xuất sản
phẩm xuất khẩu.
b. Phát triển cây cao su ở Indonesia
Cây cao su là loại cây ñược phát triển mạnh ở Indonesia từ rất sớm, từ
những năm 1940 Indonesia ñã trồng 1.350.000 ha cao su, ñến năm 2009, diện
tích cao su ở Indonesia 3.435.417 ha. Trong ñó, cao su ở Indonesia chủ yếu là
cao su tiểu ñiền. Tuy nhiên ở ñây cần phân biệt hai loại cao su tiểu ñiền là
+ Tiểu ñiền truyền thống: là loại chưa ñược áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật, cao su dạng này thường ñược trồng xen với nhiều loại cây khác,
năng suất vườn cây rất thấp. Cao su tiểu ñiền loại này thường cho mủ vào
năm thứ 8, sản lượng ñạt cao nhất vào năm tuổi thứ 16 với năng suất tối ña là
1,35 tấn/ha.
+ Tiểu ñiền tiến bộ: là loại hình cao su tiểu ñiền ñã ñược tác ñộng của
chính phủ, có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nên chất lượng vườn cây tương ñối
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

16

tốt và năng suất cao. Cao su tiểu ñiền này bắt ñầu cho mủ từ năm thứ 7, sản
lượng ñạt cao nhất vào năm tuổi thứ 12 và sản lượng ñạt ñến 1,65 tấn/ha.
Cây cao su ở Indonesia là nguồn thu nhập chính cho ít nhất 15 triệu
người. Nhận thức tầm quan trọng của CSTð, chính phủ Indonesia ñã triển

khai một số dự án phát triển CSTð với nguồn tài trợ từ chính phủ và các ñịnh
chế tài chính quốc tế khác, trong ñó quan trọng nhất là hai chương trình sau:
Phương thức tiểu ñiền hạt nhân và các tiểu chủ cao su (NES): Chương
trình nhằm khai phá các vùng ñất mới và tái ñịnh cư nông dân theo cách phát
triển một tiểu ñiền quốc doanh làm hạt nhân và bao quanh nó là vùng CSTð
với mục tiêu tiểu ñiền quốc doanh hỗ trợ cho CSTð. Cụ thể là xây dựng hạ
tầng, nhà cửa cho nông dân, trồng và chăm sóc vườn cao su ñến khi ñưa vào
khai thác. Trong thời gian kiến thiết cơ bản, nông dân ñược tiểu ñiền quốc
doanh tuyển dụng ñể chăm sóc vườn cây. ðến khi khai thác mỗi tiểu chủ sẽ
ñược giao khoảng 2 ha cao su khai thác, bán mủ cho nhà máy trung tâm quốc
doanh. Tiểu ñiền quốc doanh sẽ khấu hao trừ 25% thu nhập của tiểu ñiền ñể
hoàn trả chi phí ñầu tư.
Phương thức Ban quản lý dự án (PMU): Theo chương trình này, nông
dân là chủ của vườn cây cao su ngay khi bắt ñầu trồng. Họ chịu trách nhiệm
trồng và chăm sóc vườn cây của mình với vốn tín dụng từ nhà nước. Mô hình
này có hạn chế là tốn tiền, chỉ thích hợp với cao su tiểu ñiền nên không ñược
phổ biến.
Vào cuối thập niên 1990, Indonesia triển khai mô hình tái canh cao su có
sự tham gia của nông dân và các thành phần liên quan khác nhằm khắc phục
những hạn chế của mô hình NES và PMU và ñến nay vẫn chưa có ñánh giá
ñầy ñủ về hiệu quả của mô hình.
Các chương trình phát triển cao su của Indonesia nhằm mục ñích:
- Gia tăng năng suất và tính cạnh tranh;
- Gia tăng chất lượng sản phẩm;

×