Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất giống chè LDP2 và thành phần giun đất tại trại thực hành thực tập trường trung cấp kinh tế kỹ thuật yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 100 trang )


B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI 2




U TH PHNG THANH



NGHIÊN CứU ảNH HƯởNG CủA PHÂN BóN
ĐếN NĂNG SUấT GIốNG CHè LDP2 Và THàNH PHầN
GIUN ĐấT TạI TRạI THựC HàNH THựC TậP TRƯờNG
TRUNG CấP KINH Tế Kỹ THUậT YÊN BáI



Chuyờn ngnh: Sinh thỏi hc
Mó s: 60.42.01.20



LUN VN THC S KHOA HC SINH HC



Ngi hng dn khoa hc: TS. NGUYN TH HNG LIấN


H NI - 2014



i
LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Hồng Liên
– khoa Sinh học – Trường ĐHSP Hà Nội, đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Đỗ Văn Nhượng – khoa Sinh học –
Trường ĐHSP Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành các thí
nghiệm về động vật.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong phòng Sau đại học –
Trường ĐHSP Hà Nội II đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương
trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trại thực hành thực tập – Trường TC Kinh tế
Kĩ thuật Yên Bái đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu đề tài này.
Hoàn thành luận văn này còn có sự động viên, khuyến khích của gia
đình, người thân, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn
để hoàn thành khóa học và công trình nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Tác giả



Âu Thị Phƣơng Thanh


ii
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng mọi số liệu sử dụng để hoàn
thành báo cáo luận văn thạc sĩ sau đây đều được ghi nhận
từ các thí nghiệm một cách trung thực và chưa được sử
dụng trong bất cứ tài liệu nào.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Tác giả



Âu Thị Phƣơng Thanh

iii
MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng v
Danh mục các hình vi
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tổng quan về cây chè 4
1.1.1. Nguồn gốc cây chè 4
1.1.2. Phân loại cây chè 5
1.1.3. Phân bố của cây chè 7
1.1.4. Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây chè 8
1.1.5. Điều kiện sinh thái của cây chè 10
1.2. Nghiên cứu về phân bón cho cây chè 15

1.2.1. Nghiên cứu về phân bón cho cây chè trên thế giới 15
1.2.2. Nghiên cứu về phân bón cho cây chè ở Việt Nam 20
1.3. Giá trị thực tiễn của giun đất 24
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tƣợng, vật liệu nghiên cứu 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 28
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 28
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 28
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 28
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng 29
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đối với giun đất 30
2.3.4. Phương pháp thống kê xử lí số liệu 33

iv
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
3.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Yên Bái 34
3.1.1. Vị trí địa lí 34
3.1.2. Điều kiện đất đai 35
3.1.3. Điều kiện khí hậu 36
3.2. Ảnh hƣởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất chè 43
3.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè 44
3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón đến mật độ búp chè 47
3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến khối lượng búp chè 52
3.2.4. Ảnh hưởng của phân bón đến tỉ lệ búp có tôm 54
3.2.5. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất búp chè 58
3.2.6. Sơ bộ hạch toán kinh tế các biện pháp bón phân cho chè 62
3.3. Ảnh hƣởng của các công thức bón phân đến mật độ và thành
phần loài giun đất 62
3.3.1. Thành phần và phân bố của giun đất tại khu vực trước khi tiến

hành thí nghiệm 63
3.3.2. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến mật độ và sinh khối
của giun đất 64
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC

v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Ảnh hưởng của độ cao so với mực nước biển tới hàm lượng
tannin trong búp chè 12
Bảng 1.2: Sự biến đổi thành phần hóa học của búp chè trong điều kiện
có che râm (% chất khô) 13
Bảng 1.3: Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong chè một số nơi
(% chất tro) 16
Bảng 3.1: Diễn biến nhiệt độ tại thành phố Yên Bái từ tháng 11 năm
2013 đến tháng 10 năm 2014 38
Bảng 3.2: Diễn biến lượng mưa và độ ẩm tại thành phố Yên Bái từ
tháng 11 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014 41
Bảng 3.3: Diễn biến số giờ nắng tại thành phố Yên Bái từ tháng 11 năm
2013 đến tháng 10 năm 2014 42
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của việc bón phân đến mật độ búp chè 50
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến khối lượng búp chè 53
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của việc bón phân đến tỉ lệ búp mù xòe 56
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của việc bón phân đến tỉ lệ búp có tôm 57
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của việc bón phân đến năng suất thực thu 59
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của việc bón phân đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất 61
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến hiệu quả kinh tế 62

Bảng 3.11: Mật độ và sinh khối của giun đất đợt 1 (ngày 15/3/2014) 64
Bảng 3.12: Mật độ và sinh khối của giun đất đợt 2 (ngày 15/5/2014) 66
Bảng 3.13: Mật độ và sinh khối của giun đất đợt 3 (ngày 15/7/2014) 67


vi
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Khu bố trí thí nghiệm 27
Hình 3.1: Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu 34
Hình 3.2: Đồ thị ảnh hưởng của phân bón đến mật độ búp 52
Hình 3.3: Đồ thị ảnh hưởng của phân bón đến khối lượng búp chè 54
Hình 3.4: Đồ thị ảnh hưởng của phân bón đến tỉ lệ búp mù xòe 57
Hình 3.5: Đồ thị ảnh hưởng của phân bón đến tỉ lệ búp có tôm 58
Hình 3.6: Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất thực thu 60
Hình 3.7: Đồ thị mật độ và sinh khối của giun đất đợt 1 (ngày 15/3/2014) 65
Hình 3.8: Đồ thị mật độ và sinh khối của giun đất đợt 2 (ngày 15/5/2014) 66
Hình 3.9: Đồ thị mật độ và sinh khối của giun đất đợt 3 (ngày 15/7/2014) 67

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta có lịch sử trồng chè lâu đời nhưng cây chè mới chỉ được
trồng và phát triển với quy mô lớn từ khoảng 100 năm nay. Với đặc điểm là
loại cây công nghiệp dài ngày, dễ trồng và chăm sóc, nhiệm kì kinh tế dài 30
– 40 năm, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở các vùng đất dốc của Việt Nam,
do vậy cây chè đã trở thành cây công nghiệp mũi nhọn, mang lại giá trị kinh
tế cao, tham gia vào thị trường xuất khẩu.
Năng suất và chất lượng của cây chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

giống, khí hậu, đất đai, phân bón, kĩ thuật canh tác và công nghệ chế biến.
Việc áp dụng tiến bộ kĩ thuật trong thâm canh chè ở các khâu: chọn tạo đưa
giống năng suất cao vào sản xuất, chế độ bón phân, áp dụng kĩ thuật hái, kĩ
thuật đốn chè đã giúp cho ngành chè đạt được sự phát triển nhanh chóng về
diện tích, năng suất và sản lượng. Phân hữu cơ được coi là yếu tố tiên phong
trong việc cải tạo năng suất cây trồng canh tác bền vững nhưng hiện nay xu
hướng sử dụng phân hóa học ngày càng có chiều hướng gia tăng do sử dụng
phân hóa học tiết kiệm thời gian và công lao động. Trong nền nông nghiệp
truyền thống của các nước trên thế giới cũng như các nước Đông Nam Á và ở
Việt Nam, phân hữu cơ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
với hàm lượng vốn có của nó mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải
thiện các đặc tính lí hóa của đất thông qua vai trò của vật chất hữu cơ và động
vật đất. Thực tế sản xuất cho thấy, người trồng chè thường bón phân hữu cơ
chủ yếu là phân chuồng kết hợp với phân vô cơ cho chè ở giai đoạn kiến thiết
cơ bản, trồng mới và chủ yếu sử dụng phân vô cơ cho chè ở các giai đoạn sản
xuất kinh doanh để tiết kiệm thời gian và công lao động, thúc đẩy nhanh quá
trình sinh trưởng của búp mới, tăng năng suất. Mặc dù đã nhận thức được vai

2
trò của phân hữu cơ trong canh tác bền vững nhưng ở Việt Nam việc sử dụng
còn hạn chế. Bên cạnh đó sử dụng phân hữu có còn tác dụng tích cực đến
nhóm giun đất vốn được coi là “bạn của nhà nông”.
Yên Bái là tỉnh miền núi có nhiều diện tích đồi gò, điều kiện đất đai khí
hậu phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Cây chè đã có ở
Yên Bái từ rất lâu đời như những cây chè tổ Suối Giàng. Tuy có thời điểm thị
trường tiêu thụ không ổn định, giá chè xuống thấp làm cho đời sống người
làm chè gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung cây chè vẫn giữ một vị trí
quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập
cho phần lớn nhân dân trong tỉnh và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Hiện nay, cây chè vẫn được xác định là cây công nghiệp chủ lực của

tỉnh. Tỉnh Yên Bái có chủ trương phát triển sản xuất chè theo cả 2 hướng, mở
rộng diện tích và thâm canh tăng năng suất, chất lượng chè cùng với cải tiến
công nghệ chế biến. Đến nay diện tích chè của tỉnh Yên Bái là 12.035 ha
trong đó có 11.093 ha chè kinh doanh.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của phân bón đến năng suất giống chè LDP 2 và thành phần giun
đất tại Trại Thực hành thực tập Trường Trung cấp Kinh tế Kĩ thuật Yên
Bái”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc dùng phân bón hữu cơ đến năng suất
giống chè LDP 2 và thành phần giun đất trong đất trồng chè từ đó đánh giá
hiệu quả của việc dùng phân bón trong canh tác cây chè ở miền núi phía
bắc Việt nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây chè khi sử dụng phân bón
hữu cơ thông qua các chỉ tiêu: mật độ búp, trọng lượng búp 1 tôm 2 lá, tỉ lệ
búp có tôm trong các công thức thí nghiệm khác nhau.

3
Năng suất thực thu và năng suất lí thuyết khi sử dụng phân bón hữu cơ
so với đối chứng.
Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến thành phần giun
đất trước và sau khi tiến hành thí nghiệm.
4. Ý nghĩa của đề tài
Đưa ra công thức bón phân đạt năng suất cao nhất.
Xây dựng mô hình học tập cho học sinh tại trại thực hành.

4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Tổng quan về cây chè
1.1.1. Nguồn gốc cây chè
Nguồn gốc của cây chè là vấn đề rất phức tạp, cho đến nay có nhiều
quan điểm khác nhau dựa trên những cơ sở về lịch sử, khảo cổ học và thực vật
học. Một số quan điểm được nhiều người công nhận là:
Cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc: Năm 1753, Carl Von Linnaeus, nhà
thực vật học người Thụy Điển lần đầu tiên trên thế giới xác nhận Trung Quốc là
vùng nguyên sản cây chè của thế giới và định tên khoa học của cây chè là Thea
sinensis, phân thành hai thứ: Thea bohea (chè đen) và Thea viridis (chè xanh).
Cây chè có nguồn gốc từ các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và tỉnh Vân Nam,
Trung Quốc, theo Dalaselia -1989, đã giải thích sự phân bố của cây chè mẹ như
sau: Tỉnh Vân Nam là nơi bắt đầu hàng loạt các dòng suối rồi đổ về các con sông
lớn ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Miến Điện. Đầu tiên cây chè mọc ở Vân
Nam, sau đó hạt chè được di chuyển đến các nước nói trên [15].
Cây chè có nguồn gốc từ Ấn Độ: Năm 1823, Robert Bruel đã phát hiện
được những cây chè dại lá to ở vùng Atxam (Ấn Độ). Qua nghiên cứu tác giả
cho rằng nguyên sản của cây chè là ở vùng Atxam (Ấn Độ) chứ không phải là
vùng Vân Nam - Trung Quốc [16].
Theo Cohen Sta – 1918, nhà phân loại thực vật Hà Lan đã đưa ra thuyết
hai nguồn gốc cây chè (Nhị Nguyên thuyết): Cây chè lá to có nguồn gốc ở phía
tây cao nguyên Tây Tạng. Cây chè lá nhỏ có nguồn gốc ở phía Đông và phía
Đông Nam Trung Quốc [16].
Năm 1951, Đào Thừa Trân (Trung Quốc) cho rằng: Nguyên sản của cây
chè là tỉnh Vân Nam, chúng di thực về phía đông qua tỉnh Tứ Xuyên bị ảnh
hưởng của khí hậu nên biến thành giống chè lá nhỏ, di thực về phía nam và tây

5
nam là Ấn Độ, Mianma, Việt Nam biến thành giống chè lá to [15]. Nhiều công
trình nghiên cứu khác cho thấy cách đây 4000 năm, người Trung Quốc đã biết
dùng chè làm dược liệu và sau đó để uống [16].

Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam: Những công trình của Đjemukhatze
(1961- 1971) về phức chất catechin của lá chè có nguồn gốc khác nhau, so
sánh thành phần các catechin giữa chè được trồng và chè hoang dại đã nêu lên
luận điểm về sự tiến hóa sinh hóa của cây chè và từ đó ông đã đi đến kết luận:
“Nguồn gốc cây chè chính là ở vùng tây bắc Việt Nam” [8].
Các quan điểm trên tuy có sự khác nhau về địa điểm nhưng đều có sự
thống nhất rằng: Nguyên sản của cây chè là ở Châu Á, nơi có điều kiện khí hậu
nóng và ẩm phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của chúng.
1.1.2. Phân loại cây chè
Tên của cây chè đã trải qua nhiều tranh luận và có rất nhiều cách đặt tên.
Tên gọi của cây chè đầu tiên được nhà khoa học Thụy Điển Line đặt là Thea
sinensis vào năm 1973. Đến nay danh pháp khoa học của cây chè được nhiều
người công nhận nhất là: Camellia sinensis (L.) Okuntze. [16], thứ assamica
xếp trong hệ thống phân loại thực vật như sau:
- Ngành Ngọc Lan (Hạt kín): Angiosepermae.
- Lớp Ngọc Lan (Hai lá mầm): Dicotyleonae.
- Bộ Chè: Theales.
- Họ Chè: Theaceae.
- Chi Chè: Camellia.
- Loài: sinensis.
- Thứ: assamica
Cây chè được chia thành nhiều thứ chè (Varietas)
,
căn cứ vào đặc điểm
hình thái, đặc điểm sinh lý, sinh hóa và tính chống chịu có nhiều cách phân
loại nhưng bảng phân loại của nhà bác học Hà Lan Cohen Stuart (1916) được

6
nhiều người công nhận nhất [16]. Cohen Stuart chia Camellia sinensis ra
thành 4 thứ sau đây:

Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var. bohea): Có đặc điểm
thân bụi thấp, phân cành nhiều, búp mù xòe nhỏ, nhanh, năng suất không cao,
phẩm chất trung bình, nhiều hoa, quả, khả năng chống chịu tốt, có thể chịu rét
từ 12-15
0
C.
Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. macrophylla): Cây thân
gỗ nhỡ cao tới 5m, trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên. Lá to trung bình màu
xanh nhạt dài 12-15cm, rộng 5-7cm, có 8-9 đôi gân chính, búp to hoa quả
nhiều, có khả năng chịu rét kém.
Chè Shan (Shan tuyết) (Camellia sinensis var. Shan): Là giống địa
phương - thứ chè rất phổ biến ở vùng núi cao (Hà Giang, Mộc Châu…) và các
đồn điền ở Tây Nguyên thời Pháp thuộc. Giống hỗn hợp lai tạp, rất nhiều biến
dị, được nông dân chia thành chè trắng (búp tuyết), chè xanh và chè vàng (tùy
theo màu sắc của lá).
Chè Atxam (chè Ấn Độ) (Camellia sinensis var. atxamica): Cây thân
gỗ cao to trong điều kiện tự nhiên có thể cao 16-17m phân cành thưa, búp to
cho năng suất cao thích hợp cho chế biến chè xanh và chè đen. Không chịu
được rét, hạn, ít hoa quả.
Bốn thứ (varietas) chè trình bày trên đây đều có trồng ở Việt Nam, nhưng
phổ biến nhất là hai thứ C. sinensis var. macrophylla và C. sinensis var. Shan.
Camellia sinensis var. macrophylla được trồng nhiều nhất ở các tỉnh
trung du với các tên gọi của địa phương (tùy theo màu sắc của lá) như: chè
trung du lá xanh, chè trung du lá vàng, v.v Tỷ lệ trồng các giống chè trung
du ở miền bắc đạt tới 70%. Năng suất búp trong sản xuất đại trà khi chè 5 - 19
tuổi thường đạt 4 - 5 tấn/ha.
Các giống chè Trung du chịu được đất xấu, nhưng dễ bị nhiễm nhiều sâu

7
hại: rầy xanh, bọ cánh tơ , ở vùng cao thường bị bệnh phồng lá. Chè Trung du

thường được dùng chế biến chè xanh, chè đen đều cho phẩm chất tốt.
Camellisa sinensis var. Shan được trồng ở miền núi các tỉnh miền bắc và
ở miền nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Ở mỗi địa phương có các giống khác
nhau như: Shan Mộc Châu, Shan Tham Vè, Shan Trấn Ninh Năng suất búp
thường đạt 6 - 7 tấn/ha. Búp chè có nhiều tuyết, dùng chế biến chè xanh, chè
đen đều cho phẩm chất tốt nhưng thích hợp với chế biền chè xanh hơn.
1.1.3. Phân bố của cây chè
Sự phân bố của cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên,
khí hậu. Ngày nay, cây chè phân bố ở khắp các châu lục, trong đó nhiều nhất
là ở Châu Á, sau đó là Châu Phi, Châu Mỹ, rồi đến Châu Đại Dương là ít
nhất. Vùng chè tập trung nhất phân bố giữa 6-22
0
vĩ Bắc, trên thế giới vùng
chè Miosines của Achentina là khu vực thấp nhất nam địa cầu [28]. Đến nay
trên thế giới có 58 nước trồng chè, sản xuất chế biến chè ở các quy mô khác
nhau, phân bố ở khắp 5 châu như sau [15]:
Châu Á: Có 20 nước bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Indonexia,
Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kì, Bangladet, Iran, Myanma, Việt Nam, Thái Lan, Lào,
Malaxia, Campuchia, Nepan, Philipin, Triều Tiên, Apganistan và Pakistan.
Châu Phi: Có 21 nước bao gồm Kenia, Malavi, Uganda, Tanzania,
Moozambich, Ruanda, Mali, Ghine, Morrixow, Nam Phi, Ai Cập, Conggo,
Camorun, Đảo Reuyniong, Tchat, Rodezia, Abitxi, Brundi, Maroc, Angeri và
Zimbabue.
Châu Mỹ: Có 12 nước bao gồm Achentina, Braxin, Peru, Colombia,
Ecuado, Goatemela, Paraguay, Jamaica, Mehico, Bolovia, Guyanna và Mỹ.
Châu Đại Dương: Có 3 nước bao gồm Papua Tân Ghine, Fiji và
Autralia.
Châu Âu: Có Nga và Bồ Đào Nha.

8

Các nhà khoa học cho rằng, cây chè trồng ở những nơi có độ cao lớn so
với mực nước biển thường có chất lượng tốt hơn chè trồng ở vùng thấp. Chè
trồng ở những vùng núi cao như Hoàng Sơn (An Huy – Trung Quốc), Sư Tử
Phong (Chiết Giang – Trung Quốc), Hà Giang, Mộc Châu, Suối Giàng (Nghĩa
Lộ, tỉnh Yên Bái) cũng đều có chất lượng cao.
Ở Việt Nam, cây chè có từ lâu đời trên các vùng núi cao phía Tây Bắc
với những cây chè nguyên thủy ở Suối Giàng (Yên Bái), Thông Nguyên, Cao
Bồ, Lũng Phìn (Hà Giang), Chồ Lồng, Tà Xùa (Sơn La), Tam Đảo (Vĩnh
Phúc). Cây chè được trồng với quy mô lớn, hình thành đồn điền trồng chè đầu
tiên ở miền Bắc Việt nam tại Phú Thọ vào năm 1890 [27]. Sau đó, cây chè
được mở rộng diện tích phân bố trên phạm vi cả nước, trải dài trên 15 vĩ độ
Bắc, đã hình thành những vùng chè tập trung như: Vùng Tây Bắc (gồm Sơn
La, Lai Châu), Vùng Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn (gồm Hà Giang, Tuyên
Quang, Yên Bái, Lào Cai), Vùng Trung du Bắc Bộ (gồm Phú Thọ, Nam
Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Bắc Giang, Thái Nguyên), Vùng Bắc
Trung Bộ (gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh), Vùng Tây Nguyên (gồm Gia
Lai, Kontum, Lâm Đồng) [ 37].
1.1.4. Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây chè
Chè là cây lâu năm, có hai chu kì phát triển là chu kì phát triển nhỏ và
chu kì phát triển lớn [14].
Chu kì phát triển nhỏ: là chu kì phát triển hàng năm của cây chè. Hàng
năm vào mùa đông, khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi như nhiệt độ thấp,
khô hạn… cây chè sinh trưởng và phát triển chậm dần và ngừng sinh trưởng
khi nhiệt độ thấp hơn 10
0
C, đây còn gọi là trạng thái ngủ nghỉ hàng năm. Tốc
độ tăng trưởng trở lại bình thường trở lại khi nhiệt độ và ẩm độ tăng dần vào
mùa xuân.
Chu kì phát triển lớn (chu kì phát dục cá thể): bao gồm toàn bộ vòng


9
đời của cây chè, tính từ khi hoa chè được thụ phấn, hình thành hạt, mọc thành
cây, qua nhiều năm sinh trưởng phát triển đến khi già cỗi và chết. Chu kì này
thường kéo dài 30 – 50 năm, có khi tới hàng trăm năm tùy thuộc vào đặc tính
của giống và chế độ canh tác. Toàn bộ chu kì phát triển lớn của cây chè trải
qua 5 giai đoạn.
Giai đoạn 1 (giai đoạn phôi thai): tính từ khi hoa được thụ phấn, hình
thành phôi, hạt, quả đến khi quả chín. Đây là giai đoạn phôi phát triển từ hợp
tử tạo nên một thế hệ thể bào tử mới mang một nửa bộ gen từ bố và một nửa
bộ gen từ mẹ.
Giai đoạn 2 (giai đoạn cây con hay còn gọi là giai đoạn cây mạ): từ
khi hạt nảy mầm mọc thành cây, đến khi cây ra hoa kết quả lần đầu (từ 1-2
năm sau khi trồng).
Giai đoạn 3 (giai đoạn cây non): từ khi cây ra hoa lần đầu tiên cho tới
khi cây có bộ khung ổn định (từ năm thứ 2-3 đến năm thứ 4 sau trồng).
Giai đoạn 4 (giai đoạn chè lớn hay giai đoạn sản xuất kinh doanh):
thời kì này kéo dài 20 – 30 năm có khi tới 50 – 60 năm phụ thuộc vào điều
kiện giống, đất đai và chế độ canh tác.
Giai đoạn 5 (giai đoạn chè già): giai đoạn này cây chè đã trải qua thời kì
sản xuất kinh doanh, cây chè có biểu hiện già cỗi, năng suất giảm nhanh chóng.
Căn cứ vào đặc điểm của từng giai đoạn để xây dựng các biện pháp kĩ
thuật khác nhau nhằm tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt, có
khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt phát huy tiềm năng của giống.
Nghiên cứu về sự hình thành các đợt sinh trưởng của cây chè M.A.
Alikhatde (1964) cho rằng: khi cây chè có 5 lá thì ở nách lá thứ nhất, thứ hai
có chồi bên, khi có lá thứ 6 thì chồi bên thứ 3 xuất hiện, khi có lá thứ 7 thì
chồi bên thứ 4 xuất hiện. Tác giả cho rằng, khi mầm chè (chồi bên) ở trạng
thái nghỉ qua mùa đông, 2 lá đầu tiên bao bọc mầm chè là lá vẩy ốc, tiếp theo

10

là lá cá, hai cặp lá này có chức năng bảo vệ mô phân sinh ngọn của chồi bên.
Các mầm của nách lá thứ 4 và lá thứ 5 của đợt sinh trưởng thứ nhất sẽ phát
triển thành búp của đợt sinh trưởng thứ 2 [22].
1.1.5. Điều kiện sinh thái của cây chè
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây chè chịu ảnh hưởng rất
lớn của các nhân tố sinh thái. Nguyên sản của cây chè ở vùng khí hậu rừng á
nhiệt đới. Tuy vậy cây chè cho đến nay đã được phân bố khá rộng rãi, từ 30 vĩ
tuyến nam đến 45 vĩ tuyến bắc, là những nơi có điều kiện tự nhiên khác xa
với nơi nguyên sản. Trong những điều kiện như vậy, muốn cho cây chè sinh
trưởng bình thường và có năng suất phẩm chất tốt phải có trình độ khoa học
cao trong canh tác. Những công trình nghiên cứu nhiều năm của Liên Xô cho
thấy: sự tạo thành và tích lũy các vật chất khác nhau trong cây, phần lớn phụ
thuộc vào điều kiện khí hậu và phân bố theo từng vùng. Tổng hợp các điều
kiện ngoại cảnh là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phẩm chất chè [9].
Vì vậy, xét đến điều kiện sinh thái của cây chè là đề cập đến những
điều kiện sống thích hợp nhất về các mặt. Nắm vững những yêu cầu cụ thể về
sinh thái cũng như khả năng thích ứng của cây chè với điều kiện tự nhiên, là
một trong những cơ sở khoa học để xác định những biện pháp kỹ thuật trồng
trọt thích hợp. Yêu cầu tổng hợp các điều kiện sinh thái thích hợp cho cây chè
là: đất tốt, sâu, chua, thoát nước, khí hậu ẩm và ấm.
* Điều kiện đất đai và địa hình:
So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêm ngặt lắm,
song để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải
đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp
cho cây chè phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực
nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường.
Đất trồng chè của ta ở các vùng trung du phần lớn là feralit vàng đỏ

11
được hình thành trên đá granit, gnai, phiến thạch sét và mica. Ở vùng núi

phần lớn là đất feralit vàng đỏ được phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Về
cơ bản những loại đất này phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây chè như
có độ pH từ 4 đến 5 có lớp đất sâu hơn 1 mét và thoát nước. Loại đất này
thường nghèo chất hữu cơ nhất là ở các vùng trồng chè cũ. Vì vậy, vấn đề bón
phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho cây chè và cải tạo kết cấu vật lý của
đất là rất cần thiết. Bên cạnh đó, phải coi trọng việc bón đủ và hợp lý phân
hóa học hàng năm cho chè. Chè là loại cây kỵ vôi, nhiều tài liệu cho biết
trong đất trồng chè chỉ có một lượng vôi rất ít, khoảng 0,2% CaCO
3
đã ảnh
hưởng đến sinh trưởng của cây do đó, không bao giờ người trồng chè dùng
vôi để bón vào đất trồng chè, trừ trường hợp đất có độ pH quá thấp, dưới 4.
Quan hệ giữa đặc điểm môi trường đất và phẩm chất chè rất phức tạp.
Phẩm chất do nhiều yếu tố quyết định và tác động một cách tổng hợp. Song
trong những điều kiện nhất định thì điều kiện dinh dưỡng của đất có ảnh
hưởng rất lớn đến phẩm chất. Kinh nghiệm trồng chè của người Trung Quốc
cho thấy: chè sinh trưởng trên loại đất pha cát, nhiều mùn, thích hợp cho việc
chế biến chè xanh: mùi vị hương của chè thành phẩm đều tốt. Chè trồng trên
đất nặng màu vàng thì có vị đắng và nước có màu vàng. Chè trồng trên đất
xấu hương không thơm, vị nhạt và chất hòa tan ít [27].
Địa hình và địa thế có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng và chất lượng
chè. Thực tiễn ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy: cây chè trồng trên
núi cao có hương thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp và đồng bằng.
Kinh nghiệm nhận thấy chè được chế biến từ nguyên liệu ở núi cao Xrilanca có
mùi thơm của hoa mà hương vị đó không thể có được trong chè trồng ở khu
vực thấp. Nhiều tác giả ở Liên Xô (cũ) như Kharabava, Đjêmukhatze đã xác
định chè trồng ở nơi có địa thế càng cao hơn mặt biển (trong một chừng mực
nhất định) thì khuynh hướng tạo thành và tích lũy tanin càng lớn [27].

12

Phần lớn các vùng trồng chè có phẩm chất tốt của các nước trên thế
giới thường có độ cao cách mặt biển từ 500 đến 800 mét. Vùng chè ngon có
tiếng ở Ấn Độ trồng ở độ cao cách mặt biển 2.000 mét. Nghiên cứu của Viện
nông học Hồ Nam (1957) cho thấy ảnh hưởng của độ cao so với mực nước
biển tới hàm lượng tanin trong búp chè như sau [9]:
Bảng 1.1. Ảnh hƣởng của độ cao so với mực nƣớc biển tới
hàm lƣợng tannin trong búp chè
Độ cao so với mực nước biển
(m)
3
75
113
130
150
260
Hàm lượng tanin
%
23,28
23,28
24,96
25,20
25,66
26,06

Chất lượng chè ở vùng cao tốt nhưng về sinh trưởng thường kém hơn ở
vùng thấp. Hướng dốc có ảnh hưởng đến khả năng tích lũy vật chất trong cây
chè. Dogonatze (1969) nhận thấy rằng cường độ tích lũy tanin và vật chất hòa
tan phụ thuộc nhiều vào chế độ nhiệt. Ở hướng dốc phía nam hàm lượng tanin
và chất hòa tan trong búp chè cao hơn ở hướng dốc phía bắc [9].
Ở vĩ độ càng cao phẩm chất và sản lượng chè càng có xu hướng giảm

thấp. Do độ nhiệt thấp, độ ẩm thấp và ngày dài đã ảnh hưởng không tốt đến
sinh trưởng và tích lũy vật chất trong cây chè.
* Điều kiện ánh sáng:
Cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dưới tán rừng rậm, do vậy có tính
chịu bóng rất lớn, nó tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng
tán xạ. Ánh sáng trực xạ trong điều kiện độ nhiệt không khí cao, không có lợi
cho quang hợp và sinh trưởng của chè. Trong thực tế sản xuất, ở một số nước
như Ấn Độ, Xrilanca thường áp dụng biện pháp trồng cây bóng mát cho chè
để hạn chế độ nhiệt cao và ánh sáng quá mạnh.
Yêu cầu của cây chè đối với ánh sáng cũng thay đổi tùy theo tuổi cây
và giống. Chè ở thời kỳ cây non yêu cầu ánh sáng ít hơn, cho nên ở vườn

13
ươm, người ta thường che râm để đạt tỷ lệ sống cao và cây sinh trưởng nhanh.
Giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn giống chè nhỏ.
Các điều kiện chiếu sáng khác nhau có ảnh hưởng đến cấu tạo của lá và
thành phần hóa học của chúng.
Bảng 1.2. Sự biến đổi thành phần hóa học của búp chè trong điều kiện có
che râm (% chất khô) [27]
Thời gian
Ngày 30 - 4
Ngày 26 - 5
Công thức thí nghiệm
Công thức thí nghiệm
Thành phần sinh hóa
Che râm
Không che râm
Che râm
Không che râm
Tanin

Cafein
Nitơ tổng số
10,03
4,62
7,05
12,75
3,76
6,03
8,11
3,43
5,84
8,28
2,78
4,22

Cây chè được che bóng râm, hàm lượng các vật chất có đạm (cafein, N
tổng số, protein ) trong búp và lá tăng lên và tích lũy nhiều hơn; các chất
không có N (tanin, gluxit ) lại có chiều hướng giảm xuống. Sự giảm thấp
tanin, gluxit và tăng hàm lượng các vật chất có đạm trong lá chè ở một mức
độ nhất định thường có lợi cho phẩm chất chè xanh và không có lợi cho phẩm
chất chè đen. Vì vậy, trồng cây bóng mát cho chè thường áp dụng cho những
vùng trồng chè sản xuất nguyên liệu để chế biến chè xanh.
Do cường độ ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phẩm chất
chè cho nên điều tiết cường độ ánh sáng có thể làm cho năng suất chè tăng lên
rõ rệt. Những kết quả nghiên cứu tại Trại thí nghiệm chè Tocklai (Ấn Độ) cho
thấy: giảm độ chiếu sáng xuống 30% thì sản lượng búp tươi trong năm đầu
tăng 34% so với xử lý cường độ chiếu sáng hoàn toàn và giảm độ chiếu sáng
xuống 50% thì năng suất đạt cao nhất. Song nếu tiếp tục giảm cường độ chiếu
sáng xuống dưới 50% thì năng suất bắt đầu giảm thấp.


14
Ánh sáng còn có quan hệ đến giai đoạn phát dục của cây chè: theo các
tài liệu nghiên cứu của Liên Xô thì giống chè Ấn Độ và giống lai Trung - Ấn
nguyên sản ở vùng ngày ngắn, sinh trưởng trong điều kiện Gruzia (Liên Xô)
ngày dài, không thể hoàn thành giai đoạn ánh sáng cho nên không ra hoa kết
quả. Song giống Trung Quốc lá nhỏ đã thích ứng với điều kiện ngày dài, cho
nên trồng ở Gruzia vẫn ra hoa kết quả.
* Điều kiện độ ẩm và lượng mưa:
Thực vật nói chung và cây chè nói riêng muốn hình thành nên một phần
vật chất hữu cơ để cấu tạo thành cơ thể của chúng thì chúng phải cần tới 400
phần nước. Chè là loại cây ưa ẩm, là cây thu hoạch búp, lá non, nên càng cần
nhiều nước và vấn đề cung cấp nước cho quá trình sinh trưởng của cây chè là
yếu tố quan trọng trong thâm canh cây chè.
Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm đối với cây
chè khoảng 1.500 mm và mưa phân bố đều trong các tháng. Bình quân lượng
mưa của các tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100
mm, nếu nhỏ hơn 100 mm chè sinh trưởng không tốt. Cây chè yêu cầu độ ẩm
không khí cao, trong suốt thời kỳ sinh trưởng độ ẩm không khí thích hợp là
vào khoảng 85% [27].
*Nhiệt độ không khí:
Để sinh trưởng phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi nhiệt độ nhất
định. Theo nghiên cứu của Kvaraxkhêlia (1950) và Trang Vãn Phương (1956)
thì cây chè bắt đầu sinh trưởng khi nhiệt độ trên 10
o
C. Nhiệt độ bình quân hàng
năm để cây chè sinh trưởng phát triển bình thường là 12,5
o
C và sinh trưởng tốt
trong phạm vi 15 - 28
o

C. Giới hạn nhiệt độ thấp đối với sinh trưởng của chè
biểu hiện rõ rệt qua thời kỳ ngừng sinh trưởng trong mùa đông và sinh trưởng
trở lại khi có nhiệt độ ấm áp của mùa xuân trong những vùng khí hậu á nhiệt
đới. Đối với sinh trưởng của cây trong thời kỳ này thì nhiệt độ không khí trở

15
thành nhân tố sinh thái chủ yếu. Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm
3.500 - 4.000
o
C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối mà cây có thể chịu đựng được thay
đổi tùy theo giống, có thể từ -5
o
C đến -25
o
C hoặc thấp hơn.
1.2. Nghiên cứu về phân bón cho cây chè
1.2.1. Nghiên cứu về phân bón cho cây chè trên thế giới
Quan hệ giữa đặc điểm môi trường đất, hàm lượng các chất dinh dưỡng
đến năng suất, phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm chất chè do nhiều yếu tố
quyết định. Điều kiện dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, phẩm
chất chè, do vậy ngoài việc sử dụng nguồn dinh dưỡng sẵn có ở trong đất, thì
việc bón phân cho chè là một biện pháp có hiệu quả.
Sản phẩm thu hoạch của chè chỉ chiếm 8 – 13% tổng lượng chất khô
mà cây tổng hợp được nếu tính cả các phần trên và dưới mặt đất. Theo nguồn
từ nhiều tác giả Ấn Độ thì trong 100 kg chè thương phẩm có chứa lượng dinh
dưỡng là 4 kg N
2
; 1,15 kg P
2
O

5
; 2,4 kg K
2
O; 0,42 kg MgO; 0,8 kg CaO; 100 g
Al; 6g Cl; 8g Na [38]. Ngoài lượng dinh dưỡng này cây còn lấy một số lớn
dinh dưỡng cho việc hình thành bộ lá trên bụi chè, cho số lá rụng, cho việc
hình thành thân cành và rễ. Chính vì vậy, để hình thành nên 100 kg chè
thương phẩm cây lấy đi tổng số dinh dưỡng cho tất cả các bộ phận trên là:
16,9 kg N
2
; 5,68 kg P
2
O
5
; 8,8 kg K
2
O; 2,92 kg MgO; 6,7 kg CaO; 871 g Al và
74 g Na. Ngoài ra cây còn lấy đi một lượng các nguyên tố vi lượng như 38 g
Zn; 26 g Bo; 38 g Cu; 241 g Fe và 479 g Mn [29]. Theo Eden (1958) trong
búp chè non có 4,5% N
2
; 1,5% P
2
O
5
và 1,2-2,5% K
2
O [27].
Những kết quả nghiên cứu của Jolemuanu cho thấy nhu cầu dinh dưỡng
khoáng của cây chè rất lớn thể hiện qua bảng 1.3 [39].



16
Bảng 1.3. Hàm lƣợng một số nguyên tố khoáng trong chè một số nơi
(% chất tro)
Loại
CaO
MgO
K
2
O
P
2
O
5

Chè chế biến ở Xrilanca
7,8
8,2
31,7
13,5
Chè chế biến ở Trung Quốc
8,9
6,0
30,3
13,7
Chè chế biến ở Trakvi (Liên Xô)
8,1
7,7
30,6

14,5
Lá chè tươi Gruzia (Liên Xô)
9,7
8,7
38,9
19,0

Cũng theo tài liệu của Trung Quốc nếu thu hoạch 7,5 tấn búp/ha, cần
phải cung cấp N
2
: 37,5 kg, P
2
O
5
: 75 kg và K
2
O: 112 – 150 kg [40].
Ngoài ra, hàng năm trọng lượng cành lá đốn cũng xấp xỉ bằng trọng
lượng búp và lá non đã thu hoạch và theo Daraxêli thì lượng đạm bị rửa trôi
thường 1/3 tổng lượng đạm bón vào đất [27].
Achivicy và Tlanfanchi đã nghiên cứu thành công một số loại cây họ Đậu
(Fabaceae) làm cây phân xanh, đồng thời làm cây che bóng cho cây chè [41].
Theo dõi tại vùng chè Assam (Ấn Độ) thấy rằng hiệu lực của đạm tăng
lên đều đặn theo thời gian, hiệu suất 2 kg đạm của lần 1,2,3,4 lần lượt là
2,4,6,8 kg chè khô. Ở Đông Phi cho thấy: hiệu suất của 1 kg đạm là 4-8 kg
chè khô, nếu hiệu suất < 4 kg chè khô/1 kg N thì đã xuất hiện một yếu tố nào
khác là lân hay kali [27], [42].
Theo M.L.Bziava (1973) liều lượng đạm tăng lên, sản lượng búp sẽ
tăng, song để đạt được năng suất 10 tấn/ha bón 200 kg N/ha cho hiệu quả kinh
tế cao nhất [31].

Về phẩm chất, nhiều tài liệu ở nước ngoài như Nhật Bản, Ấn Độ,
Srilancan… đều cho rằng bón đạm không hợp lí, bón quá nhiều hoặc bón đơn
độc đều làm giảm chất lượng chè (đặc biệt là đối với nguyên liệu để chế biến
chè đen). Những công trình nghiên cứu của Liên Xô (cũ) cho thấy liều lượng

17
đạm 300 kg/ha thì hàm lượng tanin, cafein và chất hòa tan trong búp chè đều
cao, có lợi cho phẩm chất, song nếu vượt qua giới hạn trên thì phẩm chất chè
giảm thấp. Khi bón nhiều đạm hàm lượng Protein ở trong lá tăng lên. Protein
kết hợp với tanin thành các hợp chất không tan vì thế lượng tanin trong chè
giảm đi. Mặt khác khi bón nhiều đạm, hàm lượng ankaloit trong chè tăng lên
làm chè có vị đắng [24].
Các nghiên cứu về phân bón cho chè của Viện Cây trồng Á nhiệt đới
(Grudia) cho thấy, để nâng cao sản lượng và chất lượng nguyên liệu chè, nâng
hàm lượng tanin, chất hòa tan và điểm nếm thử cảm quan, khi nương chè bón
lượng đạm thích hợp 300 kg/ha trên nền P và K. Nếu tiếp tục nâng cao lượng
đạm sẽ không có hiệu quả kinh tế. Sử dụng lượng đạm cao thích hợp cho cây
chè khi bón phối hợp với phospho, kali, magie và các nguyên tố vi lượng [43].
A.J. Nijarata đã giải thích ảnh hưởng xấu của lượng đạm dư đến phẩm
chất của chè như sau: lượng đạm dư của cây chè làm tăng sự phát triển của
mô gỗ trong cây kết quả là những phần non của cây chè chưa tích lũy được
những chất quý giá nhất cho cây chè [42].
Những kết quả chẩn đoán dinh dưỡng trong lá chè của Liên Xô (cũ)
cho thấy: ở cây chè thiếu đạm, hàm lượng đạm trong lá là 2,2 – 2,4%, trong
búp là 3-3,5%. Cây chè đủ dinh dưỡng hàm lượng đạm tương ứng là: 2,9 –
3,4% và 4,7 – 5,0% [42].
Kết quả phân tích lá chè và đất trồng chè ở Liên Xô (cũ) cho thấy: ở
cây chè thiếu lân, hàm lượng lân (P
2
O

5
) trong lá là 0,27 – 0,28%, trong búp là
0,5 – 0,75%. Cây chè đủ dinh dưỡng hàm lượng lân tương ứng là 0,33 –
0,39% và 0,82 – 0,86% [39].
Theo nghiên cứu của F.Hurisa (Liên Xô) thì hiệu quả trực tiếp của 3
năm bón lân và liều lượng 126 – 196 kg/ha trên nền N, K tăng sản lượng búp
5 – 30% so với đối chứng chỉ bón N, K song hiệu quả tăng bình quân 21 năm

18
về sau là 60 – 78%. Ở Liên Xô (cũ) trên đất đỏ hiệu quả phân lân ở những
năm sau thường cao hơn năm trực tiếp bón [9].
Kết quả nghiên cứu của Curxanop (1954) và J.C.Nigaloblis Vili (1966)
ở Liên Xô (cũ) đã khẳng định bón phân lân trên nền N, K làm tăng Catein
trong búp chè có lợi cho chất lượng chè [24].
Trong đất nếu hàm lượng P
2
O
5
là 30 – 32 mg/100 g đất thì cây chè sinh
trưởng bình thường, nếu là 10 – 12 mg/100 g đất thì thiếu nhiều lân [39].
Trên những nương chè mới trồng, phân kali không có hiệu quả vì trên
những loại đất mới khai phá hàm lượng K
2
O trong đất đủ cho yêu cầu sinh
trưởng phát triển của cây (20 – 25 mg KO/100g đất), ở những nơi thường
xuyên bón N, P với liều lượng cao trong nhiều năm, đất trở nên thiếu kali thì
hiệu quả việc bón K
2
O rất rõ rệt [9]. Theo số liệu của Goziaxivili (1949) bón
K

2
O trên đất đỏ với liều lượng 80 – 320 kg/ha có thể tăng sản lượng 28 – 55%
so với đối chứng bón N, P. Những nghiên cứu của A.D.Makharobitze (1948)
cho thấy phẩm chất nguyên liệu trong các công thức bón phân khác nhau
được xếp theo thứ tự sau: P, K, N và không bón. Những kết quả nghiên cứu
của Liên Xô (cũ) cho thấy hàm lượng kali trong lá dưới 0,5% dấu hiệu thiếu
kali biểu hiện rõ, trên 1% thì cây sinh trưởng bình thường. Hàm lượng K
2
O
15 mg/100 g đất là thiếu kali, trên 15 mg/100 g đất, cây sinh trưởng bình
thường [10], [27], [28].
Về chất lượng chè, kali lại ảnh hưởng rõ rệt. Theo Djemukhatze chất
lượng chè nguyên liệu trong các công thức bón khác nhau được xếp theo thứ
tự P, K, N và sau cùng là không bón. Kết quả nghiên cứu của Liên Xô (cũ)
hàm lượng kali trong lá nhỏ hơn 0,5 thì cây thiếu kali [9].
Những công trình nghiên cứu của Acnôn (1954), Evan (1956), Grin
(1954), Nalia (1951), Nason (1953), Nicôla (1957), Staccây (1955), MacEuroi
và Nason (1954) và những người khác, đều xác nhận là những nguyên tố

×