Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Phát triển chăn nuôi gà lai đông tảo trên địa bàn huyện khoái châu, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 127 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***




NGUYỄN PHẠM BÍCH HƯỜNG



PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ LAI ĐÔNG TẢO TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN KHOÁI CHÂU TỈNH HƯNG YÊN




Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 62 01 15



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA




HÀ NỘI, 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của
cá nhân tôi (ngoài phần đã trích dẫn).
Tác giả



Nguyễn Phạm Bích Hường











Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thị Dương Nga -
Bộ môn Phân tích định lượng - Khoa Kinh tế & PTNT, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam - người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin được bày tỏ tấm lòng biết ơn các thầy, cô giáo khoa Kinh tế &
PTNT, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong quá
trình học tập và rèn luyện tại học viện.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cùng các cán bộ, chuyên viên
phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài nguyên và môi trường, phòng
Thống kê huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; Ban lãnh đạo cùng các anh
chị cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y các xã Tân Dân, Dạ Trạch, Bình
Minh; các đồng chí tổ trưởng, tổ phó nhóm chăn nuôi các xã nghiên cứu
cùng các hộ nông dân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
tập tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tập thể lớp Cao học kinh tế 21C -
Khoa Kinh tế & PTNT và toàn thể bạn bè - những người đã giúp đỡ tôi,
cùng tôi chia sẻ khó khăn trong suốt quãng thời gian học tập và rèn luyện
tại trường.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với gia
đình những người đã nuôi dưỡng, động viên tôi trong quá trình học tập để có
được kết quả như ngày hôm nay.

Hà Nội, tháng năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Phạm Bích Hường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii



MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH viii

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tương, phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5

2.1 Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi gà lai Đông Tảo 5


2.1.1. Khái niệm về tăng trưởng và phát triển 5

2.1.2 Lý luận về kinh tế hộ nông dân 10

2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chăn nuôi gà 12

2.1.4 Vai trò, ý nghĩa chăn nuôi gà lai Đông Tảo 14

2.1.5 Nội dung phát triển chăn nuôi gà lai Đông Tảo 16

2.1.6 Các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gà lai Đông Tảo 18

2.2.7 Các phương thức chăn nuôi gà 25

2.2. Cơ sở thực tiễn 29

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

2.2.1. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển chăn
nuôi gà ở Việt Nam 29

2.2.2 Các nghiên cứu trước đây về hiệu quả kinh tế và hiệu quả kĩ thuật
trong sản xuất nông nghiệp 31

2.2.3

Thực tiễn chăn nuôi gà trên thế giới và ở Việt Nam 32

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 40

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 40

3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 40

3.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội 42

3.2 Phương pháp nghiên cứu 49

3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 50

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 52

3.3

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 53

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56

4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi gà lai Đông Tảo tại huyện
Khoái Châu 56

4.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi gà lai Đông Tảo tại các hộ

chăn nuôi 60

4.2.1. Thông tin chung về hộ điều tra 60

4.2.2 Đặc điểm của hộ điều tra 62


4.2.3 Sử dụng một số đầu vào cho chăn nuôi gà 64

4.2.4 Quy mô và sản lượng chăn nuôi gà của các hộ điều tra 72

4.2.5 Chi phí chăn nuôi gà lai Đông Tảo tại huyện Khoái Châu 75

4.2.6 Kết quả, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà 86

4.2.7 Tình hình tiêu thụ gà lai Đông Tảo tại huyện Khoái Châu 92

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà lai
Đông Tảo 93

4.3.1 Yếu tố tự nhiên 93

4.3.2 Nguồn lực và trình độ sản xuất của hộ 93

4.3.3 Các yếu tố đầu vào 95

4.3.4 Dịch vụ công nhà nước và cơ sở hạ tầng 99

4.3.5 Thị trường tiêu thụ 100

4.4 Những quan điểm và định hướng phát triển chăn nuôi gà lai
Đông Tảo trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên trong
thời gian tới 100


4.4.1 Những quan điểm phát triển 100

4.4.2 Định hướng phát triển chăn nuôi gà lai Đông Tảo của hộ nông dân
trong thời gian tới 102

4.4.3 Các giải pháp cụ thể 103

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108

5.1 Kết luận 108

5.2 Kiến nghị 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Những đặc tính chung và riêng của gà 12

Bảng 2.2. Quy trình phòng bệnh cho gà lai Đông Tảo 22

Bảng 2.3 Đặc điểm cơ bản của các phương thức chăn nuôi gà 27

Bảng 2.4 Sản phẩm chăn nuôi thế giới giai đoạn 2009- 2013 32


Bảng 2.5 Lượng thịt gia cầm 10 quốc gia sản xuất nhiều nhất trên thế giới 33

Bảng 2.6 Mười quốc gia xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhất thế giới 34

Bảng 2.7 Mười quốc gia nhập khẩu thịt gia cầm lớn nhất thế giới 35

Bảng 2.8 Tổng đàn gia cầm cả nước giai đoạn 2009- 2013 36

Bảng 2.9 Sản lượng thị hơi gia cầm của Việt Nam 38

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của huyện Khoái Châu 44

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Khoái Châu 45

Bảng 3.3 Kết quả phát triển kinh tế của huyện Khoái Châu qua các năm
(2011-2013) 47

Bảng 3.4 Số lượng gà lai Đông Tảo năm 2013 50

Bảng 3.5 Phân tổ điều tra theo quy mô 51

Bảng 4.1. Quy mô và cơ cấu đàn gà huyện Khoái Châu năm 2011-2013 57

Bảng 4.2 Số lượng gà lai Đông Tảo qua các năm 58

Bảng 4.3 Số hộ chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Khoái Châu qua 3 năm 58

Bảng 4.4 Khối lượng xuất chuồng gà của huyện Khoái Châu qua 3 năm 59

Bảng 4.5 Đặc điểm của chủ hộ chăn nuôi gà lai Đông Tảo 61


Bảng 4.6 Điều kiện sản xuất của các nhóm hộ điều tra 62

Bảng 4.7 Tài sản, công dụng cụ phục vụ chính cho chăn nuôi gà 63

Bảng 4.8 Giống gà và nguồn mua của các hộ chăn nuôi gà lai Đông Tảo 65

Bảng 4.9 Sử dụng thức ăn, nước uống trong chăn nuôi gà lai Đông Tảo 66

Bảng 4.10 Tình hình chăn nuôi gà lai Đông Tảo theo qui mô 72

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

Bảng 4.11 Tình hình chăn nuôi gà theo hướng sản xuất kinh doanh 73

Bảng 4.12 Tình hình chăn nuôi gà lai Đông Tảo theo giống gà 74

Bảng 4.13 Chi phí chăn nuôi gà lai ĐT của các nhóm hộ theo qui mô 76

Bảng 4.14 Chi phí chăn nuôi gà lai ĐT của các nhóm hộ theo qui mô 78

Bảng 4.15 Chi phí sản xuất của các hộ chăn nuôi gà lai Đông Tảo theo
hướng sản xuất kinh doanh 80

Bảng 4.16 Chi phí sản xuất của các hộ chăn nuôi gà lai Đông Tảo theo
hướng sản xuất kinh doanh 81

Bảng 4.17 Chi phí chăn nuôi gà phân theo giống gà nuôi 84


Bảng 4.18 Chi phí chăn nuôi gà phân theo giống gà nuôi 85

Bảng 4.19 Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà lai Đông Tảo theo
qui mô 87

Bảng 4.20 Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà lai ĐT theo loại hộ 89

Bảng 4.21 Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi theo giống gà 90

Bảng 4.22 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất/ tăng trọng của gà lai tại các
hộ nông dân (% hộ đánh giá) 98

Bảng 4.23 Các bệnh gà lai Đông Tảo thường mắc phải ở các hộ chăn nuôi
(% hộ đánh giá) 99



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Trang
Biểu đồ 4.1 Mức sử dụng thuốc thú y của các nhóm hộ điều tra 70

Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ hộ vay tín dụng cho chăn nuôi gà lai Đông Tảo 71

Biểu đồ 4.3 Nhu cầu vay vốn của các hộ chăn nuôi 94

Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ hộ mua con giống từ các nguồn cung cấp giống 96


Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ hộ mua thức ăn chăn nuôi từ nguồn cố định 97
Sơ đồ 2.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm gà lai Đông Tảo 23

Sơ đồ 4.1 Các kênh tiêu thụ gà lai Đông Tảo tại huyện Khoái Châu 92
Hình 3.1 Bản đồ vị trí huyện khoái châu 40

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong bối cảnh phát triển chung của nền kinh tế nước ta, khu vực nông
nghiệp , nông thôn với gần 80% lao động cả nước được coi là xương sống của
nền kinh tế và đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Trong 5 năm gần đây giá
trị sản xuất của ngành nông nghiệp tăng trưởng đều và rất khả quan, đạt bình
quân 4,39%/năm, trong đó chăn nuôi đã đóng góp một phần không nhỏ, tăng
trưởng bình quân đạt 6,95%/năm và đứng vị trí thứ nhất trong tổng giá trị toàn
ngành nông nghiệp (BNN,2011).
Mặc dù chăn nuôi đang chiếm vị trí thứ nhất trong tổng giá trị sản xuất
toàn ngành nhưng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp qua các năm vẫn không
có biến động mạnh mà chỉ duy trì ở mức ổn định. Khi số lượng và chất lượng
nông sản tăng lên thì vai trò của nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng
đối với nông thôn và vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là vấn đề đã và đang được
các cấp, các ngành của toàn xã hội quan tâm nhiều hơn. Chính vì vậy, phát triển
chăn nuôi là một vấn đề rất nóng bỏng và cần thiết phải được quan tâm.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi gà lai Đông Tảo là một hình thức
chăn nuôi mang tính khá đặc thù đối với tỉnh Hưng Yên . Giống Gà Đông Tảo là
giống gà quý của Hưng Yên có nguồn gốc từ xã Đông Tảo huyện Khoái Châu
và đã nổi tiếng trong cả nước. Gà Đông Tảo thích nghi với việc chăn thả, chất
lượng thịt đặc biệt thơm ngon, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng song năng

suất lại quá thấp, dẫn đến hiệu quả chăn nuôi kém, không đáp ứng kịp nhu cầu
thị trường và có nguy cơ bị thoái hóa. Ngược lại, những giống gia cầm nuôi theo
phương thức công nghiệp đạt năng suất cao nhưng chất lượng thịt lại không đáp
ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Cả lý thuyết và thực tiễn trong những năm qua đều chứng tỏ rằng, khi
cho lai gà nội, nhất là các giống có tầm vóc cơ thể lớn với gà thả vườn nhập
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

nội thì các nhược điểm kể trên của cả gà nội và nhập nội đều sẽ được khắc
phục cơ bản. Chính vì thế, gần đây ở Hưng Yên xuất hiện xu hướng nuôi gà lai
Đông Tảo. Loại này khả năng sinh sản tốt (mỗi chu kỳ 14 - 16 trứng), giá giống
rẻ (15.000 - 20.000 đ/con) và nhất là tốc độ tăng trọng nhanh, 20 tuần tuổi đạt
2,5 kg. Khác với đặc điểm điển hình của gà Đông Tảo thuần có cặp chân xù xì
to gần bằng cổ tay người, gà lai chân cao, nhỏ không có vảy xù nhưng thịt ăn
ngon không kém với khổ thịt cực dày. Loại gà này là sản phẩm lai của nhiều thế
hệ gà Đông Tảo thuần với một số giống gà địa phương rồi được bà con chọn lọc,
giữ giống và phát triển.
Mặc dù chăn nuôi gà lai Đông Tảo là hình thức chăn nuôi mang tính đặc
thù của huyện để gìn giữ phát triển giống gà Đông Tảo thuần, nhưng cho đến
nay, các nghiên cứu về kinh tế, xã hội để phát triển hơn nữa loại hình chăn nuôi
này chưa có nhiều. Hơn nữa, trong thời gian qua, đã có một số đề tài nghiên cứu
về thực trạng, giải pháp chăn nuôi gà nói chung nhưng chưa có đề tài nào tập
trung vào phát triển một giống gà nhất định, đặc biệt là giống gà lai Đông Tảo.
Do đó, việc nghiên cứu, phát triển đánh giá hiệu quả kinh tế, phân tích các yếu
tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gà lai Đông Tảo là rất cần thiết. Chính vì
vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Phát triển chăn nuôi gà lai Đông Tảo tại
huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên” làm luận văn tốt nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tiềm năng và các yếu tố ảnh hưởng đến
chăn nuôi gà lai Đông Tảo, đề xuất một số giải pháp phát triển chăn nuôi gà lai
Đông Tảo trên địa bàn huyện Khoái Châu, Hưng Yên trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn
nuôi gà lai Đông Tảo của các hộ nông dân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi gà lai Đông Tảo của hộ nông
dân huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà lai Đông Tảo
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà lai Đông Tảo tại
Khoái Châu tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Phát triển chăn nuôi gia cầm nói chung và gà lai Đông Tảo bao gồm những
khía cạnh gì?
- Thực trạng phát triển chăn nuôi gà lai Đông Tảo của hộ nông dân huyện
Khoái Châu như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gà lai Đông Tảo
của hộ nông dân huyện Khoái Châu?
- Phát triển chăn nuôi gà lai Đông Tảo của hộ nông dân huyện Khoái
Châu đang gặp những khó khăn, thách thức gì?
- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững chăn
nuôi gà lai Đông Tảo của hộ nông dân huyện Khoái Châu?
1.4 Đối tương, phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về
phát triển chăn nuôi gà lai Đông Tảo của các hộ chăn nuôi theo các qui mô trên
địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, cụ thể:

* Theo qui mô : lớn, nhỏ, trung bình
* Theo hướng sản xuất kinh doanh : hộ thuần nông, hộ kiêm ngành nghề
* Theo giống gà nuôi : Gà Đông Tảo, gà lai Đông Tảo
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng chăn nuôi gà lai
Đông Tảo của hộ nông dân trên địa bàn huyện Khoái Châu
* Về không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
* Về thời gian:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

- Các dữ liệu về thực trạng phát triển chăn nuôi gà lai Đông Tảo của hộ
nông dân huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên được thu thập từ năm 2011 – 2013.
- Các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà lai Đông Tảo của hộ nông
dân huyện Khoái Châu có thể áp dụng từ 2015 - 2020
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

PHẦN II: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi gà lai Đông Tảo
2.1.1. Khái niệm về tăng trưởng và phát triển
2.1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng thường được dùng để chỉ sự tăng thêm, lớn lên về quy mô
của một hiện tượng nào đó. Tăng trưởng kinh tế được hiểu theo nghĩa rộng là sự
tăng thêm về quy mô, sản lượng hàng hoá và dịch vụ trong một thời kỳ nhất
định (thường là một năm). Đó là kết quả được tạo ra bằng tất cả các hoạt động
sản xuất và các hoạt động dịch vụ của nền kinh tế.
Do vậy để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm
của tổng sản lượng nền kinh tế (tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu người)

của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Đó là tỷ lệ tăng phần trăm hay mức tăng
tuyệt đối hàng năm, hay mức tăng bình quân trong một giai đoạn. Sự tăng
trưởng kinh tế được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là tốc độ
tăng trưởng kinh tế. Đó là sự tăng thêm sản lượng nhanh hay chậm so với thời
điểm gốc.
2.1.1.2. Khái niệm phát triển kinh tế và phát triển bền vững
Theo lý thuyết về sự phát triển thì nghĩa chung nhất của sự phát triển là
tăng nhiều hơn về mặt số lượng, phong phú hơn về mặt chủng loại và chất
lượng, phù hơn về mặt cơ cấu và phân bố. Phát triển còn là sự tăng lên bền vững
về các tiêu chuẩn sống. Có thể nói phát triển là bao hàm ý niệm về sự tiến bộ,
bởi vậy phát triển nghĩa là sự tăng trưởng cộng với sự thay đổi về cấu trúc và thể
chế liên quan đến mục đích hay mục tiêu chủ định nào đó. Như vậy, phát triển
nhìn chung được coi như đồng nghĩa với sự tăng trưởng, tuy nhiên tăng trưởng
mới chỉ là điều kiện cần, song chưa phải là điều kiện đủ vì nó chỉ đề cập đến
việc tăng lên về phúc lợi kinh tế mà chưa nói đến các phúc lợi xã hội. Chúng ta
có thể tạo ra được những thay đổi, nhưng sự thay đổi theo chiều hướng tăng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

trưởng mới chỉ là tiền đề cho sự phát triển, không phải bất kỳ sự thay đổi nào
cũng có sự phát triển. Đánh giá sự phát triển cần phải xem xét vấn đề một cách
toàn diện. Các giải pháp phát triển không chỉ chú ý đến việc tăng trưởng kinh tế
của ngành sản xuất này mà còn phải chú ý cả đến các vấn đề nhằm cải thiện chất
lượng sản phẩm, trên cơ sở bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái và đảm bảo
sức khỏe cho con người.
Các chỉ tiêu thể hiện sự phát triển: Gồm các chỉ tiêu phản ánh về mặt số
lượng và các chỉ tiêu phản ánh về chất lượng.
- Các chỉ tiêu số lượng thể hiện sự phát triển với một nền kinh tế là sự gia
tăng của cải vật chất và dịch vụ. Sự phát triển của ngành sản xuất về số lượng là
quy mô sản xuất, sự tăng trưởng về số lượng và giá trị sản lượng sản xuất ra, cơ

cấu sản xuất nội bộ ngành và với các ngành khác…
- Các chỉ tiêu chất lượng thể hiện sự phát triển của một nền kinh tế là sự
tiến bộ về đời sống vật chất, giáo dục, sức khoẻ và môi trường. Với một ngành
sản xuất đó là việc phát huy và khai thác có hiệu quả các tiềm năng sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra, tổ chức quy trình sản xuất hợp lý…
Các yếu tố mang tính quyết định sự phát triển của ngành sản xuất trong
một nền kinh tế là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất phải tiên tiến
hiện đại, là việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ phù hợp
vào sản xuất, là việc thực hiện đồng bộ các công cụ tài chính, pháp luật, chính
sách, tổ chức…, đảm bảo cho các ngành kinh tế phát triển.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
Có nhiều nhân tố khác nhau liên quan đến quá trình phát triển kinh tế,
việc nghiên cứu cần thiết phải phân thành hai nhóm với tính chất và nội dung tác
động khác nhau đó là nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế.
- Nhân tố kinh tế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

Đây là nhân tố có tác động trực tiếp đến các biến số đầu vào và đầu ra của
nền kinh tế. Có thể biểu hiện mối quan hệ đó bằng hàm số sau:
Y = F (X
i
)
Trong đó: Y: Giá trị đầu ra
X
i
: Là giá trị các biến số đầu vào
Trong nền kinh tế thị trường, giá trị đầu ra của nền kinh tế phụ thuộc vào
sức mua và khả năng thanh toán của nền kinh tế, tức là tổng cầu, còn giá trị các
biến số đầu vào có liên quan trực tiếp đến tổng cung, tức là các yếu tố nguồn lực

tác động trực tiếp.
Hàm sản xuất trên nói lên sản lượng tối đa có thể sản xuất được tuỳ thuộc
vào các đầu vào trong điều kiện trình độ kỹ thuật và công nghệ nhất định. Mỗi
một yếu tố (biến số) có vai trò nhất định trong việc tạo ra sự gia tăng sản lượng,
do trình độ phát triển kinh tế mỗi nơi, mỗi lúc quyết định.
- Các nhân tố phi kinh tế
Khác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố chính trị, xã hội, thể chế hay
còn gọi là các nhân tố phi kinh tế có tính chất và nội dung tác động khác. Ảnh
hưởng của chúng là gián tiếp và không thể lượng hoá cụ thể được mức độ tác
động của nó đến tăng trưởng kinh tế. Do vậy không thể tiến hành tính toán, đối
chiếu cụ thể được, nó có phạm vi ảnh hưởng rộng và phức tạp trong xã hội,
không thể đánh giá một cách riêng rẽ mà mang tính tổng hợp, đan xen, tất cả
lồng vào nhau, tạo nên tính chất đồng thuận hay không đồng thuận trong quá
trình tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Chính vì vậy mà người ta không
thể phân biệt và đánh giá phạm vi, mức độ tác động của từng nhân tố đến nền
kinh tế.
Có rất nhiều nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng và phát triển
như: Thể chế chính trị – xã hội, cơ cấu gia đình, dân tộc, tôn giáo trong xã hội,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

các đặc điểm tự nhiên khí hậu, địa vị của các thành viên trong cộng đồng và khả
năng tham gia của họ vào quản lý phát triển đất nước.
Như vậy để tạo ra sự tăng trưởng và phát triển sản xuất chúng ta không
những chỉ chú ý đến các yếu tố vật chất của sản xuất mà cần quan tâm đến các
thể chế, chính sách, cách tổ chức của người nông dân (hay còn gọi là các yếu tố
phi kinh tế).
2.1.1.3 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản
xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản

thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó sản xuất vật
chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Trong sản xuất
con người phải đấu tranh với thiên nhiên, tác động lên những vật chất làm thay
đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm và những của cải
vật chất khác phục vụ cuộc sống.
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra). Nếu
giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng đầu
vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giưa đầu vào và đầu ra bằng một hàm
sản xuất:
Q = f(X
1
, X
2
,…, X
n
)
Trong đó Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định, X1, X2,….,
Xn là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá trình sản
xuất.
Chúng ta cần chú ý mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm
+ Sản phẩm cận biên (MP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đây là sự biến đổi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

lượng đầu ra do tăng thêm chút ít yếu tố đầu vào thay đổi được biểu thị bằng đơn
vị riêng của nó. Khi sản phẩm cận biên bằng 0 thì tổng sản phẩm là lớn nhất.
+ Sản phẩm bình quân (AP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đem chia tổng
sản phẩm cho số lượng yếu tố đầu vào thay đổi ta sẽ có AP. Khi một yếu tố đầu

vào được sử dụng ngày một nhiều hơn, mà các yếu tố đầu vào khác không thay
đổi thì mức tăng tổng sản phẩm ngày càng nhỏ đi.
* Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất
+ Vốn sản suất: là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị , các
phương tiện vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Vốn đối với quá trình
sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi
thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy
nhiên, trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác, như chất lượng lao động, trình độ khoa học kỹ thuật.
+ Lực lượng lao động: là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản
xuất. Mọi hoạt động của sản xuất đều do lao động của con người quyết định,
nhất là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động.
Do đó chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất.
+ Đất đai: Là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành
nông nghiệp, mà còn rất quan trọng với sản xuất công nghiệp. Đất đai là yếu tố
cố định lại bị giới hạn về quy mô, nên người ta phải đầu tư thêm vốn và lao
động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Các loại
tài nguyên khác trong lòng đất như khoáng sản, tài nguyên rừng, biển và tài
nguyên thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng của sản xuất.
+ Khoa học và công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản xuất
đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo ra sự
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội.
+ Ngoài ra còn một số yếu tố khác: quy mô sản xuất, các hình thức tổ
chức sản xuất, mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành,
giữa các thành phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu
thụ sản phẩm… cũng có quyết định tới quá trình sản xuất.

2.1.2 Lý luận về kinh tế hộ nông dân
2.1.2.1 Các khái niệm
- Hộ gia đình: Theo Trai A Nốp nhà kinh tế của Nga thì hộ gia đình được
dùng để biểu thị các thành viên của nó có chung huyết tộc, quan hệ hôn nhân và
có chung một cơ sở kinh tế.
- Hộ nông dân: Theo Ellis năm 1988, thì hộ nông dân là hộ có phương tiện
kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm
trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham
gia từng phần vào thị trường với mức độ hoàn hảo không cao.
- Kinh tế hộ nông dân: là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất
xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất
được coi là của chung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ, ngủ chung một
nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất- kinh doanh và đời sống là tuỳ
thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát
triển. Do vậy hộ không thuê lao động nên không có khái niệm về tiền lương và
không tính được lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Nông hộ chỉ có thu nhập chung của
tất cả các hoạt động kinh tế. Đó là sản lượng thu được hàng năm của hộ trừ đi
chi phí mà hộ đã bỏ ra để phục vụ sản xuất (Đỗ Văn Viện, 2000).
Hộ thuần nông là loại hộ thuần túy sản xuất nông nghiệp
Hộ kiêm nông là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ công
nhiệp, nhưng thu nhập từ nông nghiệp là chính.
2.1.2.2 Đặc điểm và đặc trưng kinh tế hộ nông dân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

* Đặc điểm của hộ nông dân: Các nghiên cứu đã chỉ ra bốn đặc điểm nổi bật
nhất của hộ nông dân ở Việt Nam là:
Hộ nông dân là loại hình kinh tế tiểu nông, sản xuất quy mô nhỏ và phân
tán nên khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật và công nghệ mới vào
sản xuất bị hạn chế. Tính tiểu nông của hộ nông dân được thể hiện rõ trên hai

khía cạnh: (i) Sản xuất nhằm mục tiêu tự cung, tự cấp là phổ biến, mục tiêu sản
xuất hàng hoá không rõ ràng. Sản phẩm hàng hoá bán ra thị trường phần lớn chỉ
là những sản phẩm tiêu dùng không hết hoặc khi cần chi tiêu tiền mặt buộc phải
bán sản phẩm để chi dùng; (ii) Sản xuất manh mún, phân tán và mang tính khép
kín trong nông hộ, tính độc lập giữa các nông hộ với nhau trong sản xuất kinh
doanh rất cao;
Chủ hộ nông dân thường đồng thời là chủ gia đình nên mọi quyết định sản
xuất kinh doanh của hộ nông dân đều phụ thuộc vào quyết định của chủ hộ.
Chính vì vậy, đôi khi những ý định táo bạo của các thành viên trẻ về thay đổi
phương án sản xuất để nâng cao thu nhập sẽ không thực hiện được nếu không có
sự nhất trí của chủ hộ;
Chất lượng lao động trong các hộ nông dân rất thấp, chủ yếu sản xuất theo
kinh nghiệm truyền thống, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công
nghệ mới vào sản xuất phụ thuộc bị hạn chế do chất lượng lao động thấp, do
thiếu thốn đầu tư và còn do tâm lý e ngại rủi ro của chủ hộ;
Tiềm lực đầu tư của đa số hộ nông dân còn yếu nên việc chuyển đổi từ
nông nghiệp sang nông nghiệp kiêm phi nông nghiệp còn rất khó khăn.
* Đặc trưng của hộ nông dân: Nghiên cứu về kinh tế hộ nông dân các nhà
nghiên cứu đã nêu ra một số đặc trưng cơ bản của hộ nông dân như sau:
+ Kinh tế hộ nông dân là loại hình tổ chức sản xuất mang nặng tính tự cung tự
cấp, đặc biệt là ở các vùng đất chật người đông, các vùng khó khăn về điều kiện
giao lưu hàng hoá, vật tư cho sản xuất. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các
hộ nông dân trước hết nhằm mục tiêu giải quyết lương thực, thực phẩm cho gia
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

đình mình. Chính vì vậy mà kinh tế hộ nông dân thường không khai thác tốt
được các lợi thế so sánh.
Sản xuất nông nghiệp trong các hộ nông dân được tổ chức ở quy mô hộ
gia đình với tính chất đơn lẻ, nhỏ gọn, công nghệ đơn giản nên công tác tổ chức

quản lý gọn nhẹ, chi phí quản lý thấp.
Hộ nông dân với tư cách là đơn vị sản xuất tự chủ, quy mô nhỏ, sản xuất
đa canh nên mức độ rủi ro thị trường thấp hơn so với các trang trại, doanh
nghiệp chuyên môn hoá. Tuy nhiên kinh tế hộ nông dân do quy mô nhỏ nên
không khai thác được tính kinh tế nhờ quy mô, mặt khác khi rủi ro thị trường thì
hộ nông dân dễ bị tổn thương hơn do khả năng tích luỹ thấp, khắc phục rủi ro thị
trường rất khó khăn.
Các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các hộ nông dân tương đối khép
kín, các ngành sản xuất quan hệ rất khăng khít với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho
nhau thông qua việc luân chuyển sản phẩm nội bộ.
Quan hệ giữa các hộ nông dân tương đối độc lập với nhau trong sản xuất
kinh doanh. Chính sự độc lập cao giữa các hộ nông dân vừa không tạo ra được
sức cạnh tranh vừa là yếu tố cản trở ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ
vào sản xuất.
2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chăn nuôi gà
* Đặc điểm sinh học: Gà (danh pháp khoa học: Gallus gallus) là một loài
chim đã được con người thuần hoá cách đây hàng ngàn năm. Một số ý kiến cho
rằng loài này có thuỷ tổ từ loài chim hoang dã ở Ấn Độ và loài gà rừng lông đỏ
nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á. Trong thế giới loài chim chúng là loài áp đảo
nhất, thống kê 2005 [ Bách khoa toàn thư, 2008].
Bảng 2.1 Những đặc tính chung và riêng của gà
Đặc tính thích Đặc tính không thích
- Bới - Sợ gió lùa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

- Đùa và làm theo nhau - Ẩm ướt
- Ăn cái mới, sỏi đá (30%) - Rét
- Ánh sáng, chạy nhẩy - Mặm
- Yên tĩnh - Độc ( thức ăn thiu, ẩm mốc)

- Tính bầy đàn cao - Sợ tối
- Chọn đôi giao phối - Ngột ngạt
- Khô, ấm, mát - Ồn ào
- Mổ cắn linh tinh - Nóng
Nguồn: Đề án phát triển chăn nuôi gà bền vững 2008-2011
* Đặc điểm kỹ thuật: Gà là một loại vật nuôi dễ thích nghi với môi trường
sống, dễ nuôi, có thể nuôi dưới nhiều phương thức khác nhau. Môi trường thích
hợp với nuôi gà nhất là chuồng nuôi thoáng mát, sạch sẽ, nền chuồng không
được ẩm ướt, luôn phải giữ khô ráo, thoáng khí. Ngược lại, nếu môi trường nuôi
không thích hợp, gà dễ mắc bệnh và xảy ra đại dịch gây ra tổn thất rất lớn trên
quy mô rộng khắp.
Gà Đông Tảo ( còn có tên gọi là Đông Cảo): có nguồn gốc ở thôn Đông
Tảo xã Đông Tảo huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. Hiện nay giống gà này
được phát triển ra nhiều địa phương trong tỉnh Hưng Yên, ngoài ra còn được
nuôi ở tỉnh Hải Dương, Hà Nội,
Gà Đông Tảo có đặc điểm nổi bật là tầm vóc thô, đầu to, mào nụ, mắt sâu,
chân tay xù xì có nhiều hàng vẩy, xương to, nhiều thịt nhưng thịt không mịn, da
đỏ ở bụng và cổ( gà trống);da màu trắng đục (gà mái). Gà trống có lông màu
mận chín( màu mã lĩnh) chiếm đa số, con mái có lông màu điển hình là xám xen
kẽ đốm đen, nâu ( màu lá chuối khô). Lúc trưởng thành con mái nặng 2,5-3 kg,
con trống nặng 3,5-4 kg, sức đẻ bình quân 60-70 trứng /mái/năm. Khối lượng
trứng 50-60g/quả, gà Đông Tảo thiên về hướng sản xuất thịt rõ rệt, có thể lai với
các giống khác tạo giống gà nuôi thịt (Nguyễn Duy Hoan và cs, 2004).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

Gà Đông Tảo có ưu điểm Tầm vóc lớn, khối lượng trứng to. Nhưng có nhược
điểm xương to, đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm, gà con mọc lông chậm. Hiện nay,
gà Đông Tảo được nuôi theo hai hướng: nuôi thuần chủng và lai tạo với các
giống gà khác, gà trống đông tảo thường được dùng lai với gà Ri, gà Lương

Phượng, gà Yên Hòa tạo con lai lấy thịt tốc độ sinh trưởng nhanh và chất lượng
thịt tốt được thị trường tiêu dùng chấp nhận. Đây là giống gen quí dùng để lai
với giống gà khác sẽ cho gà broiler có năng suất cao.
2.1.4 Vai trò, ý nghĩa chăn nuôi gà lai Đông Tảo
* Cung cấp thưc phẩm
Từ lâu, thịt gà là một loại thực phẩm rất được ưa chuộng trên thế giới.
Nếu so sánh với thịt heo và thịt bò, lượng đạm thịt gà cao hơn rất nhiều lần,
trong khi đó lượng mỡ ít hơn. Ngoài ra, thịt gà được chế biến thành nhiều món
ăn ngon khác nhau: cơm gà, gà chiên , gà nướng, gà hấp, canh gà, gà luộc xé
phay Ở các cửa hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng thế giới như McDonald, KFC ,
thịt gà luôn được đưa lên hàng đầu thực đơn.
Nhu cầu về thịt gà có lẽ chỉ đứng sau thịt lợn trên thế giới với mức tiêu
thụ khoảng 81 triệu tấn hàng năm trong đó tiêu thụ thịt lợn khoảng 102 triệu tấn,
thịt bò khoảng 60 triệu tấn [World’s Poultry Science Journal, 2006].
*Thịt gà và trứng gà ngoài giá trị dinh dưỡng còn dùng để làm thuốc chữa
bệnh
Thịt gà trống vị ngọt, tính ấm, có tác dụng an thai, làm liền xương, trị phù
thũng và tê dại. Còn thịt gà mái vị chua, tính bình, giúp trị phong hàn, chữa gãy
xương, bụng tích hòn cục, bạch đới, lỵ, ung nhọt lâu ngày, làm mạnh phổi
[www.vietbao.vn].
Trứng gà vị mặn, ngọt, tính bình, làm yên 5 tạng, giải nhiệt, mát cổ họng,
làm an thai, chữa ho hen, kiết lỵ, tê bại, rôm sảy, giúp dễ sinh. Tiết gà vị mặn,
khí bình, trị đau xương, đau bụng, mất sữa, chốc lở, ghẻ nhọt, gãy xương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

Xương gà vị mặn, tính ấm, nối liền gân xương, trị sởi, đậu [www.vietbao.vn].
Màng mề gà (kê nội kim) vị mặn, hơi đắng, tính bình, giúp tiêu thực, hòa
vị khí, trị đau bụng, đái dầm, sỏi tiết niệu, đái rắt do sỏi thận, đái ra máu, sỏi
mật, chữa lỵ, viêm đại tràng và vết thương lở loét. Lông gà trị chứng hạ huyết,

làm mạnh phần âm, chữa thận u cục, hóc xương, mụn nhọt, trẻ con khóc đêm,
phụ nữ bị viêm bàng quang, đái rắt [www.vietbao.vn].
Ngoài ra Gà đen (gà có thịt đen, xương đen), không chỉ là món ăn đặc biệt
mà còn là loại thuốc quý của người Mông. Một số nghiên cứu cho thấy, thịt gà
Mông còn có tác dụng tốt trong chữa bệnh tim mạch [www.vietbao.vn].
* Nguồn phân bón cho cây trồng và thức ăn cho cá
Ngoài sản phẩm chính là gà thương phẩm, gà thuốc, chăn nuôi gà còn thu
được một lượng phân bón lớn dùng cho trồng trọt, nguồn phân thải có thể dùng cho
đồng ruộng hoặc vườn cây, ao cá… đem lại hiệu quả tối đa trong nông nghiệp.
* Mang lại thu nhập cho nông dân
Gà Đông Tảo từ xưa đã được biết đến như một giống gà quý hiếm dùng
để cúng tế hội hè hoặc tiến Vua. Nhưng chỉ vài năm gần đây, khi được ngày
càng nhiều người dân biết đến, giống gà này mới bắt đầu được tiêu thụ rộng rãi
trên thị trường, mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Điển hình, vào
những ngày cận Tết, những trang trại gà của người dân xã Đông Tảo, huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nhộn nhịp hơn bởi những lượt khách cả trong và
ngoài tỉnh đến tham quan, mua hàng. Khách mua chủ yếu lựa những chú gà
trống đẹp mã để đem biếu là nhiều hơn cả. Nhiều khách hàng sẵn sàng chi tiền
triệu, thậm chí hàng chục triệu để mua được những con gà trống đẹp đang ở thời
kỳ đạp mái với đôi chân to khỏe, xù xì. Trong khi các loại gà thịt khác thường
xuyên biến động hay mất giá, gà thịt Đông Tảo vẫn ổn định ở mức 300 - 400
đồng/kg. Gà Đông Tảo đắt vì ngoài mã đẹp, thịt ngon, một phần là do tỷ lệ sinh
nở tự nhiên ở giống gà này thấp, trung bình 2 đến 3 tháng một con gà mái mới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 16

đẻ khoảng 9 đến 10 quả trứng và tỷ lệ nở chỉ đạt 40 đến 50%. Vì vậy, trứng và
gà con cũng được bán với giá rất cao. Hiện, một quả trứng gà Đông Tảo có giá
50.000 đồng, gà con mới nở giá 100.000 đồng, gà giống từ 20 ngày đến 1 tuổi
tháng cũng được bán với giá 250-300.000 đồng/con. Vài năm gần đây, khi gà

Đông Tảo có tên tuổi trên thị trường và có giá trị, nhiều hộ gia đình trở nên khá
giả với thu nhập tới vài 300 triệu/năm, các hộ chăn nuôi vừa phải cũng thu nhập
bình quân 5-7 triệu/tháng. Để tiếp tục giữ vững “nhãn hiệu tập thể gà Đông
Tảo”, xã Đông Tảo vừa thành lập “Hội chăn nuôi gà Đông Tảo” nhằm duy trì,
bảo tồn giá trị của giống gà quý này. “Hiện các xã lân cận kể cả ngoài tỉnh cũng
chăn nuôi gà Đông Tảo nhưng địa phương vẫn giữ được truyền thống, bảo tồn
giống gen.
Không như những trào lưu nhất thời, giống gà Đông Tảo đã có lịch sử từ
lâu đời và đang ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình trên thị
trường. Việc mở rộng chăn nuôi gà Đông Tảo không chỉ mang lại thu nhập khá
cho nhiều người dân mà còn là cách bảo tồn giống gà quý hiếm của Việt Nam.
2.1.5 Nội dung phát triển chăn nuôi gà lai Đông Tảo
Phát triển chăn nuôi gà lai Đông Tảo bao gồm sự gia tăng về số lượng,
năng suất và chất lượng đàn gà lai, đồng thời là sự biến đổi cơ cấu đàn gà, cơ
cấu giá trị sản phẩm theo hướng hiệu quả và phát triển bền vững.
Vì vậy, phát triển chăn nuôi gà lai Đông Tảo phải thực hiện đồng thời
nhiều nội dung khác nhau, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu là:
(1) Tăng quy mô tổng đàn gà: Tăng quy mô tổng đàn gà lai trong vùng
(thể hiện tốc độ tăng trưởng trong chăn nuôi) bằng cách nhân giống, mua thêm
con giống và mở rộng diện tích chăn nuôi, áp dụng các hình thức tổ chức chăn
nuôi phù hợp với điều kiện của hộ, của vùng; tăng số hộ chăn nuôi, các cơ sở
chăn nuôi và tăng quy mô chăn nuôi/hộ
(2) Thay đổi phương thức tổ chức sản xuất theo hướng quy mô hộ - gia
trại - trang trại - doanh nghiệp. Tổ chức các phương thức chăn nuôi phù hợp,

×