Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ với hữu cơ tới sinh trưởng, phát triên của cây dưa chuột trong hệ thống canh tác lúa tại huyện yên định thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.25 KB, 88 trang )


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




NGUYỄN ðĂNG NGỌC



ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỔ HỢP PHÂN BÓN VÔ CƠ
VỚI HỮU CƠ TỚI SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY
DƯA CHUỘT TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA
TẠI HUYỆN YÊN ðỊNH, THANH HÓA



CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ ðÌNH HÒA




HÀ NỘI – 2013

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn



Nguyễn ðăng Ngọc













Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñở tận tình, sự
ñóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn ñối với các thầy cô giáo khoa Nông học,
Ban quản lý ñào tạo, bộ môn Phương pháp thí nghiệm và Thống kê sinh học –
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã truyền ñạt những kiến thức bổ ích
trong quá trình học tập và thực hiện luân văn này.
ðặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Vũ ðình Hòa, Bộ môn
Sinh học phân tử và Công nghệ sinh học ứng dụng, trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội ñã tận tình giúp ñỡ, hướng dẫn tôi trong việc ñịnh hướng ñề tài
cũng như trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ UBND huyện Yên ðịnh,
tập thể phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên ðịnh ñã
quan tâm giúp ñỡ nhiều mặt trong quá trình học tập và thực hiện ñề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Yên ðịnh, phòng Thống kê huyện Yên ðịnh, chi cục quản lý chất lượng
Nông Lâm Thuỷ hải sản Thanh Hoá, UBND xã Yên Trung, HTX dịch vụ
nông nghiệp Yên Trung, hộ dân anh Lại ðức Nghĩa - Thôn Tiến Thắng,
xã Yên Trung ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài.
Qua ñây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia ñình, người
thân, bạn bè, là những người luôn ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và
thực tập tốt nghiệp.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn ðăng Ngọc


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC
Lời cam ñoan ……………………………………………………… ……… i
Lời cảm ơn……………………………………………………… ………… ii
Mục lục………………………………………………………… ………… iii
Danh mục bảng….……………………………………………… ………….vi
Danh mục ñồ thị……………………… …………………………….…… vii
Danh mục viết tắt…………………… ……………….…………… …….viii
MỞ ðẦU ………………………………………………………….1
1. Lý do chọn ñề tài 1

2. Mục tiêu-yêu cầu của ñề tài. 3

2.1. Mục tiêu 3

2.2. Yêu cầu 4

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4

3.1. Ý nghĩa khoa học 4

3.2. Ý nghĩa thực tiễn. 4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ DƯA CHUỘT TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 5


1.1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ trên thế giới 5

1.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu dưa chuột một số nước trên thế giới 7

1.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thu tại Việt Nam 8

1.2. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY DƯA CHUỘT 9

1.2.1. Nhiệt ñộ 9

1.2.2. ðộ ẩm 11

1.2.3. Ánh sáng 12

1.2.4. ðất và dinh dưỡng 13

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU DINH DƯỠNG
CỦA DƯA CHUỘT 14

1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 14

1.3.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 21


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

1.4. KHÁI QUÁT ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU 24


1.4.1. Vị trí ñịa lý. 24

1.3.2. ðặc ñiểm ñất ñai vùng trồng dưa chuột 24

1.4.3. Thực trạng của hệ thống canh tác dưa chuột trên ñịa bàn nghiên cứu 25

1.4.4. ðánh giá thực trạng 27

Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1. VẬT LIỆU, ðỊA ðIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 29

2.1.1. Vật liệu 29

2.1.2. ðịa ñiểm nghiên cứu 29

2.1.3. Thời gian nghiên cứu 29

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 29

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.3.1. Các công thức phối hợp phân bón 29

2.3.2. Bố trí thí nghiệm 30

2.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 30

3.3.4. Kỉ thuật trồng trọt. 34


2.4. PHƯƠNG PHÁP SỬ LÝ SỐ LIỆU 35

Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

3.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác nhau
ñến sinh trưởng phát triển của cây dưa chuột 36

3.1.1 .Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác nhau
ñến thời gian sinh trưởng của cây dưa chuột 36

3.1.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác nhau
ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây dưa chuột 42

3.1.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác nhau
ñến tốc ñộ ra lá của cây dưa chuột. 45

3.1.4. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác nhau
ñến khả năng phân nhánh cấp 1 của cây dưa chuột 47

3.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác nhau
ñến ñặc ñiểm cấu trúc và chất lượng quả dưa chuột 48


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

3.2.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác nhau
ñến ñặc ñiểm cấu trúc quả dưa chuột 48

3.2.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác nhau

ñến một số chỉ tiêu hóa sinh của quả dưa chuột trong vụ xuân
2012 50

3.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác nhau
ñến bệnh hại trên cây dưa chuột 52

3.4. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác nhau
ñến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây dưa chuột 54

3.4.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác nhau
ñến khả năng ñậu quả của cây dưa chuột 54

3.4.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác nhau
ñến khối lượng quả trung bình và số quả hữu hiệu/cây dưa chuột 56

3.4.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác nhau
ñến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 58

3.5. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác nhau
ñến các tính chất của ñất trong vụ xuân 2012 60

3.6. ðánh giá hiệu quả kinh tế 63

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 66

4.1. Kết luận 66

4.2. ðề nghị 66




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng dưa chuột của một số nước
trên thế giới, năm 2009 và 2010 6
Bảng 1.2 Kim ngạch xuất khẩu các loại dưa chuột cuối tháng 4 năm 2007 9
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn phân tích lá cho dưa chuột trồng ngoài trời 15
Bảng 1.4. Thành phần dinh dưỡng của một số loại phân hữu cơ 20
Bảng 1.5: Thành phân dinh dưỡng của phân chuồng 23
Bảng 1.6. Cơ cấu diện tích gieo trồng của xã Yên Trung năm 2012. 26
Bảng 1.7. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã Yên Trung (2010-
2012) 26
Bảng 1.8. Diện tích, năng suất, sản lượng dưa chuột của xã Yên Trung
(2010- 2012) 26
Bảng 2.1. Các tổ hợp và lượng phân hóa học (HH) với phân hữu cơ (HC) 30
Bảng 2.2. Thang ñánh giá mức ñộ bệnh hại (theo AVRDC) 32
Bảng 23 Phương pháp phân tích mẫu ñất 33
Bảng 3.1: Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng của cây dưa chuột ở
các công thức thí nghiệm trong vụ xuân 2012 37
Bảng 3.2: Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng của cây dưa chuột ở
các công thức thí nghiệm trong vụ ñông 2012 37
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác
nhau ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây dưa chuột trong vụ
xuân 2012. 43
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác
nhau ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây dưa chuột trong vụ
ñông 2012 43

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác
nhau ñến tốc ñộ ra lá của cây dưa chuột vụ xuân 2013 45

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác
nhau ñến tốc ñộ ra lá của cây dưa chuột vụ ñông 2013 46
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác
nhau ñến khả năng phân nhánh cấp 1 của cây dưa chuột 47
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác
nhau ñến ñặc ñiểm cấu trúc quả dưa chuột 49
Bảng 3.9 : Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác
nhau ñến một số chỉ tiêu hóa sinh của quả dưa chuột trong vụ
xuân 2012 51
Bảng 3.10 : Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác
nhau ñến bệnh hại trên cây dưa chuột. 53
Bảng 3.11 : Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau tới khả năng
ra hoa ñậu quả của cây dưa chuột 55
Bảng 3.12 :Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác nhau
ñến khối lượng quả trung bình và số quả hữu hiệu/cây dưa chuột 57
Bảng 3.13 : Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác
nhau ñến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 58

Bảng 3.14 : Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón vô cơ và hữu cơ khác
nhau ñến các tính chất của ñất trong vụ xuân 2012 60

Bảng 3.15 : ðánh giá hiệu quả kinh tế vụ xuân 64

Bảng 3.16 : ðánh giá hiệu quả kinh tế vụ ñông. 65




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

DANH MỤC ðỒ THỊ

Biểu ñồ 1.1: Tổng kim gạch xuất khẩu dưa chuột 7

của một số quốc gia năm 2008. 7

Biểu ñồ1.2: Giá trị xuất khẩu dưa chuột của một số quốc gia năm 2008 8


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ix

DANH MỤC VIẾT TẮT

BPTB Bình phương trung bình
BVTV Bảo vệ thực vật
CDQ Chiều dài quả
Ct Chất tươi
DT ðộ dày thịt quả
ð/C ðối chứng
ðK ðường kính quả
HH Hóa học
FAOSTAT


FAO Statistical Databases
FAO Food and Agriculture Organization
HC Hữu cơ
KLQTB Khối lượng quả trung bình
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTP Năng suất thương phẩm
NSTS Năng suất tổng số
PC Phận chuồng
SQTPTB Số quả thương phẩm trung bình
SQTB Số quả trung bình
TT Thứ tự



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

MỞ ðẦU
1.Lý do chọn ñề tài
Có nguồn gốc từ Ấn ðộ, cây dưa chuột (Cucumis sativus L.) ngày nay
là một loại cây trồng phổ biến nhất thuộc họa bầu bí (Cucurbitaceae), ñược sử
dụng ăn tươi, làm salat, muối chua, muối mặn. Theo số liệu thống kê của Tổ
chức Lương Nông của Liên hợp quốc (FAOSTAT, 2012) dưa chuột là loại
rau ñược trồng phổ biến thứ tư trên thế giới (sau cà chua, bắp cải và hành tây),
với tổng diện tích là 1,9 triệu ha. Ở Việt Nam, diện tích dưa chuột hàng năm
khoảng 26-28.000ha, năng suất trung bình ñạt 170 tạ/ha, với kim ngạch xuất
khẩu hàng chục triệu USD mỗi năm.
Cây dưa chuột yêu cầu ñất có ñộ pH gần trung tính, 6,5 hoặc cao hơn
chút ít. Mặc dù có thể sinh trưởng trên nhiều loại ñất, nhưng phù hợp nhất là
ñất thịt nhẹ giàu mùn. ðể tạo năng suất và chất lượng, ñất trồng dưa chuột cần

có ñộ phì cao; ñất nghèo dinh dưỡng làm cho quả dưa chuột ñắng và biến
dạng. Nhu cầu dinh dưỡng của dưa chuột khoảng 140kg nitơ (N), 30 kg phốt
pho (P
2
O
5
) và 170 kg kali (K
2
O) cho một hecta (UNCTAD/DITC/COM/2003/2, 2003). Tuy
nhiên, lượng và tỉ lệ tùy theo loại ñất, ñộ phì thực tế của ñất, hàm lượng lân và
kali và mức ñộ tưới tiêu. ðặc biệt, cây dưa chuột phản ứng với ñất có hàm
lượng chất hữu cơ cao và ñược coi là cây sử dụng nhiều chất hữu cơ. ðể có
năng suất cao ruộng trồng dưa chuột cần bón lót tới 80 tấn phân chuồng ủ
mục cho một héc ta (Raymond, 1999). Bổ sung phân mục hay các chất hữu cơ
khác làm tăng ñộ phì cho ñất cát nhẹ và làm xốp cho ñất thịt nặng.
Do kinh tế phát triển và thu nhập người dân ñược cải thiện nhu cầu rau
xanh ngày càng cao về chủng loại, chất lượng và ñặc biệt là ñộ an toàn. Áp
lực của quá trình thâm canh tăng năng suất, lợi nhuận, sự tiện lợi trong sử
dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật ñã làm cho người trồng trọt
nói chung và cho cây dưa chuột nói riêng lãng quên việc sử dụng phân hữu cơ
(chẳng hạn như phân chuồng). Hậu quả là ñất mất dần khả năng canh tác, trở
nên bạc màu, giảm sức sản xuất và gây ô nhiễm ñất và nước.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

ðể vừa trả lại dinh dưỡng cho ñất theo nguyên lí ‘’nuôi dưỡng ñất ñể ñất
nuôi dưỡng cây” và tạo ra sản phẩm an toàn, nông nghiệp hữu ñã ñược ñề cập từ
những thập niên 70 của thế kỷ trước do Liên ñoàn Quốc tế về Phong trào Nông
nghiệu Hữu cơ (IFOAM) ñề xướng. Ngoài ra, nhu cầu các dạng tái tạo năng lượng

và giảm phân hóa học ñã khôi phục việc sử dụng phân hữu cơ, ñặc biệt phân
chuồng (Ayoola và Adeniran, 2006). Cải thiện ñiều kiện môi trường và sức khỏe
cũng là nguyên nhân quan trọng khuyến khích sử dụng chất hữu cơ (Maritus và
Vleic, 2001). Với rau, nông nghiệp hữu cơ là loại hình sản xuất rau an toàn, thân
thiện với môi trường và sức khỏe con người, do không sử dụng phân vô cơ (phân
hoá học) và các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Tuy nhiên, các nghiên cứu thử nghiệm cho thấy năng suất thu ñược
trong hệ canh tác hữu cơ thay ñổi khá mạnh tùy theo loai cây trồng và ñiều
kiện gieo trồng. Chẳng hạn, trong ñiều kiện canh tác hữu cơ năng suất lúa
giảm 60% ở California nhưng lại tăng 50% ở miền Tây (Padel và Lampkin,
1994). Những nghiên cứu khác cho thấy hệ canh tác hữu cơ hoặc canh tác với
ñầu vào thấp cho năng suất tương ñương với năng suất trong hệ canh tác
thông thường, chẳng hạn ở ngô (Pimentel và cs, 2005), ở cà chua (Clark và cs,
1999), ở ñậu tương (Pimentel và cs, 2005), ở cà tím (Vũ ðình Hòa, 2008).
Bón 30 tấn/ha phân chuồng ủ mục và 2,5 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh sông
Gianh cho dưa chuột năng suất vẫn ñược giữ ở mức khá cao 29,4 tấn/ha
(Phạm Tiến Dũng và ðỗ Thị Hường, 2012).
Yên ðịnh, một huyện ñồng bằng nằm ở phía Tây Bắc của thành phố
Thanh Hoá, có truyền thống trồng cây dưa chuột trong nhiều năm qua. Trong
thực tế, người trồng dưa chuột sử dụng chủ yếu là phân hóa học với rất ít phân
hữu cơ. Kết quả ñiều tra cho thấy người trồng sử dụng lượng phân bón hóa học
khá cao: 1000 kg urê, 200 kg super lân, 150 kg clorua kali, 500 kg phân chuồng;
tỉ lệ phân bón thiếu cân ñối và không phù hợp với cây dưa chuột. Theo ước tính,
hàng năm ở Yên ðịnh khoảng 0,2 triệu tấn chất thải sinh hoạt, 0,5 triệu tấn tàn dư
thực vật và 2 triệu tấn phân ñộng vật ñược thải ra môi trường. ðây là nguồn hữu
cơ dồi dào cho cây trồng nhưng chưa ñược quản lý và sử dụng hiệu quả, ñặc biệt

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3


cho nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng. Sử dụng phân hữu cơ, về lâu
dài, không chỉ cải thiện ñộ phì của ñất, ñộ xốp của ñất, giảm phụ thuộc vào nguồn
phân hóa học mà còn giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi sinh.
Thực tiễn cho thấy canh tác theo hướng tăng dần chất hữu cơ và giảm
dần phân hóa học có thể cải tạo tạo ñất và nâng cao năng suất, chất lượng cây
trồng nói chung, cây dưa chuột nói riêng. Tuy nhiên, những năm ñầu bón
phân hữu cơ năng suất thường thấp. Vogtman và cs (1993) khi so sánh ảnh
hưởng của phân ủ mục với phân hóa học tới năng suất và chất lượng của một
số loại rau thấy rằng xử lý phân mục cho năng suất thấp trong 2 năm ñầu,
nhưng không có sự khác biệt sau năm thứ 3. Rõ ràng phân hữu cơ và phân
chuồng giải phóng chất dinh dưỡng chậm và cần bón lâu dài mới có thể tăng
ñộ phì ñất và hoạt hóa hệ vi sinh vật ñất một cách tối ưu. Trong nghiên cứu
khác vơi dưa chuột (Roe và cs, 1997), năng suất thường cao hơn khi phân ủ
mục phối hợp với phân hóa học. Như vậy, ñể tăng ñộ phì ñất nhờ phân hữu cơ
và duy trì năng suất cây trồng, việc giảm dần phân hóa học và tăng dần phân
hữu cơ là chiến lược lâu dài ñể phát triển ngành rau sạch một cách bền vững.
Trong ñề tài này chúng tôi ñánh giá sự phối hợp giữa phân hóa học và
phân chuồng ủ mục (gọi là phân hữu cơ) tới năng suất, chất lượng của dưa
chuột ñược trồng sau vụ lúa mùa và vụ dưa chuột ñông.
2. Mục tiêu-yêu cầu của ñề tài.
2.1. Mục tiêu.
 Mục tiêu của ñề tài là ñánh giá phản ứng của giống dưa chuột
Nếp ñịa phương với mức phân chuồng khác nhau thay thế phân hóa học về
sinh trưởng, phát triển, mức ñộ sâu bệnh hại, năng suất.
 Xác ñịnh liều lượng phân hữu cơ thích hợp thay thế cho phân
hóa học trong vụ ñầu tiên chuyển ñổi từ canh tác thông thường sang canh tác
hữu cơ.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4


2.2. Yêu cầu.
 Theo dõi ñánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển cũng như
năng suất của giống dưa chuột Nếp truyền thống.
 Theo dõi, ñánh giá mức ñộ nhiễm một số bệnh hại chính trên cây
dưa chuột.
 Phân tích, ñánh giá một số chỉ tiêu chất lượng: Dư lượng NO
3
-
,
hàm lượng chất khô…
 Tính hiệu quả kinh tế làm cơ sở cho việc phát triển mô hình dưa
chuột hữu cơ theo sản xuất hàng hóa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
3.1. Ý nghĩa khoa học.
 Kết quả nghiên cứu của ñề tài ñã làm sáng tỏ ảnh hưởng của phân
hữu cơ, khả năng thay thế dần phân hóa học bằng phân hữu cơ ñến năng suất,
chất lượng, bệnh trên cây dưa chuột, qua ñó nâng cao nhận thức người dân
huyện Yên ðịnh, tỉnh Thanh Hóa trong việc sử dụng nguồn hữu cơ sẵn có.
 Làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng mô hình sản xuất cây
dưa chuột hữu cơ tại huyện Yên ðịnh, tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ ñưa ra khuyến cáo cho nông dân trồng
dưa chuột ở huyện Yên ðịnh nói riêng và Thanh Hóa nói chung một mô hình
sản xuất dưa chuột hữu cơ có hiệu quả trên cơ sở sử dụng phân bón và hợp lý.
Khả năng áp dụng mô hình sẽ tăng hiệu quả sản xuất dưa chuột cho
nông dân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng tính bền vững của việc sản
xuất dưa chuột nói riêng và rau nói chung.






Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ DƯA CHUỘT TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ trên thế giới
Số liệu thống kê của tổ chức Nông lương thế giới (FAO) qua các năm
cho thấy diện tích, năng suất, sản lượng dưa chuột thế giới có xu hướng tăng
qua các năm. Năm 2010 diện tích trồng dưa chuột trên thế giới khoảng xấp xỉ
2 triệu ha, năng suất ñạt 31,7 tấn/ha, sản lượng ñạt trên 62 triệu tấn. Trung
Quốc là nước có diện tích trồng dưa chuột lớn nhất chiếm 53,4% về diện tích
(1052,5 nghìn ha) và 73% tổng sản lượng (45546,2 nghìn tấn) thế giới. Tiếp
ñó là Iran với diện tích 75,12 nghìn ha; sản lượng 1811,6 nghìn tấn chiếm
2,9% sản lượng của thế giới (Bảng 1.1).
Do mức ñộ thâm canh và trình ñộ sản xuất ở các nước trên thế giới
khác nhau nên năng suất dưa chuột hiện nay có sự chênh lệch nhau rất lớn
giữa các nước, dao ñộng từ khoảng 10 ñến 90 tấn/ha. Các nước có năng suất
cao nhất là Israel (năng suất trung bình năm 2009 là 90,24 tấn/ha) và Tây
Ban Nha (năng suất trung bình năm 2010 ñạt 84,31 tấn/ha).










Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng dưa chuột
của một số nước trên thế giới, năm 2009 và 2010
2009 2010
TT

Quốc gia
Diện tích

(ha)
Năng suất
(Kg/ha)
Sản lượng

(tấn)
Diện tích

(ha)
Năng suất
(Kg/ha)
Sản lượng

(tấn)
1 Trung Quốc
1037388

426553,
83
44250182
1052545
432724,07
45546156
2 Iran
82896
193464,
10
1603740
75119
241168,01
1811630
3 Thổ Nhĩ Kỳ
60000
289168,
33
1735010
59000
294777,97
1739190
4 Liên Bang Nga

66200
171107,
25
1132730
66300
175244,34

1161870
5 Mỹ
58300
158186,
96
922230
53460
164708,19
880530
6 Ukraina
51500
171456,
31
883000
51700
166363,64
860100
7 Tây Ban Nha
8500
823529,
41
700000
8100
843086,42
682900
8

Ai Cập
27169
220849,

87
600027
28238
223602,24
631408
9
Nh
ật Bản
12400
500161,
29
620200
12100
485785,12
587800
10

In-ñô-nê-xia
56099
103948,
20
583139
56921
96122,87
547141
11

Mêxico
18000
300000,

00
540000
15653
304967,74
477366
12

Ba Lan
20144
238558,
88
480553
20045
230603,64
462245
13

Hà Lan
626
694888,
17
435000
664
655120,48
435000
14

Irap
43850
95996,

58
420945
39100
110613,81
432500
15

Uzbekistan
10000
350000,
00
350000
16700
233532,93
390000
16

Ả-rập-xê-út
4775
683413,
61
326330
4775
717924,53
380500
17

Hàn Quốc
6318
113358,

66
71620
6000
109666,67
65800
18

Kazakhstan
11700
233367,
52
273040
15400
194051,95
298840
19

Palestinnian
3202
701480,
32
224614
3400
727058,82
247200
20

Israel
1300
902376,

92
117309
1400
827314,29
115824
Thế giới
1960305
311273,
75
61019149
1971588
316652,34
62430796
(Nguồn:
FAOSTAT, 2012
)



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

1.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu dưa chuột một số nước trên thế giới
Trên thế giới có nhiều quốc gia xuất khẩu các sản phẩm dưa chuột tươi
cũng như dưa chuột chế biến trong ñó Hà Lan, Mêxicô, Tây Ban Nha, … là
những quốc gia xuất khẩu nhiều dưa chuột nhất hiện nay. Ba quốc gia trên
hiện ñang chiếm trên 70% tổng kim gạch xuất khẩu của thế giới. ðây là
những quốc gia có nhiều kinh nghiệm về xuất khẩu dưa chuột mà Việt Nam
cần học hỏi kinh nghiệm. Trung Quốc tuy là nước sản xuất nhiều dưa chuột
nhất nhưng kim gạch xuất khẩu còn hạn chế.



Nguồn: (

Biểu ñồ 1.1: Tổng kim gạch xuất khẩu dưa chuột
của một số quốc gia năm 2008.
Tây Ban Nha

Hà Lan
Thổ Nhĩ K
ì
Trung Qu
ốc
Iran
M
ĩ
ð
ức
Mêxicô
Jooc ðan
Ca Na ða

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8


(Nguồn: Bộ nông nghiệp Mỹ, 2009)
Biểu ñồ1.2: Giá trị xuất khẩu dưa chuột của một số quốc gia năm 2008.
Ghi chú: Thanh ñen chỉ ra các nước ñủ ñiều kiện ñể xuất khẩu mặt hàng này sang
Hoa Kỳ theo quy ñịnh của APHIS.

1.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thu tại Việt Nam
Ở Việt Nam, dưa chuột là một trong những loại rau chủ lực, Diện tích
dưa chuột hàng năm từ 26-28 nghìn ha, năng suất trung bình ñạt 170 tạ/ha.
Dưa chuột ñược trồng phổ biến trong cả nước ().
Những vùng trồng dưa chuột lớn gồm các tỉnh phía Bắc thuộc vùng ñồng
bằng sông Hồng như Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, các huyện
ngoại thành TP. Hồ Chí Minh, ñồng bằng sông Cửu Long như Tân Hiệp -
Tiền Giang, Châu Thành - Cần Thơ, Vĩnh Châu - Sóc Trăng. Miền Trung và
Tây Nguyên gồm vùng rau truyền thống như ðà Lạt, ðơn Dương, ðức Trọng
(Lâm ðồng), các tỉnh duyên hải miền Trung (Thừa Thiên Huế ).
Sản phẩm làm ra từ dưa chuột không chỉ ñể tiêu thụ tại chỗ mà ñược
chế biến và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như Nga, Mông Cổ, Nhật
Bản, Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan kim ngạch xuất khẩu các
Tây Ban Nha
Hà Lan
Th
ổ Nhĩ K
ì
B

Iran
M
ĩ
ð
ức
Mêxicô
Jooc ðan
Ca Na ða

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

9

loại dưa chuột vào cuối tháng 04 năm 2007 ñạt trên 571 nghìn USD, tăng
38% so với cùng kỳ tháng 03/2007.
Bảng 1.2 Kim ngạch xuất khẩu các loại dưa chuột cuối tháng 4 năm 2007
Thị trường xuất khẩu

Chủng loại
Kim ngạch
(nghìn USD)
Nga
Dưa bao tử dầm dấm, dưa chu
ột ñóng
lọ, dưa chuột dầm dấm, dưa trung tử
318,9
Mông Cổ Dưa chuột dầm dấm 65,7
Nhật Bản Dưa chuột muối, dưa chuột bao tử muối

58,2
ðài Loan Dưa chuột muối, dưa bao tử muối, dưa
gang muối
47,7
Cộng hòa Séc Dưa chuột ñóng lọ 34,6

(Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2008)
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong
8 tháng ñầu năm 2008 ñều tăng ổn ñịnh so với cùng kỳ năm 2007. Trong
ñó, kim ngạch xuất sang các thị trường chủ lực như ðài Loan, Nhật Bản
ñều tăng khá mạnh, 3 thị trường ñứng ñầu về kim ngạch xuất khẩu hàng
rau quả của nước ta trong 8 tháng ñầu năm là Nhật Bản, ðài Loan và

Indonesia. Dưa chuột vẫn là chủng loại ñứng ñầu về kim ngạch xuất khẩu
trong tất cả các loại rau.
1.2.YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY DƯA CHUỘT
1.2.1. Nhiệt ñộ
Dưa chuột là cây ưa ấm và rất mẫn cảm với nhiệt ñộ thấp. Nhiệt ñộ tối
thích cho cây dưa chuột sinh trưởng phát triển là 25-30
0
C vào ban ngày , 18 –
20ºC về ban ñêm. Ở 5ºC hầu hết các giống dưa có nguy cơ bị chết rét, khi
nhiệt ñộ lên cao 40
0
C cây ngừng sinh trưởng, lá bị héo và có thể dẫn tới chết
cây nếu kéo dài (Mai Thị Phương Anh và cs, 1996).
Kết quả nghiên cứu của Tarocanov (1968) giải thích hiện tượng cây bị

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

chết trong trường hợp bộ rễ bị lạnh kéo dài do một phần rễ có chức năng hút
các chất dinh dưỡng bị chết, dẫn ñến hiện tượng phá vỡ sự tương quan giữa bộ
rễ và bộ phận thân lá. Tác giả cũng kết luận trong ñiều kiện ñất trồng lạnh, có
hiện tượng giảm sút các chất dinh dưỡng, trước tiên là photpho, giảm tốc ñộ
vận chuyển các chất khoáng từ rễ lên cây và các sản phẩm quang hợp từ lá
xuống rễ.
Mức ñộ phản ứng của cây với nhiệt ñộ phụ thuộc vào pha sinh trưởng
và giống. Ở giai ñoạn nảy mầm, dưa chuột yêu cầu nhiệt ñộ ñất tối thiểu là
16
0
C, ở nhiệt ñộ này hạt có thể nảy mầm sau 9-16 ngày, nếu nhiệt ñộ ñất là
21

0
C hạt dưa chuột nảy mầm sau 5-6 ngày. (Mai Thị Phương Anh và cs,
1996). Theo Lã ðình Mới và Dương ðức Huyến (1999) hạt dưa chuột sẽ nảy
mầm sau 3 ngày nếu nhiệt ñộ là 25
0
C và sau 7 ngày nếu nhiệt ñộ là 20
0
C.
Ở giai ñoạn ra hoa khi nhiệt ñộ lên cao 40
0
C cây ngừng sinh trưởng,
hoa cái không xuất hiện. Trong giai ñoạn này gặp ñiều kiện nhiệt ñộ dưới
15
0
C dưa chuột cũng không thể ra hoa (Mai Thị Phương Anh và cs , 1996;
Trần Khắc Thi, 1985).
Nhiệt ñộ không chỉ ảnh hưởng tới sinh trưởng, ra hoa của cây dưa
chuột mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa cũng như quá trình thụ phấn,
thụ tinh. Theo các tác giả Nhật Bản hoa bắt ñầu nở ở 15
o
C (sáng sớm) và bao
phấn mở ở 17
o
C. Nhiệt ñộ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt phấn 17 – 24
o
C,
nhiệt ñộ quá cao hay quá thấp so với ngưỡng này ñều làm giảm sức sống của
hạt phấn, ñó cũng chính là nguyên nhân gây giảm năng suất của giống
(Nguyễn Thị Hòa, 2011).
Tổng tích ôn từ lúc hạt nảy mầm ñến thu quả ñầu tiên ở các giống ñịa

phương là 800-1000
0
C, tổng nhiệt ñộ không khí trung bình cần thiết cho cả
vòng ñời sinh trưởng phát triển cây dưa chuột là 1500-2500
0
C (Mai Thị
Phương Anh và cs, 1996; Trần Khắc Thi, 1985).
Như vậy, nhiệt ñộ ảnh hưởng tới tất cả các pha sinh trưởng, phát triển

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

của cây dưa chuột. Trong thực tiễn canh tác cần bố trí thời vụ thích hợp ñể
tránh những tác ñộng tiêu cực của nhiệt ñộ tới cây dưa chuột, hoặc áp dụng các
tiến bộ trong chọn giống, trồng cây trong nhà lưới, nhà kính.
1.2.2. ðộ ẩm
Dưa chuột là cây có nhu cầu nước rất cao, nhưng kém chịu úng. ðể
hình thành 1g chất khô, dưa chuột cần 450– 700 g nước (Suin, 1974; dẫn theo
Phạm Thị Mỹ Linh, 2010). Hạt nảy mầm yêu cầu lượng nước bằng 50% khối
lượng hạt (Tạ Thu Cúc và cs, 2000). Trong giai ñoạn sinh trưởng ñộ ẩm
không khí cây yêu cầu là 90-95%, ñộ ẩm ñất thích hợp là 85-90%. Trong giai
ñoạn ra hoa, kết quả phải giữa ñộ ẩm ñồng ruộng từ 90-100% (Mai Thị
Phương Anh và cs, 1996).
Cây dưa chuột có nhu cầu nước rất cao do hàm lượng nước trong thân
lá dưa chuột cao chiếm tới 93,1% về khối lượng, hàm lượng nước trong quả là
96,8% ( Nguyễn Thị Hòa, 2010). Mặt khác dưa chuột có bộ rễ kém phát triển,
trong khi bộ lá có diện tích lớn, khí khổng to, tế bào chứa lượng nước không
liên kết cao, ñộng thái sinh trưởng của cây rất mạnh, dẫn tới thoát hơi nước
mạnh (Trần Khắc Thi, 1985).
Trong ñiều kiện khô năng suất dưa chuột giảm, hạn nghiêm trọng có

thể gây thất thu. Do hạn làm hạt mọc chậm hoặc chết phôi hạt, chiều cao thân
chính và số cành cấp một giảm. Ở dưa chuột hoa cái phân bố tập trung ở thân
chính và cành cấp một, nên khô hạn sẽ dẫn tới giảm số hoa cái, giảm khả năng
ñậu quả cũng như khối lượng quả trung bình, ñồng thời cây có sự tích luỹ chất
Cucurbitacin gây ñắng (ðoàn Ngọc Lân, 2006).
Trong ñiều kiện ngập nước rễ cây dưa chuột bị thiếu oxy làm cho cây
héo rũ, chảy gôm thân, có thể chết cả ruộng. Vì vậy, trong canh tác cần bố trí
ruộng trồng dưa chuột ở nơi chủ ñộng nguồn nước tưới, dễ dàng thoát nước
khi gập úng và chú ý biện pháp che phủ luống ñể giảm lượng nước bốc hơi
(ðoàn Ngọc Lân, 2006).

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

1.2.3. Ánh sáng
Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa ánh sáng ngày ngắn. ðộ dài chiếu sáng
thích hợp cho cây sinh trưởng và phát dục là 10 – 12 giờ/ngày. Nghĩa là khi ở
môi trường có ñộ dài chiếu sáng trong ngày ngắn dưa chuột sẽ phát triển
nhanh hơn, ra hoa kết quả sớm hơn. Ngược lại khi trồng trong ñiều kiện ngày
dài cây sẽ không ra hoa kết quả. Nghiên cứu của Tacanov (1975) cho thấy các
giống dưa chuột có nguồn gốc Việt Nam và Ấn ðộ không ra hoa trong ñiều
kiện ngày dài của mùa hè ở Nga (Trần Khắc Thi, 1985).
Cường ñộ chiếu sáng thích hợp cho dưa chuột trong phạm vi 5 – 17
klux (Mai Thị Phương Anh và cs. 1996). Trong ñiều kiện cường ñộ ánh sáng
thấp cây sinh trưởng rất yếu và không thể phục hồi ñược ngay cả khi chuyển
sang trồng trong ñiều kiện ánh sáng ñầy ñủ. Ở lượng bức xạ lớn sự hình thành
hoa cái bị ức chế, cây xuất hiện phản ứng ngày dài (Trần Khắc Thi và cs,
1996). Ánh sáng yếu, nhiệt ñộ cao, mật ñộ quá dày cũng làm giảm tỷ lệ hoa
cái. Hoa cái hình thành nhiều hơn trong ñiều kiện ngày ngắn, nhiệt ñộ thấp
còn hoa ñực ñược hình thành trong ñiều kiện ngày dài, nhiệt ñộ cao

(Yamasaki và cs, 2005). Theo Jolliefe và Lin (1999), hiệu quả của việc tỉa
thưa cành và che bóng cho quả ñã cải thiện ñược tốc ñộ tăng trưởng quả, màu
sắc quả và diệp lục của vỏ quả.
Chất lượng ánh sáng cũng có ảnh hưởng tới hoạt ñộng sống của dưa
chuột. Theo nhiều tác giả chỉ ra rằng tia tím có bước sóng ngắn có tác dụng
kích thích phát triển cây ngày ngắn và ức chế cây ngày dài. Ngoài ra cây dưa
chuột còn mẫn cảm với ánh sáng ñỏ và ánh sáng tím. Ánh sáng ñỏ kích thích
tổng hợp các hợp chất cacbonhydrat và tích lũy chất khô, trong khi ñó ánh
sáng tím có tác dụng kích thích tổng hợp các hợp axit amin và protit (Trần
Khắc Thi, 1985). Chất lượng ánh sáng còn có tác dụng làm tăng hoặc giảm
màu sắc quả và ảnh hưởng tới thời gian bảo quản quả sau thu hoạch.
Trong ñiều kiện Việt Nam ánh sáng không phải là yếu tố hạn chế. Tuy

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

nhiên, năng suất dưa chuột vụ Xuân Hè thường cao hơn vụ thu ñông vì vụ thu
ñông thường có nhiều mây làm giảm cường ñộ ánh sáng.
1.2.4. ðất và dinh dưỡng
Do bộ rễ kém phát triển, sức hấp thụ của rễ yếu lại phân bố chủ yếu trên
bề mặt nên cây dưa chuột không có khả năng hút dinh dưỡng ở tầng ñất sâu.
Vì vậy, dưa chuột yêu cầu nghiêm khắc về ñất trồng hơn các cây khác trong họ.
ðất trồng phải là ñất có thành phần cơ giới nhẹ như ñất cát pha, ñất thị nhẹ,
giàu mùn và hữu cơ, ñất có ñộ pH 6,0 -6,5 (Mai Thị Phương Anh và cs, 1996;
Nguyễn Văn Tuất và cs, 2005).
`Nghiên cứu về nhu cầu sử dụng phân khoáng ña lượng trên dưa chuột
cho thấy rằng dưa chuột hút kali với lượng cao nhất sau ñó ñến ñạm rồi ñến
lân. Khi bón 60kg N: 60kg K
2
O: 60kg P

2
O
5
thì dưa chuột bao tử sử dụng 92%
N, 33% P
2
O
5
và 100% K
2
O (Mai Thị Phương Anh và cs, 1996). ðể có một tấn
sản phẩm, dưa chuột lấy ñi từ ñất 0,8-1,36 kg N, 0,27-0,9 kg P205, 1,36-2,3 kg
Kali (ðoàn Ngọc Lân, 2006). Việc sử dụng dinh dưỡng khoáng của dưa chuột
ngoài nhu cầu về lượng còn phụ thuộc vào từng giai ñoạn sinh trưởng. Khi cây
10-15 ngày tuổi nên bón tăng lượng ñạm ñể cây sinh trưởng thân lá, sau ñó bón
tăng lân, khi cây ra hoa và tạo quả thì cần nhiều kali. Khi bón ñạm quá nhiều,
cây sẽ phát triển mất cân ñối về thân lá và hạn chế quá trình ra hoa tạo quả vì
khả năng hấp thụ ñạm của cây là lớn hơn rất nhiều các nguyên tố khác (Trần
Khắc Thi, 1985).
Bên cạnh ñạm, lân, kali các nguyên tố vi lượng và trung lượng cũng có
vai trò hết sức quan trọng. Việc bón bổ xung các nguyên tố vi lượng sẽ có tác
dụng thúc ñẩy khả năng ñồng hóa các nguyên tố ña lượng, giúp cho quá trình ra
hoa tạo quả thuận lợi hơn, khi trộn hạt giống dưa chuột trong hỗn hợp các chất
vi lượng sẽ có tác dụng làm tăng năng suất của cây (Trần Khắc Thi, 1985).
Dưa chuột không chịu ñược nồng ñộ phân cao nhưng lại phản ứng rất
rõ với hiện tượng thiếu dinh dưỡng (Mai Thị Phương Anh, 1996). Sự thiếu

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14


hụt một vài yếu tố dinh dưỡng ở dưa chuột ñã ñược nghiên cứu và rút ra kết
luận như sau:
- Thiếu ñạm cây bắt ñầu có màu xanh nhạt, sinh trưởng chậm, lá già có
màu trắng bợt bắt ñầu từ mép lá hướng vào trong. Tuy nhiên thừa ñạm làm
cây lốp ñổ và dễ bị sâu bệnh, thừa nhiều có thể gây ngộ ñộc cho cây.
- Thiếu lân: Cây sinh trưởng chậm, quả chín muộn, Thời gian bảo quản
giảm, biểu hiện lá chuyển từ màu xanh ñậm sang màu ghi làm lá khô và chết.
- Thiếu kali: cây sinh trưởng chậm, lá xanh nhạt bề mặt lá xuất hiện
những ñám màu xanh, trắng xen kẽ nhau, mép lá xoăn lại, lá non mất diệp lục.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA DƯA
CHUỘT
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
1.3.1.1. Tình hình nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây dưa chuột
Con người ñã biết sử dụng phân bón từ những năm 900 trước công
nguyên. Nhưng những hiểu biết về dinh dưỡng hiện ñại thì mới bắt ñầu từ thế kỉ
XIX với những nghiên cứu ñầu tiên của Liebig (Vũ Hữu Yêm, 1995). Việc
nghiên cứu về dinh dưỡng trên cây dưa chuột cũng ñã ñược bắt ñầu từ khá sớm.
Từ những năm 1930 Savostin ñã nghiên cứu về vai trò của sắt ñối với dưa chuột.
Kết quả cho thấy 100% công thức bị ảnh hưởng bởi các liều lượng sắt khác nhau
(Shehata và cs, 2012). Tới thập niêm 50 của thế kỉ XX các nhà khoa học Nga ñã
nghiên cứu một cách hệ thống về dinh dưỡng của cây dưa chuột.
Flatocovva (1958, dẫn theo Trần Khắc Thi, 1985) ñã xác ñịnh nồng ñộ
trung bình của các nguyên tố khoáng trong dich tế bào ñể cây cho năng suất
cao là (mg/1kg dịch bào): Nitơ từ 2500-3500, Photpho từ 160-225, Kali từ
4500-6000, Magie 300-400, Clo gần 200.
Haifa, Pioneering the future (2012), ñã xây dựng bảng tiêu chuẩn nồng
ñộ các nguyên tố khoáng trong dịch bào dùng ñể kiểm tra sự phù hợp của
chương trình bón phân và dự ñoán nhu cầu dinh dưỡng cần bổ sung.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

15

Bảng 1.3: Tiêu chuẩn phân tích lá cho dưa chuột trồng ngoài trời
(tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong chất khô của lá hoàn toàn trưởng thành
với cuống lá lấy ở giai ñoạn ra hoa sớm)
Dinh
dưỡng
ðơn vị Thiếu Thấp
Bình
thường
Cao
Quá
mức
Nito % <1,8

1,8-2,5

3,5–5,5

5,5–7

>7

P % <0,2

0,2-0,3

0,3–0,7

0,7–1,0


>1,0

K % <2,0

2,0-3,0

3,0–4,0

4,0–5,0

>5,0
Ca % <1,0

1,0-2,0

2,0–3,0



Mg % <0,15

0,15-0,6

0,6–1,5

1,5–2,5

>2,5
S %


<0,3

0,3–1,0



Na %


0–0,35

>0,35


Cl %


0–1,5

1,5–2,0

>2,0

Cu mg/kg <3

3-10

10–20


20–30

>30

Zn mg/kg <15

15-30

30–70

100–300

>300

Mn mg/kg <15

15-50

50–200

200–500

>500
Fe mg/kg

<50

50–200




Bo mg/kg <20

20-30

30–70

70–100

>100

Mo mg/kg <0,2

0,2-0,5

0,5–2,0



Nguồn: Haifa, Pioneering the future, 2012.
Cây dưa chuột ưa Nitơ ñược cung cấp dưới dạng NO
3
-
hơn là dạng Nitơ
NH
4
+
. Theo Zornoza và Carpena (1992), tỷ lệ NO
3
-

/ NH
4
+
trong cây càng cao
thì lượng K
+
trong cây càng lớn và ngược lại. Theo Martinez và Cerda (1989),
NH
4
+
ức chế sự hấp thụ K
+
của cây và làm tăng quá trình hấp thụ Cl
-
vào cây,
ñiều này sẽ làm ức chế quá trình tăng trưởng của cây. Một liệu lượng amoniac
cung cấp cho cây một quá mức sẽ ức chế hô hấp của rễ và làm giải phóng kali
ra ngoài (Haifa, Pioneering the future, 2012).

×