Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu nhu cầu học nghề của lao động nông thôn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 111 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






PHẠM THỊ MAI


NGHIÊN CỨU NHU CẦU HỌC NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG




LUẬN VĂN THẠC SĨ





HÀ NỘI, năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






PHẠM THỊ MAI


NGHIÊN CỨU NHU CẦU HỌC NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG


LUẬN VĂN THẠC SĨ



Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Mã số : 60.62.01.15


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN




HÀ NỘI, năm 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của
cá nhân tôi (ngoài phần đã trích dẫn).

Tác giả luận văn



Ph
ạm Thị Mai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình và lời chỉ bảo chân tình của tập thể và cá nhân, các cơ quan trong và ngoài
Viện Nông nghiệp Việt Nam.
Trước tiên tôi xin cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền là

cô giáo trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận văn thạc
sĩ kinh tế này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Học Viện Nông nghiệp Việt Nam,
Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, tập thể giáo viên và cán bộ
công nhân viên Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn mà trực tiếp là các thầy, cô
giáo Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách cùng toàn thể Ban Giám đốc,
cán bộ Ban Đào tạo Sau Đại học, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi về tinh thần, vật
chất và thời gian để tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND huyện Yên Dũng;
UBND Xã Tiền Phong; UNND Thị Trấn Neo; UBND xã Tân An đã tạo điều kiện
cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết và hoàn thành luận văn này.
Và tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã động viên giúp đỡ tôi.

Tác giả luận văn



Phạm Thị Mai
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ x


1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1. Mục tiêu chung 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU HỌC NGHỀ
CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 5
2.1 Cơ sở lý luận về nhu cầu học nghề của lao động nông thôn 5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về nghề và nhu cầu học nghề 5
2.1.2 Nội dung nhu cầu học nghề của lao động nông thôn 9
2.1.3 Phương pháp đánh giá nhu cầu học nghề 13
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học nghề của lao động nông thôn 16
2.2 Cơ sở thực tiễn việc nghiên cứu nhu cầu cầu học nghề của lao động
nông thôn 20
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

2.2.1 Kinh nghiệm về xác định nhu cầu học nghề và đáp ứng nhu cầu học
nghề cho lao động nông thôn của một số nước trên thế giới 20
2.2.2 Một số vấn đề về đào tạo và sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề ở
nước ta hiện nay 23
2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan 27
2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài 27
2.3.2 Nghiên cứu trong nước 28
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Yên Dũng 31

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 31
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 33
3.2 Phương pháp nghiên cứu 39
3.2.1 Phương pháp tiếp cận 39
3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu/thông tin 39
3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin 41
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 41
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 43
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45
4.1. Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn huyện Yên Dũng 45
4.1.1. Khái quát về tình hình lao động và đào tạo nghề huyện Yên Dũng 45
4.1.2 Nhu cầu ngành nghề được học 53
4.1.3 Nhu cầu về thời gian học nghề và trình độ sau khi học nghề 63
4.1.4 Nhu cầu về địa điểm học nghề 69
4.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu học nghề của
lao động nông thôn huyện Yên Dũng hiện nay 75
4.2.1. Những thuận lợi chủ yếu trong việc đáp ứng nhu cầu học nghề của lao
động nông thôn huyện Yên Dũng hiện nay 75
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

4.2.2 Những khó khăn bất cập, phát sinh trong quá trình đào tạo nghề theo
nhu cầu cho lao động nông thôn huyện Yên Dũng 79
4.3 Phương hướng và số giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu học
nghề của lao động nông thôn huyện Yên Dũng 86
4.3.1 Những định hướng cơ bản của trương trình dạy nghề nhằm đáp ứng
nhu cầu học nghề của nông dân huyện Yên Dũng hiện nay 86
4.3.2 Hệ thống các giải pháp cơ bản phát triển chrương trình dạy nghề nhằm
đáp ứng nhu cầu học nghề của nông dân huyện Yên Dũng 89
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95

5.1. Kết luận 95
5.2 Kiến nghị 96
5.2.1 Với Nhà nước 96
5.2.2 Đối với huyện Yên Dũng 96
5.2.3 Đối với các Trung tâm/cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCHTW Ban chấp hành Trung ương
BQ Bình quân
BQDT Bình quân diện tích
BQLĐ Bình quân lao động
CC Cơ cấu
CCN Cụm công nghiệp
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
DN Dạy nghề
DTTS Dân tộc thiểu số
ĐH Đại học
ĐTH Đô thị hóa
ĐVT Đơn vị tính

GDTX

Giáo dục thường xuyên
LĐ Lao động

KCN Khu công nghiệp

KTKT CN Kinh tế kỹ thuật công nghệ
KTQD Kinh tế Quốc dân
PRA Participatory Rural Appraisal
PTTH Phổ thông trung học
SL Số lượnga
THCS Trung học cơ sở
TM-DV Thương mại - Dịch vụ
XHCN Xã hội chủ nghĩa
UBND Ủy ban nhân dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Các bước phân tích nhu cầu học nghề 15
3.1 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Yên Dũng
trong giai đoạn 2011 – 2013 34
3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Dũng trong 3
năm (2011-2013) 36
3.3 Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện Yên Dũng
giai đoạn 2011 - 2013 38
4.1 Tình hình lao động huyện Yên Dũng giai đoạn 2011- 2013 46
4.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động huyện Yên
Dũng 48
4.3. Kết quả chương trình đào tạo nghề cho nông dân nghèo

phân theo ngành nghề đào tạo năm 2012 và 2013 49
4.4. Kết quả thực hiện chương trình đào tạo nghề cho nông dân
năm 2012 và 2013 51
4.5 Ngành nghề lao động nông thôn có nhu cầu học phân theo
giới tính và độ tuổi 57
4.6 Ngành nghề lao động nông thôn có nhu cầu học phân theo
nhóm 59
4.7 Ngành nghề lao động nông thôn có nhu cầu học phân theo
tình trạng hoạt động kinh tế hiện tại 62
4.8 Nhu cầu về thời gian học nghề và trình độ sau đào tạo của
người lao động phân theo độ tuổi và giới tính 64
4.9 Nhu cầu về thời gian và trình độ sau khi học nghề của
người lao 66
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

4.10 Nhu cầu về thời gian học nghề và trình độ sau khi học nghề
của người lao động phân theo hiện trạng việc làm 68
4.11 Nguyên nhân chính của sự lựa chọn địa điểm học 71
4.12 Nhu cầu về địa điểm học nghề của lao động nông thôn
huyện Yên Dũng 74
4.13 Những chủ trương, chính sách của tỉnh Bắc Giang về đào
tạo nghề cho lao động nông thôn 77
4.14 Thực trạng tiếp cận với các thông tin về chính sách có liên 80
4.15 Đánh giá chung của người lao động về các cơ sở dạy nghề ở 81
4.16 Thực trạng giáo viên dạy nghề trong các cơ sở dạy nghề
trên địa bàn huyện Yên Dũng 83
4.17. Mức độ gắn kết giữa cơ sở đào tạo với các cơ sở sử dụng
lao động 84
4.18 Tiêu chí tuyển dụng của các cơ sở sử dụng lao động sản

xuất, kinh doanh trên địa bản huyện Yên Dũng 86
4.19 Mục tiêu phát triển chương trình đào tạo nghề cho lao động 88
4.20 Mục tiêu phát triển chương trình đào tạo nghề cụ thể ở các
năm trong giai đoạn 2012 – 2015 89

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

2.1 Đánh giá nhu cầu học nghề của người lao động 14
3.1 Bản đồ hành chính huyện Yên Dũng, Bắc Giang 31


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT Tên biểu đồ Trang

4.1 Dự định chuyển đổi nghề nghiệp của lao động đang hoạt động 54
4.2 Tình trạng hoạt động kinh tế của nhóm lao động có nhu
cầu học nghề ở Yên Dũng 61
4.3 Nhu cầu về nơi học nghề của lao động nông thôn huyện
Yên Dũng 70
4.4 Đánh giá của hộ về những thuận lợi chủ yếu trong việc đáp 78
4.5 Hiểu biết của cán bộ địa phương về các chủ trương, chính 80

4.6 Mức độ khó khăn trong việc xin việc vào các cơ sở sử dụng 85






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình đô thị hóa (ĐTH) và phát triển các khu công nghiêp (KCN),
cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn nông thôn có ý nghĩa tích cực trong việc
thay đổi bộ mặt mới cho khu vực nông thôn, giúp cho người lao động có cơ
hội tìm kiếm và tạo dựng việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống.
Đào tạo nghề cho nông dân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy
quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, giải quyết tình trạng thất
nghiệp ở nông thôn, nâng cao năng lực tạo dựng và tìm kiếm việc làm cho lao
động nông. Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác đào tạo nghề, Đảng
và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn như Nghị quyết
37/2004/QH11 ngày 03/12/2004 về giáo dục; Quyết định 81/2005/QĐ-TTg
ngày 18/4/2005 về Hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; Quyết
định 1956/2009/QĐ-TTg về Phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho LĐNT đến
2020; Nghị định 66/2006/NĐ - CP về phát triển ngành nghề nông thôn; Quyết
định 103/2008-TTg về Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm… Những
chính sách trên đã cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc đáp
ứng nhu cầu học nghề của người lao động nói chung và của lao động nông thôn
nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng đào tạo một cách tràn lan, không bám

sát theo nhu cầu của thị trường lao động và chưa định hướng được chính xác
ngành nghề đang là những bất cập lớn trong công tác đào tạo nghề cho lao
động nông thôn.
Mỗi một vùng miền có những lợi thế nhất định về điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội. Từ đó nhu cầu học nghề của lao động cũng rất đa dạng và
phong phú. Việc nghiên cứu nhu cầu học nghề của lao động nông thôn có ý
nghĩa rất lớn. Một mặt nó giúp các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa
học trong việc đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện, bổ xung và thực thi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

có hiệu quả các chính sách về đào tạo nghề, là nhân tố để xác định và phát
triển những ngành nghề phù hợp với nhu cầu học nghề của lao động nông
thôn và đó cũng là cơ sở để chuyển đổi hình thức đào tạo nghề từ đào tạo theo
khả năng sáng đào tạo theo nhu cầu của người học.
Huyện Yên Dũng là huyện tiếp giáp với khu công nghiệp Song Khê, Nội
Hoàng; khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang; nằm tiếp giáp với trục
đường quốc lộ 1A Lạng Sơn – Hà Nội. Do có vị trí địa lý thuận lợi nên trong
thời gian gần đây quá trình đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp trên
địa bàn huyện cũng đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, đồng nghĩa với đó là diện
tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp lại, lao động nông nghiệp đang trở
nên dư thừa nhiều hơn. Tâm lý chung của lao động nông thôn ở huyện hiện
nay là tìm kiếm một phương kế sinh sống ổn định, trong đó được quan tâm
lớn nhất là công việc ổn định, thu nhập ổn định. Các yếu tố trên cộng sức thu
hút lao động trong tương lai từ các nhà máy, xí nghiệp trong huyện và các
vùng lân cận huyện khiến nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trong
huyện đang trở nên cao hơn và mạnh mẽ hơn.
Huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang là một huyện miền núi với rất nhiều
khó khăn; tính đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 13,12%, lao động
trong nông nghiệp chiếm tới 78,7%. Trong thời gian qua, công tác đào tạo

nghề cho nông dân của huyện Yên Dũng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm
và đã đạt được một số kết quả nhất định, số lao động nông dân được đào tạo
nghề ngày càng tăng góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả làm việc, chuyển
dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động
trong các ngành nghề phi nông nghiệp. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho
nông dân Yên Dũng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn đề ra cả về
số lượng, chất lượng, do vậy đào tạo nghề đặc biệt là cho nông dân được coi
là nhiệm vụ cấp bách; và điều quan trọng là học nghề phải đi đôi với việc làm
và tạo ra thu nhập cho người nông dân. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

của địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu nhu cầu học
nghề của lao động nông thôn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”
nhằm góp
phần hoàn thiện cơ sở lý thuyết về nhu cầu học nghề của lao động nông thôn,
thấy được những vấn đề cần quan tâm giải quyết trong việc đáp ứng nhu cầu
học nghề của lao động nông thôn, đồng thời đưa ra những gợi mở về các giải
pháp đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn ở địa bàn nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá nhu cầu học nghề của lao động nông thôn huyện Yên
Dũng, tỉnh Bắc Giang. Từ đó đề xuất những giải pháp đào tạo nghề nhằm đáp
ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trong huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu học nghề
của lao động nông thôn.
- Đánh giá nhu cầu học nghề của lao động nông thôn huyện Yên Dũng,
tỉnh Bắc Giang.

- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu học
nghề của lao động nông thôn huyện Yên Dũng.
- Đề xuất những giải pháp góp phần đáp ứng nhu cầu học nghề của lao
động nông thôn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và
định hướng các giải pháp đào tạo theo nhu cầu của người lao động.
Chủ thể nghiên cứu của đề tài bao gồm lao động nông thôn; các doanh
nghiệp; và cán bộ lãnh đạo chính quyền cấp xã. Lao động nông thôn là chủ thể
nghiên cứu chính.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh kinh tế, xã hội
liên quan đến nhu cầu học nghề của lao động nông thôn. Nhu cầu học nghề là
một phạm trù rộng, bao gồm nhu cầu về ngành nghề, địa điểm, thời gian, trình
độ sau khi học, nhu cầu về điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở dạy nghề, sự hỗ
trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương, đội ngũ giáo viên dạy nghề,
Nghiên cứu này được giới hạn về mặt nội dung: Chỉ tập trung nghiên cứu
nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên ba loại nhu cầu chủ yếu: a)
Nhu cầu về ngành nghề được học; b) Nhu cầu về trình độ/thời gian học nghề;
và c) Nhu cầu về địa điểm học nghề;) Xác định những thuận lợi, khó khăn và
những vấn đề bất cập, phát sinh chủ yếu trong việc đáp ứng nhu cầu học nghề
của người lao động nông thôn.
- Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Yên Dũng,
tỉnh Bắc Giang.
-

Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các số liệu liên quan đến thực trạng tình
hình học nghề của lao động nông thôn trong 3 năm trở lại đây (từ năm (2011
– 2013), nghiên cứu khảo sát thực tế nhu cầu học nghề của lao động nông
thôn huyện Yên Dũng năm 2012 và các số liệu dự báo về nhu cầu học nghề
đến năm 2020.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU HỌC
NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

2.1 Cơ sở lý luận về nhu cầu học nghề của lao động nông thôn
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về nghề và nhu cầu học nghề
2.1.1.1 Khái niệm về nhu cầu
Nhu cầu là mong muốn của cá nhân, đơn vị, tổ chức, quốc gia hay quốc
tế về một điều gì đó ở hiện tại và tương lai.
Nhu cầu là một trạng thái của nhân cách biểu hiện sự phụ thuộc của nó
vào những điều kiện tồn tại và phát triển cụ thể, là nguồn gốc ở tính tích cực ở
cá nhân, nó thúc đẩy con người hành động, hoạt động.
Nhu cầu nói một cách cụ thể là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của
con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ
nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những
nhu cầu cụ thể khác nhau.
Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng lớn, đòi
hỏi thời gian cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản
lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá
nhân. Nhận thức có sự chi phối nhất định trong đời sống, nhận thức cao sẽ có

khả năng kiềm chế sự thỏa mãn nhu cầu, điều tiết nhu cầu cho phù hợp với
hoàn cảnh chung và của mỗi cá nhân.
Nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác
nhau từ ”đáy” lên tới ”đỉnh”, phản ánh mức độ ”cơ bản” của nó đối với sự tồn
tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực
thể xã hội. Nhu cầu bậc thấp bao gồm: nhu cầu cơ bản; nhu cầu an toàn và
nhu cầu xã hội. Nhu cầu bậc cao bao gồm: Nhu cầu được tôn trọng; nhu cầu
tự hoàn thiện và lòng tự trọng; và nhu cầu về quyền sở hữu và tình cảm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

Đánh giá nhu cầu là xem xét xem mức độ mong muốn hay khả năng
mong muốn biến nhu cầu thành hiện thực của cá nhân, đơn vị, tổ chức, quốc
gia hay quốc tế ở chừng mực nào. Hay nói cách khác, đánh giá nhu cầu là xác
định những thiếu hụt cần bù đắp và những dư thừa cần xử lý của cá nhân, đơn
vị, tổ chức, quốc gia hay quốc tế để tạo ra môi trường phát triển thuận lợi.
2.1.1.2 Khái niệm về nghề
Theo nghĩa tiếng Việt, thuật ngữ nghề là một thành phần tạo nên từ ghép
thuần nôm như tay nghề, làm nghề, lành nghề. Trong tiếng Việt từ nghề ghép với
từ nghiệp thành từ nghề nghiệp, có thể dùng dưới dạng danh từ để chỉ nghề theo
một cách nói khái quát không gắn với một nghề cụ thể nào, cũng có thể dùng
làm định ngữ như hoạt động nghề nghiệp, giáo dục nghề nghiệp.
Nghề là thuật ngữ chung chỉ hoạt động lao động chân tay và trí óc chuyên
làm có thể giúp người ta một phương tiện kiếm sống. Nghề có thể thiên về thủ
công hoặc trí tuệ, có thể là tự do hay làm tư hoặc làm công ăn lương, có thể đơn
giản hoặc phức tạp, có thể được đào tạo hoặc không được đào tạo. Phần lớn các
nghề thuộc loại làm công ăn lương, thường có trình độ quy định theo bậc từ thấp
đến cao và đòi hỏi được đào tạo. Thuật ngữ nghề thường đi kèm theo một danh
từ cụ thể để chỉ một lĩnh vực, phạm vi và cả trình độ hoạt động như nghề thợ

tiện, nghề cơ khí, nghề kỹ sư, nghề y tá…. Để làm phong phú thêm tiếng Việt và
có sự phân biệt rõ nghĩa hơn về các từ ngữ này, nên chăng chúng ta dùng từ nghề
để chỉ các nghề đơn giản thiên về thủ công, thực hành, còn dùng từ nghề nghiệp
để chỉ các nghề phức tạp thiên về trí tuệ.
Từ nghiệp có gốc là chữ Hán, có nghĩa là nghề hay ngành, như nông
nghiệp là nghề nông, lâm nghiệp là nghề rừng hay chuyên nghiệp có nghĩa là
chuyên ngành nghề.
Theo từ điển tiếng Việt, nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công
lao động xã hội (ví dụ: nghề dạy học, nghề nông). Nghề là phương tiện tạo ra
thu nhập bằng vật chất, hay tiền bạc để bảo đảm cuộc sống cho con người và
tiếp tục làm nghề.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

Theo chúng tôi, thuật ngữ nghề nghiệp nên hiểu là các nghề phức tạp
thiên về trí tuệ có trình độ cao hơn, bao giờ cũng đòi hỏi phải được đào tạo,
nhiều khi lâu dài, luôn gắn với cơ hội thăng tiến trong nghề của con người, vì
trong thành phần từ ghép này có chữ nghiệp, hiểu theo nghĩa sự nghiệp, kế
nghiệp (kế tục sự nghiệp).
Nghề nghiệp được hình thành trên cơ sở nhóm chức năng, mức độ hiểu
biết. Năng lực và kinh nghiệm của người lao động sẽ đạt được thông qua trình
độ tay nghề và kiến thức. Các nghề có xu hướng yêu cầu người lao động đạt
được những trình độ nhất định thông qua các chương trình đào tạo căn bản và
tại các cơ sở đào tạo có độ tin cậy cao. Mặc dù có nhiều nghề nghiệp phổ biến
rộng rãi và đã tồn tại khá dài, nhưng chúng khác nhau bởi các điều kiện cụ thể
(ví dụ sự khác biệt giữa các nghề hàn trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và khí
hậu lạnh) và chúng không thể tồn tại mãi được (ví dụ nghề phải thay đổi theo
sự thay đổi của công nghệ). Do đó, nghề nghiệp có thể bị lạc hậu và sẽ tiếp
tục xuất hiện những nghề nghiệp mới.
2.1.1.3 Khái niệm về lao động nông thôn

* Lao động
Nguồn lao động là toàn bộ số người trong độ tuổi lao động, có khả năng
tham gia lao động. Nước ta quy định tuổi lao động là từ đủ 15 tuổi đến đủ 60
tuổi đối với nam và đủ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ.
Lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động đang
tham gia lao động và những người chưa tham gia lao động nhưng có nhu cầu
tham gia lao đông.
Như vậy nguồn lao động bao gồm lực lượng lao động và nguồn lao động
dự trữ là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng
không có nhu cầu tham gia lao động vì nhiều lý do khác nhau như đi học, bộ
đội, nội trợ…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

* Lao động nông thôn
Trong đề tài này chúng tôi hàm ý lao động nông thôn là “người lao động
ở nông thôn hay nguồn lao động ở nông thôn”. Từ các khái niệm trên ta có thể
hiểu về lao động nông thôn như sau: Lao động nông thôn là một bộ phận của
nguồn lao động quốc gia và đang sinh sống ở khu vực nông thôn.
2.1.1.4 Khái niệm về nhu cầu học nghề của lao động nông thôn
Từ lý luận về nhu cầu, nghề và lao động nông thôn ta có thể hiểu nhu
cầu học nghề của lao động nông thôn là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng nâng
cao trình độ nghề nghiệp, trình độ chuyên môn kỹ thuật thông qua việc học nghề
hay nói cách khác là nhu cầu lấp đầy những khoảng trống, khoảng thiếu hụt về
trình độ nghề nghiệp, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn.
Nắm bắt được nhu cầu học nghề của lao động nông thôn có ý nghĩa hết
sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước nói chung và chiến
lược phát triển kinh tế khu vực nông thôn nói riêng. Nhu cầu học nghề của
lao động nông thôn sẽ chỉ ra xu hướng nghề nghiệp của người lao động ở khu

vực nông thôn, đây là điều kiện cần thiết cho các cơ quan hoạch định chính
sách có các giải pháp cụ thể trong việc hướng nghiệp cho người lao động,
đồng thời cũng là căn cứ để công tác đào tạo nghề được sát thực với nhu cầu
của xã hội.
Đảng và Nhà nước ta đang khuyến khích các hình thức đào tạo theo nhu
cầu của xã hội. Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội trước hết cần phải nắm
bắt được nhu cầu học nghề của người lao động. Điều đó cho thấy, vai trò của
việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu học nghề của người lao động là rất cần
thiết, đặc biệt là trong nỗ lực của Chính phủ về chuyển dịch lao động ở khu
vực nông thôn thì xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn lại càng
quan trọng hơn bao giờ hết.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

2.1.2 Nội dung nhu cầu học nghề của lao động nông thôn
* Nhu cầu về ngành nghề được đào tạo
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các ngành kinh tế dược phát triển
nhanh kéo theo đòi hỏi lớn về nhu cầu nguồn nhân lực của từng ngành. Đối với
khu vực nông thôn, sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành
nghề khác đang diễn ra mạnh mẽ thì nhu cầu ngành nghề đào tạo của lao động
nông thôn cũng rất lớn và rất đa dạng. Có thể tổng hợp nhu cầu về ngành nghề
được đào tạo của người lao động thông qua 7 ngành nghề chính sau:
Thứ nhất là ngành nghề công nghiệp: nhu cầu học nghề của người lao
động được thể hiện cụ thể bằng các ngành nghề như sửa chữa ôtô xe máy,
máy kéo, điện công nghiệp, điện dân dụng, gò, hàn, tiện, phay, bào, nguội,
điện tử, công nghệ may, thiết kế thời trang, cơ khí sửa chữa thiết bị may công
nghiệp, cơ điện nông thôn, sắt, nguội, khoan
Thứ hai là ngành nghề kinh tế - dịch vụ được thể hiện ở các nội dung
như mua bán hàng, thư ký văn phòng, mỹ nghệ, âm nhạc, phục vụ khách sạn,
kỹ thuật nấu ăn, trang trí

Thứ ba là giao thông vận tải: lái xe, lái máy công trình, lái tàu sông biển,
lái xe ô tô, lái tàu hỏa; thủy thủ tàu biển, thủy thủ tàu sông, vận hành máy
nông lâm nghiệp, máy ủi, xúc, đào
Thứ tư là xây dựng: nề, mộc, bê tông, cốt thép, sản xuất vật liệu xây
dựng, cầu đường, cấp thoát nước nông thôn - đô thị
Thứ năm là nông - lâm - ngư nghiệp: lái xe, lái máy khai thác vận
chuyển gỗ, chế biến, chạm khắc gỗ, chế biến nông sản thực phẩm, chăn nuôi
lâm sinh, làm vườn, bảo vệ thực vật
Thứ sáu là khai thác bưu điện - kỹ thuật viễn thông: xây lắp đường dây
và trạm, nghiệp vụ bưu điện, vi ba, tổng đài, cáp máy, kỹ thuật viễn thông,
khai thác bưu điện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

Thứ bảy là ngành khác: máy tính, tin học; y tá, điều dưỡng; kỹ thuật phát
thanh truyền hình; lặn
* Nhu cầu về phương pháp dạy nghề
Phương pháp dạy nghề có vai trò quyết định đến chất lượng nguồn nhân
lực sau khi học xong chương trình dạy nghề tại các cơ sở đào tạo nghề. Có rất
nhiều phương pháp dạy nghề, từ đó nhu cầu về phương pháp dạy nghề cũng
rất đa dạng, tuy nhiên đối với lao động nông thôn, hai phương pháp được coi
là có hiệu quả trong đào tạo nghề bào gồm:
(1) Phương pháp mô hình: Mô hình là một mô phỏng bằng thực thể hay
bằng khái niệm một số thuộc tính và quan hệ đặc trưng của một đối tượng nào
đó (gọi là nguyên hình hay đối tượng được mô hình hoá) với mục đích nhận
thức, làm đối tượng quan sát thay cho nguyên hình hoặc làm đối tượng nghiên
cứu về nguyên hình.
(2) Phương pháp mô phỏng: Mô phỏng là thực nghiệm quan
sát được và điều khiển được trên mô hình của đối tượng khảo sát. Trong mô
phỏng người ta sử dụng mô hình.

Phương pháp dạy học có sử dụng mô phỏng được gọi tắt là phương pháp
mô phỏng. Với sự trợ giúp của máy tính và các phương tiện nghe nhìn khác,
người ta dùng phương pháp mô phỏng để giúp học viên có thể quan sát được,
tương tác được với nhiều đối tượng mà trong thực tế không nên hoặc không
thể quan sát hay tương tác trực tiếp được (với những đối tượng quá to, quá bé,
quá xa, điều kiện nguy hiểm, những quá trình diễn ra quá nhanh, quá chậm
không thể quan sát được trong điều kiện thực của nó…).
* Nhu cầu về hình thức học nghề
Hiện nay, các hình thức đào tạo khá đa dạng và phong phú, đặc biệt là
đối với một số nước phát triển. Ở Việt Nam, sự phát triển đa dạng của các
hình thức đào tạo cũng đang ở giai đoạn mới bắt đầu. Có thể phân hình thức
đào tạo ở nước ta hiện nay qua các loại như sau: (1) Hình thức đào tạo chính
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

quy; (2) Đào tạo hệ vừa học vừa làm; và (3) Hình thức đào tạo từ xa. Tương
ứng với mỗi hình thức đào tạo như trên, nhu cầu về hình thức đào tạo của lao
động nông thôn cũng có thể được phân rõ theo 3 loại hình thức: (1) Nhu cầu
học nghề theo hình thức chính quy; (2) Nhu cầu học nghề theo hình thức vừa
học vừa làm; và (3) Nhu cầu học nghề theo từ xa.
Hiện nay, nhu cầu học nghề theo hình thức chính quy vẫn được người
lao động cho là hơn cả, bởi lẽ tâm lý chung của người dân nông thôn là “đi học
chính quy bao giờ cũng có giá trị hơn”. Nhu cầu về hình thức vừa học vừa làm
đang xuất hiện nhiều ở các doanh nghiệp có sử dụng lao động nông thôn, thông
qua quá trình đào tạo nghề cho người lao động kết hợp với việc trả lương cho
họ. Sự kết hợp giữa các cơ sở dạy nghề và một số doanh nghiệp lớn hiện nay
trong việc đào tạo nghề cho lao động cũng đã thúc đẩy hình thức này phát triển.
Đối với nhu cầu học nghề từ xa, hiện tại có thể nói ở Việt Nam nhu cầu học
nghề theo hình thức này còn khá mới mẻ và chưa phát triển mạnh như hai hình
thức còn lại. Việc sử dụng hình thức học nghề từ xa chủ yếu được những lao

động đã từng được đào tạo trong một số trường đại học, cao đẳng hay đã từng
tốt nghiệp một trường nghề nào đó. Khi làm việc ở khu vực nông thôn, họ cảm
thấy thiếu kiến thức về ngành nghề phục vụ cho công việc của họ hoặc họ
muốn nâng cao trình độ nghề nghiệp trong khi điều kiện về thời gian, đi lại
không thuận lợi. Hình thức này phổ biến đối với những lao động muốn học các
ngành nghề như kinh doanh dịch vụ, máy tính, ngoại ngữ…
Trong bước khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn có phân loại nhu cầu học nghề của lao động
nông thôn với 2 loại: (1) Nhu cầu dạy nghề thường xuyên; (2) Nhu cầu dạy
nghề chính qui.
* Nhu cầu về trình độ sau khi học nghề
Hệ thống và mạng lưới dạy nghề đã bắt đầu được đổi mới và phát triển,
chuyển từ hệ thống dạy nghề trình độ thấp với hai cấp trình độ đào tạo sang hệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

thống dạy nghề với ba cấp trình độ đào tạo: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao
đẳng nghề. Cũng từ đó nhu cầu về trình độ nghề của lao động nông thôn cũng
có các xu hướng khác nhau bao gồm: nhu cầu có bằng sơ cấp nghề, trung cấp
nghề và cao đẳng nghề. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận không nhỏ lao động
nông thông có nhu cầu học nghề với mục đích chính để nâng cao trình độ tay
nghề thực sự mà không cần bằng cấp. Có rất nhiều yếu tố hình thành nhu cầu
về trình độ sau đào tạo nghề của lao động nông thôn. Mỗi nhóm lao động khác
nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau về trình độ được đào tạo.
Với lao động có nhu cầu về trình độ sơ cấp nghề: Hầu hết là lao động có
nhu cầu trang bị năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực
hành một số công việc của một nghề và mong muốn sau khi tốt nghiệp có khả
năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Do
hạn chế về việc đáp ứng các điều kiện về trình độ văn hóa nên với đại bộ phận
lao động nông thôn có nhu cầu học những ngành nghề có trình độ sơ cấp hoặc

cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc hình thành nhu cầu học
với trình độ sơ cấp như: điều kiện thời gian hạn chế, trình độ năng lực không
đáp ứng những cấp bậc cao hơn hay được sự tư vấn của gia đình…

Với lao động có nhu cầu về trình độ trung cấp nghề: Đây là những lao động
có nhu cầu được trang bị kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công
việc của một nghề nhất định nào đó; mong muốn có khả năng làm việc độc lập
và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; sau khi tốt nghiệp có khả năng
tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Với trình độ đào tạo nghề càng cao đòi hỏi lao động nông thôn phải đáp
ứng được càng nhiều yêu cầu đặt ra khi tham gia học nghề. Chẳng hạn, đối với
trình độ trung cấp nghề đòi hỏi phải là lao động đã tốt nghiệp PTTH, nhiều cơ sở
dạy nghề còn có các hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển đối với những lao động
tham gia thi đại học, cao đẳng. Riêng đối với những lao động có nhu cầu về trình
độ cao đẳng, đây có thể nói là trình độ được nhiều lao động trẻ ở nông thôn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

mong muốn nhất. Đa số những lao động trong nhóm này có nhu cầu trang bị cho
người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của
một nghề nhất đinh và mong muốn có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm
việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công
việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế.
Sự hình thành và phát triển đa dạng hệ thống các cơ sở đào tạo nghề bên
cạnh đó tính cạnh tranh trong tuyển dụng dựa trên khuôn khổ của Pháp luật
trong đào tạo nghề cho lao động đã tạo điều kiện cho lao động nông thôn có
cơ hội tham gia học nghề với các trình độ khác nhau. Đây cũng có thể nói là
một trong những cơ sở hình thành đa dạng nhu cầu trình độ nghề của lao động
nông thôn hiện nay.
* Nhu cầu về thời gian học nghề

Đối với những ngành nghề khác nhau và trình độ đào tạo khác nhau đòi
hỏi thời gian học nghề cũng khác nhau. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn
đến sự hình thành nhu cầu về thời gian học nghề của lao động nông thôn.
Thông thường, để ít ảnh hưởng đến những hoạt động động kinh tế hiện tại, lao
động nông thôn, đặc biệt là nhóm lao động lớn tuổi có xu hướng muốn học
những ngành nghề có thời gian ngắn hơn so với nhóm lao động trẻ. Hầu hết
những lao động không có nhu cầu về bằng cấp sau khi tham gia học nghề và
thời gian mong muốn của họ thường rất hạn chế. Tuy nhiên thời gian tối thiểu
để người lao động nông thôn có thể học và thực hành thành thạo khoảng 3 đến
9 tháng, tùy thuộc vào ngành nghề họ có nhu cầu học.
2.1.3 Phương pháp đánh giá nhu cầu học nghề
Đánh giá nhu cầu học nghề của lao động nông thôn là một cách xác định
những khoảng trống giữa các kỹ năng mà lao động nông thôn mong muốn đạt
được và những kỹ năng hiện có của họ. Đánh giá nhu cầu học nghề là cách
thu thập các thông tin để xác định những lĩnh vực, ngành nghề mà lao động
nông thôn có thể nâng cao năng lực thực thi.

×