BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HỒNG TƯƠI
HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG BIOGAS TRONG HỘ NÔNG DÂN
Ở HUYỆN QUỲNH PHỤ - TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HỒNG TƯƠI
HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG BIOGAS TRONG HỘ NÔNG DÂN
Ở HUYỆN QUỲNH PHỤ - TỈNH THÁI BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ : 60.62.01.15
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. QUYỀN ðÌNH HÀ
HÀ NỘI, 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung
thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện Luận văn này ñã ñược
cảm ơn và tất cả những trích dẫn trong Luận văn này ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Người cam ñoan
Nguyễn Thị Hồng Tươi
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện ñề tài: “Hiệu quả ứng dụng Biogas trong hộ
nông dân ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình”, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ,
hướng dẫn chỉ ñạo tận tình của các thầy cô giáo thuộc Khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Huyện ủy – HðND – UBND
huyện Quỳnh Phụ, phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên – Môi trường, UBND
các xã An Vinh, ðông Hải và các ñồng nghiệp.
Tới nay, luận văn của tôi ñã ñược hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn
PGS. TS. Quyền ðình Hà ñã giúp ñỡ tôi rất tận tình và chu ñáo về chuyên môn
trong quá trình thực hiện ðề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Lãnh ñạo Huyện ủy – HðND – UBND huyện
Quỳnh Phụ, phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên – Môi trường, UBND các xã
An Vinh, ðông Hải ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình nghiên cứu ðề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn, ñồng nghiệp và bạn bè ñã ñóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn
thiện ðề tài.
Tác giả
Nguyễn Thị Hồng Tươi
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC ðỒ THỊ, SƠ ðỒ vii
DANH MỤC HỘP viii
1. ðẶT VẤN ðỀ 1
1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 ðối tượng nghiên cứu 3
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG
BIOGAS TRONG HỘ NÔNG DÂN 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Các khái niệm liên quan 4
2.1.2 ðặc ñiểm hiệu quả ứng dụng biogas trong hộ nông dân 7
2.1.3 Ý nghĩa và nội dung ñánh giá hiệu quả ứng dụng biogas trong hộ nông dân 8
2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng ñến hiệu quả ứng dụng biogas trong hộ nông dân 10
2.2 Cơ sở thực tiễn hiệu quả ứng dụng biogas trong hộ nông dân 16
2.2.1 Kinh nghiệm hiệu quả ứng dụng Biogas trong hộ nông dân của một số nước
trên thế giới 16
2.2.2 Kinh nghiệm hiệu quả ứng dụng Biogas trong hộ nông dân ở Việt Nam 18
2.2.3 Các nghiên cứu có liên quan ñến hiệu quả ứng dụng Biogas trong hộ nông dân 23
2.2.4 Những bài học rút ra từ kinh nghiệm ngoài nước và trong nước về ứng dụng
Biogas trong hộ nông dân 26
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
iv
3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 Khái quát về ñiều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Quỳnh Phụ 29
3.1.1 ðiều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường 29
3.1.2 ðặc ñiểm kinh tế xã hội 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu 37
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 37
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 39
3.2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu 40
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
4.1 Thực trạng hiệu quả ứng dụng Biogas trong hộ nông dân huyện Quỳnh Phụ 42
4.1.1 Thực trạng phát triển Biogas tại huyện Quỳnh Phụ 42
4.1.2 Hiệu quả ứng dụng biogas trong hộ nông dân huyện Quỳnh Phụ - tỉnh
Thái Bình 46
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng ñến hiệu quả ứng dụng Biogas trong hộ nông dân
huyện Quỳnh Phụ 64
4.2.1 Yếu tố chủ quan 64
4.2.2 Yếu tố khách quan 70
4.3 Các ñịnh hướng giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng Biogas trong hộ
nông dân 76
4.3.1 Căn cứ chung ñể ñưa ra ñịnh hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng
Biogas 76
4.4.2 ðịnh hướng cho việc nâng cao hiệu quả ứng dụng Biogas trong hộ nông dân
ở huyện Quỳnh Phụ 78
4.4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng Biogas trong hộ nông dân ở huyện
Quỳnh Phụ - Tỉnh Thái Bình 78
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
5.1 Kết luận 83
5.2 Kiến nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 89
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ Viết Tắt Nội Dung
1 BQ Bình quân
2 CN Chăn nuôi
3 CNH – HðH Công nghiệp hóa hiện ñại hóa
4 ðVT ðơn vị tính
5 KSH Khí sinh học
6 KT Kỹ thuật
7 KTV Kỹ thuật viên
8 NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
9 VAC Vườn ao chuồng
10 VNð Việt Nam ñồng
11 VSV Vi sinh vật
12 XD Xây dựng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Số lượng chất thải của một số gia súc 13
2.2 Thời gian phân hủy các loại nguyên liệu khác nhau 14
2.3 Tỷ lệ C/N của một số loại nhiên liệu 15
3.1 Cơ cấu sử dụng ñất huyện Quỳnh Phụ qua 3 năm 2009 - 2011 33
3.2 Giá trị sản xuất kinh doanh trên ñịa bàn huyện qua 3 năm 2010 - 2012 34
3.3 Số lượng các hộ ñược lựa chọn ñiều tra 38
4.1 Tình hình sử dụng hầm biogas trong toàn huyện qua 3 năm (2009 – 2011) 44
4.2 Thông tin chung về các hộ ñiều tra 46
4.3 Năm xây dựng, kích cỡ và kinh phí xây dựng công trình 47
4.4 Tình hình sử dụng khí gas sinh học của các hộ ñiều tra 48
4.5 Hiện trạng các công trình KSH của các hộ ñiều tra 49
4.6 Khoản tiền mua nhiên liệu bình quân/tháng của các hộ ñiều tra trước và sau
khi có công trình biogas 51
4.7 Chi phí xây dựng bình quân công trình của các hộ ñiều tra 52
4.8 Giá trị hiện tại ròng của các hộ qua các năm 53
4.9 Quy mô sản xuất nông nghiệp bình quân một hộ ñiều tra 56
4.10 ðánh giá ảnh hưởng về mặt xã hội, giới tính do biogas mang lại 60
4.11 ðánh giá của các hộ dân về ảnh hưởng công trình khí sinh học ñến môi
trường và sức khỏe của người dân 61
4.12 Hiệu quả ứng dụng công trình KSH trong các hộ 63
4.13 Quy trình vận hành hầm Biogas của các hộ ñiều tra. 65
4.14 Nhận thức của các hộ dân về bảo vệ môi trường 67
4.15 Những khó khăn các hộ nông dân gặp phải trong quá trình xây dựng và mở
rộng công trình Biogas 69
4.16 Các hình thức hỗ trợ mà các hộ nông dân ñược nhận từ việc ứng dụng
biogas 71
4.17 Kết quả các hình hức hỗ trợ của các chương trình, dự án 72
4.18 Những nhu cầu mong muốn của các hộ nông dân trong việc nâng cao kỹ
thuật vận hành công trình KSH 77
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
vii
DANH MỤC ðỒ THỊ, SƠ ðỒ
STT Tên ñồ thị Trang
4.1 ðánh giá tác dụng của bã thải từ công trình KSH ( ðVT: %) 54
4.2 Số thợ xây hầm của huyện có việc làm 58
DANH MỤC SƠ ðỒ
STT Tên sơ ñồ Trang
2.1 Yếu tố ảnh hưởng ñến sử dụng hệ thống Biogas 12
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
viii
DANH MỤC HỘP
STT Tên hộp Trang
4.1 Ý kiến của hộ nông dân về lợi ích trong việc tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm
tiền mua phân bón do Biogas mang lại 54
4.2 Ý kiến của người dân về hiệu quả xã hội do BIOGAS mang lại 60
4.3 Ý kiến phản ánh nhận thức của hộ nông dân về việc ứng dụng Biogas 68
4.4 Ý kiến của các hộ nông dân phản ánh sự hạn chế của nguồn lực ñến hiệu quả
ứng dụng của công trình KSH 70
4.5 Ý kiến của các hộ nông dân về công tác hỗ trợ tài chính xây dựng Biogas
trên ñịa bàn 73
4.6 Ý kiến của các hộ dân về ảnh hưởng của thị trường và dịch bệnh tới hiệu quả
ứng dụng công trình biogas 75
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
1
1. ðẶT VẤN ðỀ
1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu ñề tài
Trong bối cảnh hiện nay, ngành năng lượng ở nước ta nói riêng và trên toàn
thế giới nói chung ñang thiếu nguồn. Các nguồn nhiên liệu truyền thống như than
ñá, dầu mỏ ñang ngày càng cạn kiệt, việc khai thác và sử dụng công nghệ khí sinh
học - một nguồn năng lượng sạch, ñã góp phần quan trọng bảo ñảm an ninh năng
lượng và bảo vệ môi trường. Khí sinh học ñược ñánh giá là nguồn năng lượng
khổng lồ từ chất thải.
Quỳnh Phụ là một huyện thuộc tỉnh Thái Bình ñã và ñang chịu nhiều ảnh hưởng
của CNH – HðH. Tuy nhiên do ñặc ñiểm tự nhiên: ñất ñai, khí hậu, giao thông… vẫn
còn có nhiều xã thuần nông với sản xuất nông nghiệp ñạt năng suất cao. Nguồn năng
lượng ổn ñịnh tạo ñiều kiện cho ngành chăn nuôi lợn hướng nạc phát triển mạnh, xuất
hiện nhiều trang trại nhỏ quy mô hộ gia ñình. Song song với sự phát triển ñó cũng như
nhiều ñịa phương khác trong cả nước là hiện tượng chất thải chăn nuôi, do chưa ñược
xử lý triệt ñể ñã gây ô nhiễm và làm giảm môi trường sống của các hộ dân. Làm thế
nào ñể xử lý tốt chất thải từ hệ thống chăn nuôi luôn là bài toán ñược các hộ dân và
chính quyền nơi ñây quan tâm và tìm cách giải quyết.
Việc quản lý chất thải từ chăn nuôi cần tổng hợp các biện pháp kỹ thuật, giáo dục,
chính sách môi trường và chính sách kinh tế. Nếu các chất thải này ñược xử lý sẽ tạo ra
nguồn năng lượng tái sinh và có thể ñem lại hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội. Có
rất nhiều biện pháp kỹ thuật ñặt ra như: xây dựng hệ thống Biogas; bể chứa phân; bón
phân ñã xử lý vào ñất; sử dụng cây xanh ñể hấp thụ chất thải và sử dụng phân gia súc
như một thành phần của thức ăn gia súc. Trong ñó, xây dựng hệ thống Biogas là một giải
pháp xử lý chất thải từ chăn nuôi tốt nhất và hiệu quả nhất. Biogas biến ñổi chất thải từ
chăn nuôi gia súc thành nguồn năng lượng sạch có thể dùng ñể ñun nấu, sưởi ấm, thắp
sáng tạo nguồn phân bón sạch cho cây trồng và làm sạch môi trường.
Hiện nay nhu cầu ứng dụng công nghệ ở quy mô trang trại và công nghiệp
ñang trở nên cấp bách. Việc phát triển chăn nuôi nhanh ñã tạo ra nhu cầu xử lý chất
thải vật nuôi, thúc ñẩy công nghệ khí sinh học phát triển mạnh mẽ.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
2
Quỳnh Phụ là một trong những huyện ñi ñầu trong việc ñưa công nghệ
Biogas vào chăn nuôi. ðã có nhiều nghiên cứu cho thấy việc áp dụng Biogas là cần
thiết góp phần cải thiện môi trường sống, thay ñổi tập tục sinh hoạt và cải thiện ñời
sống của người nông dân, góp phần giải quyết triệt ñể tình trạng ô nhiễm môi
trường ở nông thôn, hạn chế dịch bệnh và bảo vệ cho nguồn nước trong sạch.
Biogas ñược ưa chuộng vì khả năng làm giảm mùi hôi của phân gia súc do sự phân
huỷ xảy ra trong ñiều kiện yếm khí và còn là nguồn năng lượng rẻ tiền.
Trong những năm vừa qua, nhờ sự quan tâm của chính quyền các cấp và
nhận thức ñược hiệu quả do biogas mang lại nhiều hộ nông dân ñã và ñang tiếp tục
ứng dụng Biogas. Vậy hiệu quả ứng dụng biogas trong các hộ nông dân trên ñịa bàn
huyện hiện nay như thế nào? Nhân tố nào ñã và ñang ảnh hưởng tới hiệu quả ứng
dụng Biogas? Giải pháp nào cần ñược ñẩy mạnh ñể nâng cao hơn nữa hiệu quả ứng
dụng Biogas của các hộ nông dân trên ñịa bàn?
ðể nhằm trả lời cho câu hỏi nói trên ñồng thời ñược sự ñồng ý của chính
quyền ñịa phương tôi thực hiện nghiên cứu ñề tài “Hiệu quả ứng dụng Biogas
trong hộ nông dân ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình” .
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu ñánh giá hiệu quả ứng dụng Biogas trong hộ nông dân ở
huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình, ñề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
ứng dụng Biogas trong hộ nông dân của huyện trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả ứng dụng
Biogas trong các hộ nông dân ở nông thôn.
ðánh giá thực trạng hiệu quả ứng dụng của Biogas trong hộ nông dân ở
huyện Quỳnh Phụ trong thời gian qua.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến hiệu quả ứng dụng Biogas trong các
hộ nông dân ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
ðề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng Biogas trong hộ
nông dân trên ñịa bàn huyện Quỳnh Phụ trong thời gian tới.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
1- Thế nào là hiệu quả ứng dụng Biogas trong hộ nông dân?
2- Phát triển Biogas trong hộ nông dân sẽ mang lại những hiệu quả gì?
3- Nội dung hiệu quả ứng dụng Biogas trong hộ nông dân?
4- Hiệu quả ứng dụng Biogas trong hộ nông dân trên ñịa bàn huyện Quỳnh phụ,
tỉnh Thái Bình hiện nay như thế nào?
5- Hiệu quả ứng dụng Biogas trong hộ nông dân trên ñịa bàn huyện Quỳnh phụ,
tỉnh Thái Bình chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào?
6- Giải pháp nào cần ñược thực hiện ñể nâng cao hiệu quả ứng dụng Biogas
trong hộ nông dân trên ñịa bàn trong thời gian tới?
1.4 ðối tượng nghiên cứu
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu
- ðối tượng khách quan: nghiên cứu các yếu tố kinh tế, xã hội liên quan ñến
hiệu quả ứng dụng Biogas trong hộ nông dân ở huyện Quỳnh Phụ, các tác nhân trực
tiếp và gián tiếp tham gia hoạch ñịnh chính sách, giải pháp, hoạt ñộng ứng dụng
Biogas trong hộ nông dân ở nông thôn Quỳnh Phụ - Thái Bình.
- ðối tượng chủ quan: các hộ ñã và ñang ứng dụng hệ thống Biogas.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: ðề tài nghiên cứu tại huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình
- Phạm vi thời gian: Các thông tin, số liệu ñược tập trung nghiên cứu từ năm
2009 – 2011.
- Phạm vi nội dung: ðề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả ứng dụng của Biogas
trên ñịa bàn huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG BIOGAS
TRONG HỘ NÔNG DÂN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1.1 Biogas
Công nghệ khí sinh học Biogas là công nghệ sử dụng những quá trình phân huỷ
trong môi trường yếm khí các chất thải có hàm lượng hữu cơ cao như phụ phẩm
nông nghiệp; phân ñộng vật; nước thải sinh hoạt; nước thải của các lò mổ, các trại
chăn nuôi tập trung; các nhà máy chế biến thực phẩm. Sản phẩm của quá trình phân
huỷ kỵ khí này là khí sinh học và bã thải [1].
Khí sinh học là nhiên liệu khí có giá trị, nó cháy với ngọn lửa xanh lơ nhạt và
không khói, ñược dùng ñể tạo năng lượng phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt, ñồng
thời còn ñể bảo quản một số loại rau quả, ngũ cốc nhằm giúp cho công nghệ chế
biến có hiệu quả kinh tế cao.
Bã thải có thể dùng trực tiếp làm phân bón cho các loại cây, xử lý hạt giống, trồng
nấm làm thức ăn bổ sung ñể nuôi lợn, nuôi thuỷ sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Biogas hay khí sinh học là hỗn hợp khí methane (CH
4
) và một số khí khác phát
sinh từ sự phân huỷ các vật chất hữu cơ. Methane cũng là một khí tạo ra hiệu ứng
nhà kính gấp 21 lần hơn khí carbonic (CO
2
). Biogas là khí sinh học, là một hỗn hợp
khí sản sinh từ sự phân hủy những hợp chất hữu cơ dưới tác ñộng của vi khuẩn
trong môi trường yếm khí (còn gọi là kỵ khí). Thành phần chính của Biogas là CH
4
(50 - 60%) và CO
2
còn lại các chất khác như hơi nước N
2
, O
2
, H
2
S, CO ñược
thủy phân trong môi trường yếm khí, xúc tác nhờ nhiệt ñộ từ 20 – 40
0
C.
2.1.1.2 Ứng dụng Biogas
Về khái niệm ứng dụng biogas chưa có một tài liệu nào nghiên cứu, tổng hợp và
ñưa ra khái niệm chính thức nhưng theo ý kiến của các chuyên gia chúng ta có thể hiểu
ứng dụng biogas là hoạt ñộng áp dụng ñưa công nghệ khí sinh học biogas vào sử dụng
phục vụ cho các hoạt ñộng sản xuất phát triển kinh tế của các hộ chăn nuôi.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
5
2.1.1.3 Hiệu quả và hiệu quả ứng dụng Biogas trong hộ nông dân
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng hoạt ñộng kinh tế.
Mục ñích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là ñáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng
trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một ñòi hỏi khách quan của các hoạt ñộng
kinh tế và của mọi nền sản xuất xã hội.
Một hoạt ñộng kinh tế, một công nghệ nào ñó có nên ñược thực hiện hay áp
dụng và tiếp tục ñược ñầu tư ñể nhân rộng, mở rộng phạm vi ứng dụng hay không?
ðể trả lời ñược câu hỏi ñó người ta phải xem xét ñến tính hiệu quả, lợi ích của các
hoạt ñộng, việc nhân rộng và mở rộng ứng dụng Biogas cũng không nằm ngoài quy
luật ñó. Việc ứng dụng Biogas trong chăn nuôi có hiệu quả hay không phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố. Hiệu quả phải ñược xem xét trên ba mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu
quả xã hội và hiệu quả môi trường và nó phải xem xét ñến:
- Lợi ích trước mắt và lâu dài
- Lợi ích riêng của người sử dụng và lợi ích chung của cả cộng ñồng
- Hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác
* Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết quả hữu ích thu
ñược về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra ñể ñạt kết quả ñó. Kết quả ñạt ñược là phần giá
trị thu ñược của sản phẩm ñầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn
lực ñầu vào. Mối tương quan ñó cần xét cả về phần so sánh tuyệt ñối và tương ñối
cũng như xem xét mối quan hệ của hai ñại lượng ñó. Nó gắn liền với một phương
án sản xuất và ñánh giá trình ñộ sản xuất chủ yếu về mặt kinh tế. Phương án ñúng
hoặc giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là ñạt ñược sự tương quan tối ưu
giữa kết quả thu ñược và chi phí nguồn lực ñầu tư.
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế ñầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là
quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao ñộng
theo các ngành sản xuất khác nhau. Trên cơ sở thực hiện vấn ñề “tiết kiệm và phân
phối một cách hợp lý thời gian lao ñộng (vật hóa và lao ñộng sống) giữa các
ngành”. Theo quan ñiểm của C. Mác, ñó là quy luật “tiết kiệm”, là “tăng năng suất
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
6
lao ñộng xã hội”, hay ñó là “tăng hiệu quả”. Ông cho rằng: “Nâng cao năng suất lao
ñộng vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao ñộng, là cơ sở của hết thảy mọi xã
hội”. Như vậy, theo quan ñiểm của Mác, tăng hiệu quả phải ñược hiểu rộng và nó
bao hàm cả việc tăng hiệu quả kinh tế và xã hội, môi trường phải ñảm bảo.
Vì vậy bản chất của phạm trù kinh tế ứng dụng biogas là thay vì sử dụng các
loại phân hữu cơ gây ô nhiễm môi trường thì với một công nghệ tiên tiến người
chăn nuôi có thể tận dụng những loại phân ñó tạo ra nguồn năng lượng an toàn cho
nhà nông như: Thắp sáng, khí ñốt…
* Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết quả hữu ích thu
ñược về mặt xã hội và chi phí bỏ ra ñể ñạt kết quả ñó. Nó ñánh giá trình ñộ sản xuất
chủ yếu về ñáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, việc lượng hóa các chỉ tiêu biểu hiện
hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu
mang tính ñịnh tính như tiết kiệm thời gian cho cùng một ñơn vị sản xuất, tạo công
ăn việc làm ñể giải quyết lượng lao ñộng dư thừa trong nông thôn và nâng cao sức
khỏe, tinh thần, trình ñộ hiểu biết cho người lao ñộng và cộng ñồng, thực hiện công
bằng xã hội giữa người giàu và người nghèo, giữa phụ nữ và nam giới từ ñó sẽ góp
phần xóa ñói giảm nghèo và góp phần phát triển lành mạnh xã hội.
Trong ứng dụng biogas, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu ñược xác ñịnh bằng
khả năng giảm bớt thời gian ñun nấu trong sinh hoạt, dành nhiều thời gian cho gia
ñình ñặc biệt là giải phóng ñược sức lao ñộng cho người phụ nữ.
Hiện nay, việc ñánh giá hiệu quả xã hội của việc ứng dụng Biogas ñang là vấn
ñề quan tâm khi áp dụng công nghệ khí ñốt tiên tiến này vào chăn nuôi ở Việt Nam.
* Hiệu quả môi trường
Môi trường là một vấn ñề mang tính toàn cầu, trong ñiều kiện hiện nay hiệu
quả môi trường ñược các nhà môi trường học rất quan tâm. Là hiệu quả của việc
làm thay ñổi môi trường do hoạt ñộng sản xuất của doanh nghiệp. Môi trường xấu
ñi (xói mòn, rửa trôi, ô nhiễm,…) hay tốt lên (ñộ sạch, ñộ che phủ của rừng,…).
Việc xác ñịnh hiệu quả môi trường rất khó khăn. Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
7
người, có ảnh hưởng tới ñời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và
thiên nhiên. Hiệu quả môi trường ñược thể hiện thông qua bảo vệ môi trường, môi
sinh, cải tạo ñất và giữ cân bằng sinh thái.
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính chất
lâu dài, vừa ñảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu ñến tương lai, nó
gắn chặt với quá trình khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên ñất, môi trường sinh thái.
Trong ñề tài này hiệu quả môi trường ñược tập trung nghiên cứu về các vấn
ñề hiệu quả ứng dụng biogas làm cho chất thải chăn nuôi phân hủy nhanh, không
gây mùi hôi thối, hạn chế ô nhiễm bầu không khí xunh quanh khu vực chuồng trại.
Hạn chế ô nhiễm nguồn nước sạch cho người và gia súc. Hạn chế dịch bệnh lây lan.
Và giảm chặt cây rừng lấy củi: sử dụng Biogas sẽ hạn chế nạn chặt cây lấy củi ñun
với mục ñích tự cấp và thương mại nhất là ở khu vực trung du miền núi.
Sử dụng biogas hợp lý, hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới cả ba
hiệu quả trên, trong ñó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả kinh tế thì
không có ñiều kiện nguồn lực ñể thực hiện hiệu quả xã hội và môi trường, ngược
lại, không có hiệu quả xã hội và môi trường thì hiệu quả kinh tế không bền vững.
2.1.2 ðặc ñiểm hiệu quả ứng dụng biogas trong hộ nông dân
Hiệu quả ứng dụng Biogas trong hộ nông dân là một khái niệm rất phức tạp
và rất khó ñánh giá chính xác. Từ các quan niệm trên ta có thể thấy rằng hiệu quả
ứng dụng biogas trong hộ nông dân ñược xác ñịnh qua mối quan hệ giữa hai ñại
lượng là lợi ích hay kết quả sản xuất ñạt ñược từ hoạt ñộng ứng dụng biogas và chi
phí bỏ ra ñể thực hiện các hoạt ñộng nhằm thu ñược các kết quả, lợi ích ñó.
ðối với nước ta nói chung, huyện Quỳnh Phụ nói riêng các hộ nông dân tổ
chức sản xuất dưới quy mô nhỏ và trình ñộ dân trí còn thấp việc hoạch ñịnh các chi
phí và các lợi ích không ñược bóc tách và ghi chép lại, số liệu cung cấp chủ yếu phụ
thuộc vào trí nhớ của các hộ nông dân. Vì vậy việc ñánh giá hiệu quả ứng dụng
biogas trong hộ nông dân có ñặc ñiểm khác so với trang trại hay doanh nghiệp nông
nghiệp và các ñơn vị kinh tế khác.
Các chi phí mà các hộ phải bỏ ra ñể bảo dưỡng và tu sửa công trình biogas, lợi
ích mà các hộ nhận ñược từ việc sử dụng gas và sản phẩm phụ của công trình rất
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
8
khó xác ñịnh một số chính xác cụ thể, bởi vì nó thu ñược và phát sinh trong một
thời gian dài với các khoản không bằng nhau và luôn biến ñộng vì nhu cầu sử dụng
của các hộ có sự khác nhau, ngoài ra một số hộ không có ñủ các ñiều kiện ñể sử
dụng và khai thác hết các lợi ích do biogas mang lại Bên cạnh ñó những kết quả
về mặt xã hội, môi trường sinh thái, ñộ phì của ñất hay của vùng sản xuất thì
không thể lượng hóa và chỉ ñược bộc lộ trong thời gian dài. ð
ó
là việc khó khăn
trong việc xác ñịnh ñúng và ñủ các yếu tố.
Các chi phí sản xuất chung như chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí
thông tin tuyên truyền, giáo dục ñào tạo, khuyến cáo kỹ thuật cần phải ñược
hạch toán vào chi phí, nhưng thực tế không tính ñược một cách cụ thể. Ảnh
hưởng của thị trường làm giá cả biến ñộng, mức ñộ trượt giá gây khó khăn
trong việc xác ñịnh các loại chi phí sản xuất.
Các yếu tố về ñiều kiện tự nhiên tác ñộng lớn ñến quá trình sản xuất nông
nghiệp và hiệu quả của nó. Tuy nhiên, mức ñộ tác ñộng của các yếu tố này ñến
nay vẫn chưa có phương pháp chuẩn xác.
2.1.3 Ý nghĩa và nội dung ñánh giá hiệu quả ứng dụng biogas trong hộ nông dân
2.1.3.1 Ý nghĩa ñánh giá hiệu quả ứng dụng biogas trong hộ nông dân
Nước thải và chất thải trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt gia ñình là
các hợp chất hữu cơ có phần tử lớn. Các chất này trong ñiều kiện nóng ẩm sẽ bị
phân hoá nhanh sinh ra năng lượng và chất hữu cơ có phần tử nhỏ hơn hoặc các
chất vô cơ. Trong ñiều kiện tự nhiên không ñược kiểm soát và tập trung các chất
thải ñó sẽ làm ô nhiễm môi trường từ ñó có tác ñộng và ảnh hưởng trực tiếp vào
quá trình trao ñổi chất của con người và các sinh vật khác. Ngược lại, nếu các chất
thải ñó ñược xử lý hợp lý sẽ tạo ra nguồn năng lượng tái sinh hữu ích và các chất
dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây trồng vật nuôi, làm nguyên liệu cho chu trình sản
xuất khép kín tiếp theo trong hệ sinh thái mô hình vườn ao chuồng (VAC). ðể tìm
một giải pháp hợp lý và bền vững trong việc xử lý chất thải chăn nuôi cũng như
chất thải sinh hoạt thì việc ứng dụng Biogas là biện pháp tích cực nhất trong giai
ñoạn hiện nay[1]. Việc ñánh giá hiệu quả ứng dụng biogas trong hộ nông dân có ý
nghĩa và vai trò quan trọng sau ñây:
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
9
ðánh giá ñúng hiệu quả ứng dụng biogas trong hộ nông dân là cơ sở, là tiền ñề
ñể ñề ra các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và
hiệu quả môi trường do ứng dụng công nghệ khí sinh học của các hộ nông dân.
ðánh giá ñúng hiệu quả ứng dụng biogas của hộ nông dân là cơ sở ñể cho các
nhà hoạch ñịnh chính sách ñề ra các chính sách về chăn nuôi, các chính sách về quản
lý chất thải và các chính sách có liên quan nhằm phát triển, nhân rộng ñưa công nghệ
biogas vào hoạt ñộng sản xuất của các hộ nông dân nói chung, các ñơn vị kinh tế
trong nông thôn nói riêng.
2.1.3.2 Nội dung nghiên cứu hiệu quả ứng dụng biogas trong hộ nông dân
ðể ñánh giá một cách khách quan về hiệu quả ứng dụng biogas trong hộ nông
dân chúng ta phải ñánh giá tổng thể ba nội dung về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và
hiệu quả môi trường. Cụ thể các nội dung ñánh giá như sau:
Hiệu quả kinh tế
- So sánh chi phí cho nhiên liệu phục vụ cho ñun nấu và nguyên liệu phục vụ cho
phát triển sản xuất nông nghiệp trước và sau khi có công trình Biogas
- Ước tính chi phí các hộ phải ñầu tư cho xây dựng và tu sửa công trình biogas của
các hộ nông dân
- So sánh tổng lợi ích thu ñược sau khi có công trình Biogas với tổng chi phí ñầu tư
xây dựng công trình
- ðánh giá về lợi ích thu ñược sau khi sử dụng phụ phẩm khí sinh học (so sánh giá
trị thu ñược từ việc sử dụng phụ phẩm khí sinh học cho cây trồng, vật nuôi với các
hộ không sử dụng phụ phẩm khí sinh học)
- Hỗ trợ phát triển chăn nuôi tốt hơn, tạo ñiều kiện nâng cao mức sống và tiếp cận
ñiệu kiện văn minh ñô thị cho người dân nông thôn trong việc cải tạo hố xí gia
ñình, sử dụng khí sinh học vào việc nội trợ.
Hiệu quả xã hội
- Khả năng tạo việc làm cho ñội thợ xây
- Thời gian tiết kiệm ñược từ việc sử dụng Biogas
- Tác ñộng về giới:
+ Lợi ích từ việc giải phóng sức lao ñộng của phụ nữ và trẻ em sau khi có
công trình Biogas
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
10
+ Tình trạng phụ nữ tham gia vào công tác xã hội ở thời ñiểm trước và sau khi
có công trình Biogas
+ Thời gian dành cho các công việc nội trợ, chăm sóc gia ñình, thu lượm
củi/nhiên liệu của phụ nữ sau khi có công trình Biogas.
Hiệu quả môi trường
- ðánh gíá về sự thay ñổi lượng côn trùng, ruồi muỗi khi có công trình Biogas
- So sánh tỷ lệ người mắc các bệnh về hô hấp, ñường ruột, mắt trước và sau
khi có công trình Biogas
2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng ñến hiệu quả ứng dụng biogas trong hộ nông dân
2.1.4.1 Yếu tố chủ quan của hộ nông dân
Từ những vai trò và ñặc ñiểm của Biogas thấy rằng nó có vai trò rất lớn trong hộ
nông dân. Càng có ý nghĩa hơn ñối với hộ nông dân chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhưng
ñể ñi ñến quyết ñịnh sử dụng hầm khí sinh học trong việc xử lý chất thải chăn nuôi thì
phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau.
* Trình ñộ học vấn của hộ nông dân: Nghiên cứu cho rằng khi hộ nông dân
có trình ñộ học vấn cao thì nhận thức của hộ về các vấn ñề sẽ ñược nâng lên. Chính
vì vậy trong việc ứng dụng hầm ñể tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường của hộ sẽ
ñược họ quyết ñịnh sử dụng.
* Về vấn ñề kiến thức khoa học: Thay ñổi cách chăn nuôi truyền thống ñến
áp dụng chăn nuôi tập trung theo kiểu quy mô trang trại phải tuân theo các quy trình
mang tính khoa học trong việc xây dựng hầm khí biogas và cải tiến kỹ thuật từ xây
dựng hầm khí biogas bằng gạch theo kiểu truyền thống ñến áp dụng công nghệ kỹ
thuật mới.
* Thu nhập của hộ nông dân trong việc xây dựng hầm khí biogas và cải tiến kỹ
thuật. Theo tác giả Nguyễn Tấn Tài - Giám ñốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công
nghệ Thừa Thiên Huế cho rằng vấn ñề thu nhập cũng là yếu tố quyết ñịnh ñến ứng
dụng hầm. Vì khi quyết ñịnh xây hộ phải bỏ ra một lượng vốn ñầu tư chi phí ban ñầu
phụ thuộc vào từng kiểu hầm Biogas, ñó chính là giá thành xây hầm. Ngoài ra, nguồn
gốc về vốn, lãi suất ngân hàng cũng ảnh hưởng ñến khả năng xây dựng hầm.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
11
* Tình hình phát triển chăn nuôi của hộ: ngoài các nhân tố trên lên quan tới
các ñiều kiện kỹ thuật hầm khí sinh học. ðiều kiện cần là quy mô phải ñủ lớn, với
thể tích hầm từ 5m
3
trở lên. Thứ hai là nguyên liệu cho vào hầm khí. Các nhà khoa
học chỉ ra rằng nếu hộ nông dân mà chăn nuôi ít hoặc diện tích ñất sử dụng cho
chăn nuôi không ñủ ñể xây dựng hầm hoặc số ñầu gia súc không ñủ cung cấp lượng
nguyên liệu thì họ cũng không ứng dụng ñược.
2.1.4.2 Yếu tố khách quan
* Yếu tố chính sách: Chính sách phát triển kinh tế xã hội môi trường của ñịa
phương cũng là một nhân tố tác ñộng tới việc ứng dụng Biogas. Trong những năm gần
ñây với mục tiêu phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn. ðã có nhiều các chính
sách, chương trình triển khai về các ñịa phương về vần ñề phát triển chăn nuôi và xử lý
chất thải ô nhiễm. Nghiên cứu trước ñây cho rằng nếu các ñịa phương tích cực triển
khai việc ứng dụng Biogas cũng làm cho việc phát triển ứng dụng hầm tăng lên.
Các chương trình, mục tiêu quốc gia, các dự án phát triển liên quan ñến phát
triển nông nghiệp nông thôn và xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn.
* Về vấn ñề cán bộ khuyến nông: Triển khai việc ứng dụng Biogas cho các hộ
chăn nuôi, tuyên truyền sâu rộng tới các hộ nông dân ñể họ thấy ñược hiệu quả của việc
ứng dụng Biogas từ ñó mà ñầu tư kinh phí xây dựng hầm.
* Chính sách hỗ trợ vốn xây dựng hầm: Hiện nay có nhiều dự án hỗ trợ vốn cho
bà con nông dân xây hầm Biogas. ðể việc xây dựng hầm ñược triển khai rộng khắp
trên ñịa bàn huyện ñòi hỏi các cấp chính quyền cần tạo hành lang pháp lý an toàn,
thông thoáng, thủ tục nhanh gọn ñể các dự án ñầu tư vào chăn nuôi hiệu quả.
* Yếu tố kỹ thuật: Hầm khí sinh học Biogas mang lại hiệu quả kinh tế, xã
hội, môi trường nhưng ñể vận hành ñúng quy trình và nâng cao hiệu quả ứng dụng
của nó cần tuân thủ một quy trình kỹ thuật khá nghiêm ngặt, bao gồm:
+ Yếu tố ảnh hưởng ñến các loại hình thiết kế.
- Nguyên vật liệu xây dựng:
Kỹ thuật xây dựng Biogas còn tuỳ thuộc vào nguyên vật liệu sẵn có tại ñịa
phương như ñá, gạch, bê tông, túi ủ nilon Hầm ủ có thể làm bằng rất nhiều loại
vật liệu khác[1].
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
12
Sơ ñồ 2.1 Yếu tố ảnh hưởng ñến hiệu quả ứng dụng Biogas trong hộ nông dân
- Mực nước ngầm:
Là mực nước sẵn có trong hố ñào dưới ñất. Khi mực nước dâng cao tới gần
mặt thì gọi ñó là mực nước ngầm cao. Trong những khu vực ngập nước như vậy
phải xây dựng loại hình bể sinh khí ñặc biệt.
- Nguyên liệu cho vào hầm ủ:
Khí ñốt sinh học ñược phát sinh bởi các loại phân xanh, phân chuồng nhưng
chỉ có một loại hình duy nhất là loại hình vòm cố ñịnh mới có thể sử dụng ñược cả
phân xanh, rau cỏ các loại mà không cần phải nghiền chúng ra trước. ða số các loại
hình bể sinh khí ñược thiết kế ñể sử dụng phân lợn, phân trâu, bò; một số mô hình
ñược thiết kế ñể sử dụng phân gà, vịt, phân người. Khi chỉ dùng phân ñộng vật thì
bể sinh khí hoạt ñộng liên tục. Bởi vì có một lượng chất thải tương ñương cũng
thoát ra khỏi bể sinh khí. Khi dùng phân xanh vì có tỷ trọng nhỏ nên chúng không
thể tự chảy thoát ra khỏi bể sinh khí, trước khi ñổ phân xanh vào hầm ủ ta phải vớt
lượng phân xanh cũ ra và thay phân xanh từ một ñến hai lần trong một năm, mỗi lần
Trình
ñ
ộ học
vấn
Yếu tố chủ quan
Yếu tố ảnh hưởng ñến hiệu quả ứng
dụng Biogas trong hộ nông dân
Thu
nhập
của hộ
Kỹ
thuật
Yếu tố khách quan
Kiến
thức
khoa
học
Chính
sách
Cán bộ
khuyến
nông
Tình
hình PT
chăn
nuôi
c
ủa
hộ
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
13
thay phải ñợi một thời gian cho ñến khi vi khuẩn bắt ñầu hoạt ñộng thì mới có gas.
Như vậy nếu dùng phân xanh thì sẽ bị gián ñoạn quá trình cung cấp gas.
Ngoài ra, lượng phân và nước tiểu gia súc thải ra trong một ngày ñêm tùy
thuộc vào giống, loài, tuổi, khẩu phần thức ăn, trọng lượng gia súc. Theo Nguyễn
Thị Hoa Lý (1994), lượng phân và nước tiểu gia súc thải ra trong ngày ñêm trung
bình như sau:
Bảng 2.1 Số lượng chất thải của một số gia súc
Loài gia súc, gia cầm
Lượng phân
( kg/ngày)
Lượng nước tiểu
(kg/ngày)
Trâu, bò lớn 20 – 25 10 – 15
Heo < 10 kg 0,5 – 1 0,3 - 0,7
Heo 15 - 45 kg 1 – 3 0,7 – 2
Heo 45 - 100 kg 3 – 5 2 – 4
Gia cầm 0,08
Nguồn : Nguyễn Thị Hoa Lý (1994) ðHNL TP HCM. Trích Phạm Trung Thủy (2004)
+ Những yếu tố trong quá trình vận hành.
- Lượng nước:
Thường 1 kg phân phải trộn với 1 kg nước. Không thể dùng nước biển ñược
bởi vì nó sẽ làm cản trở sự phát sinh của vi khuẩn.
- Thời gian sử dụng bể sinh khí:
Bể sinh khí xây bằng xi măng có thể sử dụng ñược 20 năm. Khi quyết ñịnh
xây dựng bể sinh khí, người sử dụng phải hiểu rằng ñó là 1 việc ñầu tư vốn lâu dài
vì vậy phải tính toán ñến số lượng gia súc trong tương lai và việc sử dụng gas trong
tương lai.
- Lớp váng trong hầm ủ:
ðóng váng là hiện tượng chính trong các bể sinh khí vận hành liên tục ñược
tạo bởi rau cỏ, rơm rạ, phân xanh không bị mục rữa, các lớp lót ổ cho súc vật như
vỏ trấu, mạt cưa. Nếu lớp váng có ít ta có thể quấy tan ñi. Nếu lớp váng ñóng quá
dày thì phải vớt nó ra.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
14
Yếu tố nhiệt ñộ: Vi khuẩn sinh khí Methane chịu ảnh hưởng bởi nhiệt ñộ quá
nhiều. Nhiệt ñộ lý tưởng cho quá trình lên men là 35
o
C. Nhiệt ñộ thấp quá trình sinh ga
giảm thậm chí ngừng hẳn (thấp hơn 10
o
C). Vì thế cho tới nay loại hầm ngầm dưới ñất
ñã chứng tỏ ñược sự thích nghi về nhiệt ñộ: nhiệt ñộ ổn ñịnh ít chịu ảnh hưởng của thời
tiết, ñảm bảo cho hầm hoạt ñộng liên tục suốt thời gian trong năm.
Thời gian ủ: Mỗi loại nguyên liệu sản xuất Biogas có thời gian phân huỷ
khác nhau, thời gian ủ thích hợp sẽ làm tăng khả năng khai thác Biogas, tiết kiệm
nguyên liệu. Do ñó phải căn cứ vào thời gian ủ cho phù hợp ñể khai thác triệt ñể
nguồn nguyên liệu. Thông thường thời gian ủ ở mức 20 ñến 30 ngày là phù hợp với
hầu hết các loại nguyên liệu.
Bảng 2.2 Thời gian phân hủy các loại nguyên liệu khác nhau
ðVT: %
Thời gian
Nguyên liệu
10 20 30 40 50 60 70 80 90
Phân người 46,7
81,5 94,1 98,2 98,7
100
Phân lợn 46,0
78,1 93,9 97,5 99,1
100
Phân bò 34,4
74,6 86,2 92,7 97,3
100
Cỏ xanh - - - 98,2 - 100
Rơm 8,8 30,8 53,7 78,3 88,7
93,2 96,7 98,9 100
Nguồn: Nguyễn Giang Phúc - Viện chăn nuôi quốc gia
Ngoài thời gian ủ cần chú ý tới lượng VSV sinh khí Methane. Nếu trong quá
trình ủ VSV không phát triển thì cần phải kiểm tra lại nguyên liệu hoặc bổ sung
thêm VSV.
+Tỷ lệ C/N (Cacbon/Nitơ)
Tỷ lệ C/N trong nguyên liệu sinh khí biểu hiện tỷ lệ giữa hai nguyên tố
Cacbon dưới dạng Cacbonhydrat và Nitơ dưới dạng prôtêin, Nitrat, Amoniac…là
những chất dinh dưỡng chính của vi khuẩn kỵ khí. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
C/N vào khoảng 25/1 ñến 30/1 là cho phép sự tiến hành phân huỷ thuận lợi nhất nếu
có các ñiều kiện thích hợp kèm theo.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
15
Bảng 2.3 Tỷ lệ C/N của một số loại nhiên liệu
Loại phân Tỷ lệ C/N
Lúa mỳ khô 87/1
Rơm lúa khô 67/1
Thân cây ngô 53/1
Phân cừu tươi 29/1
Phân ngựa tươi 24/1
Phân người tươi 29/1
Phân lợn tươi 13/1
Phân gà tươi 5/1 - 10/1
Phân bò tươi 25/1
Nguồn: Nguyễn Giang Phúc - Viện chăn nuôi quốc gia
+ ðộ pH và các ñộc tố
Trong quá trình lên men yếm khí ñộ pH thường trung tính, ñầu vào thường
từ 6,8 ñến 7,2 ñầu ra 7,0 ñến 7,5. Ngoài ra các ñộc tố cũng chịu ảnh hưởng ñến
lượng gas sinh ra: nước vôi, thuốc tẩy, thuốc sâu, xà phòng,…làm cho số lượng
VSV giảm ñi nhanh chóng.
* Yếu tố cộng ñồng: Biogas ñem lại 3 yếu tố ích lợi nhất ñó là gas ñốt, phân
bón và vệ sinh. Hầu hết các nước trong khu vực ðông Nam Á - Thái Bình Dương
ñều thích sử dụng gas, sau ñó mới quan tâm ñến lợi ích của phân bón. Tuy nhiên
ngày nay người ta ñang chú ý ñến việc xử lý chất thải chăn nuôi và vệ sinh môi
trường, nhất là môi trường nông thôn ñang bị ảnh hưởng của ñô thị hóa. Chính vì
vậy, nhân tố xã hội và môi trường cũng ñang cùng với nhân tố kinh tế ñể tạo cho
nông nghiệp nông thôn phát triển bền vững.
Ngoài những yếu tố trên chúng ta nhận thấy mỗi nước ñều có ñặc tính dân
tộc riêng và ñặc tính dân tộc của nông dân ở mỗi nước có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong việc lựa chọn loại hình Biogas thích hợp với ñiều kiện cụ thể của từng
ñịa phương. Nhìn chung, nông dân thường có tập quán sử dụng trực tiếp phân bón
gia súc với cây trồng, ñun nấu bằng củi gỗ, rơm rạ, họ còn e ngại với việc sử dụng
khí ñốt Biogas.