TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & PTNT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài
“NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGHỀ MAY GIA CÔNG
TRONG HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN TỨ KỲ,
TỈNH HẢI DƯƠNG”
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ KIM ANH
Chuyên ngành : KINH TẾ
Lớp : KTA – K55
Giáo viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN VIẾT ĐĂNG
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là do bản thân tôi thu thập và điều tra, số liệu là trung thực và chưa hề được
sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã chỉ rõ nguồn gốc.
Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Anh
2
2
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi đã
nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể trong và
ngoài trường. Nhân dịp này tôi xin tỏ lòng biết ơn đến:
Tập thể các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Nông nghiệp huyện Tứ Kỳ đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới thầy giáo
TS. Nguyễn Viết Đăng đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình.
Và cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động
viên, góp ý kiến cho tôi trong quá trình làm luận văn.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp song
khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các
thầy cô giáo nhà trường và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Anh
3
3
MỤC LỤC
4
4
ANH MỤC BẢNG BIỂU
5
5
DANH MỤC ĐỒ THỊ
6
6
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BCH Ban chấp hành
CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
EU Liên minh châu Âu
GC Gia công
GO Giá trị sản xuất
HĐLĐ Hợp đồng lao động
HĐND Hội đồng nhân dân
IC Chi phí trung gian
LĐ Lao động
MI Thu nhập hỗn hợp
NXB Nhà xuất bản
QĐ-UBND Quyết định-ủy ban nhân dân
SNG Cộng đồng các quốc gia độc lập
SXKD Sản xuất kinh doanh
TH Tiểu học
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
USD Đô la Mỹ
VA Giá trị gia tăng
WTO Tổ chức thương mại thế giới
WB Ngân hàng thế giới
XHCN Xã hội chủ nghĩa
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
7
7
Đề tài: “Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân ở
huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”
* Mục tiêu nghiên cứu:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nghề may
gia công tại huyện Tứ Kỳ;
- Tìm hiểu thực trạng phát triển nghề may gia công tại huyện Tứ Kỳ;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nghề may gia công tại
huyện Tứ Kỳ;
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển nghề may
gia công tại huyện Tứ Kỳ.
* Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập số liệu truyền thống. Chọn
điểm nghiên cứu là 20 cơ sở và 50 hộ may gia công ở 10 xã trên địa bàn
huyện Tứ Kỳ.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp theo phương thức sử dụng
bảng câu hỏi phỏng vấn các cơ sở và các hộ may gia công. Kết quả được phân
tích và xử lý trên phần mềm excel, từ đó đưa ra những nhận định chung về
tình hình phát triển nghề may gia công và đề xuất các giải pháp phát triển
nghề may gia công ở huyện Tứ Kỳ trong thời gian tới.
*Kết quả nghiên cứu chính:
1. Thực trạng các cơ sở may gia công trong giai đoạn hiện nay
- Quy mô chủ yếu là nhỏ và vừa.
- Hình thức tổ chức bao gồm các cơ sở và các hộ cá thể may gia công.
- Tình hình sản xuất ổn định, sản phẩm được gia công chủ yếu lấy từ
các công ty may trong địa bàn huyện.
- Phát triển nghề may gia công đã thu hút nhiều lao động tại địa phương
giải quyết việc làm cho nhiều lao động thường xuyên và thời vụ mỗi năm.
8
8
- Trang thiết bị phục vụ cho sản xuất chủ yếu là máy may loại cũ, vẫn
còn nhiều hạn chế về tính năng.
2. Phương hướng phát triển cho nghề may gia công ở huyện Tứ Kỳ
- Phát triển các cơ sở theo hướng tăng cả về số lượng cơ sở và quy mô
một cơ sở. Tăng các hộ làm nghề may gia công về số hộ và số lao động làm
nghề trong một hộ.
- Phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thúc đẩy quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Phát triển các dịch vụ tài chính, hệ thống các ngân hàng thương mại
để hỗ trợ vốn cho các cơ sở, các hộ tạo điều kiện phát triển, mở rộng quy mô.
- Khuyến khích các cơ sở may gia công tổ chức các hình thức liên kết
hợp tác để có thể giúp đỡ lẫn nhau về nguồn hàng cũng như trao đổi kỹ thuật.
- Nâng cao kết quả và hiệu quả nghề may gia công trong hộ nông dân
trên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn lực hiện có về vốn, lao động, phát triển
quy mô.
3. Giải pháp phát triển nghề may gia công ở huyện Tứ Kỳ
Giải pháp về vốn: Khai thác và phát huy hiệu quả nguồn vốn tự có của
cơ sở, của hộ. Các cơ sở cần quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn đúng mục đích,
tránh thất thoát lãng phí vốn. Có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng, ngân
hàng thương mại.
Giải pháp về nhân lực: Các chủ cơ sở cần trau dồi và nâng cao trình độ
quản lý, trình độ chuyên môn củamình. Các lao động trong cơ sở và lao động
may gia công trong hộ cần nâng cao tay nghề. Cần có các biện pháp, các đãi
ngộ để thu hút lao động.
Giải pháp về quy hoạch, quản lý của chính quyền địa phương: Tạo điều
kiện thuận lợi cho các cơ sở may gia công hoạt động có hiệu quả. Khuyến
khích các cơ sở may gia công tham gia liên kết. Thành lập một hiệp hội các
cơ sở may gia công trong toàn huyện. Tuyên truyền, hướng dẫn thực thi tốt
9
9
các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Giải pháp về chính sách: Nhà nước phải tạo ra một hành lang pháp lý
thông thoáng và rõ ràng, cần hoàn thiện cơ chế chính sách, hoàn thiện hệ
thống pháp luật. Sau khi đã có chính sách hợp lý, cần tiến hành triển khai có
hiệu quả.
Giải pháp về công nghệ: Cần thay thế các loại máy cũ đó bằng các loại
máy mới hơn để nâng cao năng suất lao động của người lao động.
10
10
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong các nhu cầu cơ bản của con người thì nhu cầu về quần áo là nhu cầu
không thể thiếu. Bên cạnh "cái ăn" để sống, để tồn tại và phát triển, áo quần
vừa có công dụng để che thân, bảo vệ sức khỏe, vừa làm tăng vẻ đẹp, nét
thẩm mĩ cá nhân Chính vì thế, nhu cầu may mặc đã trở thành bức thiết và
yêu cầu ngày càng cao, càng đa dạng về mẫu mã cũng như chất lượng tiêu
dùng nghề may được hình thành từ đó và phát triển mạnh theo thời gian.
Nghề may thường được gắn với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế
và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hoá ở nhiều nước và
nước ta cũng không phải ngoại lệ. Ngành may có khả năng tạo nhiều việc làm
cho người lao động, tăng thu lợi nhuận để tích luỹ làm tiền đề phát triển cho
các ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình
hình chính trị xã hội.Vai trò của ngành may đặc biệt to lớn đối với kinh tế của
nhiều quốc gia trong điều kiện buôn bán hàng hoá quốc tế. Xuất khẩu hàng
may đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị, hiện đại hoá sản
xuất, làm cơ sở cho nền kinh tế cất cánh. Ở các nước đang phát triển như
nước ta hiện nay, nghề may đang góp phần phát triển nông nghiệp và nông
thôn và là phương tiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp
sang kinh tế công nghiệp. Nghề may là một nghề không đòi hỏi kỹ thuật quá
cao đối với người lao động, phù hợp với cả nam lẫn nữ ở lứa tuổi từ 15 trở
lên, có sức khỏe, tay chân và mắt không bị khuyết tật. Có hai hệ thống trong
nghề may đó là may sẵn và may đo. Hệ thống may đo thường tồn tại dưới
dạng các cửa hàng may quần áo chuyên phục vụ nhu cầu may mặc của người
dân. Hệ thống may sẵn thường áp dụng trong các công ty, xí nghiệp, các cơ sở
11
11
gia công. Hàng hóa của ngành may có thể được sản xuất tại xưởng của công
ty hoặc giao gia công. Đặc điểm của hệ thống này là quần áo và các sản phẩm
thuộc ngành may được may theo những kích cỡ nhất định rồi bán trên thị
trường. Chúng được vẽ mẫu và cắt may công nghiệp theo một số kích thước
tiêu chuẩn định sẵn. Loại hình may gia công hiện nay đang ngày càng được
mở rộng. Nghề may càng phát triển cơ hội việc làm đến với lao động không
những ở thành phố mà còn ở nông thôn. Huyện Tứ Kỳ là một huyện có nhiều
điều kiện từ tự nhiên tới xã hội thuận lợi cho sự phát triển nghề may gia công
và đang dần phát triển nghề này phổ biến hơn trên địa bàn toàn huyện. Xuất
phát từ thực tiễn sự phát triển của nghề may gia công tại huyện Tứ Kỳ tôi đã
lựa chọn đề tài:“Nghiên cứu phát triển nghề may gia công trong hộ nông
dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Để có định hướng rõ ràng hơn trong quá trình nghiên cứu và thực hiện
đề tài tôi đặt ra các câu hỏi nghiên cứu: Thứ nhất cần tìm hiểu phát triển may
gia công trong hộ nông dân là gì ? Các đặc điểm cần biết về vấn đề may gia
công ? Thực tiễn của nghề may gia công trên thế giới và ở Việt Nam như thế
nào? Rút ra được bài học kinh nghiệm gì trong quá trình phát triển nghề may
gia công trong hộ nông dân tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương? Tiếp theo đặt
ra các câu hỏi: Thực trạng nghề may gia công tại huyện Tứ Kỳ như thế nào?
Nguyên nhân của thực trạng đó? Các nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển
của nghề may gia công trong các cơ sở và các hộ nông dân trên địa bàn thị
huyện Tứ Kỳ? Những kết quả đã đạt được và hạn chế, bất cập nào còn tồn tại
khi nghề may gia công trong hộ nông dân ngày càng phát triển? Cuối cùng là
câu hỏi từ những kết quả thu được thì có những đề xuất, giải pháp gì đề phát
triển nghề may gia công, đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân tại
huyện Tứ Kỳ?
12
12
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng nghề may gia công trong hộ nông dân tại huyện
Tứ Kỳ và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghề may gia công tại
huyện Tứ Kỳ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nghề
may gia công tại huyện Tứ Kỳ;
Tìm hiểu thực trạng phát triển nghề may gia công tại huyện Tứ Kỳ;
Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển nghề
may gia công tại huyện Tứ Kỳ.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng, giải pháp phát triển hiệu quả nghề may gia
công tại huyện Tứ Kỳ.
- Đối tượng điều tra: các cơ sở, các hộ tham gia may gia công trên địa bàn
huyện Tứ Kỳ.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: thực trạng và các vấn đề liên quan về phát triển nghề may
gia công tại huyện Tứ Kỳ; các giải pháp đặt ra giúp giải quyết thực trạng và
phát triển nghề may gia công tại huyện Tứ Kỳ.
- Phạm vi không gian: tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
- Phạm vi thời gian: tình hình phát triển nghề may gia công tại huyện từ năm
2011 đến 2013.
13
13
PHẦN II
MỘT SỐ LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ MAY GIA CÔNG
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển may gia công trong hộ nông dân
2.1.1 Một số khái niệm
Phát triển: Được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình
vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Như
vậy, khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niện “vận động” (biến đổi
nói chung); đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về
lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về
chất theo hướng ngày càng hoàn thiện của sự vật ở những trình độ ngày càng
cao hơn. Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách
quan vốn có của sự vật; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu
cực và kế thừa ,nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của
sự vật.(Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin_NXB Chính trị
quốc gia).
Theo Ngân hàng thế giới(WB) phát triển trước hết là sự tăng trưởng về
kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác,
đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do
của con người (Ngân hàng thế giới, 1992).
Gia công là hoạt động theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần
hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc
nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để
hưởng thù lao.(Luật thương mại điều 178).
Theo Frank Ellis(1988) đã định nghĩa hộ nông dân là các hộ gia đình
làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử
dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ
thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào
14
14
các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao"
Ở nước ta, theo Lê Đình Thắng(1993): “Nông hộ là tế bào kinh tế xã
hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”. Còn Nguyễn
Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2001 đã xác định rõ hơn
theo yêu cầu của thống kê học là: “Hộ nông dân là những hộ có toàn bộ hoặc
50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt
động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống
cây trồng, bảo vệ thực vật ) và thông qua nguồn sống chính của hộ dựa vào
nông nghiệp”.
Theo đó, tôi cho rằng phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân
là sự tăng lên về số lượng hộ nông dân làm nghề may gia công theo thời gian
và không gian và phải đảm bảo được hiệu quả sản xuất may gia công, đóng
góp ngày càng cao vào hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
2.1.2 Các bên tham gia may gia công
2.1.2.1 Bên đặt gia công, quyền và nghĩa vụ
Trong may gia công bên đặt gia công sẽ giao một phần hoặc toàn bộ
nguyên liệu, vật liệu gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng,
chất lượng và mức giá thỏa thuận. Bên đặt gia công sẽ nhận lại toàn bộ tài sản
gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu,
vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác. Ngoài ra bên đặt gia công cử người đại diện để kiểm tra, giám sát
việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật, sản
xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công. Chịu trách nhiệm về tính hợp
pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hang hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu,
máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.
15
15
2.1.2.2 Bên nhận gia công, quyền và nghĩa vụ
Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo
thoả thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật
và giá. Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác. Trường hợp nhận
gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu
tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu,
phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia
công. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận
gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu,
phụ liệu vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công
theo quy định của pháp luật về thuế. Bên nhận gia công chịu trách nhiệm về
tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia
công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
2.1.3 Những đặc điểm cơ bản của may gia công
Ðối tượng lao động: Những công nhân làm việc tại các công ty, nhà
máy , xí nghiệp, hợp tác xã sản xuất hàng may mặc, trực tiếp sử dụng nguyên
liệu vải sợi để làm ra sản phẩm may theo quy trình công nghệ và thể hiện
đúng yêu cầu kĩ thuật của mã hàng gia công.
Mục đích lao động: Sản xuất mẫu mặt hàng may theo từng loạt sản
phẩm để phục vụ và làm thoả mãn nhu cầu may mặc trong xã hội. Sử dụng
các loại hàng vải hiện có để sản xuất ra nhiều sản phẩm may phục vụ đại
chúng với giá thành hạ.
Công cụ lao động: Máy móc tổng hợp và máy móc chuyên dùng cơ
giới hoặc chạy điện: máy cắt, máy may, máy vắt sổ, máy thùa khuyết, máy
đơm khuy Ngoài ra may công nghiệp còn cần đến những dụng cụ, thiết bị
đo đạc, bàn là, ép keo
Ðiều kiện lao động: Phòng xưởng thoáng mát sáng sủa. Quy trình sản
xuất hợp lí, sắp xếp khoa học. Người lao động phải được trang bị đầy đủ kiến
thức và kĩ năng cần thiết của nghề.
16
16
2.1.4 Những yêu cầu về nghề may gia công đối với người lao động
Yêu cầu về phẩm chất: Nghề may gia công yêu cầu lao động có sự kiên
nhẫn, tỉ mỉ, có óc thẩm mĩ, có sức khỏe tốt. Có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
Yêu cầu về tri thức: Tri thức phổ thông: trình độ văn hóa phổ thông cơ sở,
vững toán, lí, am tường hội họa. Tri thức sản xuất: nắm vững quy trình gia
công, an toàn lao động, vệ sinh trong sản xuất. Ngoài ra người thợ còn hiểu
biết về công nghệ may, vật liệu may, các chi tiết của máy may, nguyên lí tổ
chức các khâu trong công nghệ may theo dây chuyền. Tri thức chuyên môn:
hiểu biết về kĩ thuật cắt may các loại mặt hàng, cấu tạo mẫu, thiết kế chi tiết
sản phẩm - hiểu biết về cấu tạo, sử dụng các loại máy móc thiết bị - vận hành
máy. Ðặc tính các loại nguyên liệu dùng trong sản xuất, cách sử dụng, bảo
quản. Hiểu biết về hợp lý hóa sản xuất.
Yêu cầu về kĩ năng, kĩ xảo: Kĩ năng vận dụng tri thức: biết chọn lựa và sử
dụng nguyên liệu, dụng cụ thích hợp. Biết sử dụng máy móc . thiết bị cho sản
xuất. Biết triển khai qui trình công nghệ một cách hợp lí và có hiệu quả tốt.
Kĩ năng thực hành sản xuất : biết làm và làm được những sản phẩm đạt yêu
cầu kĩ thuật và mĩ thuật. Kĩ năng tổ chức lao động : biết tổ chức hợp lí hóa nơi
làm việc, lên kế hoạch triển khai công việc chu đáo và có hiệu quả tốt
2.1.5 Những chống chỉ định của nghề
Những người có bệnh sau đây không được tham gia nghề này :
• Bệnh mù màu, thị giác kém
• Bệnh lao, bệnh thần kinh, tim mạch, phong thấp
2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển nghề may gia công trong hộ nông dân
2.2.1 Tình hình phát triển nghề may gia công tại Việt Nam
Thực trạng phát triển Giai đoạn từ 1955- 1980, đây là giai đoạn hình
thành các doanh nghiệp nhà nước, cơ sở vật chất kỹ thuật nhỏ bé, thô sơ, chủ
yếu làm hàng xuất khẩu thủ công. Do vậy mặt hàng trong thời kỳ này hết sức
giản đơn như: áo sơ mi, quần áo bảo hộ lao động, giầy vải và da, len mỹ nghệ
17
17
được xuất sang thị trường các nước trong khối SNG và Liên Xô (cũ). Phương
thức gia công xuất khẩu này là việc bán hàng cho các nước XHCN theo nghị
định thư giữa hai chính phủ và được cụ thể hoá bằng nghị định thư thương
mại do bộ Ngoại Thương ký kết. Bạn hàng không có nghĩa vụ cung cấp
nguyên phụ liệu để sản xuất những mặt hàng đó.
Giai đoạn 1981 - 1990, Việt Nam chính thức làm hàng gia công xuất
khẩu, bạn hàng có nghĩa vụ cung cấp nguyên phụ liệu tương ứng với số lượng
đặt hàng. Cùng với việc đổi mới phương thức gia công, là việc đổi mới trang
thiết bị, quy trình công nghệ trong sản xuất, lắp rắp thêm nhiều máy chuyên
dụng. Giai đoạn này bạn hàng lớn nhất của Việt nam vẫn là Liên Xô (cũ),
khối SNG đồng thời cũng có thêm một số bạn hàng mới đặt gia công như
Pháp, Thuỵ Điển.
Đầu thập kỷ 90 do sự biến động về kinh tế, chính trị của nhà nước Liên
Xô (cũ) và các nước XHCN, Đông Âu bị sụp đổ kéo theo đó là sự xoá bỏ,
ngừng ký kết các nghị định thư về hợp tác sản xuất hàng gia công may mặc.
Đây là thời kỳ khó khăn đối với nước ta, hoạt động sản xuất gia công may
mặc xuất khẩu suy giảm. Nhưng do có sự chuyển hướng sản xuất kinh doanh
sang các thị trường khác và đổi mới về trang thiết bị máy móc kỹ thuật hiện
đại, cùng với đội ngũ cán bộ kỹ thuật năng động, công nhân kỹ thuật có tay
nghề cao được đào tạo chính quy nên đã đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật,
chất lượng hàng gia công may mặc xuất khẩu cho các nước.
Việc nước ta chính thức gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995, ký kết
hiệp định khung hợp tác với EU và bình thường hoá quan hệ với Mỹ đã có tác
động thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế
và tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động gia công xuất khẩu phát triển mạnh
mẽ, tạo đà phát triển cho ngành dệt may Việt Nam. Từ đó đến nay ngành gia
công may mặc xuất khẩu của Việt Nam đã có thời gian thử thách và thực sự
đã trưởng thành với những công ty hàng đầu như: Công ty may Việt Tiến,
Công ty may Thăng Long, Công ty may 10,
18
18
Ngoài ra, thông qua các cuộc tiếp xúc, ký kết hợp đồng mua bán, tiến
hành hội thảo với khách hàng về những vấn đề của sản phẩm, từ đó có thể
khẳng định hàng may mặc Việt Nam đã đạt được những bước tiến tốt đẹp.
Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động gia công xuất khẩu trong
hoàn cảnh hiện tại
2.2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nghề may tại Việt Nam
Thuận lợi: theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hoạt động gia công
xuất khẩu của Việt Nam đang ở vào thời điểm khá thuận lợi về thị trường tiêu
thụ sản phẩm. Xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu năm 2013 đạt tốc độ tăng cao
nhất trong hơn 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Chúng ta đang có nhiều lợi thế
để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm dệt may như: an ninh kinh tế và chính
trị của Việt Nam được các tổ chức xếp loại có uy tín trên thế giới xếp loại
nhất trong khu vực Châu Á; hàng dệt may Việt Nam và nhất là hàng may mặc
gia công qua 10 năm xuất khẩu sang Nhật và EU đã chứng tỏ uy tín to lớn của
các doanh nghiệp Việt Nam đối với các hãng có tên tuổi trên thế giới cả về
chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng được đảm bảo.
Có thể nói điểm mạnh nhất của ngành Dệt may Việt Nam nói chung là
đội ngũ lao động dồi dào, có trình độ tay nghề cao, khéo léo và chăm chỉ. Giá
lao động Việt Nam rẻ nhất khu vực Châu Á, từ 0,16-0,35 USD/giờ, trong khi
của Indonesia là 0,32 USD/giờ, Trung Quốc 0,70 USD/giờ và của Ấn Độ là
0,58 USD/giờ. Chúng ta đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên số lao động nông
nghiệp dôi dư sẽ là nguồn nhân lực bổ sung vô tận cho phát triển công nghiệp
dệt may – một ngành thu hút nhiều lao động xã hội nhất hiện nay.
Hơn nữa sự nghiệp giáo dục trong nhiều năm qua đã tạo ra một đội ngũ
lao động dự bị có trình độ, có sức khoẻ tốt đủ sức tiếp thu công nghệ hiện đại
để tạo ra những sản phẩm có đẳng cấp quốc tế đáp ứng mọi nhu cầu cao trên
thị trường dệt may thế giới với giá cạnh tranh.
Những cơ hội to lớn về thị trường quốc tế đang rộng mở, thị trường nội
địa với hơn 80 triệu dân cũng đang có nhu cầu ngày càng cao về hàng dệt
19
19
may. Nếu các doanh nghiệp biết cách tận dụng lợi thế giá nhân công rẻ kết
hợp với năng lực quản lý, kỹ năng tiếp thị tốt thì sẽ có rất nhiều cơ hội để khai
thác hết những điểm mạnh của mình, mở rộng phát triển hoạt động gia công
may mặc.
Khó khăn: kinh nghiệm thời gian trước, để chiếm lĩnh thị trường Mỹ
và lấy thành tích xuất khẩu dệt may sang Mỹ từ năm 2002 đến tháng 3/2003
đã khiến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực gia công xuất khẩu không còn thời gian nghĩ đến
chuyện đàm phán, thương thảo ký hợp đồng với các khách hàng ở các thị
trường khác. Chính vì vậy, khi Mỹ đưa ra hạn ngạch dệt may không đúng với
năng lực sản xuất toàn ngành đã đẩy các doanh nghiệp có hoạt động gia công
xuất khẩu vào những hoàn cảnh khó khăn. Có những doanh nghiệp ký hợp
đồng gia công từ thời gian trước khi ký hiệp định nhưng bây giờ khi xuất
hàng lại phải chịu hạn ngạch, trong khi việc phân bổ hạn ngạch lại không đều
nên các doanh nghiệp này chỉ còn cách nhờ hạn ngạch của các doanh nghiệp
khác làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một lý do khác quan trọng khác đẩy các doanh nghiệp gia
công xuất khẩu vào tình trạng bấp bênh, hoạt động cầm chừng như hiện nay là
hầu hết các doanh nghiệp đều không dám ký hợp đồng gia công với khách hàng
Mỹ cho năm sau vì không biết chắc lượng hạn ngạch mình được cấp sẽ là bao
nhiêu. Bài học “xương máu” hạn ngạch trong năm đó đã làm không ít doanh
nghiệp phải lao đao với hậu quả để lại hết sức nghiêm trọng, khiến đa phần trở
nên ngại ngần trong việc thương thảo các hợp đồng mới. Ngoài ra, việc tìm kiếm
các đơn hàng ở các thị trường khác trở nên khó khăn hơn khi đã có không ít
khách hàng ở những thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản, Hồng Kông,
Đài Loan… đi sang các nước Campuchia, Trung Quốc hay Indonesia đặt hàng.
Vấn đề nổi cộm đối với ngành Dệt may Việt Nam là việc hiện nay các
doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất các sản phẩm rất thông
dụng và chủ yếu theo phương thức gia công. Vì vậy, các mặt hàng dệt may
20
20
của Việt Nam phải cạnh tranh trực diện với các sản phẩm phổ thông khác từ
các nước có lợi thế về gia công nhưng rất mạnh về nguyên phụ liệu như:
Trung Quốc, Pakistan, Srilanca, Ấn Độ Theo thống kê, chi phí cho một đơn
vị sản phẩm gia công của Việt Nam đều cao hơn từ 15-20% mặt hàng tương
tự của Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan.
Tuy giá lao động rẻ nhưng năng suất lao động của ngành dệt may Việt
Nam nói chung không cao, chỉ bằng 2/3 mức bình quân các nước ASEAN, chi
phí nguyên phụ liệu(phần lớn phải nhập khẩu) và khâu trung gian cao làm sản
phẩm thiếu tính cạnh tranh. Trong thời gian tới, để có thể giải quyết được bài
toán về thị trường, giảm bớt áp lực cạnh tranh gia tăng; các doanh nghiệp dệt
may Việt Nam chắc chắn phải chú trọng tới yếu tố cạnh tranh bằng việc nâng
cao giá trị gia tăng của sản phẩm và dịch vụ.
21
21
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Tứ Kỳ là một trong 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương,
một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm phía Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương,
Hưng Yên, Quảng Ninh và Bắc Ninh.
Tứ Kỳ nằm phía Đông Nam tỉnh Hải Dương, vị trí địa lý từ 106
0
15
’
đến
106
0
27
’
kinh độ đông và 21
0
48
’
đến 21
0
55
’
vĩ độ bắc.
- Phía Bắc giáp thành phố Hải Dương;
- Phía Tây giáp huyện Gia Lộc;
- Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Thanh Hà;
- Đông Nam giáp thành phố Hải Phòng, Tây Nam giáp huyện Ninh
Giang.
Tứ Kỳ nằm dọc theo trục tỉnh lộ 391 nối quốc lộ 5 (Hà Nội – Hải Phòng)
và quốc lộ 10 (Hải Phòng - Thái Bình), trung tâm huyện cách Hà Nội 60 km về
phía Đông Nam, cách Hải Phòng 35 km, cách trung tâm thành phố Hải Dương
17 km. Tứ Kỳ nằm hoàn toàn ở giữa vùng hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình,
sông Luộc và hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải (gồm sông Tứ Kỳ và sông
Cầu Xe). Tứ Kỳ có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế với các đô thị lớn như
Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và với các tỉnh Đồng Bằng sông Hồng, các
tỉnh miền núi phía Bắc.
Các đơn vị hành chính thuộc huyện Tứ Kỳ gồm 1 thị trấn và 26 xã
(Ngọc Sơn, Kỳ Sơn, Đại Đồng, Hưng Đạo, Ngọc Kỳ, Tái Sơn, Bình Lãng,
22
22
Quang Phục, Tân Kỳ, Dân Chủ, Quảng Nghiệp, Đại Hợp, Quang Khải, Minh
Đức, Đông Kỳ, Tây Kỳ, Tứ Xuyên, Văn Tố, Phượng Kỳ, Cộng Lạc, An Thanh,
Tiên Động, Quang Trung, Nguyên Giáp, Hà Thanh, Hà Kỳ). Diện tích tự nhiên
của huyện là 17.019,01 ha, chiếm 9,77% diện tích tự nhiên của tỉnh Hải
Dương. Dân số huyện là 157.809 người, mật độ dân số là 992 người/km
2
và
được phân bố tương đối đồng đều giữa các xã trong huyện.
3.1.1.2 Khí hậu
Tứ Kỳ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng nóng
ẩm, mưa vào mùa hè và hanh khô vào mùa đông. Sự thay đổi nhiệt độ giữa
các tháng trong năm khá lớn, nhiệt độ trung bình khoảng 23
0
C, tháng nóng
nhất (tháng 6; 7) lên đến 36
0
-37
0
C, và tháng lạnh nhất xuống tới 6
0
- 7
0
C
(tháng 12;1). Tổng lượng nhiệt cả năm là 8.500
0
C. Độ ẩm trung bình hàng
năm là 80-85%, cao nhất là 99% và thấp nhất là 81%.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1500 - 1650 mm, năm cao
nhất lên tới 2311 mm và năm thấp nhất là 1154 mm và phân bố rất không đều
theo thời gian. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8,9 (tháng 8
có lượng mưa cao nhất 416 mm). Trong khi đó, tháng 12 lượng mưa thấp
nhất, chỉ đạt 11mm, cá biệt có những năm chỉ đạt 5mm.
3.1.1.3 Hệ thống sông
Trên địa bàn huyện Tứ Kỳ có 2 sông lớn chảy qua là sông Thái Bình
(đoạn qua Tứ Kỳ là 28,5 km), sông Luộc (đoạn qua Tứ Kỳ là 20 km). Nước
thuỷ triều theo cửa sông Văn Úc và cửa sông Thái Bình ảnh hưởng trực tiếp
đến hệ thống thuỷ văn cũng như môi trường thiên nhiên của huyện.
Bên cạnh các sông lớn, huyện còn có trên 57,5 km sông thuộc hệ thống
thủy nông Bắc Hưng Hải, đây lại là điểm cuối của hệ thống thủy nông Bắc
Hưng Hải nên toàn bộ nước dồn về Tứ Kỳ để đổ ra sông Thái Bình (qua cống
Cầu Xe) và ra sông Luộc (qua cống An Thổ). Do hầu hết hệ thống bơm tiêu
úng của một phần Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương đổ nước ra sông
23
23
Bắc Hưng Hải, nên vào mùa mưa nhiều nước thượng nguồn đổ về kết hợp với
triều cường làm cho hệ thống bờ kênh Bắc Hưng Hải và hệ thống Đê ở Tứ Kỳ
chịu áp lực lớn như Đê sông Thái Bình và Đê sông Luộc. Với đặc điểm thuỷ
văn như vậy, nên nhiệm vụ chống lụt luôn được đặt ra tầm quan trọng với
chính quyền và nhân dân trong huyện.
3.1.1.4 Các nguồn tài nguyên
• Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Tứ Kỳ năm 2013 là 17.019,01
ha, chủ yếu là đất đồng bằng xen kẽ là các vùng trũng. Đất được hình thành
do sự bồi lắng phù sa của sông Thái Bình và sông Hồng, do đó mang đặc
tính của đất phù sa, địa hình tương đối bằng phẳng mầu mỡ phù hợp với
việc trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Ngoài
lúa gạo, các sản phẩm nông nghiệp khác của huyện khá phong phú như rau,
quả, cá nước ngọt…
Diễn giải
2011 2012 2013
DT(ha) CC (%) DT(ha) CC (%) DT(ha)
Tổng diện tích tự nhiên 17019,01 100,00 17019,01 100,00 17019,01
1. Đất nông nghiệp 11176,84 65,67 11176,69 65,67 11176,47
24
24
a. Đất sản xuất nông nghiệp 9829,97 5,76 9829,84 57,76 9829,73
Đất trồng cây lâu năm 1362,75 8,01 1362,56 8,01 1362,44
Đất trồng cây hàng năm 8467,67 49,75 8467,31 49,75 8467,29
Đất trồng lúa 8329,78 48,94 8329,56 48,94 8329,03
Đất trồng cây hàng năm khác 138,89 0,82 13,36 0,81 138,26
b. Đất lâm nghiệp 1362.71 8,01 1362,56 8,01 1362,44
c. Đất nuôi trồng thủy sản 1332,71 7,83 1332,67 7,83 1332,62
2. Đất phi nông nghiệp 5804,64 34,11 5804,48 34,11 5804,28
a. Đất ở 1432,03 8,41 1432,45 8,42 1432,52
b. Đất chuyên dùng 2863,56 16,83 2863,34 16,82 2863,80
Đất trụ sở CQ, công trình sự nghiệp 31,16 0,18 31,37 0,18 31,89
Đất SXKD phi nông nghiệp 14,78 0,09 14,34 0,08 14,32
Đất có mục đích công cộng 2548,67 14,98 2548,45 14,97 2548,26
c. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 141,01 0,83 141,09 0,83 141,32
d. Đất suối và mặt nước chuyên dùng 1329,37 7,81 1329,46 7,81 1329,54
3. Đất chưa sử dụng 38,92 0,23 38,67 0,23 38,26
Bảng 3.1: Tình hình đất đai huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011-2013
(Nguồn chi cục thống kê huyện Tứ Kỳ,2014)
25
25