Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Báo cáo khảo sát nhanh về ảnh hưởng của biến động giá đến đời sống của các nhóm dân cư tại một số địa bàn đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 53 trang )




0
Tháng 5 năm 2011


BÁO CÁO KHẢO SÁT NHANH
Ảnh hưởng của Biến động Giá đến Đời sống của Các nhóm
Dân cư tại Một số Địa bàn Đô thị Điển hình



1






























2
MỤC LỤC

TÓM LƯỢC 5
1. GIỚI THIỆU 8
2. DIỄN BIẾN GIÁ CẢ TRONG BỐN THÁNG ĐẦU NĂM 2011 TẠI CÁC ĐỊA BÀN
KHẢO SÁT 12
3. SỰ QUAN TÂM VÀ CÁCH CHỐNG ĐỠ CỦA CÁC NHÓM DÂN CƯ ĐÔ THỊ ĐỐI
VỚI SỰ TĂNG GIÁ CÁC MẶT HÀNG TRONG BỐN THÁNG ĐẦU NĂM 15
3.1. Hộ nghèo bản xứ 15
3.2. Công nhân nhập cư 20
3.3. Lao động tự do nhập cư 24
3.4. Lao động tự do bản xứ 25
3.5. Cán bộ hưu trí 27
3.6. Công nhân viên chức có thu nhập trung bình 28
3.7. So sánh sự quan tâm và phương án chống đỡ với giá cả tăng giữa các nhóm xã hội . 30
4. ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ CẢ TĂNG ĐẾN ĐỜI SỐNG VÀ SINH KẾ CỦA CÁC
NHÓM DÂN CƯ ĐÔ THỊ 33

4.1. Ảnh hưởng của giá cả tăng đến người bản xứ 33
4.2. Ảnh hưởng của giá cả tăng đến người nhập cư 36
5. CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN – THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ 39
5.1. Các vấn đề chung 39
5.2. Các chính sách hỗ trợ cụ thể trong bối cảnh tăng giá 40
PHỤ LỤC 46





3
TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ


AAV
ActionAid Quốc tế tại Việt Nam
ASXH
An sinh xã hội
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BTXH
Bảo trợ xã hội
CDI
Trung tâm Phát triển và Hội nhập
CLB
Câu lạc bộ
CPI
Chỉ số giá tiêu dùng
KCN

Khu công nghiệp
LĐLĐ
Liên đo|n Lao động
LĐ-TB&XH
Lao động, Thương binh v| Xã hội
Nghị định 67/NĐ-CP
Chính sách trợ giúp c{c đối tượng bảo trợ xã hội (theo Nghị định
số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ, được sửa đổi bổ
sung theo Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 của Chính
phủ)
Nghị quyết 11/NQ-CP
Những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội (theo Nghị quyết số 11/NQ-
CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ)
NXB
Nhà xuất bản
OGB
Oxfam Anh
Quyết định 268/QĐ-
TTg
Biểu giá bán lẻ điện (theo Quyết định số 268/QĐ-TTg ngày
23/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ)
Quyết định 471/QĐ-
TTg
Chính sách trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức,
lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp,
người hưởng trợ cấp ưu đãi, người có công và hộ nghèo đời sống
khó khăn (theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ
tướng Chính phủ)
Quyết định 641/QĐ-

Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai
đoạn 2011-2030 (theo Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011



4
TTg
của Thủ tướng Chính phủ)
RIM
Đ{nh gi{ nhanh t{c động
TCTK
Tổng cục Thống kê
THCS
Trung học cơ sở
Thông tư 05/2011/TT-
BCT
Qui định về gi{ b{n điện năm 2011 v| hướng dẫn thực hiện (theo
Thông tư số 05/2011/TT-BCT ngày 25/2/2011 của Bộ Công Thương)
TP. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
UBND
Ủy ban Nhân dân

























5
TÓM LƯỢC


Đợt đ{nh gi{ nhanh tại ba địa b|n d}n cư thuộc thành phố Hà Nội, Hải Phòng và TP.Hồ
Chí Minh trong tháng 5/2011 nhằm tìm hiểu phương {n chống đỡ và ảnh hưởng của giá cả
tăng đến c{c nhóm d}n cư đô thị, gồm người nghèo (trong đó có người thuộc diện BTXH),
người nhập cư, lao động tự do bản xứ, người về hưu v| c{n bộ, công nhân, viên chức có thu
nhập trung bình.
Giá bán lẻ bình quân của hầu hết mặt hàng, dịch vụ thiết yếu tại c{c điểm khảo s{t đều tăng
trong bốn th{ng đầu năm 2011, đặc biệt là từ sau Tết nguyên đ{n. Những loại mặt hàng có
mức tăng gi{ mạnh l| lương thực, thực phẩm; điện, xăng, gas; phòng trọ. Tuy nhiên, giá
nhiều mặt hàng trong hai tuần đầu tháng 5/2011 đã chững lại, thậm chí giá một số loại thịt,
rau đã giảm nhẹ so với gi{ th{ng 4/2011. Gi{ đa số h|ng lương thực, thực phẩm thiết yếu

trong th{ng 5/2011 không tăng theo mức tăng lương tối thiểu, do đã tăng gi{ mạnh trong
c{c th{ng trước đó, gi{ cao dẫn đến lượng tiêu thụ giảm nên các quầy h|ng có xu hướng
giữ và giảm giá cho phù hợp với lượng cầu giảm.
Nhìn chung, các nhóm xã hội tại c{c điểm khảo sát quan tâm nhất đến việc tăng gi{ c{c
nhóm h|ng lương thực, thực phẩm (thịt cá, gạo, thực phẩm khác) và nhiên liệu (điện, xăng,
gas). Nhóm người nghèo, người thu nhập thấp v| tương đối cố định (hộ nghèo, công nhân,
nhóm hưu trí) quan t}m nhiều hơn đến việc tăng gi{ c{c nhóm mặt h|ng lương thực, thực
phẩm nhằm đảm bảo nhu cầu tối thiểu (thịt cá, gạo, rau, thực phẩm kh{c). Đặc biệt với
người nghèo, người già thuộc diện bảo trợ xã hội thì lo lắng thêm khoản chi phí thuốc chữa
bệnh và dịch vụ y tế. Nhóm lao động có mức thu nhập trung bình và khá, hoặc có thu nhập
tăng lên tương ứng với giá cả tăng (nhóm lao động tự do và nhóm cán bộ công nhân viên
chức) ngo|i quan t}m đến tăng gi{ thịt, c{ thì đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến việc tăng
gi{ xăng, điện, gas. Chi phí thuê nhà trọ cao là một nỗi lo đặc thù của người nhập cư.
Những phương {n ưu tiên phổ biến được các nhóm xã hội áp dụng để chống đỡ lại với việc
tăng gi{ l|: giảm dùng điện, giảm mua sắm cá nhân, giảm mức ăn/lượng đồ ăn, mua đồ ăn
rẻ hơn, giảm dùng gas, giảm tiền tiết kiệm h|ng th{ng< Trong đó, giảm dùng điện và giảm
mua sắm cá nhân là biện pháp chống đỡ được nhiều nhóm xã hội ưu tiên cao nhất. Tăng tự
nấu ăn, giảm ăn ngo|i cũng l| biện ph{p được nhiều hộ gia đình {p dụng.
Giá cả tăng từ đầu năm 2011 đã l|m giảm sức mua, giảm chất lượng cuộc sống, làm trầm
trọng thêm c{c khó khăn cố hữu của người nghèo, người có mức thu nhập thấp và cố định.
Người nghèo, người thuộc diện BTXH và công nhân nhập cư l| ba nhóm xã hội ở khu vực
đô thị bị ảnh hưởng bất lợi nhất của giá cả tăng trong số các nhóm thuộc diện khảo sát.



6
Đối với nhóm nghèo, giá cả tăng ảnh hưởng bất lợi đến dinh dưỡng và sức khỏe, đến việc
tiếp cận dịch vụ cơ bản (giáo dục, y tế). Đối với nhóm người nhập cư, gi{ cả tăng l|m trầm
trọng hơn khó khăn do chi phí cuộc sống cao của họ. Giá cả tăng l|m tăng căng thẳng trong
quan hệ lao động, ảnh hưởng đến tính ổn định nghề nghiệp của nhóm công nhân nhập cư.

Giá cả tăng cũng có nguy cơ ảnh hưởng bất lợi thêm đến tình trạng thiếu vốn xã hội của cả
người nghèo bản xứ v| người nhập cư.
Tuy nhiên, các ảnh hưởng cực đoan như "cho con nghỉ học", "bán tài sản hoặc tăng vay nợ
để trang trải chi phí hàng ngày" hầu như chưa xảy ra trong tất cả các nhóm xã hội khảo
sát. Các hoạt động tín dụng cho người nghèo tại địa phương chưa thấy bị ảnh hưởng xấu.
Ảnh hưởng về quan hệ giới mới chủ yếu ở khía cạnh ph}n công lao động trong gia đình
(phụ nữ phải lo toan nhiều hơn cho bữa ăn gia đình, một số phụ nữ thuộc hộ nghèo vất vả
hơn do phải đi l|m thêm việc phụ để kiếm thêm thu nhập trong cơn bão gi{ ). Chưa thấy
rõ những thay đổi về cơ cấu việc l|m do t{c động riêng của giá cả tăng (kh{c với t{c động
của cuộc khủng hoảng tài chính 2009). Mối quan tâm chính hiện nay của những người được
phỏng vấn là có việc làm với thu nhập khả dĩ hơn để chống chọi với cơn bão gi{.
Từ kết quả đ{nh gi{ nhanh cung cấp một số gợi ý cho thảo luận chính s{ch như sau:
Về các vấn đề chung
 Nghiên cứu tính toán thêm và công bố "chỉ số gi{ tiêu dùng cơ bản" (core-CPI) đã
loại trừ gi{ lương thực v| gi{ năng lượng. Phân loại chi tiết hơn c{c hạng mục chỉ số
gi{ trong nhóm "h|ng ăn v| dịch vụ ăn uống" để thấy rõ diễn biến chỉ số gi{ đối với
các hàng hóa thiết yếu với người dân. Tính toán CPI riêng cho khu vực nông thôn
và khu vực thành thị, CPI cho người có thu nhập thấp.
 Đẩy nhanh việc thiết kế, phê duyệt và thực hiện các chiến lược v| đề án ASXH,
trong đó cần bổ sung "Hệ thống ASXH đối với d}n cư đô thị". Hệ thống ASXH cần
dựa vào việc đ{nh gi{ liên tục, chính xác tính dễ bị tổn thương của các nhóm xã hội
trước bối cảnh "đa cú sốc". Trong hệ thống ASXH cũng cần xây dựng một cơ chế
điều chỉnh kịp thời các mức hỗ trợ, chuẩn nghèo và cách thức nhận diện các nhóm
rơi v|o khó khăn cần hỗ trợ theo diễn biến giá cả.
Về các chính sách hỗ trợ cụ thể trong bối cảnh tăng giá
 Bổ sung nhóm BTXH (theo Nghị định 67/NĐ-CP) không thuộc hộ nghèo (người già
trên 80 tuổi, gia đình nuôi trẻ em mồ côi, gia đình có hai người tàn tật nặng, người
mắc bệnh tâm thần nặng sống độc th}n<) vào diện được hưởng chính sách hỗ trợ
tương tự như nhóm hộ nghèo trong Quyết định 471/QĐ-TTg.
 Áp dụng mức hỗ trợ gi{ b{n điện ưu đãi cho hộ nghèo, hộ thu nhập thấp ở khu vực

đô thị với mức sử dụng thường xuyên dưới 100KWh/tháng, thay vì mức sử dụng



7
thường xuyên dưới 50KWh/tháng chung trong cả nước như hiện nay. Truyền thông
rộng rãi về chính sách hỗ trợ gi{ điện, thực hiện thông qua cấp phường và các khu
phố, tổ dân phố. Bên b{n điện tổ chức đợt rà soát tổng thể các nhà trọ cho thuê để
áp mức giá bán lẻ ưu đãi cho người thuê trọ theo tinh thần của Thông tư
05/2011/TT-BCT. Có chính sách hỗ trợ về chi phí công tơ khi lắp đặt công tơ điện
dùng thẻ trả trước đối với sinh viên, công nhân (tại các khu nhà trọ).
 Áp dụng cuộc vận động không tăng gi{ nh| trọ một cách rộng rãi tại các thành phố
trong cả nước (như c{ch l|m của TP.HCM). Cuộc vận động này nên bao quát cả
những hộ có ít phòng trọ, chưa đăng ký kinh doanh.
 Từng bước thay thế cách hỗ trợ bình ổn giá thông qua doanh nghiệp/cửa hàng kinh
doanh bằng chính sách hỗ trợ tiền mặt trực tiếp ("cash transfer") cho người nghèo,
gắn với thiết kế hệ thống ASXH tổng thể.
 Tăng cường thực hiện các chính sách hỗ trợ học nghề thông qua các doanh nghiệp
có tiến hành dạy nghề gắn liền với tuyển dụng (với mức lương cam kết thỏa đ{ng),
để học nghề gắn liền với cơ hội việc l|m hơn nữa.
 Triển khai nhanh các nội dung hỗ trợ dinh dưỡng học đường thiết thực đối với học
sinh mẫu giáo và tiểu học (đã nêu trong Quyết định 641/QĐ-TTg mới ban hành).
 Cân nhắc kỹ yêu cầu tiết kiệm chi thường xuyên để giảm bớt khó khăn cho c{c hoạt
động ở cấp cơ sở, nếu chưa thể thực hiện ngay việc tăng phụ cấp cho cán bộ cơ sở.














8
1. GIỚI THIỆU

Bối cảnh
Tổng cục Thống kê (TCTK) vừa công bố
1
, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2011 của Việt
Nam đã tăng 3,32% so với th{ng 3/2011. Đ}y l| mức tăng cao nhất kể từ tháng 3/2008. Chỉ
số gi{ tiêu dùng th{ng 4/2011 đã tăng 9,64% so với th{ng 12/2010, v| tăng 17,51% so với
cùng kỳ năm trước.
Chỉ số gi{ h|ng ăn v| dịch vụ ăn uống th{ng 4/2011 tăng 4,5% so với th{ng 3/2011 v| tăng
13,19% so với th{ng 12/2010. Trong đó, lương thực tăng 2,47% so với th{ng 3/2011 v| tăng
8,71% so với tháng 12/2010; thực phẩm tăng 5,61% so với th{ng 3 v| tăng 15,2% so với
th{ng 12/2010; ăn uống ngo|i gia đình tăng 3,31% so với th{ng 3 v| tăng 11,98% so với
tháng 12/2010.
Chỉ số gi{ nhóm giao thông th{ng 4/2011 tăng 6,04%, chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây
dựng th{ng 4/2011 tăng 4,38% so với tháng 3/2011. Trong 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu
dùng còn lại cũng không có nhóm n|o chỉ số giá giảm.
Gi{ tiêu dùng tăng cao do ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong v| ngo|i nước, trong đó việc
điều chỉnh tăng gi{ xăng, dầu trong nước là một trong những nguyên nhân chủ yếu tác
động đến giá của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ.
Giá cả tăng cao trong 4 th{ng đầu năm 2011, cộng với mức tăng gi{ trong năm 2010 trước
đó, có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến đời sống hàng ngày của người dân, nhất là nhóm

nghèo v| người có thu nhập thấp thuộc diện “thuần mua lương thực - thực phẩm” ở khu
vực đô thị.
Trong bối cảnh đó, c{c tổ chức ActionAid Việt Nam (AAV) và Oxfam tiến hành một đợt
đ{nh gi{ nhanh về ảnh hưởng của biến động giá cả đến đời sống và sinh kế của người
nghèo và cận nghèo tại khu vực đô thị. Kết quả khảo sát hy vọng sẽ đóng góp kịp thời một
số ý kiến vào việc thảo luận chính s{ch cũng như việc thiết kế, triển khai c{c chương trình
dự án phát triển của AAV, Oxfam v| c{c đối tác trong bối cảnh giá cả tăng cao.
Mục tiêu đánh giá nhanh
Đ{nh gi{ nhanh n|y nhằm “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến động giá tăng trong bốn tháng
đầu năm 2011 đến đời sống các nhóm dân cư tại một số địa bàn đô thị điển hình".

1
"Tình hình kinh tế - xã hội 4 th{ng đầu năm 2011". Nguồn: trang web của Tổng cục Thống kê




9
Cụ thể, đợt đ{nh gi{ nhanh n|y mong muốn kết nối các phát hiện cụ thể tại các điểm khảo
sát với các vấn đề chính sách liên quan, thông qua tìm hiểu:
 Diễn biến giá cả trong năm 2011 của các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu đối với cư d}n
đô thị tại c{c điểm khảo sát
 Sự quan tâm của các nhóm xã hội đối với các loại mặt hàng tăng gi{
 Cách chống đỡ của các nhóm xã hội trong bối cảnh giá cả tăng
 Ảnh hưởng của giá cả tăng đến đời sống và sinh kế của các nhóm xã hội
 Phản hồi của các nhóm xã hội về các chính sách hỗ trợ.
Địa bàn khảo sát
Địa bàn thực hiện đ{nh gi{ nhanh tại ba thành phố lớn được lựa chọn l| phường 17 (quận
Gò Vấp, Tp HCM), phường Quán Trữ (quận Kiến An, Hải Phòng) và xã Quang Tiến (huyện
Sóc Sơn, H| Nội), điển hình cho ba khu vực đô thị, ngoại vi đô thị hóa, và ngoại thành chịu

ảnh hưởng của công nghiệp hóa.
Tại mỗi phường, chọn một khu phố/tổ dân phố/thôn điển hình có đông người nghèo bản
xứ v| người nhập cư, trong đó bao gồm cả người lao động tự do, công nh}n lao động phổ
thông trong các nhà máy xí nghiệp, cán bộ viên chức có mức thu nhập thấp và trung bình,
và người hưởng các chính sách trợ cấp xã hội.
BẢNG 1. Thông tin chung về các điểm khảo sát
Phường/

Quận,
huyện
Thành
phố
Vị trí địa lý
Tổng
số hộ
gia
đình
(hộ)
Tổng số
nhân
khẩu
(người)
Số nhân
khẩu tạm
trú ước
tính
(người)
Cơ cấu kinh
tế (%)
Số hộ nghèo

đầu 2011
(theo chuẩn
nghèo mới*)
Phường
17
Gò Vấp
TP.HC
M
Khu vực đô thị
6.629
44.242
25.040
Công
nghiệp: 75
Thương mại-
dịch vụ: 25
378
Phường
Quán
Trữ
Kiến
An
Hải
Phòng
Khu vực ngoại vi đô thị
hóa
2.400
8.500
2.000
Công

nghiệp: 65,8
Thương mại-
dịch vụ: 31
Nông
nghiệp: 0,5
46

Quang
Tiến
Sóc Sơn
Hà Nội
Nông thôn ngoại
thành, chịu ảnh hưởng
của công nghiệp hóa
(có KCN Nội Bài)
1920
8.967
1.363
Nông
nghiệp: 70
Thương mại-
dịch vụ: 30
227
NGUỒN: Thảo luận nhóm cán bộ phường/xã tại địa bàn khảo sát, tháng 5/2011




10
Ghi chú:

 Chuẩn nghèo mới của TP.HCM áp dụng từ đầu năm 2010 l| thu nhập từ 1.000.000 đồng/người/tháng
trở xuống (theo Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 29/3/2010 của UBND TP.HCM)
 Chuẩn nghèo mới của TP. Hải Phòng áp dụng từ đầu năm 2011 vẫn theo chuẩn nghèo chung trên cả
nước do Chính phủ qui định là thu nhập từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống ở khu vực đô thị
(theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ)
 Chuẩn nghèo mới của TP. Hà Nội áp dụng từ đầu năm 2011 l| thu nhập từ 550.000 đồng/người/tháng
trở xuống ở khu vực nông thôn (theo Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 10/1/2011 của UBND TP.
Hà Nội). Tuy nhiên, số liệu hộ nghèo của xã Quang Tiến trong bảng vẫn theo chuẩn nghèo cũ l| thu
nhập từ 400.000 đồng/người/tháng.
Các nhóm dân cư ở khu vực đô thị thuộc diện khảo sát
Đ{nh gi{ nhanh n|y tập trung tìm hiểu t{c động của biến động gi{ đối với 6 nhóm xã hội
chính ở khu vực đô thị, bao gồm:
 nhóm người nghèo bản xứ, v| c{c đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp
thường xuyên theo Nghị định 67/NĐ-CP
 nhóm công nhân nhập cư (khu vực chính thức)
 nhóm lao động nhập cư l|m nghề tự do (khu vực phi chính thức)
 nhóm lao động bản xứ làm nghề tự do
 nhóm hưu trí
 nhóm cán bộ viên chức có mức thu nhập trung bình.
Phương pháp đánh giá
"Đánh giá nhanh tác động giá tăng bốn tháng đầu năm 2011" được thực hiện theo phương
pháp nghiên cứu định tính, dựa trên các cuộc thảo luận nhóm theo chủ đề và phỏng vấn
sâu tại một số địa b|n điển hình.
Bài tập "liệt kê - xếp hạng" (xếp bìa màu) các mặt h|ng tăng gi{ ảnh hưởng lớn đến đời sống
v| c{c phương {n chống đỡ khi giá cả tăng được áp dụng thống nhất trong thảo luận nhóm
theo chủ đề và phỏng vấn s}u đối với các nhóm xã hội tại cả ba địa bàn khảo sát.
Công tác thực địa được tiến hành trong vòng một tuần từ 9 đến 15/5/2011 tại ba điểm khảo
sát (xem Phụ lục 1: Lịch công tác thực địa).
Tổng cộng, nhóm đ{nh gi{ đã tiến hành 18 cuộc thảo luận nhóm theo chủ đề với 151 người
tham gia, trong đó có 23 cán bộ phường/xã và 128 người dân, gồm 70 nam và 81 nữ.




11
Số lượng phỏng vấn sâu là 55 cuộc (8 nam và 47 nữ), gồm cán bộ y tế, trường học, chủ nhà
trọ, chủ qu{n b{n h|ng, người có lương, đại diện c{c gia đình hộ nghèo người lao động tự
do (bản xứ và nhập cư), công nh}n nhập cư.
Nhóm đánh giá
Nhóm đ{nh gi{ tại mỗi địa bàn khảo sát gồm 4 người của Công ty tư vấn Trường Xuân
(Ageless):
 Hoàng Xuân Thành - Trưởng nhóm
 Đinh Thị Thu Phương
 2 nghiên cứu viên.
Cán bộ tổ chức AAV/Oxfam, cán bộ đối t{c địa phương của AAV đã tham gia hỗ trợ đợt
đ{nh gi{ tại cả ba điểm khảo sát. Cán bộ Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) hỗ trợ
công t{c điều phối và tổ chức đợt đ{nh gi{ tại điểm khảo sát ở Sóc Sơn (H| Nội).




12
2. DIỄN BIẾN GIÁ CẢ TRONG BỐN THÁNG
ĐẦU NĂM 2011 TẠI CÁC ĐỊA BÀN KHẢO
SÁT

Giá bán lẻ bình quân của hầu hết mặt hàng, dịch vụ thiết yếu đều tăng trong 4 th{ng đầu
năm 2011, đặc biệt là từ sau Tết nguyên đ{n. Những loại mặt hàng có mức tăng gi{ mạnh là
lương thực, thực phẩm; điện, xăng, gas; phòng trọ (xem thêm Bảng giá chi tiết trong Phụ lục
2).
BIỂU ĐỒ 1. Mức tăng giá bình quân tại các điểm khảo sát cuối 2010 – tháng 4/2011 (giá

tháng 11-12/2010 = 100%)



NGUỒN: Khảo sát các cửa h|ng, đại lý tại địa bàn khảo sát, tháng 5/2011
100
105
110
115
120
125
130
135
Tháng 11-
12/2010
Tháng 1-
2/2011
Tháng 3-
4/2010
%
Gạo
Khang
Dân
Thịt ba chỉ
Dầu ăn
(Neptune)
Mỳ tôm
Hảo Hảo
Hà Nội
100

110
120
130
140
150
160
Tháng 11-
12/2010
Tháng 1-2/2011
Tháng 3-4/2011
%
Gạo BC
Thịt ba
chỉ
Dầu ăn
(Meizan)
Mỳ tôm
Hảo Hảo
Hải Phòng
100
120
140
160
180
200
220
Tháng 11-
12/2010
Tháng 1-2/2011
Tháng 3-4/2011

%
Gạo 64
Thịt ba chỉ
Dầu ăn
(Neptune)
Mỳ tôm Hảo
Hảo
Trứng
TP Hồ Chí Minh



13
Nhóm lương thực, thực phẩm
Giá gạo bình quân từ th{ng 12/2010 đến 4/2011 đã tăng 20-30%. Riêng tại phường 17
(TP.HCM), giá một số loại gạo thường, có chất lượng thấp hơn m| người nghèo, người thu
nhập thấp thường dùng (gạo Nở mềm) tăng khoảng 25% so với tháng 1-2/2011 và 40% so
với tháng 11-12/2010.
Giá thịt lợn th{ng 4/2011 đã tăng 10-20% so với cuối năm 2010: gi{ c{c loại thịt ngon (thịt
thăn, thịt mông, thịt n{ch) tăng khoảng 10.000 đồng/kg; giá các loại thịt kém ngon hơn (ba
chỉ, thịt mỡ) tăng khoảng 7-8.000 đồng/kg. Tại điểm khảo sát ở Hải Phòng, giá thịt lợn có
mức tăng cao hơn so với Hà Nội và TP. HCM (loại thịt ngon tăng khoảng 20.000 đồng/kg,
loại thịt kém hơn tăng khoảng 10.000 đồng/kg).
Đ{ng lưu ý, gi{ thịt lợn hơi c{c cửa hàng thịt nhập vào chỉ tăng từ 5-10% trong cùng kỳ.
Theo một chủ cửa hàng thịt tại phường Quán Trữ (Hải Phòng), giá lợn hơi hiện tại khoảng
42.000 đồng/kg, chỉ tăng khoảng 4-5.000 đồng/kg so với cuối năm 2010. Có thể thấy, các cửa
hàng tăng giá bán lẻ nhiều loại thực phẩm trong bốn tháng đầu năm 2011 không hẳn là theo
mức tăng chi phí đầu vào trực tiếp (m| tăng theo xu hướng tăng gi{ chung của các mặt
hàng, dịch vụ khác).
Giá một số mặt hàng thực phẩm kh{c như dầu ăn, mì chính, trứng có mức tăng bình

quân 10-20%. Cá biệt có một số mặt h|ng tăng khoảng 50 - 60% như đậu phụ, cá biển.
Tuy nhiên, giá nhiều mặt hàng tại c{c điểm khảo sát trong hai tuần đầu th{ng 5/2011 đã
chững lại, thậm chí giá một số loại thịt, rau đã giảm khoảng 5% so với giá tháng 4/2011. Giá
đa số hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trong tháng 5/2011 đã không tăng theo mức
tăng lương tối thiểu (áp dụng từ 1/5/2011), do đã tăng gi{ mạnh trong c{c th{ng trước đó,
giá cao dẫn đến lượng tiêu thụ giảm nên các quầy h|ng có xu hướng giữ và giảm giá cho
phù hợp với lượng cầu giảm.
Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt
Đặc điểm chung của cả ba địa b|n l| đều có một lượng người nhập cư đến ở trọ. Nhiều hộ
gia đình bản xứ có thu nhập đ{ng kể dựa vào kinh doanh nhà trọ. Thời điểm khảo sát cuối
tháng 4/2011 giá phòng trọ cũng đã tăng bình qu}n từ 20-40% so với cuối năm 2010. Riêng
tại phường 17 (TP.HCM) giá phòng trọ đã tăng từ đầu năm 2011, đến tháng 3-4/2011 không
tăng thêm do có phong tr|o vận động chủ nhà trọ không tăng gi{.
Tại các nhà trọ, hầu hết người thuê vẫn phải sử dụng điện ở mức giá khá cao, do chủ nhà
quy định. Mức gi{ điện tại nhà trọ phổ biến tại c{c địa bàn khảo sát là từ 2.000-3.000
đồng/kWh, tăng từ 500-1.000 đồng/kWh so với thời điểm cuối năm 2010.
Gi{ xăng đã tăng mạnh theo giá thế giới. Riêng dầu hỏa có mức tăng 60% so với cuối năm
2010. Gi{ gas tăng từ 10-20%, và tiếp tục có đợt tăng mạnh v|o đầu tháng 5/2011.



14
Công lao động
Gi{ công lao động phổ thông thời điểm khảo s{t đã tăng 20-50% so với cuối năm 2010.
Trong đó gi{ công lao động tại xã Quang Tiến (Hà Nội) v| phường Quán Trữ (Hải Phòng)
tăng từ 100.000 đồng/ng|y lên 120.000 đồng/ngày. Riêng tại phường 17 (TP.HCM) giá công
lao động có mức tăng cao hơn từ 100-120.000 đồng/ng|y lên 150.000 đồng/ngày.
Thu nhập của nhóm công nhân thời điểm th{ng 4/2011 đã tăng khoảng 5-10%, tương đương
tăng bình qu}n 100-200.000 đồng/tháng, so với cuối năm 2010. Tại xã Quang Tiến (Hà Nội)
v| phường Quán Trữ (Hải Phòng) thu nhập của công nhân ở thời điểm tháng 4/2011 là

khoảng 1,8-2,5 triệu đồng/tháng còn tại phường 17 (TP.HCM) là 2,5-3 triệu đồng/tháng.
Tiền lương lao động làm việc trong các doanh nghiệp v| cơ quan nh| nước có mức tăng
tương đương với biên độ tăng 13% của mức lương tối thiểu theo qui định của Chính phủ
(từ 730.000 đồng/tháng áp dụng từ 1/5/2010, tăng lên 830.000 đồng/tháng áp dụng từ
1/5/2011).

















15
3. SỰ QUAN TÂM VÀ CÁCH CHỐNG ĐỠ
CỦA CÁC NHÓM DÂN CƯ ĐÔ THỊ ĐỐI VỚI
SỰ TĂNG GIÁ CÁC MẶT HÀNG TRONG
BỐN THÁNG ĐẦU NĂM 2011

Sự quan tâm và cách chống đỡ với giá cả tăng phụ thuộc nhiều v|o điều kiện sống, cơ cấu
chi tiêu và nguồn thu nhập của từng hộ gia đình. Mỗi nhóm xã hội thuộc diện khảo sát có

đặc điểm riêng, nên sự quan tâm và cách chống đỡ với giá cả tăng có sự khác biệt nhất
định.

3.1. Hộ nghèo bản xứ
Hộ nghèo ở khu vực đô thị thường làm việc trong khu vực phi chính thức, có thu nhập thấp
và không ổn định. Một bộ phận lớn hộ nghèo đô thị thuộc diện già yếu neo đơn, có người
ốm đau, phụ nữ đơn th}n, đông con nhỏ Tài sản gia đình hộ nghèo ít có giá trị, diện tích
nh| thường nhỏ.
BẢNG 2. Những mặt hàng tăng giá tác động chủ yếu đến nhóm người nghèo bản xứ
Xếp loại ưu tiên
Xã Quang Tiến
(Sóc Sơn, Hà Nội)
Phường Quán Trữ
(Kiến An, Hải Phòng)
Phường 17
(Gò Vấp, TP.HCM)
1
Thịt, cá
Thuốc và dịch vụ y tế
Thịt, cá
2
Điện
Gạo
Gạo
3
Xăng
Thịt, cá
Điện
4
Tiền học cho con

Thực phẩm khác
Thuốc và dịch vụ y tế
5
Gạo
Nhà trọ
Tiền học
NGUỒN: Thảo luận nhóm người nghèo bản xứ tại địa bàn khảo sát, tháng 5/2011
Nhóm hộ nghèo cho biết họ chịu ảnh hưởng nhiều nhất ở việc tăng gi{ c{c mặt hàng thịt,
cá, gạo, điện. Nhiều hộ nghèo có th|nh viên đau ốm, bệnh tật nên tỏ ra lo ngại khi giá thuốc
chữa bệnh tăng cao. Nhóm hộ nghèo ít quan t}m hơn đến việc tăng gi{ c{c mặt hàng mua
sắm c{ nh}n hay vui chơi giải trí, vì ng|y thường họ cũng đã ít tham gia c{c hoạt động này.






16
HỘP 1. Hộ nghèo già cả lo nhất việc tăng giá gạo, thực phẩm và thuốc chữa
bệnh
Gia đình ông K., 73 tuổi sống tại tổ dân phố 1, phường Quán Trữ (Kiến An, Hải Phòng) là
trường hợp điển hình hộ già cả cực nghèo ở khu vực đô thị. Ông bà có một cô con gái
nhưng đã lấy chồng ra ở riêng, gia đình cũng khó khăn. Hiện ông b| không có lương,
không có thu nhập gì khác, sống hoàn toàn dựa vào sự giúp đỡ của con ch{u, người thân.
Cuộc sống của ông bà rất vất vả khi giá hàng hóa thực phẩm ng|y c|ng tăng cao.
Theo ông K, giá gạo tăng ảnh hưởng đ{ng kể tới tất cả hộ nghèo, trong đó có gia đình ông:
“nhà nghèo thức ăn không có còn được, chứ gạo không thể thiếu”. Ông b| thường ăn loại gạo giá
rẻ “cơm nấu lên khô, hạt rời”. Trước Tết, bình thường ông bà mua khoảng 10 kg gạo/lần với
mức gi{ 9.000 đồng/kg nhưng hiện nay ông bà chỉ dám mua 2-3 kg/lần do giá gạo tăng lên
11.000 đồng/kg.

Số tiền đi chợ mua thức ăn h|ng ng|y (không kể gạo, dầu, mắm muối<) của ông bà chỉ có
khoảng 5.000 đồng, bằng với mức năm ngo{i. Gi{ tăng khiến lượng thức ăn h|ng ng|y
buộc phải giảm đi. Trước đ}y với 3.000 đồng tiền cá khô ông b| mua được “một nắm tay”
nhưng từ khi tăng gi{ chỉ mua được “một dúm nhỏ nên phải kho thật mặn thì mới đủ ăn cơm cả
ngày. Những hôm không có tiền, có khi ăn cơm rau với muối”. Ông cho biết: “nhà nghèo, chỉ lo ăn
hàng ngày thôi. Mấy tháng trước, con gái mua cho một cái tủ lạnh cũ. Tự nhiên mà có đồ gì để đâu,
lại tốn thêm tiền điện. Trước đây, chỉ có cái quạt và cái ti vi cũ, tháng chỉ hết 30-40.000 đồng tiền
điện, tháng vừa rồi có cái tủ lạnh, lại tăng giá điện, phải trả tới 70.000 đồng. Hôm 1/5 vừa rồi ông
rút tủ lạnh ra rồi”.
Khi được hỏi ưu tiên xếp loại những mặt h|ng có gi{ tăng ảnh hưởng nhất đến cuộc sống
của gia đình, ông K. đã lựa chọn gạo, thực phẩm khác (cá khô, mắm, muối, gia vị, mỡ<) v|
thuốc chữa bệnh.

So sánh giữa c{c địa bàn khảo sát cho thấy, ảnh hưởng của giá cả tăng đến nhóm hộ nghèo
bản xứ có sự khác nhau nhiều ở mặt hàng gạo - là mặt hàng thiết yếu chiếm một tỷ lệ đ{ng
kể trong cơ cấu chi tiêu của người nghèo đô thị.
 Tại xã Quang Tiến (Hà Nội) - là xã nằm ở khu vực ngoại th|nh, người dân vẫn còn
sản xuất nông nghiệp, do đó phần lớn hộ gia đình có khả năng đảm bảo lương thực
và ít chịu t{c động từ việc tăng gi{ gạo.
 Ngược lại, hai điểm khảo sát tại Hải Phòng và TP.HCM là khu vực đô thị thuần
mua lương thực, nên giá gạo tăng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người
nghèo. Hộ nghèo thường ăn những loại gạo rẻ tiền, ví dụ hộ nghèo tại phường
Quán Trữ (Hải Phòng) thường ăn loại gạo Khang D}n cũ, hộ nghèo tại phường 17



17
(TP.HCM) thường ăn gạo 64. Tại phường 17 (TP.HCM), trong 4 th{ng đầu năm
2011, giá gạo 64 đã tăng mạnh hơn c{c loại gạo khác nên ảnh hưởng lớn đến đời
sống của các hộ nghèo

2
.
Ngoài ra, tại phường Quán Trữ (Hải Phòng) v| phường 17 (TP.HCM) có một số hộ nghèo
có hộ khẩu thường trú nhưng vẫn phải thuê nhà trọ. Do phải thuê nhà nguyên căn cho cả
gia đình nên chi phí thuê nh| trọ của nhóm nghèo bản xứ lớn hơn nhiều so với nhóm nhập
cư. Gi{ nh| trọ tăng cũng có t{c động không nhỏ đến đời sống của những hộ n|y. Đ}y l|
điểm khác biệt so với với nhóm nghèo ở xã Quang Tiến (Hà Nội) không phải thuê nhà trọ.
HỘP 2. Hộ nghèo bản xứ đi thuê nhà trọ
Chị P., 37 tuổi là một trong số 5 hộ nghèo của tổ dân phố 1, phường Quán Trữ (Kiến An, Hải
Phòng) có hộ khẩu thường trú tại địa phương nhưng vẫn phải thuê nhà trọ. Nguyên nhân
do chồng chị l| người từ nơi kh{c chuyển về không có đất. Chị P được mẹ cho mượn đất
làm nhà ở, nhưng nay anh trai chị đòi đất nên hai vợ chồng phải đi thuê nh| ở.
Do chồng bị bệnh thần kinh, có một con gái mới 10 tuổi, nên thu nhập của gia đình trông
vào việc làm thuê của chị. Chị P phải làm nhiều nghề để kiếm sống từ bốc vác, phụ hồ, giúp
việc gia đình nhưng thu nhập rất bấp bênh. Tiền công của chị nếu làm nửa buổi được
khoảng 40-50.000 đồng, nếu làm cả ng|y được 100.000 đồng. Tổng thu nhập của gia đình
một th{ng được khoảng 1,5-2 triệu đồng.
Hàng ngày chị phải lo chi phí cuộc sống của hai vợ chồng v| nuôi con g{i ăn học. Chi phí
của gia đình ở thời điểm tháng 5/2011 bao gồm: (i) tiền học của con l| 150.000 đồng/tháng
(tăng 30.000 đồng/tháng so với trước Tết); (ii) tiền chu cấp nuôi mẹ đẻ chị P. là 100.000
đồng/tháng; (iii) tiền nhà trọ l| 600.000 đồng/th{ng (tăng 100.000 đồng/tháng so với trước
Tết); iv) còn lại là tiền ăn v| c{c chi phí kh{c. Chi phí nh| trọ chiếm khoảng 30-40% thu nhập
của gia đình. Chị cho biết, nhiều khi không có tiền đong gạo nhưng không d{m mua chịu và
cũng không ai b{n chịu cho gia đình chị “Ở đây không ai bán chịu lâu cho mình. Mình cũng
không dám mua chịu. Có lần mình hỏi mua chịu gạo họ nói thẳng hộ nghèo thuê nhà trọ thì lấy đâu
tiền mà trả nên mình cũng thấy ngại“.
Trong cuộc thảo luận nhóm hộ nghèo, đến phần xếp hạng ưu tiên những mặt h|ng tăng gi{
ảnh hưởng nhiều nhất đến đời sống hộ gia đình, chị Phương đã chọn "tăng gi{ nh| trọ".
Theo chị, giá nhà trọ tăng khiến đời sống của gia đình chị vốn đã khó khăn c|ng trở nên khó
khăn hơn.



2
Nhóm nghèo nhất trong ngũ vị phân thu nhập chi gần 40% cho gạo trong tổng chi tiêu lương thực – thực



18
Các phương án chống đỡ với giá cả tăng được ưu tiên cao trong nhóm hộ nghèo tại ba
điểm khảo s{t l| mua đồ ăn rẻ hơn, giảm mức ăn/lượng đồ ăn v| giảm dùng điện.
Để mua được đồ ăn rẻ hơn, nhiều người nghèo đã thay đổi hành vi mua sắm bằng c{ch đi
chợ vào buổi sáng sớm hoặc buổi trưa, chiều muộn. Một số chuyển sang mua những loại
thức ăn kém ưa thích hơn như chuyển từ ăn thịt/cá giá cao sang các loại thịt/cá giá rẻ;
chuyển từ trứng vịt, gà ta sang trứng gà công nghiệp; hoặc chuyển từ thịt/c{ sang ăn đậu
phụ, lạc, trứng, rau< Với biện pháp giảm lượng đồ ăn/mức ăn, người nghèo thường chọn
giảm nhiều nhất là thịt, cá, trong khi rau và các thực phẩm kh{c (đậu phụ, trứng, cá khô )
vẫn giữ nguyên hoặc tăng lượng lên để bù dinh dưỡng cho lượng thịt, cá giảm đi.
Biện ph{p “giảm dùng điện” được người nghèo tại phường 17 (TP.HCM) ưu tiên cao hơn
so với ở xã Quang Tiến (Hà Nội) v| phường Quán Trữ (Hải Phòng), do "hộ nghèo" tại
phường 17 (TP.HCM) theo chuẩn nghèo của TP.HCM cao gần gấp đôi so với hai điểm khảo
sát còn lại, có khả năng mua nhiều thiết bị điện hơn dẫn đến tiêu thụ điện lớn hơn. Người
dân giảm dùng điện bằng cách dùng bớt tivi, quạt, bóng đèn, giảm hẳn dùng tủ lạnh< Đa
số hộ nghèo tại phường Quán Trữ (Hải Phòng) trước nay vẫn sử dụng than tổ ong để đun
nấu, nên ít quan t}m đến giá gas. Hộ nghèo ở xã Quang Tiến (Hà Nội) vẫn dùng hỗn hợp cả
than, củi, rơm rạ v| gas để giảm chi phí đun nấu, giảm gas chưa l| phương {n ưu tiên.
Riêng tại phường 17 (TP.HCM), một số hộ nghèo đã tăng dùng "dầu hôi" (dầu hỏa) thay gas
để nấu ăn.
BẢNG 3. Những biện pháp chống đỡ ưu tiên của nhóm hộ nghèo bản xứ
Xếp loại ưu
tiên

Xã Quang Tiến
(Sóc Sơn, Hà Nội)
Phường Quán Trữ
(Kiến An, Hải Phòng)
Phường 17
(Gò Vấp, TP.HCM)
1
Mua đồ ăn rẻ hơn, kém hơn
Giảm lượng đồ ăn, mức ăn
Giảm dùng điện
2
Thay đổi c{ch đi lại để giảm
chi phí
Giảm chi phí quan hệ xã hội
Tăng tự nấu ăn, giảm ăn
ngoài
3
Giảm dùng điện thoại
Mua đồ rẻ, kém hơn
Giảm chi phí dịch vụ y tế
4
Giảm dùng điện
Giảm chi phí cho dịch vụ y tế
Mua đồ ăn rẻ hơn, kém
hơn
5
Giảm mức ăn, lượng đồ ăn
Giảm mức ăn, lượng đồ ăn
Làm thêm việc phụ để
kiếm thêm thu nhập

NGUỒN: Thảo luận nhóm người nghèo bản xứ tại địa bàn khảo sát, tháng 5/2011
Người nghèo tại phường Quán Trữ (Hải Phòng) còn ưu tiên cao cho phương {n “giảm các
chi phí xã hội”. Đối với những đ{m lễ mừng, hộ nghèo chủ yếu tham dự những đ{m họ
hàng gần, hàng xóm gần, còn những đ{m họ h|ng xa, người trong tổ dân phố thì nhóm này
giảm đi. Không chỉ giảm số lượng c{c đ{m lễ mừng, hộ nghèo còn giảm tiền mừng bằng
c{ch không “đi ăn cỗ” v| chỉ gửi tiền mừng (gửi tiền mừng 50.000 đồng, đi ăn cỗ mừng
100.000 đồng)
Nhóm hộ nghèo thường có người ốm đau, bệnh tật, mặc dù có thẻ BHYT nhưng phần lớn
chỉ sử dụng thẻ BHYT khi có bệnh mãn tính hoặc khi bệnh nặng cần nhập viện điều trị.



19
Nếu bệnh nhẹ, đa số thường mua thuốc tại hiệu thuốc bên ngoài. Trong bối cảnh giá cả
tăng, c{ch mua thuốc của nhóm hộ nghèo cũng có sự thay đổi như: (i) cố gắng đảm bảo
phần thuốc chính cho người bệnh nhưng giảm các loại thuốc bổ; (ii) mua thuốc theo ngày,
nếu thấy bệnh đỡ thì không uống đủ liều thuốc để tiết kiệm tiền.
Ngoài ra, nhóm hộ nghèo còn áp dụng các biện pháp chống đỡ kh{c như thay đổi c{ch đi
lại để giảm chi phí (tăng đi xe đạp, xe buýt); tăng tự nấu ăn, giảm ăn ngoài, giảm dùng điện
thoại và giảm dùng số bữa ăn trong ng|y (giảm bữa sáng).
Tại phường 17 (TP.HCM), một số phụ nữ nghèo đã tích cực tìm kiếm công việc làm thêm
để kiếm thêm thu nhập, như giúp việc nhà theo giờ, quét dọn chợ theo giờ, cắt chỉ thừa trên
quần {o để kiếm thêm thu nhập Tuy nhiên, công việc tìm được không dễ dàng do số
lượng người xin việc tăng lên, lượng người thuê giảm. Nhóm hộ nghèo ở khu phố 5,
phường 17 cho biết, chỉ khoảng 30% người đi tìm việc làm thêm thành công.
Đa số đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/NĐ-CP thuộc hộ nghèo. Tuy nhiên, đ}y
thường là những hộ nghèo kinh niên, thiếu lao động, nên khó khăn của họ trong bối cảnh
tăng gi{ nặng nề hơn so với nhóm hộ nghèo nói chung. Những đối tượng BTXH không
thuộc hộ nghèo (người già trên 80 tuổi, gia đình nuôi trẻ em mồ côi, gia đình có hai người
tàn tật nặng, người mắc bệnh tâm thần nặng sống độc th}n<) cũng rất khó khăn trong cơn

bão giá.
HỘP 3. Cách chống đỡ với biến động giá của hộ nghèo có thành viên
thuộc diện bảo trợ xã hội
Chị T, 48 tuổi là hộ nghèo của Khu phố 5, phường 17 (Gò Vấp, TP.HCM). Chồng chị bị
bệnh tâm thần hiện đang hưởng trợ cấp của Nh| nước theo Nghị định 67/NĐ-CP. Vợ
chồng chị hiện đang ở với hai vợ chồng người con trai v| đứa cháu nhỏ 2 tuổi. Con trai
chị năm nay 27 tuổi, phải về nước sớm khi đi XKLĐ tại Malayxia từ giữa năm 2010, hiện
chưa kiếm được việc làm. Con dâu chị đang phụ cho h|ng cơm, mỗi th{ng được 2 triệu
đồng. Trước đ}y, chị thường ở nhà nội trợ, cuộc sống gia đình dựa vào tiền lương của
con cái và tiền trợ cấp hàng tháng của chồng.
Từ khi giá cả tăng, gia đình chị gặp nhiều khó khăn, tiền lương của con d}u không đủ
trang trải. Chị v| gia đình đã {p dụng nhiều biện ph{p để chống đỡ với bão gi{ như sau:
 Giảm dùng gas bằng c{ch “rảnh thì đi nhặt gỗ ở chỗ người ta xây dựng để về đun nước
và ninh xương, chỉ dùng ga để xào thức ăn”.
 Giảm chi phí cho dịch vụ y tế bằng cách bớt lượng thuốc bổ trong đơn thuốc của
chồng.
 Đi kiếm việc phụ để có thêm thu nhập. Từ đầu tháng 3/2010, chị T. bắt đầu đi



20
giúp việc theo giờ. Chị thường làm ở trong phường 17 hoặc c{c phường lân cận
để có thời gian chăm sóc gia đình. Mỗi ngày chị làm khoảng 2 -3 giờ, mỗi giờ
được trả khoảng 20 – 25.000 đồng. Tuy nhiên, chị chỉ làm cho một vài khách quen,
tìm khách mới rất khó do ng|y c|ng có đông người xin đi l|m công việc này. Chị
chia sẻ: “Cuộc sống khó khăn quá nên mình đi kiếm thêm để có tiền sinh hoạt. Nhưng
kiếm đâu có dễ, mình biết nhà người ta cần người muốn đến xin nhưng chưa kịp đến thì
đã có người khác đến rồi. Ở khu nhà tui nếu tính 10 chị thì 7-8 chị muốn đi làm dọn nhà
nhưng mà nói thiệt chỉ 30 phần trăm là tìm được thôi.”
 Ngo|i ra, gia đình chị áp dụng một số biện ph{p kh{c để chống đỡ với giá cả tăng

như giảm dùng điện, giảm mua sắm c{ nh}n<
Chị T. cho biết, nếu tình hình giá cả tiếp tục tăng thì chị sẽ cố gắng thử tìm những công
việc kh{c như nhận quần áo về cắt chỉ hoặc xin đi quét dọn ở chợ An Nhơn.

Khi giá cả tăng nhanh, nhóm BTXH gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, phải
chi tiêu tiết kiệm tối đa. Một số cụ gi| đơn th}n trong nhóm BTXH tại phường 17 (TP.HCM)
cho biết: “Mỗi ngày chỉ có 10 ngàn để mua thức ăn thôi, trước còn có một xíu thịt và rau, giờ thì
vẫn tiền ấy nhưng chỉ mua được rau với đậu hũ thôi”. Một số người thuộc đối tượng BTXH tại
phường 17 (TP.HCM) đã tăng lên chùa Kỳ Quang ăn cơm chay miễn phí (3 lần/tháng) và
xin thức ăn từ chùa. Tuy nhiên, theo nhóm này cho biết, thời gian gần đ}y thức ăn miễn phí
của Chùa cũng đang giảm đi.
“Trước thì cũng ít ăn cơm chay trên chùa, chỉ hôm nào tiện đi bán vé số qua mới ăn thôi nhưng
giờ thì không vắng buổi nào cứ mồng 1, 15, 25 âm là có mặt ở chùa ăn cơm, cơm chùa là cơm chay
nhưng cũng đủ chất cho mình”
(N.V.S, nhóm BTXH khu phố 5, phường 17, Gò Vấp, TP.HCM)
“Khi xe chở hàng cứu trợ về chùa Kỳ Quang là mấy người đến xin, mỗi lần xin được khoảng 10
kí rau cả nhà ăn cả tuần. Giờ thì mỗi lần chỉ được 3 – 5 kí thôi, thấy người trong chùa bảo là bây giờ
hàng người ta cho cũng bớt đi rồi”
(Nhóm BTXH khu phố 5, phường 17, Gò Vấp, TP.HCM)

3.2. Công nhân nhập cư
Công nhân nhập cư tại ba địa bàn khảo sát chủ yếu làm các công việc tay nghề thấp (may
mặc, giày da, lắp ráp ), có việc l|m tương đối ổn định trong năm 2011 do c{c doanh nghiệp
đã phục hồi sau khủng hoảng tài chính thế giới. Ở thời điểm tháng 4/2011, mức lương của



21
công nhân nhập cư chỉ tăng khoảng 5-10%, tương đương 100-200.000 đồng/tháng so với
tháng 12/2010. Trong bối cảnh tăng gi{, cuộc sống của nhóm công nhân nhập cư rất khó

khăn do phải chi trả thêm cho thuê nhà trọ, chịu gi{ điện cao (1.500-3.000 đồng/kWh), chi
phí đi lại về quê tốn kém<
Nhóm công nhân nhập cư có con nhỏ (theo cán bộ xã ước tính, chiếm khoảng 10% trong số
công nhân nhập cư l|m việc tại KCN Nội Bài tại xã Quang Tiến - Hà Nội) càng gặp khó
khăn hơn do mức thu nhập tăng không tương xứng với mức tăng gi{ lương thực, thực
phẩm, các khoản tiền sữa, tiền bỉm (tăng khoảng 10%), tiền học cho con (tăng khoảng 20-
30%)
Khi được hỏi về xếp ưu tiên c{c mặt h|ng tăng gi{ ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc sống
của mình, nhóm công nhân nhập cư chủ yếu lựa chọn mặt hàng thực phẩm (thịt, cá, thực
phẩm khác, gạo, ) và nhà trọ. Cũng giống như nhóm người nghèo bản xứ, các dịch vụ vui
chơi giải trí, ăn uống bên ngoài, vật liệu xây dựng ít ảnh hưởng đến nhóm công nhân nhập
cư do bản thân họ đã ít tiếp cận từ trước thời điểm tăng gi{.
BẢNG 4. Những mặt hàng tăng giá tác động chủ yếu đến nhóm công nhân nhập cư
Xếp loại ưu tiên
Xã Quang Tiến
(Sóc Sơn, Hà Nội)
Phường Quán Trữ
(Kiến An, Hải Phòng)
Phường 17
(Gò Vấp, TP.HCM)
1
Gạo
Thịt, cá
Nhà trọ
2
Thịt, cá
Xăng
Thực phẩm khác
3
Thực phẩm khác

Điện
Thịt, cá
4
Rau
Gas
Điện
5
Nhà trọ
Tiền học cho con
Gạo
NGUỒN: Thảo luận nhóm người nghèo bản xứ tại địa bàn khảo sát, tháng 5/2011
Giữa ba điểm khảo sát có sự khác biệt nhỏ về ảnh hưởng của sự tăng gi{ c{c mặt h|ng đối
với công nhân nhập cư. Cụ thể là:
 Nhà trọ: Tại xã Quang Tiến (Hà Nội) v| phường Quán Trữ (Hải Phòng), nhóm công
nhân nhập cư ít cảm thấy áp lực của việc tăng gi{ nh| trọ do giá nhà trọ còn thấp.
Tại phường 17 (TP.HCM) có giá nhà trọ cao nhất trong ba thành phố nên giá nhà trọ
tăng ảnh hưởng nhiều hơn đến đời sống của công nhân nhập cư
3
.
 Xăng: Nhóm công nhân nhập cư tại xã Quang Tiến (Hà Nội) ít chịu ảnh hưởng bởi
việc tăng gi{ xăng do công nh}n nhập cư chủ yếu làm việc tại KCN Nội B|i đóng

3
Giá phòng trọ (cùng một loại phòng trọ theo dãy, không khép kín, diện tích từ 10-12m
2
) vào tháng 5/2011 tại
Hà Nội phổ biến là khoảng 300.000 đồng/phòng, tại Hải Phòng là 350.000 - 400.000 đồng/phòng và tại TP.HCM
là 800.000 - 1.000.000 đồng/phòng. Tại quận Gò Vấp (TP.HCM) đã ph{t động phong trào các nhà trọ không tiếp
tục tăng gi{ cho thuê phòng từ th{ng 3/2011, nhưng thực tế các nhà trọ đều đã tăng gi{ trước đó v|o dịp đầu
năm 2011 hoặc dịp Tết nguyên đ{n.




22
ngay trên địa bàn xã Quang Tiến. Trong khi đó, nhiều công nhân nhập cư thuê nh|
trọ trên địa bàn tại phường Quán Trữ (Hải Phòng) hàng ngày phải đi xe m{y đến
nơi l|m việc c{ch xa nơi ở trọ, do đó gi{ xăng tăng ảnh hưởng nhiều đến nhóm này.
Nhóm công nhân nhập cư thường ưu tiên chống đỡ với giá cả tăng bằng c{ch tăng l|m
thêm ca, thêm giờ, giảm tiền tiết kiệm hàng tháng và giảm lượng đồ ăn, mức ăn. Nhiều
công nh}n đã đăng ký l|m thêm khoảng 2-3 giờ v|o ng|y thường v| tăng ca v|o cuối tuần
để có thêm thu nhập. Tuy nhiên, tùy từng loại công việc m| cơ hội tăng ca của công nhân
khác nhau. Tại phường Quán Trữ (Hải Phòng), công nh}n may ít tăng ca do lượng công
việc không nhiều trong những th{ng đầu năm. Tại xã Quang Tiến (Hà Nội) v| phường 17
(TP.HCM), do lượng công việc nhiều nên công nhân có thể tăng ca nhiều hơn.
“Bình thường thì mình thường làm ca một, làm từ 6 giờ sáng đến 2 giờ chiều là tan. Từ khi ra
Tết mình có đăng ký làm thêm khoảng 3 giờ một ngày, thường làm vào buổi chiều, nếu cuối tuần
không về quê thì cũng đăng ký tăng ca từ 6 đến 8 tiếng”
(N.T.H, công nhân nhập cư ở xã Quang Tiến, Sóc Sơn, H| Nội)
Riêng nhóm công nhân nhập cư có con nhỏ ít áp dụng biện ph{p tăng l|m thêm giờ, thêm
ca do phải dành thời gian chăm sóc con c{i; thay v|o đó nhóm n|y ưu tiên việc giảm mức
ăn/lượng đồ ăn của bản th}n nhưng vẫn dành cố gắng đảm bảo lượng thức ăn cho con nhỏ
(sữa, thịt,cá); một số tăng vay nợ để chống đỡ với tăng gi{.
Do chi phí sinh hoạt tăng, nhiều công nh}n đã phải giảm mua sắm cá nhân và giảm tiền tiết
kiệm h|ng th{ng, đồng thời cũng giảm tiền gửi về nhà, giảm số lần về quê. Việc sử dụng
điện cũng được tiết kiệm tối đa do gi{ điện tại các nhà trọ đã tăng lên nhiều từ tháng
3/2011.
BẢNG 5. Những biện pháp chống đỡ ưu tiên của nhóm công nhân nhập cư
Xếp loại ưu tiên
Xã Quang Tiến
(Sóc Sơn, Hà Nội)

Phường Quán Trữ
(Kiến An, Hải Phòng)
Phường 17
(Gò Vấp, TP.HCM)
1
Giảm tiền tiết kiệm hàng
tháng
Giảm lượng đồ ăn, mức ăn
Làm thêm giờ, thêm ca
2
Giảm tiền gửi về nhà
Giảm dùng điện
Giảm dùng điện
3
Giảm mua sắm cá nhân
Thay đổi c{ch đi lại
Giảm mua sắm cá nhân
4
Làm thêm giờ, thêm ca
Tăng vay nợ
Giảm tiền gửi về nhà
5
Tăng ăn ngo|i (nam giới)
Giảm dùng gas
Tăng tự nấu ăn, giảm ăn
ngoài
NGUỒN: Thảo luận nhóm công nhân nhập cư tại địa bàn khảo sát, tháng 5/2011
Một số công nhân có quê ở gần chỗ l|m đã thường xuyên về nhà mang gạo lên nấu ăn hơn
trước để giảm chi phí. Một số khác cho biết thỉnh thoảng còn phải xin thêm tiền của bố mẹ,
anh chị để trang trải chi phí cuộc sống tăng cao ở đô thị.




23
HỘP 4. Cách giảm chi tiêu của một hộ gia đình công nhân nhập cư có con
nhỏ
Chị P. là công nhân ở khu công nghiệp Nội Bài, hiện đang sống cùng chồng và con trai 3
tuổi tại khu nhà trọ thôn Xuân Bách, xã Quang Tiến (Sóc Sơn, H| Nội). Lương th{ng cả hai
vợ chồng chị được khoảng 6 triệu đồng. Do chi phí sinh hoạt tăng cao, hiện nay chị phải
cắt giảm mọi chi tiêu sinh hoạt để dồn v|o chăm sóc cậu con trai đang còn nhỏ.
Trước Tết, hàng tháng hai vợ chồng chị còn có khoảng 1-2 triệu đồng tiết kiệm phòng khi
ốm đau, tuy nhiên từ ra Tết đến giờ khoản tiết kiệm n|y đã giảm hẳn “nếu nhà có khách là
chẳng còn mấy”. Tiền ăn năm ngo{i trung bình l| 15-20.000 đồng/bữa thì hiện giờ là 30-
40.000 đồng/bữa. Riêng đứa con nhỏ, chi phí một tháng trung bình khoảng 1 triệu đồng,
cuối tuần nào anh chị đi l|m thêm tăng ca thì phải gửi cháu ở ngoài, giá gửi trẻ theo ngày
là 60.000-70.000 đồng/ngày. Chị cho biết “hiện nay, dù giá thịt có tăng, chị cũng cố gắng đảm
bảo cho cháu 2-3 bữa thịt lợn/tuần,2 bữa thịt bò/tuần”. Trước Tết, hai vợ chồng chị đã gửi cháu
về ở với ông bà ngoại ở H| T}y được một th{ng, nhưng chi phí đi lại thăm con tốn kém
nên hai vợ chồng lại đón con lên chỗ ở trọ dù biết cuộc sống sẽ vất vả hơn.
Để chống đỡ với việc tăng giá cả, gia đình chị đã giảm nhiều khoản chi tiêu:
 Giảm về quê hơn “Ngày xưa ông bà nội ngoại ở xa thì một tháng về một lần, còn giờ thì
3-4 tháng mới về một lần. Vì mỗi lần về quê phải mua đồ ăn rồi quà cáp cho ông bà, chứ đi
làm xa về chẳng nhẽ không có quà cho các cụ”
 Giảm các hoạt động vui chơi, giải trí “Trước đây, ngày lễ thì hai vợ chồng về sớm để
cho con đi chơi thì bây giờ cũng cắt giảm đi”
 Thay đổi khẩu phần ăn h|ng ng|y “giờ chỉ suốt ngày ăn đậu, lạc, suốt ngày xoay như
thế thôi, thịt cá cũng giảm hơn rồi”
 Mang gạo ở quê lên “Trước đây, hai vợ chồng cứ gửi bố mẹ tiền để mua gạo dần. Từ Tết
ra đến giờ chưa gửi bố mẹ đồng nào mà bố mẹ còn gửi gạo ở quê ra. Mình mua thì mua gạo
thường thôi còn các cụ gửi ra gạo ngon”

 Giảm số bữa ăn thêm của trẻ “Ngày trước thì thằng cu này một ngày được hộp sữa chua
hoặc là váng sữa thì bây giờ 3-4 ngày mới được một hộp sữa chua hoặc váng sữa”

Chị cho biết, nếu tình hình giá cả vẫn tiếp tục tăng m| lương không tăng thì hai vợ chồng
chị đang tính về quê để tìm việc làm.

Khác với phường 17 (TP.HCM), tại xã Quang Tiến (Hà Nội), số lượng công nh}n nam ăn
ngoài tại qu{n b{n cơm đĩa (với mức giá 10-15.000 đồng/xuất) cho công nhân lại tăng lên so
với thời điểm trước Tết, do chi phí tự nấu ăn cao hơn so với ăn qu{n ở ngoài. Ngoài ra,
nhiều nam công nhân ở một mình nên có tâm lý ngại nấu ăn. Nhóm nam công nh}n tại
thôn Xuân Bách, xã Quang Tiến (Hà Nội) cho biết “Xu hướng ăn ngoài nhiều hơn, mới lên thì
em tự nấu, nhưng mà tự nấu thì nó tốn hơn, nên tăng ăn ngoài”.



24
Mặc dù gặp nhiều khó khăn khi gi{ cả tăng cao, hầu hết công nhân nhập cư được phỏng
vấn vẫn chưa tính đến phương {n chuyển chỗ ở trọ rẻ hơn (do đã quen chỗ ở hiện tại, chọn
chỗ ở xa rẻ hơn nhưng lại tốn thêm tiền xăng đi lại). Một số công nh}n đã nghỉ việc về quê
từ dịp Tết, đa số còn lại vẫn cố gắng bám trụ tại thành phố (do về quê cũng khó kiếm việc
làm, hoặc không muốn quay về làm ruộng). Phương {n phổ biến hơn cả của công nhân
nhập cư l| xem có công ty n|o trả lương cao hơn thì có thể chuyển việc.

3.3. Lao động tự do nhập cư
Tại xã Quang Tiến (Hà Nội) hầu như không có người nhập cư lao động tự do (chủ yếu là
người bản xứ v| người từ c{c địa phương l}n cận hành nghề buôn bán nhỏ). Tại phường
Quán Trữ (Hải Phòng) v| phường 17 (TP.HCM), có đông người nhập cư l|m c{c nghề tự do
như phụ hồ, bốc vác, thợ xây, bán hàng rong, xe ôm
Trong bối cảnh giá cả tăng, nhóm lao động tự do nhập cư dường như ít bị ảnh hưởng hơn
so với nhóm công nhân nhập cư, do nhóm h|nh nghề tự do có thể nâng giá hàng hóa bán ra

hay tăng tiền công lao động, mặc dù thu nhập của nhóm này bấp bênh hơn. Phần lớn người
buôn bán nhỏ được phỏng vấn cho biết, mặc dù lượng hàng bán ra có chậm hơn thời điểm
trước Tết, nhưng thu nhập của họ vẫn giữ nguyên hoặc tăng nhẹ do họ tăng gi{ b{n.
BẢNG 6. Những mặt hàng tăng giá tác động chủ yếu đến nhóm lao động tự do
nhập cư
Xếp loại ưu tiên
Phường Quán Trữ
(Kiến An, Hải Phòng)
Phường 17
(Gò Vấp, TP.HCM)
1
Thịt, cá
Xăng
2
Xăng
Gas
3
Gạo
Gạo
4
Gas
Điện
5
Điện
Nhà trọ
NGUỒN: Thảo luận nhóm lao động tự do nhập cư tại địa bàn khảo sát, tháng 5/2011
Nhóm lao động tự do nhập cư quan t}m nhiều hơn đến giá các loại nhiên liệu (xăng, ga,
điện) và giá các loại lương thực, thực phẩm (thịt, cá, gạo). Gi{ xăng được quan tâm nhiều
nhất vì lao động tự do nhập cư thường chọn địa bàn có mức thuê nhà trọ thấp ở xa trung
t}m nhưng h|ng ngày vẫn phải di chuyển vào khu vực nội thành hoặc các khu vực đông

d}n cư kh{c để tìm làm việc hoặc đi lấy hàng. "Xăng tăng giá đến chóng mặt. Năm ngoái đi có
15 nghìn một ngày, năm nay đi mất khoảng 25 nghìn một ngày. Đi xa mới có việc chứ làm một chỗ
thì không có" (Thảo luận nhóm lao động tự do tại phường Quán Trữ, Hải Phòng).
Những biện pháp chống đỡ được nhóm lao động tự do nhập cư lựa chọn nhiều nhất là
“mua đồ ăn rẻ hơn, kém hơn” v| “giảm tiền tiết kiệm h|ng th{ng”. Nhiều người thay đổi
hành vi tiêu dùng bằng c{ch đi chợ muộn để có hàng ế giá rẻ hoặc chuyển sang mua các

×