Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Khó khăn tâm lý của phụ nữ nhiễm HIV có chồng âm tính, liên quan đến môi trường sống, văn hóa xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.81 KB, 14 trang )

Khó khăn tâm lý của phụ nữ nhiễm HIV có chồng âm tính, liên quan đến mơi
trường sống, văn hóa xã hội
Ths. Nguyễn Thị Minh Phương

TÓM TẮT
Do cách lây truyền qua đường máu và qua quan hệ tình dục cùng với ảnh hưởng của truyền
thông mà căn bệnh liên quan đến HIV/AIDS bị gắn liền với tệ nạn xã hội. Điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến tâm lý xã hội của người không may phải sống chung với HIV/AIDS. Tại Việt
Nam chưa có nghiên cứu nào liên quan đến «giới» trong việc nhiễm HIV/AIDS. Nhưng trong
thực tế, những người có nhiều năm làm tham vấn trong lãnh vực HIV/AIDS đều thấy rõ sự khác
biệt tâm lý xã hội ở hai phái nam và nữ. Đề tài nghiên cứu «Khó khăn tâm lý của phụ nữ nhiễm
HIV có chồng âm tính, liên quan đến mơi trường sống, văn hóa xã hội» đã phỏng vấn sâu 5 cặp
vợ chồng không đồng nhiễm. Đó là 5 trường hợp vợ nhiễm, chồng âm tính, được tình cờ phát
hiện HIV qua đứa con. Vai trị của người chồng góp phần quan trọng trong việc làm giảm nhẹ
hay gia tăng khó khăn tâm lý cho người phụ nữ nhiễm HIV. Trong đó khơng ít phụ nữ bị lây một
cách “thụ động” do khơng có đủ khả năng để bảo vệ mình trong việc thuyết phục người tình
dùng bao cao su. Phụ nữ sống trong vùng văn hóa cịn coi thấp nữ quyền, thì khi vướng vào vòng
ảnh hưởng của HIV/AIDS sẽ gia tăng sự cộng hưởng của kỳ thị, phân biệt đối xử.

NỘI DUNG

1. MỞ ĐẦU
Do cách lây truyền (máu, và quan hệ tình dục) và ảnh hưởng của truyền thông mà căn bệnh liên
quan đến HIV/AIDS bị gắn liền với tệ nạn xã hội. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý xã
hội của người không may phải sống chung với HIV/AIDS. Và nơi mơi trường mà giới nam vẫn
cịn ít nhiều được «cái nhìn khoan dung» hơn giới nữ trong những hành vi sinh hoạt xã hội, thì
việc người nữ mang căn bệnh liên quan đến tệ nạn xã hội là điều khó chấp nhận, về phía gia
đình, xã hội cũng như chính bản thân người đó.

2. TRÍCH DẪN MỘT SỐ NGHIÊN CỨU
Theo một số báo cáo nghiên cứu của tổ chức thế giới (WHO, UNAIDS, UNICEF…) ở các nước


trong khu vực châu Phi, châu Á, trong đó có Việt Nam, cho thấy một số chủ đề lớn có liên quan
đến ảnh hưởng của HIV/AIDS trên người phụ nữ ở các nước đang phát triển :
Về yếu tố sinh học thì cơ thể phụ nữ thuận lợi cho việc lây nhiễm HIV hơn nam giới. Tỷ
lệ lây nhiễm HIV từ nam sang nữ cao gấp 2-3 lần nữ sang nam. Tế bào Langerhans ở cổ tử cung
là ngõ vào của HIV, đồng thời một số subtypes của HIV có ái tính cao với các tế bào này, như


vậy làm cho sự lây lan qua quan hệ tình dục trở nên mạnh mẽ hơn và nhiều hơn. (Nguyễn Hữu
Chí. 2000. chương 3, tr.39).
Đối mặt với khủng hoảng: “Khủng hoảng của sự bất bình đẳng giới, trong đó phụ nữ
khơng có khả năng như nam giới trong việc tự bảo vệ chính bản thân và cuộc sống của mình.
Đây gần như là vấn đề của toàn cầu khi mà các nền văn hóa đều cho phép nam giới có nhiều bạn
tình nhưng phụ nữ thì bắt buộc phải chung thủy hoặc khơng được quan hệ tình dục. Có một nền
văn hóa im lặng bao bọc các vấn đề sức khỏe tình dục và sinh sản.” (UNAIDS/WHO. 2003,
chương 1, tr.7)
Phụ thuộc tài chính: “Phụ nữ ở nhiều khu vực khơng được sở hữu tài sản hay tiếp cận các
nguồn tài chính và sống phụ thuộc vào nam giới là chồng, cha, anh em trai hay con của họ”.
(UNAIDS/WHO. 2003, chương 1, tr.7). “Phụ nữ thường chịu thiệt thòi trong việc tiếp cận các
nguồn lực, bởi vậy họ thường dễ bị cưỡng bức, bị phụ thuộc về mặt kinh tế vào nam giới”.
(UNFPA, 2003, chương 2, tr.14)
Về dự phòng: “Rất nhiều chị em phụ nữ không hiểu biết về cơ thể, sức khỏe tình dục và
sức khỏe sinh sản của mình cũng như HIV/AIDS. Ở nhiều xã hội, việc thảo luận và giáo dục về
các vấn đề liên quan đến tình dục bị ngăn cấm. Kết quả là hàng triệu người, trong đó có nhiều
phụ nữ và trẻ em gái thiếu hiểu biết về HIV/AIDS và phải chịu những hậu quả chết người về
điều này.” (UNICEF, 2002, chương 2 tr.11)
Về nhân quyền: “Người phụ nữ thường có ít quyền lực hơn nam giới trong việc quyết
định họ có quan hệ tình dục với ai, như thế nào, và lúc nào” (VSO, 2003. chương 2, tr.16)
Về điều trị: “Phân biệt đối xử: khi kinh tế eo hẹp, gia đình thường ưu tiên chữa bệnh cho
những người đàn ông trước” (Ibid, 2003. chương 3, tr.24)
Về chăm sóc: “Khi AIDS tấn cơng vào mỗi gia đình, người phụ nữ và trẻ em gái là người

phải thực hiện việc chăm sóc. Trên tồn cầu có tới 90% cơng việc chăm sóc người bệnh tại nhà
do phụ nữ và trẻ em gái thực hiện. Việc này thêm vào các việc khác họ thường làm như trông trẻ,
chăm sóc người già, nấu ăn, dọn dẹp, lấy nước, kiếm củi…” “Vai trị của phụ nữ trong việc chăm
sóc càng làm gia tăng đói nghèo và bất ổn vì phần lớn số thu nhập ít tỏi được sử dụng cho việc
chăm sóc… Khối lượng cơng việc gia tăng, mất nguồn thu nhập, rơi vào cảnh túng quẫn đã làm
cho những phụ nữ phải sống phụ thuộc vào người khác, càng làm gia tăng sự bất bình đẳng về
giới” (UNAIDS, 2004. chương 4, tr 31- 33).
Về giáo dục: “Trẻ em gái thường khơng được đi học vì: cha mẹ thường đầu tư nguồn
ngân sách hạn hẹp vào con trai; nhiều gia đình khơng hiểu biết lợi ích về việc giáo dục cho các
em nữ vốn thường chỉ được xem như chỉ cần chuẩn bị để lấy chồng, sinh con và làm việc nhà;
các em nữ ở nhiều cộng đồng vốn đã bị bất lợi về nhiều mặt như vị thế xã hội, thiếu thời gian và
nguồn lực, khối lượng công việc nhà lớn và đôi khi thiếu cả lương thực; gánh nặng chăm sóc bố
mẹ ốm hay các em nhỏ thường đặt trên vai trẻ em gái, gây khó khăn cho các em trong việc đến
trường” (UNAIDS, 2004).
Về bạo lực: “Bạo lực với phụ nữ vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của HIV/AIDS. Các
nghiên cứu gần đây cho thấy bạo lực do chính bạn đời hay bạn tình gây ra vào khoảng 10 đến


69%, và cứ 4 phụ nữ thì có một người từng chịu bạo lực tình dục ít nhất một lần trong đời từ
chính bạn đời hay bạn tình của mình”. “Nếu việc nhiễm HIV bị lộ ra, nhiều phụ nữ có thể bị
đánh đập, bỏ rơi và bị đuổi ra khỏi nhà. Nhiều người sợ hãi không dám yêu cầu bạn tình của
mình thay đổi hành vi tình dục hoặc sử dụng các biện pháp an toàn” (UNFPA/UNAIDS, 2003.
chương 6, tr. 45)
Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào liên quan đến « giới » trong việc nhiễm HIV/AIDS.
Nhưng trong thực tế, những người có nhiều năm làm tham vấn trong lãnh vực HIV/AIDS đều
thấy rõ sự khác biệt tâm lý xã hội ở hai phái nam và nữ.
Hiện nay, tại TP. HCM số người nhiễm còn sống là 29.725 người, trong đó 22.097 nam và 7.628
nữ (báo cáo 6 tháng đầu năm 2015 của UB phòng chống AIDS TP.HCM). Trong những năm đầu
thập kỷ 2000, người nhiễm HIV/AIDS thường gặp là phái nam và có liên quan đến hành vi sử
dụng ma túy hay tình dục. Nhưng những năm gần đây thì thấy HIV/AIDS xuất hiện trong những

cặp vợ chồng trẻ, mới cưới và mới có con. Việc phát hiện HIV lần đầu có thể là khi người chồng
phát bệnh, khi người vợ mang thai, sinh con hoặc khi con phát bệnh, và khơng ít người ngạc
nhiên vì «khơng thấy mình có hành vi nguy cơ nào». Trong số đó có khơng ít cặp vợ chồng
khơng đồng nhiễm (chỉ một trong hai người có HIV, nếu con nhiễm thì do lây từ mẹ). Từ đó ta
thấy rõ phản ứng tâm lý khác biệt giữa hai giới như thế nào.
Trước đây người làm tham vấn thường quen với cảnh người mẹ, người vợ lam lũ chăm sóc cho
chồng và con trai nhiễm HIV/AIDS. Cả người thân lẫn người bệnh thường bỏ qua lý do lây
nhiễm thế nào. Người bệnh mong được chạy chữa, chăm sóc tốt để mau khỏi bệnh. Người mẹ và
vợ cũng hết mực chạy chữa cho chồng, con trai mà khơng nề hà khó nhọc gì.
Ở những ca này, ta thấy hai trường hợp xảy ra: người vợ có thể cũng nhiễm HIV/AIDS hoặc
khơng. Nếu người vợ khơng nhiễm, thì cơ ta cảm thấy mình may mắn, khơng phán xét, nhưng
dùng hết tâm trí, sức lực để cứu lấy chồng. Nếu vợ chồng đồng nhiễm, và nguyên nhân được biết
từ chồng, thì gia đình khơng có xung đột nhiều. Người vợ mau chóng tha thứ, chấp nhận và ưu
tiên «cứu» chồng trước, bản thân để «tính sau». Người vợ còn muốn bảo vệ danh tiếng cho
chồng khi cố giấu gia đình chồng việc nhiễm bệnh của chồng. Ngược lại một số trường hợp đau
lòng xảy ra là, con dâu bị mẹ chồng kỳ thị, xa lánh, đuổi khỏi nhà khi con mình đã chết vì AIDS
và để bệnh lại cho con dâu.
Những năm gần đây, khi HIV/AIDS xuất hiện nhiều ở những cặp vợ chồng trẻ, thì người làm
tham vấn lại thấy một hiện tượng trái dấu khác là vợ nhiễm, chồng thì khơng. Ở đây ta thấy rõ
ràng những phản ứng tâm lý xã hội khác biệt với những trường hợp đã nêu trên. Đó là, sự chối
bỏ mãnh liệt từ phía người vợ: chối bỏ bản thân, gia đình và người chồng. Họ mặc cảm tội lỗi
nặng nề, không tha thứ cho bản thân và cảm thấy bất xứng với chồng. Câu nói đầu tiên thốt ra từ
những người vợ này là «muốn giải thốt cho chồng, để chồng có vợ khác, tơi khơng cịn xứng
đáng nữa…». Rồi sau đó là những chuỗi ngày dằn vặt bản thân, bỏ bê điều trị, khước từ sự chăm
sóc… Đó có phải là khác biệt về «giới»? Sự giáo dục của gia đình, mơi trường, văn hóa xã hội
phương Đơng địi hỏi người phụ nữ phải như thế nào đã in sâu vào tâm trí chị, khiến chị khơng
cho phép mình dính vào căn bệnh bị gọi là «tệ nạn xã hội» như vậy.


Để làm đề tài nghiên cứu «Khó khăn tâm lý của phụ nữ nhiễm HIV có chồng âm tính, liên quan

đến mơi trường sống, văn hóa xã hội», tơi đã phỏng vấn sâu 5 cặp vợ chồng khơng đồng nhiễm.
Đó là 5 trường hợp vợ nhiễm, chồng âm tính, được tình cờ phát hiện HIV qua đứa con. Sau đây
là kết quả phỏng vấn.
3. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN
3.1 Cảm nhận và sức khỏe của bệnh nhân liên quan đến HIV

Ba trong số năm bệnh nhân phát hiện bị nhiễm HIV khi sinh con. Bệnh nhân thứ hai phát bệnh
AIDS khi con được 2 tuổi. Bệnh nhân thứ ba biết bệnh khi con đầu tiên 8 tuổi phát bệnh AIDS.
Tính đến thời điểm phỏng vấn các chị đã biết tình trạng nhiễm từ 2 - 10 năm. Bốn trong năm
người biết rõ nguồn lây: hai người nghi lây từ người chồng cũ trước đây, một người có lần chích
ma túy chung với đám bạn, một người trước đây có thời gian làm mãi dâm, một người thì khơng
rõ ngun nhân, nghi là do phẫu thuật thẩm mỹ sửa mũi và xăm môi. Mọi người đều đang dùng
thuốc đặc trị khống chế virus HIV, và đang trong tình trạng khỏe mạnh. Duy có một người khơng
cảm thấy khỏe mặc dầu kết quả xét nghiệm khơng thấy cơ thể có bệnh bất thường (mệt mỏi, đau
nhức, khó thở, mất năng lượng làm việc).
Mọi người đều suy sụp nặng nề khi nhận kết quả xét nghiệm lần đầu tiên. Họ cảm nhận đó là bản
án tử, vì HIV đang là mối lo ngại đe dọa mạng sống nhiều người, và chưa có thuốc chữa. Án tử
này gắn liền với sự xấu hổ vì bị xã hội lên án là tệ nạn, phi đạo đức. Ðiều lo lắng nhất của các chị
là sợ người khác biết, sợ bị khinh rẻ, lên án, kỳ thị phân biệt đối xử. Sự tai tiếng này chẳng
những làm các chị khơng sống nổi, mà có thể làm người thân cũng bị liên lụy theo.
3.2

Cảm nhận của các bệnh nhân về sức khỏe của con

Cả năm bệnh nhân đều phát hiện nhiễm ở đứa con đầu tiên. Bệnh nhân thứ ba có hai con, con thứ
nhất nhiễm HIV và con thứ hai 3 tuổi thì khơng nhiễm. Trong năm trường hợp, thì ba người có
con nhiễm HIV. Trong số đó, một trẻ chết vì AIDS khi chưa trịn một tuổi. Việc lây bệnh cho con
là nỗi đau lớn nhất của người mẹ, nhất là ở bà mẹ có trẻ tử vong, mặc cảm tội lỗi lỗi này không
ngừng theo đuổi các chị (nhắc đến là chị khóc). Tuy nhiên với hai người mẹ có con khơng nhiễm
cũng mang mặc cảm có lỗi với con, vì con vẫn bị tai tiếng là con của người nhiễm, trẻ sẽ mặc

cảm hoặc cũng bị kỳ thị sau này. Nhưng các chị công nhận con khơng bị nhiễm là niềm an ủi lớn
cho mình.
Hầu hết các chị đều không muốn thông báo cho người thân ngay thời điểm mới nhận kết quả, vì
khơng muốn làm tổn thương, gây thất vọng cho người thân. Nhưng với thời gian, cùng với diễn
biến căn bệnh, khi không thể giấu được, thì họ đã nói sự thật với gia đình, thường mẹ là người
đầu tiên được thơng báo. Đa số là do người chồng thông báo.
Tư tưởng ký sinh trong đầu mỗi người là mặc cảm tội lỗi với chồng, với con và người thân. Tội
lội vì là niềm đau, nỗi xấu hổ, gây tai tiếng, mặc cảm cho gia đình. Cảm thấy mình khơng xứng
đáng là vợ, là dâu vì khơng hồn thành nhiệm vụ sinh con cho chồng, có cháu nối dõi cho gia
đình chồng. Các chị vừa muốn « giải thốt » cho chồng lấy vợ khác, vừa sợ bị mất chồng.


Tất cả khóc nhiều vì thấy có lỗi với con, vì lây bệnh cho con, tại mình mà con đau đớn vì bệnh
hành hạ và chết.
Đặc biệt bệnh nhân thứ hai bị «lương tâm dằn vặt rất nhiều» vì biết rõ nguồn lây của mình,
nhưng chưa có dịp nói ra với chồng. Chị ln chờ chồng hay ai đó trong người thân hỏi để nói
ra, nhưng mọi người đều im lặng. «Sự im lặng dễ sợ» khiến chị ln sống trong căng thẳng, lo
âu, hồi hộp, rồi khóc thầm, và nhiều lần «nổi điên » (từ ngữ mà bệnh nhân dùng để mô tả lúc
giận dữ, mất tự chủ, đánh con không thương tiếc, gào thét với chồng) với chồng con vơ cớ. Đó
là chị đã có thời gian làm nghề mãi dâm trước khi có chồng. Đây là nỗi đau, là bí mật mà chị đã
giấu mọi người, và kết quả nhiễm HIV như «một lời tố cáo». Do đó bao lâu chưa có dịp nói ra sự
thật với chồng thì «gánh nặng bí mật đó» đè nặng trên vai chị, khiến chị ray rứt, ngạt thở trong
nhiều năm nay. Suốt buổi phỏng vấn chị khóc rất nhiều, và muốn có dịp được nói ra với chồng,
vì cảm thấy khơng cịn chịu đựng được nữa.
3.3

Cảm nhận của các bệnh nhân về đời sống hôn nhân sau khi biết nhiễm HIV

Trước khi có thơng tin nhiễm HIV, cả năm cặp vợ chồng đều đang hạnh phúc trong giai đoạn đầu
cuộc sống hơn nhân hiện tại, với niềm vui có con đầu lòng, cũng là đứa con mong đợi. Bệnh

nhân thứ ba thì đã có hai con, và con thứ hai khơng nhiễm.
Kết quả âm tính của chồng là niềm vui cho các chị vợ. Nhưng cũng là nguyên nhân khiến các chị
có cảm giác tội lỗi, «khơng xứng đáng» với chồng. Phản ứng đầu tiên của các chị là muốn từ bỏ
chồng, với cách nói «giải thốt cho chồng có vợ khác», «trả tự do cho chồng». Phản ứng này
mạnh hơn ở những người vợ biết rõ nguyên nhân nhiễm bệnh của mình, vì «rõ ràng mình có lỗi».
Tuy nhiên, trong thâm tâm, chính lúc này các chị cần có chồng bên cạnh hơn bao giờ hết (khóc
nhiều).
Hầu hết các chị vợ đều nhận được sự động viên, an ủi, nâng đỡ của các ông chồng trong thời
gian khủng hoảng ban đầu. Nhưng thời gian sau đó, bốn chị cảm thấy «có khoảng cách với
chồng» trong thời gian sống tiếp theo. Có một khoảng cách vơ hình ngày càng lớn giữa vợ
chồng, một nghi ngại nào đó lảng vảng âm thầm giữa họ, và thỉnh thoảng bùng phát khi vợ
chồng có chuyện bất hịa, thì nỗi ấm ức đó được phát ra từ mệng các ơng chồng như «tại sao mầy
bị bệnh?». Bệnh nhân thứ nhất thấy chồng uống rượu nhiều hơn, gay gắt, nóng giận nhiều hơn.
Bệnh nhân thứ hai thì thấy chồng ngày càng tìm cách vắng nhà nhiều hơn. Làm việc nhiều hơn,
đi chơi và uống rượu nhiều hơn. Cố ý lảng tránh vợ con. Rồi một thời gian sau chị nghe tin anh
ta có người tình khác. Điều này làm «tan nát tim gan» chị, chị đã từng «thương chồng rất nhiều,
anh là chỗ dựa duy nhất của chị, chính lúc này chị cần anh hơn bao giờ hết, mà anh bỏ chị, chị đã
có ý định tự tử».
Người may mắn nhất là bệnh nhân thứ tư: cho đến nay, chị không ngừng cảm thấy chồng yêu
thương, chăm sóc nhiều hơn bao giờ hết. Sức khỏe của chị luôn được anh quan tâm hàng đầu.
Nỗi buồn lớn nhất vẫn còn âm ỉ trong chị dai dẳng là nỗi đau mất con, chị khơng ngừng khóc
mỗi khi nhắc đến con, hơn hai năm nay.
Các chị cảm nhận tương quan giữa gia đình chồng và con dâu khơng còn tốt đẹp như trước nữa.
Ở bệnh nhân thứ nhất và thứ ba thì cảm nhận sự ghẻ lạnh của cha mẹ chồng rõ ràng hơn, khiến


họ không thể ở chung nhà, mà phải dọn ra riêng cho dù trước đó ở chung, mẹ chồng nàng dâu rất
thuận thảo.
Bệnh nhân thứ tư khơng cịn cha mẹ chồng, nhưng được chị em chồng yêu thương nâng đỡ
nhiều.

Bệnh nhân thứ năm, do vợ chồng ở riêng và người chồng cũng muốn «bảo vệ» cho gia đình mình
khỏi bị tổn thương, nên cả hai đồng ý «giữ kín chuyện riêng». Việc giữ bí mật này lại là gánh
nặng cho chị khi thấy chồng phải chịu đựng «gánh nặng giữ bí mật» vì mình. Đồng thời chị cũng
có cảm giác bất xứng với gia đình chồng.
Việc nhắc chồng ln phải dùng bao cao su mỗi khi gần gũi, cũng khiến các chị mặc cảm có lỗi.
3.4

Thơng tin về q khứ của các bệnh nhân

Khi được hỏi vể tuổi thơ, chỉ có bệnh nhân thứ tư là thể hiện niềm vui sướng tự hào với tuổi thơ
của mình, với nhiều kỷ niệm đẹp và tràn đầy tình thương của người thân.
Ngược lại bốn bệnh nhân kia đều có tuổi thơ ít nhiều bất hạnh. Bệnh nhân thứ nhất nói mình vất
vả từ nhỏ, và không cảm thấy được cha mẹ thương như các em, nhưng không biết tại sao. Bệnh
nhân thứ hai, ba và năm thì xúc động nhiều, kể cả tức giận khi nhắc đến kỷ niệm đau buồn thời
thơ ấu. Cảm giác bị ngược dãi, đánh đập nặng nề, bị miệt thị khinh rẻ… vẫn còn hằn rõ nỗi đau
trong cơn khóc ngất của các chị, khi được hỏi đến.
Bệnh nhân thứ hai khơng cảm nhận được tình u, tha thứ của gia đình. Sau khi bị một trận địn
chí tử của cậu, vì lý do đi chơi, thì chị đã bỏ nhà lên Sài Gòn sống với người lạ khi mới 12 tuổi.
Và đã bị người này đưa vào nghề mãi dâm, để đem tiền về cho họ.
Bệnh nhân thứ 3 từ nhỏ đã phải đi làm mướn kiếm tiền cho mẹ. Chị không được đến trường ngày
nào và luôn bị mẹ đánh. Mười lăm tuổi chị bỏ nhà đi sau khi bị mẹ đánh 100 roi, vì lén xài xà
bơng thơm của mẹ. Chính thời gian này chị đã chích chung ma túy cùng với đám bạn.
Những chị này có đơng anh chị em, nhưng họ cảm thấy anh chị em khác có may mắn hơn mình
trong tình cảm ưu tiên của cha mẹ. Các chị khơng được học nhiều, phải làm việc kiếm tiền rất
sớm, thậm chí phải đi ở mướn khi cịn rất nhỏ. Các chị cũng nếm mùi cơ cực, thiếu thốn về vật
chất, tình cảm, sự quan tâm giáo dục của cha mẹ. Cha mẹ họ cũng là những nơng dân, ít học.
Cũng vì có cảm giác bất hạnh với gia đình gốc, nên họ khao khát mãnh liệt tình yêu của người
chồng và xây dựng một gia đình hạnh phúc hiện tại. Biến cố nhiễm HIV là một ngăn trở lớn cho
niềm mơ ước đó. Vì vậy hầu hết đều mong mình có sức khỏe, được hạnh phúc, và cùng góp sức
tạo dựng hạnh phúc gia đình với chồng con.

4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ
Qua phần phân tích kết quả trên, chúng ta nhận thấy:
4.1

Bệnh nhân thứ nhất

Chị có thời gian trải qua biến cố nhiễm HIV lâu nhất (10 năm), nhưng ở thời điểm hiện tại chị
vẫn còn mang tâm trạng “buồn, căng thẳng”. Mặc dầu chúng ta thấy hiện giờ mẹ con chị đang có


sức khỏe tốt, việc nhiễm HIV khơng cịn là nỗi lo chính của chị nữa. Phải chăng do căng thẳng
với chồng, nỗi buồn quá khứ hay áp lực công việc? Công việc và trách nhiệm hiện tại khá nặng
nề với chị. Có chồng từ khi 15 tuổi, hiện tại ba đứa con lớn của hai đời chồng trước giờ đã lập
gia đình, và đem con về cho chị chăm sóc. Chị lo kinh tế chính trong gia đình bằng việc buôn
bán hàng ngày để nuôi chồng con (chồng không việc làm, nghiện rượu) là một phần áp lực gây
mệt mỏi, căng thẳng cho chị. Thỉnh thoảng chị phải chịu đựng những cơn mắng chưởi, ghen tức
của chồng khi say rượu (vì lý do lây nhiễm của vợ). Nhiều khi mất tự chủ chị trút cơn giận trên
con gái chỉ vì một sai phạm nhỏ nhặt nào đó.
4.2

Bệnh nhân thứ hai

Chị đã trải qua biến cố nhiễm bệnh cách đây chín năm. Thời gian khơng giúp chị ngi ngoai
được gì, nhưng hiện giờ lại đang sống trong tình trạng sang chấn tâm lý mạnh mẽ. Lý do là vì
nỗi đau trong quá khứ tuổi thơ vẫn theo hành hạ chị, mặc cảm tội lỗi với lý do mang bệnh đè
nặng trên vai chị bao lâu chưa được nói ra với chồng và người thân, nó nặng hơn mỗi khi chồng
nóng giận hạch hỏi lý do chị bị bệnh. Hiện tại tiếng đồn chị bị “sida” đã vang khắp xóm làng,
khiến con chị cũng cơ đơn vì khơng có bạn. Chồng chị mặc cảm xấu hổ tự xa lánh bạn bè, và
người thân, ít giao tiếp với mọi người xung quanh hơn. Chị thèm khát mái ấm gia đình. Điều mà
chị khơng có thời thơ ấu, thì hiện tại hạnh phúc gia đình ấy mong manh, dễ vỡ. Cảm giác tội lỗi,

bất xứng với chồng, cùng nỗi lo mất chồng khiến chị ln sống trong tình trạng bất an, ln khóc
thầm, gặp ác mộng la hét, mất ngủ. Căng thẳng tăm lý nặng nề đến nổi chị cảm thấy nghẹt thở,
không chịu đựng nổi, nhiều lần mất tự chủ giận « điên cuồng đánh con khơng thương tiếc », rồi
sau đó chị lại hối hận, bất an. Chị cứ quay tròn trong vịng xoắn lẩn quẩn đó suốt chín năm nay.
(Chị đã khóc đến gần ngất xỉu trong suốt ba giờ phỏng vấn). Ở đây chúng ta thấy có tính xun
thế hệ với hành vi được lặp lại trên cách hành xử với con. Một cách vơ thức, “đứa bé bị địn năm
xưa” trong chị đã trút những uất ức lên đứa con gái hiện tại với những trận đòn y như trận đòn
chị đã chịu bởi người cậu trước đây. Rồi khi hồi tâm, chị khơng hiểu sao mình hành xử như vậy
với con. Phải chăng đó là hành vi trả thù của vô thức?
4.3

Bệnh nhân thứ ba

Chị đã trải qua biến cố bệnh hơn hai năm nay. Nguyên nhân nhiễm HIV cũng gắn với những sự
kiện đau thương thời niên thiếu của chị: “Cảm giác bị ngược đãi, vất vả làm th xa nhà khi cịn
rất nhỏ, thiếu vắng tình thương gia đình, khơng được tới trường như đám bạn cùng lứa, và những
trận đòn xé da thịt còn in vết trong tâm khảm chị” (mô tả của bệnh nhân). Nỗi đau quá khứ ấy
một lần nữa tái hiện khi biến cố nhiễm HIV xảy đến với hai mẹ con. Đau đớn nhất là những ngày
tháng ở bên cạnh và chứng kiến con bị cơn bệnh hành hạ tưởng chừng khơng qua khỏi. Tiếp theo
là nỗi đau vì những ngày tháng chồng ghẻ lạnh, né tránh. Mặc cảm tội lỗi với chồng, muốn « giải
thốt cho chồng », nhưng thực ra chị thấy cần chồng bên cạnh hơn bao giờ hết. Chị cảm thấy cô
đơn, thất vọng, chơi vơi giữa cuộc đời. Khơng chồng, khơng tiền, khơng có sức khỏe, khơng
người thân bên cạnh, một mình ơm con chống chọi với bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống. Chị
bắt đầu nghĩ đến cái chết sớm hơn để được giải thoát. May mắn là thời gian đó đã qua đi gần đây,
khi mà chị có thể kể lại quá khứ và lý do “nghi” nhiễm cho chồng nghe, thì mọi khó khăn gần
như được giải tỏa. Được chồng hiểu, cảm thương và quay về ở với vợ con, chị như sống lại lần


thứ hai. Nhưng chị cần thêm thời gian để hồi phục vết thương lòng khi vừa trải qua nhiều biến cố
nặng nề dồn dập. Có lẽ vì vậy mà kết quả đánh giá trầm cảm vẫn còn ở mức cao đối với chị.

4.4

Bệnh nhân thứ tư

Xét về mức độ trầm trọng của những biến cố vừa xảy ra, thì chúng ta thấy bệnh nhân thứ tư có lý
do để sang chấn tâm lý nhiều hơn. Chính khi chị đang hân hoan hạnh phúc, cùng với chồng và
hai bên nội ngoại trơng ngóng sự ra đời của đứa con đầu lịng, thì biến cố sinh con trở thành tai
họa: chị nhận kết quả HIV dương tính của mình ngay khi sinh và biết con cũng nhiễm HIV một
tháng sau đó. Tiếp theo là những ngày tháng cùng con chống chọi lại cơn bệnh hành hạ trong
bệnh viện, để giành giật lại sự sống cho con từng ngày, cuối cùng con chết. Chị suy sụp hồn
tồn, tưởng chừng khơng sống nổi. Đến nay vừa trịn hai năm. Chị mặc cảm có lỗi với cái chết
của con: tại chị mà con chết, tại chị mà chồng và gia đình chồng khơng có con nối dõi. Nhưng
nhiễm HIV chỉ là một tai nạn, chị khơng thấy mình có lỗi trong việc lây nhiễm này (vì khơng
thấy mình làm gì sai để nhiễm HIV như xã hội lên án). Mặc dầu chị luôn sống trong lo sợ bị lộ bí
mật “nhiễm HIV” với một số người thân, đồng nghiệp và xã hội, vì sợ bị kỳ thị phân biệt đối xử.
Nỗi đau mất con còn đó (khóc nhiều khi nhắc đến con), nhưng hiện giờ chị cảm thấy ổn định tâm
lý hơn, tiếp bước đi tới, với niềm hy vọng có thể tìm được đứa con khác khỏe mạnh cho chồng
và gia đình chồng. Với mục đích sống như vậy, cùng với sự tiếp sức bằng tình thương của chồng
và người thân, chị cố gắng điều trị, chăm sóc sức khỏe, và vui sống hơn. Chị may mắn có tuổi
thơ hạnh phúc, với thời niên thiếu có nhiều kỷ niệm đẹp, đầy đủ tình thương của gia đình, họ
hàng nội ngoại, được thảnh thơi ăn học tới nơi tới chốn. Nhờ vậy chị có nền tảng tâm lý vững
chắc, nghị lực để vượt qua nỗi đau hiện tại, và tự tin hy vọng vào tương lai.
4.5

Bệnh nhân thứ năm

Chị có số điểm đánh giá trầm khá cao, mặc dầu biến cố nhiễm HIV đã xảy ra năm năm. Hiện tại
có kết quả điều trị tốt, con chị khơng nhiễm, được chồng u thương, chăm sóc. Nhưng chị
khơng cảm thấy khỏe (mặc dầu khơng có bệnh gì rõ ràng). Chị than phiền “mệt mỏi, hoang mang
lo lắng, cảm giác kiệt sức trong suốt thời gian trong ngày”. Phải chăng ký ức tuổi thơ và những

nỗi buồn trong quá khứ như sống lại cùng lúc với biến cố nhiễm HIV này. Chị khóc nhiều khi
nhắc đến tuổi thơ vất vả với công việc đồng áng, không được học hành, vui chơi như các bạn.
Nhưng không bao giờ chị làm hài lòng cha mẹ. Lời mắng nhiếc thậm tệ của cha mẹ mỗi khi chị
phạm sai lầm luôn ở trong ký ức chị. Chị ln nghĩ mình vơ dụng, khơng thành cơng và khơng
có ích gì cho cuộc sống (một dấu hiệu của trầm cảm). Chị có chồng, rồi chồng chết, một mình
bươn chải ni con. Lập gia đình lần thứ hai, người chồng hiền lành, tốt bụng cưu mang luôn
đứa con của người chồng trước. Tưởng đã có cuộc sống hạnh phúc, thì hung tin nhiễm HIV khi
sinh đứa con thứ hai làm chị suy sụp. Chị “cảm thấy bạc phận, vơ tích sự, khơng làm được gì tốt
đẹp”. Chị quay lại chỉ trích mình, vật vã, đau đớn, khiến chị cảm thấy kiệt sức, rã rời, khơng thể
làm việc gì để giúp thêm kinh tế cho người chồng công nhân vất vả nuôi ba mẹ con, khiến chị
càng thêm mặc cảm mình là gánh nặng cho chồng. Gánh nặng về vật chất lẫn tinh thần, khi buộc
chồng phải giữ bí mật nhiễm HIV của chị. Chị cũng cảm thấy có lỗi với con khi khơng biết mình
sẽ chết khi nào, cũng như con sẽ bị tổn thương như thế nào nếu biết mẹ nhiễm HIV.


4.6

Đối chiếu với những bài báo cáo nghiên cứu của các nước trong khu vực

Cuộc sống khó khăn của những phụ nữ trong nghiên cứu này có thể minh họa được phần nào
những điều đã trích dẫn trong những báo cáo nghiên cứu trên đây, tại Việt Nam nói riêng và với
các nước trong khu vực kém phát triển nói chung. Đó là những thiệt thịi của người phụ nữ trong
gia đình và xã hội: học vấn kém, cơng việc nặng nhọc, chịu nhiều bất cơng từ trong gia đình,
thiếu tình thương, bị ngược đãi, bị lạm dụng thân xác. Trong khi cách mặc nhiên họ bị ràng buộc
bởi nhiều qui luật bất thành văn được lưu truyền từ đời này sang đời khác đó là sự trinh khiết,
chung tình, nghĩa vụ với chồng và gia đình chồng… Rồi khi rơi vào hồn cảnh thế cơ, khơng chu
tồn bổn phận, thì quay lại dằn vặt mình.
Họ khơng có kiến thức để bảo vệ mình trước căn bệnh nguy hiểm của thời đại. Và khi đã nhiễm
HIV thì càng bị lên án khắt khe về đạo đức, đương đầu với kỳ thị phân biệt đối xử. Các chị có
mặc cảm tội lỗi nặng nề khi mang bệnh, nên việc chăm sóc bản thân hầu như khơng có, mà các

chị chỉ mong sao có sức khỏe để làm việc, kiếm tiền giúp chồng, ni con, chăm sóc chồng con.
Họ mong chờ tình thương, sự chấp nhận và cảm thông của chồng như một sự ban ơn chứ không
phải là quyền lợi của mình và nghĩa vụ của người chồng. Nếu khơng được thì cũng cam chịu vì
cảm thấy mình “là kẻ có lỗi”. Nên cho dù bị chồng cay đắng, xa lánh thì họ cũng cảm thấy mình
đáng phải chịu như vậy. Với bao nhiêu biến cố khó khăn trải qua suốt cuộc đời từ thời thơ âu đến
nay là bấy nhiêu nỗi đau tâm lý mà những người phụ nữ này phải chịu đựng.
5. KẾT LUẬN
5.1

Nỗi sợ bị kỳ thị phân biệt đối xử

Cảm nhận của bệnh nhân khi nhận kết quả nhiễm HIV là đối diện với bản án tử, nhưng nỗi sợ cái
chết ít hơn là sợ “bị kỳ thị, phân biệt đối xử’. Với những phụ nữ tham gia nghiên cứu ở đây, khó
khăn tâm lý đầu tiên gây sợ hãi và theo đưổi họ dai dẳng từ khi biết nhiễm HIV là “sợ người
khác biết”, đó là “bí mật” kinh khủng mà họ phải giấu suốt đời. Thái độ sợ hãi này khơng khác gì
“người có tội hình sự trốn lệnh truy nã”. Họ sợ người khác thấy mỗi khi uống thuốc, mỗi khi đến
phòng khám hàng tháng (bịt kín mặt, ngụy trang càng kín càng tốt), mỗi khi bị ai quan tâm đến
sức khỏe (xí nghiệp cho khám sức khỏe công nhân tổng quát thường niên). Cho dầu HIV không
dễ lây (chồng không bị, mặc dầu khơng có biện pháp ngăn ngừa trước khi biết vợ nhiễm) không
gây nguy cơ tử vong nhanh như một số bệnh khác (như lao, ung thư), họ vẫn sống khỏe mạnh 15
năm nay (tính từ khi có hành vi nguy cơ lây nhiễm) và cịn hơn nữa, nhưng vì HIV bị gọi là
“bệnh xã hội”, “căn bệnh của thế kỷ”. Hàm ý là bệnh của những ai bị liệt vào “tệ nạn xã hội”
(mãi dâm, ma túy…). Từ đó câu hỏi mà người nhiễm HIV bị chất vấn đầu tiên luôn là “tại sao bị
nhiễm?” Chữ tại sao nhằm truy vấn về hành vi thiếu luân lý, đạo đức nào đó mà người này đã
phạm phải, hơn là sự cảm thông, chia sẻ.
5.2

Mặc cảm tội lỗi

Những phụ nữ này bị ray rứt bởi nhiều mặc cảm tội lỗi:

Mặc cảm bản thân: tự trách mình đã phạm sai lầm, khơng tha thứ cho mình, thấy mình
ln là người có lỗi, cho dù ngun nhân có được giải thích để chứng minh họ chỉ là “nạn nhân”


của việc lây nhiễm với lý do gì đi nữa. Chính vì mặc cảm này mà họ khơng dễ chia sẻ việc mình
bị lây nhiễm với người thân.
Mặc cảm tội lỗi với chồng: Đòi chia tay là phản ứng đầu tiên của tất cả những phụ nữ này
khi biết chồng có kết quả xét nghiệm âm tính. Đó là hành vi tự kết tội, cho rằng mình khơng cịn
xứng đáng với chồng. Khơng xứng đáng vì thấy mình khơng là người vợ hồn hảo như chồng
mong đợi (vì HIV bị lên án theo sự “dán nhãn” của xã hội), hay nó gợi lại hành vi “lỗi lầm” nào
đó trong quá khứ mà họ tưởng có thể chơn vùi mãi mãi. Đó cũng là thái độ phịng vệ khi họ đang
bị tổn thương nặng nề (chẳng thà lên tiếng trả tự do cho chồng hơn là bị chồng bỏ vì kết quả HIV
dương tính của mình). Tiếp theo đó là cảm thấy có lỗi mỗi khi quan hệ vợ chồng (nỗi sợ lây
nhiễm cho chồng; cản trở khoái cảm cho chồng khi buộc chồng dùng bao cao su); mặc cảm phản
bội một người chồng tốt, người chồng đã từng tin yêu mình trước đây nhiều như thế nào; cảm
thấy có lỗi vì khơng trịn nhiệm vụ sinh con nối dõi cho chồng; vì mình mà chồng mang tai tiếng;
khơng có sức khỏe để làm việc kiếm tiền giúp chồng; không phục vụ tốt cho chồng ngược lại là
gánh nặng cho chồng mỗi khi đau yếu…
Mặc cảm tội lỗi với con: thấy mình có tội khi lây nhiễm cho con, vì mình mà con phải
mang bệnh, phải đau đớn vì bệnh hành hạ, phải uống thuốc suốt đời; tại mình mà con chết; vì
mình mà con bị tai tiếng, bị bạn bè kỳ thị, xa lánh và cô đơn.
Mặc cảm với gia đình gốc: cảm thấy phạm tội “bất hiếu” với cha mẹ, vì đã gây thất vọng,
đau khổ cho cha mẹ, gây tai tiếng xấu ảnh hưởng đến cha mẹ; gây lo lắng bất an, có ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe cha mẹ…
Mặc cảm với gia đình chồng: khơng trịn bổn phận làm dâu khi không sinh cháu khỏe
mạnh (con bị nhiễm) cho gia đình chồng; khơng có cháu nối dõi cho gia đình chồng (con chết);
làm cha mẹ chồng đau khổ, thất vọng (thương xót cho con trai), hoặc có thể bị liên lụy do tai
tiếng “xấu” của con dâu…
5.3


Môi trường sống có liên quan đến khó khăn tâm lý của bệnh nhân

Trải nghiệm cuộc sống gia đình thời niên thiếu để lại dấu ấn sâu đậm trên nhân cách mỗi bệnh
nhân. Đó có thể là những cảm nhận hạnh phúc hay là những sang chấn tâm lý chưa được chữa
lành. Điều này ảnh hưởng ít nhiều trên những bệnh nhân tham gia nghiên cứu này. Chúng ta thấy
rõ những ai có quá khứ đau khổ, bị ngược đãi, thiếu tình thương… thời niên thiếu, thì sẽ có hình
ảnh bản thân thấp, thiếu tự tin, dễ qui lỗi và khó tha thứ cho mình, đau khổ nhiều hơn, lâu dài
hơn. (Bốn phụ nữ trong nghiên cứu có tuổi thơ bất hạnh đã minh chứng cho ta thấy rõ điều này).
Cũng chính vì vậy mà họ khơng dám tin tưởng chia sẻ nỗi đau với người thân, sự cam chịu một
mình này gia tăng căng thẳng nội tâm, gây đau khổ nhiều hơn.
Sự kỳ thị từ người thân trong gia đình còn đau khổ hơn sự kỳ thị của xã hội, khi mà thông tin
nhiễm HIV của người phụ nữ được chồng nói ra. Người thân khơng hiểu biết, sợ nguy hiểm cho
chồng, ngăn cản cuộc sống chung, xa lánh, hất hủi, góp thêm khó khăn tâm lý cho những người
vợ này.
Người có tuổi thơ hạnh phúc, được đầy đủ tình thương của gia đình, thì họ có hình ảnh bản thân
tích cực hơn, mạnh mẽ, tự tin. Thì khi gặp khó khăn họ dễ dàng tâm sự, tìm kiếm sự hỗ trợ của


người thân vì tin mình được đón nhận, tha thứ. Và khi được người thân đón nhận, chia sẻ, động
viên thì họ cũng mau chóng vượt qua khó khăn tâm lý. Chúng ta có thể nghĩ chiều hướng tuổi
thơ của các bệnh nhân có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của căn bệnh, nhưng công việc này cần
được thẩm tra trong các nghiên cứu sâu rộng hơn sau này, với mẫu nghiên cứu lớn hơn.
Những phụ nữ xuất thân từ vùng ngoại ơ, nơng thơn cũng chịu thiệt thịi về điều kiện sống: vất
vả cơ cực từ nhỏ, ít cơ hội học hành hay tiếp nhận thông tin, kiến thức, ngay cả kiến thức lây
truyền HIV. Về mặt tinh thần họ cũng chịu ảnh hưởng của truyền thống văn hóa xưa cũ nhiều
hơn; vấn đề kỳ thị phân biệt với người nhiễm HIV nặng nề hơn.
5.4

Đời sống gia đình


Vai trị của người chồng góp phần quan trọng trong việc làm giảm nhẹ hay gia tăng khó khăn tâm
lý cho người phụ nữ nhiễm HIV. Khi người chồng ghen tức, nghi ngờ, xa lánh thì người vợ
khơng cịn thiết sống. Ngược lại, khi chồng thơng hiểu, chấp nhận u thương thì sẽ giúp vợ
mạnh mẽ, mau vượt qua khó khăn tâm lý và lấy lại thăng bằng cuộc sống.
Tuy nhiên, với những người vợ bị nhiều sang chấn tâm lý tuổi thơ, nếu khơng được chữa trị, giải
tỏa thì cũng sẽ gây áp lực, đau khổ cho chồng con trong cuộc sống tiếp theo (giống như “tính
xuyên thế hệ trên hành vi lập lại: đánh con” ở bệnh nhân thứ hai trong chương phân tích kết quả).
Cảm giác cơ đơn, hụt hẫng, thất vọng, đối diện với nguy cơ hạnh phúc gia đình đổ vỡ cùng với
gánh nặng ni con một mình, thiếu thốn kinh tế, suy kém sức khỏe vì bệnh tật, càng làm cho
người phụ nữ kiệt quệ về tâm trí lẫn tinh thần.
5.5

Nguồn gốc nhiễm bệnh

Nguồn gốc nhiễm bệnh cũng tác động đáng kể đến trải nghiệm của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân ý
thức rõ hành vi nguy cơ, và do mình chủ động gây ra hành vi đó thì họ bị dằn vặt nội tâm nhiều
hơn (bệnh nhân thứ hai). Ngược lại, nếu họ ý thức mình là “nạn nhân” trong việc lây nhiễm một
cách vơ tình, thì mặc cảm tội lỗi khơng nhiều và khơng kéo dài (bệnh nhân thứ 1, 3, 4).
6. KHUYẾN NGHỊ
Qua những thông tin thu thập được từ các bệnh nhân tham gia nghiên cứu này, chúng ta thấy cần
có một vài khuyến nghị cho những ai đang làm công tác tham vấn tâm lý cho người nhiễm HIV
nói chung, và phụ nữ nhiễm HIV có chồng âm tính nói riêng, cần lưu ý rằng :
Với những phụ nữ tình cờ phát hiện nhiễm HIV sau khi chung sống với chồng, nhưng
chồng khơng nhiễm, thì nỗi sợ bệnh tật và cái chết khơng lớn bằng tổn thương đến lịng tự trọng,
bởi sự phê phán phân biệt đối xử của người thân, gia đình, xã hội, liên quan đến cách sống và
chuẩn mực đạo đức văn hóa, xã hội. Trong khi nguyên nhân lây nhiễm có thể là tai nạn hay thiếu
hiểu biết.
Biến cố nhiễm HIV có thể gợi lại những ký ức đau khổ trong quá khứ, và họ có thể bị
sang chấn tâm lý kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình. Nên
việc theo dõi, đồng hành tâm lý sẽ giúp ích nhiều hơn là việc tham vấn một lần khi thông báo kết

quả xét nghiệm, chỉ nhằm giúp bệnh nhân chấp nhận cơn bệnh.


Yếu tố văn hóa “trọng nam khinh nữ” chi phối rất nhiều trên nhận thức và lối sống của
người dân khu vực các nước chậm phát triển nói chung, và của người Việt Nam nói riêng, trải
qua nhiều lãnh vực cuộc sống. Từ văn hóa xã hội cho đến giáo dục trong gia đình, hình thành
trong phong cách sống, sinh hoạt đời thường qua những câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ như luật
bất thành văn từ đời này qua đời khác. Cho dù ngày nay văn hóa Việt Nam đã có nhiều thay đổi,
tiến bộ đáng kể trong trong việc “bình đẳng giới” do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, qua
những phong trào “nữ quyền”. Nhưng ảnh hưởng của những tư tưởng xa xưa vẫn còn in dấu
trong tiềm thức của hầu hết dân Việt. Với mức độ nặng nhẹ, ít nhiều tùy theo khu vực địa lý, giai
cấp, nghề nghiệp, học vấn… khiến cho người phụ nữ cũng còn chịu nhiều thua thiệt cách này
hay cách khác.
Đối với căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, còn được xem là căn bệnh xã hội, do lây lan qua
máu và tình dục mà trước đây giới báo chí, truyền thơng thường gán ghép cho những người có
hành vi thiếu luân lý, đạo đức, hay tệ hơn nữa là “tệ nạn xã hội”, thì sự kỳ thị và mặc cảm cho
những ai mắc phải là một sự đau khổ tột cùng. Trong đó khơng ít phụ nữ bị lây một cách “thụ
động” do khơng có đủ khả năng để bảo vệ mình trong việc thuyết phục người tình dùng bao cao
su.
Khách quan chúng ta cũng có thể thấy, người phụ nữ sống trong vùng văn hóa cịn coi
thấp nữ quyền, thì khi vướng vào vòng ảnh hưởng của HIV/AIDS sẽ gia tăng sự cộng hưởng của
kỳ thị, phân biệt đối xử. Đau khổ tinh thần và thể chất cho những phụ nữ này là khơng tránh
khỏi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Phan Kế Bính (1970) Việt Nam Phong tục. NXB Phong trào văn hóa Sài Gịn.

Giới thiệu tác giả : Phan Kế Bính (1875 – 1921), hiệu là Bưu Văn, bút hiệu Liên Hồ Tử, là một
nhà báo, nhà văn nổi tiếng củaViệt Nam đầu thế kỷ 20. "Việt Nam phong tục" (1915) là một

nghiên cứu nghiêm túc, có tính phản biện, về thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
2.

Sơn Nam (1994) Thuần Phong mỹ tục Việt Nam. NXB. Đồng Tháp

3.

Việt Chương (1996) Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam.

Giới thiệu tác giả : Việt Chương tên thật là Nguyễn Tú, sinh năm 1936, tại Quãng Bình. Là nhà
văn, nhà giáo. Bộ sách “Từ điển Thành ngữ - ca dao – tục ngữ Việt Nam” (1996) đã được tác giả
sưu tập và biên soạn trong 10 năm, và là tài liệu có giá trị trong kho tàng trí thức văn hóa dân
gian Việt Nam.
4.

Bs Nguyễn Hữu Chí (2000). Nhiễm HIV/AIDS ở phụ nữ. NXB TP HCM.

5.
Báo cáo chung của UNAIDS/UNFPA/UNIFEM (2004). Phụ Nữ và HIV/AIDS: Đương
đầu với khủng hoảng. Do Ann Erb-Leoncavallo – UNFPA; Gllian Holmes-UNAIDS; Gloria
Jacobs tư vấn và biên tập.
6.
Khuất Thị Hải Oanh (Chủ biên): Sổ lịch Chăm sóc cho người có HIV. Viện Nghiên cứu
phát triển xã hội. Hà Nội.


7.

CARE (2005) Chăm sóc và hỗ trợ người sống chung với HIV/AIDS tại nhà. NXB Y học


8.

VUSTA (2012) Sống khỏe mạnh, sống tích cực. NXB Hà Nội.

9.

FHI in Combodia. Self-care books.

10.
Ministry of Health and WHO (2005) Guidelines for Diagnosis and Treatment of HIV/
AIDS.
11.
WHO (2004) Integrated Management of Adolesent/ Adult Illness project. A Guide for
patients, family members and community caregiver – caregive booklet.
12.
WHO (2004) Integrated Management of Adolescent/Adult Illness projet. Palliative Care;
symton management and end-of-life care. Interim guidelines for fist – level facility health
workers.
13.
David Werner. Where there is no Doctor – Avillage heath care handbook. Macmillan
Publishers.
14.
AIDS Clinical Center (ACC) (2004) HIV Patient ‘s handbook. International Medicare
Center of Japan.
15.

WHO – HIV in pregnancy: Review – WHO/CHS/99.15 ;UNAIDS/99.3E

16.


International community of women living with HIV / AIDS (ICW). www.icw.org.

17.
PAHO « Basic information on Gender and HIV/AIDS ».
www.paho.org/english/hdp/hdw/GenderandHIVFactSheet1.pdf.
18.
UNIFEM (2001) « Gender aspects of HIV / AIDS in India ». Summary of research on the
gender aspects of HIV / AIDS. New York.
19.
Kaleeba, Noerine (2004). Women and HIV / AIDS; Challenges and Hopes for the
affected communities. www.tasougan-da.org/index.php.
20.

Unicef (2002). Youth and HIV / AIDS: Opportunity in crisis. New York.

21.
Glynn, J.R. et al. 2003. HIV The relationship between HIV risk and marriage in areas
with high HIV prevalence. Research in Kisumu, Kenya, Zambia.
22.
UNAIDS (2001). Basic Information: Global Crisis - Global Action: HIV transmission
from mother to child. www.un.org/ga/aids/ungassfactsheets/pdf/fsmotherchild_en.pdf.
23.
Bala Nath (2000). How to increase women's power in agreement safe sex. Guidelines for
NGOs. New Delhi.
24.
Davis, K. R and S. C. Weller (1999). The effectiveness of condoms in preventing HIV
infection through heterosexual relations.
25.

Global coalition on women and HIV.


www.unaids.org/en/events/coalition_women_and_aids.asp.


26.
Alleeyne. Sir George. (2004) Stigma and social isolation for women and girls: the
economic aspects of HIV / AIDS in the Caribbean region. Speech at the UN.
27.
UNFPA. « The basic information on issues related to gender. Gender-related violence
».www.unfpa.org/gender/facts.htm.
28.

www.engenderhealth.org/ia/wwm/index.html.

29.

www.un.org/ga/aids/coverage/

30.

www.un.org/millenniumgoa

ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ
ThS. Nguyễn Thị Minh Phương tốt nghiệp cử nhân công tác xã hội và thạc sĩ tâm lý lâm sàng - y
khoa của trường Tâm lý thực hành Paris (E.P.P). ThS. Phương có kinh nghiệm trên 10 năm làm
tham vấn tâm lý xã hội và hỗ trợ chăm sóc điều trị cho người sống chung với HIV/AIDS với tư
cách tổ chức xã hội dân sự; giảng dạy về tham vấn, tâm lý và công tác xã hội cho các tổ chức
NGOs tại Việt Nam đang làm việc trong lãnh vực chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS; giảng dạy
các lớp tiền hơn nhân Công giáo và kỹ năng làm cha mẹ. Hiện nay ThS. Phương là chuyên gia
Tâm lý lâm sàng: khám và điều trị các chứng rối nhiễu tâm lý cho người lớn và trẻ em; và là

giảng viên bán cơ hữu khoa Công tác xã hội tại Đai học Mở - TP.HCM.



×