Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Tóm tắt bài giảng thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.36 KB, 84 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH

Giảng Viên: TS. HÀ VIỆT HÙNG







Tóm tắt Bài giảng
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Stock Market










Nha Trang 01/2015
2

Contents
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 7


I. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 7
1. Cơ sở hình thành thị trường tài chính 7
2. Cơ cấu của thị trường tài chính 7
3. Vai trò của TTTC trong nền kinh tế 8
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CK 9
1. Khái niệm 9
2. Sự hình thành và phát triển 9
3. Một số cải cách trên thị trường chứng khoán 9
III. CƠ CẤU CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 9
1. Xét trên phương diện pháp lý: TTCK được chia làm hai loại: 9
2. Xét về quá trình luân chuyển CK: TTCK bao gồm 02 bộ phận cấu thành: 10
3. Xét theo phương thức giao dịch: TTCK được chia làm hai loại: 10
IV. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 10
1. Chủ thể phát hành 10
2. Nhà đầu tư 11
3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán 11
4. Cơ quan quản lý và giám sát các hoạt động thị trường chứng khoán 12
5. Các tổ chức có liên quan 12
V. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KTTT: 14
1. Thị trường chứng khoán là công cụ khuyến khích dân chúng tiết kiệm, sử dụng nguồn tiết
kiệm vào đầu tư và tạo thói quen đầu tư 14
2. Thị trường chứng khoán là phương tiện huy động vốn 14
3. Thị trường chứng khoán là công cụ làm giảm áp lực lạm phát 14
4. Thị trường chứng khoán cung cấp thông tin cần thiết về loại các chứng khoán và khả
năng sinh lời của nó trong tương lai 15
5. Thị trường CK bảo đảm tính thanh khoản 15
6. TTCK thúc đẩy các Doanh Nghiệp làm ăn có hiệu quả kinh tế cao 15
7. Thị trường CK thu hút vốn từ nước ngoài 15
VI. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI 16
1. Thị trường chứng khoán Mỹ 16

2. Thị trường chứng khoán Nhật bản 16
3. Thị trường chứng khoán Thái Lan 17
4. Thị trường chứng khoán Việt Nam 17
3

CHƯƠNG II: CHỨNG KHOÁN - HÀNG HOÁ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 20
I. CHỨNG KHOÁN (Securities, stocks) 20
1. Khái niệm 20
2. Đặc điểm 20
3. Phân loại 22
II. CỔ PHIẾU (Stock/Share) 22
1. Khái niệm 22
2. Cổ phiếu thường: 22
3. Cổ phiếu ưu đãi 24
III. TRÁI PHIẾU (Bonds) 25
1. Khái niệm 25
2. Các loại trái phiếu 25
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá trái phiếu 26
IV. CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH (Các công cụ có nguồn gốc chứng khoán) 27
1. Hợp đồng tương lai (Futures) 27
2. Các quyền chọn:(Options) 27
3. Quyền mua cổ phiếu mới: (Rights) 28
4. Chứng quyền (Warrants) 28
V. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG HÀNG HOÁ LƯU HÀNH TRÊN THỊ
TRƯỜNG CK 29
1. Các yếu tố về lãi suất 29
2. Các yếu tố rủi ro 29
CHƯƠNG III: CÔNG TY CỔ PHẦN 30
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CTCP 30
1. Khái niệm 30

2. Những ưu, nhược điểm của công ty cổ phần 30
3. Vai trò của các công ty cổ phần đối với hoạt động của thị trường chứng khoán 30
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CTCP: 31
1. Đại hội đồng cổ đông 31
2. Hội đồng quản trị 31
3. Giám đốc, Tổng giám đốc 32
4. Ban kiểm soát 32
III. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN 33
1. Công ty cổ phần nội bộ 33
4

2. Công ty cổ phần công cộng 33
3. Công ty cổ phần công cộng đã đăng ký vào thị trường chứng khoán có tổ chức (Hay còn
gọi là công ty cổ phần công cộng đã niêm yết) 33
IV. QUY TRÌNH PHÁT HÀNH CK CÔNG TY 33
1. Điều kiện để phát hành CK của công ty cổ phần 33
2. Các hình thức phát hành CK Cty: 34
3. Trình tự, thủ tục phát hành chứng khoán ra công chúng 35
CHƯƠNG IV: SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN 36
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN: 36
1. Khái niệm 36
2. Một vài đặc điểm 36
3. Vai trò của SGDCK 36
II. TỔ CHỨC SGDCK 37
1. Cơ cấu tổ chức SGDCK 37
2. UB CK Nhà nước (cơ quan quản lý nhà nước về CK và TTCK) 37
3. Các thành viên của SGDCK: Các công ty CK. 38
4. Các nhà môi giới CK: (Types of Brokers). 49
III. NHỮNG NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA SGDCK 50
1. Nguyên tắc trung gian của mua bán chứng khoán 50

2. Nguyên tắc đấu giá của mua bán chứng khoán 50
3. Nguyên tắc công khai 50
IV. PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA SGDCK: 51
1. Hệ thống các loại chứng khoán giao dịch trên SGDCK 51
2. Quy trình kinh doanh chứng khoán tại SGDCK: 51
3. Các lệnh mua bán chứng khoán: 52
4. Phương thức giao dịch chứng khóan tại SDGCK theo phương thức khớp lệnh. 53
5. Phương thức thoả thuận 57
6. Đấu giá cổ phần qua Sở GDCK: (Có tài liệu riêng) 57
7. Quản lý và lưu giữ CK 57
8. Thanh toán bù trừ 57
V. NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN 57
1. Khái niệm 57
2. Ý nghĩa của việc đăng ký CK: 58
3. Mục đích của việc niêm yết CK 59
5

4. Phân loại niêm yết 59
5. Những điều kiện cơ bản để một công ty cổ phần được đăng ký CK vào SGDCK: 60
6. Thủ tục niêm yết 62
VI: THỊ TRƯỜNG CK PHI TẬP TRUNG OTC (OVER-THE-COUNTER) 64
1. Khái niệm về thị trường OTC 64
2. Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC 65
3. Cơ chế xác lập giá trên thị trường OTC 65
4. Các nhà tạo lập thị trường 65
5. Hệ thống thông tin 66
6. Quản lý thị trường 66
7. Cơ chế thanh toán 67
8. Vai trò của thị trường OTC 68
9. Thị trường tự do 68

CHƯƠNG V: PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 69
I. PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN 69
1. Giới thiệu chung về phân tích chứng khoán 69
2. Phân tích vĩ mô 69
3. Phân tích ngành 71
4. Phân tích cơ bản 72
5. Phân tích kỹ thuật 77
II. ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN: 80
1. Khái niệm về đầu tư CK 80
2. Mục tiêu của đầu tư CK: 80
3. Các hình thức đầu tư: 80
4. Kế hoạch đầu tư CK: 81
5. Nhận diện các hành vi giao dịch không công bằng trên thị trường 81
6. Các yếu tố cần cân nhắc khi đầu tư vào chứng khoán: 82
III. PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ CK 82
1. Phương pháp đầu tư định ngạch 82
2. Phương pháp đầu tư theo tỷ lệ thay đổi: 82
3. Phương pháp đầu tư bình quân định kỳ: 83
IV. QUỸ ĐẦU TƯ: 83
1. Khái niệm 83
2. Lợi điểm của đầu tư: 83
6

3. Phân loại: 83
V. CÁCH ĐỌC CÁC BẢNG YẾT GIÁ TRÊN BÁO CHÍ: 84



























7

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
I. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1. Cơ sở hình thành thị trường tài chính
a. Nhu cầu giao lưu vốn:
Trong xã hội, xét tại một thời điểm bất kỳ nào đó luôn xảy ra hiện tượng có những
người có vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, cùng một lúc lại có những người thiếu hụt về vốn
tiền tệ cần được bổ sung. Hiện tượng này cần phải xuất hiện quá trình điều hoà cung cầu

từ nơi dư thừa sang nơi thiếu hụt vốn.
b. Sự xuất hiện các loại giấy tờ có giá:
Trong nền kinh tế thị trường có 3 cách để người cần vốn và người có vốn gặp nhau
như sau:
-Cách đơn giản và sơ khai nhất là dựa trên sự vay mượn thân quen nhau.
-Thông qua Ngân hàng để thực hiện nghiệp vụ gởi và vay tiền.
-Các hình thức huy động và cung ứng vốn của thị trường vốn.
Sự ra đời và phát triển của các loại giấy tờ có giá, cũng như quá trình thương mại
hoá chúng, vừa thoả mãn nhu cầu của người có vốn và người cần vốn, vừa là cơ sở để
hình thành thị trường tài chính.
2. Cơ cấu của thị trường tài chính
a. Khái niệm TTTC: Là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại giấy tờ có giá,
nơi mà những người cung cấp tiền tệ đáp ứng nhu cầu của những người khác về tiền tệ để
sử dụng chúng, nó là chiếc cầu nối giữa cung và cầu trong nền kinh tế.
b. Cơ cấu của thị trường tài chính:
- Căn cứ để phân hai loại chính: + Thời gian.
+ Hình thức vận động của các nguồn tài chính.







8

- Mô hình:













TT HỐI ĐOÁI TT CHO VAY TT LIÊN TT TIN DỤNG TT C. KHOÁN TT THUẾ CHẤP
(Foreign exchange) NGẮN HẠN NGÂN HÀNG THUÊ MUA (Stock (Mortgage
(Short term (Inter bank (Leasing market) market) market)
loans market) market)

Mô hình trên phù hợp với việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của nhà
nước Việt Nam.
Việc phân định ra các bộ phận của thị trường tài chính chỉ mang tính chất tương
đối. Xuất phát từ thực tiễn của nền kinh tế không thể tồn tại một thị trường tiền tệ hoặc
một thị trường vốn thuần tuý mà chỉ tồn tại thị trường vốn tiền tệ hỗn hợp.
3. Vai trò của TTTC trong nền kinh tế
- Thị trường tài chính có vị trí là thị trường khởi điểm cho các loại thị trường có tác
dụng chi phối điều hành và xâm nhập vào các loại thị trường khác, ngoài ra nó còn
có tính tổng hợp, tính phản ánh nhanh nhạy, trạng thái, xu thế vận động của thị
trường khác.
- Điều hoà các nguồn vốn nhàn rỗi từ nơi thừa đến nơi thiếu trong nền kinh tế.
- Tạo lập cơ chế bơm hút tiền hợp lý nhanh nhẹn, do vậy tốc độ vòng quay nhanh góp
phần làm tăng trưởng kinh tế.
- Là bà đỡ cho sự ra đời những doanh nghiệp mới đầy sức sống.

TT TÀI CHÍNH

(Finance market)
TT TIỀN TỆ
(Money market)
TT VỐN
(Capital market)





9

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CK
1. Khái niệm
Thị trường chứng khoán là nơi có hoạt động mua bán giao dịch các loại chứng
khoán dài hạn, có tổ chức, theo luật pháp giữa những người phát hành chứng khoán,
những người mua chứng khoán hoặc kinh doanh chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán chứng
khoán để kiếm lời.
2. Sự hình thành và phát triển
- Phiên họp đầu tiên của mậu dịch trường vào năm 1453 tại Bỉ.
- Thời kỳ hoàng kim nhất: 1875 – 1913
+ Nền kinh tế các nước châu Âu phát triển mạnh mẽ
+ Sự ra đời hàng loạt các công ty cổ phần.
- “Ngày thứ năm đen tối”: 29/10/1929.
- Từ 1934 thị trường bắt đầu phục hồi.
- “Ngày thứ hai đen tối”: 19/10/1987.
- Tháng 10/1997.
- Tháng 9/2001.
- Từ 2008 khủng hoảng từ cho vay dưới chuẩn ở Mỹ

- Tổng quan hiện nay.
3. Một số cải cách trên thị trường chứng khoán
- Cải cách thuế: Giảm thuế cho những người đầu tư vào thị trường chứng khoán.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật.
- Đưa ra các loại chứng phiếu mới.
- Thị trường OTC (thị trường không chính thức).

III. CƠ CẤU CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Xét trên phương diện pháp lý: TTCK được chia làm hai loại:
- Thị trường chính thức (tập trung): là TT hoạt động theo đúng các quy luật pháp
định nơi mua bán các loai chứng khoán đã được đăng biểu hay được biệt lệ.
10

- Thị trường phi chính thức (OTC): Là thị trường mua bán CK bên ngoài
SGDCK, không có địa điểm tập trung những người môi giới, những người kinh doanh
CK như ở SGDCK.
2. Xét về quá trình luân chuyển CK: TTCK bao gồm 02 bộ phận cấu thành:
- Thị trường sơ cấp (Primary Market): Còn gọi là thị trường cấp 1 hay thị trường
phát hành, là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán những CK mới phát hành lần
đầu.TT sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành.
-Thị trường thứ cấp (Secondary Market): Còn gọi là thị trường cấp 2 hay thị
trường lưu thông, là nơi diễn ra các hoạt động mua đi bán lại các chứng khoán đã phát
hành qua TT sơ cấp.
3. Xét theo phương thức giao dịch: TTCK được chia làm hai loại:
-Thị trường giao ngay (Spot Market): Còn gọi là thị trường thời điểm tức là thị
trường mua bán chứng khoán theo giá của ngày giao dịch, việc thanh toán sẽ diễn ra sau
đó vài ngày theo luật định.
-Thị trường tương lai (Future Market): Là thị trường mua bán chứng khoán theo
một loại hợp đồng định sẵn, giá cả được thoả thuận trong ngày giao dịch, nhưng việc
thanh toán và giao hoán CK sẽ diễn ra trong một thời điểm nhất định ở tương lai.


IV. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Trên thị trường chứng khoán có nhiều loại chủ thể tham gia hoạt động theo nhiều
mục đích khác nhau: chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư, chủ thể quản lý và giám sát các
hoạt động của thị trường chứng khoán, và các tổ chức có liên quan.
1. Chủ thể phát hành
Chủ thể phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hoá của thị trường
chứng khoán. Các chủ thể phát hành bao gồm: Chính phủ, các doanh nghiệp và một số tổ
chức khác như: Quỹ đầu tư
 Chính phủ
+ Chính phủ là chủ thể phát hành các chứng khoán: trái phiếu Kho bạc, trái phiếu
công trình, tín phiếu Kho bạc nhằm mục đích tìm vốn tài trợ cho những công trình lớn
thuộc cơ sở hạ tầng, phát triển sự nghiệp văn hoá giáo dục, y tế, hoặc bù đắp thiếu hụt
Ngân sách Nhà nước.
11

+ Chính quyền địa phương là chủ thể phát hành trái phiếu địa phương để vay nợ
nhằm huy động vốn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
 Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là chủ thể phát hành các cổ phiếu hoặc trái phiếu doanh nghiệp để
tìm vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư là những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, được hình thành bằng vốn góp
của các nhà đầu tư để tiến hành đầu tư vào chứng khoán và các loại hình đầu tư khác.
Mục đích thành lập quỹ đầu tư là tập hợp và thu hút những nhà đầu tư nhỏ, lẻ tham gia
kinh doanh. Đặc trưng cơ bản nhất của Quỹ đầu tư là quỹ vừa đóng vai trò là tổ chức phát
hành bằng việc phát hành ra các chứng khoán như chứng chỉ quỹ đầu tư; vừa đóng vai trò
là tổ chức đầu tư, kinh doanh các loại chứng khoán.
2. Nhà đầu tư
Chủ thể đầu tư là những người có tiền, thực hiện việc mua và bán chứng khoán

trên thị trường chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận. Nhà đầu tư có thể chia thành 2 loại:
nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.
 Các nhà đầu tư cá nhân
Nhà đầu tư cá nhân là các cá nhân và hộ gia đình, những người có vốn nhàn rỗi
tạm thời, tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi
nhuận. Tuy nhiên, trong đầu tư thì lợi nhuận lại luôn gắn với rủi ro, kỳ vọng lợi nhuận
càng cao thì mức độ chấp nhận rủi ro phải càng lớn và ngược lại. Chính vì vậy các nhà
đầu tư cá nhân luôn phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng như
mức độ chấp nhận rủi ro của mình.
 Các nhà đầu tư có tổ chức
Nhà đầu tư có tổ chức là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán
với số lượng lớn trên thị trường. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên thị trường
chứng khoán là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty đầu tư, các
công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, các quỹ bảo hiểm xã hội khác. Đầu tư thông qua các tổ
chức đầu tư có ưu điểm là có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư
được thực hiện bởi các chuyên gia có chuyên môn và có kinh nghiệm.
3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
 Công ty chứng khoán:
12

Công ty chứng khoán là các công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn
hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán. Đó là những tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân,
có vốn riêng và hạch toán kinh tế độc lập. Tuỳ theo vốn điều lệ và đăng ký kinh doanh
mà một công ty có thể thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán:
môi giới chứng khoán, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn
đầu tư và lưu ký chứng khoán.
 Các ngân hàng thương mại (NHTM).
Tại một số nước, các NHTM có thể sử dụng vốn tự có để tăng và đa dạng hoá lợi
nhuận thông qua đầu tư vào các chứng khoán. Tuy nhiên, các ngân hàng chỉ được đầu tư
vào chứng khoán trong những giới hạn nhất định để bảo vệ ngân hàng trước những biến

động của giá chứng khoán. Một số nước cho phép ngân hàng thương mại thành lập công
ty con độc lập để kinh doanh chứng khoán và thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
4. Cơ quan quản lý và giám sát các hoạt động thị trường chứng khoán
Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán đã cho thấy, đầu tiên thị
trường chứng khoán hình thành một cách tự phát khi có sự xuất hiện của cổ phiếu, trái
phiếu và hầu như chưa có sự quản lý. Nhưng nhận thấy cần có sự bảo vệ lợi ích cho các
nhà đầu tư và đảm bảo sự hoạt động của thị trường được thông suốt, ổn định và an toàn,
bản thân các nhà kinh doanh chứng khoán và các quốc gia có thị trường chứng khoán
hoạt động cho rằng cần phải có cơ quan quản lý và giám sát về hoạt động phát hành và
kinh doanh chứng khoán.
Cơ quan quản lý và giám sát thị trường chứng khoán được hình thành dưới nhiều
mô hình tổ chức hoạt động khác nhau, có nước do các tổ chức tự quản thành lập, có nước
cơ quan này trực thuộc Chính phủ, nhưng có nước lại có sự kết hợp quản lý giữa các tổ
chức tự quản và Nhà nước. Cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán do
Chính phủ của các nước thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích của người đầu tư và bảo
đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, an toàn và phát triển bền vững.
5. Các tổ chức có liên quan
Ngoài các chủ thể trên, trên thị trường chứng khoán còn có các tổ chức quan trọng
khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán như Sở giao dịch
chứng khoán; Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán; Tổ chức lưu ký và thanh toán
bù trừ chứng khoán; các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm.
 Sở giao dịch chứng khoán
13

Sở giao dịch chứng khoán thực hiện vận hành thị trường thông qua bộ máy tổ
chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ cho các hoạt động giao dịch trên Sở giao
dịch. Ngoài ra, Sở giao dịch cũng ban hành những quy định điều chỉnh các hoạt động
giao dịch chứng khoán trên Sở, phù hợp với các quy định của luật pháp và Uỷ ban chứng
khoán.
 Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức của các công ty chứng khoán
và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, được thành lập với mục
đích bảo vệ lợi ích cho các công ty chứng khoán nói riêng và cho toàn ngành chứng
khoán nói chung.
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thường là một tổ chức tự quản, thực
hiện một số chức năng chính như sau:
+ Khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán.
+ Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp
luật về chứng khoán.
+ Điều tra và giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên.
+ Tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán.
+ Hợp tác với Chính phủ và các cơ quan khác để giải quyết các vấn đề có tác động
đến hoạt động kinh doanh chứng khoán.
 Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
Là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán
bù trừ cho các giao dịch chứng khoán.
 Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá
năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã
cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể. Các mức hệ số tín nhiệm
vì thế thường được gắn cho một đợt phát hành, chứ không phải cho công ty. Vì thế, một
công ty phát hành có thể mang nhiều mức hệ số tín nhiệm cho các phát hành nợ của nó.
Hệ số tín nhiệm được biểu hiện bằng các chữ cái hay chữ số, tuỳ theo quy định
của từng công ty xếp hạng. Ví dụ: theo hệ thống xếp hạng của Mooody’s sẽ có các hệ số
tín nhiệm được ký hiệu là Aaa, Aa1, Baa1, B1; theo hệ thống xếp hạng của S&P, có các
mức xếp hạng AAA, AA+, AA, AA-, A+, A
14

Các nhà đầu tư có thể dựa vào các hệ số tín nhiệm do các công ty đánh giá hệ số
tín nhiệm cung cấp để cân nhắc đưa ra quyết định đầu tư của mình.


V. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KTTT:
1. Thị trường chứng khoán là công cụ khuyến khích dân chúng tiết kiệm, sử dụng
nguồn tiết kiệm vào đầu tư và tạo thói quen đầu tư
- Trong kinh tế thị trường, vốn phải được huy động từ mọi tầng lớp nhân dân và
nguồn vốn nay thường rất phân tán nên cần phái có những định chế đặc biệt thực hiện, để
thu hút nguồn vốn này.
- Thị trường chứng khoán ra đời, với cơ sở pháp lý hoàn chỉnh và bộ máy quản lý
hữu hiệu, sẽ là môi trường thuận lợi để dân chúng đầu tư vào cổ phiếu và các loại chứng
khoán, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán ở thị trường thứ cấp.
2. Thị trường chứng khoán là phương tiện huy động vốn
- Khi thị trường chứng khoán chưa hình thành các đợn vị kinh tế đều lệ thuộc vào
ngân hàng để có vốn hoạt động, có nghĩa là phải đi vay với lãi suất biến đổi tuỳ theo thị
trường. Ngày nay tại hầu hết các nước, các đơn vị kinh tế cũng như nhà nước đã huy
động vốn trực tiếp từ các nguồn tiết kiệm, bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu.
- Thị trường chúng khoán là công cụ thu hút được nhiều nguồn tích luỹ và vốn tạm
thời nhàn rỗi cho công cuộc đầu tư phát triển, tạo thêm vốn cho chính phủ và chính quyền
địa phương, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.
3. Thị trường chứng khoán là công cụ làm giảm áp lực lạm phát
- Thị trường chứng khoán ra đời và phát triển thu hút được nhiều tầng lớp công
chúng mua các loại chứng khoán, do vậy làm giảm được số lượng tiền mặt lớn, tích luỹ
trôi nổi ngoài ngân hàng, giảm sức ép của tiền tệ đối với hàng hoá, ổn định sức mua của
tiền.
- Mặt khác nhà nước sử dụng TTCK như là một công cụ để huy động nguồn vốn
cần thiết cho chi tiêu và đầu tư của chính phủ thay vì phải sử dụng biện pháp phát hành
tiền tệ dễ dẫn đến lạm phát.
- Đồng thời khi cần thiết kiềm chế tốc độ lạm phát, NHNN sẽ đưa ra bán các loại
trái phiếu trên TTCK với lãi suất cao để thu hút về bớt số tiền đang lưu thông.
15


4. Thị trường chứng khoán cung cấp thông tin cần thiết về loại các chứng khoán và
khả năng sinh lời của nó trong tương lai
- TTCK là nơi cung cấp kip thời, vô tư và chính xác những thông tin cần thiết liên
quan đến việc mua bán chứng khoán, cho mọi thành viên tham gia thị trường CK như:
Tình hình cung cầu, TT từng loại CK trong từng thời kỳ nhất định, trên thị trường chính
thức và các thị trường khác. Chức năng này nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư,
để giúp họ tránh những sai lầm khi tiếp nhận những thông tin không chính xác.
5. Thị trường CK bảo đảm tính thanh khoản
- Thị trường chứng khoán thứ cấp có vai trò kinh tế quan trọng là đảm bảo tính
thanh khoản của các công cụ tài chính có nghĩa là CK có thể thông qua các trung gian các
nhà môi giới bán ra để thu tiền mặt đáp ứng nhu cầu cần thiết đối với cá nhân hay đơn
vị.Chính sự đảm bảo này mà các cá nhân hay các đinh chế tài chính sẵn sàng mua CK
trên thị trường sơ cấp.
6. TTCK thúc đẩy các Doanh Nghiệp làm ăn có hiệu quả kinh tế cao
- Luật lệ của thị trường chứng khoán bắt buộc các Doanh Nghiệp tham gia thị
trường phải công bố công khai các báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh hàng quý, hàng
năm qua đó công chúng có cơ hội nhận định đánh giá công ty.
- Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán chỉ chấp nhận các cổ phiếu, trái phiếu
của các công ty có đủ điều kiện: kinh doanh hợp pháp, tài chính lành mạnh, có doanh lợi
…và dân chúng cũng chỉ mua cổ phiếu của những công ty thành đạt, với sự lựa chọn đó
để bán được cổ phiếu không có cách nào khác hơn là các nhà quản lý các doanh nghiệp
phải tính toán hoạt động đàng hoàng và có hiệu quả kinh tế.
7. Thị trường CK thu hút vốn từ nước ngoài
-Thông qua thị trường CK các nhà đầu tư sẽ theo dõi và nhận định hoạt động của
các doanh nghiệp, của các ngành để xác định hướng đầu tư. Đồng thời thị trường CK còn
tạo môi trường thích hợp để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư một cách dễ dàng.
 Một vài hạn chế trên thị trường chứng khoán:
1. Nạn đầu cơ.
2. Tình trạng cá lớn nuốt cá bé.
3. Phao tin đồn không chính xác.

4. Mua bán nội gián.
5. Mua bán ngoài luồng.
16


VI. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI
1. Thị trường chứng khoán Mỹ
TTCK Mỹ hiện nay là một thị trường quan trọng bậc nhất trên thế giới nếu xét trên
tổng thể khối lượng tư bản giao dịch và sự ảnh hưởng to lớn của nó đối với các thị trường
chứng khoán khác.
 Thị trường chứng khoán Mỹ được thành lập vào năm 1792, Sở giao dịch chứng
khoán New York (NYSE) là sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) lớn nhất và lâu
đời nhất nước Mỹ, đây hiện là trung tâm giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới,
quản lý tới hơn 80% các giao dịch chứng khoán của Mỹ và kể từ năm 1962 đã trở
thành thị trường chứng khoán quốc gia.
 Sở giao dịch chứng khoán Mỹ (American Stock Exchange - AMEX) là thị trường
chứng khoán tập trung lớn thứ 2 ở Mỹ.
 Bên cạnh các thị trường chứng khoán tập trung là các SGDCK gồm 14 sở giao
dịch khác nhau, tại Mỹ còn có thị trường chứng khoán phi tập trung (thị trường
OTC) rất phát triển, đó là Nasdaq.
Thị trường OTC qua mạng máy tính Nasdaq được thành lập từ năm 1971 là thị
trường có số lượng chứng khoán giao dịch lớn nhất ở Mỹ với 15.000 chứng khoán.
Chứng khoán giao dịch trên thị trường này chiếm đa số là của các công ty thuộc ngành
Công nghệ thông tin, các công ty vừa và nhỏ.
2. Thị trường chứng khoán Nhật bản
Thị trường chứng khoán Nhật bản đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn
dài hạn cho Chính phủ và các công ty. Nói đến thị trường chứng khoán Nhật bản, trước
hết phải kể đến SGDCK Tokyo (TSE).
SGDCK Tokyo hình thành vào cuối năm 1878. Đây là SGDCK ra đời sớm nhất, là
thị trường lớn nhất tại Nhật bản về số lượng chứng khoán lưu hành cũng như về doanh

thu, đứng thứ 2 về doanh số bán, chỉ sau NYSE.
Bên cạnh các SGDCK (Nhật bản có 8 SGDCK), còn có các thị trường chứng
khoán phi tập trung, tiêu biểu là thị trường Jasdaq và J-net.
+ Thị trường Jasdaq, hoạt động từ năm 1991 trên cơ sở phát triển thị trường OTC
truyền thống hoạt động từ tháng 2/1963 do Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
Nhật bản quản lý.
17

+ Thị trường J-net được đưa vào hoạt động từ tháng 5 năm 2000, chịu sự quản lý
trực tiếp của SGDCK Osaka (OSE).
3. Thị trường chứng khoán Thái Lan
TTCK Thái Lan là một trong những thị trường chứng khoán phát triển nhanh nhất
ở khu vực Châu á. TTCK Thái Lan ban đầu được các công ty tư nhân thành lập vào tháng
7/1962. Đến năm 1970 thị trường này phải đóng cửa vì ít người tham gia và thiếu sự hỗ
trợ của Nhà nước. Tháng 2/1974 Luật SGDCK ra đời và SGDCK được mở cửa trở lại
vào năm 1975. Kể từ năm 1986, SGDCK Thái Lan phát triển mạnh và đạt hiệu quả cao.
Thị trường chứng khoán Thái Lan cũng là nơi điển hình của việc sử dụng hệ thống
vi tính hoàn toàn tự động. Với hệ thống giao dịch tự động này, SGDCK Thái Lan cho
phép các công ty chứng khoán thông qua hệ thống máy vi tính thực hiện các giao dịch
ngay tại văn phòng của họ mà không cần trực tiếp đến Sở.
4. Thị trường chứng khoán Việt Nam
Sự ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận
hành Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại thành phố Hồ Chí Minh ngày
20/7/2000, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000.
Các chủ thể tham gia trên TTCK Việt Nam:
 Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)
UBCKNN được thành lập theo Nghị định số 75/CP ngày 28/1/1996 của Chính
phủ. Đây là cơ quan trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà
nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán: quản lý việc cấp phép, đăng ký phát
hành và kinh doanh chứng khoán, tổ chức công tác thanh tra, giám sát hoạt động giao

dịch, mua bán chứng khoán, … để đảm bảo thị trường hoạt động ổn định, công bằng và
minh bạch.
 Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Theo Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập TTGDCK, Quyết định 128/1998/QĐ-UBCK, ngày 1/8/1998 của chủ tịch
UBCKNN thì TTGDCK là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBCKNN có tư cách pháp
nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. TTGDCK TPHCM thực hiện các chức năng:
tổ chức, quản lý điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thống giao
dịch chứng khoán và cung cấp các dịch vụ hổ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu
ký chứng khoán; đăng ký chứng khoán, thanh toán bù trừ đối với các giao dịch chứng
18

khoán; công bố thông tin về hoạt động giao dịch chứng khoán; kiểm tra giám sát các hoạt
động giao dịch chứng khoán và một số nhiệm vụ khác.
 Các công ty chứng khoán
Theo Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK, ngày 13/10/1998 của UBCKNN, các
công ty chứng khoán được thành lập dưới hình thức pháp lý là công ty cổ phần hoặc các
công ty trách nhiệm hữu hạn. Đó là những tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có vốn
riêng và hạch toán kinh tế độc lập. Tuỳ theo vốn điều lệ và đăng ký kinh doanh mà một
công ty có thể thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán: môi giới
chứng khoán, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư và
lưu ký chứng khoán.
 Các tổ chức phát hành chứng khoán
Theo các văn bản pháp lý hiện hành, các tổ chức được phép phát hành chứng
khoán ở Việt Nam bao gồm:
+ Chính phủ: phát hành tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc và trái phiếu đầu tư.
+ Chính quyền địa phương: phát hành trái phiếu để tài trợ cho các dự án và các
nhu cầu chi tiêu của chính quyền địa phương.
+ Các công ty cổ phần: phát hành cổ phiếu (cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi
biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức và cổ phiếu ưu đãi hoàn lại) và trái phiếu doanh

nghiệp.
+ Các DNNN: phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
+ Các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ: phát hành chứng chỉ quỹ
đầu tư.
Tuy nhiên, trên thực tế tham gia phát hành chứng khoán trong thời gian qua chủ
yếu là Chính phủ, các NHTMQD, một số DNNN và các DNNN khi tiến hành cổ phần
hoá.
 Các nhà đầu tư chứng khoán
Theo các văn bản pháp luật hiện hành, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Việt Nam bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức, các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp,
các công ty bảo hiểm…
 Các tổ chức phụ trợ khác
19

Ngoài các thành viên nêu trên, tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam còn có
các tổ chức phụ trợ khác như: các tổ chức lưu ký, thanh toán bù trừ, các tổ chức kiểm
toán… đủ điều kiện được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động lưu ký chứng khoán.
Hiện nay, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam được chọn là ngân hàng chỉ
định thanh toán.

























20

CHƯƠNG II: CHỨNG KHOÁN - HÀNG HOÁ
CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

I. CHỨNG KHOÁN (Securities, stocks)
1. Khái niệm
Chứng khoán là loại giấy tờ có giá chứng nhận sự góp vốn hay cho vay đối với
chủ thể phát hành. Chứng khoán là loại giấy tờ ghi nhận khoản tiền tệ mà người sở hữu
chúng bỏ ra sẽ được quyền hưởng những khoản lợi tức theo kỳ hạn. Hay nói cách khác là
các loại công cụ tài chính dài hạn, bao gồm các loại cổ phiếu, trái phiếu và các loại giấy
tờ có giá liên quan đến chứng khoán đó là chứng quyền, chứng khế, các quyền chọn và
các hợp đồng tương lai.
2. Đặc điểm
Chứng khoán là một tài sản tài chính có các đặc điểm cơ bản:
a. Tính thanh khoản (tính lỏng)
Tính lỏng của tài sản là khả năng chuyển tài sản đó thành tiền mặt. Khả năng này

cao hay thấp phụ thuộc vào:
- Khoảng thời gian và phí cần thiết cho việc chuyển đổi.
- Rủi ro của việc giảm sút giá trị tài sản đó do chuyển đổi.
Các chứng khoán khác nhau có khả năng chuyển nhượng là khác nhau.
Ví dụ: tính thanh khoản của một tín phiếu Kho bạc cao hơn 1 cổ phiếu công ty.
b. Tính rủi ro
Chứng khoán là các tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn của rủi ro.
Rủi ro không chỉ là mất mát thuần tuý mà nó còn hàm chứa cả việc không đạt được kỳ
vọng của nhà đầu tư. Có hai loại rủi ro: rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống.
- Rủi ro có hệ thống (rủi ro thị trường) là loại rủi ro tác động tới toàn bộ hoặc hầu
hết các loại chứng khoán. Loại rủi ro này chịu sự tác động của các điều kiện kinh tế
chung như: lạm phát hay giảm phát, sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất… Trên thị trường
chứng khoán, những rủi ro hệ thống là khó tránh khỏi.
Rủi ro hệ thống gồm:
+ Rủi ro lãi suất: là khả năng biến động mức sinh lời do những thay đổi của lãi
suất trên thị trường gây ra. Trong thực tế, các nhà đầu tư thường coi tín phiếu kho bạc là
21

không có rủi ro, vì vậy lãi suất của tín phiếu thường dùng làm mức chuẩn để xác định lãi
suất của các loại trái phiếu công ty có kỳ hạn khác nhau.
+ Rủi ro thị trường: là sự thay đổi mức sinh lời do sự đánh giá và ra quyết định
của các nhà đầu tư trên thị trường. Trên thị trường, giá cả các loại chứng khoán có thể
dao động mạnh mặc dù thu nhập của công ty vẫn không thay đổi. Nguyên nhân là do
cách nhìn nhận, phản ứng của các nhà đầu tư có thể khác nhau về từng loại hoặc nhóm cổ
phiếu.
+ Rủi ro sức mua: là rủi ro do tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư. Yếu tố
lạm phát hay giảm phát sẽ làm thay đổi mức lãi suất danh nghĩa và từ đó sẽ tác động đến
giá của các chứng khoán trên thị trường.
+ Rủi ro tỷ giá: rủi ro do tác động của tỷ giá đối với khoản đầu tư. Khi nhà đầu tư
cho rằng đồng nội tệ có thể bị giảm giá trong tương lai thì nhà đầu tư đó sẽ quyết định

không đầu tư vào chứng khoán hoặc sẽ tìm cách thay thế chứng khoán bằng tài sản ngoại
tệ vì khi đó giá trị chứng khoán sẽ bị giảm.
- Rủi ro không có hệ thống: là loại rủi ro chỉ tác động đến một chứng khoán
hoặc một nhóm nhỏ các chứng khoán. Loại rủi ro này do các yếu tố nội tại của công ty
gây ra và nó có thể kiểm soát được.
Rủi ro không có hệ thống gồm:
+ Rủi ro kinh doanh: Là rủi ro do sự thay đổi bất lợi về tình hình cung cầu hàng
hoá hay dịch vụ của doanh nghiệp hay là sự thay đổi bất lợi kinh doanh của doanh
nghiệp.
+ Rủi ro tài chính: Là rủi ro về khả năng thanh toán trái tức, cổ tức và hoàn vốn
cho người sở hữu chứng khoán. Rủi ro tài chính liên quan đến sự mất cân đối giữa doanh
thu, chi phí và các khoản nợ của doanh nghiệp.
+ Rủi ro quản lý: Là rủi ro do tác động của các quyết định từ nhà quản lý doanh
nghiệp.
Các nhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét, đánh giá các rủi ro liên quan,
trên cơ sở đó đề ra các quyết định trong việc lựa chọn, nắm giữ hay bán các chứng khoán.
c. Tính sinh lời
Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi sở hữu nó, nhà đầu tư mong muốn
nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai. Thu nhập này được đảm bảo bằng:
- Lợi tức được phân chia hằng năm (chi trả cổ tức, trái tức).
22

- Việc tăng giá chứng khoán trên thị trường.
Khả năng sinh lợi bao giờ cũng quan hệ chặt chẽ với rủi ro của tài sản, thể hiện
trong nguyên lý: mức độ chấp nhận rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn.
3. Phân loại
 Căn cứ vào nội dung: có hai loại
- Chứng khoán vốn: Là giấy chứng nhận sự hùn vốn vào công ty cổ phần của cổ
đông tức là các loại cổ phiếu.
-Chứng khoán nợ: Là giấy chứng nhận nợ có kỳ hạn, điển hình là các loại trái

phiếu.
 Căn cứ vào tiêu chuẩn pháp lý: Có hai loại
-Chứng khoán ký danh: Là loại CK có ghi rõ họ tên, chủ sở hữu.
-Chứng khoán vô danh: Là loại CK không ghi rõ họ tên, chủ sở hữu.
 Căn cứ theo tính chất tài chính: Có hai loại
-CK có lãi suất cố định: Là loại CK có xác định tỷ lệ lãi cụ thể phải trả cho người
sở hữu khi đến kỳ hạn (trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi).
- CK có lãi suất không cố định: Là loại CK không xác định trước tỷ lệ lãi được
hưởng (cổ phiếu thường).

II. CỔ PHIẾU (Stock/Share)
1. Khái niệm
Cổ phiếu là một chứng thư chứng nhận sự đầu tư của cổ đông vào Doanh nghiệp cổ
phần hay nói cách khác cổ phiếu là giấy chứng nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với
công ty cổ phần.
Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất có thể đóng góp để cùng làm sở hữu chủ công ty.
2. Cổ phiếu thường:
a. Khái niệm và đặc điểm:
 Khái niệm: Là loại cổ phiểu mà cổ tức phụ thuộc vào kết quả SXKD của cty.
 Đặc điểm: - Là bằng chứng cho việc góp vốn vào CTCP.
- Rủi ro cao.
- Lai suất không cố định.
- Giá cả biến động.
- Không có thời gian đáo hạn, nó tồn tại song song với CTCP.
23

b. Các loại giá: Có 3 loại giá.
 Mệnh giá: Là giá trị ghi trên cổ phiếu, mệnh giá của cổ phiếu thường chỉ có
gía trị danh nghĩa, ít có ý nghĩa kinh tế.
Cách tính mệnh giá:


Mc =


 Thư giá: Là giá trị ghi trên sổ sách kế toán, nó phản ánh tình trạng vốn
cổ phần của công ty ở một thời gian nhất định.
 Thị giá: Là giá của cổ phiếu trên thị trường tại một thời điểm nhất định,
nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường.
Quan hệ cung cầu cổ phiếu lại chịu tác động bởi nhiều nhân tố KT-CT-XH…
Trong đó nhân tố quan trọng nhất là giá trị thị trường của công ty và khả năng sinh lời
của nó.
c. Cổ tức: Là tiền lãi chia cho cổ đông trên mỗi cổ phiếu thường, căn cứ vào kết quả có
thu nhập từ hoạt động SXKD của công ty.
Cách tính cổ tức:

Cổ tức =


d. Phân loại:
- Căn cứ vào hoạt động của công ty cổ phần:
+ Cổ phiếu thượng hạng (Blue chip stocks): Là cổ phiếu được phát hành bởi những công
ty lâu đời, có uy tín, mức chi trả cổ tức cao.
+ Cổ phiếu tăng trưởng (Growth stocks): Là cổ phiếu do các CTCP đang trên đà tăng
trưởng, có tiềm năng triển vọng tốt, mức cổ tức thường thấp hoặc không có do công ty
thường giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư.
Tổng số vốn điều lệ
Tổng số cổ phiếu phát hành
LN Ròng-Lãi cổ phiếu ưu đãi-Phần tích luỹ

Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành.

24

+ Cổ phiếu thu nhập (Income stocks): Là loại cổ phiếu trả cổ tức cao hơn mức trung bình
trên thị thị trường, thích hợp với các nhà đầu tư hướng tôi việc nhận cổ tức, tuy nhiên
tiềm năng phát triển của công ty không lớn.
+ Cổ phiếu chu kỳ (Cyclical stocks): Là cổ phiếu của những công ty có thu nhập theo chu
kỳ kinh tế, như các ngành thép, xi măng, thiết bị, động cơ, xây dựng…
+ Cổ phiếu theo mùa (Seasonal stocks): Là cổ phiếu của những CTCP sản xuất kinh
doanh theo mùa vụ.
- Căn cứ theo thực hiện quyền:
+ Cổ phiếu vô danh: Không ghi tên người sở hữu, không hạn chế chuyển nhượng, số
lượng phát hành lớn nhất.
+ Cổ phiếu ký danh: Có ghi tên người sở hữu, thủ tục chuyển nhượng phức tạp, thường
giới hạn đối tượng nắm giữ.
- Một số loại cổ phiếu khác:
+ Cổ phiếu của cổ đông sáng lập: Là cổ phiếu do cổ đông sáng lập nắm giữ tại thời điểm
sáng lập công ty theo quy định ( Luật Doanh nghiệp quy định các CĐSL phải mua tối
thiểu 20% tổng số CP phổ thông và không được chuyển nhượng cho người không phải
CĐSL trong 3 năm).
+ Cổ phiếu thưởng: Là loại cổ phiếu được phát hành bằng nguồn lợi nhuận để lại hoặc
các nguồn vốn chủ sở hữu hợp pháp khác của CTCP để phát không cho các cổ đông hiện
tại tương với tỉ lệ cổ phần hiện có của công ty.
+ Cổ phiếu quỹ: Là loại cổ phiếu đã phát hành và được chính công ty mua lại.
3. Cổ phiếu ưu đãi
a. Khái niệm và đặc điểm:
 Khái niệm:
CPUĐ là giấy chứng nhận cổ đông được ưu tiên hơn cổ phiếu thường về mặt tài
chính nhưng bị hạn chế về quyền hạn đối với công ty. Cụ thể là được chia cổ tức trước cổ
phiếu thường, nhưng không được quyền bầu cử, ứng cử vào Hội đồng Quản trị cũng như
ban kiểm soát.

Ngoài ra còn có loại CPƯĐ có quyền biểu quyết, thường không được chuyển
nhượng, những quy định cụ thể do Điều lệ công ty qui định.
 Đặc điểm:
- Mệnh giá ghi trên CPUĐ là căn cứ để chia lợi tức cố định
25

- Cổ tức được ấn định theo một tỷ lệ cố định trên mệnh giá.
- Vốn góp vĩnh viễn và có thể được mua bán chuyển nhượng.
b. Phân loại:
- Lãi có tích luỹ: Là loại trong trường hợp công ty làm ăn không đủ lãi để trả cổ tức thì
phần thiếu nợ sẽ được tích luỹ vào năm sau (trả).
- CPUĐ không tích luỹ: Năm nào có lợi nhuận thì được hưởng lãi, còn làm ăn thua lỗ thì
không hưởng lãi.
- CPUĐ có tham dự chia phần: Ngoài phần cổ tức được chia cố định, khi công ty làm ăn
có lãi nhiều sẽ được hưởng thêm một phần lợi tức phụ trội theo tỷ lệ quy định
- CPUĐ không tham dự chia phần: Ngược lại.
- CPUĐ có thể chuyển đổi: Loại cổ phiếu này có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường
theo một tỷ lệ đã ấn định trước.
- CPUĐ có thể bồi hoàn: Là loại khi phát hành có ghi kèm điều khoản, công ty có thể bồi
hoàn số tiền mua để chuộc lại, cộng thêm một khoản chi thưởng nhất định dành cho
người sở hữu.

III. TRÁI PHIẾU (Bonds)
1. Khái niệm
Trái phiếu là loại chứng thư xác nhận một khoản tiền vay của chính phủ hay công
ty đối với người cho vay đảm bảo sự chi trả lợi tức định kỳ và hoàn lại vốn gốc cho người
có trái phiếu tại thời điểm đáo hạn.
2. Các loại trái phiếu
a. Trái phiếu công ty:
 Khái niệm: Là trái phiếu do các công ty phát hành nhằm tài trợ dài hạn cho nhu

cầu tăng vốn của công ty.
 Đặc điểm:
- Được hưởng lãi suất cố định, tỷ lệ chiết khấu không cao, nhưng không phụ thuộc
vào kết quả HĐSXKD.
- Ít rủi ro.
- Được thu hồi vốn gốc khi đáo hạn và được ưu tiên trả trước cổ đông khi công ty
giải thể.
- Được mua bán chuyển đổi.

×