Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.88 KB, 89 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
GIANG THỊ THU TRANG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG
ĐẤT ĐỒI NÚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Thái Nguyên, năm 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

GIANG THỊ THU TRANG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG
ĐẤT ĐỒI NÚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lí đất đai
Mã số: 60.85.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng
Thái Nguyên, năm 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Tác giả luận văn
Giang Thị Thu Trang
ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ
bảo quý báu của tập thể và cá nhân trong và ngoài trường đại học Nông Lâm
Thái Nguyên. Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc GS.TS. Nguyễn Thế
Đặng là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên
cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt
tình của Ủy ban nhân dân huyện Phú Lương và các cơ quan ban ngành khác
có liên quan tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết
để thực hiện luận văn này
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận
tình, quý báu đó!
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Giang Thị Thu Trang
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu tổng quát 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

3.1. Ý nghĩa khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1. Khái quát chung về đất đồi núi 3
1.1.2. Các quan điểm về quản lý đất đai 4
1.1.3. Một số vấn đề về sử dụng đất theo quan điểm phát triển bền vững 6
1.2. Khái quát về đất đồi núi 11
1.2.1. Vị trí địa lý vùng đồi núi Việt Nam 11
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất vùng đồi núi 11
1.3. Một số nghiên cứu về quản lý đất đai và đất đồi núi 25
1.3.1. Các nghiên cứu về quản lý đất đai 25
1.3.2. Các nghiên cứu về đất đồi núi 26
1.4. Nghiên cứu về đất đồi nứi trên thế giới và ở Việt Nam 30
iv
1.4.1. Nghiên cứu về đất đồi nứi trên thế giới 30
1.4.2. Nghiên cứu về đất đồi núi tại Việt Nam 32
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 34
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 34
2.2. Nội dung nghiên cứu 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu 34
2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp 34
2.3.2. Tài liệu sơ cấp 35
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 36
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đất đai huyện Phú Lương 38
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 38

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 41
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tác động
đến việc sử dụng đất đai 43
3.2. Khái quát chung về công tác quản lý và hiện trạng sử dụng đất trên
địa bàn huyện Phú Lương 45
3.2.1. Khái quát chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa
bàn huyện Phú Lương 45
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Lương năm 2013 49
3.3. Thực trạng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lương 51
3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất đồi núi trong trồng rừng 51
3.3.2. Thực trạng sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp 53
3.4. Hiệu quả sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lương 54
3.4.1. Hiệu quả kinh tế 54
v
3.4.2. Hiệu quả xã hội 60
3.4.3. Hiệu quả môi trường 63
3.5. Quan điểm sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lương 66
3.5.1. Quan điểm sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lương 66
3.5.2. Định hướng sử dụng đất đồi núi từ 5 - 10 năm tới 67
3.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồi núi trên
địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 70
3.6.1. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất 70
3.6.2. Giải pháp về chính sách 70
3.6.3. Giải pháp kỹ thuật 71
3.6.4. Giải pháp về vốn 72
3.6.5. Giải pháp tiêu thụ 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
1. Kết luận74
2. Kiến nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Diễn giải
Từ viết tắt
Bảo vệ thực vật
BVTV
Loại hình sử dụng đất
LUT
Ủy ban nhân dân
UBND
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Phú Lương năm 2013 42
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Lương Năm 2013 50
Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất đồi núi trong trồng rừng trên địa bàn
huyện Phú Lương 52
Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Phú Lương 53
Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính trên đất lâm
nghiệp 55
Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của đất lâm nghiệp 57
Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế của đất sản xuất nông nghiệp 58
Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế của đất sản xuất nông nghiệp 59
Bảng 3.9: Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả xã hội 61
Bảng 3.10: Đáng giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất trên đất
đồi núi 61
Bảng 3.11: So sánh mức phân bón của nông hộ với quy trình kỹ thuật 64
Bảng 3.12: Lượng thuốc BVTV thực tế và khuyến cáo trên cây trồng 65
Bảng 3.13: Hiệu quả môi trường của các LUT trên đất đồi núi 66

Bảng 3.14: Biến động đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện Phú Lương
giai đoạn 2009 - 2013 68
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Trang
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 39
Hình 3.2. Cơ cấu dân số huyện Phú Lương năm 2013 42
Hình 3.3. Cơ cấu sử dụng đất đai huyện Phú Lương năm 2013 51
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, được hình thành qua
nhiều thiên niên kỷ và là một trong những thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư và là yếu tố cấu thành của mỗi
quốc gia, gắn liền với lịch sử dân tộc và tình cảm của mỗi con người. Bất kỳ
nước nào, đất đều là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ
để phân bố các ngành kinh tế quốc dân, đất đai là điều kiện cơ bản cho quá
trình phát triển, song yếu tố mang tính quyết định của nền kinh tế phát triển,
đảm bảo mục tiêu ổn định chính trị - xã hội lâu dài lại đến từ việc quản lý, sử
dụng đất có hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, đây cũng chính là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của đất nước.
Phú Lương là huyện miền núi nằm ở vùng phía bắc của tỉnh Thái Nguyên,
cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22km về phía bắc (theo Quốc lộ 3). Huyện
Phú Lương có diện tích tự nhiên 36.894,65 ha, trong đó đất nông nghiệp 30.503,3
ha; đất lâm nghiệp 17.223,86 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 829,39 ha; đất phi nông
nghiệp 5.813,35 ha; đất chưa sử dụng 578 ha.
Địa hình Phú Lương tương đối phức tạp, độ cao trung bình so với mặt nước
biển từ 100 m đến 400m. Các xã ở vùng bắc và tây bắc huyện có nhiều núi cao, độ
cao trung bình từ 300 m đến 400 m, độ dốc phần lớn trên 200; thảm thực vật dầy,
độ che phủ cao chiếm chủ yếu là rừng thường xanh. Các xã ở vùng phía nam huyện

địa hình bằng phẳng hơn, có nhiều đồi và núi thấp, độ dốc thường dưới 150 m. Đây
là vùng địa hình mang tính chất của vùng trung du nhiều đồi, ít ruộng. Từ phía bắc
xuống phía nam huyện, độ cao giảm dần. Do đó có thể thấy tiềm năng về đất đồi núi
trên địa bàn huyện Phú Lương.
Đánh giá thực trạng và xây dựng định hướng sử dụng đất đồi núi có hiệu quả
cho các mục đích kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện tự nhiên và tình hình phát
triển chung của địa phương là nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước và
chính quyền địa phương rất quan tâm; nó không chỉ mang lợi ích về kinh tế - xã hội
2
cho từng vùng miền, cho quốc gia mà còn có ý nghĩa rất to lớn trong việc bảo vệ
nguồn tài nguyên thiên nhiên và vấn đề phát triển bền vững.
Xuất phát từ mục tiêu như trên và căn cứ vào tình hình sử dụng đất, tiềm năng,
vai trò của đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lương, đề tài: “Đánh giá thực trạng
và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên” đã được lựa chọn để thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng quản lý và sử dụng đất đồi núi tại
địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên để từ đó xây dựng kế hoạch sử dụng
đất đai phù hợp cho phát triển nông lâm nghiệp bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra thu thập số liệu về đất đồi núi tại địa bàn huyện Phú Lương tỉnh
Thái Nguyên.
- Đánh giá đúng hiện trạng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái
Nguyên dựa trên các chỉ tiêu về quản lý sử dụng và đánh giá đất theo FAO.
- Đề xuất các định hướng quản lý và sử dụng chủ yếu nhằm phát triển bền
vững đất đồi núi tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá được thực trạng đất đồi núi đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho

các mô hình sử dụng đất bền vững đối với nhóm đất này.
- Xây dựng và định hướng một số loại hình (mô hình) quản lý và sử dụng đất
đồi núi.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ là cơ sở để giúp các nhà quản lý ở
địa phương chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng phát triển một nền
nông nghiệp bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng và cải tạo nhóm đất đồi
núi. Xây dựng được một số mô hình sử dụng đất mang tính đặc thù của một huyện
miền núi nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Khái quát chung về đất đồi núi
Như chúng ta đã biết, diện tích đất đồi núi nước ta chiếm gần 3/4 diện tích
toàn quốc, khoảng 23,9 triệu ha, do vậy, sử dụng đất đồi núi sản xuất nông lâm
nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong 9 vùng sinh thái của
Việt Nam thì có 7 thuộc vùng đồi núi.
Tình hình sử dụng đất đồi núi Việt Nam có lịch sử rất lâu đời với tập quán xa
xưa lạc hậu là du canh du cư, phá rừng đốt rẫy, trồng lúa nương, hoa màu ngắn
ngày. Vì vậy diện tích đất bị thoái hoá tăng nhanh chóng (đến nay có khoảng nửa
triệu ha đất xói mòn trơ sỏi đá), diện tích đất có độ che phủ rừng giảm rõ rệt từ 43%
năm 1945 xuống còn 28% năm 1993. Mất rừng kéo theo sự thoái hoá đất (đất bị bạc
màu hoá, xói mòn trơ sỏi đá), làm mất đi chức năng phục vụ sinh thái của rừng là
điều hoà khí hậu và bảo vệ nguồn nước. Đã có lúc diện tích đất trống đồi núi trọc
vùng đồi núi lên đến 13 triệu ha (Nguyễn Thế Đặng &cs (2003))[8].
Trong bảng phân loại đất Việt Nam theo FAO-UNESCO, các loại đất đồi núi
được phân loại chủ yếu ở các nhóm đất thứ IX đến nhóm XVIII. Cơ sở phân loại đất
vùng đồi núi Việt Nam dựa trên yếu tố chính là tầng chuẩn đoán đặc tính chuẩn
đoán và vật liệu chản đoán trong phân loại đất của FAO-UNESCO. Ngoài ra còn

tham khảo các yếu tố khác như đá mẹ, địa hình, độ sâu tầng đất (Đặng Văn Minh
&cs (2000))[12]
Có thể nói phân loại đất vùng đồi núi Việt Nam rất đa dạng và phức tạp, tiêu
tốn nhiều thời gian và công sức của các nhà khoa học đất. Điều kiện khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm và á nhiệt đới vùng đồi núi, địa hình cao dốc, chia cắt mạnh và tình
hình địa chất rất phức tạp là những nguyên nhân chủ yếu tạo ra rất nhiều loại đất với
sự phân bố khá manh mún. Ở đây có các loại đất có tiềm năng sản xuất lớn như đất
đỏ vàng, đất xám, đất đen, cũng như có không ít diện tích đất đồi núi cao, dốc, bất
4
thuận cho sản xuất hoặc đã bị thoái hoá nghiêm trọng không còn khả năng khai thác
như đất mùn alit trên núi cao, đất xám mùn trên núi, đất xói mòn trơ sỏi đá.
Các nghiên cứu về đất và sử dụng đất đồi núi ở nước ta đã và đang được đặc
biệt chú ý. Ngay từ những năm sau hoà bình, các nhà thổ nhưỡng Việt Nam đã cùng
chuyên gia Liên Xô (cũ) V.M. Fridland đã dày công điều tra, phân tích các loại đất
vùng đồi núi, xác định các quá trình hình thành đất đặc trưng của vùng nhiệt đới
nóng ẩm như quá trình Feralit, Lateritic, Alit, Magalit-Feralit Về sử dụng đất đồi
núi, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã phân cấp độ dầy tầng đất và độ
dốc của các loại đất phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả và lâu
bền. Từ những năm 60 các cơ quan nghiên cứu đất như Vụ Quản lý Ruộng đất,
Viện Thổ nhưỡng Nông hoá đã tập trung vào nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật
chống xói mòn đất, bảo vệ đất dốc (Nguyễn Trọng Hà, 1962; Bùi Quang Toản,
1965; Bùi Ngạnh, Nguyễn Xuân Cát, 1970-1980; Chu Đình Hoàng,1976; Nguyễn
Văn Tiễn, 1988; Thái Phiên với chương trình IBSRAM, 1990-1999; Nguyễn Thế
Đặng, 1991 - 2000 ).
Từ những năm của thập kỷ 80 và 90 đến nay, các chương trình nghiên cứu và
sử dụng đất đồi núi tập trung vào các dự án đánh giá đất và xây dựng các mô hình
sản xuất như hệ thống nông lâm kết hợp, hệ thống vườn ao chuồng rừng (VACR)
và trang trại sản xuất rừng đồi, vườn đồi
Các chương trình phát triển lâm nghiệp xã hội, xoá đói giảm nghèo, bảo về
vùng đầu nguồn, xây dựng thôn bản mới, quy hoạch sử dụng đất có người dân cùng

tham gia, xây dựng và cải thiện thị trường nông thôn, ngân hàng và tín dụng nông
thôn là những hoạt động hữu hiệu và vô cùng quan trọng góp phần bảo vệ đất và
sử dụng đất đồi núi hợp lý nhất.
1.1.2. Các quan điểm về quản lý đất đai
Quản lý đất đai là một chủ trương lớn, có tầm chiến lược quan trọng của mỗi
quốc gia. Quản lý đất đai là cơ sở để hình thành một nền kinh tế quan trọng, tăng
nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm, tạo môi trường sống cho dân cư
đồng thời còn đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đô thị và
nông thôn theo đúng quy hoạch và pháp luật.
5
Vậy cần hiểu khái niệm đất là gì và quản lý đất đai là gì?
Theo Lucreotit (triết gia La mã thế kỷ I TCN) “Đất là mẹ của muôn loài,
không có cái gì không từ lòng mẹ Đất mà ra”.
Theo thuyết Âm dương ngũ hành: là một trong 5 yếu tố tạo thành vũ trụ: Kim,
Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. Theo giả thuyết của Stephen Hawkin, cách đây 15 tỷ năm đã
xảy ra “một vụ nổ lớn” - Big Bang hình thành thiên hà. Hệ Mặt trời cũng được hình
thành bằng cách đó. Trong Hệ mặt trời có sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, sao
Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương, sao Hải vương.
Đất và đất đai:
- Đất (soil): Lớp đất mặt của vỏ trái đất gọi là Thổ nhưỡng. Thổ nhưỡng phát
sinh là do tác động lẫn nhau của khí trời (Khí quyển), nước (Thủy quyển), sinh vật
(Sinh quyển) và đá mẹ (Thạch quyển) qua thời gian lâu dài.
- Đất (land): khái niệm đất có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau [10]:
+ Đất như là không gian
+ Đất như là cộng đồng lãnh thổ
+ Đất như là vị trí địa lý
+ Đất như là nguồn vốn
+ Đất như là môi trường
+ Đất như là tài sản
Luật Đất đai 2003 của Việt Nam quy định: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô

cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Việc phân loại đất hiện nay ở Việt Nam theo 02 cách [10]:
- Phân loại đất theo thổ nhưỡng: (theo Khoa học đất). Mục đích để xây dựng
bản đồ thổ nhưỡng. Có 3 trường phái chủ yếu:
+ Phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh
+ Phân loại đất theo định lượng các tầng đất
+ Phân loại đất theo FAO – UNESCO
- Phân loại đất theo mục đích sử dụng đất:
6
+ Căn cứ vào quỹ đất, mục đích sử dụng đất, chính sách thuế, các nước có
bảng phân loại đất khác nhau: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng (
đất xây dựng cơ sở hạ tầng, đất khu công nghiệp, đất thương mại, du lịch, sinh thái,
bảo tồn), đất đô thị, đất ven đô thị, đất an ninh quốc phòng, đất ở và hành chính
nông thôn, đất chưa sử dụng, đất hoang…
+ Đối với Việt nam: từ 1/7/2004 theo quy định của Luật đất đai 2003, đất đai
được chia thành 3 loại: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Quản lý đất đai:
Quản lý đất đai (Land administration - địa chính): Theo định nghĩa của
LHQ: Là quá trình lưu giữ và cập nhật những thông tin về sở hữu, giá trị, sử dụng
đất và những thông tin khác liên quan đến đất. (Land administration guidelines-
1996)- chỉ dẫn về quản lý hành chính đất đai.
Là quá trình đảm bảo theo luật pháp cho việc sử dụng, phát triển quỹ đất, khai
thác lợi nhuận thu được từ đất (thông qua thuế, cho thuê, bán) và giải quyết các
tranh chấp liên quan đến đất đai. Đối tượng quản lý đất đai liên quan đến cả 2 đối
tượng đất công và đất tư bao gồm các công việc: đo đạc đất đai, đăng ký đất đai,
định giá đất đai, giám sát sử dụng, lưu giữ và cập nhật các thông tin đất đai, cung
cấp các thông tin đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai.
Quản lý đất đai (Land management): là quản lý tài nguyên đất, được xem xét

trên cả phương diện môi trường và kinh tế.
1.1.3. Một số vấn đề về sử dụng đất theo quan điểm phát triển bền vững
1.1.3.1. Quan điểm về sử dụng đất lâu bền và phát triển bền vững
Từ những năm 1980, Liên minh Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (UICN) đã đề
xuất khái niệm phát triển bền vững. Đến năm 1987, khái niệm này đã được Ủy ban
Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) tiếp thu, triển khai và định nghĩa
trong bản tường trình mang tựa đề "Tương lai của chúng ta" như sau: "Phát triển
bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không
gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau" (Đặng Văn Minh
&cs (2000))[12].
7
Đến cuối năm 1987, Liên Hiệp Quốc đã chuẩn bị cho 2 hội nghị quan trọng về
vấn đề PTBV. Hội nghị thứ nhất diễn ra năm 1992 tại Rio de Janeiro gọi là Hội nghị
Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển đã chính thức hoá sự đồng lòng
của các nước hội viên Liên Hiệp Quốc về một chương trình nghị sự PTBV gọi là
Agenda 21 (Action Plan for Sustainable Development for the 21st Century)
(Nguyễn Quang Mỹ (2005))[14]. Hội nghị thứ hai diễn ra năm 2002 tại
Johannesburg, Nam Phi với sự tham gia của 196 Quốc gia “Hội nghị Thượng đỉnh
Thế giới về Phát triển bền vững”. Hội nghị Johannesburg đã xác định phải xúc tiến
và thực hiện Agenda 21 và đề ra các mục tiêu cho thiên niên kỷ mới. PTBV đã trở
thành tuyên ngôn và chiến lược hành động chung của nhiều Quốc gia trên thế giới.
Từ năm 1992 đến năm 2004 đã có 113 nước trên thế giới xây dựng và thực
hiện Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững cấp quốc gia và 6.416 Chương
trình nghị sự 21 cấp địa phương, đồng thời tại các nước này đều đã thành lập các cơ
quan độc lập để triển khai thực hiện chương trình này. Các nước trong khu vực như
Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia đều đã xây dựng và thực hiện
Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững.
Chính phủ Việt Nam đã tham gia các Hội nghị nói trên và cam kết thực hiện
phát triển bền vững; đã ban hành và tích cực thực hiện "Kế hoạch quốc gia về Môi
trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991 - 2000" (Quyết định số 187-CT ngày

12 tháng 6 năm 1991), tạo tiền đề cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam.
Quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong Chỉ thị số 36-CT/TW
ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi
trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó nhấn mạnh:
"Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ
trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở
quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước". Quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định
trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản
Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 là: "Phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công
8
bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và "Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo
vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi
trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học". Phát triển bền vững đã trở thành
đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước. Để thực hiện mục tiêu
phát triển bền vững, nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của Đảng, nhiều văn bản quy
phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và triển khai thực hiện; nhiều
chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được tiến hành và thu được
những kết quả bước đầu; nhiều nội dung cơ bản về phát triển bền vững đã đi vào
cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước.
Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước như Nghị quyết của Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, Chính phủ
Việt Nam ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam"
(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) (Đặng Văn Minh &cs (2000))[12]. Đây là
một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ,
ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối
hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21. Định
hướng chiến lược về phát triển bền vững ở Việt Nam nêu lên những thách thức mà
Việt Nam đang phải đối mặt, đề ra những chủ trương, chính sách, công cụ pháp luật

và những lĩnh vực hoạt động ưu tiên cần được thực hiện để phát triển bền vững
trong thế kỷ 21. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam không thay
thế các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch hiện có, mà là căn cứ để cụ thể
hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, Chiến lược Bảo vệ môi
trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, xây dựng kế hoạch 5
năm 2006 - 2010, cũng như xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch
phát triển của các ngành, địa phương, nhằm kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa
phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, bảo
đảm sự phát triển bền vững đất nước.
Như vậy, mục tiêu cuối cùng của PTBV là thoả mãn nhu cầu căn bản của con
người, cải thiện cuộc sống, bảo tồn và quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm tương
lai ổn định. PTBV thực hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các quốc
9
gia, giữa hiện tại với tương lai. PTBV có tính chất đa diện, thống nhất và toàn bộ.
Muốn PTBV phải lồng ghép được 3 thành tố quan trọng của sự phát triển với nhau:
kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Đây là nguyên lý chung để hướng đến sự PTBV của các lĩnh vực trong nền
kinh tế. Cách tiếp cận bền vững ngày càng được phát triển và mở rộng cho nhiều
ngành trong đó có vấn đề về phát triển nông nghiệp bền vững.
1.1.3.2. Quan điểm về phát triển nông nghiệp bền vững
Phát triển bền vững và khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững là những
vấn đề đặt ra chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp như bảo vệ đất, nước và
đề ra một số hệ thống canh tác bền vững. Mục đích là tạo ra một hệ thống bền vững
về sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thoả mãn nhu cầu của con người
mà không làm thoái hoá đất, không làm ô nhiễm môi trường. Do vậy, vấn đề phát
triển nông nghiệp bền vững được nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như các tổ
chức Quốc tế quan tâm như (Thái Phiên &cs (2002))[15]:
Theo quan điểm của Mollison và Remy Mia Slay (1999)
- Là việc thiết kế những hệ thống cư trú lâu bền của con người. Triết lý của
nông nghiệp bền vững là hợp tác với thiên nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên,

không đi ngược/chống lại các quy luật của tự nhiên.
- Nông nghiệp bền vững không chỉ bảo vệ những hệ sinh thái có sẵn trong tự
nhiên mà còn tìm cách khôi phục những hệ sinh thái đã bị suy thoái.
- Mục đích của nông nghiệp bền vững là: tạo ra một hệ sinh thái bền vững, có
tiềm lực kinh tế, thỏa mãn nhu cầu của con người mà không bóc lột tài nguyên,
không hủy hoại môi trường sống.
- Nguyên tắc xây dựng nông nghiệp bền vững: áp dụng các khoa học kỹ thuật
khác nhau tùy vào điều kiện khí hậu từng vùng/miền và điều kiện kinh tế của từng
địa phương xây dựng những hệ sinh thái nông nghiệp phù hợp. Việc áp dụng các
biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại hay việc sử dụng các hóa chất làm phân bón cần
phải tính toán cẩn thận, việc áp dụng cần thức hiện theo 4 nguyên tắc kết hợp với
việc sử dụng phân hữu cơ một cách hiệu quả như: Tính đa dạng: Đất là một thực thể
sống: Tái chu chuyển: Kết cấu nhiều tầng.
10
Theo quan điểm của Dumanski (2000)
Nền tảng của một nền nông nghiệp bền vững là duy trì tiềm năng sản xuất sinh
học, đặc biệt là duy trì chất lượng đất, nước và tính đa dạng sinh học” và nền nông
nghiệp bền vững phải đảm bảo được 3 yêu cầu: Quản lý đất bền vững; Công nghệ
được cải tiến; Hiệu quả kinh tế phải được nâng cao. Trong đó quản lý đất bền vững
được đặt lên hàng đầu. Như vậy, nông nghiệp giữ vai trò động lực cho phát triển kinh
tế của hầu hết các nước đang phát triển. Một nền nông nghiệp bền vững là rất cần
thiết để tạo ra những lợi ích lâu dài, góp phần vào PTBV và xoá đói giảm nghèo.
Mục tiêu của quản lý đất bền vững: là hài hòa các mục tiêu sử dụng đất và tạo
cơ hội để đạt được kết quả về kinh tế, xã hội và môi trường vì lợi ích không chỉ cho
các thế hệ hiện nay mà còn cho các thế hệ tương lai, trong khi vẫn duy trì và nâng
cao chất lượng của tài nguyên đất (Smyth và Dumanski, 1993). Bên cạnh đó, cộng
đồng khoa học Thế giới, đứng đầu là Hội Khoa học đất Quốc tế, Uỷ ban về nghiên
cứu đất, FAO, WB, Trung tâm Phát triển Phân bón Quốc tế, Tổ chức Rockefeler và
nhiều cơ quan khác đang phối hợp với nhau để xây dựng một khung chung cho việc
đánh giá quản lý đất bền vững.

Để đánh giá quản lý nhóm đất chưa sử dụng theo quan điểm bền vững cần xác
định: (1) Lợi ích, đây là giải pháp quản lý đất có đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi
trường, đem lại lợi ích cho con người hay không; (2) Thời hạn, đây là giải pháp có
sớm đạt được bền vững hay không và (3) Hỗ trợ của chính sách, đây là giải pháp có
thể thực hiện được trong khuôn khổ tổ chức và chính sách Quốc gia hay không.
Khung đánh giá sử dụng đất đai bền vững: được xem xét trên cơ sở 5 thuộc
tính của khái niệm bền vững như tính sản xuất hiệu quả, tính an toàn, tính bảo vệ,
tính lâu bền và tính chấp nhận (FAO, 1991).
Tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững: cần dựa trên các tiêu chí
chính sau đây: Tốt về môi trường (Environmentally Sound); Có hiệu quả kinh tế
(Economically Viable); Phù hợp với nhu cầu xã hội (Socially Just); Nhạy cảm về
văn hoá (Culturally Sensitive); Áp dụng công nghệ thích hợp (Appropriate
technology); Có cơ sở khoa học hoàn thiện (Hilistic Science) và Đem lại sự phát
triển chung cho cộng đồng (Total Human development).
11
1.2. Khái quát về đất đồi núi
1.2.1. Vị trí địa lý vùng đồi núi Việt Nam
Việt Nam nằm gọn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trên bán đảo Đông
Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và
Campuchia, Đông và Nam giáp Thái Bình Dương. Toàn bộ lãnh thổ có hình chữ S
kéo dài theo hướng Bắc - Nam, từ 8
0
33 vĩ độ Bắc đến 23
0
23 vĩ độ Bắc. Việt Nam là
một góc của lục địa Châu Á vừa tiếp nối với bờ Đông, vừa tiếp nối với bờ Nam của
lục địa, với đường biên giới lục địa giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia kéo dài
khoảng 3.730 km, đại bộ phận là vùng đồi núi và đường bờ biển dài khoảng 3.260
km. Vị trí này làm cho nước ta trở thành yết hầu giao thông quan trọng của vùng
Đông Nam Á với các cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương và nối liền các tuyến đường

hàng hải Quốc tế.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam không lớn (329.240,61 km2) song
có đến 3/4 diện tích là đồi núi với địa hình rất phức tạp và thảm thực vật nhiệt đới
phong phú. Toàn bộ vùng đồi núi Việt Nam được chia thành các vùng sinh thái
khác nhau, đó là vùng Đông Bắc, vùng Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, vùng Tây Bắc,
một phần lớn diện tích vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ,
vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Hai dãy núi cao nhất là dãy Hoàng Liên
Sơn ở phía Bắc và dãy núi Trường Sơn chạy dọc suốt miền Trung. Núi cao nhất ở
phía Bắc là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m, ở phía Nam là đỉnh Ngọc Linh cao
2.598m [3].
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất vùng đồi núi
1.2.2.1. Các quá trình kiến tạo địa chất, địa hình và đá mẹ
Trên bản đồ địa chất bán đảo Đông Dương nói chung và của Việt Nam nói
riêng cho thấy tình hình địa chất của nước ta rất phức tạp, đa dạng, đặc biệt là ở
vùng đồi núi.
- Nhìn toàn cảnh kiến trúc địa chất của Việt Nam có thể mô tả tóm tắt như sau:
Dọc theo đường đứt gẫy sông Chảy trở lên phía Bắc và Đông Bắc là miền nền Hoa
Nam và miền uốn nếp Katazia, hay còn gọi là miền Caleđoni Đông Nam Á. Đồng
bằng Bắc Bộ được coi là vùng trũng. Phần Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nằm trong hệ
12
uốn nếp Mêzôzôi Việt Nam-Lào. Phần Tây Nguyên và Nam Trung Bộ thuộc khối
Inđôsini Việt Nam-Lào-Campuchia. Đồng bằng Nam Bộ thuộc vùng trũng. Những
kiến trúc địa chất trên trải qua lịch sử kiến tạo địa chất phức tạp của cả vùng bán
đảo Đông Dương đã tạo nên các kiểu địa hình rất đa dạng và phức tạp, là yếu tố ảnh
hưởng sâu sắc đến sự hình thành và tính chất đất của Việt Nam. Hướng của các
đường đứt gẫy hoặc các phức nếp lồi lõm của các miền uốn nếp thường tương ứng
với hướng sông, hướng núi và cũng chính là ranh giới các đơn vị kiến trúc địa chất
trên toàn lãnh thổ [10].
- Những tài liệu về kiến tạo địa chất của Việt Nam đều cho thấy Việt Nam
nằm trong khu vực nền cổ Indônêxia với phạm vi là địa khối Kon Tum vào giai

đoạn vận động tạo sơn Calêđônic (Ocđôvic, thượng Silua). Khối nhỏ Kon Tum này
đã bị tách ra khỏi nền cổ Inđônêxia bởi thung lũng Sê Con và Rãnh Nam Bộ. Chính
tạo sơn Hecxini đã tạo thành dãy Trường Sơn và khối núi Nam Trung Bộ. Những
hoạt động Macma (xâm nhập và phún xuất) trong giai đoạn này cũng rất quan trọng,
làm cho đá trầm tích của dãy Trường Sơn và khối núi Nam Trung Bộ bị kết tinh và
biến chất mạnh. Vận động Hecxini có tính chất quyết định đối với kiến tạo địa chất
phía Nam Việt Nam vì sau giai đoạn này khối nhỏ Kon Tum ít chịu hoặc không
chịu ảnh hưởng của vận động kiến tạo nữa. Cho tới "Tân sinh đại", lãnh thổ Việt
Nam hoàn toàn bước vào giai đoạn phát triển lục địa. Các quá trình xâm thực và bào
mòn lâu dài đã khiến cho lãnh thổ trở thành một bán bình nguyên rộng lớn. Vận
động tạo núi Hymalaya phía Bắc không tạo nên những uốn nếp mới ở phía Nam
nhưng đã ảnh hưởng lớn đến đặc điểm hình thái của địa hình, đồng thời vận động
này cũng đã tạo nên những hoạt động Macma xâm nhập và phun trào ở nước ta.
- Tình hình kiến tạo địa chất của vùng đồi núi Việt Nam có thể được mô tả
như sau [10]:
• Vùng đồi núi phía Bắc có thể chia ra các đơn vị: Việt Bắc và Đông Bắc, Tây
Bắc, Trường Sơn Bắc:
+ Việt Bắc và Đông Bắc là khu vực đồi núi với địa hình tương đối thấp.
Hướng các dãy núi thường có dạng vòng cung xoè nan quạt, đỉnh quy tụ về dãy núi
Tam đảo, các nan xoè ra về phía biên giới Việt-Trung. Phía Tây Bắc của khu này là
13
vùng núi cao chia cắt mạnh, cấu tạo bởi các đá biến chất như Gơnai, phiến Mica,
Philit, rải rác có Granit. Phía Bắc dọc biên giới Việt-Trung là khối núi đá vôi với địa
hình "Karst" phức tạp. Phía Nam là vùng núi thấp giữa sông Lô và sông Gâm với đá
gốc chủ yếu là philit xen lẫn đá vôi. Về phía Đông Bắc gồm các đồi núi có độ cao
dưới 600m, phần lớn cấu tạo từ đá sét và cát kết. Thoải xuống vùng đồng bằng là
các đồi thấp có đỉnh khá bằng cấu tạo từ đá phiến sét hoặc cát kết, xen giữa đồi thấp
là các thung lũng chứa các trầm tích dốc tụ.
+ Khu Tây Bắc được đặc trưng bởi dãy núi cao, và cao nguyên chạy dài theo
hướng Tây Bắc-Đông Nam, chi phối khắp khu vực cho tới Đà Nẵng thuộc miền

Trung Trung Bộ trùng với các yếu tố đứt gẫy của kiến tạo địa chất. Tây Bắc là vùng
có những dãy núi cao nhất của Việt Nam với độ cao trung bình tới 2000m. Dãy núi
Hoàng Liên Sơn được cấu tạo bởi đá Granit kéo dài từ Tà Lèng qua Fanxipăng
xuống Puxahình chia 2 lưu vực sông Hồng và sông Đà. Đây là hệ thống núi cao
nhất và đồ sộ nhất Đông Dương. Xương sống của khu Tây Bắc là các dãy núi đá vôi
chạy dài từ Lai Châu xuống tận Ninh Bình, Thanh Hoá ngăn cách lưu vực sông Mã
và sông Đà tạo nên một dải cao nguyên "Karst", điển hình là cao nguyên Mộc Châu
ở độ cao 800-1000m cấu tạo chủ yếu bởi đá Cacbonat tuổi M2 khá đặc trưng cho
một vùng Kaste già. Dãy núi tả ngạn sông Đà cấu tạo bởi trầm tích Triat gồm đá
phiến sét, đá cát kết, một ít đá vôi. Dãy núi Sông Mã chạy dọc biên giới Việt-Lào
chủ yếu được tạo bởi đá cát kết, cuội kết, đôi khi xen kẽ là đá Granit. Cấu tạo địa
chất của khu Tây Bắc như trên đã tạo nên địa hình chia cắt mạnh, khá phức tạp,
hiểm trở.
Một điểm đáng lưu ý là chạy dọc Sông Đà, từ Sơn La theo hướng Tây Bắc-
Đông Nam đến Thanh Hoá còn có một dải đá phún xuất Spilit, Pocphirit,
Secpentinit và từ Như Xuân đến Phủ Quỳ là những dải đồi thấp, lượn sóng khá
bằng phẳng hình thành từ đá Bazan (sản phẩm của núi lửa phun trào) xen lẫn đá
phiến sét.
Ngoài kiểu địa hình núi và cao nguyên, Tây Bắc còn có các thung lũng và
bồn địa khá rộng kiểu lòng chảo như Điện Biên, Than Uyên và thung lũng sông
Đà, Mai Châu
14
+ Dãy Trường Sơn Bắc bắt đầu từ dãy núi sông Cả với khối Puloát cao 2452m,
Pulaileng cao 2711m cấu tạo bởi Granit và Rilonit. Từ dải đá vôi Con Cuông đến núi
đá vôi Quảng Bình là vùng đồi với nhiều lòng chảo. Núi Hoành sơn giữa Hà Tĩnh và
Quảng Bình cao 1044m cấu tạo bởi Granit. Dãy Trường Sơn Bắc kéo đến đèo Hải
Vân, xen giữa là khu đồi thấp lượn sóng đỉnh bằng của Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ
được cấu tạo bởi đá Bazan. Địa hình núi khá phức tạp với các nhánh núi đâm nhô ra
sát biển tạo thành các đèo như đèo Ngang, đèo Hải Vân. Sườn Đông của dãy Trường
Sơn Bắc rất dốc, sườn Tây thì thoải dần nên nhiều sông ở khu vực này có đầu nguồn

ở độ cao trên 500m hạ thấp đột ngột tạo nên vách thung lũng dựng đứng, xâm thực
mạnh (như sông Hương của Huế).
• Vùng đồi núi phía Nam được chia thành các đơn vị: Trường Sơn Nam, Tây
Nguyên, Đông Nam bộ.
+ Dãy Trường Sơn Nam bắt đầu từ biên giới Việt Lào từ Nam đèo Hải Vân
đến mũi Dinh, bao bọc lấy sườn Đông của Tây Nguyên chạy song song với bờ biển
miền Nam Trung bộ có những nhánh đâm ra biển tạo thành các đèo như Cù Mông,
đèo Cả. Các dải núi gồm những ngọn núi cao 700 – 800 m, sườn dốc đứng, địa
hình hiểm trở. Miền thượng du các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng là vùng núi cao hơn
1000m. Sông Ba là ranh giới phân chia dãy Trường Sơn Nam thành hai phần: phần
cao hơn là khối núi Kon Tum, tiếp là dãy Ngọc Linh cao 2598m. Phần phía Nam
thấp xuống là khối cực Nam Trung bộ với ngọn núi Ca Kinh cao 1762m, ngọn Chư
Rơ Pan cao 1571m, ngọn Chư Ta Ry An cao 1331m. Đến Khánh Hoà, núi lại cao
vọt lên và ăn sâu vào đất liền với các ngọn Chư Hô Mu cao 2051m, Chư Yang Sin
cao 1405m. Hầu hết các ngọn núi cao kể trên đều cấu tạo bởi đá gốc Granit, các đồi
núi thấp hơn thì cấu tạo bởi các đá kết tinh Gơnai, phiến Mica, Riolit. Đồi núi tại
Phú Yên thì cấu tạo bởi những mảng đá Bazan nằm xen kẽ với Rilonit và Granit.
+ Khu vực Tây Nguyên nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn Nam thuộc vùng
Nam Trung bộ bao gồm một loạt các cao nguyên liên tiếp nhau: Kon Tum, Gia Lai,
Đắc Lak, Đà Lạt, Lâm Đồng, Snarô. Một diện tích lớn đất của các cao nguyên này
được hình thành trên đá Bazan, sản phẩm dung nham núi lửa phun trào của một loạt
các núi lửa hoạt động vào thời kỳ kỷ đệ tứ. Chính vì vậy mà địa hình vùng núi phía
15
Tây này khá cao nhưng lại bằng phẳng hoặc lượn sóng theo dòng chảy dung nham
tạo nên vùng cao nguyên rộng lớn, đất có tầng dày, độ màu mỡ cao với tên gọi là
Tây Nguyên. Các cao nguyên đó là:
• Cao nguyên Kon Tum - Gia Lai có độ cao trung bình 700-800 m, thấp dần về
phía Tây Nam, tới thung lũng Ia-Đrăng chỉ còn 200m. Đại bộ phận cao nguyên Gia
Lai được phủ đá Bazan, núi Chư Hơ Đrông ở phía Tây Nam hiện còn lộ rõ một
miệng núi lửa cũ. Biển hồ trên cao nguyên Gia Rai cũng là một miệng núi lửa điển

hình. Thung lũng sông Ia-Đrăng lộ ra đá phiến kết tinh, ở sông Ia-Iốp là đá cát kết,
khoảng giữa sông Ia-Iốp và sông Ia-Heo là một khối Đa xit và đầu nguồn sông Ia-
Heo là núi Chư Pha cao 732m cấu tạo bởi đá Granit, ngăn cách cao nguyên Kon
Tum-Gia Rai với cao nguyên Đắc Lak.
• Cao nguyên Đắc Lak có độ cao trung bình 500m, thấp dần về phía Nam. Hồ
Lak nằm ở khu trũng ăn thông với sông Krông Ana, về phía Tây, địa hình cao nguyên
cũng thoải dần xuống lũng sông Srê pốc. Đá Bazan chiếm diện tích lớn tạo nên diện
tích đất Bazan đỏ nâu với địa hình lượn sóng hoặc bằng phẳng cho cao nguyên. Về
phía biên giới Lào đại bộ phận là đá cát kết tuổi khác nhau, núi Chư Kling còn có
Riolit, dưới chân núi có Andezit. Vùng trũng Krông Ana có đá cát kết và đá phiến
đen kỷ đệ tam, chứng tỏ nơi đây có một vết sụt vào kỷ đó.
• Cao nguyên Đà Lạt cao hơn hẳn các cao nguyên khác, độ cao trung bình
là 1500m, diện tích hẹp, địa hình ít bằng phẳng. Đồi núi ở đây cấu tạo chủ yếu
bởi đá phiến sét, cát kết và Granit, có rất ít đá Bazan. Phía Bắc và Đông cao
nguyên là 2 ngọn núi cấu tạo bởi đá Đaxit, đó là núi Lang Biang cao 2159m và
núi Bi Đúp cao 2286m.
• Cao nguyên Lâm Đồng cao trung bình 1000m, địa hình bằng phẳng và rộng
hơn cả, cấu tạo chủ yếu bởi đá Bazan. Đây đó nhô lên vài mỏm núi cao như Ia Đung
cao 1971m cấu tạo bởi đá Đa xit, núi Bơ Rain cao 1884m cấu tạo bới đá Granit.
Xung quanh khối Bazan và dưới chân các núi cao là các phiến sét và cát kết tuổi
khác nhau.
• Cao nguyên Snarô có diện tích nhỏ nhất với độ cao từ 800-1000m, phía Bắc
giáp cao nguyên Đắc Lak, phía Nam cách cao nguyên Lâm Đồng bởi sông Đa

×