Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Một số lưu ý khi ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.55 KB, 3 trang )

Một số lưu ý khi ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp THPT
môn Ngữ văn
Môn Ngữ văn được ấn định là một trong ba môn thi bắt buộc đối với tất cả học
sinh lớp 12 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm. Tuy nhiên, do đặc thù của bộ
môn thuộc khoa học xã hội, thêm nữa đa số học sinh vẫn chưa chú tâm đúng
mức đến môn học này nên trong ôn tập còn lúng túng, kết quả bài thi còn hạn
chế. Với mong muốn giúp các em học sinh tham khảo một số cách thức ôn tập
và làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn đạt kết quả tốt, chúng tôi xin trao đổi
một số vấn đề trong quá trình ôn tập và khi làm bài thi tốt nghiệp môn Ngữ văn
THPT như sau:
I. Ôn tập kiến thức
Căn cứ vào kế hoạch ôn tập bộ môn của trường, của lớp, cá nhân mỗi học sinh
phải tự lập kế hoạch ôn tập (các môn thi tốt nghiệp nói chung, môn Ngữ văn nói
riêng) cho bản thân sao cho đến trước ngày thi, các em có đủ kiến thức cơ bản,
tự tin bước vào kỳ thi.
Cũng như tất cả các môn học khác, học sinh phải học và ôn tập theo từng đơn vị
bài học trong chương trình giáo dục cấp THPT môn Ngữ văn, đặc biệt là chương
trình lớp 12. Tuyệt đối không học tủ, học lệch hoặc tự ý cắt bỏ không ôn dù chỉ là
một bài trong chương trình. Nội dung kiến thức ôn tập cần bám sát yêu cầu
chuẩn kiến thức kỹ năng môn học của chương trình giáo dục cấp THPT do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đối với các văn bản văn học Việt Nam, văn học
nước ngoài cần nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm (thể loại, xuất xứ, hoàn
cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, ). Nếu là văn bản thơ cần học
thuộc, nắm được cảm hứng trữ tình, cấu trúc nghệ thuật, tứ thơ, Nếu là văn
bản văn xuôi cần tóm tắt cốt truyện, nhân vật, sự kiện, tình tiết, làm cơ sở cho
việc phân tích tác phẩm.
Bất kỳ đơn vị bài học nào cũng nằm trong mối quan hệ có tính hệ thống với các
bài khác (tác giả , giai đoạn, thời kỳ văn học, đề tài, chủ đề, ). Vì vậy, song song
với việc ôn tập để nắm chắc kiến thức của từng bài, trong quá trình ôn tập, các
em phải bao quát được cả chương trình, luôn phải đặt mỗi đơn vị kiến thức trong
hệ thống kiến thức chung, có tính tổng thể vừa đảm bảo nắm chắc kiến thức một


cách toàn diện vừa làm cơ sở cho việc phân tích, so sánh, đối chiếu, mở rộng
vấn đề khi làm bài. Cách tốt nhất khi ôn tập là nên xây dựng sơ đồ cây thư mục
(sơ đồ cả chương trình, sơ đồ từng giai đoạn, thời kỳ văn học, sơ đồ từng tác
giả, tác phẩm, ) và coi đó là đề cương ôn tập.
Hình thức ôn tập phải linh hoạt, phối kết hợp nhiều hình thức khác nhau như: cá
nhân tự ôn tập, ôn tập theo nhóm nhỏ (học nhóm), ôn tập theo lớp, theo khối
dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo bộ môn và kế hoạch của nhà trường.
Định kỳ tự làm bài kiểm tra, hoặc tham dự kiểm tra, thi do trường, lớp tổ chức
nhằm rèn luyện tâm lý, kỹ năng làm bài. Thông qua việc làm bài, các em tự đánh
giá mức độ kiến thức, kỹ năng của bản thân từ đó có biện pháp điều chỉnh, bổ
sung kiến thức hoặc rút kinh nghiệm về kỹ năng làm bài, cách trình bày trong bài
làm để đạt điểm cao.
2. Làm bài thi
Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề thi tốt nghiệp THPT năm học
2010 - 2011 vẫn gồm có phần chung và phần tự chọn. Vì vậy đối với đề thi có
phần tự chọn, học sinh chỉ được làm một trong 2 câu. Nếu làm cả 2 sẽ bị phạm
quy và không được chấm phần này.
Điểm mới trong cách ra đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011 của Bộ là dành 50%
điểm số cho yêu cầu thông hiểu, vận dụng kiến thức. Đồng thời nhằm hạn chế
tình trạng học thuộc lòng, học vẹt, đề thi sẽ ra theo hướng mở, kích thích khả
năng sáng tạo, vận dụng của học sinh. Theo đó, khi làm bài thi tốt nghiệp THPT
nói chung, môn Ngữ văn nói riêng các em phải bám sát những định hướng trên.
2.1.Đối với câu hỏi kiểm tra kiến thức cơ bản (yêu cầu tái hiện kiến thứcvề giai
đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và nước ngoài), các em phải
tái hiện được kiến thức và trọng tâm kiến thức từng bài. Mặc dù vậy, khi làm bài
nếu chỉ dừng ở việc liệt kê những kiến thức đã được học thì không thể đạt điểm
tối đa mà phải có kỹ năng trình bày vấn đề, trong đó chú trọng cách sắp xếp, liên
kết các ý đảm bảo tính logic, khoa học, mạch lạc, chặt chẽ theo yêu cầu của đề
bài.
Câu hỏi kiểm tra kiến thức chỉ chiếm khoảng 1/5 tổng số điểm của toàn bài, song

lại là câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu. Do đó các em vẫn nên chú ý, tránh
mất điểm đáng tiếc.
2.2. Đối với các câu hỏi thuộc phầnnghị luận xã hội và nghị luận văn học, yêu cầu
các em phải làm một bài văn trọn vẹn.
Hai câu hỏi thuộc phần nghị luận chiếm 4/5 số điểm của bài thi. Để làm tốt loại
câu hỏi này, trước hết các em phải dành thời gian tìm hiểu đề với các thao tác
như: đọc kỹ đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng, xác định rõ các yêu cầu về
thể loại (phương pháp nghị luận: giải thích, bình luận, phân tích, chứng minh, ),
tìm ý chính - phụ, lớn - nhỏ và định hướng sắp xếp các ý theo trình tự hợp lý,
logic.
Khi viết bài cần chú ý dùng từ ngữ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp, nên kết
hợp linh hoạt nhiều kiểu câu để hành văn được uyển chuyển. Triển khai các ý
thành các đoạn văn đảm bảo việc chia đoạn, tách đoạn hợp lý, giữa các câu, các
đoạn không thể thiếu phần liên kết chuyển ý, chuyển đoạn.
Cần căn cứ yêu cầu, mức độ cụ thể của từng câu hỏi trong đề bài để phân bố
thời gian hợp lý giữa các câu sao cho sau khi viết xong bài phải còn ít phút đọc
lại bài, soát lỗi chính tả, dùng từ, viết câu,
Nghị luận xã hội thường tập trung vào 2 vấn đề: nghị luận về một tư tưởng đạo lý
hoặc nghị luận về một hiện tượng đời sống. Tuy tư tưởng đạo lý và hiện tượng
đời sống là 2 vấn đề khác nhau nhưng giữa chúng luôn có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau. Những vấn đề tư tưởng đạo lý thường là những vấn đề được xã hội
quan tâm. Để làm tốt dạng câu hỏi này, các em cần đặc biệt lưu ý: xác định chính
xác vấn đề cần nghị luận;trước khi bàn luận vấn đề cần giải thích khái niệm, nội
dung vấn đề; trình bày thực trạng; khẳng định và chỉ ra những biểu hiện đúng -
sai, tốt - xấu, đáng được ca ngợi hay phê phán, ; tác dụng hoặc tác hại của vấn
đề đối với đời sống; bàn bạc mở rộng vấn đề, chỉ rõ những biện pháp, giải pháp
có tính khả thi; ý nghĩa của vấn đề trong tình hình hiện nay. Bài nghị luận xã hội
rất coi trọng những suy nghĩ, nhận thức, quan điểm cũng như bài học mang tính
riêng của cá nhân khi bàn luận vấn đề. Vì vậy, các em cần trình bày ngắn gọn,
mạch lạc, tránh hô hào chung chung hoặc liên hệ máy móc.

Nghị luận văn học thường tập trung vào 2 thể loại chính là: văn xuôi (chủ yếu là
truyện ngắn) và thơ. Câu hỏi này thường chiếm 50% số điểm toàn bài. Vì vậy,
cần dành thời gian thỏa đáng để ôn tập và rèn kỹ năng làm kiểu bài này. Khi vận
dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết bàiphải luôn bám sát đặc
trưng của từng thể loại sao cho vấn đề cần nghị luận được thể hiện nổi bật, giàu
sức thuyết phục.
Với văn xuôi, chủ yếu là truyện ngắn, các em nên chú ý đến tình huống truyện,
kết cấu tác phẩm, nhân vật, nhất là phải nhớ chi tiết. Nhất thiết phải lập ý đại
cương và trình bày ý một cách hệ thống, mạch lạc, tránh kể lể, diễn xuôi nội dung
tác phẩm; phải chú trọng nghệ thuật dẫn chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật,
sử dụng ngôn ngữ, qua đó làm nổi bật tư tưởng của tác giả, những thông điệp
thẩm mỹ mà tác giả đã gửi gắm, từ đó đánh giá giá trị của tác phẩm, những đóng
góp của nhà văn vào đời sống văn học và đời sống xã hội.
Với thơ, yêu cầu quan trọng trước hết là nắm chắc cảm hứng trữ tình, phân tích
được những nét chính trong giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ hoặc đoạn
thơ. Khi nghị luận về thơ không được bỏ qua hoàn cảnh sáng tác, tính chỉnh thể
nghệ thuật, cấu trúc tác phẩm, sự hài hòa giữa hình thức và nội dung của tác
phẩm đó. Đặc biệt nghị luận về một đoạn thơ không thể tách rời bài thơ. Trong
quá trình phân tích cần mở rộng so sánh, đối chiếu với tác phẩm thơ cùng đề tài,
chủ đề, hoặc những tác phẩm thơ khác của cùng tác giả, cùng thời, trước hoặc
sau khi tác phẩm ra đời, từ đó khẳng định, làm rõ sự sáng tạo, nét độc đáo
mang phong cách riêng của mỗi nhà thơ.
Trên đây chỉ là những gợi ý có tính chất tham khảo. Để học, ôn và thi tốt môn
Ngữ văn trong chương trình THPT cần nhiều vấn đề liên quan khác như kiến
thức ngôn ngữ tiếng Việt, hiểu biết về đời sống xã hội, tâm tư tình cảm, cảm xúc
thẩm mỹ,
Rất mong các em có thể vận dụng sáng tạo một số lưu ý trên để làm bài thi tốt
nhất. Chúc các em thành công!
Ngày 26/04/2011
Th.S Nguyễn Thị Thu Thanh - Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học

×