Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Tính giễu nhại trong tiểu thuyết hồ anh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.01 KB, 139 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2





NGUYỄN THỊ HỒNG PHẤN





TÍNH GIỄU NHẠI TRONG
TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM




HÀ NỘI, 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2






NGUYỄN THỊ HỒNG PHẤN




TÍNH GIỄU NHẠI TRONG
TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI


Chuyên ngành : Lí luận văn học
Mã số : 60 22 01 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp


HÀ NỘI, 2014

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới

PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, ngƣời thầy đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi
hoàn thành luận văn trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Tổ Lý luận văn học, Phòng
sau Đại học – Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình, nhà trƣờng, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.

Hà Nội, tháng 6 năm 2014
Học viên


Nguyễn Thị Hồng Phấn
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả
quá trình nghiên cứu của bản thân tôi.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa
học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn, nhƣng những nội dung
tôi nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.

Hà Nội, tháng 6 năm 2014
Học viên


Nguyễn Thị Hồng Phấn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 10
Chƣơng 1: GIỄU NHẠI - MỘT PHƢƠNG CÁCH TƢ DUY VÀ MỘT CẢM
HỨNG NỔI BẬT TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VÀ HẬU HIỆN ĐẠI 10
1.1. Những vấn đề lý luận về giễu nhại 10
1.1.1. Khái niệm giễu nhại 10
1.1.2. Giễu nhại - một phương cách tư duy trong văn học hiện đại và hậu
hiện đại 14
1.2. Giễu nhại - một cảm hứng nổi bật trong văn học hiện đại và hậu hiện đại 18
1.2.1. Những tiền đề chủ yếu làm hồi sinh cảm hứng giễu nhại 18
1.2.2. Cảm hứng giễu nhại trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 19
1.3. Giễu nhại - một cảm hứng chủ đạo trong sáng tác Hồ Anh Thái 28
Chƣơng 2: NHỮNG BÌNH DIỆN GIỄU NHẠI CƠ BẢN TRONG TIỂU THUYẾT
HỒ ANH THÁI 35
2.1. Giễu nhại trạng thái nhân sinh 35
2.1.1. Một xã hội xuống cấp, tha hoá 35
2.1.2. Những góc khuất của đời sống công chức, trí thức 47
2.1.3. Những góc tối trong các lĩnh vực văn hoá, khoa học giáo dục, văn học
nghệ thuật, chính trị xã hội 53
2.2. Giễu nhại về sự tha hoá của con ngƣời 68
2.2.1. Con người sùng ngoại, háo danh, thực dụng 69
2.2.2. Con người phi nhân tính 73
2.2.3. Con người tự nhiên, bản năng 77
Chƣơng 3: GIỄU NHẠI TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI NHÌN TỪ
PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 86
3.1. Tạo dựng những tình huống bi hài, nghịch dị 86
3.1.1. Những tình huống bi hài 87
3.1.2. Những tình huống nghịch dị 90
3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật 95
3.2.1. Ngôn ngữ mới mẻ, hiện đại 96
3.2.2. Ngôn ngữ đa nghĩa, giàu hình ảnh, kích thích tư duy tưởng tượng 99

3.2.3. Vận dụng thành ngữ, chơi chữ 101
3.3. Giọng điệu 105
3.3.1. Đặt tên nhân vật – một cách giễu nhại của giọng điệu 105
3.3.2. Giọng giễu nhại thể hiện qua lời văn giễu nhại 110
KẾT LUẬN 128
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 131







1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ sau đại hội Đảng lần thứ VI, năm 1986, với công cuộc đổi mới do Đảng
cộng sản đề xƣớng và lãnh đạo trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá nền văn
học Việt Nam cũng đã có từng bƣớc chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc và khá toàn diện.
Văn học giai đoạn này đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách nhìn nhận,
cách tiếp cận con ngƣời và hiện thực đời sống, khám phá con ngƣời trong những
mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con ngƣời ở nhiều phƣơng diện của đời
sống Điều đáng nói nhất là văn học đã quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân
trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thƣờng. Song song với sự đổi mới ở phƣơng
diện nội dung, các nhà văn cũng không ngừng tìm tòi những phƣơng pháp sáng tạo
và cách thức thể hiện mới mẻ, tạo nên những màu sắc đa dạng, phong phú cho hình
thức của các tác phẩm văn chƣơng.
Trong xu thế vận động đó của nền văn học Việt Nam, thể loại tiểu thuyết
đƣơng đại cũng đã có những đóng góp không nhỏ trong việc tạo dựng một diện mạo
mới cho nền văn học nƣớc nhà với những tên tuổi đƣợc đông đảo bạn đọc chú ý nhƣ

Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Khắc Trƣờng, Dƣơng Hƣớng
Đặc biệt, nền tiểu thuyết đƣơng đại Việt Nam đã xuất hiện một loạt các tác phẩm
thực sự có biểu hiện rõ rệt của tính giễu nhại nhƣ các sáng tác của Hồ Anh Thái,
Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình
Phƣơng và của nhiều nhà văn trẻ mới xuất hiện gần đây.
Hồ Anh Thái là nhà văn có ý thức sâu sắc về mặt kỹ thuật tiểu thuyết trong đó
nhà văn đặc biệt chú ý đến tính giễu nhại – một nguyên tắc thế giới quan phản ánh kiến
giải độc đáo của Hồ Anh Thái về đời sống xã hội. Điều đó bộc lộ nỗ lực thử nghiệm
hƣớng đi mới tiệm cận với chủ nghĩa hậu hiện đại đang là một xu thế có nhiều hứa hẹn
tốt đẹp đối với nền văn học nƣớc nhà nói riêng và văn học thế giới nói chung.
Tuy nhiên, qua việc khảo sát một số tài liệu nghiên cứu về các tác phẩm của các
tác giả trên, chúng tôi nhận thấy vấn đề về giễu nhại chƣa đƣợc đi sâu tìm hiểu. Với khả
năng có hạn của ngƣời viết, chúng tôi mạnh dạn triển khai đề tài “Tính giễu nhại trong

2
tiểu thuyết Hồ Anh Thái”, với mong muốn đóng góp thêm một chút công sức vào việc
nghiên cứu và phát hiện ra những tinh hoa của nền văn học dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn đƣợc dƣ luận trong và ngoài nƣớc
quan tâm. Những đổi mới về nghệ thuật cũng nhƣ sự sâu sắc về nội dung đã đƣợc
đề cập đến ở nhiều bài viết, lời giới thiệu về tác phẩm của ông. Nhiều ý kiến đặc
biệt chú ý đến những nét độc đáo trong tác phẩm của Hồ Anh Thái nhƣ: Tính chất
ngụ ngôn, triết lý nhân sinh, chất hài hƣớc, chất Kapka, chủ nghĩa hiện thực huyền
ảo, cái kỳ ảo, về vấn đề giọng điệu, tính đa thanh, điểm nhìn trần thuật Ngoài ra,
sáng tác của Hồ Anh Thái cũng đã trở thành đề tài nghiên cứu của các luận văn tốt
nghiệp đại học, các luận văn thạc sỹ Những đánh giá của bạn đọc nói chung, các
nhà nghiên cứu, phê bình nói riêng về sáng tác của tác giả này trong thời gian qua
có giá trị định hƣớng, và khơi gợi sự khám phá. Chúng tôi nhận thấy một điểm
chung trong đánh giá, nhận xét của đồng nghiệp và giới phê bình về sáng tác của Hồ
Anh Thái là chất giọng hài hƣớc, trào lộng đậm nét trong nhiều sáng tác của anh.

Sau một vài truyện ngắn có dƣ vị hài hƣớc trong tập truyện ngắn Mảnh vỡ
của đàn ông, dƣ luận đã bắt đầu chú ý nhiều hơn đến chất giọng hài hƣớc, trào lộng
của Hồ Anh Thái trong tập truyện ngắn Tự sự 265 ngày. Đối tƣợng hài hƣớc, châm
biếm của tập truyện là giới công chức mà tập trung nhất là những trí thức thời đổi
mới. Trong bài Có ai chẳng muốn đùa, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc nhận xét: “Thật
thú vị khi đƣợc dẫn đƣờng bởi một ngƣời hiểu chuyện, hóm hỉnh và biết đùa thế. Ở
đâu, với ai, trong chuyện gì Hồ Anh Thái cũng tìm ra đƣợc bao nhiêu là cái hài
hƣớc, đáng cƣời, mà lại cƣời một cách rất đúng mực, chỉn chu, rất an toàn. Tƣởng
có thể cƣời mãi với Hồ Anh Thái cho đến lúc buông sách ra” [41; 231]. Đọc Hồ
Anh Thái “ngƣời ta có thể cƣời một cách vô tƣ nhƣng cũng đầy xót xa” [41; 235].
Sau khi nhận xét khá sắc sảo về cái tôi cô đơn của Hồ Anh Thái, Lê Quang
Toản trong bài Che giấu sự cô đơn cũng không quên nhắc đến cái chất cƣời cợt,
trào tiếu của tập truyện: “Hồ Anh Thái cần có nơi để đùa cợt, để xả soupape hay là
tác giả đã quá khéo léo che giấu sự cô đơn của mình trong những tiếng cƣời rất đời”

3
[41; 239]. Vân Long trong Một giọng văn khác đã viết: “Ở tập truyện ngắn này,
nhà văn hình thành một giọng văn hoàn toàn khác thời kỳ đầu: Trào lộng, châm
biếm, hóm hỉnh và sắc sảo những câu chuyện, những thói tật đáng cƣời trong xã hội.
Đọc tập truyện này, ngƣời đọc nhiều chỗ phải bật cƣời thành tiếng nhƣ đọc Số Đỏ
của Vũ Trọng Phụng, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan hay Azit Nêxin” [41; 245].
Trên báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 05/10/2001, Trần Thị Trƣờng dẫn ra ý kiến
của ngƣời khác cho rằng trong “Tự sự 265 ngày có cái cƣời nửa miệng của thi hào
Gôgôl, có cái giọng điệu hiện thực huyền ảo của Milan Kundera nếu muốn cƣời
mà lòng vẫn đau đủ chín khúc thì hãy đọc Tự sự 265 ngày. Cƣời ngƣời hay cƣời
mình lẫn lộn cả nhƣng đọc rồi cũng thấy muốn cƣời một tí ” [41; 247]. Bằng lập
luận kiểu phản đề, Nguyễn Chí Hoan trong bài Nhà văn không cười đã viết: “Có lẽ
nói cho đúng, nhà văn cƣời nhƣng chỉ nhếch mép Toàn bộ 11 truyện trong tập đều
một lối hoạt kê, không thể không cƣời song “ý tại ngôn ngoại ở đây thì đều đắng đót”
[41; 249].

Từ Tự sự 265 ngày đến Bốn lối vào nhà cười, đối tƣợng giễu nhại đã mở
rộng ra cả cõi nhân sinh bằng bốn lối Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Giới thiệu tập truyện
ngắn Bốn lối vào nhà cười, báo điện tử Vietnamnet.vnn.vn viết: “Cuộc đời theo Hồ
Anh Thái nhƣ một cái nhà cƣời mà bốn con đƣờng đi vào ngôi nhà ấy là Sinh - Lão
- Bệnh - Tử”, “Hồ Anh Thái viết nhƣ để giảm Stress bởi bốn con đƣờng vào nhà
cƣời của anh đều lát đá hoạt kê. Cái giọng văn hài hƣớc, ngôn ngữ đƣờng phố, chợ
búa đầu thế kỷ XXI đọc để giải sầu” [52]. Có điều đặc biệt là “Ở lối vào nhà cƣời
nào cũng có tiếng cƣời, nó biến giọng văn của Hồ Anh Thái thành giọng của một trí
thức châm chọc, giọng hoạt kê, đả kích bằng thứ ngôn ngữ đáo để, hài hƣớc” [52].
Báo Sài Gòn tiếp thị nêu nhận xét: “ở Bốn lối vào nhà cười, tiếng cƣời thật chua
chát, bật lên đƣợc ý thức tự trào của một ngƣời Việt tự trào. Từ những chuyện vặt
nhƣng khả năng phóng chiếu, châm biếm của nó thì không vặt chút nào, bởi nó
chạm đến phần nhạy cảm trong tính cách con ngƣời ta. Nếu tự tri ngộ tức là tự cƣời
mình để thoát ra tứ đại khổ, nhìn xuống nhân sinh có khi chợt thấy một nhà cƣời”
[52].Tạp chí Sức khoẻ và đời sống cũng có những đánh giá khá thống nhất với

4
những gì dẫn ra trên đây: “Nhà văn Hồ Anh Thái đã mang đến cho bạn đọc những
giây phút sảng khoái cƣời. Ngòi bút trơn lƣớt, anh viết hấp dẫn, giọng văn châm
biếm, trào lộng, ngôn ngữ hoạt kê hiện đại Cái sự gây cƣời nhiều hơn là ở những
chi tiết đắt giá” [52].
Gần đây, Hồ Anh Thái đã cho ra mắt độc giả tập truyện mới Sắp đặt và diễn.
Có thể nói, tập truyện này là sự sắp đặt các truyện ngắn trong ba giai đoạn sáng tác
của anh: Giai đoạn trƣớc Ấn Độ, giai đoạn viết về Ấn Độ và giai đoạn sau Ấn Độ.
Hầu hết những truyện ngắn trong giai đoạn sau Ấn Độ đã đƣợc in trong tập Bốn lối
vào nhà cười, Tự sự 265 ngày. Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ trong cuộc nói
chuyện với Phạm Xuân Nguyên đã nhận xét: “Tôi không thấy những chuyện tƣởng
chỉ để cƣời nếu đọc thoáng qua chỉ đơn thuần là những chuyện cƣời cho vui, mà ở
đây là cƣời ra nƣớc mắt”.
Trên đây là những đánh giá về truyện ngắn. Về tiểu thuyết của Hồ Anh Thái

xét trên đặc điểm đang bàn chúng tôi nhận thấy đáng chú ý nhất là Cõi người rung
chuông tận thế và Mười lẻ một đêm.
Tiểu thuyết Cõi ngƣời rung chuông tận thế không phải ngay từ khi ra đời đã đƣợc
công chúng đón nhận nhiệt tình. Nét nổi bật ở tiểu thuyết này theo nhiều ngƣời đánh giá
là chất giọng đa thanh nhƣng cũng không ít ngƣời đã nhận ra giọng hài hƣớc, trào lộng.
Trong bài Cái ảo trên nền thực tác giả Vân Long viết: “Về mặt này, Hồ Anh Thái đặc
biệt mài sắc đƣợc giọng kể trào lộng, châm biếm có duyên giọng văn trào lộng, hóm
hỉnh nhà văn nhƣ chỉ dành cho nhân vật phản diện ” [24].
Trần Duy Hiển trong Rung chuông cảnh tỉnh con người nhận xét: “Đọc Cõi
người rung chuông tận thế, ngƣời ta thấy nụ cƣời chua chát của nhà văn trƣớc mọi
nhố nhăng của đời sống ” [37; 325]. Ghi nhận tài năng của lớp trẻ, nhà văn Ma
Văn Kháng khẳng định trong Cái mà văn chương ta còn thiếu rằng: “Tôi thích
giọng văn của Hồ Anh Thái. Nó có cái thông minh, hóm hỉnh, vừa sâu sắc vừa có
tính truyền thống. Hơn nữa, cái này mới là cái thật thích đây: Chất trào phúng, giễu
nhại cay chua mà tâm thiện, chất này văn chƣơng ta thiếu quá. Không có tài, chịu
đấy!” [37; 326, 327]. Phạm Chí Dũng trong bài Ám ảnh và dự cảm đăng trên báo

5
Văn nghệ ngày 22/3/2013 đã nhận định “Cõi người rung chuông tận thế có lẽ là
một trong số ít những sự phơi bầy đƣợc văn học hoá thành công bởi ngoài yếu tố
mạch truyện chuyển động nhanh, hiện đại, đi thẳng vào vấn đề của xã hội hôm nay
nhƣ nhà văn Tô Hoài nhận xét; còn vì bút pháp châm biếm trào lộng mặc dù có đôi
chỗ hơi thái quá nhƣng quả tình là đặc biệt và đặc sắc, với cả một kho ngôn ngữ dân
gian ẩn dụ và tả thực phải nói là rất phong phú, cùng với điểm nhìn xuất phát từ góc
độ khách quan và thái độ giễu cợt của nhà văn với những mặt trái của xã hội cứ thế
mà tuôn trào ra, đƣợc lôi tuột ra, không che giấu gì cả đã làm cho cuốn tiểu thuyết
này trở nên cuốn hút” [37; 334, 335]. Đánh giá chung về Cõi người rung chuông
tận thế và một số sáng tác giai đoạn sau của Hồ Anh Thái, tác giả Nguyễn Đăng
Điệp trong bài nghiên cứu Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc đã khái quát:
“Trong sáng tác của Hồ Anh Thái nhất là giai đoạn sau, ta bắt gặp khá nhiều chất

giọng giễu nhại. Sự xuất hiện của loại giọng này hiếm khi xuất hiện trong tƣ duy
nghệ thuật sử thi. Cái nụ cƣời chua chát về cõi nhân sinh, khả năng lật tẩy những trớ
trêu, nghịch cảnh trong đời chỉ có thể có đƣợc khi nhà văn không nhìn đời bằng cảm
hứng lãng mạn thuần tuý màu hồng mà nhìn nó nhƣ những mảnh vỡ…” [37; 348].
Gần đây, Hồ Anh Thái đƣợc bạn đọc đón nhận bằng tiểu thuyết Mười lẻ một
đêm. Trong Nhà văn đích thực phải là người tử tế đăng trên Tạp chí Thể Thao -
Văn hoá ngày 15/4/2006, Ngọc Lan viết : “Giữa thời buổi ngƣời khôn của khó, sách
in 1000 bản vẫn còn lay lắt, Hồ Anh Thái vẫn sống khoẻ, sống tốt nhờ những cuốn
bestseller Mới đây nhất là Mười lẻ một đêm. Vẫn thấy cái chất giễu nhại, sự sắc
sảo nhƣ đọc thấu gan ruột thiên hạ của Hồ Anh Thái Những câu chuyện khiến
ngƣời ta phải cƣời thắt ruột, cƣời ra nƣớc mắt” [39; 321]. Tác giả Tuyền Lâm trong
bài viết ngắn Nghìn lẻ một chuyện đời đã đƣa ra cảm nhận về tiểu thuyết này: “Vẫn
một sân khấu cuộc đời nhƣng không phải cƣời xong đỏ mặt mà cƣời xong để xót,
để suy tƣ. Đọc Hồ Anh Thái xong còn muốn ngứa tay để viết văn, mà khó” [39;
328]. Đời cười trong Mười lẻ một đêm là bài viết của Thuý Nga đăng trên báo Tuổi
trẻ Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1/3/2006 trong đó có đoạn: “ Hồ Anh Thái hay
đùa, có lần đùa hơi dai với nhân vật văn hoá lớn. Giọng bỡn cợt và hài hƣớc theo

6
suốt chiều dài cuốn tiểu thuyết mới nhất này của anh” [39; 330]. “Khá giống với
phong cách và giọng điệu của ba cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn gần đây, Hồ Anh
Thái đem đến cho độc giả từ đầu đến cuối là một giọng điệu châm biếm, hài hƣớc
và cƣời cợt quen thuộc, những trò lố lăng, kệch cỡm và đời sống thị dân, giới trí
thức nửa mùa, những kẻ bất tài mang danh nghệ sĩ ” [39; 332] là nhận xét của Lê
Hồng Lâm về Mười lẻ một đêm đăng trên tạp chí Đàn ông tháng 3/2006. Với một
cái tên gây ấn tƣợng mạnh Tiếng cười trên từng trang đăng trên tờ Tin tức cuối
tuần tháng 6/2006, tác giả Từ Nữ ca ngợi Hồ Anh Thái: “Một cuốn tiểu thuyết hơn
300 trang với cách viết hài hƣớc, tràn đầy chi tiết Carnaval khiến nó trở thành cuốn
sách đƣợc yêu thích nhất trong tháng 3/2006. Không ai lạ lẫm gì với lối viết Thị
Mầu của Nhà văn Hồ Anh Thái nhƣng bạn đọc vẫn vấp từ bất ngờ này sang bất ngờ

khác” [39; 333]. “Mười lẻ một đêm đƣợc viết bằng giọng hài hƣớc chủ đạo, thậm
chí có đoạn đƣợc lồng vào cả truyện dân gian. Câu văn thụt thò, dài ngắn có chủ
đích. Chƣơng I, Chƣơng II cái ngả nghiêng còn liu riu, rồi cái sự ngả nghiêng cứ
tăng dần ” (Ngả nghiêng trần thế - Sông Thƣơng, báo Thanh niên ngày 11/4/2006
[39; 337]. “Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của nhà văn Hồ Anh Thái có thể khiến
ngƣời ta phải bật cƣời bởi tính chất hài hƣớc của nó có thể thấy giọng văn ở đây là
kiểu giọng phát ngôn tƣng tửng, nó đƣợc xuyên thấm bởi tính chất bỡn cợt giễu
nhại” [27].
Đức Phật, nàng Savitri và tôi; SBC là săn bắt chuột; Dấu về gió xoá là
những cuốn tiểu thuyết mới nhất của Hồ Anh Thái. Ngay sau khi đƣợc xuất bản, các
tác phẩm đã nhanh chóng nhận đƣợc sự chú ý, quan tâm của độc giả và các nhà
nghiên cứu, phê bình văn học. Đó là các ý kiến, nhận xét, đánh giá nghiên cứu tác
phẩm từ góc độ phê bình.
Nguyễn Tham Thiện Kế trong Cảm theo cách của Đức Phật, nàng Savitri
và tôi (Tạp chí Sông Hương 5/10/2009) đã viết: “Đã nhớ Hồ Anh Thái với sự giễu
nhại, hài hƣớc thâm trầm”. Những nụ cƣời chậm đƣợc bật ra khi đã đọc qua vài ba
trang hoặc có khi cả thiên truyện. Lớn hơn hết ở khu vực giọng điệu giễu nhại thẳm
sâu vẫn là sự chia sẻ, cảm thông. Tinh thần của ngƣời có cơ duyên với Phật pháp.

7
Và cũng không xa lạ với chủ nghĩa nhân văn phƣơng Tây” [17].
Văn Thị Thu Hà nhận xét trong “SBC là săn bắt chuột: Giấu trong tiếng
cười”: “Bằng ngòi bút tài hoa của mình tác giả đã tái hiện bức tranh hiện thực
huyền ảo về cuộc chiến giữa Chuột và Ngƣời với tất cả sự thô lậu, xấu xa hiện hữu
trong cuộc sống đƣợc thể hiện bằng giọng văn giễu cợt, trào lộng, hài hƣớc sâu cay
đầy lôi cuốn”.
Nhận xét về “Giọng điệu Hồ Anh Thái” trong SBC là săn bắt chuột, Ma
Văn Kháng viết “Cuốn sách một lần nữa biểu hiện cái tung hoành về bút lực và chữ
nghĩa tác giả. Nhà văn mà không giàu chữ thì có còn là nhà văn nữa hay không!
Đây là một bữa đại tiệc rất nhiều đặc sản về ngôn từ và giọng điệu. Giễu nhại, hài

hƣớc, đùa nghịch, châm chích nói lái - nói ngƣợc - nói nhại - nói bóng gió - chêm
đệm - liên tƣởng - ẩn dụ - hoán dụ” [18].
Trong bài viết: “Dấu về gió xoá - xóa dấu hay lật tẩy ?” Hoài Nam nhận định
“Thủ pháp - nếu có thể gọi nhƣ vậy - thƣờng đƣợc bắt gặp ở trong Dấu về gió xoá là:
Ngay sau một phong cách cao sẽ là một phong cách hạ thấp, ngay sau một sự kiện
trang nghiêm sẽ là một sự kiện hoặc một diễn ngôn bình luận suồng sã, đầy tính chất
giễu cợt, thậm chí có thể nó là một sự lật tẩy cái lớp vỏ nghiêm trang giả tạo của sự
kiện vừa diễn ra trƣớc đó”; “Giọng điệu văn xuôi của tác phẩm cũng là một sự kết hợp:
Có giọng cao, đầy chất hài hƣớc, giễu cợt khi tác giả viết về những hoạt động chính
trƣờng và cái mà “ngƣời đời” quen gọi là tình yêu; có giọng trầm, man mác, bùi ngùi
khi tác giả viết về sự tồn tại phi lý và cái vô thƣờng của kiếp ngƣời trên cõi thế” [28]. Ở
đây ta nhấn mạnh đến giọng điệu giễu cợt của Hồ Anh Thái .
Qua liệt kê chƣa đầy đủ nhƣng những đánh giá trên đây đều có điểm chung
là khẳng định tính chất hài hƣớc, trào lộng, giễu nhại trong giọng điệu, ngôn ngữ
nghệ thuật, nhằm qua đó thể hiện tính giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh Thái.
Điều đó chứng tỏ đây là một đặc điểm nổi trội, xuyên thấm nhiều sáng tác của nhà
văn này. Tuy nhiên tính giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh Thái chƣa đƣợc các
tác giả tìm hiểu một cách hệ thống, chƣa đặt thành những luận điểm rõ ràng đồng
thời chƣa chỉ ra đƣợc ý nghĩa xã hội và thẩm mỹ của nó. Bên cạnh đó các biểu hiện

8
của tính giễu nhại thâm nhập sâu vào từng yếu tố của hình thức nghệ thuật nhƣ nghệ
thuật xây dựng nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ cũng chƣa đƣợc chú ý khai thác.
Chính vì thế, một công trình có tính chất tổng kết, đánh giá trên cơ sở phân tích kỹ
lƣỡng các tác phẩm cụ thể để có những kết luận về tính giễu nhại trong tiểu thuyết
của Hồ Anh Thái là một việc làm cần thiết đối với ngƣời nghiên cứu văn chƣơng
Hồ Anh Thái nói riêng, văn học sau 1975 nói chung.
Từ những đánh giá, nhận xét mang tính gợi mở và định hƣớng trên đây,
chúng tôi đặt vấn đề với mong muốn đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống
đặc điểm nói trên ở văn chƣơng Hồ Anh Thái.

3. Mục đích nghiên cứu
Chọn nghiên cứu đề tài này chúng tôi đặt ra mục đích và cũng cố gắng có sự
đối sánh ngay chính giữa các lĩnh vực sáng tác của Hồ Anh Thái với cả các tác giả
đƣơng đại với mong muốn có thể nhận diện và chỉ ra những biểu hiện cơ bản nhất
của tính giễu nhại để có cái nhìn khái quát, toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề này.
Qua việc nghiên cứu tính giễu nhại, luận văn khẳng định những đóng góp
của nhà văn Hồ Anh Thái trong việc khám phá và miêu tả hiện thực đời sống xã hội
và con ngƣời cũng nhƣ những đóng góp của ông cho sự đổi mới nghệ thuật văn
xuôi Việt Nam đƣơng đại.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những vấn đề lý luận về giễu nhại và cảm hứng giễu nhại trong văn học.
Đặt sáng tác của Hồ Anh Thái vào xu hƣớng nảy sinh và phát triển cảm hứng
giễu nhại trong văn học Việt Nam từ sau 1975.
Tìm hiểu những bình diện giễu nhại cơ bản và các phƣơng thức nghệ thuật
đặc trƣng của tính giễu nhại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tính giễu nhại trong tiểu thuyết Việt Nam tiêu
biểu là các sáng tác của Hồ Anh Thái.


9
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Tính giễu nhại không chỉ có trong tiểu thuyết mà còn có ở những truyện
ngắn của Hồ Anh Thái. Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, để thực hiện đƣợc
mục đích khoa học đề ra chúng tôi chỉ tập trung vào các tác phẩm sau:
1. Cõi người rung chuông tận thế Nxb Đà Nẵng, 2004
2. Mười lẻ một đêm Nxb Đà Nẵng, 2006
3. Đức Phật, nàng Savitri và tôi Nxb Đà Nẵng, 2007
4. SBC là săn bắt chuột Nxb trẻ, 2011

5. Dấu về gió xoá Nxb trẻ, 2012
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp
cơ bản sau:
Vận dụng một số lý thuyết mới vào việc nghiên cứu đề tài: Tiếp cận Thi
pháp học, Tự sự học.
Trên cơ sở đối tƣợng nghiên cứu là những tác phẩm văn xuôi (tiểu thuyết)
nên chúng tôi sử dụng kết hợp các phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp hệ thống
- Phƣơng pháp thống kê - phân loại
- Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu
Ngoài ra, trong quá trình triển khai luận văn, chúng tôi còn sử dụng một số
phƣơng pháp nghiên cứu bổ trợ khác.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung luận văn đƣợc triển khai thành 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Giễu nhại - Một phƣơng cách tƣ duy và một cảm hứng nổi bật
trong văn học hiện đại và hậu hiện đại.
Chƣơng 2: Những bình diện giễu nhại cơ bản trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái
Chƣơng 3: Giễu nhại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ phƣơng diện
nghệ thuật

10
NỘI DUNG
Chƣơng 1: GIỄU NHẠI - MỘT PHƢƠNG CÁCH TƢ DUY VÀ MỘT CẢM
HỨNG NỔI BẬT TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VÀ HẬU HIỆN ĐẠI
1.1. Những vấn đề lý luận về giễu nhại
1.1.1. Khái niệm giễu nhại
Nhại (Parody) có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp Paroidia có nghĩa là “một
bài hát đƣợc hát cùng lúc với bài hát khác”. Nhại theo từ điển Tiếng Việt đƣợc
dùng nhƣ nhái với nghĩa động từ tức là bắt chƣớc ví nhƣ nhái điệu bộ của ai. Từ

điển thuật ngữ văn học (2002) định nghĩa nhại là “một thể văn châm biếm dùng
sự bắt chƣớc để chế giễu một tác phẩm hoặc cả một trào lƣu nghệ thuật. Phƣơng
tiện chủ yếu của nhại là bắt chƣớc phong cách. Hai kiểu nhại chủ yếu (đôi khi
tách thành những thể tài riêng) là kiểu khôi hài trong đó đối tƣợng thấp đƣợc
trình bày bằng một phong cách cao; và kiểu chế nhạo trong đó đối tƣợng cao
đƣợc trình bày bằng một phong cách thấp: Sự chế nhạo có thể nhằm vào phong
cách, có thể nhằm vào đề tài, có thể nhằm vào hiện tƣợng đời sống vốn dung tục
không xứng với thi ca. Có thể có lối nhại một thi pháp, một tác giả, một thể loại,
một thế giới quan ” [14; 155].
Trong văn học, nhại đƣợc xem là hình thức phê bình châm biếm hoặc là hình
thức chế giễu khôi hài bằng cách bắt chƣớc phong cách và bút pháp của một nhà
văn hoặc một nhóm nhà văn đặc biệt để nhấn mạnh đến sự non yếu của nhà văn ấy
hoặc những quy ƣớc bị lạm dụng của trƣờng phái ấy. Xét theo quan niệm về kiểu
nhại giữa tác phẩm này với các tác phẩm khác nhƣ trên, tức là bao gồm hầu hết các
yếu tố làm nên chỉnh thể tác phẩm nhƣ hình tƣợng nhân vật, hệ thống chi tiết, ngôn
từ nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật Nhại khác với trò hài hƣớc (burlesque) ở độ
sâu từ sự xâm nhập kỹ thuật của nó vào đối tƣợng nhại và bởi độ sâu từ sự bôi bác
đƣợc dùng để xử lý những vấn đề đƣợc đề cao trong bút pháp tầm thƣờng, nhại thật
sự bóc trần một cách tàn nhẫn những mánh lới của bút pháp lẫn tƣ tƣởng của những
nạn nhân của nó, nhƣng nhại không thể thực hiện đƣợc nếu không có sự đánh giá
thấu đáo tác phẩm mà nó chế giễu.

11
Xét ở phạm vi rộng hơn, trong văn học còn có những kiểu nhại khác nhƣ
nhại chính các đối tƣợng phản ánh của văn học. Kiểu nhại này đa dạng cả về đối
tƣợng nhại và cấp độ nhại. Các vấn đề về thể chế chính trị, văn hoá khoa học, văn
chƣơng nghệ thuật, đạo đức lối sống thói hƣ tật xấu của con ngƣời ở mọi tầng lớp,
địa vị xã hội Mức độ của nhại có thể đi từ khái quát đến chi tiết tuỳ theo mục đích
của chủ thể sử dụng nhại trong tác phẩm của mình. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở
nhại là sự mô phỏng, dựa theo, bắt chƣớc đối tƣợng nhại hoặc một đặc điểm nào đó

của đối tƣợng nhại để làm bật lên cái âm thanh của đối tƣợng nhại (một bài hát, điệu
hát) nhƣng nhại còn gắn với bắt chƣớc mô phỏng cả dáng hình, cử chỉ, điệu bộ,
phong cách của đối tƣợng là con ngƣời.
Giễu mang sắc thái gần gũi với nhại. Tuy nhiên, nội hàm khái niệm này lại
chƣa đƣợc đầu tƣ một cách xứng đáng kể cả trong những công trình có tính chất
công cụ nhƣ Từ điển thuật ngữ văn học. Từ điển Tiếng Việt (2002) định nghĩa:
“Giễu là nêu ra để đùa bỡn, chế nhạo hoặc đả kích”, gần nghĩa với nó có giễu cợt –
là “nêu thành trò cƣời nhằm chế nhạo, đả kích” [ 23]. Giễu đƣợc các nhà lý luận,
phê bình sử dụng song hành với nhại một cách khá rộng rãi trong việc nghiên cứu
các tác phẩm văn học chứa đựng yếu tố hài hƣớc, trào lộng, châm biếm
Giễu nhại, với tƣ cách là một thủ pháp bắt chƣớc một cách quá lố một văn
bản khác đã xuất hiện từ lâu, ngay trong văn học cổ đại Hy Lạp. Sau đó vẫn thƣờng
xuyên đƣợc sử dụng trong vô số loại hình nghệ thuật khác nhau. Là một thủ pháp
đƣợc sử dụng lâu đời và rộng rãi, giễu nhại đƣợc xem nhƣ là một phong cách, hơn
nữa, còn tồn tại nhƣ một chủ đề phụ (sub – theme) trong một tác phẩm cụ thể, và
nhƣ một thể loại phụ (sub-genre) trong văn học (chủ yếu là văn học trào phúng).
Tính chất đa tƣ cách này làm cho bất cứ nỗ lực định nghĩa nào cũng đều gặp khó
khăn. Có điều, theo hầu hết giới nghiên cứu, dù nhìn từ góc độ nào thì giễu nhại
cũng có hai đặc điểm chính: nhại và giễu, tức là bắt chƣớc và châm biếm. Giễu nhại
ra đời nhƣ một thủ pháp phê phán trực tiếp đi liền với cái hài hƣớc. Giấc mộng đêm
hè (W.Shakespeare), Đônkihôtê (M. De Cervantes), Gargantuar (F. Rabelais) là
những tác phẩm vĩ đại đầu tiên mở đƣờng thành công cho cái hài hƣớc đi liền với
thủ pháp giễu nhại.

12
Trong nghiên cứu văn học Việt Nam, giễu thƣờng đi liền với nhại và trở
thành một thuật ngữ kép mang tính nƣớc đôi. Qua tìm hiểu thuật ngữ giễu nhại cả
trên lý luận và thực tiễn, chúng tôi nhận thấy giễu nhại vừa là sự nhắc lại, mô phỏng,
bắt chƣớc một lời nói, một cử chỉ hay một phong cách, một giọng điệu của đối
tƣợng nhại (bao gồm cả đối tƣợng phản ánh của văn học, tác giả văn học và bản

thân văn học) vừa (và qua đó) nhằm bật lên cái cƣời, cái tầm thƣờng, cái xấu xa, cái
kệch cỡm đáng phê phán của chúng. Giễu nhại mô phỏng, bắt chƣớc là để soi rõ
thêm cái thế vênh lệch giữa nội dung và hình thức, giữa bản chất và hiện tƣợng,
giữa bên trong và bên ngoài chỉ ra cho ngƣời đọc thấy cái lỗi thời, cái khiếm
khuyết, cái phản tiến bộ của đời sống xã hội và cái méo mó ngay trong chính bản
thân con ngƣời để cùng nhau nhận thức lại, hoàn thiện bản thân và thúc đẩy xã hội
tiến bộ. Có nghĩa giễu nhại chủ yếu quan tâm đến việc vạch ra cái xấu, cái lố bịch,
khiếm khuyết để giúp ngƣời ta nhận biết, sửa chữa và hoàn thiện. Cũng có khi, giễu
nhại đƣợc dùng nhƣ một thủ pháp gây cƣời, tạo sự hài hƣớc cho tác phẩm. Theo
M.Bakhtin: giễu nhại là “nói bằng giọng của kẻ khác” nhƣng đƣa vào đó một
khuynh hƣớng nghĩa đối lập hẳn với khuynh hƣớng nghĩa của lời ngƣời đó. Giọng
thứ hai, sau khi chuyển vào trong lời nói của kẻ khác thì xung đột thù địch với chủ
nhân của nó và “buộc nó phải phục vụ cho mục đích đối lập của mình”. Bằng lời
văn giễu nhại của tác giả đã làm đảo lộn những cái gì gọi là nghiêm túc, lột cái vỏ
hào nhoáng để trơ ra cái giả dối, cái lố bịch, cái đáng cƣời. Đó là cách “giải thiêng”
trong văn học. Giễu nhại vừa “lột tả” đƣợc một phần bản chất có thật của đối tƣợng,
vừa dung hợp đƣợc cái bác học của suy tƣ, cái suồng sã của văn học bình dân, sức
mạnh vô địch của trào tiếu dân gian. Và, với lối tự nhại, văn chƣơng chẳng những là
sự hoài nghi về các trật tự đời sống mà còn là sự nghi ngờ chính những khả năng, sứ
mệnh mà ngƣời ta thƣờng đặt ra cho nó.
Quan niệm về giễu nhại chung quy lại các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở
điểm: coi giễu nhại là một thủ pháp nghệ thuật dựa trên sự nhại lại một tƣ tƣởng,
một quan điểm, cách viết cũ nhằm tạo nên tiếng cƣời giễu cợt với nhiều cấp độ khác
nhau. Trong đó điểm nổi bật trong sáng tác văn chƣơng tồn tại hai kiểu giễu nhại.

13
Giễu nhại truyền thống (hƣớng vào tấn công địch thủ nhằm hạ bệ từ bên ngoài) và
giễu nhại hiện đại (hƣớng vào tự giễu nhại). Giễu nhại có mối liên hệ mật thiết với
phạm trù cái hài và các khái niệm tƣơng liên nhƣ châm biếm, trào phúng.
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Cái hài là phạm trù mỹ học, phản ánh

một hiện tƣợng phổ biến của thực tế đời sống vốn có khả năng tạo ra tiếng cƣời ở
nhiều cung bậc và sắc thái khác nhau. Đó là sự mâu thuẫn, sự không tƣơng xứng mà
ngƣời ta có thể cảm nhận đƣợc về phƣơng diện xã hội thẩm mỹ nhƣ hình thức với nội
dung, mục đích và phƣơng tiện, bản chất và hiện tƣợng trong đó, hoặc chính bản
thân mâu thuẫn, hoặc là những mặt của nó đối lập với lý tƣởng thẩm mỹ cao đẹp. Cái
hài bao hàm một ý nghĩa xã hội gắn liền với sự khẳng định lý thƣởng thẩm mỹ cao cả.
Nó là sự phê phán mang tính cảm xúc sáng tạo tích cực và có sức công phá mãnh liệt
đối với những cái xấu xa, lỗi thời. Sức mạnh phê phán của nó vừa có tính phủ định lại
vừa mang ý nghĩa khẳng định. Nó phủ định cái lỗi thời, xấu xa nhân danh cái cao đẹp
(một chiều). Ba yếu tố tạo nên cái hài là bản chất mang tính hài của đối tƣợng (mà ai
cũng dễ nhận thấy); sự cƣờng điệu những đƣờng nét, kích thƣớc và những liên hệ của
chúng trong việc mô tả đối tƣợng; sự sắc bén, ý nhị, hóm hỉnh của ngƣời thể hiện làm
tăng hiệu quả của tiếng cƣời. Rõ ràng, giễu nhại là một phần tử trong tập hợp mang
tên cái hài và cũng là phần tử độc đáo bởi nó tạo nên hiệu quả thẩm mĩ sâu sắc cho
cái hài bằng thủ pháp giễu cợt và mô phỏng riêng biệt.
Trào phúng là một loại đặt biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là
một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cƣời mỉa mai,
châm biếm, phóng đại, khoa trƣơng, hài hƣớc đƣợc sử dụng để chế nhạo, chỉ trích,
tố cáo phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội. Trào
phúng theo nghĩa nguyên là dùng từ, câu, lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để cƣời nhạo, mỉa
mai kẻ khác. Trong lĩnh vực văn học, trào phúng gắn liền với phạm trù mỹ học cái
hài hàm chứa nhiều cung bậc hài hƣớc, châm biếm (mỉa mai, phóng đại, khoa
trƣơng, hài hƣớc ) với sự khác nhau về mức độ, tính chất và phƣơng thức thể hiện.
Trong khi đó, giễu nhại sử dụng những phƣơng thức đặc trƣng nhƣ mô phỏng, giễu
cợt nhằm cƣời cợt, châm biếm đả kích đối tƣợng.

14
Châm biếm đƣợc hiểu với tƣ cách là một dạng của văn học trào phúng, dùng
lời lẽ sắc sảo, cay độc, thâm thúy để vạch trần thực chất xấu xa của đối tƣợng phản
ánh. Châm biếm khác hài hƣớc ở mức độ gay gắt của sự phê phán và ý nghĩa sâu

sắc của hình tƣợng nghệ thuật.
Nhƣ vậy sự khác biệt chủ yếu của giễu nhại với những dạng thức của cái hài
đã nêu ở trên là ở độ sâu của sự thâm nhập vào đối tƣợng giễu nhại. Nói cách khác,
sự giễu nhại có thể xuất hiện ở tất cả các cấp độ của chỉnh thể nghệ thuật, từ cảm
hứng chủ đạo, nội dung tƣ tƣởng và hình thức nghệ thuật (kết cấu, hình tƣợng nghệ
thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ). Khi đời sống văn học
xuất hiện những tác phẩm mang tính chất giễu nhại là khi ấy xã hội cần có một sự
thay đổi theo hƣớng tiến bộ vì bản chất của giễu nhại là mang tiếng cƣời tống tiễn
cái xấu xa, độc ác tiếp nhận cái đẹp, cái thiện.
Giễu nhại cũng phân biệt với các khái niệm gần nó ở đặc tính tạo nên sự đa
diện mạo, nhiều tầng nghĩa cho những tác phẩm sử dụng nó. Điều này một mặt cung
cấp cho những tác phẩm ấy sự đa năng trong việc đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của
nhiều nhóm ngƣời đọc (giải trí hoặc đòi hỏi chiều sâu), một mặt cũng là nguyên
nhân khiến chúng đƣợc nhận định là khó đọc với đa số. Chúng tôi thiết nghĩ, chính
đó lại càng thách thức ngƣời cầm bút tìm tòi nhiều hơn ở hƣớng thể nghiệm này.
1.1.2. Giễu nhại - một phương cách tư duy trong văn học hiện đại và hậu hiện
đại
Hiện nay, trong văn học hậu hiện đại, giễu nhại đƣợc coi là một trong những
đặc điểm chủ đạo của trào lƣu văn học này. Ngƣời ta có thể dễ dàng thấy đƣợc dấu
vết của giễu nhại trong các sáng tác của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp,
Nguyễn Bình Phƣơng, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh…
Tuy nhiên, giễu nhại không chỉ là đặc quyền của chủ nghĩa hậu hiện đại mà
thực chất nó đã hình thành và phát triển từ những giai đoạn văn học trƣớc đó. Trở
về thời Phục Hƣng ta có thể thấy đƣợc những Rable, Cervantes, hoặc gần hơn nữa
là chủ nghĩa hiện đại với Jamer Joyce và Fran Kafka ở thế kỷ XX. Ở Việt Nam, nổi
bật lên với những Hồ Xuân Hƣơng, Tú Xƣơng, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,

15
Ở đây không bàn tới vấn đề “lịch sử của giễu nhại” mà chúng tôi đi sâu tìm hiểu
một phƣơng cách tƣ duy trong văn học hiện đại và hậu hiện đại đó chính là giễu nhại.

Giễu nhại là một thủ pháp tiêu biểu của nhà văn hậu hiện đại. Ở Việt Nam,
thật khó để khẳng định một nền văn học hậu hiện đại đang hiện diện một cách rõ
ràng. Nhƣng chắc chắn cảm quan hậu hiện đại đã và đang thâm ngấm vào những
sáng tác của nhiều nhà văn. Nói đến cảm quan hậu hiện đại , GS. TS Lê Huy Bắc
(trong tạp chí văn học số 9 năm 2002) đã có bài viết “Truyện ngắn hậu hiện đại”
phân biệt chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại. Với những sáng tác chủ
nghĩa hiện đại, ngƣời ta có thể nêu đƣợc vấn đề, nội dung, mục đích trên bề mặt câu
chữ rõ ràng. Còn chủ nghĩa hậu hiện đại ngƣời đọc không đoán định đƣợc mục đích
của câu chữ “hỗn loạn vô chính phủ” ấy. Ngƣời đọc thực sự tham gia vào một “trò
chơi vô tăm tích” (Phạm Thị Hoài) của ngôn ngữ. Đối với những sáng tác của các
nhà văn hải ngoại, chất giễu nhại mang cảm quan hậu hiện đại thƣờng nghiêng về
cảm thức chính trị, những cái nhìn mang màu sắc giai cấp, dân tộc. Các nhà văn
thƣờng rơi vào những ám ảnh chính trị, ám ảnh của sự lƣu vong, huỷ diệt (giới
nghiên cứu gọi là cảm quan thế giới Kafka). Cảm hứng giễu nhại biểu lộ trực tiếp
trong sáng tác của các nhà văn này với sự tung hê tất cả, chua xót đay đả.
Cũng dựa trên sự cảm nhận cuộc sống với cảm quan hậu hiện đại, nhƣng từ
vị thế của những ngƣời đang trực tiếp sống, suy nghĩ và sáng tác trên chính quê
hƣơng mình, văn học trong nƣớc cũng bộc lộ những nét khác biệt so với bộ phận
văn học hải ngoại, cũng có tiếng cƣời mang vị mặn đắng của nƣớc mắt (uy - mua
đen) chua xót, thậm chí phẫn nộ chửi bới nhƣng đọng lại vẫn là lối tƣ duy duy cảm
tồn tại bên cạnh tƣ duy duy lý “ngoại ngập”.
Xét đến cùng, giễu nhại là tinh thần chủ nghĩa hậu hiện đại. Phƣơng thức này
giúp nhà văn không chỉ đem đến tiếng cƣời cho ngƣời đọc mà còn tạo ra cái nhìn đa
chiều về hiện thực xã hội, cuộc sống, con ngƣời.
Trƣớc nay, cảm hứng và giọng điệu luôn là một thành tố nghệ thuật có mối quan hệ
nhân quả. Mối liên hệ mật thiết này, theo chiều thuận, thể hiện ở việc ngƣời viết có cảm
hứng trƣớc rồi từ đó mới có giọng điệu phù hợp. Chẳng hạn, cảm hứng anh hùng ca

16
thƣờng làm nảy sinh giọng văn hùng tráng, hào sảng, trong khi đó, giọng văn trầm lắng,

buồn thƣơng thƣờng là kết quả của cảm hứng bi ai. Chiều nghịch trong mối quan hệ này
thƣờng lộ ra thủ pháp nghệ thuật giấu mình của nhà văn: tình cảm thì nồng, giọng văn lại
đạm. Sự độc đáo trong giọng điệu nghệ thuật, xét đến cùng đều bị chi phối bởi cái nhìn con
ngƣời và cuộc đời của nhà văn. Cái nhìn ấy, thế giới quan ấy làm nảy sinh cảm hứng sáng
tác, rồi gọi ra giọng điệu. Đầu thế kỷ XX, Vũ Trọng Phụng và Nguyễn Công Hoan nhìn
cuộc đời nhƣ một sân khấu hài kịch, một canh bạc đầy những chuyện vô nghĩa lý, con
ngƣời tham lam, vô nhân tính, biến chất Do vậy, xuất hiện ở sáng tác của họ giọng giễu
cợt, đả phá, phẫn uất, châm biếm là chuyện dễ giải thích. Nam Cao lại coi sự phản ánh thế
giới hiện thực qua tâm hồn con ngƣời nhƣ nguồn mạch chính. Từ cảm hứng thiết tha và
mãnh liệt với số phận con ngƣời, từ cách nhìn đời, nhìn ngƣời không phiến diện, một chiều,
giọng điệu trong sáng tác của Nam Cao vừa độc đáo vừa đa dạng mà chủ âm là giọng điệu
khách quan, lạnh lùng mà thƣơng xót, chua cay.
Trào lƣu văn học những năm trƣớc cách mạng tháng Tám khởi sắc bởi phong
trào Thơ mới, dòng văn học lãng mạn của Tự lực văn đoàn và dòng văn học hiện
thực với nhiều cây bút tên tuổi: Phạm Duy Tốn, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,
Vũ Trọng Phụng, Nam Cao Trong hoàn cảnh xã hội thực dân, nửa phong kiến
mục nát, lúc nào cũng ngây ngất nhƣ lên cơn sốt ấy, những nhà văn quan niệm
“nghệ thuật vị nhân sinh” đều hƣớng ngòi bút của mình tới cảm hứng phê phán một
cách rõ rệt. Họ không chỉ phê phán mà còn lên án cái xã hội bất công với bao hiện
tƣợng nhố nhăng không chỉ ở thành thị với lớp ngƣời mới nổi dở ông dở thằng,
những cách tân kệch cỡm, nửa mùa mà còn phơi bày bức tranh nông thôn với những
bậc quan phụ mẫu nhũng nhiễu, tham lam, ăn bòn ăn mót trên xƣơng máu nông dân
nghèo, với sự tha hoá của nhân cách con ngƣời trƣớc biến cố lịch sử qua một loạt
sáng tác bao gồm cả tiểu thuyết và truyện ngắn: Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Tắt đèn
(Ngô Tất Tố), Lão Hạc, Trẻ con không được ăn thịt chó, Một bữa no, (Nam
Cao); Bước đường cùng, Người ngựa – ngựa người, Thế là mợ nó đi Tây,
(Nguyễn Công Hoan) Cảm hứng phê phán ấy đƣợc thể hiện bằng nhiều giọng điệu,
lạnh lùng khách quan, trữ tình có, buồn thƣơng bi ai cũng có nhƣng đặc sắc nhất vẫn là

17

giọng trào phúng châm biếm, mỉa mai, giễu nhại. Điều đặc biệt trong bối cảnh sáng tác
giai đoạn này là sự xuất hiện của tầng lớp trí thức đƣợc tiếp xúc với văn hoá phƣơng Tây
và manh nha đòi quyền tự do dân chủ của con ngƣời, báo chí phát triển càng tạo điều
kiện cho tƣ tƣởng tự do cá nhân có cơ hội thăng hoa. Tuy nhiên, để tránh “con mắt” của
giới cầm quyền, ngƣời nghệ sĩ ngụy trang bằng lớp vỏ giọng điệu giễu nhại và điều này
không chỉ giúp các tác phẩm lọt vòng kiểm duyệt mà thêm vào đó, nó tạo một hiệu ứng
đặc biệt trong việc thể hiện tƣ tƣởng, cảm hứng phê phán mà tác giả gửi gắm. Bản thân
sự giễu nhại ít nhiều cũng đã mang tính chất phê phán hoặc nhẹ nhàng hoặc đậm đặc lên
án. Rõ ràng, cảm hứng phê phán đƣợc thể hiện bằng nhiều phƣơng thức, nhƣng phƣơng
thức giễu nhại có vai trò đặc biệt trong việc thể hiện cảm hứng phê phán trong văn học.
Hoàn cảnh sáng tác văn học sau 1975, đặc biệt sau 1986 có nhiều điểm tƣơng
đồng với những năm trƣớc cách mạng tháng Tám ở ý thức giải phóng cá tính, ý
thức tự do dân chủ trong phát ngôn và nhu cầu đƣợc thể hiện chính kiến của cá nhân
trong mọi vấn đề xã hội, đất nƣớc, con ngƣời. Cùng với đó là nhu cầu giải trí của
độc giả cũng ngày một rõ rệt và kỹ tính hơn. Làm thế nào để thu hút sự quan tâm
của họ mà vẫn chuyển tải đƣợc những suy tƣ trƣớc cuộc sống nhiều bất cập trong
thời hội nhập? Câu trả lời nằm ở phƣơng thức thể hiện. Một trong những phƣơng
thức ấy là việc nhà văn lựa chọn giọng điệu giễu nhại là chủ âm trong sáng tác của
mình. Tác phẩm đọc lên, đầu tiên làm độc giả cƣời, cƣời mỉm hoặc cƣời phá lên,
nhƣng sau đó sẽ là những phút lặng suy tƣ đánh giá trƣớc những vấn đề, hiện tƣợng
đƣợc chọn lọc phản ánh trong những con chữ ấy. Do vậy có thể khẳng định chắc
chắn rằng giễu nhại – một phƣơng cách tƣ duy trong văn học hậu hiện đại.
Trong giai đoạn văn học đổi mới này, nhiều nhà văn Việt Nam đã lấy cảm
hứng giễu nhại để viết nên tác phẩm của mình. Văn học trong nƣớc ghi nhận những
sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phan Thị Vàng Anh, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái,
Bùi Ngọc Tấn Văn học hải ngoại cũng có một số cây bút trẻ lấy cảm hứng giễu
nhại để thể hiện và đạt đƣợc nhiều thành công nhƣ PhạmThị Hoài, Trần Vũ, Đình
Linh, Trƣờng Vũ Dù trong môi trƣờng sáng tác nào, với cảm quan tinh nhạy và
những trải nghiệm của mình, các nhà văn đã thể hiện cái nhìn mới với thời đại hết


18
sức phong phú với cảm hứng giễu nhại bao trùm. Họ đang nỗ lực phát huy sức
mạnh nội sinh để tìm tòi và đổi mới văn học nƣớc nhà.
1.2. Giễu nhại - một cảm hứng nổi bật trong văn học hiện đại và hậu hiện đại
1.2.1. Những tiền đề chủ yếu làm hồi sinh cảm hứng giễu nhại
Đại thắng mùa xuân 1975 đã mở ra một trang mới trong lịch sử đất nƣớc.
Bƣớc ra từ cuộc chiến tranh, xã hội Việt Nam đang dần vận động và chuyển mình
mạnh mẽ. Một hiện thực mới, cuộc sống mới không chỉ đƣợc “tắm” trong không khí
chiến đấu hăng say đầy tinh thần ngợi ca của thời kỳ trƣớc mà một hiện thực trần trụi,
đầy góc cạnh với hơi thở cuộc sống đã xuất hiện trong văn học Việt Nam.
Cùng với tình hình kinh tế – xã hội đất nƣớc đang gặp rất nhiều khó khăn
khủng hoảng, văn học cũng chững lại và dƣờng nhƣ rơi vào “khoảng chân không”.
Đứng trƣớc hiện thực đó, nhu cầu đổi mới đã trở thành cấp thiết hơn bao giờ hết. Ở
vào thời kỳ đó “những nhà văn mẫn cảm với cuộc sống và có ý thức trách nhiệm cao
về ngòi bút của mình đã không ngừng nỗ lực, tìm tòi đổi mới”. Cùng thời điểm này,
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI nêu ra yêu cầu đổi mới “Đối với nƣớc ta, đổi mới
đang là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn,
phải đổi mới, trƣớc hết là đổi mới tƣ duy, chúng ta mới có thể vƣợt qua khó khăn ”
[56; 64]. Những đòi hỏi từ sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, sự hội nhập kinh
tế quốc tế và giao lƣu văn hoá trong khu vực và trên thế giới đã làm nảy sinh những
quan hệ xã hội mới, thời cơ và thách thức trên cả phƣơng diện kinh tế và văn hoá, vấn
đề cũ mới, sự suy thoái về đạo đức lối sống; những biểu hiện mới của tính cách con
ngƣời đã trở thành chất liệu mới của văn học. Cuộc sống mới có nhiều giá trị tốt
đẹp song cũng không ít điều tồi tệ, xấu xa. Đây là lúc văn học có thể ngợi ca và cũng
có thể lựa chọn cảm hứng phê phán với cái xấu xa, lạc hậu, lỗi thời thì tiếng cƣời giễu
nhại nhƣ một cái chổi quét sạch mọi rác rƣởi xã hội đã đƣợc văn học lựa chọn.
Trên tinh thần dân chủ của thời đại, quan điểm chỉ đạo văn nghệ thông
thoáng và cởi mở hơn “Đã thổi một luồng gió lớn vào đời sống văn học nghệ thuật
nƣớc nhà, mở ra một thời kỳ đổi mới của văn học Việt Nam trong tinh thần đổi mới
tƣ duy và dám nhìn thẳng vào sự thật” [11; 23]. Điều đó cho phép con ngƣời thể


19
hiện chính kiến, quan điểm của mình về mọi vấn đề trong đời sống xã hội một cách
thẳng thắn, trung thực.
Có thể nói ý thức cá nhân, trách nhiệm cá nhân của con ngƣời đƣợc đề cao
hơn bao giờ hết khi văn học bắt đầu đi vào khám phá con ngƣời ở muôn mặt cuộc
sống đời thƣờng thì những giá trị tinh thần, khát vọng cá nhân đƣợc đề cao. Cùng
với nó nhu cầu thể hiện cá tính, vai trò cá nhân của con ngƣời trong mối quan hệ với
cộng đồng tập thể trở nên bức thiết hơn. Nhu cầu đƣợc thƣ giãn, đƣợc giải toả và
đƣợc đánh giá, bình phẩm về các hiện tƣợng đời sống mà văn học phản ánh thể hiện
cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Chính vấn đề số phận cá nhân, thân phận con ngƣời và
yêu cầu thoả mãn những nhu cầu ấy trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật đã khơi
nguồn cho những cảm hứng phê phán mới mẻ trong văn học. Trên cơ sở đó tiếng
cƣời và cảm hứng giễu nhại đã gặp đƣợc cơ hội hồi sinh đúng nhƣ Tiến sĩ Nguyễn
Thị Bình đã nhận định: “Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc sau chiến tranh, ý thức
cá nhân đƣợc giải phóng, ý thức cá tính đƣợc đề cao trong văn chƣơng đã là cơ sở
cho tiếng cƣời nở rộ” [5].
1.2.2. Cảm hứng giễu nhại trong văn xuôi Việt Nam sau 1975
Nhìn một cách đại thể trong văn học Việt Nam sau 1975 nói chung, văn xuôi
sau 1975 nói riêng, giễu nhại dƣờng nhƣ đã trở lại và hồi sinh thành một cảm hứng
khá rõ nét ở một số cây bút. Nó rất gần gũi với cảm hứng trào lộng, châm biếm, trào
tiếu vốn đã từng có trong văn học Việt Nam trƣớc đây. Càng về sau cảm hứng
giễu nhại càng đậm nét và trở thành một cảm hứng chủ đạo ở nhiều nhà văn trẻ.
Trƣớc 1975, văn học mải mê đi tìm hình mẫu con ngƣời lý tƣởng mang tầm vóc sử
thi, mang vẻ đẹp và khát vọng của thời đại. Cảm hứng tụng ca trở thành tiếng nói có
trọng lƣợng, có cơ hội nảy sinh và phát triển trong một môi trƣờng nghiêm túc,
trong không khí sử thi thiêng liêng ấy. Đất nƣớc hoà bình, thống nhất đƣa con ngƣời
trở về với quỹ đạo đời thƣờng. Con ngƣời đối mặt với muôn mặt đời thƣờng và ở đó
mặt trái của cuộc sống luôn mở ra với tất cả màu vẻ của nó. Đó là những bất ổn,
những ngang trái, những thói tật của con ngƣời mà không phải đến lúc này mới phát

lộ. Chỉ có điều bây giờ họ mới đủ bình tĩnh, đủ tâm thế, đủ bản lĩnh để nhìn nhận,

×