Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Nghiên cứu tác dụng chống béo phì và chống rối loạn trao đổi chất của một số dịch chiết từ cây mã đề (plantago major l )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.75 KB, 71 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
• • • •
NGUYỄN THỊ XUYẾN
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG BÉO PHÌ VÀ CHỐNG RỐI LOẠN TRAO
ĐỔI CHẤT CỦA MỘT SỐ DỊCH CHIẾT TỪ CÂY MÃ ĐỀ (Plantago major L.)
Chuyên ngành'. Sinh học thực nghiệm Mã số: 60 42 0114
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trương Văn Châu
HÀ NỘI, 2014
Để hoàn thành luận văn nghiên cứu tôi đã được sự giúp đỡ quý báu của
thầy cô, các anh chị, các em sinh viên và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, khoa Sinh - KTNN trường ĐHSP Hà
Nội 2, Phòng thí nghiệm hóa sinh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu.
PGS.TS.Trương Văn Châu - Người đã hết lòng giúp đỡ, nhiệt tình chỉ bảo, động
viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi ừong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài
nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Viện Công nghệ sinh học Việt Nam, phòng Hóa sinh-
Bệnh viện Hữu Nghị Việt -Xô đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, những người quan tâm
động viên tôi ừong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 01 năm 2015 Học viên
Nguyễn Thị Xuyến
Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trương Văn
Châu.
Tôi xin cam đoan:
Đây là kết quả của riêng tôi.
Kết quả này không trùng với các công trình đã công bố.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 01 năm 2015 Học viên


Nguyễn Thị Xuyến
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN LỜI
CAM ĐOAN
DANH MỤC
HÌNH DANH
MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BP Béo phì
CHC13
Chloroform
ĐT Điêu trị
ĐTĐ Đái tháo đường
EtOAc Ethylaxetate
EtOH Ethanol
HDL-C High density lipoprotein - cholesterol
LDL-C Low density lipoprotein - cholesterol
PĐ Phân đoạn
STZ Streptozocin
TC Cholesterol toàn phân
TG Triglicerid
WHO World Health Organization (tô chức Y tê thê giới)
p Tê bào beta - đảo tụy Langerhans
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HĨNH *
Hình 3.4. Chuột béo và chuột thường sau 6 tuần nuôi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, bệnh ĐTĐ và bệnh BP được xem là một vấn đề y tế mang tính

toàn cầu. Nó ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều người, đặc biệt là những người
trong độ tuổi lao động ừên toàn thế giới.
Theo số liệu thống kê của 188 nước từ năm 1980 đến 2013, nghiên cứu
“Gánh nặng bệnh tật toàn càu” cho biết số người BP đã tăng từ 857 triệu người
lên 2,1 tỷ người và gián tiếp gây ra 3,4 triệu ca tử vong mỗi năm. Cùng với sự
gia tâng của bệnh BP thì ĐTĐ cũng phát triển nhanh chóng.Năm 2003, toàn thế
giới có 171,4 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm
2030. Việt Nam tuy không nằm ừong những nước có tỷ lệ mắc bệnh BP và bệnh
ĐTĐ cao nhưng lại là nước có tốc độ bệnh phát triển mạnh. Theo điều tra ĐTĐ
toàn quốc cuối năm 2008 tỷ lệ mắc ĐTĐ là 5,0% tổng dân số, tăng hơn gấp đôi
năm 2002 (2,7% tổng dân số) và tỷ lệ này tăng nhanh ở các thành phố lớn (4,0%
năm 2002 đã lên tới 7,2% năm 2008) [23].
Do tốc độ phát triển mạnh mẽ của bệnh nên nhu càu về thuốc điều tri cũng
tăng. Đã có rất nhiều thuốc tổng hợp ra đời nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh
tuy nhiên thường rất đắt và có nhiều phản ứng phụ. ủy ban chuyên gia của WHO
đã khuyến nghị nên sử dụng, phát triển các thuốc có nguồn gốc tò thảo dược,
đặc biệt là các nước đang phát triển với nguyên liệu sẵn có rẻ tiền và ít tác dụng
phụ.
Việt Nam là một nước khí hậu nhiệt đới với nguồn tài nguyên sinh vật nói
chung và thực vật nói riêng rất đa dạng, phong phú. Đây là nguồn dược liệu quý,
tiềm năng và có giá tri kinh tế cao. Bởi vậy, việc điều ừa, nghiên cứu để phát
hiện, khai thác, sử dụng có hiệu quả cũng như bảo tồn, phát triển bền vững
nguồn tài nguyên thực vật có hoạt tính sinh học là nhiệm vụ lớn đã và đang đặt
ra trước chúng ta.
5
Mã đề (Plantago major L.) là loài cỏ sống lâu năm, lá mọc thành cụm,
phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn
hay gốc lá [6], [15]. Mã đề có nhiều tác dụng và được người dân sử dụng để giải
nhiệt gan, điều tri một số bệnh về thận, điều trị long đờmvà ho.
Như vậy, Mã đề có tác dụng chữa bệnh rất tốt, tuy nhiên việc nghiên cứu

tác dụng của Mã đề tới bệnh BP và ĐTĐ thì chưa được nghiên cứu. Trên thực tế
đó cùng với xu thế hiện nay trong việc nghiên cứu thảo dược làm thuốc chữa
bệnh chứng tôi lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu tác dụng chống béo phì và chổng rối loạn trao đổi chất của một
số dịch chiết từ cây Mã đề (Plantago major L
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được khả năng chống béo phì và rối loạn trao đổi chất trên mô
hình chuột béo phì thực nghiệm và chuột ĐTĐ type 2 của một số dịch chiết từ
cây Mã đề.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tách, chiết một số phân đoạn từ cây Mã đề bằng các hệ dung môi hữu cơ
phân cực khác nhau.
- Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của cây Mã đề bằng các phản ứng hóa
học đặc trưng và bằng sắc ký lớp mỏng.
- Đánh giá tác dụng của một số phân đoạn dịch chiết tò cây Mã đề đến
trọng lượng, chỉ số lipid máu và nồng độ glucose huyết trên mô hình
chuột ĐTĐ type 2.
4. Đổi tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Mau thực vật
- Đối tượng nghiên cứu là cây Mã đề (Plantago major L.), thuộc chi
Plantago, họ Mã đề (Plantaginaceae).
6
- Bộ phận dùng: toàn cây (lá, hoa và rễ).
- Nơi thu mẫu: Mã đề được thu vào tháng 7 - 2013, tại Kim Đường-
ứngHòa- Hà Nội.
4.1.2. Mầu động vật
Chuột nhắt trắng chủng Swiss 4 tuần (17 - 20g/con) do viện Vệ sinh dịch
tễ TW cung cấp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tác dụng chống béo phì và chống rối loạn trao đổi chất của
một số phân đoạn dịch chiết từ cây Mã đề (Plantago major L.) trên mô hình
chuột béo phì và chuột ĐTĐ type 2 thực nghiệm sau 21 ngày điều trị.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tách chiết các phân đoạn từ cây Mã đề.
- Phương pháp khảo sát thành phàn hóa học.
+ Phương pháp xác định thành phần hóa học của dịch chiết cây Mã đề.
+ Phương pháp phân tích thành phần các họp chất tự nhiên bằng kỹ thuật
sắc ký lớp mỏng.
+ Định lượng polyphenol tổng số trong dịch chiết ethanol theo kỹ thuật
Folin-Ciocalteau (Sinhleton và cộng sự 1999).
- Phương pháp định lượng một số chỉ số hóa sinh máu.
- Phương pháp xử lý thống kê toán học.
6. Đóng góp mói của đề tài
Cung cấp một số dẫn liệu khoa học về thành phần hóa học và hàm lượng
các nhóm chất hữu cơ trong phân đoạn dịch chiết tò cây Mã đề (Plantago major
L.).
Đánh giá được tác dụng của một số phân đoạn dịch chiết từ cây Mã đề
đến trọng lượng và một số chỉ số hóa sinh của chuột béo phì thực nghiệm.
Đánh giá được khả năng hạ glucose huyết của một số phân đoạn dịch
chiết tò cây Mã đề ừên mô hình chuột ĐTĐ type 2 thực nghiệm.
7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các họp chất thứ sỉnh thực yật
2.1.1. Mồt số khải niêm cơ bản về hơp chất thứ sinh thưc vẵt
9 9 • MT * •
Thực vật là nguồn cung cấp các hơp chất dùng làm dược liệu hay phụ gia
thực phẩm có giá trị. Sinh chất ở thực vật thường được phân chia thành chất sơ
cấp và chất thứ cấp. Chất sơ cấp là những chất cơ bản và cần thiết để duy trì sự
sống cho cơ thể như: protein, nucleic acid, cacbonhydrat và lipid. Các chất sơ cấp

có trọng lượng phân tử lớn, còn nhóm chất thứ cấp (hay còn gọi là chất thứ sinh)
có trọng lượng phân tử thấp [31].
Căn cứ vào cấu trúc hóa học và tính chất lý - hóa màchất thứ sinh được
chia ra làm ba nhóm chính: nhóm alkaloid, nhóm phenolic và nhổm terpen.
Ỉ.LL1. Alkaloid
Trong các nhóm chất thứ sinh thì có thể nói alkaloid là nhóm chất được
nghiên cứu tìm hiểu đầu tiên. Alkaloid có nguồn gốc từ chữ “alcali” tiếng Ả Rập
nó nghĩa là “ kiềm”. Hiện nay, đã có han 12000 loại alkaloid được phân lập với
khoảng 250 dạng cấu trúc [10], [13].
Theo Cromwell (1995) ước tính alkaloid tồn tại trong thực vật chiếm
khoảng 15% thực vật có hoa và Hegnauer (1963) cho rằng alkaloid cố từ 12% -
20% trong tổng số cây có nhựa. Alkaloid có nhiều trong cây thân bụi và thân
thảo hơn so với cây thân gỗ[7], [27].
8
Morphine Nicotine
Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của một so alkaloid
• Định nghĩa
Alkaloid là hợp chất chứa nitơ, đa số nhân dị vòng và cố tính kiềm, thường
gặp ở thực vật và động vật [16], [26].
Đa số các alkaloid ừong thành phần cố chứã oxy ở thể rắn, còn alkaloid
không có oxy thường ở thể lỏng dễ bay hơi.
• Tính chất chung của alkaloid
Alkaloid thường không có màu, không mùi và vị đắng. Một số alkaloid có
màu vàng như berberine, palmitin. Trong cây, alkaloid thường tồn tại ở ba dạng:
dạng tự do, dạng muốỉ của các cỉtrìcacỉd, lacticacid, oxalic .và dạng nito acid[9],
[10].
Alkaloid có tính kiềm yếu, do các mạch cacbon chứa nitơ quyết định.Chủng
có thể liên kết với kim loại nặng tạo phức và phản ứng vód một số thuốc thử đặc
trưng như: Bouchardat (kết tủa màu nâu sẫm), Vans-Mayer (kết tủa trắng ánh
vàng) hay Dragendroff (màu da cam, nâu đỏ) [30].

• Tác dụng sinh học của alkaloid
Alkaloid được hình thành từ các sản phầm của quá trình trao đổi chất như
ừao đổi protein. Ở trong cây, alkaloid được coi như là chất dự trữ cho tổng hợp
protein, các chất bảo vệ cây, tham gia vào sự chuyển hoá hydro ở các mức độ khác
nhau, [9].
Alkaloid được sử dụng nhiều ừong công nghiệp dược. Một số tác động
9
chủ yếu của alkaloid như: Alkaloid tác động lên hệ thần kinh (strychnine,
caffeine gây kích thích thần kỉnh trung ương; morphine, codeine gây ức chế thần
kinh giao cảm và phó giao cảm ), alkaloid với vai trò bảo vệ và tiêu diệt ký
sinh trùng hay diệt khuẩn (quinine, berberine) [17], [26].
1.1.1.2. Hợp chat phenolic
Phenolic là họp chất có chứa một hay nhiều vòng thơm liên kết trực tiếp
với một hay nhiều nhóm hydroxyl. Phenolic là sản phẩm ừao đổi chất của thực
vật.
Dựa vào thành phàn và cấu trúc, người ta chia họp chất phenolic thành hai
nhóm chính: Nhóm họp chất phenolic đơn giản (trong phân tử chỉ có một vòng
benzen và một vài nhóm hydroxyl) và nhóm hợp chất phenolic phức tạp hay còn
gọi là polyphenol. Trong hợp chat phenolic đơn giản có hai nhóm chính
phenolic acid và nhóm coumarin, nhỏm polyphenolic gồm hai nhóm chính là
flavonoid và nhóm tannin [35].
Vai ừò chung của họp chất phenolic: phenol tham gia vào quá trình hô hấp
thực vật và đóng vai trò trong vận chuyển hydro; Các polyphenol có thể hình
thành liên kết hydro với các protein và enzyme làm thay đổi hoạt động của các
enzyme này tương tự như hiệu ứng điều hòa dị lập thể; Tác dụng mạnh lên quá
trình sinh trưởng, nó đóng vai trò là chất hoạt hoá IAA- oxydase và tham gia vào
quá trình sinh tổng hợp enzyme này; Họp chất phenol tác dụng như chất điều
hoà các chất điều khiển sinh trưởng ở thực vật; Họp chất phenol có tính chất
kháng khuẩn; ngoài ra thì các họp chất phenolic còn có tác dụng làm nhanh quá
trình tái sinh, chống lại tác nhân gây đột biến và các chất oxy hóa.

• Phân nhóm phenolic axid
Phenolic axid trong thực vật là tất cả các họp chất thực vật thứ sinh có tối
thiểu một nhóm hydroxyl phenolic.
1
0
Benzoic Cinamic acid
Hình 1.2. Phân nhổm phenolic axid
• Phân nhóm coumarin
Coutnarin là dẫn xuất của a- pyrone có cấu trúc c
6
- c
3
dị vòng chứa
oxy. Coumarin là chất kết tinh không màu hay màu vàng nhạt, có vị đắng, dễ bị
thăng hoa và có mùi thơm giống mùi của vãlilin [28].
Coumarin tan nhiều ừong dung môi kém phân cực, khi kết hợp với đường
glucose tạo thành glucosid dễ tan trong nước.
Vai trò sinh học của coumarin: coumarin có vai ưò kháng khuẩn được xem
là “đội phòng thủ hóa học hữu hiệu” giúp thực vật chống lại những đỉều kiện bất
lợi từ môi trường và dịch bệnh gây ra. Dẩn xuất của coumarin giúp chổng co thắt,
làm giãn nở động mạch vành, làm bền và bảo vệ thành mạch
• Phân nhóm flavonoid
Trong số các polyphenol tự nhiên, flavonoid là nhóm chất quan trọng vì
chúng phổ biến ở hầu hết các thực vật và có nhiều hoạt tính sinh - dược học có giá
trị. Flavonoid thường là sắc tố, phần lớn có màu vàng, màu đỏ hay không màu.
Trong cây tồn tại chủ yếu hai dạng: dạng tự do - aglycon tan nhiều trong dung môi
hữu cơ, hầu như không tan trong nước và dạng liên kết
- glycoside thì ngược lại tan nhiều trong nước và hầu như không tan trong
dung môi hữu cơ.
Gần đây nhất theo các nhà khoa học thì nhóm phenolic axỉd gồm các dẫn xuất

của benzoic (C6-C1) và cinaniic axid (C6-C3) [4], [8].
1
1
về cấu tạo hóa học, khung cacbon của flavonoid là c
6
- c
3
- c
6
, gồm 15
nguyên tử cacbon, hai vòng benzen A và B nối với nhau qua dị vòng c, ừong đó
A kết họp với c tạo khung chroman [32], [37].
// B \
' I ° Ĩ /
^10 3
6
'=
5
'
5 4'
Hình 1.3. Khung cacbon của flavonoid
Tùy theo mức độ oxy hoá của vòng pyran, sự có mặt hay không có mặt
của nối đôi giữa c
2
và c
3
và nhóm cacbonyl ở c
4
mà có thể phân biệt flavonoid
thành các nhóm phụ sau: flavon, flavonol, flavanon, chalcon và auron,

antoxyanidin, leucoantoxyanidin, catechin, isoflavonoid, rotenoid, neoflavonoid
[36].
• Vai ttò sinh học của flavonoid
Tác dụng chống oxy hoá: flavonoid có khả năng kìm hãm các quá trình
oxy hoá sinh ra bởi gốc tự do hoạt động. Những flavonoid có nhóm hydroxyl
sắp xếp ở vị trí octo dễ dàng bị oxy hoá dưới tác dụng của enzyme
polyphenoloxydase và peroxydase tạo thành dạng semiquinon hoặc quinon.
O2 + Flavonoid (dạng khử) Polyphenoloxydase^ Flavonoid (dạng oxi hoá) (dạng
Hydroquinon) (Semiquinon hoặc Quinon)
H2O2 + Flavonoid (dạng khử) Peroxvdasị Flavonoid (dạng oxi hoá)
(dạng Hydroquinon) (Semiquinon hoặc Quinon) +H
2
0
Semiquinon hoặc quinon là những gốc tự do bền vững, chúng có thể nhận
điện tử và hydro tò chất cho khác nhau để trở lại dạng hydroquinon. Các chất
này có khả năng phản ứng với các gốc tự do hoạt động sinh ra trong quá trình
sinh lý và bệnh lý để tiêu diệt chúng.
Flavonoid có tác dụng giảm BP và lipid máu:Theo kết quả nghiên cứu của
1
2
các nhà khoa học Nhật cho thấy khi chuột BPđược điều tri bằng dịch chiết giàu
flavonoid từ lá Bằng lăng (Lagerstroemia speccìosa L.) thì có trọng lượng giảm
đáng kể (~ 10%). Thí nghiệm tương tự với flavonoid từ lá Kim ngân (Lonicera
japonicaThunb.) đối với chuột cống ừắng uống Cholesterol cũng cho thấy có tác
dụng làm giảm các chỉ số Cholesterol, triglycerid, LDL-C đồng thời tăng HDL-
C [34]. Naringin (C17H32O4) và hesperidin (C28ĨỈ34O15) là những flavonoid có hàm
lượng cao trong họ cam chanh (Rutaceae) đã được nhiều nhà nghiên cứu chiết
xuất và thử tác dụng trên mô hình chuột BP cho kết quả tốt trong việc làm hạ
các chỉ số lipid máu [34].
Tác dụng hạ glucose huyết: Một số flavonoid được tách chiết từ nguyên

liệu thực vật đã được chứng minh là có tác dụng điều hòa glucose huyết như:
quercetin có ừong Đỗ trọng (Eucommia ulmoỉdes Oliver.) [41]. Hesperidin và
Naringin có trong các cây thuộc họ Rutaceae, genistein và daidzein có trong
Đậu tương ( Glycine max L.), myricetin có trong cây Vông vang (Abelmoschus
moschatus) [16].
• Phân nhóm tannin
Năm 1913, Dekker định nghĩa tannin là các polyphenol đa nguyên tử [18].
Theo Horvath, tanin là những hợp chất phenolic có trọng lượng phân tử cao, có
chứa nhóm hydroxyl và các nhóm chức khác có khả năng tạo phức với protein
và các phân tử lớn khác trong điều kiện môi trường đặc biệt.
Tannin thường là họp chất vô định hình hoặc tinh thể, không màu, có tính
quang học, vị chát, tan trong nước tạo dung dịch keo và độ hoà tan thay đổi tuỳ
thuộc vào mức độ polyme hoá và tan tốt trong ethanol, acetone. Tannin tạo phức
màu đặc trưng với các kim loại nặng, tạo phức hợp với protein, tinh bột và muối
khoáng.
Tannin được cấu tạo dựa trên gallic acid và tanicacid. Tannin có 2 nhóm
chính: tannin thuỷ phân và tannin ngưng tụ. Tannin thuỷ phângồm các tannin mà
1
3
thành phàn chính để tạo polyme thường là este của gallic acid với gốc đường,
các este không mang đường của phenolcacbonic acid và este của ellagovic acid
với đường; Tannin ngưng tụ là các oligome hay polyme của các đơn vị
flavonoid (flavan 3 - ol) nối với các dây nối c - c không bị cắt khi thuỷ phân
như catechin, epicatechin hoặc các chất tương tự. Tannin ngưng tụ có thể có từ 2
tới 50 hay hơn các đơn vị flavonoid [18].
Tác dụng sinh học: tannin giúp bảo vệ cây trước sự tấn công của vi sinh
vật gây bệnh, các loài động vật và côn trùng ăn lá. Tannin sử dụng trong y học
để chữa đi ngoài, ngộ độc kim loại, chữa viêm miệng, điều trị huyết áp và đột
quỵ.
1.1.1.3. Terpen

Terpen là tên gọi nhóm hiđrocacbon không no thường có công thức chung
là (C
5
H
8
)n (n> 2), thường gặp ừong giới thực vật. Tecpen có nhiều ừong tinh dầu
thảo mộc như tinh dầu thông, sả, quế, chanh, cam, và nó được dùng nhiều
trong công nghệ hóa mỹ phẩm và thực phẩm, dược phẩm.
Terpen có thể là mạch hở hay mạch vòng, có chứa liên kết đôi c = c và
nhóm CH
3
xuất hiện đều đặn. Trong mạch của họp chất terpen quan trọng nhất là
dẫn xuất oxy của nó.
Trong thực phẩm, terpen được tổng họp qua con đường trao đổi chất
acetate hay glyceradehyd - 3 phosphat
1.1.2. Vai trò của các hợp chất thứ sinh thực vật
Tuy hàm lượng của thứ sinh họp chất không nhiều nhưng nó có vai trò vô
cùng quan trọng giúp thực vật tồn tại và phát triển.
Giúp chống lại bệnh tật, sinh vật gậy hại.
Tạo thế cạnh tranh giữa các loài.
Tạo thuận lợi cho sinh sản: nhiều sắc tố flavonoid có vai ừò là chất dẫn dụ
động vật và côn trùng tham gia vào việc thụ phấn và phát tán hạt [21].
1
4
1.1.3. ửng dụng của các hợp chất thứ sinh thực vật
Trong y - dược học: họp chất thực vật thứ sinh được sử dụng khá nhiều
ừong trị bệnh như: quinine làm thuốc điều trị sốt rét và thuốc trợ tim; daizein
làm thuốc chống ung thư; mentol (một loại terpen) dùng làm dược phẩm tri ho,
ngứa, giúp giảm đau
Công nghệ hóa thực phẩm: dùng làm gia vị, màu

Công nghệ hóa mỹ phẩm: làm nước hoa, mĩ phẩm, xà bông (như geraniol
trong tinh dầu hoa hồng làm nước hoa; mentol tạo mùi nước hoa và dầu gội; tinh
dầu hoa oải hương tạo mùi cho sáp thơm giúp thơm phòng .)■
Trong sản xuất hàng tiêu dùng: làm keo dán, làm dung môi
Hợp chất thứ sinh thực vật làm thuốc bảo vệ thực vật như: geraiol, mentol
chống sâu bọ.
1.2. Bệnh béo phì
1.2.1. Khái niệm và phân loại bệnh béo phì
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa béo phì (Obesity) là tình trạng
tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng hay toàn bộ cơ thể gây
ảnh hưởng tới sức khỏe. Tổ chức này dùng chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass
Index) để đánh giá tình trạng dư thừa hay thiếu hụt mỡ của mỗi người.
Chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức như sau:
w Trong đó: W:Khối lượng (kg)
Tĩĩỹĩ
■ H: Chiều cao (m)
Bảng 1.1. Phân loại BMI của người trưởng thành châu Âu và châu Á
Mức độ thể trọng
Người trưởng thành
châu Âu
Người trưởng thành
châu Á
Nhẹ cân < 18,5 < 18.5
Bình thường 18,5-24,9 18.5-22,9
Quá cân > 25 - 29,9 >23
1
5
Béo phì độ 1 30 - 34,9 >23 - 24,9
Béo phì độ 2 35 - 39,9 25 - 29,9
Béo phì độ 3 >40 >30

1.2.2. Thực trạng bệnhbéo phì trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.2.1. Thực trạng bệnh béo phì trên thể giới
Trên thế giới thừa cân và BP là yếu tố nguy cơ thứ 5 gây tử vong với gần
2,8 triệu người trưởng thành. Bên cạnh đó, 44% bị BP, 23% thiếu máu cục bộ ở
tim và 7% mắc một số bệnh ung thư có nguyên nhân từ thừa cân và BP. Trong 3
thập kỷ qua (1980 - 2010) số ca BP tăng gấp đôi trên toàn thế giới [22], [39].
Trước đây, béo phì được xem là đặc điểm của riêng các nước có thu nhập
cao, nhưng gàn đây nó đã tăng lên một cách kỷ lục ở cả những nước có thu nhập
thấp và trung bình, nhất là vùng đô thị.
Năm 2013, có tới 1,7 tỷ người bị BP. Mỹ là quốc gia có số người BP lớn
nhất vào khoảng 60 triệu người tăng gần gấp 3 làn so với năm 1991 (25 triệu
người). Vương quốc Anh có tới 23% dân số BP. Ở Nam Phi tỷ lệ nam giới mắc
bệnh BP là 29% và ở nữ giới là 57%. Tại châu Á, theo các báo cáo của chính
phủ Trung Quốc, tốc độ gia tăng của tình trạng BP ở Trung Quốc đã lên tới 97%
trong 10 năm qua.
Như vậy, BP là một “dịch bệnh” toàn cầu với tốc độ tăng lên báo động.
1.2.2.2. Thực trạng bệnh béo phì ở Việt Nam
Theo khảo sát mới nhất của viện Dinh dưỡng Việt Nam thì tỉ lệ người béo
phì ngày càng tăng ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Nhóm tuổi có tỉ lệ béo phì cao nhất là tò 15 đến 49 tuổi.
Theo điều ừa của Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM, tỷ lệ béo phì ở ừẻ em
dưới 5 tuổi tò năm 1999 đến nay không ngừng tăng cao. Năm 1999, chỉ khoảng
2,2 % trẻ béo phì thì đến nay đã lên gần 11%, tăng hơn 5 làn. Theo Viện trưởng
1
6
TS. Nguyễn Công Khẩn thì tỉ lệ này ở thành thị lớn hơn nông thôn, ở nữ giới cao
hơn nam giới. Trẻ em Việt Nam có 16,3% mắc thừa cân, béo phì. Hà Nội có
4,9% trẻ 4 - 6 tuổi mắc bệnh, Thành phố Hồ Chí Minh 6% ừẻ dưới 5 tuổi và
22,7% học sinh tiểu học cũng rơi vào tình trạng này [24].
Hiện nay, thừa cân và béo phì được coi là những đối tượng “nghiễm

nhiên” gây ĐTĐ type 2. Trước tình hình đó, bộ Y tế đã ký quyết định thành lập
“Trung tâm Hồi phục dinh dưỡng và kiểm soát béo phì” trực thuộc Viện dinh
dưỡng, chính thức tuyên chiến với bệnh béo phì.
1.2.3. Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì
Mọi người đều biết cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân
bằng giữa năng lượng do thức ăn cung cấp và năng lượng tiêu hao cho lao động
và các hoạt động khác của cơ thể. Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn tới thừa cân -
BP là do khẩu phần ăn với thói quen ăn uống (chế độ ăn dư thừa năng lượng) và
hoạt động thể lực kém. Ngoài ra còn có những nguyên nhân phụ khác.
• Khẩu phần ăn và thói quen ăn uống
Khi chế độ ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu, nếp sống làm việc
tĩnh lại, ít tiêu hao năng lượng sẽ làm cân nặng cơ thể tăng lên. Nhiều người
thường khó kiểm soát chế độ ăn của mình. Các nhà nghiên cứu cho rằng chỉ càn
ăn dư ra 70 calo mỗi ngày sẽ dẫn tới tăng cân mặc dù số calo này
nhỏ có thể không nhận ra dễ dàng, nhất là khi ta ăn những thức ăn giàu
năng lượng. Mỡ có độ năng lượng cao gấp 2 lần đường, lại càn ít calo hơn
để dự trữ dưới dạng triglyxerit, trong khi đó đường cần năng lượng để
chuyển thảnh axit béo tự do trước khi dự trữ. Vì vậy, khẩu phàn ăn nhiều
mỡ dẫn đến thừa calo và tăng cân.
Các chất sinh năng lượng như protit, lipid, gluxit ừong thức ăn đều
chuyển nhanh thành chất béo dự trữ. Như vậy, ăn quá nhiều tinh bột,
đường, đồ ngọt đều gây béo.
1
7
Các thói quen khác như ăn nhiều cơm, ăn nhiều vào bữa tối, thích ăn
các thức ăn chứa nhiều năng lượng (đường mật, nước ngọt, thịt mỡ, dầu
mỡ ), thích ăn các món ăn xào rán cũng là những thói quen không tốt có
thể dẫn đến nguy cơ bị béo phì.
• Hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực tham gia vào quá trình thiết lập cân bằng giữa năng

lượng tiêu hao và năng lượng nạp vào cơ thể. Nó có vai trò hết sức quan
trọng đối với tình trạng thừa cân - BP. Mặt khác, hoạt động thể lực còn giúp
cơ thể chuyển hóa tích cực. Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỷ lệ béo
phì thường đi song song với giảm hoạt động thể lực ừong lối sống tĩnh lại
(các sở thích như đọc báo, ngồi máy tính hay chơi game
• Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với BP. Theo Grant và Clark
(1976) ừẻ có cha mẹ BP thường bị BP. Một nghiên cứu ở Thái Lan ừên trẻ
từ 6-13 tuổi (1996) cho thấy tỉ lệ con cái có cha mẹ BP bị BP nhiều hơn gấp
3,1 lần so với những ừẻ em có cha mẹ không bị BP. Trong số trẻ BP,
khoảng 80% có cha hoặc mẹ bị BP, 30% có cả cha và mẹ bị BP. Gia đình
có nhiều cá nhân bị BP thì nguy cơ BP cho những thành viên khác là rất
lớn.
Tuy nhiên trên cộng đồng, vai trò của yếu tố di truyền này không lớn. Mặt
khác, một gia đình có nhiều thành viên bị béo phì có thể còn liên quan đến chế
độ ăn uống chung của toàn hộ gia đình đó.
• Yếu tố xã hội
Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ người béo ở tầng lớp nghèo thường thấp.
Nguyên nhân chính là do nguồn cung cấp thực phẩm còn hạn chế, năng lượng
tiêu hao nhiều không chỉ do lao động chân tay nặng nhọc mà còn do đi lại chủ
yếu bằng phương tiện thô sơ hay đi bộ. Ngược lại, ở cộng đồng có điều kiện
1
8
kinh tế - xã hội tốt hơn, tỷ lệ béo phì thường cao hơn.
1.2.4. Các tác hại và nguy cơ của bệnh béo phì
Béo phì gây ra rất nhiều tác hại cho con người:
• Mất thoải mái trong cuộc sống
Người béo phì thường có cảm giác bức bối khó chịu về mùa hè do lớp mỡ
dày đã ừở thành như một hệ thống cách nhiệt. Người béo phì cũng thường xuyên
cảm thấy mệt mỏi chung toàn thân, hay nhức đầu tê buốt ở hai chân làm cho

cuộc sống thiếu thoải mái.
• Giảm hiệu suất lao động
Người béo phì làm việc chóng mệt nhất là ở môi trường nóng. Mặt khác
do khối lượng cơ thể quá nạng nề nên để hoàn thành một động tác, một công
việc ừong lao động, người béo phì mất nhiều thì giờ hơn và mất nhiều công sức
hơn. Hậu quả là hiệu suất lao động giảm rõ rệt so với người thường.
• Kém lanh lợi
Người béo phì thường phản ứng chậm chạp hơn người bình thường ừong
sinh hoạt cũng như trong lao động. Hậu quả là rất dễ bị tai nạn xe cộ cũng như
tai nạn lao động.
• Hai nguy cơ rõ rệt ở người béo phì
- Thứ nhất: Tăng khả năng mắc các bệnh khác.
Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mãn tính
không lây nhiễm như: rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành, đái tháo đường
không phụ thuộc insulin, sỏi mật.
Béo phì gây tăng khả năng ung thư. Theo hiệp hội ung thư Mỹ, ở những
người béo phì yếu tố ung thư tăng 1,33 lần ở nam và ở nữ là 1.55 làn.
- Thứ hai: bệnh nhân béo phì sẽ dễ tử vong hơn.
Khi béo phì kéo theo hàng loạt bệnh liên quan và do đó dẫn tới tăng khả
năng tử vong của bệnh nhân.
1
9
• Ngoài ra thì thừa cân và BP còn làm giảm vẻ đẹp của mọi người.
1.2.5. Giải pháp phòng và điểu trị
Béo phì được điều trị trên nguyên tắc giảm năng lượng ăn vào thông qua
kiểm soát chế độ ăn và tăng năng lượng tiêu hao thông qua chế độ vận động thể
lực phù họp.
Điều chinh chế độ ăn uống: đây là phương pháp đầu tiên mà người béo
phì nên nghĩ tới và áp dụng. Đó là cách giảm calo, giảm mỡ và giảm thức ăn có
khả năng sinh năng lượng cho cơ thể.

Cùng với điều chỉnh chế độ ăn là luyện tập thể dục thường xuyên. Thể
dục giúp tăng tiêu hao năng lượng, nên gia tăng hoạt động thể lực tò từ như thể
dục từ 10 - 30 phút/ngày cho tới khi đạt 300 phút/tuần.
Đối với trường họp quá béo nên gặp bác sĩ tư vấn và có chế độ luyện tập
riêng.
Béo phì nên được chú ý theo dõi, phát hiện sớm và ngăn chặn ngay từ khi
chỉ là nguy cơ chứ không chờ đến béo phì thật sự vi:
Can thiệp ngay từ giai đoạn cân nặng thừa ít, chưa có sự gia tăng tế bào
mỡ sẽ có kết quả tốt và duy trì lâu dài hơn.
Bảo vệ các cơ quan: Khi đã có tổn thương thực thể ừên các cơ quan (tuỵ,
mạch máu, gan ) do mỡ thì giảm cân chỉ giúp các tổn thương này ngưng tiến
triển chứ không phục hồi được các tổn thương.
Phòng tránh được các bệnh lý di truyền có liên quan đến BP: Một số bệnh
lý di truyền chỉ biểu hiện thành bệnh khi có điều kiện thuận lợi là thừa cân, BP.
Ngăn chặn béo phì có thể làm giảm yếu tố thuận lợi thúc đẩy các bệnh lý này
tiến triển.
Trong những trường họp thật sự cần thiết mới nên dùng thuốc và phẫu
thuật. Thuốc chống BP được chia làm hai nhóm lớn.
Nhóm có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương.
2
0
Nhóm tác dụng lên hệ tiêu hóa.
Thuốc điều ừị BP phổ biến hiện nay là Metformin thuộc nhóm hai với tác
dụng chủ yếu là ức chế phân giải glycogen thành glucose ở gan, làm tăng tính
nhạy cảm của insulin ngoại vi, tác động hạ glucose trong khoảng 2-4 mmol/1,
giảm HbAiC đến 2% (giá trị đường huyết giảm 3,4mmol/l). Vì thế, Metformin
được dùng cho cả bệnh nhân BP và ĐTĐ. Tuy nhiên thuốc cũng có một số tác
dụng phụ với đường tiêu hóa, chống chỉ định với người suy tim nặng, bệnh gan,
bệnh thận [14].
1.2.6. Rối loạn trao đổi lipidmáu

Huyết thanh người bình thường có 5 - 7g lipid/1 máu bao gồm axít béo tự
do, triglycerid, cholesterol toàn phần với hai dạng cholesterol tự do và
cholesterol este, các photpholipid. Vì không tan trong nước nên lipid được vận
chuyển trong máu dưới dạng kết hợp với các protein đặc hiệu. Các acid béo tự
do được vận chuyển chủ yếu bởi albumin, các lipid khác được lưu hành ttong
máu dưới dạng phức họp lipoprotein như: các hạt
chymomicron,HDL, LDL. Các lipoprotein này có kích thước, thành phần, tỉ
trọng và chức năng khác nhau trong quá trình chuyển hóa lipid [11], [19].
Tình trạng rối loạn hoặc tăng nồng độ các thành phần lipid trong máu, hậu
quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch làm tăng nguy cơ biến chứng
tim mạch và đột qụy, tăng các biến chứng mạch máu khác, hậu quả nặng nề nhất
là dẫn đến tử vong hoặc tàn phế gọi là rối loạn chuyển hóa [4], [20]. Ngày nay
người ta đã xem là có rối loạn lipid máu ngay từ khi tỉ lệ thành phần của lipid
máu có sự thay đổi. Rối loạn này có thể tiên phát do di truyền hoặc thứ phát sau
các bệnh khác như: béo phì, ĐTĐ, nghiện rượu, suy giáp trạng. Fredrickson căn
cứ vào kĩ thuật điện di và siêu ly tâm với các thành phần huyết thanh đã phân
loại chứng tăng lipid máu thành 5 type dựa trên những thay đổi thành phần
lipoprotein. Cách phân loại này đã được WHO chính thức sử dụng vào năm
2
1
1970. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh người mắc bệnh béo phì có nguy cơ cao
mắc các bệnh rối loạn lipid máu dẫn đến xơ vữa động mạch (liên quan chủ yếu
đến các lipoprotein) hoặc hiện tượng “nhiễm độc mỡ tế bào” [21], [34].
1.3. Bệnh đái tháo đường
1.3.1. Khái niệm và phân loại
ĐTĐ là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa được đặc trưng bởi sự tăng
đường máu do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin
(hormone điều hòa lượng glucose trong máu) hay do sự kết hợp của cả hai yếu
tố trên trong cơ thể người bệnh.
Năm 1997, dựa vào nguyên nhân gây bệnh ĐTĐ mà người ta chia ĐTĐ ra

thành hai loại:
ĐTĐ type 1 : Thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, khởi phát ở các
cá thể có tính mẫn cảm về di truyền với bệnh. Nguyên nhân chính của bệnh là tế
bào p đảo Langerhans tụy bị tổn thương do yếu tố di truyền dẫn đến mất khả
năng sản xuất insulin, một hormone điều hòa lượng đường ừong máu[17].
ĐTĐ type 2: Chiếm 80% - 90% bệnh nhân, có tính quy tụ gia đình và hay
gặp ở những người trên 30 tuổi. Hai yếu tố chính đóng vai trò quan trọng ừong
cơ chế sinh ĐTĐ type 2 là khiếm khuyết chức năng tế bào p tuyến tụy và tình
trạng kháng insulin [5], [36]. Hai yếu tố này có tác động qua lại với nhau và
không thể kết luận yếu tố nào xuất hiện trước. Kháng insulin có thể do bất
thường ở hậu thụ thể insulin, bất thường về số lượng receptor insulin hoặc ái lực
gắn hormone của insulin và cũng có thể do acid béo tự do tăng cao làm ảnh
hưởng quá trình truyền tin nội bào của insulin ở tế bào đích [20].
1.3.2. Thực trạng đái tháo đường
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới: theo ước tính của WHO trên thế giới
có hơn 346 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Từ năm nay tới 2030 con số này có khả
năng tăng gấp đôi nếu không có biện pháp can thiệp. Gần 80% các trường họp tử
2
2
vong do ĐTĐ ở quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Trước tình hình đó phong
trào kỷ niệm ngày 14/11 - ngày ĐTĐ trên thế giới được tổ chức ngày càng quy
mô để đánh dấu ngày sinh của Frederick Banting, người đã cùng Charles Best
đóng vai trò quan trọng ừong việc tìm ra insulin, một phương pháp điều trị cứu
sống bệnh nhân ĐTĐ vào năm 1922 và tuyên truyền với mọi người hiểu rõ hơn
về tác hại của ĐTĐ [12].
Ở Việt Nam, thông tin đưa ra tại buổi tọa đàm chung tay kiểm soát bệnh
ĐTĐ, tổ chức ngày 28/11/2013 tại Hà Nội cho thấy, Việt Nam là một trong
những quốc gia có tì lệ người mắc bệnh ĐTĐ tăng nhanh nhất thế giới. Trong
những năm 1990, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ của những người trong độ tuổi từ 20 - 79
ở Việt Nam là 1,2% và tỷ lệ này tăng lên đến 2,7% vào năm 2002, rồi 5,3%

trong năm 2012, lên đến 5,8% trong năm 2013.
1.3.3. Cơ chế sinh bệnh đái tháo đường
Bệnh ĐTĐ type 1: là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tuỵ bị tấn công và phá
hủy bởi chính cơ thể, làm cho cơ quan này không còn khả năng sản xuất insulin
nữa. Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người bệnh tiểu
đường type 1, bản chất là protein trong máu, một phàn trong hệ thống miễn dịch
của cơ thể. Trong bệnh lý miễn dịch, cũng như ở bệnh nhân tiểu đường type 1,
hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể trực tiếp chống lại chính mô của người
bệnh [1], [4].
ĐTĐ type 2: chiếm khoảng 80-90% số bệnh nhân mắc ĐTĐ. Hai yếu tố
đóng vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh là khiếm khuyết chức năng tế
bào p tuyến tụy và hiện tượng kháng insulin. Kháng insulin là di thụ thể và
khiếm khuyết chức năng bài tiết insulin, hai yếu tố này tác động qua lại lẫn
nhau. Giữa hai yếu tố thì cho tới nay chưa xác định được yếu tố nào xuất hiện
trước và sau. Khi có sự suy giảm insulin thì nồng độ glucose máu tăng và khi
nồng độ glucose huyết tăng làm cho ức chế hoạt động của insulin. Nếu hiện
2
3
tượng insulin xuất hiện trước thì làm tăng glucose máu, cơ thể sẽ phản ứng lại
bằng cách tiết ra nhiều insulin hơn để hạ thấp nồng độ glucose, quá trình này
diễn ra lâu dài sẽ dẫn tới sự suy yếu của tế bào p tuyến tụy [8], [38].
Sinh bệnh học ĐTĐ type 2 diễn biến qua ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Mặc dù nồng độ glucose trong máu vẫn bình thường, nhưng
có hiện tượng kháng insulin vì insulin tăng cao hơn mức bình thường trong máu.
Giai đoạn 2: Tình trạng kháng insulin có xu hướng nặng dàn do có hiện
tượng tăng glucose huyết sau ăn.
Giai đoạn 3: Kháng insulin không đổi nhưng bài tiết insulin suy giảm gây
tăng glucose huyết lúc đói, bệnh ĐTĐ biểu hiện ra bên ngoài.
Ngoài ra còn có ĐTĐ thai nghén và một số type ĐTĐ đặc biệt khác như
thiếu hụt chức năng tế bào p, thiếu hụt di truyền về tác động của insulin, bệnh

tụy ngoại tiết,
1.3.4. Tiêu chí chẩn đoán bẹnh đái tháo đường
Để xác định xem một người nào đó có mắc bệnh tiểu đường không, WHO
đã đưa ra một vài tiêu chí theo bảng 1.2.
Bảng 1.2. Các tiêu chí để chẩn đoán ĐTĐ theo WHO
1.3.5. Các loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường
Đường huyết
lúc đói
(mmol/1)
Đường huyết 2 giờ sau khỉ
làm nghiệm pháp tăng
đường huyết (mmol/1)
Kết luân •
CM> 7
CM> 11,1
ĐTĐ
5,6< CM < 7 7.8 <C
M
< 11,1
Rôi loạn dung nạp
đường huyết
C
M
< 5,6 CM< 7,8 Bình thường
(CM là nồng độ glucose huyết)
2
4
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tân dược có tác dụng hạ đường
máu:
Các thuốc kích thích làm tăng tiết insulin: Sulfonylurea (Sulphamid hạ

đường máu) và nhóm Meglitinide.
Nhóm Biguanide - Metformin: có tác dụng làm tăng nhạy cảm của insulin
các mô ngoại vi, giảm sản xuất glucose tại gan, làm chậm hấp thu chất đường
bột trong ống tiêu hóa. Tác dụng phụ có thể gặp: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy/
buồn nôn.
Nhóm ức chế men a - Glucosidase: Một số biệt dược: Acarbose (Glucobay
50mg, Precose );Miglitol (Glyset 25/50mg); Voglibose (Basen 0,2mg ).
Thuốc làm giảm hấp thụ chất đường bột từ ống tiêu hóa vào máu. Tác dụng phụ
có thể gặp: đau bụng/ rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
Nhóm Thiazolidinedione: Một số biệt dược: Pioglitazone (Actos,
Pionorm ). Tác dụng: thuốc làm tăng nhạy cảm insulin. Tác dụng phụ có thể
gặp: giữ nước gây phù, tăng nguy cơ ung thư bàng quang
Tiêm insulin: khi tiêm insulin hạ đường huyết, thường gây phù, tăng cân,
tăng mô mỡ dưới da tại nơi tiêm [7], [12].
Như vậy, nhìn chung các loại thuốc điều tri ĐTĐ đều có tác dụng phụ
không mong muốn. Trước thực trạng đó các nhà y - dược học đã tìm tới y học
dân gian với các bài thuốc từ cây cỏ và luôn mong muốn tìm ra loại thuốc chữa
ĐTĐ với tác dụng hoàn hảo nhất.
1.4. Mối quan hệ giữa bệnh đái tháo đường và bệnh béo phì
BP và ĐTĐ là hai bệnh không truyền nhiễm nhưng được đánh giá là khá
nguy hiểm nhất thế kỉ 21. Béo phì và ĐTĐ có quan hệ mật thiết với nhau.
Một cuộc khảo sát của Mỹ gàn đây đã chỉ ra rằng có tới 58% số người bị
ĐTĐ type 2 được quy cho là do BP. BP liên quan tới ĐTĐ type 2 thông qua sự
đề kháng insulin. Nồng độ acid béo tự do cứ tăng 100|iM thì mức đề kháng
2
5

×