Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

2 ĐỀ + ĐÁP ÁN VĂN 8 HKII THAM KHẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.71 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THCS IALY Kiểm tra học kì II - năm học 2009-2010
Môn: ngữ văn 8
Thời gian: 15 phút (Không kể thời gian phát đề)
(ĐỀ A)
Họ và tên học sinh:…… ………………………SBD…………… Lớp:……
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) - Học sinh làm bài trên tờ đề thi
Hãy chọn và khoanh tròn vào chữ cái chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1 (0,25): Bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh được viết trong thời gian nào ?
A. Bác ở chiến khu Việt Bắc. B. Bác bị bắt giam ở Quảng Tây- Trung Quốc.
C. Bác bị bắt giam ở Quảng Đông- Trung Quốc. D. Bác ở Pháp.
Câu 2 (0,25): Bài thơ “Ngắm trăng” thuộc phương thức biểu đạt nào ?
A. Biểu cảm. B. Tự sự. C. Miêu tả. D. Nghị luận.
Câu 3 (0,25): Câu thơ nào nói về cái không có trong cuộc ngắm trăng?
A. Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ. B. Trong tù không rượu cũng không hoa.
C. Đầu trò tiếp khách trầu không có. D. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ.
Câu 4 (0,25): Trong câu “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh. B. Nói quá. C. Nhân hóa. D. Hoán dụ.
Câu 5 (0,25): Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu ?
A. Giãi bày tình cảm của người viết. B. Kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
C. Miêu tả phong cảnh, tả sự việc. D. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
Câu 6 (0,25) Văn bản “Thuế máu” được viết bằng tiếng nước nào?
A. Tiếng Pháp. B. Tiếng Anh. C. Tiếng Trung Quốc. D. Tiếng Việt.
Câu 7 (0,25): Có thể thay từ “bỏ xác” trong câu “ Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng
vùng Ban-căng” bằng từ nào?
A. Hi sinh. B. Từ trần. C. Bỏ mạng. D. Qua đời.
Câu 8 (0,25): Có thể thay thế từ “tấp nập ” trong câu “Các bạn đã tấp nập đầu quân” bằng từ nào ?
A. tất bật. B. huyên náo. C. tấp tểnh. D. nô nức.
Câu 9 (0,25): Những tư liệu tác giả đưa ra trong đoạn trích “Thuế máu” có tính chất như thế nào?
A. Phong phú. B. Xác thực. C. Cụ thể. D. Cả A,B,C.
Câu 10 (0,25): Trong hội thoại, người có vai xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai xã hội cao như
thế nào ?


A. Ngưỡng mộ. B. Kính trọng. C. Thân mật. D. Sùng kính.
Câu 11 (0,25): Câu thơ “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ”, thuộc kiểu câu nào ?
A. Câu cầu khiến. B. Câu trần thuật. C. Câu nghi vấn. D. Câu cảm thán.
Câu 12 (0,25): Tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận là gì ?
A. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu hơn.
B. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ chặt chẽ hơn.
C. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn.
D. Cả A, B, C đều sai.
PHẦN II : TỰ LUẬN (7 ĐIỂM ) - Học sinh làm bài trên tờ đề thi
Câu 1 (2 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản “Thuế máu”- Nguyễn Ái Quốc.
Câu 2 (5 điểm) : Hồ chủ tịch kêu gọi: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công!”.
Em hiểu lời dạy đó như thế nào ? Hãy chứng minh chân lí đó
Đề chính thức
TRƯỜNG THCS IALY Kiểm tra học kì II - năm học 2009-2010
Môn: ngữ văn 8
Thời gian: 15 phút (Không kể thời gian phát đề)
(ĐỀ B)
Họ và tên học sinh:…… ………………………SBD…………… Lớp:……
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) - Học sinh làm bài trên tờ đề thi
Hãy chọn và khoanh tròn vào chữ cái chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1 (0,25): Văn bản “Chiếu dời đô” của tác giả nào?
A. Trần Quốc Tuấn. B. Nguyễn Trãi. C. Lí Công Uẩn. D. Nguyễn Thiếp.
Câu 2 (0,25): “Chiếu dời đô” được sáng tác năm nào?
A. 1010. B. 958. C.1789. D. 1858.
Câu 3 (0,25): Tên kinh đô cũ của hai triều Đinh, Lê là gì?
A. Huế. B. Cổ Loa. C. Hoa Lư. D.Thăng Long.
Câu 4 (0,25): Tên nước ta ở thời nhà Lí là gì?
A. Đại Cồ Việt. B. Đại Việt. C. Vạn Xuân. D. Việt Nam.
Câu 5 (0,25): Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu?

A. Giãi bày tình cảm của người viết. B. Kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
C. Miêu tả phong cảnh, tả sự việc. D. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
Câu 6 (0,25): Văn bản nào bộc lộ rõ nhất lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng quân xâm lược?
A. Nước Đại Việt ta. C. Hịch tướng sĩ. B. Ngắm trăng. D. Khi con tu hú.
Câu 7 (0,25): Trong các câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật ?
A. Ôi, mừng quá! B. Tôi hết sức vui mừng anh ạ. C. Tôi mừng. D.Tôi vui mừng.
Câu 8 (0,25): Tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận là gì?
A. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu hơn. B. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ chặt chẽ hơn.
C. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 9 (0,25): Câu nào dưới đây mắc lỗi liên quan đến lô-gic?
A. Anh cúi đầu thong thả chào. B. Nó không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép.
C. Linh là một học sinh chăm ngoan của lớp.
D. Tuy phải làm nhiều việc trong gia đình nhưng bạn ấy vẫn học giỏi.
Câu 10 (0,25) Câu văn “Tuy trời mưa nhưng đường lầy lội” mắc lỗi diễn đạt về lô-gic vì “trời mưa” thực tế
không tương phản với “đường lầy lội”.
A. Đúng. B. Sai.
Câu 11 (0,25): Câu nào không phải là câu cảm thán ?
A. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi. B. Ồ! Thế thì bộ áo này may được đấy.
C.Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! .
D. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt đau xót biết chừng nào!
Câu 12 (0,25): Câu nào dưới đây không thể hiện hành động hứa hẹn?
A. Con sẽ chăm chỉ học bài hơn nữa. B. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công.
C. Nó vẫn thường hứa như thế mỗi khi mắc lỗi.
D. Chúng em xin hứa sẽ phấn đấu đạt kết quả cao trong kì thi này.
PHẦN II : TỰ LUẬN (7 ĐIỂM ) - Học sinh làm bài trên tờ đề thi
Câu 1 (2 điểm): Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh?
Câu 2 (5 ®) : Hãy giải thích câu tục ngữ “Thì giờ là vàng bạc”.

Đề chính thức

ĐÁP ÁN ĐỀ A
Phần I : Trắc nghiệm 3đ – 12 câu, mỗi ý đúng đạt 0,25đ.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án
B B B C D A C D D B B C
PhÇn II. Tù luËn :
C©u 2 (2®) Nội dung chính của văn bản “Thuế máu”- Nguyễn Ái Quốc :
Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để
phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc
C©u 2 (5®)
A. MB (1đ): Giới thiệu về tình đoàn kết và sức mạnh của tình đoàn kết.
B. TB (3đ): Nêu luận điểm chứng minh đoàn kết tạo nên sức mạnh dẫn đến thành cồng.
- Đoàn kết là gì ? (0,5đ)
- Vì sao đoàn kết lại là sức mạnh dẫn đến thành công ? (0,5đ)
- Nêu các luận cứ để chứng minh chân lí ấy nhất là trong kháng chiến, trong lao động (1đ)
- Nêu hậu quả của việc không có tinh thần đoàn kết (1đ):.
C. KB (1đ): Khẳng định ý nghĩa của tinh thần đoàn kết đối với cuốc sống hiện tại và trong
tương lai.
ĐÁP ÁN ĐỀ B
Phần I : Trắc nghiệm 3đ – 12 câu. Mỗi ý đúng đạt 0,25đ.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án
C A C C D C A C B B A C
PhÇn II. Tù luËn : (7 ®iÓm)
C©u 1 (2®) : HS nêu đủ 2 ý mỗi ý 1đ.
Mùa xuân 1941, Bác Hồ trở về Tổ quốc sau 30 năm trời bôn ba tìm đường cứu nước. Người
sống và làm việc trong điều kiện cuộc sống hết sức gian khổ, thiếu thốn tại Pác Bó- Cao Bằng.
Bài thơ Tức cảnh Pác Bó ra đời trong hoàn cảnh ấy.
C©u 2 (5®):
I. Mở bài (1®) : Giới thiệu vấn đề cần bàn luận (Sự quí trọng thời gian).

II. Thân bài (3®): Luận điểm: “ Thì giờ là vàng bạc”.
- Em hiểu vấn đề được nêu ra ấy như thế nào ? ( 0,75®)
- Vì sao thời gian lại quý giá như vậy ?( luận cứ…) (1,25®)
- Ta nên có kế hoạt hành động như thế nào ? Làm gì ? ( luận cứ…) (1®)
III. Kết bài (1®) : Khái quát vấn đề - liên hệ.

×