Tải bản đầy đủ (.doc) (216 trang)

Phân tích bài thơ đây thôn vĩ dạ của hàn mạc tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.51 KB, 216 trang )

NHỮNG BÀI VĂN MẪU HAY LỚP 11
Bài 1
Đề bài: Bình giảng bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính.
Tương tư là một trong những bài thơ tiêu biểu cho tâm hồn và phong cách nghệ thuật của
Nguyễn Bính. Bài thơ viết về một đề tài khá quen thuộc trong đời sống và văn chương: sự
tương tư, tức một trạng thái tình cảm nam nữ khi yêu nhau, hoặc phải xa cách, hoặc không
được đáp lại. Nhà thơ lại sáng tác bằng thể thơ cũng rất quen thuộc – lục bát.
Song, để bài thơ có thể sống dài lâu trong lòng bạn đọc không phải là chuyện dễ. Tương tư của
Nguyễn Bính vừa có vẻ thân quen như một làn điệu dân ca khiến bao người thuộc lòng. Thậm
chí trở thành một bài hát ru em, vừa mang tâm tình mới của lớp thanh niên thời bấy giờ. Nói
cách khác, Tương tư cũng như rất nhiềụ bài thơ khác của Nguyễn Bính trước năm 1945, đậm
đà chất dân tộc, trong điệu tâm hồn, cả trong lối diễn đạt, nhưng lại là tiếng thơ của một thời
đại mới. Vì thế, khi bình giảng cần biết rằng Tương tư là nỗi nhớ, là tâm trạng của một chàng
trai đối với một cô gái. Cô gái ấy vô tình, hay hữu ý không biết nỗi lòng ấy. Tình cảm của
chàng trai rất đỗi tha thiết. Tương tư là một thứ bệnh của tình yêu. Chàng trai ấy đang mang
bệnh đó. Anh ta buồn, anh ta nhớ, anh ta thao thửc và cả trách móc nữa, nhưng là sự trách móc
của một người đang yêu nên cũng rất đáng yêu:
Bảo ràng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi
Nhà em một gian giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Khi bình giảng lại lần theo tâm trạng đó. Tuy nhiên, không phải là sự diễn xuôi, kể lại (vì có gì
đáng kể đâu) mà để thay từng cung bậc tình cảm trong trái tim chàng trai đang tương tư.
Tương tư là bài thơ tình yêu, bài thơ diễn tả nỗi tương tư. Thành công của nó ở chỗ bao tâm
hồn đã tìm thấy ở đó sự đồng điệu, tiếng thơ. Điều này tưởng chừng bình thường, đơn giản,
song thật ra không phải ai cũng làm được. Nhiều bài thơ tuy rất hay, rất nổi tiếng, nhưng người
ta nhận ra trước hết đó là nỗi lòng rất đơn chiếc của một người, và nếu có chỉ là tiếng lòng của


một số người, một bộ phận tương đối hẹp nào đó. Chẳng hạn:
Ai bảo em là giai nhân
Cho đời anh sầu khổ?
Ai bảo em ngồi bên cửa sổ
Cho vướng víu nợ thi nhân.
(Luu Trọng Lư – Một mùa đông) hoặc:
Chửa biết tên nàng, biết tuổi nàng,
Mà sầu trong dạ đã mang mang.
Tình yêu như bóng trăng hiu quạnh,
Lạnh lẽo đêm trường, giãi gió'sương.
(Lưu Trọng Lư – Một chút tình)
Thơ Nguyễn Bính, ở Tương tư, cũng như nhiều bài thơ khác, không phải vậy. Rất đông thanh
niên, nhất là những người bình thường, thời bấy giờ và sau đó nữa, tìm thấy sự đồng điệu ở
thơ ông. Có được như vậy, trước hết là do thơ Nguyễn Bính có nhiều hình ảnh quen thuộc của
thế giới ruộng đồng, dân dã (Ở bài thơ này là: bướm, hoa, thôn Đoài, thôn Đồng, đình làng,
bến đò, hàng cau, giàn trầu.,.). Dường như tiếng nói trong thơ Nguyễn Bính được cất lên từ
chính thế giới thân thuộc đó, là một phần của thế giới ấy, chứ không là sự vay mượn. Thành ra
lốì diễn đạt cũng thế. Nó mang dáng vẻ mộc mạc, chân thành, bình dị (Ngày qua ngày lại qua
ngày / Bao giờ bến mới gặp đò? / Nhà em có một giàn giầu…). Và dĩ nhiên, đây là hình thức
thể hiện của một cái khác, sâu xa hơn, ở thơ Nguyễn Bính, đó chính là tình quê, hồn quê thấm
đẫm trong tâm hồn nhà thơ. Chính cái tình, cái hồn ấy làm nên sự quen thuộc, gần gũi và thân
thiết của thơ Nguyễn Bính đối với bao người Việt Nam, dù ở bất cứ thời đại nào.
Bài 2
Đề bài: Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Sóng của Xuân Quỳnh là tiếng nói của một tâm hồn thiếu nữ đang trong độ tuổi hai mươi,
tiếng nói của một trái tim chân thành và đam mẻ, luôn rực cháy chất trẻ trung mănh liệt, khao
khát được sống hết mình và yêu hết mình:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể.
Ba hình ảnh sông, sóng, bể như là những chi tiết bổ sung cho nhau: sông và bể làm nên đời
sóng, sóng chỉ thực sự có đời sống riêng khi ra với biển khơi mênh mang thăm thẳm. Tất cả
các khía cạnh tương phản dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ tạo nên một cái nhìn bao quát về
sóng. Mạch sóng mạnh mẽ như bứt phá không gian chật hẹp để khát khao một không gian lớn
lao. Hành trình tìm ra tận bể chất chứa sức sống tiềm tàng, bền bỉ để vươn tới giá trị tuyệt đỉnh
của chính mình.
Trên hành trình ấy, điểm xuất phát của sóng tưởng chừng đã được lí giải rõ ràng: sóng bắt đầu
từ gió. Nhưng rồi những băn khoăn cứ nối tiếp cho đến lúc không thể giải đáp (và cũng không
cần giải đáp) bằng lí trí, đó cũng là lúc tầng tầng lớp lớp nghĩa của sóng hiện ra: con sóng của
biển khơi tạo ra sóng thơ, con sóng thơ dào dạt của tâm hồn làm xuất hiện con sóng của tình
yêu bất tận. Và khi đã thành sóng tình thì không bao giờ có thể lí giải dược khi nào ta yêu
nhau? Những liên tưởng điệp trùng dào đạt đã nối kết dược con người với không gian biển
khơi.
Gắn với thế giới riêng tư của Anh và Em là cặp hình ảnhsóng – bờ:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
Con sóng Xuân Quỳnh sâu kín, tinh tế trong một nỗi nhớ cháy lòng của tình yêu. Nỗi nhớ gói
gọn trong thời gian của một ngày đêm nhưng đủ sức dồn nén dung lượng tình yêu của cả một
đời người. Nỗi nhớ không chỉ có mặt trong thời gian được ý thức mà còn gắn với tiềm thức –
thời gian trong mơ vị ngọt ngào mê đắm của tình yêu lan tỏa trong cách nói nghịch lí trong mơ
còn thức. Thế giới của Anh và Em không giới hạn chiều dài Bắc – Nam, không khoanh vùng
địa bàn mà nơi nào cũng có nỗi nhớ thường trực của tình yêu vĩnh viễn. Xuân Quỳnh đã tiếp
nhận nỗi nhớ ấy bằng tất cả sự nhạy cảm của lứa tuổi đôi mươi và khẳng định cho một cái tôi
của con người luôn vững tin ở tình yêu.
Hành trình Tình Yêu cũng là hành trình tự thử thách của lòng kiên trì bền bỉ để đạt mục đích

của mỗi một cá nhân. Cái nhìn về cuộc đời của Xuân Quỳnh thật nhân hậu và nồng nàn:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Cuộc đời là biển lớn tình yêu, kết tinh vị mặn ân tình, được tạo nên và hòa lẫn cùng trăm con
sóng nhỏ. Trong quan niệm của nhà thơ, số phận cá nhân không thể tách khỏi cộng đồng. Sóng
không phải là biểu tượng của một cái tôi ngạo nghễ và cô đơn như thơ lãng mạn. Khát vọng
lớn nhưng trong cách nói Xuân Quỳnh lại rất khiêm nhường: trăm con sóng nhỏ như là sự tổng
hòa những vẻ đẹp khác nhau để tạo thành biên lớn. Mỗi một quan hệ riêng tư sẽ làm đẹp thêm
cho lẽ sống thời đại "Người yêu người, sống để yêu nhau" (Tố Hữu). Đó không chỉ là tinh thần
của con người thời đại chống Mỹ mà còn là âm vang của một tâm lòng luôn tha thiết với sự
sống, với tình yêu.
Trong biển lớn tình yêu cuộc đời hôm nay, đã có biết bao con sóng đã tới bờ, đang tới bờ và
tìm về bờ. Tình yêu vẫn luôn luôn là đề tài hấp dẫn với mọi lứa tuổi, để mọi người đi tìm
những lới giải đáp cho ẩn số tình yêu trong một hành trình tìm kiếm không mệt mỏi. Sóng của
Xuân Quỳnh vẫn vỗ những nhịp yêu thương, giúp những người đang yêu thêm tự tin vào
chính mình, bởi thế giới của Anh và Em cũng là thế giới của những con người biết tìm ra ý
nghĩa của sự sống thiêng liêng. Sống là được yêu, Yêu là Sống hết mình với cuộc đời.
Bài 3
Đề bài: Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận xã hội khoảng 600 từ với đề tài Giờ trái
đất.
Có một khoảnh khắc mà cả thế giới không một ánh đèn. Có một khoảnh khắc mà cả thế giới
cùng làm một công việc ý nghĩa. Giờ Trái Đất – đó là 60 phút mà toàn thế giới tắt đèn nhưng
là để bật tương lai, một tương lai về Trái Đất xanh, sạch và đẹp hơn.
Lần đầu tiên được tổ chóc vào năm 2007 do Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WWF phát động
tại thành phố Sydney, Australia, Giờ Trái Đất cho đến nay đã trở thành một sự kiện đầy ý
nghĩa lôi cuốn hàng triệu người tham gia. Giờ Trái Đất được tổ chức hằng năm vào ngày thứ
bảy cuối cùng của tháng 3. Trong ngày này, các thành phố trên thế giới đăng kí tham gia vào
Giờ Trái Đất sẽ lần lượt tổ chức tắt điện từ 20giờ đến 21 giờ theo giờ địa phương. Không chỉ

mang ý nghĩa trong việc giảm lượng điện tiêu thụ trong một giờ đồng hồ diễn ra sự kiện, Giờ
Trái Đất đề cao việc tiết kiệm điện năng nói riêng cũng như năng luợng nói chung.
Như chúng ta đã biết, loài người đang đứng trước một thử thách to lớn: các nguồn tài nguyên
trên trái đất là có hạn. Nhiều tài nguyên như dầu mỏ, than đá… đang dần bị cạn kiệt. Trong khi
đó loài người đang sử dụng tài nguyên một cách bất hợp lí, thậm chí vô cùng lãng phí. Giờ
Trái Đất ra đời chính là để nâng cao ý thức của con người về việc sử dụng hợp lí tiết kiệm các
nguồn năng lượng không thể tái tạo. Việc làm này không chỉ giúp duy trì nguồn tài nguyên mà
còn giảm tối đa lượng khí thải trong môi trường. Hằng ngày, việc lạm dụng các thiết bị điện,
nhiệt đang thải ra bầu khí quyến nhiều loại khí độc hại. Các loại khí này đang phá huỷ tầng
ôzôn, gây nên hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên kèm theo những hậu quả mà chúng ta
không thể lường trước được. Chính vì vậy, việc tắt đèn tiết kiệm năng lượng chính là để bảo vệ
cuộc sống của mỗi chúng ta khỏi những thảm hoạ thiên nhiên đang ngày càng mạnh hom, dữ
dội hơn. Nhưng trên tất cả, Giờ Trái Đất ra đời đã tác động mạnh mẽ đến ý thức của mỗi con
người. Trong khát vọng tri thức, loài người chúng ta đã và vẫn đang không ngừng trăn trở với
câu hỏi tại sao có chúng ta và chúng ta từ đâu tới. Nhưng phải chăng đã đến lúc chúng ta phải
tự đặt ra câu hỏi rằng loài người sẽ đi về đâu, Trái Đất sẽ đi về đâu khi nó đang hàng ngày phải
gồng mình gánh chịu hàng trăm tấn khí thải, những dòng sông đen, những vùng biển chết…
Tất cả sự thật đó khiến con người phải giật mình tự hỏi mình đã, đang và sẽ phải làm gì, làm
như thế nào để cứu vớt cuộc sống của chính mình, cứu vớt Trái Đất – mái nhà chung của nhân
loại. “Chỉ với một hành động nhỏ bạn đang chung tay cứu cả thế giới”. Đó chính là khẩu hiệu
của Giờ Trái Đất cùng là câu trả lời những ai đang băn khoăn về việc mình sẽ làm gì cho hành
tinh này. Hãy tắt đèn, tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải ra môi trường, là chúng ta đang cùng
nhau bảo vệ trái đất thân yêu! Đồng thời Giờ Trái Đất còn cho mỗi người nhận ra rằng mình
không hề đơn độc, không hề lẻ loi. Ta biết rằng trong thế giới rộng lớn có những con người
bằng những hành động nhỏ bé của mình đang cùng nhau giữ lấy màu xanh cho Trái Đất.
Chính vì vậy, Giờ Trái Đất không chỉ là 60 phút tắt đèn của thế giới. Hơn thế nó thực sự là 60
phút lung linh. Lung linh vì loài người đã và đang ý thửc được trách nhiệm của mình trước
những lời kêu gọi ngày càng khẩn thiết của Trái Đất.
Dù mới chỉ là năm thứ ba được tổ chức nhưng Giờ Trái Đất đã thực sự trở thành một ngày hội
của loài người tiến bộ nhằm phát đi một thông điệp mạnh mẽ: Hãy bảo vệ môi trường. Năm

2007 là năm đánh dấu sự ra đời của Giờ Trái Đất với chỉ một thành phố tham gia là Sydney.
The nhưng, trong ngày 29-3-2008, đã có 371 thành phó của 35 quốc gia cùng hưởng ứng sự
kiện nay. Rất nhiều hoạt động có ý nghĩa đà được tô chức nhằm khuyến khích mọi người tiết
kiệm năng lượng bảo vệ môi trường. Ở thủ đô Tel Aviv, Israel, một buổi biểu diễn ngoài trời
với nàng lượng chí bằng máy quay tay đã được tổ chức. Tại công viên Phoenix, Dublin người
ta đã dựng một kính thiên văn cỡ lớn cho mọi người ngắm sao trong Giờ Trái Đất. Đặc biệt
Giờ Trái Đất còn có sự tham gia của nhiều nguyên thủ quốc gia, các nhân vật hàng đầu thế
giới như Nữ hoàng Đan Mạch, chủ tịch WWF… Tất cả đã minh chứng cho một thế giới sẵn
sàng hợp tác để biến những lời kêu gọi thành hành động mang tính chất thông điệp: Tắt đèn,
bật tương lai. Tinh thần ấy lại càng được thể hiện rõ hơn trong Giờ Trái Đất diễn ra từ 20giờ
đến 21 giờ ngày 28 – 3 – 2009. Đà có tới 1539 thành phố trên khắp thế giới đăng kí tham gia
sự kiện này, một con số ít ai ngờ tới khi kết thúc Giờ Trái Đất 2008. Có thể nói đây là một
trong những chiến dịch vận động bảo vệ môi trường lớn nhất từ trước đến nay mà loài người
được chứng kiến. Châu Âu là châu lục đầu tiên tham gia Giờ Trái Đất. Lần lượt tháp Effel
cùng kinh đô ánh sáng Paris rồi cả tháp nghiêng Pisa, Italia chìm trong bóng tối. Tại châu Phi,
Kim tự tháp Kê-ốp cũng lần đầu tiên mất hút trong bóng đêm của hoang mạc Ai Cập để hưởng
ứng chiến dịch. Ở châu Á, chính quyền thành phố Bắc Kinh lại bày tỏ sự ủng hộ tới giờ Trái
Đất bằng cách cho tắt toàn bộ hệ thống chiếu sáng của sân vận động Tổ chim. Và dù phải đợi
đến gần 12 giờ đông hồ sau nhưng châu Mĩ cũng bước vào Giờ Trái Đất với nhiều hoạt động
có ý nghĩa. Tại New York, Hoa Kì, Liên hợp quốc cũng cho tắt điện trụ sở của mình để chính
thức phát đi thông điệp: Cộng đồng quốc tế sẽ cùng nhau hành động để bảo vệ Trái Đất – ngôi
nhà chung của nhân loại.
Sự thành công của Giờ Trái Đất còn có sự đóng góp lớn của cộng đồng cư dân mạng. Trong 60
phút của Giờ Trái Đất đã có rất nhiều màn hình trang web, blog… chuyển sang màu đen hoặc
màu sẫm như một biểu tượng cho việc ủng hộ Giờ Trái Đất. Cùng với đó, thông tin về Giờ
Trái Đất đã được tuyên truyền rộng rãi qua các kênh truyền hình hàng đầu thế giới như BBC,
CNN, NBC… Theo một ước tính, trong vòng 24 giờ trước khi diễn ra Giờ Trái Đất, mỗi giây
cụm từ Giờ Trái Đất được nhắc tới 300 lần. Đã có 1,5 triệu mạng xã hội ủng hộ, 3 triệu lượt
người xem truyền hình trực tiếp và video về Giờ Trái Đất. Những con số đầy ấn tượng đó đã
cho thấy sức lan toả mạnh mẽ của sự kiện Giờ Trái Đất, chứng tỏ ý thức của con người trước

những vấn đề toàn cầu.
Năm 2009 cũng đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam tham gia Giờ Trái Đất. Đã có tới 5 thành phố
chính thức đăng kí tham gia sự kiện. Đúng 20h30 phút ngày 28 – 3 – 2009, Phó Thủ tuớng
Hoàng Trung Hải cùng Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tắt chiếc công tắc
tượng trưng và tất cả các bóng đèn xung quanh Nhà hát lớn cũng vụt tắt. Thế nhưng màn đêm
không kéo dài được bao lâu khi mà hàng ngàn cây nến đã được các bạn trẻ thắp nên tạo một
không khí lung linh, kì ảo. Ngay sau đó, các danh thắng nổi tiếng như đền Ngọc Sơn, Trung
tâm hội nghị Quốc gia, sân vận động Mĩ Đình, hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây cũng lần lượt chìm vào
trong bóng tối. Ánh nến cũng đã thay thế cho ánh điện tại nhiều thành phố trên khắp cả nước
như Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nằng… Ngay trên bãi biển thơ mộng, các bạn trẻ thành
phố biển Nha Trang đã cùng nhau nhảy múa xung quanh những ánh lửa bập bùng. Qua đó
những tình bạn “xanh” đã được kết nối để cùng nhau giữ lấy màu xanh cho đất nước, quê
hương. Nhưng đặc biệt nhất phải kể đến Hội An, nơi mà ngày 14 âm lịch hàng tháng đều tắt
điện, mọi nhà thắp nến, đèn lồng. Không chỉ vậy người dân còn đi thuyền ra thả hoa đăng trên
sông Hoài tạo nên một khung cảnh làng mạn cuốn hút du khách. Hình ảnh đó không chỉ mang
ý nghĩa bảo tồn giá trị văn hoá dân tộc mà còn góp phần bảo vệ môi trường, để lại một ấn
tượng khó phai mờ trong mắt bạn bè quốc tế. Qua đó, chúng ta đã chứng tỏ một cách mạnh mẽ
rằng: Việt Nam sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tể để giải quyết vấn đề mang tính chất
toàn cầu bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
Hiện tượng Giờ Trái Đất không chỉ mang ý nghĩa xã hội to lớn mà còn có tác dụng giáo dục tư
tưởng lối sống đóng đắn tích cực cho thế hệ trẻ. Những em bé mẫu giáo đã cùng nhau vẽ nên
bức tranh trái đất lung linh giữa muôn ngàn vì sao để gửi tặng cho các anh chị tuyên truyền
viên. Đứa em tôi đang học lớp 4 dù có buổi học thêm vào tối thứ 7 vẫn dặn đi dặn lại bố mẹ
phải tắt điện. Hôm nay, đó có thể vẫn chỉ là ước mơ, là ý thức mà các em có được qua những
lời dạy dỗ của thày cô. Nhưng ngày mai chính các em sẽ thay đối thế giới, xây dựng nên một
hành tinh xanh như chúng ta hằng mong muốn. Giờ Trái Đất ra đời còn góp phần nâng cao ý
thức cộng đồng cho các bạn trẻ. Họ là những sinh viên đã đi đến từng nhà hàng, quán ăn để
dán áp-phích tuyên truyền cho Giờ Trái Đất. Họ là những “greenagers” của trường Hà Nội –
Amsterdam đã tổ chức “Ngày màu xanh” tắt điện vào giờ ra chơi 20 phút của ngày thứ 6 hàng
tuần. Tất cả, bằng những hành động nhỏ bé đang chứng minh cho một thế hệ trẻ biết quan tâm

và sẵn sàng hành động vì những vấn đề xã hội.
Có người bạn đã nói rằng: “Ước gì một năm không chỉ có một Giờ Trái Đất”. Đúng thế, nhưng
tại sao chúng lại không biến thành phố mình thành một Hội An thứ hai? Tại sao trường chúng
ta không có những “greenagers” để cùng nhau tạo nên những không gian xanh xung quanh
mình. Hãy mang Giờ Trái Đất về thành phố bạn, ngôi trường của bạn! Hãy cùng nhau tắt đèn,
bật tương lai!
Bài 4
Đề bài: Bình giảng bài thơ Thương vợ của Trấn Tế Xương.
Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi còn sống càng hiếm hoi hơn. Các thi
nhân thường chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời. Kể cũng là điều nghiệt ngã khi
người vợ đi vào cõi thiên thu mới được bước vào địa hạt thi ca.
Bà Tú Xương có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của cuộc đời nhưng bà lại có niềm hạnh
phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được: Ngay lúc còn sống bà đã đi vào thơ ông Tú
Xương với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng. Trong thơ Tú Xương, có một mảng
lớn viết về người vợ mà bài Thương vợ là một trong những bài xuất sắc nhất.
Tình thương vợ sâu nặng của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian lao và phẩm
chất cao đẹp của người vợ.
 Câu thơ mở đầu nói hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú. Hoàn cảnh vất vả, lam lũ được
gợi lên qua cách nói thời gian, cách nêu địa điểm. Quanh năm là suốt cả năm, không trừ ngày
nào dù mưa hay nắng. Quanh năm còn là năm này tiếp năm khác đến chóng mặt, đến rã rời
chứ đâu phải chỉ một năm. Địa điểm bà Tú buôn bán là mom sông, cái doi đất nhô như lời giới
thiệu, lại như một bối cảnh làm hiện lên hình bà Tú tần tảo, tất bật ngược xuôi:
Quanh năm buôn bán ở mom sông.
Thấm thìa nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tú Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về
bà Tú. Có điều hình ảnh con cò trong ca dao đầy tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú
Xương còn tội nghiệp hơn. Con cò trong thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện trong cái rợn
ngợp của không gian (như con cò trong ca dao) mà cái rợn ngợp của thời gian. Chỉ bằng ba từ
khi quãng vắng, tác giả đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy
lo âu cái rợn ngợp của thời gian, đã làm hao hụt cả ý thơ. So với câu ca dao: Con cò lặn lội bờ
sông, câu thơ của Tú Xương:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng.
Là cả một sự sáng tạo. Cách đảo ngữ – đưa ra từ lặn lội lên đầu câu, cách thay từ – thay từ con
cò bằng thân cò, càng làm tăng nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Từ thân cò gợi cả nỗi đau thân
phận, so với từ con của Tú Xương cũng sâu sắc, thấm thía hơn.
Nếu câu thơ thứ ba gợi nỗi vất vả đơn chiếc thì câu thứ tư lại làm rõ sự vật lộn với cuộc sống
của bà Tú:
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Câu thơ gợi cảnh chen chúc, bươn chải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. Sự
cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại. Buôi dò
đông đâu phải là ít lo âu, nguy hiểm hơn khi quãng vắng. Trong ca dao, người mẹ từng dặn
con rằng:
Con ơi nhớ lấy câu này
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qụa.
Buổi đò đông không chỉ có những lời phàn nàn, mè nheo, cáu gắt, những sự chen lấn, xô đẩy
mà còn chứa đầy bất trắc hiểm nguy. Hai cáu thực đối nhau về ngữ (khi quãng vắng đối với
buổi đò đông) nhưng lại thừa tiếp nhau về ý để làm nổi bật sự vất vả gian truân của bà Tú: đã
vất vả, đơn chiếc, lại thêm sự bươn chải trong hoàn cảnh chen chúc làm ăn. Hai câu thực nói
thực cảnh bà Tú đồng thời cho ta thấy thực tình của Tú Xương, đó là tấm lòng xót thương da
diết.
Cuộc sống vất vả gian truân càng ngời lên phẩm chất cao đẹp của bà Tú. Bà là người đảm
đang tháo vát:
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Mỗi chữ trong câu thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý, từ đủ trong nuôi đủ vừa nói số
lượng, vừa nói chất lượng. Bà Tú nuôi đủ cả con, cả chồng, nuôi đảm bảo đến mức:
Cơm hai bữa: cá kho rau muống
Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô
(Thầy đồ dạy học)
Trong hai câu luận, Tú Xương một lần nữa cảm phục sự hy sinh rất mực của vợ:
Năm nắng mười mưa dám quản công
Ở câu thơ này, nắng mưa chỉ sự vất vả, năm mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được

tách ra tạo nên một thành ngữ chéo (năm nắng mười mưa) vừa nói lên sự vất vả gian lao, vừa
thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.
Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương, bao giờ ta cũng bắt gặp hình ảnh hai người: bà
Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp ở phía sau, nhìn tinh mới thấy. Khi đã thấy rối thì ấn
tượng thật sâu đậm. Ở bài thơ thương vợ cũng vậy. Ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng
vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng,
không chỉ thương mà còn tri ân vợ. về câu thơ Nuôi đủ năm con vói một chồng, có người cho
rằng ở đây ông Tú tự coi mình là một thứ con đặc biệt để bà Tú phải nuôi. Tú Xương đã không
gộp mình với con để nói mà tách riêng, con riêng rất rạch ròi là để ông tự riêng tri ân vợ.
Nhà thơ không chỉ cảm phục, biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách, tự lên án
bản thân. Ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông là do duyên
nhưng duyên một mà nợ hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp
đòi duyên, duyên ít nợ nhiều, ồng chửi thói đời bạc bèo, vì thói đời là một nguyên nhân sâu xa
khiến bà Tú phải khổ. Nhưng Tú Xương cũng không đổ vấy cho thói đời. Sự hờ hừng của ông
với con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo. Câu thơ Tú Xương tự rủa mát mình cũng
là lời tự phán xét, tự lên án:
Có chồng hờ hừng cũng như không
Ở cái thời mà xả hội đã có luật không thành văn đối với người phụ nữ: xuất giả tòng phu (lấy
chồng theo chồng), đối với mối quan hệ vợ chồng thì phu xướng, phụ tùy (chồng nói, vợ theo),
thế mà có một nhà nho dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là
quán ăn lương vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn dám tự nhận khuyèt điểm.
Một con người như thế chẳng đẹp lắm sao.
Nhan đề Thương vợ chưa nói hết sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như
chưa thể hiện được đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của hồn thơ Tú Xương. Ở bài thơ này, tác giả
không chỉ thương vợ mà còn ơn vợ, không chỉ lên án thói đời mà còn tự trách.
Nhà thơ dám tự nhận khuyết điểm, càng thấy mình khiêm khuyết càng thương yêu, quý trọng
vợ hơn.
Tình thương yêu, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc
trong văn học trung đại. Cảm xúc mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen
thuộc của văn học dân gian, chứng tỏ hồn thơ Tú Xương dù mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi

với mọi người, vần có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc.
Bài 5
Đề bài: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong truyện
Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
Chữ người tử tù là truyện ngắn in trong tập Vang bóng một thời, xuất bản năm 1940. Đây là
tác phẩm xuất sắc thể hiện rõ nhất quan niệm của Nguyễn Tuân về Cái Đẹp. Huấn Cao, nhân
vật chính của truyện là một con người siêu việt, một nhân cách trong sáng. Qua sự thay đổi
thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục, người đọc hiểu rõ hơn tâm hồn phong phú, cao
quý của con người tài hoa ấy.
Ngay từ đầu tác phẩm, qua cuộc trao đổi giữa viên quản ngục và thầy thơ lại, Nguyễn Tuân đã
giới thiệu Huấn Cao như một nhân vật đặc biệt, ông là người văn võ kiêm toàn, có tài viết chữ
Hán nhanh và đẹp nổi tiếng khắp tỉnh Sơn. Huấn Cao bị vua quan coi là kẻ cực kì nguy hiểm,
dám cầm đầu “quân phiến loạn” chống lại triều đình.
Vừa có khí phách ngang tàng, vừa tài hoa thông tuệ, Huấn Cao quả là một tử tù đặc biệt. Có lẽ
do cảm phục tài năng và nghĩa khí của Huấn Cao qua lời đồn đại nên viên quản ngục đã dành
cho ông thái độ ưu ái khác thường. Ngày ngày, viên quản ngục sai thầy thơ lại mang rượu thịt
xuống buồng giam tử tù cho Huấn Cao. Trước sự biệt đãi đó, thái độ Huấn Cao có những biến
đổi khá phức tạp và chính sự thay đổi đó cho chúng ta hiểu rõ hơn về tâm hồn và tính cách của
ông.
Những ngày đầu trong ngục tối, thái độ Huấn Cao hoàn toàn dửng dưng và khinh bạc trước sự
săn sóc quá đầy đủ ấy: Suốt nửa tháng, ở trong buồng tối, ông Huấn Cao vẫn thấy một người
thơ lại gầy gò, đem rượu đến cho mình uống trước giờ ăn bữa cơm tù với một thái độ cực kì lễ
phép: Thầy quản chúng tôi có ít quà mọn này biếu ngài dùng cho ấm bụng. Trong buồng đây
lạnh lắm… Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm
trong cái hứng sinh bình, lúc chưa bị giam cầm. Đến khi viên quản ngục đích thân xuống
buồng giam, lễ độ, cung kính tôn xưng Huấn Cao là người có nghĩa khí và xin ông cho biết có
cần gì thêm thì cứ nói để lo cho chu tất thì Huấn Cao đáp lại một cách trịch thượng: Ngươi hỏi
ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây. Đó là thái độ bất
cần của một người anh hùng khí phách ngang tàng, không khuất phục trước cường quyền: Ông
Huấn đã đợi một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của quan ngục bị sỉ nhục.

Đến cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này.
Nhưng không như ông Huấn Cao nghĩ, viên quản ngục khi nghe xong câu trả lời, y chỉ lễ phép
lui ra với một câu: “Xin lĩnh ý”. Và từ hôm ấy, cơm rượu lại vẫn đưa đến đều đều và có phần
hậu hơn trước nữa. Ông Huấn càng ngạc nhiên nữa: năm bạn đồng chí của ông cũng đều được
biệt đãi như thế cả.
Nhiều khi, ông bận tâm nghĩ đến sự tươm tất của viên quản ngục và cho rằng hẳn là viên quản
ngục muốn dò đến những điều bí mật của ta, nhưng không phải, vì ông đã khai hết bên ti Niết
cả rồi. Ngoài thái độ khinh bạc, lạnh lùng, ông Huấn Cao còn phải bận tâm nghĩ đến sự tươm
tất của quản ngục.
Giữa chốn ngục tù tăm tối, tấm lòng của viên quản ngục được Nguyễn Tuân ví như thanh âm
trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Có lẽ, sự dịu dàng và
lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục đã làm Huấn Cao động lòng.
Sự hiểu lâm và thái độ khinh bạc của Huấn Cao đối với viên quản ngục mất hẳn trong một tình
huống đầy kịch tính: Một buổi chiều lạnh, viên quản ngục tái nhợt người đi sau khi tiếp đọc
công văn. Quan Hình bộ Thượng thư trong Kinh bắt giải ông Huấn Cao và các bạn đồng chí
của ông vào Kinh. Pháp trường lập ở trong ấy kia. Ngày mai, tinh mơ, sẽ có người đến giải tù
đi. Viên quản ngục vốn đã tin được thầy thơ lại, cho lính gọi lên, kể rõ tâm sự mình. Thầy thơ
lại cảm động nghe xong chuyện, nói: “Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi”. Rồi chạy ngay
xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi
lòng viên quản ngục, và ngập ngừng báo luôn cho ông Huấn biết việc về Kinh chịu án tử hình.
Sau khi nghe thầy thơ lại hớt hải bày tỏ ước nguyện tha thiết của quản ngục, Huấn Cao đã thay
đổi hẳn thái độ. Lúc này, Huấn Cao mới vỡ lẽ vì sao có những hành động đối xử lạ lùng của
thầy trò viên quản ngục và đồng thời nhận ra rằng viên quản ngục là hạng người biết quý Cái
Đẹp. Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười: “Về bảo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào
lính canh trại về nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây rồi ta cho chữ.
Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối
bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân
của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người
như thầy Quản đây lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đi phụ mất một
tấm lòng trong thiên hạ”, ông cảm động thực sự trước viên quản ngục có tấm lòng biệt nhỡn

liên tài, biết thưởng thức thú chơi chữ đẹp và trân trọng người sáng tạo ra Cái Đẹp. Trong câu
nói của Huấn Cao với thầy thơ lại có chút ân hận và tự trách về sự hiểu lầm trước đó.
Ngay đêm hôm ấy, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã diễn ra ở chốn ngục tù. Đó là
cảnh Huấn Cao cho chữ. Cái ẩm ướt, tăm tối của buồng giam tương phản với vẻ trang trọng,
thanh cao của những nét chữ đẹp tươi do Huấn Cao viết ra và sự thăng hoa từ tâm hồn của hai
kẻ tri âm. Cũng bởi yêu mến tính cách của viên quản ngục nên Huấn Cao đã dành cho ông ta
lời khuyên chân thành và thấm thía: Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi…
Thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã… Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi
cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
Lần này là lần thứ tư và cũng là lần cuối cùng trong đời Huấn Cao cho chữ. Ông tự biết giá trị
những chữ do mình viết ra là rất quý. Ba lần trước, ông cho chữ ba người bạn thân. Lần này,
ông cho chữ kẻ mà trước đây chỉ ít phút, ông căm ghét và khinh miệt. Vậy điều gì đã xảy ra
trong tâm hồn ông, khiến ông đi đến quyết định cho chữ quý? Lòng tự trọng của Huấn Cao đã
gặp lòng trân trọng của viên quản ngục. Không phải chỉ là sự hiểu biết mà còn là sự thông
cảm, hơn nữa là sự kính trọng đã nâng viên quản ngục lên vị trí của một bậc tri kỉ, một tấm
lòng liên tài hiếm có trong thiên hạ. Chính điều đó làm cho Huấn Cao cảm động sâu sắc.
Cảnh ông Huấn Cao cho chữ vừa lạ, vừa đẹp như một ảo ảnh, một ánh hào quang không phải
của thế giới này mà của cõi nào trong thần thoại – một cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu
rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói
bốc tỏa cay mắt, họ dụi mắt lia lịa. Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô
nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản
ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái
thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn
Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng dậy và đĩnh đạc bảo:
- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo
một bức lụa trắng với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung
hoành của một đời con người… Tôi bảo thực đấy: Thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã,
thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên
lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo.
Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau.
Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ
miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” Lúc trước, ba người chưa hiểu
nhau, nhưng trong thời khắc đặc biệt này, họ gặp nhau ở một điểm chung là tấm lòng tha thiết
yêu mến và trân trọng Cái Đẹp – Cái Đẹp chữ viết đi đôi với Cái Đẹp tâm hồn.
Sự thay đổi đột ngột trong thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục là hoàn toàn hợp lí,
phù hợp với con người và tính cách của ông. Tại sao trước sự biệt đãi của viên quản ngục,
Huấn Cao lại thản nhiên đến lạnh lùng? Có lẽ viên quản ngục là người hiểu ông Huấn hơn cả
nên không lấy làm oán thù thái độ của ông Huấn. Y cũng thừa hiểu những người chọc trời
khuấy nước đến trên đầu người ta cũng còn chẳng biết là có ai nữa, huống chỉ cái thứ mình chỉ
là một kẻ tiểu lại giữ tù. Bản chất ngang tàng, cứng cỏi của Huấn Cao uy vũ và tiền bạc không
sao mua chuộc, lung lạc nổi thì sá gì sự đãi ngộ ít ỏi chốn lao tù! Huấn Cao giữ mình bởi ông
chưa hiểu gì về viên quản ngục, ông cảnh giác đề phòng những âm mưu, mánh khóe thâm độc
mà ông từng biết. Hơn nữa, giữa Huấn Cao và viên quản ngục có một khoảng cách rất lớn. Đó
là khoảng cách giữa một kẻ tử tù và một kẻ đại diện cho cường quyền, bạo lực. Sâu xa hơn là
khoảng cách giữa người tài cao đức trọng và kẻ tài thiểu đức sơ trong bậc thang giá trị. Trong
hoàn cảnh ấy, thái độ cao ngạo, khinh bạc ban đầu của Huấn Cao là hợp lí. Thái độ ấy không
làm cho viên quản ngục nổi giận mà ngược lại, càng khâm phục và kính nể Huấn Cao hơn.
Nếu như Huấn Cao không thay đổi thái độ đối với viên quản ngục thì đến cuối truyện, chắc
hẳn vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao không trọn vẹn. Nhưng Nguyễn Tuân đã không làm như
vậy mà ông muốn Huấn Cao trở thành biểu tượng của Cái Đẹp toàn thiện toàn mĩ. Khi biết
được ước nguyện của viên quản ngục, Huấn Cao đã vô cùng cảm kích. Sự chuyển biến trong
thái độ của Huấn Cao cho chúng ta thấy rõ hơn phẩm chất cao thượng của ông. Ngoài tài năng
và khí phách hơn người, Huấn Cao còn là một nhân cách lớn, biết nhìn nhận và trân trọng vẻ
đẹp tâm hồn, dù vẻ đẹp ấy khuất lấp ở chốn không dành cho nó. Sự thay đổi đột ngột trong
thái độ của Huấn Cao là điều dễ hiểu, vì ông đã nhận ra tấm lòng biệt nhỡn liên tài, sự dịu
dàng và biết trọng người ngay của viên quản ngục. Mặt khác, Huấn Cao vốn có thiên lương
trong sáng, có cái tâm tha thiết với con người, với cuộc đời cho nên sự gặp gỡ, đồng cảm giữa
ông và viên quản ngục là điều tất yếu.

Sự thay đổi thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục có một ý nghĩa quan trọng trong tác
phẩm. Qua đó, chúng ta hiểu sâu hơn bản chất cao quý của Huấn Cao. Ngoài tài năng, khí
phách, Huấn Cao còn có một tâm hồn đẹp, một nhân cách cao quý. Chiều hướng tích cực trong
cách nhìn nhận, đánh giá của Huấn Cao cho thấy viên quản ngục cũng là người đáng nể trọng.
Đúng như nhận xét của Nguyễn Tuân, viên quản ngục là thanh âm trong trẻo chen vào giữa
một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Tấm lòng biệt nhỡn liên tài, ý thức bảo vệ, gìn
giữ Cái Đẹp như một báu vật ở đời của viên quản ngục quả là hiếm hoi trong xã hội phong
kiến suy tàn thời ấy.
Thái độ của Huấn Cao trước sau có khác: trước cao ngạo, lạnh nhạt, sau thân mật, ân cần
nhưng vẫn giữ phong thái đĩnh đạc, ung dung, độ lượng của một bậc chính nhân quân tử đối
với nét đẹp trong phẩm cách con người, dù là nhỏ nhất, dù ở hoàn cảnh trớ trêu nhất. Thiên
truyện chấm dứt bằng lời nói rưng rưng nghẹn ngào nhiều ý nghĩa của viên quản ngục.
Nguyễn Tuân đã thành công khi đặt hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục cạnh nhau. Hai
nhân vật này bổ sung tính cách và soi sáng cho nhau để tôn vinh giá trị trường tồn của Cái Đẹp
trong tác phẩm.
Với tập truyện Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân đã đạt được ước nguyện khi tìm về và trân
trọng ca ngợi những vẻ đẹp tinh thần truyền thống của dân tộc. Tác phẩm Chữ người tử tù của
ông đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong lòng người đọc, trong đó hình tượng Huấn Cao
tượng trưng cho vẻ đẹp lí tưởng mà con người tôn thờ và luôn khát khao vươn tới.
Viết Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân có ngụ ý sâu xa gì nữa không? Điều chắc chắn là tác giả
muốn nói lên nỗi tiếc nuối khôn nguôi của mình đối với một con người tài giỏi, nghĩa khí, một
nhân cách lớn lao ở cái thời đất nước suy vong. Đồng thời, ông cũng kín đáo lồng vào đó nỗi
đau chung cho cả dân tộc đang trong vòng nô lệ, tất cả những gì tốt đẹp, tài ba trong đời đều bị
lũ thực dân, đế quốc chà đạp, vùi dập một cách bạo tàn.
Bài 6
Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội
vàng của Xuân Diệu.
Niềm say mê thiên nhiên, say mê cuộc sống của Xuân Diệu được thể hiện đầy đủ nhất, cao độ
nhất có lẽ là ở bài thơ Vội vàng. Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, nhà phê bình, nghiên cứu văn
học Hoài Thanh nhận xét: Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh đời, sống vội vàng,

sống cuống quýt… Đây là nhận xét tinh tế và chính xác bởi khi đặt tên bài thơ là Vội vàng,
Xuân Diệu đã tỏ ra rất hiểu mình. Có thể coi bài thơ này là tuyên ngôn về lẽ sống của nhà thơ.
Xuân Diệu yêu cuộc sống tha thiết, nồng nàn. Theo nhà thơ, cuộc sống là tất cả những lạc thú
vật chất, tinh thần cùng với những gì trần tục và thanh cao của nó. Bài thơ Vội vàng cho người
đọc thấy thi nhân đang trải lòng mình ra mà viết và bày tỏ cho hết tình cảm chân thành đối với
cuộc đời.
Bàn về lẽ sống của Xuân Diệu, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng lẽ sống vội
vàng của nhà thơ bắt nguồn từ nhận thức về thời gian vô hạn và kiếp người hữu hạn. Cái đáng
quý nhất của con người là cuộc sống cho nên phải tranh thủ chớp lấy từng khoảnh khắc để
sống. Ý kiến khác cho rằng Xuân Diệu yêu tha thiết, yêu say đắm cuộc sống nên rất sợ mất nó.
Trong khi yêu, Xuân Diệu đã cảm thấy tình yêu đang mất nên luôn ở trong tâm trạng hoảng
hốt, lo âu, chợt vui, chợt buồn. Chính vì vậy nên dù là yêu cảnh hay yêu người, Xuân Diệu
cũng đều ngấu nghiến, vồ vập, vội vàng.
“Cái tôi” của tác giả trong bài thơ này được thể hiện ở hai trạng thái đối lập mà thống nhất của
tâm hồn: lúc mãnh liệt đến cuồng si, lúc lại da diết, lắng sâu. Đọc kĩ bài thơ, chúng ta sẽ nhận
ra diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình: lúc phơi phới yêu đời, lúc sôi nổi, cuồng nhiệt
như núi lửa phun trào, lúc lại bâng khuâng, lo lắng.
Vội vàng tuy là bài thơ trữ tình nhưng nó lại chứa đựng một triết lí sống cụ thể. Kết cấu bài
thơ có thể chia làm hai phần, được phân cách bằng câu thơ ngắn: Ta muốn ôm. Phần trên
nghiêng về trình bày những lí lẽ vì sao lại phải sống vội vàng ? Thái độ sống ấy xuất phát từ
nhận thức và quan niệm về hạnh phúc trần gian, thời gian và tuổi trẻ. Theo Xuân Diệu thì cuộc
sống trần thế giống như một thiên đường kì thú với bao nguồn hạnh phúc dành cho con người.
Nhưng những cảnh sắc ấy chỉ thực sự mang vẻ đẹp thần tiên trong buổi xuân thì của nó và con
người chỉ tận hưởng được những lạc thú khi còn trẻ; trong khi đó tuổi trẻ lại vô cùng ngắn
ngủi. Thời gian có thể cướp đi tất cả. Vậy chỉ có một cách là chạy đua với thời gian, là phải
vội vàng mà sống. Đây là một triết lí tích cực và tiến bộ.
Phần dưới của bài thơ thể hiện những hành động vội vàng của nhân vật trữ tình trong khi
hưởng thụ vẻ đẹp của đời. Nội dung cảm xúc thể hiện rõ ở những hành động vồ vập, ở trạng
thái chếnh choáng của một “cái tôi” đang muốn tận hưởng thật nhiều hương sắc của khu vườn
trần thế.

Hai phần này chuyển tiếp rất tự nhiên về cảm xúc và rất chặt chẽ về luận lí. Nó khiến cho bài
thơ liền mạch và hoàn Chỉnh, giống như một dòng chảy ào ạt, tự nhiên của tâm trạng. Đây
chính là thành công đáng kể của bài thơ.
Bốn câu ngũ ngôn mở đầu đoạn hai nêu lên ý tưởng táo bạo, dị thường đến mức như nghịch lí:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Nhà thơ muốn đoạt quyền của tạo hóa, đảo ngược quy luật tự nhiên. Muốn tắt nắng đi, muốn
buộc gió lại, cái ham muốn lạ lùng ấy hé mở cho chúng ta thấy lòng yêu bồng bột, vô bờ của
nhà thơ đối với con người, cuộc sống, với thế giới thắm sắc đượm hương đang trải rộng trước
mắt. Dường như Xuân Diệu đã chỉ cho chúng ta thấy rõ cái nghiệt ngã của tạo hóa để rồi sau
đó từ từ lí giải lẽ sống vội vàng của mình.
Trước hết, thiên nhiên và cuộc sống được Xuân Diệu cảm nhận theo một cách riêng. Với nhà
thơ, đây là một thiên đường trên mặt đất. Cái thiên đường đầy hương sắc đó hiện ra trong bài
thơ vừa như một khu vườn tình ái
của vạn vật đương buổi xuân thì, vừa như một người tình đầy quyến rũ. Xuân Diệu cảm nhận
thiên nhiên mà thực chất là tình tự với thiên nhiên.
Xung quanh nhà thơ, cảnh vật tưng bừng, rạo rực một sức sống đang lên, đầy hấp dẫn, lôi
cuốn, khiến không ai có thể thờ ơ:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tất cả tình và cảnh trong đoạn thơ này được tác giả miêu tả rất cụ thể: Tuần tháng mật của ong
bướm, muôn hoa xuân nở rộ khoe sắc, khoe hương trên đồng nội xanh rì. Chồi non, lộc nõn
cành tơ phơ phất, khúc tình si rộn rã của yến anh, ánh sáng chớp hàng mi. Đoạn thơ như tiếng
reo vui hồn nhiên của đứa trẻ ngây thơ lạc vào khu vườn đầy hương sắc, rộn rã, tưng bừng bàn

nhạc đủ mọi thanh âm. Đối với Xuân Diệu, mỗi ngày mới là một niềm vui mới và cuộc đời
tưởng như là chuỗi vui vô tận: Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa.
Điệp từ này đây lặp lại tới năm lần, như nhấn mạnh từng nét đẹp của vườn xuân, như giới
thiệu sự phong phú bất tận của thiên nhiên với niềm hào hứng lạ thường, để rồi đi đến một so
sánh rất độc đáo: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. Xuân Diệu có lối diễn tả tinh tế
bằng sự chuyển đổi cảm giác, ông không nói tháng giêng đẹp mà nói tháng giêng ngon để đặc
tả một sức sống mơn mởn, non tơ, quyến rũ. Là thi sĩ của tình yêu nên Xuân Diệu thấy giữa vẻ
đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp thiếu nữ đương xuân có những nét tương đồng.
Hai khổ thơ liên kết chặt chẽ với nhau. Thi sĩ muốn tắt nắng đi, muốn buộc gió lại chính là để
lưu giữ mãi mãi hương sắc của vườn xuân trần thế. Nhưng tiếc thay, vẻ đẹp ấy chỉ rực rỡ lúc
xuân thì, mà xuân thì lại vô cùng ngắn ngủi. Nhà thơ đang hân hoan đón nhận vẻ đẹp tuyệt vời
mà tạo hóa ban cho
muôn loài thì bỗng chốc niềm vui tan biến, thay vào đó là nỗi ngậm ngùi trước hiện thực phũ
phàng:
Xuân đương tới; nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Theo quan niệm của nhà thơ thì mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu là những gì đẹp nhất, “là những
phần ngon nhất của cuộc đời”. Thiên nhiên đẹp nhất lúc xuân sang; đời người đẹp nhất tuổi
xuân thì; tình yêu đẹp nhất khi đi đôi với tuổi trẻ. Nhưng trớ trêu thay là tạo hóa – đấng vô
hình sáng tạo ra cái đẹp và cũng lạnh lùng huỷ diệt cái đẹp. Mùa xuân và tuổi trẻ đều vô cùng
ngắn ngủi. Thời gian sẽ cuốn trôi hết thảy: Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân
còn non, nghĩa là xuân sẽ già. Cho nên con người phải vội vàng tận hưởng mọi sắc màu cùng
hương thơm, mật ngọt của đời.
Xưa nay, quan niệm về thời gian gắn liền với sự tuần hoàn của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
Nghĩa là thời gian được hình dung như một vòng tròn quay liên tục hết một vòng lại trở về
điểm xuất phát, cứ trở đi trở lại mãi mãi như thế. Mà đã là vòng tuần hoàn thì những thời khắc,
thời đoạn của nó có ra đi rồi cũng sẽ quay trở về. (Xuân đi thì xuân sẽ quay lại). Quan niệm đó

xuất phát từ cái nhìn, lấy quy luật vũ trụ làm thước đo thời gian.
Xuân Diệu lại quan niệm rằng thời gian như một dòng chảy xuôi chiều một đi không trở lại,
mà mỗi một khoảnh khắc trôi qua là sự sống của đời người sẽ vĩnh viễn mất đi một ít. Tức là
lấy cái quỹ thời gian hữu hạn của con người để đo đếm thời gian. Thậm chí, lấy quãng ngắn
nhất, giàu ý nghĩa nhất trong đời người là tuổi trẻ để làm thước đo. Cách cảm nhận về thời
gian như vậy xuất phát từ ý thức sâu xa về giá trị của sự sống cá nhân, mỗi khoảnh khắc đều
vô cùng quý giá. Nó quý giá chính vì một khi đã trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Quan niệm ấy
khiến cho con người phải biết quý từng giây phút của cuộc đời và biết làm cho mỗi khoảnh
khắc của đời mình cần phải tràn
đầy ý nghĩa. Có như thế mới là biết sống. Đây là nguyên nhân sâu xa của thái độ sống vội
vàng. Xuân Diệu cảm nhận rằng thời gian và tuổi trẻ một đi không bao giờ trở lại, cho nên đã
chua xót phủ nhận: Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn rất biện chứng về vũ trụ, về thời gian:
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Xuân Diệu đồng nhất mùa xuân với tuổi trẻ và tình yêu, cho nên ông ngậm ngùi than: Mà xuân
hết, nghĩa là tôi cũng mất. Nhà thơ cảm thấy đời người quá ngắn ngủi trước thời gian và không
gian vĩnh cửu:
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Câu thơ như một tiếng thở dài u hoài, tiếc nuối. Quy luật thiên nhiên giờ đây đã trở nên đối
kháng với con người:
Lòng tôi rộng… / lượng trời cứ chật,
Xuân vẫn tuần hoàn… / tuổi trẻ chẳng hai lần thấm lại,
Còn trời đất… / chẳng còn tôi mãi.
Vì thế, cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận về sự mất mát. Mỗi khoảnh khắc
trôi qua là một phần đời vĩnh viễn mất đi:
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…
Hai câu thơ này thể hiện rất rõ cách cảm nhận tinh vi về thời gian của Xuân Diệu. Mỗi khoảnh

khắc đang lìa bỏ hiện tại để trở thành quá khứ được hình dung như một cuộc chia li vĩnh viễn.
Và thời gian được coi như một dòng chảy vô tận của những mất mát, cho nên thời gian thấm
đẫm hương vị của chia phôi. Khắp sông núi là những lời than thầm tiễn biệt của vạn vật. Sâu
xa hơn là mỗi một sự vật dang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó. Tâm trạng phức
tạp đã chi phối cách nhìn, cách nghĩ của Xuân Diệu cho nên giữa tươi xanh thi sĩ đã nhìn thấy
màu héo úa; giữa hiện tại đã thấp thoáng quá khứ, giữa sum họp dã có mầm mống chia li:
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sữa ?
Cảm nhận của Xuân Diệu về thời gian, không gian thật lạ. Dường như cái chất vui tươi, trẻ
trung của thiên nhiên không còn nữa: tháng năm rớm vị chia phôi, sông núi than thầm tiễn
biệt, gió xinh hờn vì phải bay đi, chim đứt tiếng reo thi vì sợ độ phai tàn sắp sửa…
Thời gian được cảm nhận bằng khứu giác – mùi tháng năm, thời gian được hình dung là
hương hoa – chẳng thế mà thi sĩ cứ muốn buộc gió lại, cho hương đừng bay đi. Nhà thơ đã
cảm nhận sự trôi chảy vô tình của thời gian bằng tất cả các giác quan. Mỗi khoảnh khắc thời
gian đang lìa bỏ hiện tại để trở thành quá khứ.
Không thể buộc gió, không thể tắt nắng, cũng không thể níu kéo thời gian, thì chỉ có một cách
thực tế nhất là chạy đua với thời gian, phải tranh thủ sống, vội vàng mà sống:
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Đó cũng là bi kịch của đời. Dù cuộc đời đầy bi kịch nhưng khu vườn trần thế vẫn hết sức hấp
dẫn đối với con người – nhất là những người đa cảm, đa tình như Xuân Diệu. Cho nên thi sĩ
càng hối hả, vội vàng tận hưởng khi Mùa chưa ngả chiều hôm (nghĩa là khi tiết xuân và tuổi
trè vẫn còn đang độ).
Câu thơ não nuột, tuyệt vọng: Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa đã khép lại phần lí giải
cho lẽ sống vội vàng của Xuân Diệu và mở ra phần biểu hiện của hành động vội vàng:
Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu;

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Đoạn thơ như là lời tình tự của thi sĩ với thiên nhiên, với sự sống bằng những cảm xúc và ham
muốn mỗi lúc một si mê, cuồng nhiệt. Chỉ có thế mới diễn tả hết được khát vọng sổng mãnh
liệt của thi sĩ.
Cảm hứng thơ như những đợt sóng đại dương mỗi lúc một dâng cao. Sự kết hợp hài hòa đến
mức tài tình giữa âm thanh, hình ảnh, từ ngữ trong đoạn thơ đặc tả sự cuồng nhiệt của tình yêu
cuộc sống. Tình yêu ấy làm sống dậy vẻ tươi đẹp, đầy sinh khí của thiên nhiên. Điệp ngữ ta
muốn khẳng định khát khao cháy bỏng muốn ôm trọn cả vũ trụ trong vòng tay âu yếm muôn
đời. Mỗi lần điệp ngữ đó xuất hiện là lại đi liền với một động thái yêu đương, càng lúc càng
mạnh mẽ, đếm say: ôm cả sự sống, riết mây đưa và gió lượn, say cánh bướm với tình yêu, thâu
trong một cái hôn nhiều…
Khát khao gắn bó, yêu thương và giao hòa với thiên nhiên, với con người và cuộc sống thôi
thúc nhà thơ, đẩy cảm xúc thơ lên tới tột đỉnh. Thi sĩ muốn được thưởng thức đầy đủ, trọn vẹn
tất cả vẻ đẹp của vườn đời đầy hoa thơm trái ngọt:
Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
Ta thấy Xuân Diệu như con ong đã hút mật no nê, như một tình nhân dang tràn trề hạnh phúc.
Niềm khao khát vô biên được tận hưởng hạnh phúc đắm say bộc lộ qua những động từ quyết
liệt, táo bạo, gây ấn tượng mạnh với người đọc.
Phải nói rằng cách thể hiện tâm trạng của Xuân Diệu trong bài thớ Vội vàng là rất mới, rất lạ,
rất Xuân Diệu, xưa nay chưa từng có. Cách dùng từ ngữ, hình ảnh thật táo bạo. Táo bạo nhưng
đặc sắc, tài tình bởi chỉ có thể nói bằng cách ấy mới bày tỏ hết sự nồng nàn say đắm của lòng
yêu. Bài thơ như lời giục giã yêu đương, lời kêu gọi tuổi trẻ hãy sống cho sôi nổi và mãnh liệt.
Xuân Diệu yêu đời, tha thiết gắn bó với cuộc sống. Thi sĩ đã hào hứng khẳng định: Sự sống
chẳng bao giờ chán nản. Ông thèm hưởng thụ và biết hưởng thụ mọi cái đẹp, cái vui của cuộc
sống và qua thơ, ông dâng tặng những của cải tinh thần quý báu đó cho mọi người. Nhà thơ
giúp chúng ta khám phá ra chân giá trị của cuộc đời mà nếu sống hời hợt, nông nổi thì khó
nhận ra được. Sự sống trong thơ Xuân Điệu phong phú và đa dạng. Đó là mùa xuân, tuổi trẻ,

tình yêu; là thế giới muôn hình muôn vẻ, tràn đầy niềm vui và ánh sáng. Chính vì thế, Xuân
Diệu và thơ tình Xuân Diệu mãi mãi thuộc về tuổi trẻ – những con người sống để yêu thương.

×