Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Kịch nguyễn huy tưởng nhìn từ phương diện thể loại (LV01381)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.29 KB, 102 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2





DƢƠNG THỊ THANH TÚ




KỊCH NGUYỄN HUY TƢỞNG – NHÌN TỪ
PHƢƠNG DIỆN THỂ LOẠI


Chuyên ngành : Lí luận văn học
Mã số : 60 22 01 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Thị Kiều Anh






HÀ NỘI – 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2





DƢƠNG THỊ THANH TÚ




KỊCH NGUYỄN HUY TƢỞNG – NHÌN TỪ
PHƢƠNG DIỆN THỂ LOẠI


Chuyên ngành : Lí luận văn học
Mã số : 60 22 01 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Thị Kiều Anh







HÀ NỘI – 2014

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Đóng góp của luận văn 8
7. Bố cục luận văn 8
NỘI DUNG
Chƣơng 1: XUNG ĐỘT KỊCH NGUYỄN HUY TƢỞNG
1.1. Xung đột trong kịch bản của Nguyễn Huy Tưởng 10
1.1.1. Khái niệm xung đột 10
1.1.2. Các loại xung đột cơ bản trong Kịch Nguyễn Huy Tưởng 12
1.1.2.1. Xung đột dân tộc 12
1.1.2.2. Xung đột giữa khát vọng cá nhân với hiện thực xã hội 21
Chƣơng 2: NHÂN VẬT KỊCH NGUYỄN HUY TƢỞNG
2.1. Lý thuyết chung về nhân vật 32
2.1.1. Khái niệm, vai trò của nhân vật 32
2.1.2. Nhân vật kịch và đặc điểm nhân vật kịch 34
2.2. Các kiểu loại nhân vật trong kịch Nguyễn Huy Tưởng 36
2.2.1. Bảng thống kê hệ thống nhân vật trong kịch Nguyễn Huy Tưởng 36
2.2.2. Đặc điểm nhân vật kịch Nguyễn Huy Tưởng 36
2.2.2.1.Kẻ thù của nhân dân 38

2.2.2.2. Nhân vật kẻ sĩ, trí thức 46
2.2.2.3. Nhân vật quần chúng nhân dân 59
CHƢƠNG 3: NGÔN NGỮ KỊCH NGUYỄN HUY TƢỞNG
3.1. Ngôn ngữ kịch 70
3.2. Ngôn ngữ trong kịch Nguyễn Huy Tưởng 71
3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại 72
3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại 85
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ở Việt Nam, một trong những thể loại ra đời vào những năm đầu thế kỉ
XX là loại hình kịch nói, một thể loại xung kích, gặt hái được nhiều thành
công, tác động trực tiếp đến người đọc, người xem, mang lại những hiệu quả
thẩm mĩ tích cực. Trước khi xuất hiện ở Việt Nam, kịch nói có lịch sử phát
triển khá lâu đời. Ngay từ thời cổ đại, ở Hi Lạp – La Mã, Ai Cập, các sân
khấu kịch, các nhà hát đóng vai trò trung tâm trong đời sống sinh hoạt văn
hóa, thu hút được số lượng lớn các tầng lớp xã hội quan tâm, thưởng thức.
Những vở kịch của Xôphôclơ, Esin, Ơripit, Pie Coocnây, Raxin, Môlie,
U.Sêchxpia,… đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho kịch thế giới. Từ cái nôi
sản sinh và phát triển, theo không gian và thời gian, những tác phẩm kịch kinh
điển được dịch và trình diễn trên sân khấu nhiều nước trong khu vực và thế
giới. Tác giả của công trình Những vấn đề lịch sử văn học kịch Việt Nam
Phan Trọng Thưởng khẳng định: “Kịch nói Việt Nam có nguồn gốc từ phương
Tây, ảnh hưởng phương Tây không những làm giảm phẩm chất và tổn thương
danh giá của nó mà còn trả lại tính khách quan lịch sử cho nó, khẳng định lại
quy luật về sự ảnh hưởng của văn hóa, văn học giữa các khu vực như một

hiện tượng phổ biến trong văn học thế giới”. Sự ra đời của kịch nói vào
những năm đầu thế kỉ là kết quả của quá trình giao lưu văn hóa, của sự ảnh
hưởng có lúc cưỡng bức, có lúc tự giác của văn hóa phương Tây, trực tiếp là
văn hóa Pháp đối với văn hóa Việt Nam… Sự ra đời của kịch nói ở đô thị là
kết quả của một tác động lịch sử và văn hóa từ bên ngoài vào chứ chưa phải là
kết quả của một quá trình phát triển nội tại, nảy sinh trong những điều kiện
lịch sử, kinh tế và văn hóa nội tại. Có thể nói, nhìn ở góc độ đồng đại và lịch
đại, nguồn gốc của kịch nói Việt Nam có sự kết hợp hài hòa của yếu tố truyền
thống và hiện đại. Sức sống nội sinh của các loại hình sân khấu dân gian tạo
2

nền tảng, động lực để cơn gió của quá trình giao lưu, hội nhập kích thích, hình
thành.
Trong số những kịch gia đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của
kịch Việt Nam, Nguyễn Huy Tưởng là một gương mặt tiêu biểu. Kịch
Nguyễn Huy Tưởng là một thực thể sống động, đa thanh nhiều tầng nghĩa
tiềm ẩn mà nhiều nhà nghiên cứu, phê bình vẫn gắng công tìm hiểu giải mã.
Qua thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, hiện đã có hơn 40 bài viết và
công trình nghiên cứu về Nguyễn Huy Tưởng và tác phẩm kịch của ông .
Trong đó hầu hết các ý kiến chủ yếu đề cập đến các vở kịch cụ thể và đời
sống của chúng trên sàn diễn. Duy nhất trong công trình nghiên cứu Nguyễn
Huy Tưởng (1912-1962) của GS Hà Minh Đức và Phan Cự Đệ , kịch Nguyễn
Huy Tưởng mới được đề cập một cách toàn diện, khái quát, có hệ thống. Song
ở đó cũng mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tác phẩm trên bình diện nội dung
tư tưởng chứ chưa đi sâu vào phương diện nghệ thuật để khẳng định tài năng,
bút pháp trong sáng tác của ông.
Với đề tài Kịch Nguyễn Huy Tưởng – nhìn từ phương diện thể loại,
tác giả luận văn mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong tiếng nói chung
vừa khẳng định những thành công về một trong những phương diện nghệ
thuật viết kịch của tác giả; đồng thời nhằm khẳng định thêm những giá trị về

sự nghiệp văn chương Nguyễn Huy Tưởng trong nền văn học Việt Nam hiện
đại.
2. Lịch sử vấn đề
Trong gần hai mươi năm sáng tạo, Nguyễn Huy Tưởng đã để lại một
khối lượng khá đồ sộ về cả văn xuôi và kịch, trong số đó không ít tác phẩm để
lại dư ba trong lòng bạn đọc. Xét riêng về kịch, nhìn lại chặng đường sáng tác
của ông ta thấy, từ tác phẩm đầu tay Vũ Như Tô đến Những người ở lại, chưa
đầy 10 năm nhưng đã ghi dấu khá rõ những bước chuyển biến quan trọng của
3

xã hội Việt Nam những năm tháng khốc liệt, hào hùng. Ngòi bút của Nguyễn
Huy Tưởng trong lĩnh vực kịch luôn giữ được sự nhạy bén, sắc sảo. Kịch
Nguyễn Huy Tưởng đều thấm sâu chủ nghĩa yêu nước anh hùng, một mặt bản
chất của phong cách Nguyễn Huy Tưởng. Kịch của ông phản ánh bước đi và
những thành công của kịch cách mạng trong quá trình tìm đường, nhận
đường. Với những cách tân, sáng tạo, kịch Nguyễn Huy Tưởng có sự kế thừa
tiếp nối kịch dân tộc và định hướng trào lưu cho kịch thời kì mới. Trong các
sáng tác kịch của Nguyễn Huy Tưởng thì bốn vở kịch: Vũ Như Tô, Cột đồng
Mã Viện, Bắc Sơn, Những người ở lại là bốn tác phẩm kịch tiêu biểu của
Nguyễn Huy tưởng, đồng thời cũng là bốn bông hoa hương sắc trong nền kịch
nói của Việt Nam. Với sự khiêm tốn của mình, Nguyễn Huy Tưởng từng nói
mỗi tác phẩm của mình là một thí nghiệm, một cố gắng và nỗ lực chủ quan để
tìm đến một phương hướng sáng tạo. Điều đó cũng chứng minh rằng Nguyễn
Huy Tưởng không tự thỏa mãn, luôn tìm tòi, suy nghĩ để tiến tới sự hoàn
chỉnh, tuyệt mỹ, “góp phần đáng kể vào sự hình thành của kịch nói Việt Nam
hiện đại, đem đến cho nó cái phẩm chất văn học và tầm vóc chuyên nghiệp”
[47, tr 366].
Những sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng có tác động lớn lao, mạnh mẽ
tới sự phát triển của văn học dân tộc cũng như sự phát triển của xã hội. Bên
cạnh những tiểu thuyết đồ sộ, có quy mô, những trang bút kí nóng hổi tính

thời sự….là những vở kịch có tiếng vang lớn, tác động trực tiếp đến công
chúng, tạo dư luận tích cực. Nghiên cứu, tìm hiểu kịch Nguyễn Huy Tưởng đã
có nhiều bài viết của các nhà báo bình luận ngay sau khi vở được dàn dựng,
công diễn. Vở Bắc Sơn công diễn ngày 6/4/1046 tại Nhà hát lớn được các báo
Độc lập (số 118, 7/4/1946), Tiền Phong (Số 9, 16/4/1946), Vì nước (số 77
/7/4/1946), Đồng Minh (số 31, 7/4/1946), Kiến Thiết (số 8, 14/4/1946), Sự
Thật (số 31, 13/4/1946), Dư luận (số 9, 16/6/1946) đều nhất trí khen ngợi,
4

đánh giá: “Bắc Sơn mở ra nền kịch mới”, mặc dù vẫn còn một số hạn chế về
hành động, suy nghĩ của nhân vật có phần vội vàng và lối diễn của một số
diễn viên còn gượng. Năm 1948, nhiều đoàn kịch chuyên nghiệp và nghiệp dư
trích dựng một số hồi của vở Những người ở lại. Ngày 17/8/1957, Những
người ở lại được diễn tại Nhà hát lớn, vở kịch gây tranh cãi. Nhà báo Hồng
Lĩnh viết: “Chúng tôi hoan nghênh sự cố gắng của tác giả Những người ở
lại. Nhưng những khuyết điểm lớn về tư tưởng và sự cấu tạo nội dung làm cho
vở kịch chưa thành công.”[2 ; Tr 3]. Riêng với tác phẩm đầu tay Vũ Như Tô
(1941) sau hơn nửa thế kỉ (1995) mới được NSND Phạm Thị Thành đưa lên
sân khấu bởi tính phức tạp, đa nghĩa của hình tượng nhân vật cũng như tư
tưởng không rạch ròi của tác giả trong lời đề tựa. Vở diễn gây được sự chú ý,
quan tâm của đông đảo công chúng, nhận được những lời khen ngợi, đánh giá
cao. Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng trong bài viết Suy nghĩ thêm về Vũ
Như Tô nhân vật kịch được dàn dựng trên sân khấu nhận định: “Câu hỏi
của Nguyễn Huy Tưởng trong lời đề tựa: Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay
những kẻ giết Vũ Như Tô phải. Đài cửu trùng nên mừng hay nên tiếc? Có
thể tìm được câu trả lời: Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của người nghệ sĩ
và người công dân sinh bất phùng thời. Kẻ đáng nguyền rủa và đáng lên án là
Lê Tương Dực và bọn gian nịnh” [50; Tr 25]. Có thể nói, những ý kiến, nhận
xét xuất hiện trên các báo chủ yếu bình luận sau khi vở được công diễn chứ
chưa thực chú trọng đến kịch bản, mặc dù vở diễn dựa trên kịch bản nhưng từ

kịch bản đến trình diễn vẫn có một khoảng cách mà nhiều khi diễn viên không
truyền tải được hết những ý đồ, tín hiệu nghệ thuật mà nhà văn muốn gửi
gắm. Các bài viết đều tập trung vào giá trị nội dung, tư tưởng, những tác động
của vở diễn đối với công chúng hay cách diễn xuất của diễn viên chứ chưa đi
sâu vào tài nghệ viết kịch của người sáng tác .
5

Công trình khoa học đầu tiên đầy công phu và nghiêm túc Nguyễn
Huy Tưởng (1912 – 1962) của GS. Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ biên soạn,
NXB Văn học ấn hành năm 1966 đã đánh giá một cách toàn diện về sự nghiệp
của Nguyễn Huy Tưởng. Trong công trình này, các tác giả nghiên cứu khá kĩ
về cuộc đời, hành trình sáng tác, những tác phẩm đầu tay, những trăn trở, suy
tư của nhà văn trong buổi đầu đến với văn chương. Sau chương 1 có tính chất
dẫn nhập, cuốn sách đi sâu khảo sát những sáng tác tiêu biểu của nhà văn
trước và sau cách mạng, chỉ ra được những đặc điểm nổi bật, những giá trị lớn
về nội dung, tư tưởng, những thành công và hạn chế trong cách miêu tả, phản
ánh cuộc sống trong các cuốn tiểu thuyết, kịch, truyện thiếu nhi. Tuy nhiên,
với tính chất là một chuyên luận giới thiệu về tác giả, tác phẩm, công trình
cũng mới chỉ dừng lại ở những nét khái quát nhất giúp người đọc hình dung
được con đường sáng tác nghệ thuật của nhà văn với những tác phẩm để đời
làm nên tên tuổi của một nhà nghệ sĩ lớn. Trong phần viết về kịch, GS. Hà
Minh Đức đặc biệt chú ý đến vở Vũ Như Tô, ông cho rằng : “Cách đặt vấn đề
và suy nghĩ của Nguyễn Huy Tưởng là tích cực và tiến bộ nhưng do thái độ
ngập ngừng giữa lí trí và tình cảm nên tác giả đã giải quyết vấn đề không
triệt để. Sự lúng túng của Nguyễn Huy Tưởng được bộc lộ ngay trong lời đề
tựa khiến cho nhân vật Vũ Như Tô trở nên vừa đáng giận vừa đáng thương”
[10; Tr 17]. Sau này trong các chuyên luận và các bài viết, ông cũng vẫn giữ
quan điểm trên: “Sở dĩ nhân vật Vũ Như Tô có phần được phóng đại và lí
tưởng hóa, những sai lầm của nhân vật này không bị phê phán triệt để là do
mâu thuẫn trong thế giới quan của tác giả”. Có thể nói, suốt gần 20 năm bị

lãng quên, đến những năm 60 và 90 của thế kỉ XX, Vũ Như Tô mới gây được
sự chú ý của đông đảo giới nghiên cứu, lí luận, phê bình. Trên tạp chí Văn
học, GS. Phan Cự Đệ đưa ra những kết luận khá mới mẻ: “Phải đặt tác phẩm
vào hoàn cảnh lịch sử, viết Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng muốn giải quyết
6

ba vấn đề: vấn đề quan hệ giữa nghệ sĩ với quần chúng; nghệ thuật chống
cường quyền; vấn đề văn hóa dân tộc” [4; Tr 26], Nguyễn Đình Thi thì lại
cho rằng: “Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của sự nhận thức. Chính Vũ
Như Tô đã làm thức tỉnh những nghệ sĩ đã tách rời nghệ thuật với vận mạng
của quần chúng lao khổ” [46; Tr7], còn với Tô Hoài: “Vũ Như Tô vừa là một
khắc khoải vừa là một niềm tin” [15; Tr 4]. Kể từ sau cuốn sách của Hà Minh
Đức, Phan Cự Đệ, giới nghiên cứu phê bình, sáng tác vẫn tiếp tục đề cập đến
con người và tác phẩm của nhà văn. Một số tiểu luận Nguyễn Huy Tưởng qua
hai chế độ (Tác gia văn xuôi Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học xã hôi, H,
1977), lời giới thiệu trong Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng, NXB Văn học, H,
1984, đã phân tích sâu sắc sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, ghi
nhận những đóng góp của ông với văn học nước nhà. Tiếp tục dòng suy nghĩ
về những vấn đề đặt ra trong tác phẩm và lời đề tựa, các bài viết của Nguyễn
Văn Thành (Tìm hiểu kịch Nguyễn Huy Tưởng, tạp chí Sân Khấu 1/1984);
Nguyễn Phương Chi (Vũ Như Tô và gửi gắm của Nguyễn Huy Tưởng qua
nhân vật Đan Thiềm, Tạp chí Văn học, 3/1985); Phong Lê (Vũ Như Tô –
thời gian và thẩm định, Giáo dục và thời đại chủ nhật, 4/5/1997); Văn Tâm
(Vũ Như Tô trong cuộc đời bát nháo, Nguyễn Huy Tưởng một sự nghiệp
chưa kết thúc, Viện Văn học, 1992),Tất Thắng, Phạm Xuân Nguyên…đã dày
công bóc tách từng lớp phương diện nội dung, tư tưởng để thấy được quan
điểm sáng tác, thế giới quan của nhà văn và bi kịch của nhân vật. Cuối những
năm 90, GS. Đỗ Đức Hiểu với tư duy phân tích, tài thẩm định sắc sảo đã đưa
ra những cái nhìn mới, độc đáo về bi kịch Vũ Như Tô giúp người đọc có nhận
thức đúng về giá trị muôn đời của tác phẩm: “Vũ Như Tô là một bi kịch hiện

của Việt Nam, một bi kịch mang tính anh hùng ca. Vũ Như Tô mang tính vĩnh
cửu và toàn nhân loại” [14; 13 ].
7

Bên cạnh Vũ Nhƣ Tô, Cột đồng Mã Viện, hai vở kịch sau cách mạng
Bắc Sơn, Những ngƣời ở lại cũng là những đối tượng thẩm mĩ được các nhà
nghiên cứu đi sâu tìm hiểu, chỉ ra những mặt thành công và hạn chế của từng
vở. Nhiều hội thảo khoa học, nhiều tập sách lần lượt ra đời sưu tầm và tập
hợp những bài nghiên cứu, những cảm tưởng, hồi ức, suy nghĩ của bạn bè,
người thân về thân thế sự nghiệp, con người Nguyễn Huy Tưởng. Đặc biệt
vào tháng 5/1992, Viện Văn học kết hợp với Hội nhà văn và một số cơ quan
xuất bản báo chí tổ chức hội thảo khoa học: Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960)
nhân dịp kỉ niệm 80 ngày sinh của nhà văn. Hội thảo đã có những nhìn nhận
toàn diện, đầy đủ và khách quan về sự nghiệp sáng tác của nhà văn và những
vấn đề còn bỏ ngỏ được đặt ra trong những tác phẩm tâm huyết. Ngay tháng
12 năm đó, công trình Nguyễn Huy Tưởng – một sự nghiệp chưa kết thúc
do Viện Văn học biên soạn, tập hợp những bài báo, bài nghiên cứu, phát biểu
trong hội thảo cũng được ra mắt công chúng.
Năm 1997, NXB Hà Nội ấn hành cuốn: Nguyễn Huy Tưởng trong
vầng sáng hồi nhớ, nói về những kí ức của người thân, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đối với nhà văn. Năm 2000, NXB Giáo Dục cho ra mắt cuốn: Nguyễn
Huy Tưởng về tác gia tác phẩm, đây là công trình cung cấp cho bạn đọc
những bài viết hay, những khám phá phát hiện mới mẻ về con người – văn
chương Nguyễn Huy Tưởng.
Trên cơ sở các nguồn tư liệu và tham khảo trên, chúng tôi tập nhìn
thấy chưa có đề tài nào khai thác kịch Nguyễn Huy Tưởng xét từ phương diện
thể loại, vì vậy đề tài của chúng tôi đi sâu nghiên cứu một số tác phẩm kịch
tiêu biểu của Nguyễn Huy Tưởng dưới cái nhìn thể loại. Qua đó người viết
muốn mang một đóng góp nhỏ khẳng định thêm giá trị về kịch Nguyễn Huy
Tưởng, đồng thời có cái nhìn sâu sắc, toàn diện, đầy đủ và chính xác về các

vấn đề mà tác giả đặt ra trong các tác phẩm của mình.
8

3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tập trung khảo sát, nghiên cứu các vở
kịch của Nguyễn Huy Tưởng trước và sau cách mạng tháng Tám trên một số
phương diện nổi bật của thể loại: nhân vật, xung đột, ngôn ngữ. Khẳng định
tài năng sáng tạo và sự đóng góp của Nguyễn Huy Tưởng đối với sự phát
triển của thể loại kịch trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu kịch Nguyễn Huy Tưởng nhìn từ phương diện thể loại :
xung đột, nhân vật, ngôn ngữ
- Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành thống kê, khảo sát, phân tích
và lí giải vấn đề trong phạm vi 4 vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng: Vũ Như Tô
(1943), Cột đồng Mã Viện (1944), Bắc Sơn (1946), Những người ở lại (1948),
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa
- Phương pháp loại hình
6. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu một cách có hệ thống về xung đột, thế giới nhân vật và
ngôn ngữ trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng nhằm khẳng định những thành
công về mặt thể loại của nhà văn, qua đó thấy được những đóng góp cũng như
vị trí của Nguyễn Huy Tưởng trong kịch Việt Nam.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính gồm 3 chương

9

- Chương 1: Xung đột kịch Nguyễn Huy Tưởng
- Chương 2: Nhân vật kịch Nguyễn Huy Tưởng.
- Chương 3: Ngôn ngữ kịch Nguyễn Huy Tưởng





















10

NỘI DUNG
Chƣơng 1

XUNG ĐỘT KỊCH NGUYỄN HUY TƢỞNG

1.1. Xung đột trong kịch bản của Nguyễn Huy Tƣởng
1.1.1. Khái niệm xung đột
Xung đột có một vai trò vô cùng quan trọng trong một tác phẩm kịch.
Xung đột là cơ sở của kịch. Đó là “sự đối lập, sự mâu thuẫn được dùng như
một nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các hình tượng
của tác phẩm nghệ thuật” [10, tr 358]. Lep Tônxtôi viết: “Kịch là xung đột.
Kịch phải đặt ra những vấn đề lớn trước dư luận xã hội. Tác phẩm kịch bộc
lộ rõ nhất bản chất của bất kì nghệ thuật nào. Kịch trình bày những tính cách
và những tình huống đa dạng nhất của con người, nêu ra trước mắt họ, đặt
tất cả bọn họ vào tình thế bắt buộc họ hành động, xem xét để tìm hiểu xem
phải giải quyết vấn đề như thế nào?” [9, tr 12]. Nhà viết kịch thường lấy
xung đột trong đời sống làm cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật, đây là con
đường ngắn nhất mà nhà viết kịch tìm đến hiện thực. “Lý giải được những
vấn đề thuộc phạm trù xung đột thông qua hệ thống ngôn ngữ nhân vật, có
nghĩa là nhà viết kịch đã lí giải được những vấn đề mang ý nghĩa nhân bản
luôn đặt ra cho mọi dân tộc, mọi thời đại bằng tiếng nói nghệ thuật riêng của
thể loại” [7, tr 201]. Xung đột quy định những giai đoạn chính của sự phát
triển cốt truyện: Trình bày, khai đoạn, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc.
Nhưng trong kịch không phải xung đột nào cũng tạo được những xúc cảm
thẩm mĩ, nó còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các lực lượng tương quan.
Thiếu xung đột, tác phẩm kịch sẽ mất đi đặc trưng cơ bản đầu tiên của thể
loại, sẽ là những “vở kịch tồi” . Vì vậy người viết kịch phải tạo được những
11

xung đột mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, tính khái quát lớn lao nhưng phải hết
sức chân thực, nghĩa là xung đột mang tính điển hình hoá.
Thiếu ý nghĩa điển hình, tác phẩm kịch chỉ là sự mô phỏng những mâu
thuẫn vụn vặt, tầm thường của đời sống. Thiếu ý nghĩa chân thực, tác phẩm

kịch chỉ là sự giả tạo, là những dòng lí thuyết suông. Từ thời Hy Lạp cổ đại,
những vở bi kịch đã xoáy sâu vào những xung đột giữa khát vọng của con
người với quy luật nghiệt ngã của định mệnh. Bi kịch của Sêchxpia là xung
đột giữa lí tưởng nhân văn cao cả với những trở lực đen tối của xã hội. Kịch
của Sekhov đi từ nỗi bế tắc của mỗi số phận để phản ánh những vấn đề sâu xa
của nhân loại; rồi kịch của Sile, Ipxen, Arbudov, B. Brêch cũng đi từ những
xung đột cụ thể của dân tộc, thời đại mình để vươn tới tầm khái quát lớn lao
cho đời sống nhân loại. Công chúng tìm đến với kịch là tìm đến một sự đồng
cảm hoặc phản bác đối với tác giả trước những vấn đề quan trọng của đời
sống. Nghệ thuật kịch luôn là diễn đàn tư tưởng của cuộc sống, là mối giao
cảm sâu xa giữa tác giả và khán giả.
Nói tới xung đột kịch ta cần quan tâm đến vai trò tư tưởng của người
viết. Phản ánh những xung đột trong đời sống người viết muốn gửi gắm một ý
nghĩa tư tưởng nào đó tới khán giả. M. Pogodin, nhà viết kịch Xô Viết nổi
tiếng khi tìm hiểu về mối quan hệ giữa xung đột và tư tưởng, ông cho rằng:
Xung đột là điều kiện quan trọng đầu tiên của tác phẩm, nó mang lại cho tác
phẩm kịch sự sống và sự vận động. Nhưng xung đột bao giờ cũng phụ thuộc
vào một cái cao nhất, cũng là linh hồn của nó, đó là tư tưởng chủ đề của tác
phẩm. Xung đột có thể có nhiều phạm vi và cấp độ: Xung đột trong nội tâm,
xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh,… Nhưng tập trung nhất vẫn là xung
đột giữa những tính cách mang những quan niệm đại diện cho các lực lượng
khác nhau trong cuộc sống.
12

Khi tìm hiểu về tính chất xung đột trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng,
nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Bằng trái tim nhạy cảm, ý thức trách
nhiệm của cái tôi công dân, nghệ sĩ đối với cuộc đời, Nguyễn Huy Tưởng đã
khai thác và dựng mâu thuẫn kịch từ những mâu thuẫn cơ bản của thời đại,
những xung đột quyết liệt đặt ra trong vận mệnh dân tộc, từ đó chi phối đến
số phận nhân vật ở các tầng lớp xã hội khác nhau. Ngòi bút của Nguyễn Huy

Tưởng rất giàu chất sử thi nên trong khuynh hướng khai thác xung đột lịch sử
cũng như xung đột hiện tại, lối bắt nhìn của anh là luôn tìm đến những sự kiện
nổi bật, tái hiện nó ở mức quy mô. Một điều đáng quý là Nguyễn Huy Tưởng
luôn từ những mâu thuẫn trong đời sống đặt ra những vấn đề suy nghĩ. Anh
luôn xoáy sâu vào những ý nghĩ để tìm lấy một kết luận, một phương hướng
giải quyết. Nhìn một cách tổng quát, kịch Nguyễn Huy Tưởng xoay quanh hai
xung đột cơ bản: Xung đột dân tộc và xung đột giữa khát vọng cá nhân với
hiện thực xã hội
1.1.2. Các loại xung đột cơ bản trong Kịch Nguyễn Huy Tƣởng
1.1.2.1. Xung đột dân tộc
Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực. Mỗi nhà văn là thư kí trung
thành của thời đại, sinh ra để làm tròn sứ mạng nào đó với thời đại của mình.
Nguyễn Huy Tưởng sống chưa đầy nửa thế kỉ nhưng có may mắn là được
chứng kiến những trang sử đau thương nhất và cũng rất hào hùng của đất
nước. Những bão táp lịch sử tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà văn. Bằng sự
nhạy cảm riêng, ông tìm thấy cảm hứng trong những điểm mốc thời gian, ghi
lại những biến động của dân tộc Việt Nam.Từ trước cách mạng, Nguyễn Huy
Tưởng đã sớm ưu tư về vận mệnh đất nước và dân tộc, luôn thường trực trong
nhà văn ý thức đi tìm một lẽ sống, một lí tưởng. Bản thân ông là một nhà văn
tha thiết với đất nước, với dân tộc. Trong những tác phẩm công khai thời kì
1940 – 1945, tiểu thuyết và kịch lịch sử của ông đã đặt vấn đề dân tộc một
13

cách tương đối đúng đắn nhất. Ông cũng đã hết lời ca ngợi lòng yêu nước của
dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước đó hoặc âm ỷ trong những ngày đất nước bị
giày xéo hoặc bùng cháy lên mạnh mẽ trong những cuộc chiến chống xâm
lăng. Chính ông đã chứng minh được rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc
anh hùng, có một sức sống mạnh mẽ, bất diệt.
Xung đột dân tộc được hình thành từ những mâu thuẫn quyết liệt, gay
gắt giữa một bên là đất nước Đại Việt với những anh hùng đấu tranh vì chính

nghĩa chống lại ách đô hộ của bọn thực dân Pháp và phong kiến phương Bắc.
Đây là xung đột cơ bản làm nền tảng cho diễn biến phát triển cốt truyện. Bốn
nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã đối mặt với rất nhiều
kẻ thù để giữ vững biên cương. Đây được coi là một đề tài lớn, thu hút bút lực
của các nhà thơ, nhà văn. Với ưu thế của thể loại, kịch Nguyễn Huy Tưởng đã
tỏ rõ tài năng trong việc phản ánh cuộc đụng độ sống còn của nhân dân ta
trong những thời khắc bão táp của lịch sử.
Cột đồng Mã Viện được khởi thảo vào năm 1944, lấy thời điểm khá xa
so với hiện tại để phản ánh, thời kì Mã Viện cất quân xâm lược nước ta (năm
Tân Sửu, 41). Sự kiện ấy được sử sách tóm lược “Mã Viện đánh được Trưng
Vương đem đất Giao Chỉ sát nhập vào nhà Đông Hán rồi chỉnh đốn binh
lương, đem quân đi đánh dẹp khắp nơi, đi đến đâu xây thành đắp lũy đến đó.
Mã Viện còn cho dựng cây đồng trụ ở chỗ phân chia đại giới, khắc sáu chữ
Đồng trụ chiết, Giao Chỉ tiệt. Người Giao Chỉ đi qua chỗ đó ai cũng bỏ vào
chân cột đồng trụ một hòn đá. Về sau chỗ ấy thành gò đá, đến nay không còn
biết cột ấy ở chỗ nào” [23, tr 32.]. Cột đồng Mã Viện là một vở kịch lịch sử
ca ngợi lòng yêu nước vô bờ của người dân Giao Chỉ chống lại bọn phong
kiến xâm lược Mã Viện. Theo dòng lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng đã trở về với
thời điểm những năm đầu sau công nguyên, tái hiện lại cuộc nổi dậy của nhân
dân Giao Chỉ đứng lên chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Cột
14

đồng Mã Viện có độ lùi thời gian xa nhất về thời điểm miêu tả, phản ánh. Đây
là kịch bản có sự hư cấu lớn, tư liệu lịch sử ghi lại khá sơ lược, mang màu sắc
giai thoại. Mâu thuẫn cơ bản, trung tâm của vở xuất phát từ việc Mã Viện,
tướng nhà Hán sau khi cất quân xâm lược Giao Chỉ đã cho chôn cột đồng ở
ranh giới hai nước với dòng chữ “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ tiệt”. Việc làm đó
nhằm đe dọa những người dân vốn ít hiểu biết, đồng thời phô trương thanh
thế, uy hiếp Giao Chỉ. Trước tin đồn có kẻ âm mưu phá hoại cột đồng, Mã
Viện sai Chu Vũ cùng quân lính túc trực ngày đêm. Việc dựng cột đồng khiến

cho người dân Giao Chỉ mỗi khi đi qua có phần run sợ, nhưng lại càng khắc
sâu nỗi nhục mất nước, vì thế ai đi qua cũng cố ném những hòn sỏi, hòn gạch,
khúc cây mong cột đồng không đổ: “Mụ bán hàng: - Không gì hơn là ai đi
qua, mỗi người ném một hòn gạch, hòn sành vào chân cột đồng, cho nó thêm
bền, thêm vững. Được thêm ngày nào hay ngày ấy.”
Trước lời thách thức khắc trên cột đồng, cùng tấm biển đề: “… cấm
không ai được phá cột đồng. Ai không tuân lệnh, làm hư hỏng cột đồng thì bị
đày suốt đời bên Tàu; ai làm đổ, mất tích cột đồng thì bị chết chém…” Hùng
Chi và Khúc Việt cùng anh em binh lính đã trù tính kế hoạch phá cột đồng,
rửa mối nhục cho nước. Từ xung đột đó đã tạo ra những lực lượng đối lập, có
những hành động chống trả quyết liệt.
Trong kịch bản, Chu Vũ sung sướng, tự đắc, ra oai, tự mãn, khinh
thường người Việt: “Xem chúng nó sợ lão gia nhỉ? Nghe nói đến tên là run
lên, trông thấy cái cột đồng cũng hãi. Uy danh lão gia thực dữ hơn sấm sét,
muôn đời giống Giao Chỉ còn kinh sợ. Sung sướng thực”, vì đằng sau hắn là
Mã Viện bao nhiêu, thì Hùng Chi, Khúc Việt lại có những hành động chống
trả quyết liệt kẻ thù và tay sai bấy nhiêu. Ở họ không bao giờ nguôi ngoai chí
lớn phục thù bằng cách phá bỏ cột đồng.
15

Với ý chí và lòng căm thù giặc sâu sắc, Hùng Chi, Khúc Việt không
quản ngày đêm, tập hợp quần chúng phá cột đồng, mặc cho bao hiểm nguy
rình rập, đe dọa. Họ là những người anh hùng có tư tưởng tiến bộ, vì Tổ Quốc
và truyền thống ngàn năm lịch sử, muốn quét sạch tất cả những rác rưởi của
bọn xâm lược còn lưu lại trên đất nước mình: “Còn giống Giao Chỉ, quyết
không khi nào mày được sừng sững mãi thế kia. Mày phải biến đi, cả cái tên
thằng giặc dữ dựng mày cũng thế … Mày nằm đấy trông chúng tao phá cột
đồng của thằng Mã Viện. Tao sẽ rửa cái nhục của giống Giao Chỉ tao, ngay
trước mặt chúng bay, ngay trước mắt thằng Mã Viện. Ngày mai, thằng Mã
Viện về nước, nó sẽ không được trông thấy cột đồng của nó mà dương dương

tự đắc. Cột đồng của chúng bay phải đổ, phải mất đi và giống Giao Chỉ ta
còn mãi mãi” (lời Hùng Chi).
Tiếng hò reo của Hùng Chi, Khúc Việt và anh em quần chúng thể hiện
rõ sức mạnh của tinh thần yêu nước sục sôi. Kết thúc vở kịch, cột đồng tuy
không nhổ được nhưng lại được xoá đi theo một sáng kiến khác: Chiếc cột
đồng ngày càng ngắn lại và sẽ mất đi. Viên gạch, cục đá mà mỗi người dân
ném vào chân cột không phải với ý thức lo ngại sao cho cột đồng khỏi đổ, mà
trở thành biện pháp lặng lẽ, hiệu quả để chôn vùi nó. Cột đồng Mã Viện là tác
phẩm chứa đựng nhiều tư tưởng tích cực, đặc biệt là lòng yêu thương đất
nước và căm giận kẻ thù xâm lược. Tác phẩm đã đề cao tinh thần bất khuất
với ý chí quật khởi của dân tộc ta. Vở kịch mang tính thời sự và thể hiện tính
chiến đấu rõ rệt, đồng thời ca ngợi tình huynh đệ giữa nhân dân hai nước
Trung - Việt. Tuy nhiên, vì cốt truyện kịch bó vào một vấn đề chật hẹp nên
tác phẩm không triển khai được. Xung đột kịch đơn giản, những lực lượng
không có sự đối đầu rõ rệt nên kịch tính không sâu sắc. Nhân vật thiếu chiều
sâu nội tâm, tính cách còn mờ nhạt, nên chưa mang lại hiệu quả nghệ thuật
cao.
16

Bắc Sơn được coi là vở kịch cách mạng đầu tiên thành công mở đường
cho vở kịch nói cách mạng. Ngay từ lúc mới công diễn Bắc Sơn đã được công
chúng hân hoan đón nhận bởi nó dựng lại được không khí của một cuộc khởi
nghĩa lịch sử của quần chúng trong quá trình đấu tranh của dân tộc. Một ưu
điểm đáng kể của vở kịch Bắc Sơn là trong những năm đầu cách mạng nó
chứng minh hùng hồn cho đường lối văn nghệ của Đảng: văn nghệ phải phản
ánh đường lối đấu tranh cách mạng của quần chúng, phải phục vụ quần
chúng. Bắc Sơn cũng chứng minh rằng đề tài chính của kịch cách mạng
không phải là những câu chuyện tình vu vơ, những xung đột giữa luân lý cũ
và mới trong gia đình mà chính là cuộc sống vĩ đại của quần chúng cách
mạng. Lần đầu tiên không khí kịch mở rộng không còn thu hẹp trong bốn bức

tường của xa lông, của tiệm khiêu vũ …. Bắc Sơn đã phản ánh cả một thời kì
của cuộc khởi nghĩa với một không gian khá rộng. Với 5 hồi kịch, đây được
coi là một vở kịch bề thế nói lên quá trình vùng dậy của đồng bào các dân tộc
thiểu số, tiêu biểu là gia đình cụ Phương (người Thổ) đã đứng lên giải phóng
bản làng dưới sự chỉ đạo, dẫn dắt của các chiến sĩ cách mạng (Thái, Cửu).
Không khí và xung đột lịch sử phả vào ngay từ lớp 1, hồi 1 của vở kịch. Xung
đột kịch được xây dựng trên hai tuyến đối lập rất rõ, hai chiến tuyến đó là
cách mạng và phản cách mạng, xảy ra chủ yếu trong một gia đình. Trong Bắc
Sơn, Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện bản chất cơ bản của nhân vật đối với dân
tộc, với cách mạng. Nguyễn Huy Tưởng đã khéo léo tái hiện cuộc khởi nghĩa
thông qua câu chuyện của một gia đình yêu nước. Xung đột chính của vở kịch
là mâu thuẫn giữa nhân dân yêu nước Bắc Sơn và bọn thực dân Pháp. Mâu
thuẫn ấy lại được thể hiện trong sự phân hoá của gia đình cụ Phương và tạo
nên nhiều tình huống phức tạp, trong tình cảm cha con, vợ chồng.
Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng lên mâu thuẫn đối kháng giữa quần
chúng cách mạng và bọn tay sai bán nước. Trong gia đình cụ Phương, mâu
17

thuẫn ấy cũng khá gay gắt. Chính sự xung đột gay gắt trong gia đình cụ
Phương đã gây nên những bão táp ở nhân vật trung tâm là Thơm và đẩy
Thơm đến với cách mạng. Trong vở kịch, chủ nghĩa yêu nước của Nguyễn
Huy Tưởng mang một màu sắc mới. Con đường đến với cách mạng của
những người nghèo khổ như cụ Phương, Cửu, Sáng là tất yếu, cách mạng là
con đường duy nhất của họ. Tuy nhiên để đến được với con đường đó, những
người trong gia đình cụ có cái nhìn khác nhau. Nếu như Sáng và cụ Phương
ngay từ đầu đã hăm hở đến với cách mạng thì ở Thơm và bà cụ Phương cũng
phải mất một khoảng thời gian mới nhận ra được con đường đi của mình.
Ngọn lửa cách mạng đã thổi bùng lên ở mảnh đất Bắc Sơn này, với tinh thần
quyết chiến, quyết thắng, trước tội ác dã man của thực dân Pháp, nhân dân ở
Mỏ Nhai, Vũ lăng, Bình Gia nhất tề xông lên. Và trong không khí đó mỗi

người dân Bắc Sơn đều ý thức được vai trò của mình trong cuộc khởi nghĩa.
Họ tham gia biểu tình “các cụ già cũng hăm hăm hở hở, đàn bà con gái cũng
xắn quần, vén áo, vác gậy, vác dao, vác nỏ ra đánh giặc” (lời của Sáng)].
Cuộc xung đột giữa ta và giặc đã đặt các nhân vật vào tính thế khó khăn, thử
thách. Thực tế kháng chiến càng chứng minh rõ phẩm chất trung thành, tinh
thần dũng mãnh của đồng bào dân tộc thiểu số. Họ xuống đường biểu tình vui
như trẩy hội, thâu đêm suốt sáng, không ngớt niềm vui khi thấy giặc bị tiêu
diệt, căn cứ của ta được giải phóng: “Người đông như kiến, ai cũng hả hả hê
hê, mở mày, mở mặt. Cụ già đầu bạc cũng đi, con trẻ lon ton cũng đi. Người
đang cho con bú cũng đi. Đàn ông có, đàn bà có. Mắt người nào người ấy
sáng như đèn. Người ta đánh trâu, đánh bò đi biểu tình đấy” (Lời ông cụ
Phương). Khát vọng lớn nhất của những người tham gia cách mạng là tiêu
diệt thực dân, phong kiến thối nát, lập lại chính quyền, đất nước được tự do,
độc lập. Nguyễn Huy Tưởng đã nắm bắt được xung đột cơ bản diễn ra ngay
trong cuộc chiến đấu sục sôi của dân tộc. Nó cũng là động lực thúc đẩy người
18

dân đến với cách mạng. Xung đột giữa ta và địch là xung đột chính trong Bắc
Sơn, có tác dụng dẫn dắt làm nảy sinh hành động. Ở Bắc Sơn, bão táp lịch sử
đã hòa vào bão táp của gia đình cụ Phương. Đây là kiểu xung đột kép, lồng
vào nhau, bổ sung cho nhau. Như đã nói ở trên, ông cụ Phương và Sáng ngay
từ lớp một của vở kịch đã hăng hái tham gia cách mạng, nhưng bà cụ Phương
và Thơm phải mãi gần kết thúc vở kịch mới xích lại gần cách mạng. Cuộc đấu
tranh gay gắt giữa ta và địch để giữ mảnh đất Bắc Sơn đã giúp bà cụ Phương
và Thơm nhận ra bản chất của Ngọc - một tên Việt gian bán nước, cũng nhờ
đó mà họ nhận ra những vẻ đẹp cao cả của những người chiến sĩ cách mạng.
Có thể thấy rằng, khi Nguyễn Huy Tưởng để cho ông cụ Phương và Sáng ngã
xuống cũng là lúc nhà văn để cho những người kế tiếp họ đứng lên. Xung đột
là cơ sở để nảy sinh hành động, kiểu xung đột dân tộc chi phối đến toàn bộ tác
phẩm. Đây là kiểu xung đột dễ nhận biết, gây được sự chú ý, quan tâm của

người đọc. Xung đột dân tộc đòi hỏi tính chân thực và độ tin cậy cao để trên
đó người nghệ sĩ có thể sáng tạo, hư cấu thêm những biến cố, tình tiết mới.
Cuộc xung đột giữa khát vọng độc lập dân tộc với âm mưu man rợ của kẻ thù
tạo nên chất sử thi hùng tráng, âm hưởng anh hùng ca cùng giọng điệu hào
hùng sôi nổi lạc quan, tạo niềm tin tưởng vào tương lai tất thắng của cách
mạng.
Trong kịch Nguyễn Huy Tưởng, lực lượng đối lập, thù địch với nhân
dân thường không được xác định danh tính (ngoại trừ Chu Vũ trong Cột đồng
Mã Viện hay những tên Việt gian như Ngọc, Dương, Cù Viên) mà hình ảnh
của bọn chúng thường được nhắc tới qua lời thoại của các nhân vật khác với
cái tên: nó, thằng Nhật, thằng Tây.
Bà cụ Phương: - Tôi nghe thấy ở Mỏ Nhai, nó chĩa súng vào làng bắn,
nó đốt nhà, nó lôi người ra chợ bắn.
Thái: - Đuổi được nó đi thì mình không phải đóng sưu thuế nữa.
19

Cửu: - Khi thằng Nhật nó đánh Lạng Sơn, thằng Tây chạy, nó cứ qua
châu Bắc Sơn ta để về Thái Nguyên. Đã thế mà đến đâu nó còn bắt phu bắt
gạo.
Ông cụ Phương: - Mình chết thì nó sống, mình sống thì nó chết.
Qua lời thoại của các nhân vật, hình ảnh kẻ thù như là cái gai trong mắt
cần phải nhổ tận gốc rễ, đánh bật chúng ra khỏi bờ cõi quốc gia. Hình ảnh cụ
Phương, người dân tộc Thổ cùng với con trai hồ hởi tham gia kháng chiến tạo
nên vẻ đẹp ngời sáng của chân lý cách mạng: sức tiềm tàng trong nhân dân.
Một khi được tuyên truyền, giác ngộ thì những con người vốn ít học, chân
lấm tay bùn ấy sẽ làm nên nhiều kì tích. Xung đột dân tộc trong Bắc Sơn phủ
tràn trên cả 5 hồi, “châm mồi” cho phần trình bày, khai đoạn, thắt nút, phát
triển, đỉnh điểm và kết thúc của tác phẩm. Ở lớp nào của vở kịch cũng có
bóng dáng của xung đột này, nó là phông nền giúp người đọc có những nhận
xét, đánh giá, lí giải hành động của nhân vật và hiểu sâu hơn về tác phẩm.

Không khí vui tươi, phấn khởi của cách mạng tháng Tám chưa được
bao lâu, giặc Pháp lại trở lại xâm lấn nước ta. Tiếng súng toàn quốc kháng
chiến bùng nổ. Toàn thể nhân dân lại bước vào cuộc chiến tranh mới. Cuộc
chiến đấu trường kì gian khổ mở đầu bằng những trang oanh liệt, vẻ vang của
Hà Nội kháng chiến. Những người ở lại là tác phẩm kịch viết về Hà Nội
kháng chiến. Hà Nội, hai tiếng ấy gợi lên biết bao yêu thương, trìu mến, Hà
Nội trong những ngày đầu kháng chiến, mỗi góc phố, mỗi căn nhà đều viết
lên trang sử vẻ vang của thủ đô kháng chiến. Nguyễn Huy Tưởng luôn ấp ủ
một ước vọng là làm sao nói lên được cuộc chiến đấu cực kì anh dũng của
nhân dân.Vẫn lấy xung đột dân tộc làm cơ sở cho sự phát triển của mạch
truyện, vở kịch Những người ở lại đã tạo ra rất nhiều những đánh giá khác
nhau. Nguyễn Huy Tưởng đã phát hiện và dựng lên mâu thuẫn của vở kịch
trên cơ sở mâu thuẫn của thời đại. Tiếng súng toàn quốc kháng chiến bùng nổ
20

đã khơi dậy và nổ ra một mâu thuẫn hết sức lớn chi phối toàn bộ hoạt động
của mọi tầng lớp xã hội - đó là mâu thuẫn giữa thực dân xâm lược và toàn thể
nhân dân ta. Mỗi tầng lớp và kiểu người sẽ có những thái độ và phản ứng
khác nhau trong cuộc thử thách đó. Có những người giàu tinh thần yêu nước,
hăng say chiến đấu Ngay trong lời đề tựa, Nguyễn Huy Tưởng viết: “Những
đồng bào Hà Nội đang rên xiết dưới gót giày của quân cướp nước”. Như vậy,
xung đột đã hiện lên ngay trong những trang đầu và những dòng thoại mở
màn tác phẩm:
Lan: - Thủ đô thành một phố của Tây mũ đỏ, của xe díp, của một lũ
đầm đĩ.
Kính: - Nó đòi tước khí giới tự vệ. Nó đòi giữ công an. Nó hẹn tám giờ
mai phải trả lời nó… Đánh nhau đến nơi rồi… Tụi Pháp nó bố trí khắp nơi
rồi. Nó đã bao vây dinh cụ Chủ Tịch, nó đã cho xe đến trước công an quận
nhất. Tự vệ các phố đã sửa soạn đối phó. Nhiều chỗ đã phá thùng ét-xăng,
chia nhau mỗi người mấy chai. Phen này nó khiêu khích thì là đánh .

Cuộc chiến đấu diễn ra trong từng góc phố, căn nhà, trên từng mảnh đất
nhỏ, từng con đường đi. Vì thủ đô yêu dấu, những người chiến sĩ tự vệ như
Kính, Quảng, Lan, Sơn đã không ngần ngại gian khổ, quyết tâm sống chết với
thủ đô. Họ giàu tinh thần yêu nước và hăng say chiến đấu. Họ giết giặc bằng
súng ống cướp từ tay giặc, bằng gươm dao, thậm chí bằng hai bàn tay trắng.
Tinh thần chiến đấu của họ bừng lên, cháy lên trong niềm tự hào và kiêu
hãnh, họ quyết sống chết để bảo vệ thủ đô; thủ đô Hà Nội không thể vào tay
giặc, khuất phục giặc. Trong tiềm thức của những người chiến sĩ, Hà Nội đẹp
vô ngần. Tình yêu Hà Nội thấm nhuần trong suy nghĩ của họ: “Nhớ Hà Nội
quá đi mất thôi. Đi qua những lỗ tường như mê. Tôi thuộc lòng cả những lối
đi rồi. Chỉ một mảnh gạch, một cái bể, có khi chỉ một mùi riêng, là tôi biết
nhà nào, phố nào. Nhớ quá, anh Sơn ạ … Anh Sơn ơi! Tôi không tin là Hà
21

Nội mất đâu. Hà Nội thành tro. Hà Nội thành gạch. Hà Nội thành một bể lửa.
Hà Nội xé ra từng mảnh. Nhưng Hà Nội vẫn trào nguồn vui. Hà Nội vẫn thét
lên trong tiếng căm hờn. Hà Nội vẫn là của anh, của tôi, của dân tộc Việt
Nam. Hà Nội không bao giờ là của giặc, của Pháp…” (lời của Kính)
Chính tình yêu tha thiết mê say của họ với Hà Nội, họ lại càng khắc sâu
hơn mối căm hờn với bọn Tây mũ đỏ. Phải tiêu hủy những ngôi nhà thân
thương, kìm lòng để Hà Nội bùng cháy, trái tim họ như quặn đau, thổn thức:
Sơn: - Mấy que diêm, vài nén hương. Nhất quyết làm cho Hà Nội ra tro
đấy nhé.
Kính: - Hà Nội sẽ thành bể lửa. Rét quá, anh ạ. Hay là sắp đốt thủ đô
mà mình lạnh thế này .
Quảng: - Ra khỏi cầu Long Biên được độ vài trăm bước, ngoảnh lại thì
Hà Nội đã cháy sáng rực đến nỗi chúng tôi nhìn thấy mặt nhau .
Gót giày của thực dân đã đặt trên khắp thủ đô, thanh niên Hà Nội đã tập
hợp trong đội quân cảm tử, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, hy sinh thân mình cho
thủ đô sống mãi. Xung đột dân tộc làm cho nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính

cách của mình: Lan, Quảng, Kính, Sơn hăm hở lao vào cuộc chiến với tinh
thần, sức mạnh Phù Đổng. Chiến tranh đã tôi luyện ý chí của họ, củng cố lòng
tự hào dân tộc, căm thù giặc sâu sắc. Cũng như Bắc Sơn, trong Những người
ở lại không có nhân vật cụ thể nào đại diện cho những thế lực đối lập mà qua
lời thoại của các nhân vật, hình bóng của thực dân với những cái tên: Tây mũ
đỏ, nó, tây, Pháp,… hiện lên như một nỗi ám ảnh khiến chiến sĩ tự vệ phải
vùng lên tiêu diệt chúng để bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp thủ đô hoa lệ.
1.1.2.2. Xung đột giữa khát vọng cá nhân với hiện thực xã hội
Xung đột giữa khát vọng cá nhân với hiện thực xã hội được coi là xung
đột, mâu thuẫn giữa cá nhân với hoàn cảnh sống, khi hoàn cảnh không tạo
điều kiện, ngược lại cản trở, kìm hãm sự phát triển của cá nhân. Ở thời đại

×