Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Nhân vật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh nhìn từ phân tâm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 144 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2






TRẦN SÂM






NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
CỦA BẢO NINH NHÌN TỪ
PHÂN TÂM HỌC





LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM










HÀ NỘI, 2014





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
==========



TRẦN SÂM


NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
CỦA BẢO NINH NHÌN TỪ
PHÂN TÂM HỌC


Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20





LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:



PGS.TS Trƣơng Đăng Dung




HÀ NỘI, 2014




LỜI CẢM ƠN


Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trương Đăng Dung – người thầy
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp tôi hoàn thành
luận văn của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học hiện

đang làm công tác nghiên cứu tại Viện Văn học Việt Nam,
Phòng Sau Đại học và các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè,
những người thân yêu đã luôn động viên trong suốt thời
gian tôi thực hiện đề tài này.
Luận văn được hoàn thành song không tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và các bạn để đề tài
của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2014.
Tác giả luận văn


Trần Sâm






LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn này là
kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, do
PGS.TS. Trương Đăng Dung trực tiếp hướng
dẫn. Kết quả thu được là hoàn toàn trung thực
và chưa được công bố trong công trình nào

khác.

Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2014
Tác giả luận văn


Trần Sâm










MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

MỞ ĐẦU
1

NỘI DUNG.
11
Chƣơng 1: Tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại và tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh nhìn từ phân tâm học

11
1.1. Phân tâm học và văn học nghệ thuật
11
1.1.1. Phân tâm học - Những tiền đề và khái niệm
11
1.1.2. Phân tâm học với văn học nghệ thuật
20
1.2. Phân tâm học với tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới
23
1.2.1. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ phân tâm học
23
1.2.2. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh nhìn khái quát
từ phân tâm học

29
Chƣơng 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh

47
2.1. Đề tài chiến tranh với sự lựa chọn nhân vật nhìn từ phân tâm học
47
2.1.1. Đề tài chiến tranh
47
2.1.2. Sự lựa chọn nhân vật
53

2.2. Thế giới nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh nhìn từ
58
2.2.1. Nhân vật Kiên và những người đồng đội
58
2.2.1.1. Nhân vật Kiên
58
2.2.1.2. Những người đồng đội
83
2.2.2. Nhân vật Phương, những người phụ nữ và những người thân
trong gia đình Kiên nhìn từ phân tâm học

91
2.2.2.1. Nhân vật Phương
91

2.2.2.2. Những người phụ nữ khác
94
2.2.2.3. Những người thân trong gia đình Kiên
96
2.2.3. Nhân vật nhà văn với sự giải thoát trong sáng tác
98
Chƣơng 3: Các thủ pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh nhìn từ phân tâm học

102
3.1. Không gian và thời gian nghệ thuật biểu hiện các phức cảm
102
3.1.1. Không gian - thời gian quá khứ
102
3.1.2. Không gian - thời gian tâm trạng

105
3.2. Những biểu tượng và mô típ biểu hiện các phức cảm
107
3.2.1 Những biểu tượng đặc trưng
107
3.2.2. Các mô típ đặc biệt biểu hiện phức cảm
116
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu biểu hiện các phức cảm
117
3.3.1. Ngôn ngữ biểu hiện phức cảm.
117
3.3.2. Giọng điệu biểu hiện phức cảm
127
KẾT LUẬN
126
TÀI LIỆU THAM KHẢO
131















1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Với tư cách là một tấm gương phản ánh cuộc sống qua mọi thời đại, văn
học luôn bắt nguồn từ cuộc sống hiện tại. Tác phẩm văn học chính là đứa con tinh
thần của mỗi nhà văn. Mỗi tác phẩm hay và có giá trị, nó phải mang giá trị nhân bản
sâu sắc và mang hơi thở của cuộc sống. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người đọc về khả năng nắm bắt và tái hiện cuộc sống hiện thực, cả hiện thực bên
trong lẫn hiện thực bên ngoài, tiểu thuyết Việt Nam những năm gần đây có những
bước chuyển mình rất đáng ghi nhận. Các nhà văn vận dụng khéo léo các quan điểm
trong sáng tạo nghệ thuật để đưa lại cho nền văn học Việt Nam đương đại một diện
mạo mới, một bản sắc mới. Báo cáo của Ban chấp hành Hội Nhà văn tại Đại hội IV
và V đã khẳng định:“Đời sống văn học đang có những chuyển biến mới mang nhiều
hứa hẹn và đồng thời cũng lẩy lên những vấn đề mới”,“Nhìn tổng quát đã có những
bước phát triển đáng mừng”,“Sáng tác văn học trở nên năng động, hấp dẫn, tạo
nên một không khí sôi động thu hút được sự quan tâm rộng rãi của xã hội”. Sự thay
đổi đó đã làm cho nền văn học Việt Nam trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn.
Cùng với những thành tựu đã được khẳng định của văn học Việt Nam ở các
thời kỳ trước thì văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt văn học thời kỳ đổi mới (sau
1986) đã gặt hái được rất nhiều thành công, nhiều hứa hẹn mới với các cây bút tiêu
biểu như Lê Lựu, Chu lai, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài,
Dương Hướng, Bảo Ninh…Trong đó, Bảo Ninh với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh (xuất bản lần đầu tiên năm 1990- với tiêu đề Thân phận của tình yêu) đã gây
được tiếng vang lớn trong và ngoài nước. Có thể nói, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh đã làm nên tên tuổi Bảo Ninh bởi vì: Ngay trong lần đầu tiên xuất bản, tiểu
thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt và được trao
giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (1991). Ở nước ngoài, Nỗi buồn chiến tranh
cũng rất được đề cao, được dịch ra 18 thứ tiếng khác nhau, và gần đây nhất, Nỗi
buồn chiến tranh đã đạt giải thưởng của Nhật Bản với ý kiến đánh giá rất cao, rằng

đó là “tinh hoa của văn chương nhân loại”. Chúng ta có thể khẳng định rằng, Bảo

2
Ninh với Nỗi buồn chiến tranh đã góp phần tạo nên bộ mặt mới, tạo thêm sự sôi
động cho văn học Việt Nam đương đại.
1.2. Chạm đến ngõ ngách sâu thẳm trong thế giới tinh thần của con người,
học thuyết Phân tâm học ra đời đã làm đảo lộn tư tưởng nhân loại một cách ngoạn
mục. Với tư cách là người sáng lập ra phân tâm học, Sigmund Freud được mệnh
danh là “Newton của tâm hồn”. Ở lĩnh vực này, con ngưởi không phải là chủ nhân
của ngôi nhà ý thức như họ từng nghĩ, mà thay vào đó là sự thống trị của thế giới vô
thức. Trong cõi vô thức ấy, con người sống thật với ẩn ức, mơ mộng, ám ảnh, khát
vọng…của chính mình. Dẩu có thể bị chối bỏ đi chăng nữa thì thế giới vô thức cũng
không thể mất đi được, ngược lại nó tồn tại như là một tất yếu trong mỗi linh hồn.
Phân tâm học được thể hiện qua văn học như một lăng kính soi rọi những
góc sâu kín trong thế giới nội tâm của con người. Phân tâm học có ảnh hưởng rất to
lớn đến văn học, nó không chỉ góp phần lớn vào tâm lý học sáng tạo, mà còn làm
thay đổi những quan niệm về tác giả, tác phẩm và tạo ra phương pháp phê bình mới,
đó là phê bình phân tâm học. Phân tâm học và văn học như hai vòng tròn đồng tâm
cùng hướng về con người. Bằng con đường văn học, phân tâm học đi đến trái tim
của con người một cách uyển chuyển. Và ngược lại, trong phân tâm học, văn học đã
tìm thấy con đường đi lý tưởng để bộc lộ chính mình.
Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh đã để lại trong lòng độc giả những ấn
tượng sâu đậm bởi tác phẩm chứa đựng trong đó những nghịch lý, những cái nhìn
đa chiều về chiến tranh, về con người. Tác phẩm thể hiện một cách cảm thụ, cắt
nghĩa và lý giải mới về đề tài chiến tranh, đồng thời nó cũng chứa đựng những cách
tân về kỹ thuật viết tiểu thuyết. Tác phẩm không có các nhân vật trọn vẹn theo lối
truyền thống, nhân vật là những mảnh đời, những mẩu đời vụn nát, dang dở, chắp
vá hợp lại thành từng “bản hòa tấu của những khuôn mặt và những cuộc đời” thành
“tiếng rì rầm của cuộc đời thường”(GS.Trần Đình Sử). Có thể nói, toàn bộ Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã phản ánh quá trình sáng tạo của nhà văn qua các

nhân vật, đặc biệt là nhân vật Kiên. Ta có thể nhận thấy học thuyết phân tâm học
được biểu hiện rất cụ thể qua hệ thống các nhân vật trong tác phẩm. Nghiên cứu

3
nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh từ phân tâm học là đề tài rất hay
và mới. Điều hấp dẫn, lôi cuốn chúng tôi lựa chọn đề tài này là qua Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh để chỉ ra một phương diện nổi trội của thi pháp biểu hiện để đi
sâu vào đời sống tâm linh - một thế giới còn nhiều bí ẩn và khuất lấp đối với chính
con người. Đồng thời, qua đó, mở ra hướng tiếp cận hữu hiệu cho tác phẩm Nỗi
buồn chiến tranh nói riêng và tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 đến nay nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ra đời vào những năm đầu thế kỷ XX, Phân tâm học là bộ môn khoa học
nghiên cứu tâm lý học hiện đại. Khi ra đời, với những quan niệm của Sigmund
Freud và K.Jung đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới lĩnh vực nghiên cứu và phê bình văn
học. Phân tâm học mang lại cho văn học nhiều điều mới mẻ, khác hẳn với trước đó.
Văn học đã ý thức tìm về cái sâu thẳm trong tâm hồn con người, thể hiện tâm lý con
người Việt Nam.
Phân tâm học đã ảnh hưởng trong văn học Việt Nam từ rất sớm. Ở Miền Bắc,
trong lĩnh vực sáng tác, trong sáng tác của các nhà văn ngay từ đầu, chúng ta đã
thấy có bóng dáng phân tâm học. Từ 1930- 1945, các nhà văn thuộc trào lưu văn
học hiện thực phê phán và Tự lực văn đoàn đã vận dụng phân tâm học một cách
hiệu quả như các tác giả: Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nhất Linh… tuy nhiên, mới
chỉ dừng lại ở những nét chấm phá.
Trong lĩnh vực nghiên cứu, từ đầu thế kỷ XX, các nhà phê bình cũng đã tiếp
thu và vận dụng lý thuyết phân tâm học vào nghiên cứu văn học. Những tác giả
thành công ngay giai đoạn đầu phải kể đến các tên tuổi như Nguyễn Văn Hanh,
Nguyễn Bách Khoa, Trương Tửu… Đối tượng mà họ quan tâm là “Thơ Hồ Xuân
Hương - một hiện tượng lạ”. Năm 1936, Trương Tửu viết “Cái ám ảnh của Hồ
Xuân Hương”, Nguyễn Văn Hanh viết “Hồ Xuân Hương, tác phẩm, thân thế và văn
tài”, đã đánh dấu sự ra đời của phương pháp phê bình phân tâm học ở Việt Nam.

Bằng việc sử dụng Phân tâm học của Sigmund Freud, liên hệ mật thiết tác phẩm với
tiểu sử của tác giả, hai nhà nghiên cứu đã có những kiến giải mới mẻ về hiện tượng
Hồ Xuân Hương so với cách nhìn nhận và đánh giá đương thời. Cụ thể họ cho rằng

4
Hồ Xuân Hương là sự ham muốn vô thức của một người đàn bà không được thỏa
mãn về sinh lý, tình dục. Tiếp đó, Nguyễn Bách Khoa với “Nguyễn Du và Truyện
kiều”, “Chất thơ và cái đẹp trong Truyện Kiều” cũng sử dụng Freud để tìm hiểu
tâm lý Nguyễn Du và nhân vật trong Truyện Kiều để đưa ra nhiều luận giải xác
đáng. Ở Miền Nam, từ 1954 – 1975, trong văn học đô thị, phân tâm học được xem
như một địa hạt vô cùng lý thú để các nhà văn khai phá.
Sau 1975, đặc biệt là sau thời kỳ đổi mới(1986) cùng với những thành tựu khoa
học khác, Phân tâm học được chú ý nhiều hơn và được nhìn nhận lại một cách
khách quan và đúng đắn hơn. Vậy là vượt qua mọi thiên kiến trong cách nhìn nhận
và đánh giá của mọi người trong thời gian đầu, phân tâm học dần thuyết phục và lấy
lại được cảm tình của đông đảo công chúng, chứng tỏ được sức nặng của mình.
Trong giai đoạn này, chúng ta thấy phân tâm học được biểu hiện khá nhuần nhuyễn,
phong phú, logic và khoa học hơn trong các sáng tác, tiêu biểu là Nguyễn huy
Thiệp, Xuân Thiều, Chu Lai, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Lập, Phạm Thị Hoài, Võ
Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Hoa, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn
Bình Phương, Nguyễn Việt Hà… Hầu hết các nhà văn đều hướng ngòi bút của mình
vào thế giới nội tâm, thế giới tâm linh nhân vật, bằng nhiều cách khai thác, nhiều
cách tiếp cận khác nhau để khám phá các cung bậc tình cảm của con người. Các nhà
văn đã “Nhận diện con người đích thực với nhiều kiểu dáng nhân vật, biểu hiện đa
dạng nhu cầu tự ý thức giữa con người tự nhiên, con người xã hội và con người tâm
linh”[104,tr.54].
Trong lĩnh vực nghiên cứu và phê bình văn học, đã nở rộ nhiều cây bút phê
bình vận dụng lí thuyết phân tâm học xuất sắc. Nổi trội hơn cả là Phương Lựu, Đỗ
Lai Thúy, Trần Thị Mai Nhi. Trong đó, phải kể đến nhà phê bình Đỗ Lai Thúy với
hai chuyên luận “Hồ Xuân Hương – Hoài niệm phồn thực”(1999) và gần đây là

“Bút pháp của ham muốn”(2009). Với hai chuyên luận này, có thể khẳng định Đỗ
Lai Thúy là nhà phê bình thành công nhất trong việc vận dụng phân tâm học vào
nghiên cứu và phê bình văn học. Đỗ Lai Thúy còn có những công trình như “Phân
tâm học và phê bình văn học”, bài viết này đã khắc họa chân dung những nhà phân

5
tâm học nổi tiếng như S.Freud, K.G.Jung, J.Lancan…tất cả tạo nên một chất xúc tác
giúp học thuyết phân tâm học ăn sâu vào tiềm thức của con người Việt Nam. Đỗ Lai
Thúy còn sử dụng học thuyết của S.Freud để tìm ra ẩn ngữ trong thơ Hoàng Cầm,
mặc cảm chết trong thơ Bà Huyện Thanh Quan hay nguồn cội sáng tạo trong thơ
Xuân Diệu… Đặc biệt là Trần Thanh Hà với chuyên luận “Học thuyết S.Freud và
sự thể hiện nó trong văn học Việt Nam”. Trần Thanh Hà đã vận dụng phân tâm học
để phanh phui tất cả các bản năng sống, bản năng tính dục cũng như trạng thái tâm
linh của con người qua tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài,
Nguyễn Huy Thiệp. Đây có thể xem là một công trình nghiên cứu về sự biểu hiện
của phân tâm học trong văn học Việt Nam.
Với sự hấp dẫn của phân tâm học, Hồ Thế Hà đã cho ra đời nhiều bài viết
nghiên cứu truyện ngắn từ ánh sáng phân tâm học như: “Từ cái nhìn tham chiếu
phân tâm học qua truyện ngắn Việt Nam hiện đại”, đặc biệt là bài viết “Hướng tiếp
cận phân tâm học trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975”. Tác giả đã khẳng định
vai trò của phân tâm học đối với văn học“Phân tâm học lại được vận dụng đa dạng,
có sự cách tân đáng kể để phù hợp với con người cá nhân cá thể trong ý thức sáng
tạo của nhà văn, với các kiểu thể hiện “theo dòng ý thức”,“cách viết tự động”,lắp
ghép kiểu điện ảnh, và phần nào vận dụng đến yếu tố trực giác, ấn tượng, huyền ảo,
tâm linh, vô thức, tiềm thức để khắc họa tính cách và tâm lý nhân vật tinh tế và đa
dạng hơn, phù hợp với cấu trúc nội tâm và con người hiện đại”.[41, tr.9]
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là tác phẩm có số phận đặc biệt, xuất bản
lần đầu tiên vào năm 1990 với tiêu đề do biên tập viên nhà xuất bản Hội nhà văn lựa
chọn: Thân phận của tình yêu. Chỉ một năm sau đó, tác phẩm được tái bản với tiêu
đề chính của tác giả: Nỗi buồn chiến tranh. Cũng trong năm đó, tác phẩm được giải

thưởng của Hội nhà văn và từ đó trở thành một một lựa chọn bị tranh cãi nhiều nhất
trong số các giải thưởng của Hội nhà văn trao tặng. Nhiều cuộc tọa đàm, nhiều bài
viết với những ý kiến khen – chê về tác phẩm đến nay vẫn chưa ngã ngũ.
Nỗi buồn chiến tranh đặt trong bối cảnh của văn học Việt Nam sau 1975 mà bản
thân giai đoạn này chưa có sự thống nhất trong cách nhìn nhận, đánh giá. Có nhiều

6
nhà nghiên cứu, nhiều độc giả rất tán thành, khen ngợi và ghi nhận sự cống hiến của
văn học giai đoạn này khi nó đã có công đem đến một luồng gió mới cho văn học,
bước đầu làm thay đổi tư duy nghệ thuật. Song, cũng không ít những đánh giá
ngược chiều cho đây là bước thụt lùi của nền văn học Việt Nam. Hơn thế nữa, tiểu
thuyết Nỗi buồn chiến tranh chứa đựng trong đó những nghịch lý, những cái nhìn
đa chiều về chiến tranh. Nó thể hiện một cách cảm thụ, cắt nghĩa và lý giải mới về
đề tài này. Tác phẩm cũng chứa đựng những cách tân về kỹ thuật tiểu thuyết cho
nên sự đánh giá, khẳng định những giá trị của nó còn khá thận trọng và dè dặt.
Với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, sự đánh giá về tác phẩm cũng xoay
quanh hai trạng thái đối lập: người khen, khen hết mức; người chê, chê hết lời. Cụ
thể: Đức Trung trong bài viết:“Chiến tranh nào? Nỗi buồn nào?” đã tỏ rõ thái độ
không tán thành.Cũng có không ít nhà phê bình coi cuốn tiểu thuyết này của Bảo
Ninh là“điên loạn”,“rối bời”,“lố bịch hóa hiện thực”,“bôi nhọ quân đội”(Báo Văn
nghệ số 43 ngày 26 tháng 10 năm 1991).
Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến đánh giá cao tác phẩm về nội dung, đặc
biệt về hình thức nghệ thuật. Đó là:
+ Hoàng Ngọc Hiến, Những nghịch lý của chiến tranh( Đọc Thân phận của
tình yêu của Báo Ninh, Báo Văn nghệ số 15/1991).
+ Trần Quốc Huấn, Đọc Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh(Tạp chí văn
học số 3/1991).
+ Nguyễn Thanh Sơn, Nỗi buồn chiễn tranh đến từ đâu?(www.tanviet.net).
+ Trần Huyền Sâm, Bảo Ninh và nỗi ám ảnh về chiến tranh
()

Vì là một hiện tượng văn học độc đáo, gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên
cứu, phê bình nên cho đến nay vẫn có nhiều công trình tiếp tục nghiên cứu về Nỗi
buồn chiến tranh. Song, dường như gần đây do sự thay đổi trong tư duy tiếp nhận
của độc giả nên Nỗi buồn chiến tranh dần được nhìn nhận đúng với những giá trị
mà tác giả góp công tạo nên. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều bài viết
đã khẳng định Nỗi buồn chiến tranh là một tiểu thuyết tiêu biểu cho văn học đổi

7
mới. Hơn thế nữa, nhiều nhà nghiên cứu còn khẳng định đây là cuốn tiểu thuyết
đáng đọc nhất thế kỉ XX, là tiểu thuyết mở đầu cho xu hướng tiểu thuyết mới trong
văn xuôi Việt năm về kỹ thuật tiểu thuyết.
Cũng trong mạch nguồn khám phá, nghiên cứu về Nỗi buồn chiến tranh,
nhiều công trình khoa học, luận văn, luận án đã ra đời. Ngoài những tác giả và các
công trình, bài viết về Nỗi buồn chiến tranh như đã kể trên thì cũng phải kể thêm
một số bài viết quan tâm nhiều hơn tới hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết như:
+ Đoàn Cầm Thi, Tự truyện bất thành ().
+ Nguyễn Đăng Điệp, Kỹ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của
Bảo Ninh(Tự sự học, Đại học sư phạm Hà Nội, Trần Đình Sử chủ biên).
Nhìn chung, hầu hết các bài viết đã có cái nhìn bao quát về tiểu thuyết Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh từ góc độ nhan đề, tác phẩm, cảm hứng sáng tạo của
nhà văn, quan niệm nghệ thuật về con người - ngọn nguồn của mọi cách tân về nghệ
thuật. Bên cạnh đó còn có các luận văn tốt nghiệp đã đề cập khá sâu vào phương
diện quan niệm nghệ thuật về con người, mặc dù là các luận văn tốt nghiệp nhưng
đã phần nào làm rõ hơn quan niệm nghệ thuật về con người của Bảo Ninh trong Nỗi
buồn chiến tranh, như:
Nguyễn Thị Thu Hằng với đề tài: “Quan niệm nghệ thuật về con người trong
tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh”.(Người hướng dẫn: Nguyễn Văn
Tùng, luận văn tốt nghiệp năm 2003) đã nghiên cứu chuyên sâu hơn, tác giả có cái
nhìn bao quát trên phương diện quan niệm nghệ thuật về con người với sự tiếp thu
nhiều công trình, bài viết đi trước. Công trình đã đề cập được đến khía cạnh nhân

vật: Nhân vật người lính trong quá trình tự nhận thức, tự xám hối; nhân vật người
lính cô đơn, mặc cảm.
Gần đây hơn nũa, năm 2003, với việc Nỗi buồn chiến tranh được tái bản với
hai tiêu đề Nỗi buồn chiến tranh (Nhà xuất bản hội nhà văn) và Thân phận của tình
yêu (Nhà xuất bản Phụ nữ) thì nhiều công trình lại tiếp tục nghiên cứu để giải đáp
những vấn đề còn chưa ngã ngũ. Có các bài viết đi sâu nghiên cứu về nhân vật trong
tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh như:

8
Phạm Xuân Thạch, Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến -
Từ chủ nghĩa anh hùng đến chủ đề đổi mới bút pháp (Văn học Việt Nam sau 1975-
Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy).
Nguyễn Thị Mai Liên, Con người - nạn nhân chiến tranh trong hai tiểu
thuyết: Một nỗi đau riêng và Nỗi buồn chiến tranh (Văn học Việt Nam sau 1975-
Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy).
Đoàn Cầm Thi, Về nhân vật Phương, người phụ nữ Hà Nôi và chủ đề văn
học của Nỗi buồn chiến tranh (http://www. evan.vn epress.net).
Trần Huyền Sâm, Bảo Ninh với nỗi ám ảnh về chiến tranh
().
Các bài viết này đã tập trung nghiên cứu về nhân vật - một biểu hiện trong sự
cách tân nghệ thuật của Bảo Ninh trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, đưa ra các
kiểu nhân vật “nạn nhân của chiến tranh”(Nguyễn Thị Mai Liên), ba tuyến nhân
vật chạy song song trong cuộc đời Kiên: người phụ nữ, những người đồng đội và
những người thân (Phạm Xuân Thạch) hay về nhân vật Phuơng - người phụ nữ - đối
âm của chiến tranh, nhân vật cứu rỗi và khơi nguồn sáng tạo (Đoàn Cần Thi)…Trần
Huyền Sâm cũng đã đặt ra những câu hỏi mới để suy xét về Nỗi buồn chiến tranh.
Ông cũng đã đánh giá cao tiểu thuyết này và đặc biệt quan tâm đến nhân vật Kiên,
ông cho đây là “một kiểu bi kịch về người lính” trong và sau chiế tranh. Kiên được
tác giả “dồn” vào nhiều vai và “đặt” vào nhiều góc nhìn khác nhau. Trong phần
cuối của bài viết, Trần Huyền Sâm càng khẳng định đánh giá của mình về Nỗi buồn

chiến tranh khi cho rằng với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã vượt lên một số
nhà văn về kỹ thuật tiểu thuyết. Trong tác phẩm này, người đọc bắt gặp kiểu nhân
vật bệnh lý của Đôntôiepxki, thủ pháp độc thoại nội tâm và dòng ý thức của
Faukner, bút pháp gán ghép điện ảnh của Duras…với một lối kết cấu phi logic.
Chính vì những cách tân táo bạo ấy mà Nỗi buồn chiến tranh đã tạo ra sự khiêu
khích, và có khả năng đối thoại với bạn đọc. Bài viết của Trần Huyền Sâm đã khẳng
định thêm một lần nữa những thành công của Nỗi buồn chiến tranh. Tuy nhiên dung
lượng hạn hẹp của một bài báo chưa cho phép tác giả kiến giải, đi sâu phân tích tác

9
phẩm theo đánh giá của riêng mình. Do vậy, những vấn đề nêu ra trong bài viết
chúng tôi thiết nghĩ nên tiếp tục luận bàn.
Với đề tài: Nhân vật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
nhìn từ phân tâm học, chúng tôi tập trung nghiên cứu nhân vật trong Nỗi buồn
chiến tranh dưói cái nhìn của phức cảm phân tâm học – đây là yếu tố thể hiện sự
đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Bảo Ninh và cũng thể hiện sự sắc
sảo trong quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Tiếp thu những kết quả
đã đạt được của những công trình đi trước với những hướng nghiên cứu trọng tâm
về nhân vật, chúng tôi muốn góp thêm một cách hiểu Nỗi buồn chiến tranh - tác
phẩm được xem là tiểu thuyết tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích của đề tài này là tìm hiểu nhân vật trong tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh nhìn từ phân tâm học, vì vậy, tác phẩm Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh là đối tượng để khảo sát. Ngoài ra, các tác phẩm khác của các
nhà văn đương đại Việt Nam cũng là tài liệu tham khảo quan trọng, soi sáng thêm
khi vận dụng vào nghiên cứu quá trình sáng tác để rút ra những vấn đề lý luận và
thực tiễn sáng tạo trong sự đối sánh với phân tâm học.
3.2. Tuy là tìm hiểu nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh nhìn
từ phân tâm học, nhưng luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những phương diện nổi
trội nhất. Đó là con người với thế giới vô thức, với mặc cảm đa phân và hành trình

giải thoát cùng những biểu hiện nghệ thuật từ góc nhìn phân tâm học như: ngôn
ngữ, giọng điệu, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật… Những nét mờ nhạt
hoặc ít xuất hiện, không chỉ Bảo Ninh mơí có, chúng tôi chỉ điểm qua hoặc kết hợp
bình chú để làm rõ những nét chính, chứ không đi sâu xem xét từng nội dung của nó
trong luận văn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Đây là phương pháp thường gặp trong
văn học, đồng thời cũng là phương pháp quan trọng nhất trong đề tài này. Chúng tôi

10
đi tìm sự hiện diện của các phức cảm phân tâm học, qua cách phân tích tác phẩm cụ
thể ở nội dung và hình thức của từng chỉnh thể nghệ thuật.
- Phương pháp phê bình phân tâm học – là phương pháp quan trọng đánh giá
tác phẩm văn học qua lăng kính phân tâm học.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Sử dụng hai phương pháp thống kê, phân
loại để khảo sát thế giới nghệ thuật của tác phẩm một cách cụ thể, chính xác.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Các nhân vật và các phức cảm nội tâm cần
phải đặt trong trường đôí sánh với nhau để có thể tìm ra được những nét riêng biệt
cũng như sự đồng cảm trong việc sử dụng yếu tố phân tâm học trong tiểu thuyết Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh.
- Phương pháp lịch sử xã hội học.
- Phương pháp hệ thống.
Ngoài những phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi còn vận dụng lý thuyết
Thi pháp học để nghiên cứu những yếu tố của hình thức “mang tính quan niệm về
phân tâm”.
5. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu nhân vật tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh nhìn từ
phân tâm học, người viết mong muốn có một cái nhìn hệ thống, tập trung hơn về
tiểu thuyết của nhà văn. Đồng thời khẳng định những đóng góp của nhà văn Bảo
Ninh và đóng góp của nền văn học hiện đại Việt Nam trong sự phát triển.

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của
luận văn được triển khai theo 03 chương:
Chƣơng 1: Tiểu thuyết Việt Nam đương đại và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh nhìn từ phân tâm học.
Chƣơng 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của
Bảo Ninh.
Chƣơng 3: Các thủ pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh nhìn từ phân tâm học

11
NỘI DUNG
Chƣơng 1
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI VÀ TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN
CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH NHÌN TỪ PHÂN TÂM HỌC

1.1. Phân tâm học và văn học nghệ thuật
1.1.1. Phân tâm học - Những tiền đề và khái niệm
Trong tất cả các ngành khoa học, người ta đã thừa nhận Tâm lý học là môn
khoa học bí hiểm, và khó có thể chứng minh bằng khoa học hơn bất cứ bộ môn nào
khác. Bản chất của những sự vật ở đây luôn luôn có sự hư hư, thực thực và sự bất
ngờ. Vì nhà tâm lý học nghiên cứu về cuộc sống tâm lý con người, mà bản thân con
người là một thế giới huyền diệu, bí ẩn và chỉ khi trong tầng sâu thẳm của tâm hồn,
họ mới có thể hiểu được lòng mình.
Sau sự kiện “Sinh vật học” của Darwin, “Vũ trụ học” của Copernius, thì
S.Freud cũng muốn cảnh tỉnh con người, ông muốn toàn bộ những công trình thám
hiểm của đời ông, về thế giới vô thức, dạy cho nhân loại đòn thứ ba, đòn “tâm lý
học”. Ông viết:“Nhân loại luôn biết rằng nó có một tinh thần. Nhưng cần luôn
nhắc cho nó nhớ rằng nó có các bản năng”[1047, tr. 37]. Đồng thời ông cũng là
người có công lớn nhất, làm cho môn học từ chỗ chỉ đơn giản là phương pháp điều

trị chứng bệnh tâm thần có hiệu quả, trở thành một lý thuyết xã hội, được nhân loại
thừa nhận như là một phát minh lớn trong khoa học cũng như trong đời sống tinh
thần của con người. Những phát hiện của ông về học thuyết phân tâm đã góp phần
không nhỏ trong việc mở lối đi sâu vào thế giới ẩn kín của tâm hồn con người.
Ovrholser cho rằng: “Có nhiều lý do để nói rằng từ một năm nay, S.Freud được đặt
ngang hàng với Copernius và Newton và là một trong những vĩ nhân đã mở ra
những chân trời mới cho tư tưởng con người. Một điều chắc chắn là ở thời đại của
chúng ta chưa ai đem nhiều ánh sáng rọi vào sự hoạt động trí não của con người
như S.Freud”[103, tr.7].

12
Với sự phát hiện ra cõi vô thức, phân tâm học của S.Freud có ảnh hưởng vô
cùng lớn đối với tư duy con người hiện đại, do đó người ta có thể nhận thấy rằng
“Ngay cả Einsten cũng không kích thích được trí tưởng tượng hay thâm nhập vào
cuộc sống đương thời bằng S.Freud”[94, tr.1]. Chính sự tìm tòi, khám phá ra những
điều về trí não mà con người chưa mấy ai biết tới. Do đó học thuyết này dần dần
thâm nhập vào cuộc sống và trong mọi lĩnh vực tinh thần, tri thức của con người.
Sigmund Freud, sinh ngày 06 tháng 5 năm 1856 tại Freiberg thuộc miền
Moravia, Đức, nay thuộc Pribol,Cộng hoà Séc. Ông được đưa tới Viên- thủ đô nước
Áo từ năm bốn tuổi và sống gần cả cuộc đời ở đây. Viên là trung tâm văn hoá lớn
của Châu ¢u vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đây thực sự đã sảy ra rất nhiều
mâu thuẫn, là “Một lò lửa sục sôi những mâu thuẫn kinh tế, xã hội, tư tưởng và trí
tuệ”[106, tr.7]. Sự bảo thủ và những thành kiến xã hội đã làm nảy sinh thói đạo đức
giả và nạn ức chế tình dục. Cho nên, ở đây rất nhạy cảm với chứng bệnh nhiễu tâm
và là địa bàn khảo sát lý tưởng của phân tâm học. Mặt khác, “Chủ nghĩa và quyết
định luận uy tín lừng lững một thời bắt đầu bị phê phán như là một luận điểm duy lý
cằn cỗi”[104, tr.7] dẫn đến sự quan tâm cái hiện tượng phi lý, như ma thuật, cái
sáng tạo vô thức, bệnh nhiễu tâm, đặc biệt là bệnh Hysterie. Thực tại xã hội, hoàn
cảnh gia đình và thực tế đau đớn nhục nhã của chủ nghĩa bài Do Thái trong xã hội
lúc bấy giờ, có vai trò quan trọng trong việc kiến tạo tư duy của Freud. Như vậy,

đây chính là yếu tố tác động đầu tiên của việc hình thành học thuyết phân tâm học.
Theo người viết tiểu sử của Freud khẳng định: Freud có sự thừa hưởng từ người
cha, một nhà buôn len “tính hoài nghi sâu sắc về những tai biến bất thường của
cuộc đời, thói quen dùng giai thoại Do Thái để châm biếm các quan điểm đạo
đức”[104, tr.5]. Mẹ Freud bản tính năng động và nhanh nhẹn. Sigmud Freud là đứa
con cưng đầu lòng của bà. Sau này Freud đã viết “một người đã từng là con yêu đặc
biệt của một bà mẹ thì suốt đời người ấy có cái cảm giác là đi chinh phục, và chính
cái lòng tin chiến thắng ấy luôn đem lại sự thành công thực sự.”[104, tr.5]. Nhận
hưởng cả hai điều này từ cha và mẹ, đã nuôi dưỡng nên thiên tài của Freud.

13
Là một bác sỹ trẻ tâm huyết với nghề, S.Freud nghiên cứu môn thần kinh học
và giải phẫu thần kinh. Sau một thời gian, tên tuổi của ông đã nổi tiếng, ông theo
một người bạn sang Pháp. Đến Paris, ông được tiếp xúc và làm quen với Jean
Charcot – là một nhà bệnh lí học và thần kinh học nổi tiếng của Pháp. Ông rất thoả
mãn khi thấy Charcot chứng minh được “bệnh loạn thần kinh giả và bệnh loạn thần
kinh thật” do dùng thôi miên tạo ra. Khi trở về Viên, ông vấp phải rất nhiều cản trở.
Người ta còn trừng phạt ông bằng cách đuổi ông ra khỏi phòng thí nghiệm giải phẫu
thần kinh. Sau đó, ông vẫn tiếp tục chữa bệnh thần kinh bằng phương pháp thôi
miên trong vài năm, nhưng phương pháp này của Freud bị lên án, đặc biệt là các
thầy thuốc tâm thần học, học cho đó là tà thuật. S.Freud lại một lần nữa bị tẩy chay.
Không khuất phục, ông vẫn tin tưởng vào phương pháp mới của mình và cố gắng
làm sáng tỏ vấn đề. Ông đã học hỏi kinh nghiệm, trên cơ sở đó, ông xây dựng lý
thuyết chữa trị bằng giáo dục mà không cần đến thuốc, không cần đến thôi miên.
Đây là phương pháp thông qua giao tiếp, trò chuyện thân tình với người bệnh để
phân tích trạng thái tinh thần của người bệnh. Việc chữa bệnh theo phương pháp
này được gọi là phân tâm học(psychanalyse là từ ghép từ psycho – tâm lí và analyse
– phân tích). Phân tâm học, có thể được coi như là một ngành của thần kinh bệnh
học, và chỉ áp dụng cho những trường hợp khó khăn nhất là rối loạn nhân cách. Cho
nên, phân tâm học có thể được định nghĩa như một phương pháp dùng để trị những

bệnh rối loạn tâm lý và thần kinh. Theo yêu cầu riêng của phân tâm học, Freud chia
các hiện tượng tinh thần thành ba loại:Vô thức(inconscient), tiền ý thức(pré-
conscient) và ý thức(conscient).
Khái niệm“ý thức”(conscient)còn gọi là tinh thần ý thức hay ý thức hữu
thức.Cái hữu thức là đối tượng nghiên cứu của tâm lí học cổ điển,“ý thức của con
người như là một hình thức của tư duy, một hình thức đời sống tinh thần của con
người, nơi mà con người có khả năng tự hiểu biết mình cũng như ngoại giới, do đó có
khả năng tự làm chủ cuộc sống của mỗi cái tôi một cách sáng suốt, không hề bị động
dưới bất kì ảnh hưởng nào từ bên ngoài hay từ một nguyên nhân nào”[63, tr.35].

14
“Tiền ý thức”, theo S.Freud là“một hiện tượng tinh thần được xét theo chiều
ngược lại nó không phụ thuộc vào vô thức nữa nhưng nó cũng chưa trở thành ý
thức. Nó là một hình thức tinh thần trung gian trong quá trình chuyển biến cái vô
thức thành cái hữu thức, thành ý thức”[63, tr.58]. Ông lấy ví dụ bằng cách, hình
dung hai căn phòng có cửa thông nhau và có một người gác cửa. Phòng thứ nhất
chứa đầy vô thức, một số cái vô thức đã lọt qua người gác cửa để sang phòng thứ
hai, là nơi cho cái hữu thức. Một số cái vô đã qua sự kiểm duyệt của người gác cửa,
nhưng chưa vào hẳn trong phòng hữu thức. Vì vậy, những vô thức này chưa chưa
trở thành hữu thức nhưng cũng không còn là vô thức nữa và được gọi là “tiền ý
thức”. Đây là quá trình chuyển vô thức thành hữu thức của phân tâm học.
Trong khi chữa bệnh, S.Freud phát hiện ra rằng, nguyên nhân sâu xa của căn
bệnh, đó là từ miền sâu trong tâm hồn người bệnh hay chính là cái vô thức. Điều đó
đã được chính S.Freud giải thích “cái vô thức chính là bị dồn nén đến quá mức chịu
đựng thì phải phát sinh ra bệnh tâm thần. Còn triệu chứng chỉ là biểu hiện ra bề
mặt do cái vô thức bị chèn ép gây ra mà thôi”[63, tr.16]. Freud tuyên bố: cõi vô
thức là đối tượng, hoạt động của ý thức chỉ là phụ thuộc. Con người thường suy
nghĩ một cách vô thức và chỉ thỉnh thoảng suy tư mới là có ý thức. Vô thức là cái
mang sinh lý tự nhiên, mang bản năng di truyền, vô thức còn có sự tác động, chi
phối bởi môi trường và xã hội.

Theo S.Freud, tách khỏi ý thức, hay còn gọi là hữu thức ở tầng sâu trong kết
cấu con người, là hệ thống vô thức. Nó là kho tàng dự trữ những bản năng dục vọng
sinh vật của con người, là hầm thuốc súng chứa đựng tâm lý mãnh liệt, nó phục vụ
cho nguyên tắc khoái lạc, nó luôn bức thiết và tìm cách thoả mãn, nên nó là hạt
nhân của kết cấu con người. Điều đặc biệt là trong quá trình nghiên cứu chữa bệnh
tâm thần, Freud đã đưa ra một kết luận quan trọng về lí thuyết tính dục. Theo ông
“yếu tố chính trong sự rối loạn về tính dục là sự duy yếu gây ra cả bệnh tâm thần
lẫn bênh tâm thầm suy nhược”. Ông là người đầu tiên xoá bỏ mọi thành kiến, để coi
tính dục (libido) con người là đối tượng của khoa học. Đây chính là nền tảng của
học thuyết phân tâm học.

15
Vô thức chính là sự khởi đầu của phân tâm học. Đó chính là những công
trình nghiên cứu của S.Freud về một loạt những hiện tượng về đời sống của con
người bình thường. Công trình này được gọi là “những hành vi sai lạc”, gồm:
những hành vi lầm lỡ, những câu nói lỡ lời, những câu chữ đọc lỡ miệng, sự lãng
quên và đãng trí. Đây là những hành vi xảy ra trong đời sống thường ngày của con
người, nhưng ít được chú ý đến, nhưng S.Freud lại cho đó là những đối tượng cần
chú ý đến để nghiên cứu. Theo ông, đó là “trạng thái bệnh lý” của đời sống vô thức
bình thường. Qua quá trình nghiên cứu, ông rút ra kết luận “Những hành vi sai lệch
vô nghĩa, đầu Ngô, mình Sở và vô tội vạ đó thực ra lại có nghĩa nào đó mà người có
hành vi đó không hề hay biết và cũng không có ý định gì”[63, tr.64].
Mỗi hành vi sai lệch đều có một ý nghĩa nào đó, vì thế chúng ta phải tìm ra ý
nghĩa của chúng. Muốn tìm ra ý nghĩa, chúng ta phải thực hiện phép liên tưởng.
Liên tưởng giữa những lời nói có lỡ lời đó với những ý nghĩ, hoặc những lời nói đã
có trước đó, đã xảy ra vào thời gian trước đó. Qua đó ta biết được ý tưởng trong
hành vi sai lạc.
Bên cạnh những hành vi sai lạc, thì giấc mơ cũng có ý nghĩa quan trọng
trong đời sống tinh thần của con người. S.Freud là nhà tiên phong, có công lao tìm
hiểu giấc mơ và tạo ra một phương pháp riêng để phân tích giấc mơ. Freud khẳng

định:“Giấc mơ được hình thành là do sự hoạt động của một cái gì đó mà người
nằm mơ biết mà lại không hề hay biết về điều đó…Trong khi đương sự ngủ, cái vô
thức đó lơị dụng thời cơ để thoả mãn trong giấc mơ. Và sự thoả mãn lén lút mà vẫn
còn vấp phải một phán đoán nào đó, có thể là yếu hơn nên nó xuất hiện trong giấc
mơ có thể với bộ mặt đã biến đổi đi một phần. Phân tâm học còn được gọi là sự
biến dạng. Nó không phải là nội dung thức của những giấc mơ. Nó chính là những
hình dung thay thế cho nội dung thực của những giấc mơ, mà cũng là hình dung
thay thế của cái vô thức trong giấc mơ”[62, tr.93]. S.Freud chưa đưa ra một định
nghĩa đầy đủ về giấc mơ, mà ông thường trình bày những quan niệm của mình từ
góc độ khác nhau thông qua việc xác định đặc tính “giấc mơ”.

16
Mơ, hay còn gọi là ngủ mơ, là hoạt động tinh thần của con người khi ngủ. Vì
là hoạt động tinh thần nên giấc mơ là một trạng thái vừa thức vừa ngủ. Giấc ngủ
trước hết là một hoạt động sinh lý, là một hành vi nghỉ ngơi cả về cơ năng và hệ
thần kinh, là sự nghỉ ngơi của cơ thể. Phân tâm học coi giấc mơ xuất hiện trong lúc
ngủ “chính là biểu hiện của những gì còn sót lại trong ngày, trong đời sống bên
ngoài vào lúc thức”[63, tr.85]. Cái sót lại trong ngày là những hiện tượng tinh thần,
nghĩa là chúng sót lại trong tâm trí, nó là những gì sót lại trong khi thức.
Thật ra, dù được bọc bởi một lớp vỏ nào đi chăng nữa thì con người vẫn là
con người, lúc vui lúc buồn, lúc lạnh lùng nhưng có lúc dạt dào yêu thương. Bởi
vậy, con người là sự đan xen giữa cao cả và thấp hèn, giữa tốt và xấu, giữa hoàn
thiện và chưa hoàn thiện. Vì thế con người luôn có mặc cảm này hay mặc cảm khác.
Do vậy, ngoài lí thuyết vô thức, ý thức, tiền ý thức và khái niệm giấc mơ, thì Freud
còn đưa ra nhiều khái niệm về một số mặc cảm con người hay mắc phải. Nhằm để
giải thích, bổ sung, hoàn thiện cho thuyết phân tâm học của mình. Đó là mặc cảm
hoạn; mặc cảm Oedipe; mặc cảm tính dục ấu thơ, mặc cảm chết. Những khái niệm
này trực tiếp liên quan đến sáng tạo văn học Việt Nam thời hiện đại một cách sâu
sắc, ảnh hưởng sâu rộng đến quan niệm sáng tác của rất nhiều nhà văn đương đại.
Trong trường hợp này, Bảo Ninh cũng không là một ngoại lệ.

Tính dục chiếm vị trí quan trọng trong học thuyết của Freud, là nhu cầu không
thể thiếu được trong cuộc sống con người, gắn liền với mỗi người và cả lịch sử loài
người.Tính dục bắt nguồn từ sự bảo tồn nòi giống, và được thực hiện theo hai nguyên
tắc:khoái cảm và thực tế. Tính dục hiểu theo chủ nghĩa của S.Freud“là toàn bộ mọi
hoạt động gây nên sự khoái cảm cao ở con người chứ không riêng gì nhục dục. Tính
dục tự nhiên không xuất hiện ngẫu nhiên, tự do mà còn phụ thuộc vào điều kiện xã
hội, nền văn hoá, văn minh của cả một thời đại nhất định.”[106, tr.67]
“Tính dục ấu thơ”, S.Freud cho rằng: một đứa trẻ còn chìm trong giấc ngủ
bào thai cho đến khi chào đời đã mang trong mình đặc tính, tính dục loài. Động cơ
tính dục ở dạng bản năng nguyên thuỷ ấy đã theo đuổi trong suốt cuộc đời của đứa
trẻ ở các hình thức khác nhau. Nó quy định những phản ứng, ứng xử của đứa trẻ, có

17
thể ở nhiều hình thức khác nhau và trên thực tế cho thấy, một đứa trẻ trong bụng mẹ
đến khi chào đời đã mang trong mình tính dục của con người. Lớn lên nó mong tìm
thấy người giống bố hoặc mẹ và tìm niềm khoái cảm ở đó. Khái niệm tính dục ấu
thơ là một lí thuyết rất quan trọng đối với thuyết phân tâm học. Theo lý thuyết này,
quá trình hình thành tính cách con người từ lúc mới cất tiếng chào đời đến lúc
trưởng thành trải qua hai giai đoạn: giai đoạn“tự thoả mãn khoái lạc với mình”
(Auto – érotisme) và giai đoạn “thoả mãn khoái lạc với ngươì khác” ( héterotisme).
“Tự thoả mãn khoái lạc với mình” là giai đoạn năng lực tính dục biểu lộ ở
thời kì đầu tiên của trẻ bằng cách thức để tự thoả mãn mình. Giai đoạn thứ hai
“thoả mãn khoái lạc với ngươì khác” là thời kì trẻ bỏ dần sự tìm kiếm những khoái
lạc bằng cách tự thoả mãn, mà bắt đầu hướng đến người khác để thực hiện sự khoái
cảm. Như vậy, ngay từ khi mới sinh ra, trẻ em đã có những ham muốn, những sự
thoả mãn chứ không chỉ riêng ở tuổi trưởng thành.
Khái niệm“mặc cảm Oedipe” có liên quan mật thiết với tính dục ấu thơ.
Phân tâm học giải thích“mặc cảm Oedipe” là mặc cảm tính đau khổ, day dứt, lo
toan tội lỗi, lo sợ về tội giết cha, yêu mẹ, lo sợ tội loạn luân. Hay “Mặc cảm
Oedipe” chính là sự chống lại mặc cảm đó.“Mặc cảm Oedipe” được Freud soi

chiếu trong thần thoại Hy Lạp. S.Freud lấy tên một vị thần trong thần thoại Hy Lạp
để đặt tên cho mặc cảm này. Oedipe là con của một vị vua và hoàng hậu. Khi hoàng
hậu sắp sinh con, một nhà tiên tri báo cho vua và hoàng hậu biết rằng đứa con trai
của họ sinh ra sẽ phạm phải tội rất lớn là tội loạn luân “giết cha lấy mẹ”. sau khi
được sinh ra, đứa trẻ được vua sai mang vào rừng để giết, nhưng vì thương đứa trẻ
vô tội, người hầu tha chết cho nó và để nó lại rừng. Đứa trẻ được một người nhặt về
nuôi. Oedipe lớn lên không biết nguồn gốc của mình, đem quân sang đánh xứ khác.
Oedipe đến một đất nước giết vua nước này rồi lấy làm hoàng hậu. Sau khi biết
được sự thật về việc làm loạn luân đó, nên vua Oedipe đã tự trừng trị mình bằng
cách chọc mù đôi mắt của mình và đi lang thang. Dưới góc nhìn của phân tâm học,
Freud cho rằng, Oedipe mang trong mình bản năng của giống loài, luôn dành cho
mẹ một tình cảm đặc biệt. Con người thân thiết đầu tiên mà đứa trẻ thường gắn bó

18
chính là người mẹ. Mẹ nó luôn là thần tượng, mẹ chăm sóc, giáo dục nên bao giờ
mẹ cũng là tình thương yêu đầu tiên của đứa trẻ. Tuy nhiên chúng ta cần phải khẳng
định rằng, mặc cảm Oedipe chỉ có hướng phát triển ở một vài cá nhân, cho nên
không thể cho đó là một thứ tình cảm phổ biến tồn tại trong tất cả mọi người. Mặc
cảm Oedipe cũng có nguồn gốc từ mặc cảm tính dục ấu thơ, mặc cảm này có ở cả
bé trai và bé gái.
Khái niệm tiếp theo của S.Freud cũng có tầm quan trọng trong học thuyết
phân tâm của ông đó là mặc cảm hoạn(Complexe decastration). Mặc cảm hoạn
không giống như mặc cảm về tính dục ấu thơ, mặc cảm Oedipe, mà đây là một loại
mặc cảm của sự thiếu sót một bộ phận, một chức năng nào đó trong cơ thể. Vì thế,
Freud ngoài việc gọi ra mặc cảm hoạn ra còn có tên khác là “mặc cảm tàn phế”.
Freud cho rằng: những bé trai không chỉ khám phá dương vật của mình như là một
nguồn khoái cảm mà còn tưởng rằng mọi người đều như chúng cả. Đặc biệt, chúng
cho rằng bé gái cũng có dương vật như đàn ông và bé trai. Ảo giác này vẫn còn cho
đến khi chúng biết là không phải như vậy. Còn về bé gái, rất sớm để thấy rằng nếu
chúng có một dương vật thì chắc chắn sẽ thấp kém hơn dù rằng nó giống mọi mặt

so với dương vật mà chúng nhìn thấy ở bé trai. Tuổi dậy thì chấm dứt vào thời điểm
tiềm ẩn. Vì sự xung đột ở những đứa bé gái, do đó chúng đã biến bố thành đối
tượng đặc biệt khi sự phụ thuộc tuyệt đối của chúng vào mẹ đã bắt đầu nhường chỗ
cho sự thừa nhận vai trò của bố và mối quan tâm của người bố đối với chúng. Tất cả
điều đó trước đây bị dồn nén, bây giờ đã trỗi dậy. Một đứa bé gái vào lứa tuổi ấy có
thể thách thức mẹ mình trong khi công khai cố gắng quyến rũ bố mình bằng cách
phô bày những nét hấp dẫn nữ tính của nó. Điều này có thể lúc đầu là ngây thơ,
trong trắng, nhưng về sau đó là việc thử thách nữ tính của nó, nhằm mục đích cuối
cùng: tìm kiếm một bạn tình ở bên ngoài gia đình.
Nhân vật thứ hai sau S.Freud là Kard Gustav Jung, là nhà phân tâm học
người Thuỵ Sĩ, là môn đệ quý nhất của Freud, nhưng do không đồng ý với quan
điểm của Freud nên ông đã li khai thầy. Jung suốt đời trung thành với học thuyết vô
thức của S.Frued, nhưng ông kiên quyết phản đối việc S.Freud cho rằng vô thức chỉ

19
có bản năng tính dục. Nếu theo S.Freud, libido chỉ có khả năng tính dục, thì Jung lại
cho rằng đây là một sức sống phổ biến. Điều quan trọng hơn, Jung cho rằng: “Cái
bản ngã vô thức chỉ là một bộ phận của vô thức, mà ông gọi là “vô thức cá thể”, và
chẳng qua là một lớp mỏng nằng ngay dưới ý thức. Nó chứa đựng những nội dung
và hoạt động tâm lí không điều hoà được với ý thức nhưng có khả năng chuyển hoá
nhanh thành ý thức”[68, tr.13]. Một điểm khác giữa Jung và Freud là ở khái niệm
vô thức. Khác với Freud chỉ chú trọng tới vô thức cá nhân thì Jung nghiên cứu “vô
thức tập thể”. Theo Jung, sơ đồ kết cấu tâm lí cũng gồm ba tầng: “Ý thức là phần
nhô lên mặt nước của hòn đảo, phần chìm dưới nước là “vô thức cá thể”, cắm sâu
dưới đáy biển là vô thức tập thể”[68, tr.3]. Ông cho rằng, “vô thức tập thể” có gốc
gác sâu xa từ lịch sử nhân loại và chủng tộc. Đây chính là nhân tố mơ mơ, hồ hồ, u
u, minh minh, nhưng lại rất sâu sắc quyết định hành vi của con người. Như vậy,
việc khám phá ra lí thuyết “vô thức tập thể”, Jung đã mở ra một con đường mới
trong việc nghiên cứu tưởng tượng của con người. Học thuyết của ông đã ảnh
hưởng sâu rộng trong các lĩnh vực văn hoá, đặc biệt là văn hoá phương Đông và văn

học nghệ thuật.
Những tiền đề của học thuyết phân tâm học của S.Freud với việc khám phá
ra khái niệm“vô thức” đã làm cho phân tâm học ngày càng phát triển và có một tầm
ảnh hưởng vô cùng lớn đối với đời sống tinh thần và tư duy của con người hiện đại.
Trong đó cũng không thể quên đóng góp của Jung với việc khám phá ra“vô thức tập
thể”, đưa phân tâm học gần với sáng tạo của con người, trong đó có văn học Bên
cạnh đó, chúng ta cần tìm hiểu và đưa ra một số khái niệm trong lĩnh vực phân tâm
học có ảnh hưởng đến văn học như: khái niệm vô thức, khái niệm tính dục ấu thơ,
khái niệm mặc cảm Oedipe, mặc cảm hoạn… nhằm có cái nhìn cụ thể, rõ ràng hơn
về phân tâm học, để có thể thấy rõ được sự ảnh hưởng của nó đến đời sống, và đặc
biệt là ảnh hưởng tới văn học.
Đến với học thuyết phân tâm học của Freud, ta như thấy được sâu hơn cái
“ta” của chính mình, thấy được điều mà bấy lâu nay ta cố tình che giấu. Dù cho
những điều đó xã hội chưa rộng rãi cho phép, chính vì thế mà con người đã, đang và

×