Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

BIẾN ĐỘNG DÒNG CHẢY và bùn cát hạ lưu SÔNG mê CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.08 KB, 8 trang )


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

96 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

BIẾN ĐỘNG DÒNG CHẢY VÀ BÙN CÁT HẠ LƯU SÔNG MÊ CÔNG
Nguyễn Xuân Hiển, Trần Thục, Lương Hữu Dũng
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Nghiên cứu này đưa ra một số đánh giá về biến động nồng độ bùn cát lơ lửng và dòng
chảy ở hạ lưu sông Mê Công trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu thực đo tại các trạm thủy văn.
Kết quả cho thấy, lưu lượng trung bình năm sau năm 2001 giảm khoảng xấp xỉ 10 % sau khi
đập Dachaoshan được xây dựng. Mức suy giảm dòng chảy mùa kiệt nhiều hơn so với mùa lũ.
Nồng độ bùn cát lơ lửng có xu hướng giảm sau năm 1996, khi đập Manwan hoạt động. Tuy
nhiên, sau năm 2001, bùn cát lơ lửng không còn xu hướng giảm mạnh như giai đoạn 1996 -
2001, thậm chí nồng độ bùn cát còn có xu hướng tăng, đặc biệt trong các tháng mùa kiệt.
Nguyên nhân có thể là do sự xói món ở khu vực hạ lưu, dẫn đến sự gia tăng nồng độ bùn cát.
Bên cạnh đó, việc khai thác cát xây dựng làm khuấy động dòng sông cũng dẫn đến sự gia
tăng nồng độ bùn cát.

1. Giới thiệu chung
Trong những năm gần đây, xói lở ở bờ biển nước ta phát triển mạnh và gây ảnh
hưởng xấu đến khu vực dân cư ven biển. Các khu vực bị xói lở mạnh như Cát Hải (Hải
Phòng), Hải Hậu (Nam Định), Hậu Lộc (Thanh Hóa), Cảnh Dương (Quảng Bình),
Phan Rí (Bình Thuận), Gò Công Đông (Tiền Giang), Đông Hải (Trà Vinh), Cửa Tranh
Đề (Sóc Trăng), Cửa Gành Hào (Bạc Liêu), Ngọc Hiển (Cà Mau).
Cà Mau là vùng đất mới do phù sa bồi tụ, có hệ thống kênh rạch chằng chịt, với
diện tích mặt nước chiếm đến 3% diện tích toàn tỉnh. Cà Mau chịu tác động mạnh của
động lực biển, có ba mặt giáp biển với chế độ triều phức tạp: chế độ bán nhật triều
không đều ở biển Đông với biên độ triều lớn 1,5 - 3,5m và chế độ nhật triều không đều
ở vịnh Thái Lan với biên độ triều thấp 0,8-1,5m. Động lực sông, biển kết hợp với


những yếu tố đặc thù về địa chất, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội đã làm cho
hiện tượng xói lở gia tăng. Đặc biệt trong những năm gần đây, xói lở bờ biển có xu thế
gia tăng ở vùng ven biển Cà Mau, đe dọa đến tính mạng người dân, phá hủy cơ sở hạ
tầng và gây thiệt hại tài sản. Hàng năm, thiệt hại do sạt lở ước tính khoảng hàng trăm
tỷ đồng, đấy là chưa tính đến tổn thất do mất tài nguyên đất và những cơ sở vật chất
khác. Xói lở ảnh hưởng xấu đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Cà Mau.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở mũi Cà Mau. Một
trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng xói lở bờ biển được cho là lượng bùn cát
đổ ra biển từ hệ thống sông Mê Công suy giảm. Các nghiên cứu cho thấy tồn tại nhiều
nguyên nhân gây ra sự suy giảm lượng bùn cát trên hệ thống sông này. Thứ nhất,
lượng bùn cát suy giảm do tích tụ trong các hồ chứa trên thượng lưu khi xây dựng các
đập thủy điện để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, lượng bùn cát
dòng sông phải bù đắp để cân bằng bùn cát do quá trình khai thác cát phục vụ xây
dựng quá mức tại hạ lưu sông Mê Công. Theo dự báo, đến năm 2015 nhu cầu sử dụng
cát xây dựng cả nước từ 131 đến 140 triệu m
3
/năm và đến năm 2020 sẽ tăng lên mức
khoảng 200 triệu m
3
/năm. Với điều kiện đặc thù của vùng hạ lưu, sông Mê Công có
trữ lượng cát sông rất lớn, mỗi năm có khả năng cung ứng hàng chục triệu m
3
cát. Tuy
nhiên, chỉ 2 địa phương vùng đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu (An Giang và Đồng
Tháp) là có trữ lượng cát đáp ứng được chất lượng cát xây dựng. Do vậy, lượng cát bị
khai thác ở hạ lưu sông Mê Công chủ yếu diễn ra tại hai địa phương này.

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 97


Đã có một số các nghiên cứu về sự biến đổi bùn cát trên hệ thống sông Mê
Công do tác động của đập Manwan (1996) và đập Dachaoshan (2003). Trong các
nghiên cứu của Kummu and Varis (2007), Lu and Siew (2006), Wang cho thấy xu thế
giảm bùn cát tại các trạm thượng lưu sông Mê Công như Luang Phrabang, Nongkhai,
Chiang Saen, Pakse. Đặc biệt, tại Chiang Saen, thời kỳ 1993 đến 2000 lưu lượng bùn
cát trung bình giảm đến 50% so với thời kỳ trước khi có đập Manwan. Trong nghiên
cứu của Lu và Siew (2006) cũng nhận định về sự giảm bùn cát tại Tân Châu, Cần Thơ
sau khi đập Manwan đi vào hoạt động. Trong báo cáo của Ủy ban sông Mê Kông
quốc tế (2011), căn cứ theo kế hoạch các quốc gia trong 20 năm từ 2010 đến 2030,
hiện tượng thiếu hụt bùn cát ở hệ thống sông Mê Kông đã xuất hiện và việc suy giảm
bùn cát sẽ trở nên đáng kể trong khoảng từ 10 đến 30 năm sau. Nghiên cứu của
Walling (2009) cho rằng có sự khác biệt về đặc tính bùn cát tại Pakse, Campuchia với
bùn cát của sông Mê Công trên lãnh thổ Việt Nam. Nếu bùn cát tại Pakse chủ yếu là
cát thô mịn chiếm tới 41% thì bùn cát tại Việt Nam chủ yếu là phù sa mịn với 15% đất
sét. Nguyên nhân là do cát thô chủ yếu lắng đọng ở đoạn sông giữa Kratie và Phnom
Penh và hàng năm bị lấy đi do hoạt động khai thác cát, tuy nhiên không có con số
chính xác tính toán lượng cát bị khai thác này. Theo điểu tra sơ bộ của WWF, tổng
lượng cát và sỏi khai thác từ sông Mê Công năm 2011 vào khoảng 27 triệu m
3
, tương
đương với 43 triệu tấn. Tổng lượng bùn cát khai thác tại sông Mê Công khu vực biên
giới Việt Nam – Campuchia là khoảng 18 triệu tấn trong đó hầu hết là cát thô.
Mặc dù đã có một số nghiên cứu về sự biến động bùn cát trên hệ thống sông Mê
Công và đánh giá các nguyên nhân gây ra sự biến động đó. Tuy nhiên, chưa có nghiên
cứu việc đánh giá sự biến động bùn cát cho riêng lưu vực sông Mê Công tại Việt Nam,
đặc biệt là xem xét, đánh giá tổng lượng bùn cát đổ ra biển tại các cửa sông Tiền và
sông Hậu. Do vậy, nghiên cứu này sẽ trình bày một số nhận định về sự biến động nồng
độ và tổng lượng bùn cát ở hạ lưu sông Mê Công trên cơ sở phân tích sự biến đổi lưu
lượng và bùn cát quan trắc được tại các trạm thủy văn trên lưu vực.

2. Phương pháp đánh giá
Dòng chảy và lượng bùn cát vào hệ thống sông Mê Công ở Việt Nam chịu tác
động lớn của dòng chảy thượng nguồn. Trạm thủy văn Kratie và PrekDam trên sông
Tông Lê Sáp là cửa ngõ dòng chảy đổ vào hạ lưu sông Mê Công ở Việt Nam. Dòng
chảy tại Phnom Penh là tổng hợp quá trình dòng chảy tại Kratie và quá trình điều tiết
của hồ Tông Lê Sáp. Từ Phnom Penh sông Mê Công đi vào đồng bằng sông Cửu Long
theo 2 nhánh là sông Tiền, sông Hậu. Trên sông Tiền có hai trạm thủy văn cơ bản đo
tương đối đầy đủ số liệu dòng chảy và bùn cát là trạm Tân Châu và Mỹ Thuận, còn
trên sông Hậu là hai trạm Châu Đốc và Cần Thơ.
Số liệu nồng độ bùn cát lơ lửng và lưu lượng tại các trạm thủy văn kể trên được
thu thập từ cơ sở dữ liệu của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, Ủy ban sông
Mê Công Việt Nam và các địa phương. Số liệu bùn cát lơ lửng được quan trắc từ năm
1988 với tần suất 1 tháng/lần. Số liệu lưu lượng tại Tân Châu, Châu Đốc được quan
trắc từ 1996, tại Mỹ Thuận từ năm 2001 và tại Cần Thơ từ năm 2000. Riêng trạm
Kratie, do không quan trắc lưu lượng mà chỉ quan trắc mực nước trong thời kỳ 1996 -
2010 nên số liệu lưu lượng được phục hồi bằng quan hệ Q - H. Bảng 1 trình bày danh
sách các trạm thủy văn và thời gian quan trắc.

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

98 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

Bảng 1. Các trạm được sử dụng trong nghiên cứu
Tên trạm
Độ dài số liệu
Lưu lượng
Bùn cát
Kratie
1996 - 2010
1996-2011

Tân Châu
1996 - 2010
1988-2010
Châu Đốc
1996 - 2010
1988-2010
Mỹ Thuận
2001 - 2010
1988-2010
Cần Thơ
2000 - 2010
1988-2010
3. Kết quả và thảo luận
a. Phân bố lưu lượng và nồng độ bùn cát lơ lửng trong năm
Bảng 2. Lưu lượng trung bình tháng (m3/s) tại các trạm thủy văn
Trạm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Kratie

3620
2842
2471
2580
4167
9328
19788
33167
33914
21626
10771
5743
Tân Châu
6361
4082
2548
2216
3390
7120
12161
18128
19764
19111
14893
10281
Châu Đốc
1327
749
473
424

646
1420
2691
4758
5764
5788
4145
2436
Mỹ Thuận
3594
2133
1386
1276
2072
4121
7123
11233
13530
13636
10369
6338
Cần Thơ
4256
2650
1629
1318
1793
3414
6117
10473

12936
13240
10787
6641
Kết quả tính toán lưu lượng trung bình tháng tại các trạm trong Bảng 1 cho thấy
thời gian đỉnh lũ xuất hiện lui dần từ các trạm thủy văn đầu nguồn về phía hạ lưu. Đỉnh
lũ tại Kratie xuất hiện cuối tháng 8 đầu tháng 9, khi đến Tân Châu, Châu Đốc, đỉnh lũ
xuất hiện vào giữa tháng 9 và khi về đến Mỹ Thuận và Cần Thơ, đỉnh lũ xuất hiện vào
cuối tháng 9 và đầu tháng 10. Tổng lượng nước trong các tháng mùa lũ (từ tháng 7 đến
tháng 12) chiếm từ 79 đến 83 % tổng lược nước cả năm.
Bảng 3. Nồng độ bùn cát lơ lửng trung bình tháng (g/m3) tại các trạm thủy văn
Trạm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Kratie
22,2
12,7
13,1
13,9

53,2
93,4
150,2
174,0
220,7
141,3
106,0
41,5
Tân Châu
33,0
19,3
24,3
19,1
16,8
85,0
179,3
310,6
287,2
189,2
136,1
48,7
Châu Đốc
35,1
36,4
37,8
26,6
36,1
63,8
134,0
155,5

110,3
62,8
48,8
41,8
Mỹ Thuận
29,4
57,6
45,7
33,1
27,5
78,2
116,3
168,6
150,3
123,4
84,8
45,4
Cần Thơ
39,5
31,4
41,8
34,9
30,6
63,3
93,3
157,1
101,8
93,4
52,5
44,9

Kết quả tính toán nồng độ bùn cát lơ lửng trung bình tháng tại các trạm cho
thấy nồng độ bùn cát trung bình tháng lớn nhất tại các trạm không trùng với thời gian
xuất hiện đỉnh lũ, tại các trạm thuộc lãnh thổ Việt Nam, nồng độ bùn cát trung bình
tháng lớn nhất đều xuất hiện vào tháng 8, vào thời kỳ đầu mùa lũ, trước thời điểm lưu
lượng lớn nhất xuất hiện. Hiện tượng này có thể có nguyên nhân do lưu vực bị phong
hóa trong mùa cạn, gặp mưa lớn đầu mùa làm nồng độ bùn cát tăng cao.
b. Biến động lưu lượng và nồng độ bùn cát lơ lửng

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 99

Việc xây các đập thủy diện trên thượng lưu sông Mê Công được các nhà nghiên
cứu cho là nguyên nhân làm giảm lượng bùn cát trên sông. Đập Manwan được xây
dựng và hoạt động hoàn toàn vào năm 1996, tiếp đó là đập Dachaoshan hoàn thành
năm 2003. Theo nghiên cứu của Kummu và Varies, 2007, trong giai đoạn 2003 đến
2005, đập Manwan giữ lại khoảng 490 triệu tấn, tương ứng với khoảng 50 triệu
tấn/năm. Kể từ năm 2001, khi bắt đầu ngăn sông, đập Dachaoshan, cũng gây lắng
đọng bùn cát mỗi năm khoảng 30 triệu tấn. Tổng 2 đập gây lắng đọng khoảng 70-80
triệu tấn/năm và được coi như là một trong những nguyên nhân làm giảm bùn cát của
sông Mê Công.
Bảng 4. Đặc trưng lưu lượng trung bình (m3/s) trong các giai đoạn khác nhau
Tên trạm
Đặc trưng
Giai đoạn
Trước 2001
Sau 2001
Mức độ thay đổi (%)
Kratie
Trung bình năm

14091
12512
11
Trung bình mùa lũ
23311
20791
11
Trung bình mùa kiệt
4871
4233
13
Tân Châu
Trung bình năm
10498
9743
7
Trung bình mùa lũ
16459
15285
7
Trung bình mùa kiệt
4537
4201
7
Châu Đốc
Trung bình năm
2804
2398
14
Trung bình mùa lũ

4589
4069
11
Trung bình mùa kiệt
1020
727
29
Kết quả tính toán (Bảng 3) cho thấy, lưu lượng tại các trạm hạ lưu sông Mê
Công giảm, lưu lượng trung bình năm tại hạ lưu sông Mê Công sau năm 2001 tại tất cả
các trạm đều giảm từ 7-14% so với giai đoạn trước, trong đó, các trạm Châu Đốc giảm
mạnh hơn (14%) so với các trạm phía khác. Đáng chú ý là thời điểm này, hồ
Dachaoson bắt đầu đi vào hoạt động.
Lưu lượng trung bình mùa lũ cũng có biến động tương tự như lưu lượng trung
bình năm. Lưu lượng trung bình mùa lũ sau năm 2001 tại Kratie, Tân Châu, Châu Đốc
giảm lần lượt là 11%, 7%, 11%, so với giai đoạn 1996 - 2001. Lưu lượng trung bình
mùa kiệt giảm mạnh tại tất cả các trạm sau năm 2001, đặc biệt là trạm Châu Đốc với
mức độ giảm so với thời kỳ trước năm 2001 là 29%. Nguyên nhân sụt giảm mạnh về
lưu lượng tại các trạm hạ lưu, ngoài nguyên nhân giai đoạn này trùng với thời kỳ thiếu
nước, thì còn là do quá trình tích nước trong mùa kiệt của các hồ chứa thượng lưu.
Hình 1 đến Hình 3 trình bày xu thế biến động của lưu lượng trung bình năm, trung
bình mùa kiệt và trung bình mùa lũ tại các trạm Kratie, Tân Châu và Châu Đốc.
7000
12000
17000
22000
1996 1999 2002 2005 2008
Năm
Lưu lượng (m3/s)
GĐ: 1996 - 2001 GĐ: 2002 - 2010
GĐ: 2001 - 2010


a)
2500
3500
4500
5500
6500
1996 1999 2002 2005 2008
Năm
Lưu lượng (m3/s)
GĐ: 1996 - 2001 GĐ: 2002 - 2010
GĐ: 1996 - 2010

b)
10000
20000
30000
40000
1996 1999 2002 2005 2008
Năm
Lưu lượng (m3/s)
GĐ: 1996 - 2001 GĐ: 2002 - 2010
GĐ: 1996 - 2010

c)
Hình 1. Xu thế biến đổi lưu lượng tại Kratie theo thời gian
a) trung bình năm; b) trung bình mùa kiệt, c) trung bình mùa lũ

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI


100 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

5000
8000
11000
14000
1996 1999 2002 2005 2008
Năm
Lưu lượng (m3/s)
GĐ: 1996 - 2001 GĐ: 2002 - 2010
GĐ: 2001 - 2010

a)
2500
4500
6500
1996 1999 2002 2005 2008
Năm
Lưu lượng (m3/s)
GĐ: 1996 - 2001 GĐ: 2002 - 2010
GĐ: 1996 - 2010

b)
10000
13000
16000
19000
22000
1996 1999 2002 2005 2008
Năm

Lưu lượng (m3/s)
GĐ: 1996 - 2001 GĐ: 2002 - 2010
GĐ: 1996 - 2010

c)
Hình 2. Xu thế biến đổi lưu lượng tại Tân Châu theo thời gian
a) trung bình năm; b) trung bình mùa kiệt, c) trung bình mùa lũ

1500
2500
3500
1996 1999 2002 2005 2008
Năm
Lưu lượng (m3/s)
GĐ: 1996 - 2001 GĐ: 2002 - 2010
GĐ: 2001 - 2010

a)
200
700
1200
1700
1996 1999 2002 2005 2008
Năm
Lưu lượng (m3/s)
GĐ: 1996 - 2001 GĐ: 2002 - 2010
GĐ: 1996 - 2010

b)
2000

4000
6000
1996 1999 2002 2005 2008
Năm
Lưu lượng (m3/s)
GĐ: 1996 - 2001 GĐ: 2002 - 2010
GĐ: 1996 - 2010

c)
Hình 3. Xu thế biến đổi lưu lượng tại Châu Đốc theo thời gian
a) trung bình năm; b) trung bình mùa kiệt, c) trung bình mùa lũ
Nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của việc xây dựng các hồ chứa trên thượng lưu
đến sự biến đổi nồng độ bùn cát lơ lửng, các năm 1996 và 2001 khi đập Manwan và
Dachaoson bắt đầu tích nước được lựa chọn để phân chia thành các giai đoạn khác
nhau. Bảng 4 trình bày nồng độ bùn cát trung bình trong mùa lũ, mùa kiệt và cả năm
cho các giai đoạn khác nhau.
Bảng 5. Đặc trưng nồng độ bùn cát lơ lửng (g/m3) trong các giai đoạn
Tên trạm
Đặc trưng
Giai đoạn
1988
2010
1988
1996
1997
2001
2002
2010
1997
2010

Kratie
Trung bình năm


108,7
64,2
86,2
Trung bình mùa lũ


165,8
104,5
136,1
Trung bình mùa kiệt


51,6
23,9
36,3
Tân Châu
Trung bình năm
112,4
125,5
86,4
113,7
111,9
Trung bình mùa lũ
191,9
221,3
147,8

186,8
186,2
Trung bình mùa kiệt
32,9
29,7
24,9
40,6
37,7
Châu Đốc
Trung bình năm
65,7
68,5
33,7
80,8
68,9
Trung bình mùa lũ
92,2
113,8
44,4
97,1
84,3
Trung bình mùa kiệt
39,3
23,2
23,1
64,4
53,4
Mỹ
Thuận
Trung bình năm

80,0
92,0
58,4
79,8
77,7
Trung bình mùa lũ
114,8
129,9
87,4
114,3
112,8
Trung bình mùa kiệt
45,2
54,1
29,4
45,2
42,6
Cần Thơ
Trung bình năm
65,4
70,9
37,1
75,4
66,5
Trung bình mùa lũ
90,5
101,9
55,7
98,2
89,4

Trung bình mùa kiệt
40,3
39,9
18,5
52,5
43,5

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 101

Có thể thấy rằng, sau khi đập Manwan đi vào hoạt động, nồng độ bùn cát tại
các trạm thủy văn ở hạ lưu sông Mê Công thuộc Việt Nam đều giảm so với thời kỳ
trước. Trong giai đoạn 1996 - 2001, tại Tân Châu, Châu Đốc, Mỹ Thuận và Cần Thơ,
nồng độ bùn cát trung bình các tháng trong năm giảm rất mạnh, chỉ đạt tương ứng
69%, 49%, 64% và 52% so với giai đoạn 1988 - 1996. Nếu xét đến giai đoạn 1996 -
2010 thì nồng độ bùn cát trung bình các tháng trong năm tại các trạm trên cũng đều có
xu hướng giảm, nhưng mức độ giảm ít hơn. Nồng độ bùn cát tại Tân Châu, Châu Đốc,
Mỹ Thuận và Cần Thơ giai đoạn 1997 - 2010 so với giai đoạn 1988 - 1996 đạt tương
ứng là 89 %, 100%, 84% và 94%.
Sau khi đập Dachaoson được xây dựng năm 2001, nồng độ bùn cát tại các trạm
không thấy xu hướng giảm mạnh nữa, thậm chí có trạm có xu hướng tăng như Châu
Đốc hoặc không rõ xu hướng như Cần Thơ. Nồng độ bùn cát trung bình các tháng
trong năm tại Tân Châu, Châu Đốc, Mỹ Thuận và Cần Thơ giai đoạn 2002 - 2010 so
với giai đoạn 1988 - 2001 đạt tương ứng là 92%, 118%, 87% và 101%. Còn tại Kratie,
nồng độ bùn cát tại Kratie giảm mạnh, nồng độ bùn cát trung bình năm chỉ đạt 59 %,
so với giai đoạn 1996 - 2001. Rõ ràng có thể thấy, sau năm 2001, nồng độ bùn cát lơ
lửng tại các trạm hạ lưu sông Mê Công không còn có xu thế giảm mạnh nữa, thậm chí
còn có xu thế tăng nếu so với giai đoạn 1996 - 2001.
Nguyên nhân có thể là do việc xây dựng đập và tích nước đã gây thiếu hụt dòng

chảy và trữ bùn cát trong lòng hồ, điều này dẫn tới sự mất cân bằng bùn cát, gây xói
món trầm trọng ở khu vực hạ lưu sông Mê Công, dẫn đến sự gia tăng bùn cát, trong
khi đó mức độ thiếu hụt dòng chảy khi xây đập Manwan là ít hơn, chưa ảnh hưởng
nghiêm trọng đến lưu lượng dòng chảy tại hạ lưu sông Mê Công. Bên cạnh đó, như
phân tích ở trên, do nhu cầu khai thác cát xây dựng tại hạ lưu sông Mê Công trong
những năm gần đây tăng mạnh, việc khai thác cát làm khuấy động mạnh bùn cát tại
đây cũng làm nồng độ bùn cát tăng lên.
Nếu xét theo mùa, có thể thấy sự biến động nồng độ bùn cát lơ lửng phức tạp
hơn. Nếu như sự biến động về nồng độ bùn cát trung bình các tháng mùa lũ giai đoạn
sau năm 1996 so với trước có xu thế tương tự như xu thế nồng độ bùn cát trung bình
các tháng trong năm thì nồng độ bùn cát trung bình các tháng mùa kiệt lại có xu thế
trái ngược. Sau năm 1996, ngoại trừ trạm Mỹ Thuận, các trạm còn lại đều có xu hướng
tăng, thậm chí tăng rất mạnh như tại Châu Đốc, đặc biệt là trong những năm gần đây.
Nồng độ bùn cát trung bình các tháng mùa kiệt tại Tân Châu, Châu Đốc, Mỹ Thuận và
Cần Thơ giai đoạn (1996 - 2010) so với giai đoạn 1988 - 1996 tương ứng là 127%,
230%, 79% và 107%. Nguyên nhân dẫn đến xu thế này có thể cũng do sự suy giảm
dòng chảy vào mùa kiệt do các đập trên thượng lưu và việc khai thác bùn cát tại hạ lưu
(Hình 4 đến Hình 7).
50
100
150
200
250
1988 1991 1994 1997 2000 2003 2006 2009
Năm
Nồng độ (mg/l)
GĐ: 1988 - 1996 GĐ: 1997 - 2010
GĐ: 1988 - 2010 GĐ: 1997 - 2001

a)

0
30
60
90
1988 1991 1994 1997 2000 2003 2006 2009
Năm
Nồng độ (mg/l)
GĐ: 1988 - 1996 GĐ: 1997 - 2010
GĐ: 1988 - 2010 GĐ: 1997 - 2001

b)
50
150
250
350
450
1988 1991 1994 1997 2000 2003 2006 2009
Năm
Nồng độ (mg/l)
GĐ: 1988 - 1996 GĐ: 1997 - 2010
GĐ: 1988 - 2010 GĐ: 1997 - 2001

c)
Hình 4. Xu thế biến đổi nồng độ bùn cát tại Tân Châu: a) trung bình các tháng trong
năm; b) trung bình các tháng mùa kiệt, c) trung bình các tháng mùa lũ

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

102 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường


20
60
100
140
1988 1991 1994 1997 2000 2003 2006 2009
Năm
Nồng độ (mg/l)
GĐ: 1988 - 1996 GĐ: 1997 - 2010
GĐ: 1988 - 2010 GĐ: 1997 - 2001

a)
0
30
60
90
120
1988 1991 1994 1997 2000 2003 2006 2009
Năm
Nồng độ (mg/l)
GĐ: 1988 - 1996 GĐ: 1997 - 2010
GĐ: 1988 - 2010 GĐ: 1997 - 2001

b)
0
60
120
180
240
1988 1991 1994 1997 2000 2003 2006 2009
Năm

Nồng độ (mg/l)
GĐ: 1988 - 1996 GĐ: 1997 - 2010
GĐ: 1988 - 2010 GĐ: 1997 - 2001

c)
Hình 5. Xu thế biến đổi nồng độ bùn cát tại Châu Đốc: a) trung bình các tháng trong
năm; b) trung bình các tháng mùa kiệt, c) trung bình các tháng mùa lũ
40
90
140
190
240
1988 1991 1994 1997 2000 2003 2006 2009
Năm
Nồng độ (mg/l)
GĐ: 1988 - 1996 GĐ: 1997 - 2010
GĐ: 1988 - 2010 GĐ: 1997 - 2001

a)
0
40
80
120
1988 1991 1994 1997 2000 2003 2006 2009
Năm
Nồng độ (mg/l)
GĐ: 1988 - 1996 GĐ: 1997 - 2010
GĐ: 1988 - 2010 GĐ: 1997 - 2001

b)

40
80
120
160
200
1988 1991 1994 1997 2000 2003 2006 2009
Năm
Nồng độ (mg/l)
GĐ: 1988 - 1996 GĐ: 1997 - 2010
GĐ: 1988 - 2010 GĐ: 1997 - 2001

c)
Hình 6. Xu thế biến đổi nồng độ bùn cát tại Mỹ Thuận: a) trung bình các tháng trong
năm; b) trung bình các tháng mùa kiệt, c) trung bình các tháng mùa lũ
20
60
100
140
1988 1991 1994 1997 2000 2003 2006 2009
Năm
Nồng độ (mg/l)
GĐ: 1988 - 1996 GĐ: 1997 - 2010
GĐ: 1988 - 2010 GĐ: 1996 - 2001

a)
0
20
40
60
80

100
120
140
1988 1991 1994 1997 2000 2003 2006 2009
Năm
Nồng độ (mg/l)
GĐ: 1988 - 1996 GĐ: 1997 - 2010
GĐ: 1988 - 2010 GĐ: 1996 - 2001

b)
20
60
100
140
180
1988 1991 1994 1997 2000 2003 2006 2009
Năm
Nồng độ (mg/l)
GĐ: 1988 - 1996 GĐ: 1997 - 2010
GĐ: 1988 - 2010 GĐ: 1996 - 2001

c)
Hình 7. Xu thế biến đổi nồng độ bùn cát tại Cần Thơ: a) trung bình các tháng trong
năm; b) trung bình các tháng mùa kiệt, c) trung bình các tháng mùa lũ
Nếu xét đến nồng độ bùn cát trong giai đoạn gần đây, có thể nhận thấy sự gia
tăng về nồng độ bùn cát giai đoạn 2002 - 2010 so với 1996 - 2001 trong cả thời kỳ
mùa lũ và mùa kiệt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nồng độ bùn cát trong
mùa lũ tại hạ lưu sông Mê Công, có thể kể đến như: (1) các lòng sông bị thu hẹp do
xây đê, kè sông (thay vì chảy tràn như trước đây) dẫn đến sự gia tăng vận tốc dòng
chảy trên lòng sông, làm gia tăng sự xói lở; (2) việc chặt phá rừng đầu nguồn làm đất

đá bị rửa trôi nhiều hơn; (3)xây dựng các thủy điện trên các dòng sông như phân tích ở
trên.
4. Kết luận
Kết quả phân tích cho thấy, lưu lượng dòng chảy trung bình năm ở hạ lưu sông
Mê Công giảm khoảng 10% kể từ sau năm 2001. Mức độ suy giảm lượng dòng chảy
vào mùa kiệt nhiều hơn so với mùa lũ. Nồng độ bùn cát lơ lửng ở hạ lưu sông Mê
Công có xu hướng giảm sau năm 1996, khi hồ Manwan đi vào hoạt động. Khi hồ
Dachaoshan được xây dựng, mức độ suy giảm bùn cát lơ lửng giảm hẳn, lưu lượng
bùn cát vào mùa kiệt còn có xu hướng tăng. Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này
có thể là do việc chặt phá rừng đầu nguồn, việc xây dựng các thủy điện trên thượng
lưu hoặc sự thu hẹp của các lòng sông do đê, kè dưới hạ lưu.
Việc giảm lưu lượng và nồng độ bùn cát lơ lửng sẽ dẫn đến tổng lượng bùn cát
đổ ra cửa sông suy giảm, đó có thể là một trong các nguyên gây nên các diễn biến

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 103

phức tạp về xói lở cửa sông, ven biển khu vực sông Mê Công, trong đó có tỉnh Cà
Mau. Các kết quả nghiên cứu này, có thể góp phần đánh giá diễn biến xói lở, bồi tụ bờ
biển của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung cũng như Cà Mau nói riêng.
Bên cạnh đó, dưới tác động của biến đổi khí hậu sẽ làm cho lưu lượng sông Mê Công
thay đổi kéo theo sự biến động của lượng bùn cát đổ ra biển, cùng với mực nước biển
dâng cao sẽ làm diễn biến xói lở, bồi tụ bờ biển tại khu vực này trở lên phức tạp hơn,
cần thiết phải có những nghiên cứu kỹ sâu hơn để giúp các nhà hoạch định chính sách
nhằm hạn chế những tác động bất lợi của xói lở, bồi tụ bờ biển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fu, K.D. et, al., 2008. Sedimentation in the Manwan reservoir in the Upper Mê
Kông and its downstream impacts. Quaternary International, 186, pp. 91-99.
2. Hårdén, P-O. and Sundborg, Å. 1992. The Lower Mê Kông Basin Suspended

Sediment Transport and Sedimentation Problems. Report to MRS by Hydroconsult,
Uppsala, Sweden, 71pp, ISBN: 91-88476-01-4.
3. Kummu, M. and O. Varis. 2007. Sediment-related impacts due to upstream
reservoir trapping, the Lower Mê Kông River. Geomorphology 85:275-293.
4. Mê Kông River Comitee (2012), Final report on Implementation of the sediment
transport measurement and Bed material survey in Southern part of Viet Nam from
July 2011 to June 2012.
5. Walling, D. 2005. Analysis and evaluation of sediment data from the Lower Mê
Kông River. Report submitted to the Mê Kông River Commission, Department of
Geography, University of Exeter.
6. X. X. Lu and R. S. Siew (2005), Water discharge and sediment flux changes in the
Lower Mê Kông River, Hydro. Earth System. Sci. Discuss., 2, pp. 2287 -2525;

STUDY ON INFLOW AND SEDIMENT TRANSPORT CHANGES
IN THE MEKONG DELTA
Nguyen Xuan Hien, Tran Thuc, Luong Huu Dung
Vietnam Institute of Meteorology, Hydrology and Environment

This study presents conclusions on suspended sediment concentration and discharge
variations base on real time data analysis that are observed at hydrological stations at Me
Kong downstream. Analyzing results show that annual discharge decreases about 10% after
Dachaoshan dam was built in 2001. Flow-decreasing level in dry season is higher than in
flood season. Suspended sediment concentration tends to decease after 1996 when Manwan
dam was operated. However, suspend sediment after 2001 does not tend to decrease roughly,
as it was in 1996 – 2001 period. Sediment concentration even tends to increase, especially in
dry season months. The reason for that is the lack of flow due to water storage in upstream
dams. This causes the erosion at downstream and leads to the increasing of sediment
concentration. Besides, sand exploitation for construction stirs the stream and leads to the
increasing of sediment concentration.

×