Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG nước mặt SÔNG VU GIA THU bồn đoạn QUA HUYỆN đại lộc, TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.74 KB, 6 trang )


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

302 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
SÔNG VU GIA-THU BỒN ĐOẠN QUA HUYỆN ĐẠI LỘC,
TỈNH QUẢNG NAM
Dương Anh Điệp
Phó trưởng Phòng Thí nghiệm Phân tích môi trường khu vực II
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ

Sông Vu Gia – Thu Bồn là một nguồn nước mặt quan trọng ở tỉnh Quảng Nam và
thành phố Đà Nẵng , cung cấp nước cho mọi hoạt động của các khu dân cư, thị trấn, thành
phố, bao gồm cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông thuỷ, du lịch
trên sông đồng thời cũng là nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động sản xuất, dân sinh
trên bề mặt lưu vực sông.
Trong những năm gần đây, do sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế ngày càng
mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu về sử dụng nguồn nước cũng ngày càng tăng lên. Ngày càng có
nhiều cụm công nghiệp, khu công nghiệp, công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước được
xây dựng. Bên cạnh đó với xu thế biến đổi bất lợi của thời tiết, sông Vu Gia – Thu Bồn cũng
phải thường xuyên gánh chịu những tác động bất lợi từ thiên nhiên như: lũ lụt, hạn hán, xâm
nhập mặn, Tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho chất lượng nước sông Vu Gia – Thu
Bồn biến chuyển theo chiều hướng xấu, về cả số lượng lẫn chất lượng.
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm, phân vùng chất lượng nước sông Vu Gia-Thu Bồn
đoạn qua huyện Đại Lộc nhằm phục vụ dân sinh kinh tế trong vùng là hết sức cấp bách và
quan trọng.

Mở đầu
Sông Vu Gia-Thu Bồn, đoạn qua huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam nơi tiếp giáp
giữa vùng đồng bằng và miền núi, là hệ thống sông lớn nhất ở Quảng Nam. Đại Lộc là


một huyện trung du miền núi tiếp giáp dãy núi Trường Sơn hùng vĩ. Nằm ở phía Bắc
của Quảng Nam, Đại Lộc là vùng đất mang tính chất trung du vừa có đồng bằng vừa
có rừng núi. Với địa hình cao ở phía Tây-Tây Bắc, thấp dần về phía Đông, có hai con
sông lớn là Vu Gia và Thu Bồn chảy ra biển theo Cửa Đại-sông Thu Bồn (tỉnh Quảng
Nam) và Cửa Hàn-sông Vu Gia (TP Đà Nẵng), với lưu lượng nước lớn bao bọc nên ở
Đại Lộc thường gây lụt lội ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất.
Diện tích lưu vực sông Thu Bồn tính đến Giao Thuỷ -xã Đại Hòa là 3825 km
2
,
diện tích lưu vực sông Vu Gia tính đến Thị trấn Ái Nghĩa là 5180km
2
.
Vùng hạ lưu hệ thống sông Vu Gia -Thu Bồn tập trung nhiều ngành kinh tế xã
hội quan trọng. Vì vậy nhu cầu nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt rất lớn và ngày
càng tăng nhanh. Lượng nước từ thượng nguồn đưa về hạ lưu, những năm gần đây bị
suy giảm, nhất là trong mùa kiệt, do các hoạt động của các hồ chứa ở vùng thượng
lưu, làm cho nước sông vùng hạ lưu dễ bị nhiễm mặn, chất lượng nước bị ô nhiễm
ngày càng tăng.
Việc nghiên cứu tính toán nguồn nước, đánh giá hiện trạng ô nhiễm, phân vùng
chất lượng nước sông Vu Gia-Thu Bồn đoạn qua huyện Đại Lộc nhằm phục vụ dân
sinh kinh tế trong vùng là hết sức cấp bách và quan trọng.
1. Dòng chảy năm

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 303

Ở lưu vực Vu Gia-Thu Bồn, đoạn qua huyện Đại Lộc, mùa kiệt kéo dài từ tháng
1 đến tháng 8 hàng năm.
Dòng chảy nhỏ nhất trên lưu vực phần lớn rơi vào tháng 4, những năm ít hoặc

không có mưa tiểu mãn vào tháng 5, 6 thì dòng chảy nhỏ nhất vào tháng 7 và tháng 8.
Bảng 1. Phân phối dòng chảy mùa kiệt trung bình nhiều năm
Trạm
Sông
Yếu tố
Tỷ số (%) dòng chảy tháng so với dòng chảy năm
1
2
3
4
5
6
7
8
Hội Khách
Vu Gia
Q
142
97.1
82.0
78.5
104
116
87.2
99.7
W
380
235
220
203

279
301
234
267
%
6.16
3.81
3.56
3.30
4.51
4.87
3.78
4.33
Hà Tân
Côn
Q
18.7
11.4
8.14
7.34
10.5
12.0
8.66
9.59
W
50.1
27.6
21.8
19.0
28.1

31.1
23.2
25.7
%
7.74
4.26
3.37
2.94
4.35
4.81
3.59
3.97
Ái Nghĩa
Yên
Q
117
85.9
70.1
65.5
83.9
89.8
77.2
85.2
W
312
208
188
170
225
233

207
228
%
7.61
5.07
4.58
4.14
5.48
5.68
5.04
5.57
Giao Thuỷ
Thu
Bồn
Q
247
153
107
90.5
122
123
93.3
98.9
W
661
369
288
235
327
318

250
265
%
7.43
4.15
3.23
2.64
3.67
3.57
2.81
2.97
Căn cứ vào tài liệu thực đo tại 2 trạm đo dòng chảy là Nông Sơn (Flv=3150
km
2
) trên sông Thu Bồn và Thành Mỹ (Flv =1850 km
2
) trên sông Vu Gia cho thấy
lượng dòng chảy rất phong phú với mô đun dòng chảy bình quân nhiều năm đạt 57,9 –
92,4 l/s/km
2
.
Qua phân tích tính toán, lưu vực sông Vu Gia–Thu Bồn hàng năm chảy ra biển
khoảng 20. 10
9
m
3
nước.
+ Vùng thượng nguồn của sông chảy trong vùng núi cao, tâm mưa lớn Trà My,
Tiên Phước, Ngọc Linh lượng mưa bình quân lưu vực nhiều năm đạt 3300 mm, môdun
dòng chảy năm toàn lưu vực đạt M

0
= 80,5 l/s.km
2
, Q
0
= 308 m
3
/s. Tổng lượng hàng
năm của sông Thu Bồn tính đến Giao Thuỷ W
0
= 9,71. 10
9
m
3
.
+ Sông Vu Gia, lượng mưa hàng năm đạt 1850-2420 mm, môdun dòng chảy năm
đạt M
0
= 57,9 l/s.km
2
, Q
0
= 300 m
3
/s. Tổng lượng hàng năm của sông Vu Gia tính đến
Ái Nghĩa

W
0
= 9,46. 10

9
m
3
.
Bảng 2. Nguồn nước các sông thuộc Vu Gia -Thu Bồn
Sông
Tính đến
Flv
(km
2
)
X
0

(mm)
Y
0

(mm)
Q
0

(m
3
/s)
M
0

(l/s,km
2

)
W
0

(10
9
m
3
)
Vũ Gia
Thành Mỹ
1850
2275
1769
132
71,2
4,162

Ái Nghĩa
5180
2420
1826
300
57,9
9,460
Thu Bồn
Nông Sơn
3150
3053
2257

289
92,4
9,135

Giao Thuỷ
3825
3300
2539
308
80.5
9,710


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

304 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

2. Hiện trạng môi trường nước sông Vu Gia-Thu Bồn:
Môi trường nước mặt đoạn sông Vu Gia-Thu Bồn qua huyện Đại Lộc, không
những chịu ảnh hưởng do quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện mà còn chịu tác
động từ các hoạt động phát sinh ô nhiễm từ khu vực lân cận ở thượng nguồn.
Nguồn nước mặt tại nơi đây đã và đang có nguy cơ bị ô nhiễm ngày thêm trầm
trọng, làm cho chất lượng nước ngày càng giảm nên chưa đáp ứng được yêu cầu sản
xuất và đời sống dân sinh.
Đã có nhiều chương trình quan trắc môi trường nước mặt lục địa được tiến
hành trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Đại Lộc nói riêng, có liên
quan đến chất lượng môi trường nước lưu vực sông Vu Gia -Thu Bồn, như:
- Chương trình Quan trắc môi trường nước mặt Vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung;
- Chương trình Quan trắc môi trường nước lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn;

- Chương trình Quan trắc môi trường tỉnh Quảng Nam;
- Chương trình Quan trắc môi trường của huyện Đại Lộc.
2.1.Khả năng chịu tải của sông Vu Gia-Thu Bồn đoạn qua huyện Đại Lộc
Qua số liệu quan trắc nhiều năm từ các Chương trình quan trắc, tính toán, đánh
giá khả năng tiếp nhận nguồn thải sông Vu Gia-Thu Bồn từ các sông với các thông số
quá tải đối với sông Vu Gia-Thu Bồn là TSS = 29.652,48- 1.256.093,22 kg/ngày,
PO
4
3-
= 3.075,3810 kg/ngày, NH
4+
= 18,6513 - 541,6209 kg/ngày, Fe = 1.085,5351-
3.439,7637 kg/ngày, NO
2
-
= 4,435776kg/ ngày.
2.2. Phân loại chất lượng nguồn nước
Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index – WQI) là một trong các loại chỉ
số môi trường (Environmental index) – được phân cấp theo số học hoặc theo khả
năng mô tả lượng lớn các số liệu, thông tin về môi trường nhằm đơn giản hóa các
thông tin này để cung cấp một thông tin dưới dạng dễ hiểu, dễ sử dụng cho các nhà
quản lý và công chúng.
• WQI được tính toán cho các thông số BOD
5
, COD, TSS, độ đục, tổng
Coliform, pH, nhiệt độ, DO, NH
4
+
-N, SO
4

2-
, PO
4
3-
-P theo công thức như sau:
 
11
1
1
++


+=
+
+
ipi
BPBP
qq
qCBPWQI
ii
ii

Trong đó:
- BP
i
: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong
Bảng 1 tương ứng với mức i
- BP
i+1
: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định

trong Bảng 1 tương ứng với mức i+1
- q
i
: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BP
i

- q
i+1
: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BP
i+1

- C
p
: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán.

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 305

Bảng 3: Xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước
Loại
Giá trị WQI
Mức đánh giá chất lượng nước
Thang màu
I
91-100
Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh
hoạt
Xanh nước biển


II
76-90
Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp
Xanh lá cây
III
51-75
Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và mục
đích tương đương khác
Vàng
IV
26-50
Sử dụng cho giao thông thủy và mục đích
tương đương khác
Da cam
V
0-25
Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử
lý trong tương lai
Đỏ

2.3. Tổng hợp phân vùng chất lượng nước trong năm



Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

306 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường



3. Kết luận
Trên sông Vu Gia-Thu Bồn đoạn qua huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, các
thông số như chất rắn lơ lửng, độ đục, hữu cơ, dinh dưỡng, coliform vào mùa mưa

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 307

thường tăng hơn so với mùa khô, nhiều vị trí vượt quy chuẩn, nguyên nhân do sau
những trận mưa lớn nên rửa trôi bề mặt làm cho thành phần các chất ô nhiễm tăng lên.
Trong khi mùa khô thì hàm lượng các kim loại nặng lại có giá trị cao hơn so với
mùa mưa. Thời gian gần đây, khu vực thượng lưu của các sông có nhiều hoạt động
như xây dựng thủy điện, xây dựng nhiều công trình hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao
thông, hiện tượng khai thác khoáng sản như: khai thác vàng tại các khe suối đầu
nguồn, khai thác cát sỏi ven sông phục vụ các công trình xây dựng… vì vậy các quy
luật gần như bị phá vỡ giữa mùa mưa và mùa khô, do đó các thành phần vật chất trong
môi trường nước mặt có sự biến động không bình thường, tăng hoặc giảm đều không
theo một quy luật nhất định nào.
Nhưng nhìn chung, chất lượng nước dòng chính sông Vu Gia-Thu Bồn chưa có
dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, kim loại nặng độc hại, nhưng đã ô
nhiễm rõ nét TSS (Chất rắn lơ lửng), độ đục và tổng dầu mỡ, các giá trị cao xuất hiện
tại hầu hết các điểm quan trắc trong cả mùa khô và mùa mưa trên địa bàn. Ngoài ra,
còn có một số thông số ô nhiễm cũng có nồng độ khá cao tại một số thời điểm quan
trắc như SO
4
2-
, NH
4
+
, Fe tổng. Đây là vấn đề cần quan tâm trong việc sử dụng tài

nguyên nước trong thời gian đến.
Tính chất, đặc điểm thủy văn hệ thống sông Vu Gia- Thu Bồn đã có những thay
đổi rõ nét. Những thay đổi này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước
trên lưu vực sông, cũng như gia tăng những tác hại, những sự cố môi trường từ nguồn
nước. Cần làm rõ các yếu tố tác động, đánh giá mức độ biến đổi các yếu tố thủy văn
cũng như các hậu quả của chúng để định hướng đề xuất những chính sách, giải pháp
đối phó, giảm thiểu thiệt hại, phát triển bền vững kinh tế xã hội tại các địa phương.

ASSESSMENT ON WATER SURFACE QUALITY STATUS IN
VUGIA-THUBON RIVER PERIOD THROUGH DAILOC
DISTRICT, QUANGNAM PROVINCE
Duong Anh Diep
Deputy Chief of Laboratory for Environmental Analysis region II,
Hydro- meteorological Observatory Mid Central region

Vu Gia -Thu Bon river is an important water surface resources for Quang Nam
province and Danang City, supplying water for all activities of residential areas, towns, cities
including for domestic, industry, agriculture, water navigation, river cruise, etc. However it is
received waste water from the production and people activities in the basin.
In recent years, because of increasing population and strongly developing economy, the
water demand is also increasing. There are more works that use large amount of water that
are industrial clusters, industrial zones, mining works. Besides, due to climate change, The
Vu Gia-Thu Bon river often suffers adverse effects of nature such as flood, drought, salinity…
With all reasons above, the water resource in Vu Gia- Thu Bon has become worse in both
quality and quantity.
Assessing the current state of pollution, zoning water quality of Vu Gia-Thu Bon
River, specially Dai Loc district area, in order to serve for activities in this region is therefore
very urgent and important.

×