Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty chế biến thực phẩm (Bia Vicoba) Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.64 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH














BÁO CÁO
BÁO CÁO
THỰC TẬP MÔN HỌC
THỰC TẬP MÔN HỌC
Họ tên sinh viên : Nguyễn Thị Phương Thảo
Lớp: K9 – QTDNCN B
Ngành : Quản Trị Kinh Doanh
Địa điểm thực tập: Công Ty Chế Biến Thực Phẩm Thái Nguyên (Bia
Vicoba)
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
Trường ĐHKT&QTKD






Báo cáo thực tế môn học
THÁI NGUYÊN , NĂM 2015NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP




















SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 2 - Lớp:K9 QTDNCN-B
Thái nguyên, ngày…… tháng………năm 2015
Xác nhận của cơ sở thực tập
Trường ĐHKT&QTKD






Báo cáo thực tế môn học
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp: K9 QTDNCN B
Địa điểm thực tập: Công Ty Chế Biến Thực Phẩm Thái Nguyên (Bia Vicoba)
1.TIẾN ĐỘ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN:
− Mức độ liên hệ với giáo viên:
− Thời gian thực tập và quan hệ với cơ sở:
− Tiến độ thực hiện:
2.NỘI DUNG BÁO CÁO :
− Thực hiện các nội dung thực tập:
− Thu thập và xử lý số liệu:
− Khả năng hiểu biết thực tế và lý thuyết:
3.HÌNH THỨC TRÌNH BÀY


4.MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC:


5.ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:


ĐIỂM:
CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO: (tốt- khá- trung bình)
Thái nguyên, ngày … tháng……. Năm 2015
Giáo viên hướng dẫn


SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 3 - Lớp:K9 QTDNCN-B
Trường ĐHKT&QTKD





Báo cáo thực tế môn học
MỤC LỤC

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 4 - Lớp:K9 QTDNCN-B
Trường ĐHKT&QTKD





Báo cáo thực tế môn học
Danh mục đồ thị, bảng biểu hình vẽ
STT Tên Tran
g
1 Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất bia của công ty 12
2 Sơ đồ 1.2: Hệ thống tổ chức 16
3
Bảng 2.1: Bảng thống kê lao động của Công ty Cổ phần Chế biến Thực
phẩm Thái Nguyên – Bia Viccoba qua 2 năm 2013 – 2014
22
4 Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty theo tuổi, giới tính và trình độ 24
5 Bảng 2.3: Kế hoạch đào tạo năm 2013 30
6 Bảng 2.4: Kế hoạch đào tạo năm 2014 31

7 Bảng 2.5: Phiếu đào tạo và hướng dẫn nhân viên 34
Danh mục từ viết tắt
STT Từ viết tắt Nghĩa
1 BHYT Bảo hiểm Y tế
2 BHXH Bảo hiểm xã hội
3 CBCNV Cán bộ công nhân viên
4 BM Biểu mẫu
5 TT Thông tư
6 CB Cán bộ
7 ATLĐ-PCCN An toàn lao động – Phòng cháy cháy nổ
8 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
9 NXB Nhà xuất bản
10 ThS Thạc sĩ
11 PGS.TS Phó Giáo sư Tiến sĩ
LỜI MỞ ĐẦU
Việc áp dụng lý thuyết vào thực tế rất khó khăn với sinh viên, đặc biệt là chuyên
ngành quản trị, thực tế là những điều còn mới mẻ đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường.
Đợt thực tế này là dịp giúp chúng em bước đầu làm quen, có điều kiện tiếp xúc thực tế sản
xuất kinh doanh và tìm hiểu thị trường của một công ty cụ thể. Qua việc tìm hiểu về Công
Ty Chế Biến Thực Phẩm Thái Nguyên (Bia Vicoba) em đã tìm hiểu và củng cố kiến thức đã

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 5 - Lớp:K9 QTDNCN-B
Trường ĐHKT&QTKD





Báo cáo thực tế môn học
học ở trường, nắm được nhiều kiến thức về chuyên ngành, giúp chúng em có một cái nhìn

đúng về kinh tế, tạo nền tảng cho việc sau này ra trường. Trong nền kinh tế thị trường hiện
nay, các yếu tố khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố khác của môi trường kinh
doanh thay đổi liên tục buộc các nhà quản trị công ty phải quan tâm nhiều hơn đến việc
tuyển dụng và đào tạo nhân lực.
Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất trong mọi hoạt động của công
ty, công ty muốn ngày càng phát triển phồn vinh thì yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất chính
là con người. Con người nắm vận mệnh của công ty, có thể tạo ra tất cả nhưng cũng có thể
phá huỷ tất cả, nhưng đây lại là yếu tố phức tạp và đa dạng nhất. Do đó tuyển dụng và đào
tạo nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt trong các chức năng quản trị. Một công ty,
hay một tổ chức nào đó dù có nguồn tài chính phong phú nguồn tài nguyên dồi dào với hệ
thống máy móc thiết bị hiện đại, kèm theo các công thức khoa học kỹ thuật thần kỳ đi chăng
nữa, cũng sẽ trở nên vô ích nếu không biết tuyển dụng và đào tạo nhân lực có hiệu quả. Đặc
biệt, trong nền kinh tế thị trường mọi công ty đều chịu sự tác động bởi một môi trường đầy
cạnh tranh và thách thức. Công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực giúp tìm kiếm,
phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên và quản lý có chất lượng những người tham gia tích
cực vào sự thành công của công ty. Các tổ chức trông mong vào các nhà chuyên môn về
quản trị nguồn nhân lực sẽ giúp họ đạt được hiệu quả và năng suất cao hơn với một hạn chế
về lực lượng lao động. Một trong những yêu cầu chính của tuyển dụng và đào tạo nguồn
nhân lực là tìm ra đúng người, đúng số lượng và đúng thời điểm trên các điều kiện thỏa mãn
cả công ty và nhân viên mới. Khi lựa chọn được những người có kỹ năng thích hợp làm việc
ở đúng vị trí thì cả nhân viên lẫn công ty đều có lợi.
Trong 4 tuần thực tập tại Công ty cổ phần chế chiến thực phẩm (Bia Vicoba) Thái
Nguyên, với sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà và sự giúp đỡ nhiệt tình của các
cô chú trong công ty và với những lí do trên em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác tuyển
dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty chế biến thực phẩm (Bia Vicoba) Thái
Nguyên” làm báo cáo thực tập môn học cho mình. Qua đó có điều kiện kết hợp kiến thức đã

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 6 - Lớp:K9 QTDNCN-B
Trường ĐHKT&QTKD






Báo cáo thực tế môn học
học vào hoạt động Tuyển dụng và đào tạo nhân lực thực tế và phân tích đánh giá những kiến
thức đó trong bài báo cáo thực tế này. Báo cáo thực tế này gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Thái
Nguyên.
Chương 2: Thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực tại Công ty cổ
phần Chế biến thực phẩm Thái Nguyên.
Chương 3: Hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại Công
ty Cổ phần Chế biến thực phẩm (Bia Vicoba) Thái Nguyên.
Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm thực tiễn, tài liệu thu thập, khả năng của người
viết và kinh nghiệm thực tế sản xuất chưa có nên bài báo cáo thực tập môn học của em còn
nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và giúp đỡ của cô giáo
hướng dẫn, cùng các cô, chú, các anh chị trong Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái
Nguyên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Phương Thảo
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁI
NGUYÊN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1.1.1. Tên địa chỉ công ty:

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 7 - Lớp:K9 QTDNCN-B
Trường ĐHKT&QTKD






Báo cáo thực tế môn học
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên.
- Trụ sở Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên: số 158, đường Minh Cầu,
phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
- Đăng ký kinh doanh số: .
- Vốn điều lệ: 2.000.000.000 đồng.
- Mã số thuế: 4600307512.
- Số tài khoản: 8501211000101
- Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Dũng.
1.1.2. Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Thái Nguyên được xây dựng trên địa bàn
đường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên. Tiền thân của Công ty là “xí nghiệp bánh
kẹo Bắc Thái”, được xây dựng năm 1973, năm 1975 đi vào hoạt động. Sau hơn chục năm
sản xuất bánh kẹo do thiết bị thủ công nên xí nghiệp bánh kẹo không tiêu thụ được hàng.
Năm 1992 sở công nghiệp đã sáp nhập hai xí nghiệp “bánh kẹo Bắc Thái” và xí nghiệp
“nước chấm” thành xí nghiệp “chế biến thực phẩm”. Ban lãnh đạo xí nghiệp đã tìm kiếm
mặt hàng và thị trường tiêu thụ. Được sự ủng hộ giúp đỡ của các ban ngành xí nghiệp đã bắt
đầu chuyển sang xây dựng dây chuyền sản xuất bia hơi có công suất 1000 lít/ngày. Năm
1993 mở rộng sản xuất với công suất 3000 lít/ngày. Năm 1994 liên doanh với Công ty than
nội địa mở rộng dây truyền sản xuất 10.000lít/ngày.
Hơn 10 năm liên doanh với Công ty Than nội địa, bia viccoba cũng đã được người
tiêu dùng Thái Nguyên lựa chọn. Sản phẩm bia hơi được bán chủ yếu ở thành phố Thái
Nguyên và một số huyện trong tỉnh như Đại Từ, Võ Nhai, Phú Bình, Phổ Yên…
Thực hiện quyết định số 4062/QĐ-UB ngày 31/12/2003 của ủy ban nhân dân tỉnh
Thái Nguyên, Công ty đã cổ phần hóa 100 % là vốn của các cổ đông và đổi tên thành “Công

ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Thái Nguyên”. Sau khi cổ phần hóa được 1 năm Công ty đã
nhận thấy thực tế hiện nay nhu cầu tiêu dùng bia trên các thị trường liên tục tăng nhanh, các
đối tượng sử dụng bia được mở rộng trong phạm vi toàn tỉnh…
1.1.3. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 8 - Lớp:K9 QTDNCN-B
Trường ĐHKT&QTKD





Báo cáo thực tế môn học
Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Thái Nguyên – Bia Viccoba hiện đang có hơn
70 lao động. Lao động gián tiếp có 13 người, còn lại là lực lượng sản xuất và phụ trợ. Qua
lực lượng lao động nói trên có thể thấy quy mô của Công ty là quy mô nhỏ.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
• Chức năng:
Sản xuất, kinh doanh bia đảm bảo chất lượng phục vụ cho nhu cầu của khách hàng.
• Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ của Công ty là tập chung vào sản xuất bia hơi và từng bước đưa sản phẩm
ra nhập thị trường. Do đó đòi hỏi công ty phải từng bước cụ thể hóa nhiệm vụ này theo các
bước sau:
1. Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm bia hơi của Công ty.
2. Từng bước chiếm lĩnh thị trường không chỉ riêng ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên mà
phải cố gắng vươn ra các tỉnh lân cận.
3. Từng bước nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ công nhân viên để lắm
bắt kịp thời công nghệ mới của thế giới nhằm thúc đẩy sự phát triển của Công ty.
1.3. Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm
(Bia Vicoba) Thái Nguyên:

Sản phẩm tạo thành có được khách hàng ưa chuộng và đứng vững trên thị trường hay
không đều phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của sản phẩm. Chính vì vậy mà Công ty rất
chú trọng khi sản xuất cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường
tiêu thụ. Mà quy trình công nghệ lại ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất, chất lượng sản
phẩm và kể cả hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quy trình công nghệ sản xuất Bia mang tính
liên tục theo phương pháp sản xuất dây chuyền, đặc tính công nghệ khác nhau sẽ tạo ra Bia
có các cấp chất lượng khác nhau.
Nguyên liệu chính để sản xuất các loại Bia gồm Malt, gạo, hoa houblon, nước. Malt
đại mạch: Là loại thóc malt được nảy mầm trong điều kiện thích hợp và được sấy khô theo

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 9 - Lớp:K9 QTDNCN-B
Trường ĐHKT&QTKD





Báo cáo thực tế môn học
một công nghệ đặc biệt. Malt có màu vàng sáng, hạt đều, có mùi thơm đặc trưng cần có, vị
ngọt nhẹ. Malt được nhập ở các nước như: Đông Âu, Bỉ,Đan Mạch, Pháp. Malt đại mạch là
nguyên liệu chính để sản xuất các loại bia. Quá trình quan trọng nhất mà hạt đại mạch trở
thành hạt malt là sự nẩy mầm (mục tiêu chủ yếu của quá trình sản xuất malt) là hoạt hóa,
tích lũy về khối lượng và hoạt lực của hệ enzym có trong đại mạch.

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 10 - Lớp:K9 QTDNCN-
B
Bia chai thành phẩm
Gạo
Đường hóa
Lọc

Bã Malt
Nghiền
Nấu cháo( dịch cháo)
Nghiền
Malt lót
Malt
Bã hoa
Hoa haublon Nấu dịch đường với hoa haublon
Lọc
Lắng
Làm lạnh nhanh
Lên men chính
Men tái sử dụng
Rút men Rửa men
Lên men phụ và tàng trữ
Bock
Rửa
Bia hơi thành phẩm
Chiết Bock
Lọc trong
2
CO
Chiết chai
Dập nút
Thanh trùng
Dán nhãn, xếp két
Chai
Rửa chai
Trường ĐHKT&QTKD






Báo cáo thực tế môn học
• Quy trình công nghệ tổng quát
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất bia của công ty
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Công ty Cổ phẩn Chế biến Thực phẩm Thái Nguyên)
• Thuyết minh quy trình
Nghiền nguyên liệu: Nhằm mục đích đập vỡ hạt nguyên liệu thành nhiều mảnh nhỏ để
tăng bề mặt tiếp xúc với nước tạo điều kiện cho quá trình thuỷ phân và đường hóa xảy ra
nhanh và triệt để.
- Ngiền malt ở máy nghiền trục: (bột malt nhỏ, vỏ chấu dập không được nát vụn). Bột
nghiền malt được tải vào nồi nấu malt để phối trộn với nước theo tỷ lệ quy định(1 malt: 3,5
nước).

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 11 - Lớp:K9 QTDNCN-
B
Trường ĐHKT&QTKD





Báo cáo thực tế môn học
- Nghiền gạo ở máy nghiền búa và bột nghiền được chuyển vào nồi nấu cháo để phối
trộn theo tỷ lệ (1gạo: 4 nước).
- Nấu cháo và đường hóa: Nhằm chuyển hóa tinh bột thành đường dưới tác dụng của
enzyme có sẵn trong thóc malt.
- Nồi cháo: Sau khi phối trộn gạo và malt thì nâng nhiệt đô lên

C
0
90
hãm trong 30
phút rồi nâng sôi
C
0
100
và giữ trong 30 phút. pH = 5,8.
- Nồi malt: Sau khi phối trộn nguyên liệu xong, nâng
C
0
40
hãm 10 phút. Bơm một
phần dịch cháo sang nồi malt để nâng nhiệt độ nồi malt lên hãm trong 30 phút. pH: 5,4 – 5,6.
Đủ 50 phút tiếp tục nâng lên
C
0
74
hãm trong 40 phút. Thử iot hết màu, nâng nhiệt lên
C
0
78
và bơm sang nồi lọc.
- Nồi lọc: Dịch trong nồi nấu malt sẽ được chuyển hoàn toàn san nồi lọc, tại đó sẽ phân
tách dịch hèm trong với bã. Sau khi lọc dịch hèm đầu, bã được rửa bằng nước ấm có nhiệt độ
C
0
76
. Rửa bã 3 lần(chú ý không để bã khô, khi nước săm sắp là đổ bã ngay).

- Nồi hoa: Dịch hèm được đun suốt quá trình rửa bã, khi nồi dịch đã đầy nồi dịch lúc đó
sẽ thành
C
0
100
.
Sau khi sôi được 10 phút thì cho cao hoa và trợ nắng. Sau khi sôi được 60 phút thì bổ
sung hoa viên. Đun sôi hoa 80 phút. Tỷ lệ bay hơi là 8 – 10% là đạt.
- Lắng xoáy: Sau khi hoàn thành công đoạn nấu hoa, hèm được bơm sang nồi lắng xoáy
để phân tách cặn nóng. Tổng thời gian để lắng là 20 phút.

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 12 - Lớp:K9 QTDNCN-
B
Trường ĐHKT&QTKD





Báo cáo thực tế môn học
Lạnh nhanh: Sau 20 phút để lắng, dịch hèm được bơm qua thiết bị lạnh nhanh và tank
lên men, nhiệt độ dịch hèm là từ
C
0
9590

xuống
C
0
10

và có bổ sung thêm oxi cho dịch
đường từ 4 – 6 mg/lít. Đồng thời men giống được tiếp cùng mẻ bơm dịch đầu tiên vào tank
lên men. Lượng men giống là 10%.
Lên men: Là quá trình chuyển hóa dịch đường thành rượu và
2
CO
ở tại tank lên men
nhờ nấm men. Gồm có 2 giai đoạn lên men:
+ Lên men chính: ở nhiệt độ
C
0
128

, thời gian từ 5 – 7 ngày. Kết thúc lên men chính
độ đường còn lại là
S
0
3
. (hàng ngày kiểm tra nhiệt độ dịch lên men và sự giảm độ đường,
độ đường được giảm dần trong 5 – 7 ngày lên men. Ngày đầy thường giảm
S
0
5,0
, tiếp theo
ngày 2, ngày 3 mỗi ngày giảm từ
S
0
5,11

, ngày thứ 4, thứ 5giảm

S
0
1
đến khi độ đường
không giảm nữa và kiểm tra còn
S
0
3
thì chuyển sang giai đoạn lên men phụ). Khi lên
men được 24 giờ thì thu hồi
2
CO
đến hết quá trình lên men chính.
+ Lên men phụ: Khi hạ dịch đường xuống
C
0
5
sau một ngày thì cho rút men sữa. Men
sữa có thể dùng cho lên men tank tiếp theo hoặc không dùng đến thì xả bỏ cho chăn nuôi.
Quá trình lên men phụ cũng giống lên men chính nhưng ở nhiệt độ thấp hơn từ
C
0
41−
. Thời
gian từ 7 – 14 ngày. Bia sẽ trong dần trong quá trình lên men phụ.

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 13 - Lớp:K9 QTDNCN-
B
Trường ĐHKT&QTKD






Báo cáo thực tế môn học
- Lọc bia: Kết thúc lên men phụ bia vẫn chưa được trong theo ý muốn cho nên phải
đem lọc nhằm loại bỏ những cặn men và những tạp chất kết tủa trong quá trình nấu bia để
cho bia đạt được độ trong mà ta mong muốn. Độ trong thông thường nhìn qua cốn nhìn
thấy vân tay là được(hoặc có thể dùng máy đo độ trong).
- Bão hào
2
CO
trong quá trình lọc bia một phần
2
CO
sẽ bị thất thoát để tăng hiệu quả
giải khát và bảo quản bia ta cần bão hòa thêm
2
CO
(
2
CO
được thu hồi và nén vào bình
2
CO
).
Nhiệt độ khi bão hòa phải đạt từ
C
0
100


thì mới dễ bão hòa được và áp suất tank bão hòa
luôn duy trì
atm5,2
thời gian 8 – 10 giờ.
- Chiết bom, chiết chai: Sau khi bia đã bão hòa đủ lượng
2
CO
theo nguyên tắc đẳng áp
để tránh thất thoát
2
CO
. Chai cũng được đóng bia vào qua máy đóng chai tự đóng mâm quay
hoặc đóng thủ công bằng tay theo nguyên tắc đẳng áp(bom, chai đều được vô trùng trước khi
đóng bia).
1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
1.4.1. Cơ cấu bộ máy quản lý:
Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm – Bia Viccoba là một đơn vị hoạt động sản xuất
kinh doanh cho nên địa bàn hoạt động của Công ty tương đối rộng. Gắn liền với nó là bộ
máy quản lý được lập tương đối phù hợp để thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý. Đồng
thời phát huy được sức mạnh tổng hợp của nguồn nhân lực.
Số cấp quản lý Công ty bao gồm:

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 14 - Lớp:K9 QTDNCN-
B
Phòng phát triển thị trườngPhòng kinh doanh
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
GIÁM ĐỐC

Phòng bảo vệ
Phòng hành chính
Phó giám đốc sản xuấtPhòng tổ chứcPhòng tài vụ
Phó giám đốc kinh doanh
Tổ vệ sinhTổ hóa sinh Tổ nghiền nấuTổ lên men, lọcTổ đóng chai
Tổ phụ trợ
Tổ bán hàng
Trường ĐHKT&QTKD





Báo cáo thực tế môn học
- Quản lý cấp cao: Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo.
- Quản lý cấp trung: Trưởng các phòng ban trong bộ máy quản lý.
- Quản lý cấp cơ sở: Tổ trưởng các tổ đội.
Sơ đồ 1.2: Hệ thống tổ chức
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Thái Nguyên)
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị Công ty Cổ phần Chế biến
Thực phẩm Thái Nguyên – Bia Viccoba
 Đại hội đồng cổ đông:

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 15 - Lớp:K9 QTDNCN-
B
Trường ĐHKT&QTKD






Báo cáo thực tế môn học
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có nhiệm vụ
thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định
các chiến lược, phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận
thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát; và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty. Quyết định chiến lược phát triển và kế
hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty.
 Hội đồng Quản trị:
- Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty, quyết định chiến lược, kế hoạch
phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của Công ty;
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng
loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của Công ty;
- Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này;
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định
của Luật này hoặc Điều lệ Công ty;
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua,
bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản
được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định
tại Điều lệ Công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của
Luật này;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc và
người quản lý quan trọng khác do Điều lệ Công ty quy định; quyết định mức lương và lợi

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 16 - Lớp:K9 QTDNCN-
B
Trường ĐHKT&QTKD






Báo cáo thực tế môn học
ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở
hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở Công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của
những người đó;
- Giám sát, chỉ đạo Giám và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng
ngày của Công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định thành lập Công ty
con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp
khác;
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại
hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng cổ đông;
- Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát
sinh trong quá trình kinh doanh;
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản Công ty;
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ Công ty đã đưa ra.
 Ban kiểm soát:
Cơ cấu Ban kiểm soát thường bao gồm:
- Trưởng ban Kiểm soát
- Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách
- Thành viên Ban kiểm soát không chuyên trách
- Các chức danh của Ban kiểm soát thường có nhiệm kỳ từ 3 - 5 năm trùng với nhiệm kỳ của
Hội đồng quản trị và phải do Hội cổ đông bầu ra. Chu trình thực hiện là Hội cổ đông bầu ra
Ban kiểm soát. Ban kiểm soát bầu các chức danh cụ thể trong nội bộ ban. Thông thường,

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 17 - Lớp:K9 QTDNCN-

B
Trường ĐHKT&QTKD





Báo cáo thực tế môn học
trong ban, dù ít người cũng phải có ít nhất một thành viên có trình độ chuyên môn về kế
toán, kiểm toán;
- Thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế;
Thành viên Ban kiểm soát cần có một số điều kiện cốt yếu, thể hiện trong các quy định về
tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát như:
- Từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập
và quản lý doanh nghiệp;
- Không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột
của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, và người quản lý khác. Điểm này sẽ hạn chế
các thông đồng hoặc hành vi không chuẩn của thành viên Ban kiểm soát;
- Thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý Công ty;
- Thành viên Ban kiểm soát cũng không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của
Công ty;
- Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của Công ty. Kiểm tra
tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt
động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Thẩm
định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của Công ty, báo cáo
đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường
niên;
- Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt
động của Công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Hội đồng cổ
đông theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông;

- Kiểm tra bất thường: Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông, Ban kiểm soát thực
hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 18 - Lớp:K9 QTDNCN-
B
Trường ĐHKT&QTKD





Báo cáo thực tế môn học
hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về
những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông và nhóm cổ đông có
yêu cầu;
- Can thiệp vào hoạt động Công ty khi cần: Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng Cổ
đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động
kinh doanh của Công ty;
- Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng Cổ đông, Giám đốc vi phạm
nghĩa vụ của người quản lý Công ty phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản
trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục
hậu quả;
 Giám đốc:
Giám đốc Công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công ty,
chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công Công ty. Có các quyền và nghĩa
vụ sau:
- Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng thành viên;
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty;

- Ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh
thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận và xử lý lỗ trong kinh doanh. Cùng các quyền và
nghĩa vụ khác quy định tại Điều lệ Công ty.

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 19 - Lớp:K9 QTDNCN-
B
Trường ĐHKT&QTKD





Báo cáo thực tế môn học
 Phó giám đốc kinh doanh: tham mưu cho giám đốc các vấn đề kinh doanh và phụ trách
phòng kinh doanh, nghiên cứu các biện pháp phát triển thị trường.
 Phó giám đốc sản xuất: tham mưu cho giám đốc các vấn đề về sản xuất và phụ trách các tổ:
phụ trợ, phòng hóa, vệ sinh công nghiệp, nghiền nấu, lên men, lọc, chiết rót, bán hàng, đóng
chai.
 Phòng tổ chức – hành chính: Tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý, sử dụng và tuyển
dụng đào taọ lao động theo quy chế của Công ty. Quản lý việc thực hiện công tác đảm bảo
an toàn lao động. Lập danh sách trích nộp BHXH của đơn vị. Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc
các phòng ban, đơn vị thực hiện chính sách xã hội.
 Phòng bảo vệ: Đảm bảo an ninh trật tự, cơ sơ vật chất, trang thiết bị kỹ thuật trong công ty.
- Đề xuất và thưc hiện kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn trong đơn vị;
- Hướng dẫn và giám sát khách mua hàng thưc hiện nội quy, quy định của công ty. Trông giữ
tài sản theo quy định của công ty. Trông giữ xe cho cán bộ lao động của công ty và khách
đến liên hệ mua hàng, công tác;
- Quản lý hệ thống kiểm soát an ninh, hệ thống báo cháy tự động;

- Quản lý nhân lực, bảo quản giữ gìn cơ sơ vật chất, trang thiết bị trong phạm vi phòng quản
lý;
- Thưc hiện một số công tác khác theo sự phân công của giám đốc hoặc người được ủy quyền.
 Phòng tài vụ: Trực tiếp báo cáo tình hình công việc của phòng cho Giám đốc. Chức năng
của phòng tài vụ:
- Lập kế hoạch tài chính, tín dụng của Công ty, thực hiện các biện pháp bảo đảm cân bằng thu
chi;
- Phân tích hoạt động kinh tế một cách thường xuyên nhằm đánh giá đúng tình hình và hiệu
quả sản xuất kinh doanh của Công ty;

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 20 - Lớp:K9 QTDNCN-
B
Trường ĐHKT&QTKD





Báo cáo thực tế môn học
- Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, kiểm kê tài sản hàng kỳ, chuẩn bị kịp thời, đầy đủ
thủ tục và tài liệu co việc xử lý các khoản mất mát, hư hỏng đồng thời đề xuất các biện pháp
xử lý;
- Hướng dẫn và kiểm tra thực hiện hạch toán kế toán của đơn vị.
 Các tổ sản xuất bao gồm: tổ phụ trợ, phòng hóa, tổ vệ sinh công, tổ nghiền nấu, tổ lên men,
tổ chiết rót, tổ bán hàng, tổ đóng chai….
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (BIA VICOBA) THÁI NGUYÊN
2.1. Thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực hiện nay của Công ty
chế biến thực phẩm (Bia Vicoba) Thái Nguyên:

2.1.1. Thực trạng nguồn lao động hiện nay của công ty
2.1.1.1. Tình hình sử dụng lao động của Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Thái
Nguyên – Bia Viccoba
Bảng 2.1: Bảng thống kê lao động của Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Thái
Nguyên – Bia Viccoba qua 2 năm 2013 – 2014
ST
T
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh
2014/2013
Số lượng
( người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
+/- %
Tổng số lao động 62 100 70 100 8 12,9

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 21 - Lớp:K9 QTDNCN-
B
Trường ĐHKT&QTKD





Báo cáo thực tế môn học
1 Các phòng ban 6 9,6 7 10 1 0,4

Cán bộ 1 2 1
Nhân viên 5 5 0
2 Các phân xưởng 54 87,1 61 87,2 7 0,1
Cán bộ 3 4 1
Nhân viên 5 7 2
Công nhân 46 50 4
3 Chuyên trách 2 3,3 2 2,8 0 0,5
Đảng ủy 1 1 0
Công đoàn 1 1 0
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên)
Từ bảng trên ta nhận thấy:
Quy mô nguồn nhân lực của Công ty liên tục tăng. Từ năm 2013 đến 2014 số lượng lao
động của các phòng ban tăng từ 9.6% là 6 người lên 10% là 7 người, lao động trong các
phân xưởng tăng từ 87.1% là 54 người lên 87,2% là 61 người, số lao động chuyên trách giữ
nguyên là 2 người. Nguồn nhân lực các năm tăng tương đối ổn định và chủ yếu là tăng ở
các phân xưởng.
Như vậy với quy mô lao động 70 người trong đó hơn 87% là đội ngũ công nhân sản
xuất, thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty là rất quan trọng.
Không những thế Công ty cũng cần phải tuyển dụng được lao động phù hợp với tình hình
đặc điểm sản xuất của Công ty.
Cùng với đầu tư trang thiết bị, công nghệ, ban lãnh đạo cũng như bản thân người lao
động cũng ý thức được rằng: "Ðổi mới về con người, nhất là đội ngũ công nhân trực tiếp vận
hành máy móc, điều khiển dây chuyền sản xuất sẽ là yếu tố quyết định cho sự phát triển. Bởi
trong nền kinh tế thị trường, việc kinh doanh sẽ không thể có hiệu quả nếu thiếu đi sự song
hành này". Vì thế, đào tạo nhân lực, nâng cao trình độ tay nghề của người thợ nhằm đáp ứng
yêu cầu mới luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Công ty.

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 22 - Lớp:K9 QTDNCN-
B
Trường ĐHKT&QTKD






Báo cáo thực tế môn học
Ðồng thời, để công việc có thể vận hành một cách thuận lợi, đạt hiệu quả, Công ty Cổ
phần Chế biến thực phẩm Thái Nguyên – Bia Viccoba đã tổ chức các phòng, ban, phân
xưởng sản xuất phù hợp với những yêu cầu, nhiệm vụ mới. Bố trí lao động hợp lý dựa trên
khả năng và năng lực của từng người phù hợp với dây chuyền sản xuất mới theo công nghệ
hiện đại. Từ các phòng ban xuống đến các khâu sản xuất đều được thống nhất, nâng cao tinh
thần làm chủ cho mỗi công nhân, đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, tính hiệu quả trong
kinh doanh, tiếp thị, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ
thuật.
2.1.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty:
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty theo tuổi, giới tính và trình độ:
Năm
2013 2014
Tuổi 18 - 35 30 32
35 - 45 22 30
45 trở lên 10 8
Giới tính Nam 22 21
Nữ 40 49
Trình độ Đại học 4 5
Cao đẳng 6 7
Trung cấp nghề 37 42
Trung học phổ thông 15 16
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên)
* Theo cơ cấu tuổi
Ta thấy độ tuổi lao động của công ty chủ yếu là từ 18-35 tuổi, điều này đáp ứng được

khả năng lao động cần thiết của công ty là phải có sức khỏe tốt.

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 23 - Lớp:K9 QTDNCN-
B
Trường ĐHKT&QTKD





Báo cáo thực tế môn học
Khi tiến hành đào tạo cần xem xét đến độ tuổi và khả năng học tập của từng lao động
đồng thời phòng tổ chức cũng cần phải xây dựng chương trình tuyển dụng lao động mới cho
Công ty thay thế đội ngũ lao động sắp đến tuổi nghỉ hưu.
Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm tuyển chọn lao động đồng thời xây dựng kế
hoạch đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
* Theo cơ cấu giới tính
Tỷ lệ nữ giới trong tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty thường xuyên đạt xấp xỉ
hoặc trên 60% và có xu hướng tăng nhưng tăng ít, trong khi tỷ lệ nam giới xấp xỉ 40%. Tỷ
lệ này phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty. Tuy nhiên, trong điều kiện khoa học công
nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì Công ty cũng cần phải tìm cách nâng cao và thu hút
nam giới làm việc cho Công ty.
* Trình độ, chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong Công ty
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số cán bộ quản lý có trình độ trung cấp là khá cao xấp
xỉ 60%, số cán bộ quản lý có trình độ Đại học có xu hướng tăng nhưng có thể thấy là vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu của Công ty. Như vậy, Công ty cần phải đào tạo hoặc cử một số
cán bộ của mình đi học tập và nghiên cứu tiếp ở trong nước hoặc nước ngoài.
2.1.2. Công tác tuyển dụng lao động tại công ty.
Để đảm bảo nguồn nhân lực cho hoạt động công ty tiến hành tuyển dụng nhân viên
để đáp ứng nhu cầu theo từng giai đoạn, thời kỳ cụ thể. Công tác tuyển dụng được giao cho

phòng Tổ chức hành chính. Vì lực lượng lao động tuyển mới chủ yếu là lao động phổ thông
nên công tác tuyển dụng cũng khá đơn giản, mặc dù vậy vẫn đảm bảo các yêu cầu cơ bản về
tuyển dụng cũng như chất lượng lao động mới.

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 24 - Lớp:K9 QTDNCN-
B
Trường ĐHKT&QTKD





Báo cáo thực tế môn học
2.1.2.1. Nội dung tuyển dụng.
• Đối tượng tuyển dụng:
Công dân Việt Nam hoặc nước ngoài, tuổi đời từ 18 tuổi trở lên, có trình độ chuyên
môn phù hợp với vị trí được tuyển dụng, có hồ sơ lý lịch rõ ràng, có đủ sức khỏe và không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, án phạt, quản chế, giam giữ.
• Qui trình tuyển dụng:
- Hàng năm, trưởng các bộ phận, đơn vị trực thuộc Công ty lập nhu cầu tuyển dụng
cán bộ, công nhân viên vào phiếu đề nghị theo mẫu BM TT-08.01 gửi Phòng Tổ chức.
Phòng Tổ chức căn cứ vào tình hình công việc của bộ phận và sản xuất kinh doanh của Công
ty để xem xét nhu cầu bổ sung nguồn lực có thật sự cần thiết hay không. Nếu xét thấy việc
bổ sung là cần thiết, Phòng Tổ chức tổng hợp nhu cầu tuyển dụng cần thiết của các bộ phận
trong toàn Công ty theo biểu mẫu BM TT-08.02 trình Giám đốc Công ty quyết định.
- Trong trường hợp cần trao đổi thêm, Giám đốc sẽ trực tiếp trao đổi cùng Phòng Tổ
chức và Trưởng phòng có nhu cầu tuyển dụng để quyết định.
- Căn cứ vào số lượng cán bộ, công nhân viên dự kiến tuyển dụng được Giám đốc phê
duyệt, Phòng Tổ chức triển khai thực hiện các bước tuyển dụng như sau:
A- Đối với tuyển nhân viên lao động chính thức:

1. Đăng thông tin tuyển dụng bằng một hoặc đồng thời các phương pháp:
- Thông báo tuyển dụng nội bộ.
- Quảng cáo trên báo chí.
- Đăng tin trên một số trang Web hoặc trên chính trang Web của Công ty.
- Thông qua các công ty, văn phòng thới thiệu việc làm.
- Thông báo trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh.
2. Nhận hồ sơ dự tuyển và xét hồ sơ

SV:Nguyễn Thị Phương Thảo - 25 - Lớp:K9 QTDNCN-
B

×