i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGÔ QUỐC QUỲNH
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
CỦA TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 1997 - 2016
Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số : 60 85 01 03
LUẬN VĂN T HẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Chí Hiểu
Thái Nguyên - 2014
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được ai sử dụng để công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin và tài liệu trích dẫn trong luận văn
đều đã được chỉ rõ nguồn gốc, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn.
Tác giả
Ngô Quốc Quỳnh
iii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và giải pháp tăng cường
công tác quản lý địa giới hành chính của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1997 -
2016”, trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo - TS. Nguyễn Chí
Hiểu đã trực tiếp hướng dẫn trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Quản
lý Tài nguyên, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học - trường Đại học Nông Lâm,
Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ tại Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn, phòng
Nội vụ các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Ủy ban nhân dân các xã đã
giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Ngô Quốc Quỳnh
iv
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mụctiêu, ý nghĩa của đề tài 2
2.1.Mục tiêu tổng quát của đề tài 2
2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài 2
2.3. Ý nghĩa của đề tài 2
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở pháp lý để nghiên cứu các nội dung của đề tài 3
1.1.1. Văn bản của Trungương 3
1.1.2. Văn bản của địa phương 4
1.2. Các nghiên cứu, ứng dụng khoa học về quản lý địa giới hành chính 4
1.2.1. Phần mềmMapInfo 4
1.2.2. Phần mềm MicroStation 6
1.2.3. Hệ thống định vị toàn cầu GPS 7
1.2.4. Thực trạng ứng dụng cácphần mềm trong công tác quản lý địa giới hành chính
trên địa bàn tỉnh 8
1.3. Thực trạng công tác quản lý địa giới hành chính 8
1.3.1. Thực trạng quản lý địa giới hành chính trên thế giới 8
1.3.1.1. Một số dạng đường địa giới hành chính trên thế giới 8
1.3.1.2. Một số hình thái phân chiađơn vị hành chính tại một số nước trên thế giới 9
1.3.2. Thực trạng quản lý địa giới hành chínhở Việt nam 12
1.3.2.1. Hệ thống văn bản quy định trong lĩnh vực quản lý địa giới hành chính 12
1.3.2.1.1. Các văn bản Luật quy định trong lĩnh vực quản lý địa giới hành chính 12
1.3.2.1.2. Các văn bản dưới luật quy định trong lĩnh vực quản lý địa giới hành chính 13
1.3.2.2. Sơ lược về địa giới hành chínhở Việt Nam 18
1.3.3. Giới thiệu chung về công tác quản lý địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn 24
1.3.3.1. Bộ hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính 24
1.3.3.2. Mốc địa giới hành chính các cấp 25
1.3.3.3. Vướng mắc trong công tác quản lý địa giới hành chính của địa phương 25
1.4. Các vấn đề cần giải quyết về địa giới hành chính của tỉnh Bắc Kạn 25
1.4.1. Đánh giá thực trạng trong công tácquản lý địa giới hành chính các cấp trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn 25
v
1.4.2. Xác định các hạn chế, vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý địa giới
hành chính 25
1.4.3. Đề xuất giải pháp phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quản lý
địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 25
Chương 2.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
27
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 27
2.2. Nội dung nghiên cứu 27
2.2.1. Điều kiện tự nhiên-kinh tế -xã hội của tỉnh Bắc Kạn 27
2.2.2. Hiện trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn 27
2.2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn 28
2.2.3.1. Đánh giá công tác quản lý bộ hồ sơ, bản đồ và các mốc địa giới hànhchính 28
2.2.3.2. Đánh giá việc giải quyết các vướng mắc trong công tác quản lý địa giới hành
chính 28
2.2.3.3. Đánh giá về biến động đơn vị hành chính các cấp 28
2.2.3.4. Đánh giá chung cho công tác quản lý địa giới hành chính 29
2.2.4. Giải pháp cho công tác quản lý địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu 29
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 29
2.3.1.1. Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Kạn
từ ngày tái thành lập tỉnh đến nay 29
2.3.1.2. Thu thập các tài liệu về biến động về số lượng đơn vị hành chính các cấp của
tỉnh Bắc Kạn từ ngày tái thành lập tỉnh đến nay 29
2.3.1.3. Thu thập các tài liệu về biến động về số lượng bộ hồ sơ và bản đồ địa giới
hành chính các cấp của tỉnh Bắc Kạn từ ngày tái thành lập tỉnh đến nay 29
2.3.1.4. Thu thập các tài liệu về biến động về đường địa giới hành chính cáccấp của
tỉnh Bắc Kạn từ ngày tái thành lập tỉnh đến nay 30
2.3.1.5. Thu thập các tài liệu về biến động về mốc địa giới hành chính các cấp của tỉnh
Bắc Kạn từ ngày tái thành lập tỉnh đến nay 30
2.3.1.6. Thu thập các tài liệu về các văn bản pháp quy liên quan tới công tác
quản lý địa giới hành chính của Trung ương từ trước đến nay còn hiệu
lực 30
2.3.2. Phương pháp điều tra 30
vi
2.3.2.1. Phát phiếu điều tra cho một số Chủ tịch, Phó Chủ tịch huyện và công chức
phòng Nội vụ, phòng TN&MT các huyện, thị xã 30
2.3.2.2. Phát phiếu điều tra cho Ủy ban nhân dân một số xã, phường, thị trấn 30
2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu 31
2.3.3.1. Phương pháp thống kê được ứng dụng để xử lý các số liệu điều tra, thu thập
được trong quá trình nghiên cứu 31
2.3.3.2. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh công tác quản lý địa giới hành
chính giữa các huyện, giữa các năm 31
2.3.3.3. Phương pháp phân tích để phân tích ảnh huởng của các yếu tố đến công tác
quản lý địa giới hành chính 31
2.3.4.1. Đối chiếu các tờ bản đồ địa giới hành chính theo chiều dọc 32
2.3.4.2. Đối chiếu các tờ bản đồ địa giới hành chính theo chiều ngang 32
2.3.4.3. Đối chiếu giữa các tờ bản đồ của các đơn vị hành chính của tỉnh Bắc
Kạn giáp ranh với đơn vị hành chính tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Tuyên Quang 32
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1. Điều kiện tự nhiên-kinh tế- xã hộicủa tỉnh Bắc Kạn 33
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn 33
3.1.1.1. Vị trí địa lý của tỉnh Bắc Kạn 33
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình của tỉnh Bắc Kạn 33
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu của tỉnh Bắc Kạn 33
3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bắc Kạn 34
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Kạn 35
3.1.2.1. Tiềm năng kinh tế -xã hội của tỉnh Bắc Kạn 35
3.1.3. Đánh giá chung về sự phát triển của nền kinh tế-xã hội- an ninh -quốc phòng
và công tác xây dựng, củng cố chính quyền qua 15 năm tái lậptỉnh 35
3.1.3.1. Kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội 35
3.1.3.2. Tốc độ phát triển kinh tế-xã hội 36
3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 39
3.2.1. Công tác quản lý nhà nước về đất đai 39
3.2.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó 39
3.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ địa giới hành chính 39
3.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồquy hoạch sử dụng đất 40
3.2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 41
vii
3.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất 41
3.2.1.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất 42
3.2.1.7. Thống kê, kiểm kê đất đai 42
3.2.1.8. Quản lý tài chính về đất đai 44
3.2.1.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động
sản 44
3.2.1.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất 45
3.2.1.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và
xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 46
3.2.1.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai 46
3.2.1.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 47
3.3. Đánh giá công tác quản lý địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 47
3.3.1. Đánh giá công tác quản lý bộ hồ sơ, bản đồ và các mốc địa giới hành chính 47
3.3.1.1. Cấp tỉnh 47
3.3.1.2. Cấp huyện 50
3.1.2.2. Hiện trạng các mốc địa giới hành chính cấp huyện 51
3.3.1.3. Cấp xã 54
3.3.2. Đánh giá việc giải quyết các vướng mắc trong công tác quản lý địa giới hành
chính 58
3.3.2.1. Cấp tỉnh 58
3.3.2.2. Cấp huyện 60
3.3.2.3. Cấp xã 61
3.3.3. Đánh giá về biến động số lượng đơn vị hành chính các cấp từ ngày tái lập tỉnh
Bắc Kạn đến nay 64
3.3.3.1. Lịch sử hình thành tỉnh Bắc Kạn 64
3.3.3.2. Biến động đơn vị hành chính các cấp của tỉnh Bắc Kạn 65
3.3.4. Đánh giá chung về công tác quảnđịa giới hành chính địa giới hành chính 67
3.3.4.1. Mặt đạt được trong công tác quản địa giới hành chính địa giới
hành chính 67
3.3.4.2. Mặt tồn tại, hạn chế trong công tác quản địa giới hành chính địa giới hành
chính 68
3.3.4.3. Đánh giá tổng hợp cho công tác quản địa giới hành chính địa giới hành
chính 69
viii
3.4. Giải pháp cho công tác quản lý địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn 74
3.4.1. Tuyên truyền vận động cơ sở về công tác quản lý địa giới hành chính 74
3.4.2. Kiểm tra, giám sát chính quyền cơ sở thực hiện công tác quản lý địa giới hành
chính 75
3.4.3. Đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp về trìnhđộ chuyên môn và lý
luận chính trị 75
3.4.4. Củng cố hoàn thiện hệ thống văn bản các cấp cho công tác quản lý địa giới
hành chính 76
3.4.5. Áp dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý địa giới hành
chính 76
3.4.6. Bổ sung nguồn kinh phí cho công tác quản lý địa giới hành chính 77
3.4.6.1. Kinh phí thường xuyên hàng năm 77
3.4.6.2. Kinh phí xây dựng lại bộ hồ sơ và bản đồ địa giới hành chínhcác cấp 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
1. Kết luận 78
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
ix
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT
CSDL : Cơ sở dữ liệu
ĐGHC : Địa giới hành chính
GPS : Global Positioning System
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
UBND : Ủy ban nhân dân
x
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Bảng kê các loại đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 43
Bảng 3.2: Hiện trạng bộ hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính cấp tỉnh 48
Bảng 3.2a: Hướng xử lý bộ hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính cấp tỉnh 48
Bảng 3.3: Hiện trạng các mốc địa giới hành chính cấp tỉnh 49
Bảng 3.3a: Hướng xử lý các mốc ĐGHC cấp tỉnh bị mất, hỏng và cắm sai 49
Bảng 3.4: Hiện trạng bộ hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính cấp huyện 51
Bảng 3.4a: Hướng xử lý bộ hồ sơ và bản đồ ĐGHC cấp huyện 51
Bảng 3.5: Hiện trạng các mốc địa giới hành chính cấp huyện 52
Bảng 3.5a: Hướng xử lý các mốc địa giới hành chính cấp huyện 53
Bảng 3.6: Hiện trạng bộ hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính cấp xã 54
Bảng 3.6a: Hướng xử lý bộ hồ sơ và bản đồ ĐGHC cấp xã 55
Bảng 3.7: Hiện trạng các mốc địa giới hành chính cấp xã 56
Bảng 3.7a: Hiện trạng các mốc địa giới hành chính cấp xã 57
Bảng 3.8: Các điểm còn tồn tại sẽ giải quyết theo Dự án 513 tỉnh Bắc Kạn 59
Bảng 3.9: Các điểm còn tồn tại sẽ giải quyết khi thực hiện Dự án 513 61
Bảng 3.10: Các điểm vướng mắc ĐGHC cấp xã đã giải quyết dứt điểm 62
Bảng 3.11: Các điểm tiến hành giải quyết trong Dự án 513 (2013 - 2016) 63
Bảng 3.12: Biến động số lượng đơn vị hành chính các cấp 67
Bảng 3.14: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá về đội ngũ công chức cấp xã 68
Bảng 3.15: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá về hệ thống văn bản 68
Bảng 3.16: Thống kê các điểm vướng mắc ĐGHC 74
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, để bảo
vệ được vốn đất đai như ngày nay biết bao nhiêu mồ hôi xương máu của
các thế hệ ông cha ta đã đổ xuống. Do vậy trách nhiệm của chúng ta và các
thế hệ mai sau là phải biết gìn giữ, quản lý đất đai một cách khoa học, bền
vững và thống nhất theo địa bàn, lãnh thổ.
Trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, lĩnh vực quản lý Địa
giới hành chính là hết sức quan trọng, đây là lĩnh vực mang tính chất chính
trị và chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội. Địa giới hành chính là
ranh giới phân biệt đất đai và số dân của địa phương này với địa phương
khác do cấp quản lý có thẩm quyền quy định. Địa giới hành chính là cơ sở
pháp lý để phân vạch ranh giới trách nhiệm của các cấp chính quyền địa
phương đối với dân cư, đất đai và mọi hoạt động khác thuộc phạm vi cấp
quản lý. Một đơn vị hành chính trực thuộc một cấp chính quyền nào đó
chỉ có thể tồn tại và hoạt động được dựa trên cơ sở một địa giới hành
chính nhất định rõ ràng, ổn định và hợp lý. Do tầm quan trọng của nó,
việc quản lý địa giới hành chính tại các cấp chính quyền địa phương là
hết sức cần thiết.
Ở Việt Nam, từ sau ngày miền Bắc được giải phóng (1954) và nhất
là sau Đại thắng mùa xuân năm 1975 đến nay, Đảng, Nhà nước đã có nhiều
lần phân định, điều chỉnh địa giới hành chính các địa phương để phục vụ
việc phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, trong đó có
Bắc Kạn đã nhiều lần được tách ra, sáp nhập lại và đến năm 1997 đã chính
thức tách ra trên cơ sở hình thành từ 4 huyện, thị xã (Bạch Thông, Na Rỳ,
Chợ Đồn và thị xã Bắc Kạn) từ tỉnh Bắc Thái và 2 huyện (Ba Bể, Ngân
Sơn) từ tỉnh Cao Bằng. Đến nay đã tách thêm 02 huyện là huyện Chợ Mới
và huyện Pác Nặm.
Trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và sự phát triển nền
kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh Bắc Kạn nói riêng, thì công tác quản lý
địa giới hành chính là hết sức quan trọng. Từ ngày tái thành lập tỉnh đến
nay chưa có một công trình hay đề án nghiên cứu khoa học nào về công tác
quản lý địa giới hành chính của tỉnh Bắc Kạn, trong khi đó thực trạng của
2
công tác quản lý địa giới hành chính của tỉnh Bắc Kạn là hết sức phức tạp
và còn tồn tại nhiều vướng mắc trong công tác quản lý đất đai liên quan
đến địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh, xuất phát từ những vấn đề trên tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác
quản lý địa giới hành chính của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1997 - 2016”.
2. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài
2.1.Mục tiêu tổng quát của đề tài
+ Đánh giá thực trạng công tác quản lý địa giới hành chính của các
cấp chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ năm 1997 đến nay và
giải pháp cho công tác quản lý địa giới hành chính từ nay đến năm 2016.
+ Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
địa giới hành chính để đưa ra giải pháp cụ thể.
2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài
+ Phân tích điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn.
+ Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý địa giới hành
chính trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
+ Nghiên cứu thực trạng quản lý địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn từ năm 1997 đến nay và định hướng từ nay đến năm 2016.
+ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý địa giới hành
chính trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2.3. Ý nghĩa của đề tài
+ Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý địa giới hành
chính trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
+ Tạo cơ sở khoa học cho công tác quản lý đất đai liên quan đến địa
giới hành chính.
+ Hoạch định hướng phát triển kinh tế, xã hội trên cơ sở ổn định,
thống nhất công tác quản lý địa giới hành chính từ nay đến năm 2016.
+ Ổn định đơn vị hành chính góp phần bảo vệ tổ quốc, ổn định chính
trị làm nền tảng cho con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở pháp lý để nghiên cứu các nội dung của đề tài
1.1.1. Văn bản của Trung ương
- Chỉ thị 364-CT ngày 6 tháng 11 tháng 1991 của Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về giải quyết những tranh chấp
đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã và thành lập bản
đồ, hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
- Thông tư số 01/TT-LN ngày 23 tháng 3 năm 1992 của liên nghành
Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) và Cục đo đạc và Bản
đồ Nhà nước hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 364-CT ngày 6 tháng 11 tháng
1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về
giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh,
huyện, xã và thành lập bản đồ, hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
- Thông tư số 832/TTCP-ĐP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của Ban Tổ
chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn giải quyết tranh
chấp đất đai có liên quan đến địa giới hành chính các cấp.
- Thông tư 03/TT-LN ngày 17 tháng 9 năm 1992 của liên ngành Ban
Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) và Cục đo đạc và Bản đồ
Nhà nước hướng dẫn việc tổ chức kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ địa giới hành
chính các cấp.
- Nghị định 119/CP ngày 16 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ ban
hành quy định về việc quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và
mốc địa giới hành chính các cấp.
- Thông tư số 28/TCCP-ĐP ngày 17 tháng 3 năm 1995 của Ban Tổ
chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn việc thực hiện
Nghị định 119/CP ngày 16 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ ban hành quy
định về việc quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa
giới hành chính các cấp.
4
- Thông tư số 190/1998 - TT-TCCP ngày 28 tháng 5 năm 1998 của
Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 28/TCCP-ĐP ngày 17 tháng 3 năm 1995 của Ban Tổ chức -
Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn việc thực hiện Nghị định
119/CP ngày 16 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ ban hành quy định về
việc quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành
chính các cấp.
- Nghị quyết của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa IX, kỳ họp thứ 10 từ ngày 15 tháng 10 năm 1996 đến ngày
12 tháng 11 năm 1996 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính
một số tỉnh.
1.1.2. Văn bản của địa phương
- Báo cáo công tác quản lý địa giới hành chính của tỉnh Bắc Kạn từ
năm 2006 đến năm 2013;
- Báo cáo số 66/BCĐDA513- BC ngày 13 tháng 01 năm 2014 của
Ban chỉ đạo Dự án 513 tỉnh Bắc Kạn về việc tổng kết công tác quản lý địa
giới hành chính các cấp theo Chị 364-CT;
- Báo cáo công tác quản lý địa giới hành chính của 08 huyện, thị xã
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ năm 2006 đến năm 2013;
1.2. Các nghiên cứu, ứng dụng khoa học về quản lý địa giới hành chính
1.2.1. Phần mềm MapInfo
Phần mềm MapInfo là một giải pháp phần mềm GIS với các chức
năng phân tích không gian hữu ích cho công tác quản lý bản đồ địa giới
hành chính dạng số. (đến nay tỉnh Bắc Kạn đã không sử dụng). Các chức
năng chính của MapInfo có thể tóm tắt như sau:
+ Nhập dữ liệu: MapInfo cho phép nhập dữ liệu thuộc các khuôn
dạng khác nhau như AutoCAD DWG/DXF 2004, MicroStation DGN v8,
Open ESRI Grid data, Open CSV, Open Shape files ;
+ Hỗ trợ liên kết với CSDL: Oracle 10G & 9iR2, MS SQL, Server
2000, MS Access, IBM Informix 9.4;
5
+ Hỗ trợ CSDL không gian: Oracle 10G Spatial & Locator, MS SQL
Server and Informix thông quan SpatialWare;
+ Xuất dữ liệu sang các khuôn dạng khác: Cho phép xuất dữ liệu
sang các khuôn dạng GIF, LZW TIFF và TIFF CCITT Group 4;
+ Biên tập bản đồ/chỉnh sửa dữ liệu: Tạo lập các đối tượng đồ họa,
hiển thị chúng theo các kiểu ký hiệu có trong thư viện ký hiệu mặc định
hoặc trong thư viện tự tạo, hiển thị các đối tượng theo lớp trong Layer
Control Tạo bảng chú giải, cho phép hiển thị dữ liệu theo 2 biến số khác
nhau trong cùng một thời điểm, tạo các vùng đệm bằng công cụ buffer ;
+ Xác định cơ sở toán học cho bộ dữ liệu: số lượng lưới chiếu bản đồ
có mặc định trong MapInfo rất phong phú, đủ để đáp ứng cho việc xác định
cơ sở toán học cho các bộ dữ liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau.
Các lưới chiếu theo các thông số riêng biệt cho từng vùng cũng có thể được
tạo lập mới bằng cách biên tập tệp tin MAPINFOW.PRJ của phần mềm;
+ Chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu bằng công cụ Universal Translator:
cho phép chuyển đổi dữ liệu từ khuôn dạng của MapInfo *.TAB sang các
khuôn dạng *.shp của ArcView, DGN của Microstation, DXF và DWG của
AutoCAD và ngược lại. Trong quá trình chuyển đổi, công cụ này còn cho
phép xác định và chuyển đổi cơ sở toán học của dữ liệu;
+ Phân tích không gian: Cung cấp các công cụ mạnh và logic đáp
ứng việc thực hiện những bài toán phân tích không gian phức tạp; Thể hiện
những đặc điểm và xu hướng của các đối tượng địa lý được lưu trong
CSDL, từ đó thể hiện những ảnh hưởng qua lại giữa các hiện tượng, đối
tượng trong không gian; Cho phép thành lập bản đồ có mức độ chi tiết cao
nhằm phục vụ cho mục đích hiển thị dữ liệu không gian và hỗ trợ cho
hoạch định chính sách; Hỗ trợ cho các doanh nghiệp giải các bài toán về
tìm hiểu khách hàng và thị trường;
6
+ MapInfo có rất nhiều ưu điểm với khả năng hiển thị và lập bản đồ
tốt và có những chức năng GIS cơ bản và được nhiều người sử dụng ưa
chuộng trong các dự án GIS quy mô nhỏ, CSDL cỡ nhỏ. Tuy nhiên, do
nhược điểm là quản lý topology không được chặt chẽ, cấu trúc dữ liệu
không đầy đủ nên khả năng phân tích cũng hạn chế - MapInfo thường
không được sử dụng để xây dựng các CSDL lớn. Hơn nữa, MapInfo cũng
còn hạn chế khi cần đưa ra một giải pháp mạng chuyên nghiệp và kết nối
trao đổi số liệu với các hệ thống GIS khác.
1.2.2. Phần mềm MicroStation
- Microstation là một phần mềm trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ
họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các
yếu tố bản đồ. Microstation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng
khác như: Geovec, Iasb, MSFC, MRFCLEAN, MRFFLAG chạy trên đó.
Các công cụ của Microstation dùng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh,
sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. Microstation còn cung cấp
các công cụ nhập xuất dữ liệu đồ họa từ các phần mềm khác qua các file
(.dxf) hoặc (.dwg). Chạy trên nền Microstatio là một số phần mềm
chuyên dùng phục vụ liên kết dữ liệu hồ sơ địa giới để dùng một dữ liệu
thống nhất.
Việc biên tập bản đồ địa giới hành chính với các nội dung bản đồ địa
giới bao gồm: Nhóm lớp địa giới hành chính gồm: đường biên giới, địa giới
hành chính các cấp; Nhóm lớp cơ sở toán học gồm: khung bản đồ, lưới
kilômét, lưới kinh vĩ tuyến, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên
quan; Nhóm lớp thủy hệ gồm: thủy hệ và các đối tượng có liên quan; Nhóm
lớp giao thông gồm: các yếu tố giao thông và các đối tượng có liên quan
chủ yếu sử dụng bộ công cụ trên thanh công cụ Main của phần mềm
Microstation để thực hiện, bao gồm các công cụ chính sau: Element
Selection tool box (Chọn đối tượng); Points tool box (Công cụ vẽ điểm
7
Point); Patterns tool box (Công cụ Pattern).; Arcs tool box (Công cụ vẽ
cung tròn); Tags tool box (Mở Tags); Groups tool box (Công cụ thao tác
với 1 nhóm đối tượng); Measure tool box (Công cụ đo); Change Attributes
tool box (Thao thác với thuộc tính đối tượng); Delete Element (Xóa đối
tượng); Fence tool box (Công cụ Fence); Linear Elements tool box (Công
cụ vẽ đường); Ellipses tool box (Công cụ vẽ đường tròn và Ellip); Text tool
box (Công cụ Text); Cells tool box (Công cụ Cell); Dimension tool box
(Công cụ Dimension); Manipulate tool box (Copy); Modify tool box (Sửa
đổi đối tượng).
1.2.3. Hệ thống định vị toàn cầu GPS
- Hệ thống định vị toàn cầu GPS là một hệ thống gồm 27 vệ tinh (kể
cả 3 cái sơ cua) chuyển động trên các quí đạo chung quanh trái đất, thông
qua GPS chúng ta sử dụng các loại máy định vị để xác định các vị trí mốc
địa giới hành chính ngoài thực địa để triển khai lên bản đồ và trong hồ sơ
địa giới hành chính 364. Trong những năm của đầu thập kỷ 90 ngành đo
đạc bản đồ nước ta đã nghiên cứu và ứng dụng thành công hệ thống định vị
toàn cầu GPS (Global Positioning System). Hệ thống GPS thiết lập một
mạng lưới vệ tinh trong không gian bao quanh trái đất để cung cấp thông
tin về vị trí và thời gian ở mọi nơi trên trái đất 24/24 giờ hàng ngày.
Thông tin về vị trí và thời gian thu trong hệ thống GPS được sử dụng
cho nhiều mục đích… Nhìn chung thiết bị thu tín hiệu GPS hình thành
hai nhóm chính: Nhóm máy dùng cho các ứng dụng đo chính xác (GPS
Surveying) và Nhóm máy dùng cho các ứng dụng và thành lập bản đồ
trung bình và nhỏ. [1]
- Trong công tác quản lý địa giới hành chính hiện nay trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn thì việc xác định tọa độ các mốc địa giới hành chính và các
điểm đặc trưng ngoài thực địa bằng phương pháp đo tĩnh. Phương pháp đo
8
tĩnh là phương pháp chính xác nhất vì nó sử dụng hai trị đo code và phase
sóng mang (carrier phase). Hai hoặc nhiều máy thu đặt cố định thu dữ liệu
GPS tại các điểm cần đo tọa độ trong khoảng thời gian một giờ trở lên.
Thời gian đo kéo dài để đạt được sự thay đổi đồ hình vệ tinh: Cung cấp trị
đo dư (nhiều hơn bốn vệ tinh), và giảm bớt nhiều sai số khác nhằm mục
đích đạt độ chính xác cao nhất. Dữ liệu đo tĩnh xử lý sau và cho kết quả
giám định tốt hơn qua việc tinh chỉnh mô hình được sử dụng. Đo tĩnh
tương đối đạt độ chính xác cỡ 1cm dùng cho các ứng dụng có độ chính xác
cao nhất, như xác định vị trí các mốc địa giới hành chính và các điểm đặc
trưng. [1]
1.2.4. Thực trạng ứng dụng các phần mềm trong công tác quản lý địa
giới hành chính trên địa bàn tỉnh
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do điều kiện về cơ sở vật chất,
cũng như trình độ chuyên môn còn hạn chế cho nên việc ứng dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý địa giới hành chính là rất yếu kém. Công
tác quản lý địa giới hành chính tại các cấp chính quyền địa phương gần như
thủ công và dựa trên các văn bản pháp luật của nhà nước.
Trong thời gian tới, khi thực hiện Quyết định 513/QĐ-CP của Chính
phủ sẽ ứng dụng các phần mềm MapInfo, MicroStation, Hệ thống định vị
toàn cầu GPS…vào việc xây dựng mới bộ bản đồ địa giới hành chính và
quản lý các mốc địa giới hành chính và các điểm đặc trưng, cũng như thực
hiện công tác quản lý địa giới hành chính trên dạng bản đồ số.
1.3. Thực trạng công tác quản lý địa giới hành chính
1.3.1. Thực trạng quản lý địa giới hành chính trên thế giới
1.3.1.1. Một số dạng đường địa giới hành chính trên thế giới
Công tác quản lý địa giới hành chính trên thế giới rất đa dạng và
khoa học. Có nhiều hình thức quản lý khác nhau và nhiều hình thái địa giới
hành chính khác nhau và phương pháp quản lý địa giới hành chính khác
9
nhau, nhưng đều có một điểm chung là đảm bảo chủ quyền ranh giới địa
giới hành chính giữa các nước, một số dạng đường địa giới hành chính trên
thế giới như:
- Địa giới hành chính của Tây Ban Nha và Maroc. là 2 nước láng
giềng của nhau. Maroc giáp phần đất liền với Tây Ban Nha ở 2 thành phố
tự trị Ceuta và Melilla của Tây Ban Nha. Ceuta và Melilla nằm trên bờ Địa
Trung Hải, nằm trên lãnh thổ của Maroc nhưng thuộc quyền quản lý của
Tây Ban Nha. Maroc chưa bao giờ thừa nhận điều này và luôn đòi chủ
quyền. Nhiều người Châu Phi coi thành phố này là “cửa ngõ” để nhập cư
trái phép và buôn lậu vào Châu Âu. Chính vì vậy, Tây Ban Nha đã dùng
biện pháp bao bọc cả 2 thành phố nhỏ này bằng cách rào tường đôi cao 3m
bằng dây thép gai và có lính vũ trang canh gác cẩn mật. [16]
- Địa giới hành chính của Mỹ và Canada. Thị trấn Derby Line nằm
trên đường biên giới giữa Mỹ và Canada được chia thẳng. [16]
- Địa giới hành chính giữa Hà Lan và Bỉ chồng chéo lên nhau rất phức
tạp. Baarle-Nassau là phần lãnh thổ của Hà Lan. Ngôi làng này giáp với làng
Baarle-Hertog của Bỉ. Baarle-Hertog có phần đất nằm trong Baarle-Nassau và
ngược lại. [16]
Qua một số ranh giới địa giới hành chính của một số nước nói trên,
cho thấy việc quản lý địa giới hành chính là hết sức phức tạp và đa dạng
đòi hỏi các nước trên thế giới phải áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
các hiệp ước, thỏa thuận với nhau hết sức cụ thể và chắc chắn thì mới có
thể quản lý được.
1.3.1.2. Một số hình thái phân chia đơn vị hành chính tại một số nước trên
thế giới
- Liên bang Nga kể từ ngày 18 tháng 3 năm 2014 bao gồm tám mươi
lăm đối tượng liên bang là thành viên của Liên đoàn thành. Tuy nhiên, hai
trong số các đối tượng này, các liên bang cộng hoà Crimea và thành phố
liên bang của Sevastopol, được quốc tế công nhận là một phần của Ukraina.
Tất cả các môn liên bang là các quyền liên bang bình đẳng trong ý nghĩa
10
rằng họ có bằng đại diện hai trong mỗi đại biểu Hội đồng Liên bang
(Thượng viện của Hội đồng Liên bang). Họ làm, tuy nhiên, sự khác biệt về
mức độ tự chủ mà họ được hưởng. [16]
- Singapore kể từ tháng 11 năm 2001, đã có một phân khu hành
chính thành 5 huyện, đứng đầu là thị trưởng và với Hội đồng Phát triển
Cộng đồng (CDCs) như chính quyền địa phương. [16]
- Lào phân chia địa giới hành chính thành bốn cấp bao gồm: Trung
ương, Tỉnh, huyện, bản (không có cấp xã như Việt Nam), trong đó có 17
tỉnh và thành phố Viên Chăn, 22 đơn vị cấp huyện. [16]
- Trung Hoa Dân Quốc hiện tại chia thành 02 tỉnh (Đài Loan, Phúc
Kiến) và 05 thành phố trực thuộc trung ương (Cao Hùng, Đài Bắc, Đài
Nam, Đài Trung, Tân Bắc). Tỉnh lại chia thành huyện và thành phố trực
thuộc tỉnh. Có 03 thành phố trực thuộc tỉnh và đều thuộc tỉnh Đài Loan. Có
14 huyện trong đó 12 huyện thuộc tỉnh Đài Loan và 02 huyện thuộc tỉnh
Phúc Kiến. Thành phố trực thuộc tỉnh Đài Loan: Cơ Long, Gia Nghĩa, Tân
Trúc. Huyện thuộc tỉnh Đài Loan: Bành Hồ, Bình Đông, Chương Hóa, Đài
Đông, Đào Viên, Gia Nghĩa, Hoa Liên, Miêu Lật, Nam Đầu, Nghi Lan, Tân
Trúc, Vân Lâm. Huyện thuộc tỉnh Phúc Kiến: Kim Môn, Liên Giang.
Thành phố trực thuộc trung ương và thành phố trực thuộc tỉnh chia thành
các khu. Thành phố Cao Hùng chia thành 38 khu. Thành phố Đài Bắc chia
thành 12 khu. Thành phố Đài Nam chia thành 37 khu. Thành phố Đài
Trung chia thành 29 khu. Thành phố Tân Bắc chia thành 29 khu. Các thành
phố trực thuộc tỉnh chia thành 12 khu. Tổng số khu là 157 khu. Các huyện
chia thành 17 thành phố trực thuộc huyện, 41 trấn và 153 hương. Tổng số
đơn vị hành chính địa phương cấp 3 của Đài Loan là 368 đơn vị. [16]
- Nhật Bản (tiếng Nhật gọi là Nihon hoặc Nippon), chạy theo hình
vòng cung dài 3.800km, từ vĩ độ bắc 20025’ đến 45033’ bên bờ phía Đông
lục địa châu Á. Tổng diện tích của Nhật Bản là 380.000 km
2
, lớn hơn Phần
Lan, Việt Nam hoặc Malaysia một chút, song chỉ bằng 1/25 tổng diện tích
của Mỹ, 1/2 tổng diện tích của Chile, gấp 1.5 lần diện tích nước Anh. Nhật
Bản là đất nước có nhiều rừng núi, chiếm khoảng 67% diện tích, các cánh
đồng được canh tác chiếm khoảng 13%. Nhật Bản gồm 4 hòn đảo chính là
Hokkaido (83.453 km
2
), Honshu (231.078 km
2
, chiếm trên 60% tổng diện
tích), Shikoku (18.788 km
2
) và Kyushu (42.165 km
2
) và hàng ngàn hòn đảo
11
nhỏ khác. Đơn vị hành chính của Nhật Bản gồm 4 cấp: “to”, “do”, “fu” và
“ken”. “to” (“đô”): dùng cho Tokyo; “do” (“đạo”): dùng riêng cho Đảo
Hokkaido; “fu” (“phủ”): dành cho Osaka và Kyoto; “ken” (“huyện”) : đơn
vị hành chính cấp tỉnh. Nhật Bản có 43 “ken”, 1 “to”, 2 “fu” và 1 “do”.
Ngoài ra, Nhật Bản còn thường được chia làm 8 vùng: Hokkaido; Tohoku
Gồm các tỉnh: Aomori, Iwate, Miyagi, Akita, Yamagata, Fukushima;
Kanto; Gồm các tỉnh: Ibaraki, Tochigi, Gumma, Saitama, Chiba, Tokyo,
Kanagawa; Chubu gồm các tỉnh: Niigata, Toyama, Ishikawa, Fukui,
Yamanashi, Nagano, Gifu, Shizuoka; Kinki gồm các tỉnh: Mie, Shiga,
Kyoto, Osaka, Hyogo, Nara, Wakayama; Chugoku gồm các tỉnh: Tottori,
Shimane, Okayama, Hiroshima, Yamaguchi; Shikoku gồm các tỉnh:
Kagawa, Ehime, Tokushima, Kochi; Kyushu gồm các tỉnh: Fukuoka, Saga,
Nagasaki, Kumamoto, Oita, Myazaki, Kagoshima, Okinawa. [16]
- Canada có 10 tỉnh bang và 3 lãnh thổ tự trị phía Bắc. Các tỉnh bang
của Canada mang tên province để giữ truyền thống của thời họ thực sự là
các tỉnh (hay province) của Đế quốc Anh. Trên thực tế, mỗi đơn vị hành
chính này là một bang tự trị (tương đối, nhưng không hoàn toàn, giống một
tiểu bang - state - của Hoa Kỳ hay một bang - Bundesland - của Đức) với
một chính phủ bao gồm các hệ thống hành pháp, tư pháp, luật pháp, thuế,
giáo dục, y tế, xã hội riêng của họ. Để tránh sự ngộ nhận với các tỉnh của
nhiều quốc gia khác, cộng đồng người Việt tại Canada đã gọi đơn vị hành
chính này là tỉnh bang. Từ tỉnh bang đã được dùng rất phổ biến trên các báo
chí tiếng Việt phát hành tại Canada, tuy nhiên nhiều người vẫn dùng từ
tỉnh, nhất là trong lối dùng hàng ngày. Cơ chế hành chính của mỗi tỉnh
bang tương đối giống trường hợp của liên bang. Với lời đề nghị của Thủ
tướng Canada, Nữ hoàng cử một người dân trong tỉnh bang làm đại diện cho
mình (Lieutenant governor). Các tỉnh của Canada bao gồm: British Columbia,
Alberta, Saskatchewan, Manitoba, Ontario, Quebec, New Brunswick, Nova
Scotia, Đảo hoàng tử Edward, Newfoundland và Labrador. Ba lãnh thổ của
Canada bao gồm: Yukon, Lãnh thổ Tây Bắc và Nunavut. [16]
- Thái Lan được chia thành 76 tỉnh và 01 đơn vị hành chính đặc
biệt Bangkok. Mặc dù là đơn vị hành chính đặc biệt nhưng Bangkok vẫn
được xem là 01 tỉnh, vì vậy theo thực tế Thái Lan có 77 tỉnh. Mỗi tỉnh được
chia thành các Quận - huyện khác nhau, năm 2010 cả nước có 878 huyện
12
và tại Bangkok có 50 Quận. Huyện đặt trụ sở và là trung tâm của tỉnh được
gọi là amphoe mueang. Ở Bangkok các quận được gọi là khet và mỗi khet được
chia làm các Khwaeng, tương đương với phường tại Việt Nam. Ở các tỉnh
khác thì cấp tương đương với khwaeng là tambon tương đương với cấp xã ở
Việt Nam. [16]
1.3.2. Thực trạng quản lý địa giới hành chính ở Việt nam
1.3.2.1. Hệ thống văn bản quy định trong lĩnh vực quản lý địa giới hành chính
Quản lý địa giới hành chính ở nước ta từ trước đến nay luôn là một
trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý nhà nước của nhà nước ta,
ổn định lãnh thổ, ổn định đơn vị hành chính là một trong những tiền đề của
sự phát triển nền kinh tế - xã hội. Trong điều kiện hoàn cảnh hiện nay, việc
chấm dứt tình trạng tranh chấp địa giới hành chính, ổn định đơn vị hành chính
sẽ tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống. Do đó để
quản lý tốt công tác địa giới hành chính nhà nước ta đã ban hành các văn bản
pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ trong công tác quản lý địa giới hành
chính tại các cấp chính quyền địa phương.
1.3.2.1.1. Các văn bản Luật quy định trong lĩnh vực quản lý địa giới hành chính
Công tác quản lý địa giới hành chính được nhà nước ta quy định rõ
tại Điều 29, Mục 1, Chương III luật đất đai năm 2013, cụ thể: [5]
- Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý
hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước; Bộ trưởng Bộ
Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý
mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính các cấp; Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật
trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
- Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới
hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi
địa phương. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới
hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành
chính bị mất, xê dịch hoặc hư hỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban
nhân dân cấp huyện).
13
- Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể
hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc
địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó; Hồ sơ địa giới hành chính
cấp dưới do Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành
chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ xác nhận; Hồ sơ địa
giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp đó và Ủy ban
nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy
ban nhân dân của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết.
Trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính
hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải
quyết được quy định như sau: [5]
+ Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành
chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Chính phủ trình Quốc hội
quyết định;
+ Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành
chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì
Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp địa giới hành chính. [5]
1.3.2.1.2. Các văn bản dưới luật quy định trong lĩnh vực quản lý địa giới hành chính
Hiện nay chính phủ vẫn chưa cụ thể hóa các quy định về quản lý địa
giới hành chính trên cơ sở Luật đất đai năm 2013, do đó các cấp chính
quyền địa phương vẫn thực hiện các nội dung quy định cũ trong công tác
này, cụ thể:
- Để khắc phục tình trạng một một số địa phương đã sảy ra những
tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp và có những
khu vực bỏ trống không địa phương nào quản lý, Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng đã ban hành Chỉ thị 364 - CT ngày 06 tháng 11 năm 1991 quy định
rõ như sau:
14
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra
lại toàn bộ những điểm tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính
tỉnh, huyện, xã và những khu vực bỏ trống (nếu có) ở địa phương mình để
giải quyết dứt điểm những vụ việc thuộc thẩm quyền của địa phương, đảm
bảo đúng chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước đã quy định, đồng
thời báo cáo kết quả để Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng
Chính phủ) biết. [4]
+ Đối với những trường hợp tranh chấp về đất đai liên quan đến việc
điều chỉnh lại địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã, Ủy ban Nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương phải trực tiếp chỉ đạo Ủy ban nhân dân
huyện cùng các xã liên quan giải quyết (nếu là các xã trong một huyện);
hoặc chủ trì họp với các huyện và các xã liên quan giải quyết (nếu là các xã
khác huyện) hoặc chủ động gặp Ủy ban Nhân dân tỉnh liên quan, giải quyết
(nếu là các điểm tranh chấp liên quan đến ngoại tỉnh). Sau đó làm đầy đủ
thủ tục về hồ sơ, báo cáo cấp trên quyết định theo quy định như sau: Nếu
điều chỉnh địa giới hành chỉnh xã, thị trấn, phường, do Trưởng ban Ban tổ
chức - Cán bộ Chính phủ quyết định; nếu điều chỉnh địa giới hành chính
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
quyết định; nếu điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố thuộc tỉnh,
do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định; nếu điều chỉnh địa giới hành
chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng xét và trình Quốc hội quyết định. [4]
+ Trong khi xem xét và giải quyết những tranh chấp về đất đai liên
quan đến địa giới hành chính Ủy ban Nhân dân các cấp cần kịp thời ngăn
chặn, không để sảy ra những hành động gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản
của công dân và cảnh giác đề phòng âm mưu kích động phá hoại của những
phần tử xấu. [4]
+ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) và Cục Đo
đạc và Bản đồ Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ Ủy ban Nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và hoàn thành bộ
bản đồ hiện trạng về địa giới hành chính của địa phương để có căn cứ
chuẩn xác và cơ sở pháp lý làm tư liệu cho công tác quản lý Nhà nước về
địa giới hành chính và lưu trữ Quốc gia. Kinh phí về việc này (bao gồm
khảo sát thực địa, xác minh mốc giới, ranh giới, `lập bản đồ và in bản đồ)
15
do ngân sách địa phương chi trả. Nơi nào thực sự khó khăn, thì làm việc
với Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết. [4]
- Để cụ thể hóa Chỉ thị 364-CT ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), Ban Tổ chức – Cán
bộ của Chính phủ và Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước đã ban hành Thông
tư số 01/TT-LN ngày 23 tháng 3 năm 1992 hướng dẫn thực hiện Chỉ thị
364-CT ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến
địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã. Trong đó nêu rõ trách nhiệm của các địa
phương và cơ quan Trung ương, cụ thể:
+ Ủy ban nhân dân địa phương các cấp có trách nhiệm: Tổ chức
kiểm tra, rà soát lại toàn bộ đường địa giới hành chính của địa phương
mình, chủ động bàn bạc với các bên liên quan để giải quyết hoặc kiến nghị
lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc về tranh chấp địa giới
hành chính; Phối hợp với các bên liên quan tiến hành phân định địa giới và
cắm mốc địa giới hành chính (nơi cần thiết), lập hồ sơ địa giới hành chính
để lưu trữ ở địa phương và các cơ quan Nhà nước theo quy định; Chỉ đạo
để có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương cấp dưới trực thuộc; Soát
xét các kết quả và xác nhận các tài liệu do cấp dưới thực hiện; Xem xét giải
quyết các vướng mắc về tranh chấp địa giới hành chính của cấp dưới theo
thẩm quyền hoặc trình lên trên xem xét giải quyết. [6]
+ Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ là cơ quan chủ trì tổ chức
thực hiện Chỉ thị 364-CT, có nhiệm vụ: Tổ chức triển khai và theo giõi chỉ
đạo thực hiện Chỉ thị; Cùng các địa phương, các ngành hữu quan xử lý các
vướng mắc tranh chấp về địa giới hành chính hoặc tổng hợp trình Nhà nước
quyết định; Tổng hợp hồ sơ tài liệu để tổng kết và làm báo cáo kết quả thực
hiện Chỉ thị lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. [6]
+ Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước là cơ quan phối hợp thực hiện Chỉ
thị 364-CT, có nhiệm vụ: Cung cấp các loại bản đồ địa hình khi cần thiết; đề
ra quy định kỹ thuật cho việc xác định địa giới, cắm mốc giới và thành lập bản
đồ địa giới hành chính; chỉ đạo việc thực hiện các quy định đó; huy động lực
lượng cán bộ kỹ thuật, thiết bị và vật tư kỹ thuật để hỗ trợ cho các địa phương
thực hiện nhiệm vụ. [6]