Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

BÀI TẬP MÔN LUẬT HÌNH SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.35 KB, 2 trang )

Căn cứ vào Điều 49 BLHS: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm:
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại
phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm
trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý,
chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt
nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại tái phạm do cố ý.
Trong trường hợp này thì A mới chấp hành xong bản án 7 năm tù về tội cố
ý gây thương tích ( Điều 104 BLHS) và mức án của A về tội này thuộc vào
khoản 2 và khoản 3 Điều 104. Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 64 BLHS, thời
gian được xóa án tích là năm năm trong trường hợp hình phạt tù từ trên ba năm
đến mười lăm năm. Như vậy trong trường hợp này A vẫn trong thời gian chưa
được xóa án tích về tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 BLHS.
Như vậy để xác định trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm
nguy hiểm phải căn cứ vào bản án A bị tuyên phạt về tội cố ý gây thương tích mà
A vừa chấp hành xong thuộc khoản 2 hay khoản 3 Điều 104 BLHS.
Trường hợp 1: A bị tòa tuyên phạt về tội cố ý gây thương tích thuộc khoản 2
Điều 104 BLHS. Tội này được xác định là tội nghiêm trọng (căn cứ theo khoản 3
Điều 8 BLHS) và phạm tội do lỗi cố ý.
Hành vi phạm tội mới của A về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo
khoản 2 Điều 134 BLHS mà khung hình phạt cao nhất của tội này là mười hai
năm tù, được xác định là tội phạm rất nghiêm trọng (căn cứ theo khoản 3 điều 8
BLHS về xác định mức tội phạm) do cố ý và trong thời gian bản án cũ của A vẫn
chưa được xóa án tích.
Những yếu tố được phân tích ở trên đã thỏa mãn theo điều kiện thuộc
khoản 1 Điều 49 BLHS cho nên trường hợp của A được coi là tái phạm.
Trường hợp 2: A bị tòa tuyên phạt về tội cố ý gây thương tích thuộc khoản 3
Điều 104 BLHS mà mức hình phạt cao nhất của tội này là đến mười lăm năm tù.
Do đó hành vi phạm tội của A được xác định là tội rất nghiêm trọng (căn cứ vào


khoản 3 Điều 8 BLHS) và phạm tội do lỗi cố ý.
Hành vi phạm tội mới của A về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo
khoản 2 Điều 134 BLHS mà khung hình phạt cao nhất của tội này là mười hai
năm tù, được xác định là tội phạm rất nghiêm trọng (căn cứ vào khoản 3 Điều 8
BLHS ) do cố ý và trong thời gian bản án cũ của A vẫn chưa được xóa án tích.
Những yếu tố được phân tích ở trên đã thỏa mãn theo điều kiện thuộc
điểm a khoản 2 Điều 49 BLHS cho nên trường hợp của A được coi là tái phạm
nguy hiểm.
Trường hợp phạm tội mới của A được xác định là tái phạm hay tái phạm
nguy hiểm thì phụ thuộc vào tội danh cũ mà A đã thực hiện được xác định ở
khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 104 BLHS và việc xác định tái phạm hay tái phạm
nguy hiểm là dấu hiệu của tình tiết tăng nặng ở điểm g khoản 1 Điều 48 để khi
xét xử tòa án căn cứ xác định khung hình phạt phù hợp cho trường hợp phạm tội
của A.

×