Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài tập môn luật hình sự Modul 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.77 KB, 10 trang )


BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
=====o0o=====
BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: LUẬT HÌNH SỰ II
ĐỀ BÀI SỐ: 02
HỌ VÀ TÊN: Nguyễn Thị Thanh Hương
MSSV: 342305
LỚP: N05 – TL 2 – NHÓM 3
HÀ NỘI - 2010
2
BÀI TẬP HỌC KÌ
MÔN LUẬT HÌNH SỰ MODUL 2
ĐỀ BÀI SỐ 2:
A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Để việc chiếm đoạt được
thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng. Sau một thời gian tìm mua súng không
được, chúng ra một cửa hàng đồ chơi trẻ em mua một khẩu súng nhựa.
Một hôm, A và B đem khẩu súng giả này ra bờ sông (nơi thanh niên hay ngồi
ngóng mát). Bọn chúng gặp C, D đang ngồi bên cạnh một chiếc xe máy, A rút súng
ra dọa “ngồi im không tao bắn chết”. Tưởng đây là súng thật và lo lắng cho tính
mạng nên khi B lấy chiếc xe máy mang đi, C và D không có phản ứng gì. A, B đem
xe máy bán cho người quen là E được 8.000 000 đồng và ăn tiêu hết.
Hỏi:
1. Hành vi của A, B cấu thành tội gì? Tại sao?
2. Trường hợp C và D biết là súng giả, chống cự lại, A và B không lấy được tài
sản thì trách nhiệm hình sự của A và B được giải quyết như thế nào? Tại sao?
3. E có phạm tội không? Tại sao?
3
BÀI LÀM
1. Hành vi của A, B cấu thành tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 BLHS vì:


Điều 133 BLHS Việt Nam quy định về tội cướp tài sản như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác
làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm
đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”
Trong tình huống này, hành vi phạm tội của A và B thỏa mãn đầy đủ các yếu
tố cấu thành tội trộm cướp tài sản. Cụ thể là:
- Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể có đủ năng lực trách nhiệm hình sự,
đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Trường hợp này, A và
B là những người đã thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về chủ thể của tội phạm tội cướp
tài sản.
- Khách thể của tội phạm:
Tình huống đã cho: Một hôm, A và B đem khẩu súng giả này ra bờ sông (nơi
thanh niên hay ngồi ngóng mát). Bọn chúng gặp C, D đang ngồi bên cạnh một chiếc
xe máy, A rút súng ra dọa “ngồi im không tao bắn chết”. Bằng hành vi này, A và B
xâm phạm đến thân thể, đến tự do của C, D để qua đó xâm phạm đến quyền sở hữu
của C và D là đã chiếm đoạt được chiếc xe máy. Như vậy, hành vi phạm tội của A và
B đã xâm phạm đồng thời đến hai quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, đó là
quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu.
- Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm bao gồm hành vi
phạm tội, hậu quả của hành vi và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Tuy
nhiên, đối với tội cướp tài sản, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc nên ta chỉ tập
trung phân tích về hành vi phạm tội của A và B.
Hành vi phạm tội của A là đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc bằng hành động
là rút khẩu súng nhựa trong người ra và bằng cả lời nói là dọa C, D: “ngồi im không
tao bắn chết”. Sự đe dọa này đã giúp A đã khống chế được ý chí C, D làm cho C, D
tưởng đây là súng thật và lo lắng cho tính mạng của mình, tin là mình sẽ bị bắn chết
nếu đứng lên chống cự để giữ lại xe máy của mình.
4
Dấu hiệu ngay tức khắc chỉ đòi hỏi người đã có hành vi, cử chỉ, thái độ thể

hiện ra bên ngoài là sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc mà không đòi hỏi họ phải thực sự
có ý định sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc cũng như phải có điều kiện dùng vũ lực ngay
tức khắc. Như vậy, những trường hợp làm ra vẻ dũng vũ lực ngay tức khắc nhưng
không có ý định hoặc không có điều kiện dùng vũ lực ngay tức khắc cũng bị coi là
cướp tài sản. Tình huống này là dùng súng giả dọa sẽ bắn chết ngay, tính chất ngay
tức khắc được biểu hiện như sau:
+ Về nội dung và hình thức của hành vi đe dọa: A dọa để C, D sợ và không
thể chống lại việc A, B chiếm đoạt chiếc xe máy nữa với hành động rút súng ra và
dọa: “ngồi im không tao bắn chết” đã làm cho C, D sợ hãi. Hành vi đe dọa của A vừa
nhanh chóng, vừa mãnh liệt vì làm cho C, D tin là nếu họ đứng lên chống lại A, B –
những người đang chiếm đoạt chiếc xe máy của họ thì họ sẽ bị bắn chết ngay lập tức,
C và D khó có điều kiện tránh khỏi điều đó. Sự đe dọa của A đã làm cho ý chí của C
và D bị tê liệt nên đã để cho B lấy chiếc xe mang đi mà không có phản ứng gì.
+ Tương quan lực lượng giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa: Bên đe dọa là
A, B - hai nam thanh niên đang dùng vũ khí là khẩu súng nhựa đe dọa để cướp xe
máy. Còn bên bị đe dọa là C và D - đôi nam nữ ngồi tâm sự ở bờ sông, đang ngồi
cạnh một chiếc xe máy. Ở đây, tuy cả hai bên đều có hai người nhưng bên đe dọa có
hai nam thanh niên còn bên bị đe dọa chỉ có một nam thanh niên và một nữ thanh
niên. Hơn nữa, A, B lại có khẩu súng nhựa trong tay còn C, D lại không có gì để tự
vệ. Có thể thấy rằng, tương quan lực lượng giữa A, B và C, D là chênh lệch nhau; A,
B có sức mạnh hơn C, D, lại có vũ khí (mặc dù chỉ là súng giả nhưng C và D tin là
súng thật) với thái độ đe dọa rất mãnh liệt.
+ Hoàn cảnh không gian và thời gian: Sự việc diễn ra ở bờ sông và diễn ra
một cách nhanh chóng nên chỉ có C, D đối phó với thái độ hung hãn, đe dọa của A,
B. Trong điều kiện này, C và D không có khả năng nhận được sự cứu giúp nào thì
khả năng phản kháng của họ là không có.
Như vậy, A đã thể hiện hành vi, cử chỉ và thái độ ra bên ngoài là sẽ dùng vũ
lực ngay tức khắc. Hành vi này có tính chất mãnh liệt, làm cho C, D tê liệt và không
hoặc khó có điều kiện tránh được nên C và D đã để cho B lấy chiếc xe máy đi mà
5

×