Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện khoái châu tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 158 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






TRẦN ANH TUẤN







NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ THỊT LỢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN KHOÁI CHÂU TỈNH HƯNG YÊN




CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60.34.04.10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA



HÀ NỘI – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i

LỜI CAM ĐOAN


Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin cam đoan rằng, số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được
sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn



Trần Anh Tuấn



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện đề tài này ngoài sự cố gắng, nỗ lực, say mê nghiên cứu
khoa học của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Dương Nga người

đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn phân tích
định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã truyền đạt kiến thức,
kinh nghiệm trong quá trình học tập và các ý kiến đóng góp để tôi hoàn thiện
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Nghiên Cứu Chăn Nuôi Quốc Tế đã
tạo điều kiện cho tôi tham gia vào điều tra trong dự án của Viện Nghiên Cứu
Chăn Nuôi Quốc Tế cùng Bộ môn phân tích định lượng
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Hưng Yên, Phòng Nông nghiệp huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên và các hộ
chăn nuôi lợn đã cung cấp số liệu, thông tin cần thiết trong quá trình nghiên
cứu và thực hiện đề tài.
Cảm ơn sự cổ vũ, động viên và chia sẻ của gia đình, các anh chị em
đồng nghiệp, bạn bè trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn



Trần Anh Tuấn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii
Danh mục sơ đồ, đồ thị ix
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị 5
2.1.2 Đặc điểm chuỗi giá trị thịt lợn 8
2.1.3 Hệ thống các dòng nghiên cứu chính về chuỗi giá trị (có 3 dòng
nghiên cứu chính) 9
2.1.4 Nội dung chính trong phân tích chuỗi giá trị thịt lợn 12
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của chuỗi giá trị thịt lợn 17
2.2 Cơ sở thực tiễn 21
2.2.1 Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới 21
2.2.2 Một số nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn ở Việt Nam 23
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 25
3.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 25
3.1.1 Đặc điểm về tự nhiên 25
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 31
3.2 Phương pháp nghiên cứu 34
3.2.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu 34

3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 34
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 36
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 36
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 37
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
4.1 Thực trạng chăn nuôi lợn tại huyện Khoái Châu 41
4.1.1 Tình hình chung về chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện 41
4.1.2 Tình hình chế biến và tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn huyện 42
4.1.3 Các chính sách, chương trình, dự án phát triển chăn nuôi của địa
phương 45
4.2 Phân tích chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Khoái Châu 45
4.2.1 Sơ đồ chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Khoái Châu 45
4.2.2 Đặc điểm các tác nhân 48
4.2.3 Hoạt động của các tác nhân 54
4.2.4 Phân tích tài chính trong chuỗi giá trị thịt lợn tại huyện Khoái Châu 68
4.2.5 Liên kết trong chuỗi giá trị thịt lợn 88
4.3 Các khó khăn trong hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá
trị thịt lợn trên địa bàn huyện Khoái Châu 90
4.3.1 Tác nhân hộ sản xuất 90
4.3.2 Tác nhân người giết mổ 92
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

4.3.3 Tác nhân người bán lẻ 93
4.3.4 Tác nhân người chế biến 94
4.3.5 Tác nhân người tiêu dùng 95
4.4 Các thuận lợi trong hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá trị
thịt lợn trên địa bàn huyện Khoái Châu 95
4.5 Phân tích SWOT chuỗi giá trị ngành hàng lợn thịt huyện Khoái Châu 97
4.6 Các giải pháp cải thiện hoạt động của chuỗi giá trị thịt lợn 99

4.6.1 Giải pháp chung cho chuỗi 99
4.6.2 Giải pháp cho từng tác nhân 101
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106
5.1 Kết luận 106
5.2 Khuyến nghị 108
5.2.1 Khuyến nghị đối chính quyền địa phương 108
5.2.2 Đối với các tác nhân trong chuỗi 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt (Tiếng việt) Cụm từ
BQ Bình quân
CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
ĐVT Đơn vị tính
HTX Hợp tác xã
KHKTNN Khoa học kỹ thuật nông nghiệp
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
LĐ Lao động
PTTH Phổ thông trung học
TACN Thức ăn chăn nuôi
TB Trung bình
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
TTGDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên
VAC Vườn – ao – chuồng
XD Xây dựng
Chữ viết tắt ( Tiếng anh) Cụm từ

A Amotization- Hao mòn tài sản cố định
FF Financial Fee- Chi phí tài chính
GPr Gross Profit- Lãi gộp
NPr Net Profit- Lãi ròng
P Product- Giá trị sản phẩm
VA Value Added- Giá trị gia tăng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của huyện Khoái Châu 29
3.2 Thành phần dinh dưỡng đất huyện Khoái Châu 31
3.3 Tình hình dân số và lao động 31
3 .4 Kết quả phát triển kinh tế của huyện Khoái Châu qua các năm
(2011-2013) 33
3.5 Phân bổ mẫu điều tra 35
4.1 Số lượng lợn qua các năm của huyện Khoái Châu 41
4.2 Biến động giá thịt lợn hơi năm 2013 44
4.3 Đặc điểm chung của các hộ điều tra 49
4.4 Tình hình chung của các hộ điều tra 51
4.5 Tình hình chung của hộ bán lẻ 52
4.6 Tình hình chung của hộ chế biến 53
4.7 Tài sản phục vụ chăn nuôi BQ/hộ điều tra 54
4.8 Nguồn vốn chăn nuôi của các hộ điều tra 57
4.9 Nguồn thức ăn sử dụng cho chăn nuôi của các hộ điều tra 58
4.10 Tình hình sử dụng thuốc thú y của các hộ điều tra 60
4.11 Kết quả chăn nuôi của các hộ chăn nuôi lợn thịt 61

4.12 Kết quả sản xuất của hộ giết mổ 63
4.13 Các sản phẩm thịt lợn bán lẻ 64
4.14 Hoạt động sản xuất của hộ chế biến 65
4.15 Hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi 69
4.16 Hiệu quả sản xuất của hộ giết mổ bán lẻ 70
4.17 Hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi 73
4.18 Hiệu quả sản xuất của hộ giết mổ bán buôn 74
4.19 Hiệu quả sản xuất của của hộ bán lẻ 75
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

4.20 Hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi 77
4.21 Hiệu quả sản xuất của hộ giết mổ bán buôn 79
4.22 Hiệu quả sản xuất của hộ bán lẻ 81
4.23 Hiệu quả của hộ chế biến 83
4.24 Hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân trong các kênh
tiêu thụ thịt lợn 86


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, ĐỒ THỊ


Sơ đồ 2.1: Chuỗi giá trị của Porter (1985) 9
Sơ đồ 2.2: Hệ thống giá trị của Porter (1985) 10
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ chuỗi giá trị lợn thịt 37
Sơ đồ 4.1: Chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Khoái Châu 46
Hình 2.1: Bản đồ vị trí huyện khoái châu 25

Đồ thị 4.1: Cơ cấu giá trị gia tăng trong các kênh tiêu thụ thịt lợn huyện
Khoái Châu 87








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, nông nghiệp được xác định là ngành mũi nhọn trong chiến
lược phát triển nền kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, ngành nông
nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào
sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bên cạnh nhiều ngành hàng có giá trị sản
xuất cao như: lúa gạo, cà phê, cao su…thì chăn nuôi lợn là ngành sản xuất
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên là
huyện có ngành chăn nuôi lợn phát triển, chăn nuôi được chuyên hóa, trang
thiết bị hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường đang là xu hướng phát triển chủ
đạo. Trong chiến lược phát triển kinh tế huyện thì ngành chăn nuôi chiếm một
vị trí quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển
kinh tế hộ và kinh tế trang trại.
Trong những năm qua, sản lượng thịt lợn thường đạt tỷ trọng cao, là
nguồn thực phẩm chất lượng cung cấp cho nhu cầu trong huyện cũng như trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên. Tổng đàn lợn đã tăng gần 3000 con từ năm 2012 đến

năm 2013, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cũng tăng dần qua các năm.
Định hướng phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện là mở rộng sản xuất
với việc quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, cách xa khu dân cư và
khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm hướng tới mục tiêu
phát triển mạnh mẽ kinh tế nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm và tạo
thu nhập ổn định cho người dân trong huyện. Có thể nói ngành chăn nuôi lợn
đang có một cơ hội phát triển rất lớn khi được sự hỗ trợ tích cực từ chính sách
của nhà nước và sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật chăn nuôi, khoa học lai
tạo giống và công nghệ chế biến thức ăn gia súc. Tuy nhiên, với quy mô chăn
nuôi hộ gia đình, ngành hàng thịt lợn ở huyện đã, đang và sẽ đối mặt với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

nhiều trở ngại và thách thức. Các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị thịt lợn
chưa “ăn nhịp” với nhau thành một hệ thống liên hoàn từ người chăn nuôi đến
người tiêu dùng. Tình trạng phát triển tự phát là phổ biến, các tác nhân trong
chuỗi về cơ bản chưa có sự ràng buộc lẫn nhau. Người chăn nuôi vì lợi nhuận
có thể bất chấp quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm mà cho lợn ăn những
chất kích thích tăng trọng bị cấm sử dụng hoặc vẫn bán lợn ốm, lợn bệnh ra
thị trường; người buôn bán tự do ép giá người chăn nuôi, người giết mổ
không có đăng ký ngành nghề, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…
Lợi nhuận tạo ra không được phân phối công bằng, không tương xứng với
công sức và chi phí bỏ ra của các tác nhân. Bên cạnh đó công tác kiểm tra
quản lý chất lượng của các cơ quan chức năng chưa thực sự hiệu quả. Hậu
quả là người tiêu dùng không được hưởng dịch vụ tốt nhất, đôi khi là không
có được sản phẩm tương xứng với chi phí bỏ ra… Tất cả những điều đó làm
chuỗi giá trị hoạt động không hiệu quả và về lâu dài thì tất cả các tác nhân
hoạt động trong chuỗi hiện nay sẽ đều không có lợi. Khi chưa giải quyết triệt
để được những tồn tại này, việc phát triển chuỗi giá trị thịt lợn ở huyện sẽ còn
gặp rất nhiều khó khăn và thiếu tính bền vững.

Có nhiều đề tài nghiên cứu về thịt lợn, tuy nhiên mới chỉ dừng ở góc độ
đánh giá, phân tích về kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ thịt lợn – một
thực phẩm thiết yếu và quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Khoái Châu tỉnh
Hưng Yên”. Việc nghiên cứu đề tài trên nhằm tìm ra những điểm mạnh và
những điểm còn hạn chế của chuỗi giá trị, từ đó tìm ra các giải pháp tác động
kịp thời đến thể chế quản lý chăn nuôi, tổ chức thị trường.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng, sản xuất và tiêu thụ thịt lợn trên địa
bàn huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, từ đó phân tích đánh giá đúng thực
trạng chuỗi giá trị thịt lợn trên cơ từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện
các hoạt động của chuỗi giá trị, phân bổ hợp lý giữa giá trị gia tăng và chi phí
cho các tác nhân trong chuỗi.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về nghiên cứu
chuỗi giá trị thịt lợn.
- Phân tích hoạt động của chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Khoái
Châu
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện, thúc đẩy sự phát
triển của chuỗi thịt lợn trên địa bàn huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên trong
thời gian tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị nói chung và chuỗi giá
trị thịt lợn nói riêng.
1.4 Phạm vi nghiên cứu

 Phạm vi nội dung:
Đề tài tập trung tìm hiểu và nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn của huyện
Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, qua đó đề xuất phương án nâng cao giá trị toàn
chuỗi
 Phạm vi không gian:
Địa bàn huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên
 Phạm vi thời gian
+ Số liệu thứ cấp cho nghiên cứu đề tài dự kiến thu thập từ năm 2011-
2013
+ Số liệu sơ cấp sẽ khảo sát trong gian đoạn 2013 - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị
a. Chuỗi giá trị
* Khái niệm:
Chuỗi giá trị nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản
phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản
xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ
sau khi đã sử dụng. Tiếp đó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người
tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi.
“Chuỗi giá trị” nghĩa là: Một chuỗi các quá trình sản xuất (các chức
năng) từ cung cấp các dịch vụ đầu vào cho một sản phẩm cụ thể đến sản xuất,

thu hái, chế biến, marketing, và tiêu thụ cuối cùng ; “Sự sắp xếp có tổ chức,
kết nối và điều phối người sản xuất, nhà chế biến, các thương gia, và nhà phân
phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể”; “Một mô hình kinh tế trong đó kết
hợp việc chọn lựa sản phẩm và công nghệ thích hợp cùng với cách thức tổ
chức các đối tượng liên quan để tiếp cận thị trường”.
Định nghĩa này có thể giải thích theo nghĩa hẹp hoặc rộng.
Theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện
trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này
có thể gồm có: giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư
đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi v.v
Tất cả những hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với
người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung “giá trị” cho thành
phẩm cuối cùng.
Chuỗi giá trị theo nghĩa “rộng” là một phức hợp những hoạt động do
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế
biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v ) để biến một nguyên liệu thô
thành thành phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị “rộng” bắt đầu từ hệ thống sản
xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh
nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến v.v
Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một
doanh nghiệp duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả các mối liên kết ngược và
xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất được kết nối với người tiêu
dùng cuối cùng. Trong phần còn lại của sách hướng dẫn này, cụm từ “chuỗi
giá trị” sẽ chỉ được dùng để chỉ định nghĩa rộng này.
b. Các thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu chuỗi giá trị
+ Tác nhân: Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế,
là trung tâm hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu

rằng: Tác nhân là những hộ, những doanh nghiệp… tham gia trong ngành
hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ. Tác nhân được phân làm hai loại:
- Tác nhân có thể là người thực (hộ nông dân, hộ kinh doanh, người chế
biến, người tiêu thụ…)
- Tác nhân tinh thần (các doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty, nhà máy…)
Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập
hợp các chủ thể có cùng một loại hoạt động. Ví dụ, tác nhân “nông dân để chỉ
tập hợp tất cả các hộ nông dân; tác nhân “thương nhân để chỉ tập hợp tất cả cá
hộ thương nhân; tác nhân “bên ngoài chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm vi
không gian phân tích.
Trên thực tế có một số tác nhân chỉ tham gia vào một ngành hàng, một
chuỗi nhất định và có nhiều tác nhân có mặt trong nhiều chuỗi giá trị, nhiều
ngành hàng của nền kinh tế quốc dân. Có thể phân loại các tác nhân thành
một số nhóm tuỳ theo bản chất hoạt động chủ yếu trong ngành hàng như sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

xuất của cải, chế biến, tiêu thụ và dịch vụ, hoạt động tài chính và phân phối .
Trong thực tế, một tác nhân có thể có nhiều hoạt động khác nhau.
Vì vậy, khi phân tích tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà xác định các tác
nhân tham gia trong từng chuỗi giá trị với chức năng cụ thể cho chính xác,
tránh hiện tượng bỏ sót hay phân tích trùng lặp nhiều lần hoạt động của các
tác nhân.
Trong phân tích chuỗi giá trị theo luồng hàng, người ta thường chia
thành các tác nhân sau: Người sản xuất, người thu gom, người bán buôn,
người chế biến, người bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng.
+ Sản phẩm: Trong chuỗi giá trị mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm của
riêng mình. Trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng, sản phẩm của mọi tác nhân
khác chưa phải là sản phẩm cuối cùng của chuỗi mà chỉ là kết quả của quá trình
sản xuất của từng tác nhân. Trong chuỗi giá trị sản phẩm của tác nhân trước là

chi phí trung gian của tác nhân liền kề sau nó. Chỉ có sản phẩm của tác nhân cuối
cùng trước khi đến tay người tiêu dùng mới là sản phẩm của chuỗi giá trị.
+ Mạch hàng: Là khoảng cách giữa hai tác nhân, nó chứa đựng quan
hệ kinh tế giữa hai tác nhân và những hoạt động chuyển dịch về sản phẩm.
Qua từng mạch hàng giá trị sản phẩm được tăng thêm và do đó giá cả cũng
được tăng thêm do các khoản giá trị mới sáng tạo ra ở từng tác nhân.
+ Luồng hàng: Những mạch hàng liên tiếp được sắp xếp theo trật tự từ
tác nhân đầu tiên đến tác nhân cuối cùng sẽ tạo nên luồng hàng và toàn bộ
chuỗi giá trị của ngành hàng. Luồng hàng thể hiện sự di chuyển các luồng vật
chất do kết quả hoạt động kinh tế của hệ thống tác nhân khác nhau ở từng
công đoạn đến từng chủng loại của sản phẩm cuối cùng.
+ Luồng vật chất: Luồng vật chất bao gồm một tập hợp liên tiếp những
sản phẩm do các tác nhân tạo ra được lưu chuyển từ tác nhân này qua các tác
nhân khác liền kề nó trong từng luồng hàng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

2.1.2. Đặc điểm chuỗi giá trị thịt lợn
- Về sản phẩm và tổ chức sản xuất:
Chuỗi giá trị không phải là một khái niệm mới, cùng nghiên cứu kênh
phân phối, mạch hàng, luồng đi của sản phẩm, nhưng chuỗi giá trị sản phẩm
có những điểm khác biệt rõ ràng với ngành hàng sản phẩm. Chuỗi giá trị tập
trung nhiều hơn về góc độ lợi ích tài chính, việc thương mại hoá sản phẩm,
tính chất kinh doanh và lợi nhuận của các bên tham gia hơn là các thể chế,
hay cơ chế phối hợp, quản lý nhà nước, mối quan hệ của các tác nhân trong
chuỗi. Chuỗi giá trị thịt lợn ở huyện Khoái Châu là thị trường còn ở quy mô
nhỏ, sản phẩm làm ra còn ở hình thức giản đơn, chưa có sự chuyên môn hoá
cao. Một người có thể tham gia và đảm nhiệm các vai trò khác nhau, người
nông dân chăn nuôi lợn vừa có thể là người thu gom hay vừa là cơ sở giết mổ
lợn. Đây chính là những đặc điểm cơ bản của hình thức sản xuất tiểu nông,

chưa có sự chuyên môn hóa, thiếu tính chuyên nghiệp trong cạnh tranh trên
thị trường.
- Về các tác nhân
Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt lợn ở huyện Khoái Châu cũng
được xác định trên cơ sở theo đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến
người tiêu dùng, qua các kênh tiêu thụ khác nhau. Hiện nay, các tác nhân
tham gia trong chuỗi giá trị bao gồm: các hộ chăn nuôi, thu gom, bán buôn,
giết mổ, bán lẻ, chế biến và tiêu dùng. Tuy nhiên, do sản lượng lợn hàng năm
người nông dân bán ra vẫn ở mức thấp nên các hoạt động của các tác nhân
vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, chưa mang tính chất hàng hàng hóa nhiều, chưa chuyên
nghiệp, các hình thức giao dịch chưa có tính chất hợp đồng, chủ yếu là tự
phát. Do vậy, các tác nhân tham gia chuỗi cũng có những đặc điểm khác biệt
với các nhân tương tự trong nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng khác.
- Về sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

Bản chất của chuỗi giá trị là cơ hội giao thương theo các cấp độ thị
trường khác nhau, qua đó quyết định sự thành công của một sản phẩm hay
dịch vụ xác định cụ thể. Các mối liên kết giữa các tác nhân ở các cấp độ khác
nhau trong chuỗi giá trị là điểm mấu chốt quyết định các lợi ích, giá trị tăng
hoặc giảm; Các mối liên kết hàng ngang giữa các tác nhân có thể làm giảm
chi phí giao dịch, cho phép tăng quy mô của nhà cung cấp, tăng quyền
thương lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu chuẩn hoá các tiêu
chuẩn chất lượng, dịch vụ, các quy tắc, quy định của các thành viên tham gia
chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị hỗ trợ và thúc đẩy các thị trường khác phát triển
trong quá trình phát triển của nó như các dịch vụ tài chính, tư vấn pháp lý, hạ
tầng viễn thông, điện, hạ tầng giao thông….
2.1.3 Hệ thống các dòng nghiên cứu chính về chuỗi giá trị (có 3 dòng
nghiên cứu chính)

2.1.3.1 Khung khái niệm của Micheal Porter (1985)
Chuỗi giá trị (value chain) được hiểu là chuỗi tập hợp các hoạt động
của doanh nghiệp mà mọi hoạt động đó góp phần gia tăng giá trị để chuyển
các nguồn lực thành sản phẩm hay dịch vụ đến khách hàng. Porter định nghĩa
các hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ tạo ra giá trị gia tăng, được thể hiện
bởi sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Chuỗi giá trị của Porter (1985)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

Nguồn: www.market4poor. org
Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp
dụng trong kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ
các quyết định quản lý và chiến lược điều hành.
Ví dụ một phân tích về chuỗi giá trị của một siêu thị ở Châu Á có thể
chỉ ra lợi thế cạnh tranh của siêu thị đó so với các đối thủ cạnh tranh là khả
năng cung cấp rau quả nhập từ nước ngoài (Goletti, F, 2005).
Tìm ra nguồn lợi thế cạnh tranh là thông tin có giá trị cho các mục đích
kinh doanh. Tiếp theo những kết quả tìm được đó, doanh nghiệp kinh doanh
siêu thị có lẽ sẽ tăng cường củng cố mối quan hệ với các nhà sản xuất hoa quả
nước ngoài và chiến dịch quảng cáo sẽ chú ý đặc biệt đến những vấn đề này.
Một cách để tìm ra lợi thế cạnh tranh là dựa vào khái niệm “hệ thống
giá trị”. Có nghĩa là: thay vì chỉ phân tích lợi thế cạnh tranh của một công ty
duy nhất, có thể xem các hoạt động của công ty như một phần của một chuỗi
các hoạt động rộng hơn mà Porter gọi là “hệ thống giá trị”. Một hệ thống giá
trị bao gồm các hoạt động do tất cả các công ty tham gia trong việc sản xuất
một hàng hóa hoặc dịch vụ thực hiện, bắt đầu từ nguyên liệu thô đến phân
phối người tiêu dùng. Vì vậy, khái niệm hệ thống giá trị rộng hơn so với khái
niệm “chuỗi giá trị của doanh nghiệp”. Tuy nhiên chỉ cần chỉ ra rằng trong

khung phân tích của Porter, khái niệm hệ thống giá trị chủ yếu là công cụ giúp
quản lý điều hành đưa ra các quyết định có tính chất chiến lược.




Sơ đồ 2.2: Hệ thống giá trị của Porter (1985)
Nguồn: www.markets4poor. Org

Chuỗi giá trị
của nhà cung
cấp
Chuỗi giá trị
của chủ kinh
doanh

Chuỗi giá trị
của người
mua
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

2.1.3.2. Phương pháp tiếp cận của “filiere” phân tích ngành hàng CCA
Cách tiếp cận theo phương pháp “filiere” có đặc điểm chính: 1) Tập
trung vào những vấn đề của các mối quan hệ định lượng và vật chất trong
chuỗi; 2) Sơ đồ hoá các dòng chảy của hàng hoá vật chất; 3) Sơ đồ hoá các
quan hệ chuyển dạng sản phẩm. Trong phân tích, phương pháp phân tích
ngành hàng có hai đường lối phân tích chính.
* Đường lối thứ nhất tập trung vào đánh giá kinh tế và tài chính:
- Chủ yếu tập trung vào phân tích việc tạo ra thu nhập và phân phối thu

nhập trong ngành hàng.
- Tách chi phí và thu nhập giữa các thành phần thương mại địa phương
và quốc tế.
- Phân tích vai trò của ngành hàng đối với nền kinh tế quốc gia và sự
đóng góp của nó vào GDP.
* Đường lối thứ hai tập trung vào phân tích chiến lược:
- Đánh giá sự ảnh hưởng lẫn nhau của các mục tiêu, sự ràng buộc và
kết quả của từng tác nhân tham gia ngành hàng.
- Xây dựng các chiến lược cá nhân và tập thể.
2.1.3.3 Phương pháp tiếp cận toàn cầu
Luồng tư tưởng mới đây nhất là phương pháp tiếp cận toàn cầu, khái
niệm các chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích toàn cầu hóa đã được các tác
giả (Gereffi and Korzeniewicz 1994; Kaplinsky 1999) [20] và (Fearne, A. and
D. Hughes, 1998)
[13]
. Kaplinsky và Morris 2001 đã quan sát được rằng trong
quá trình toàn cầu hóa, người ta nhận thấy khoảng cách thu nhập trong nội địa
và giữa các nước tăng lên. Các tác giả này lập luận rằng phân tích chuỗi giá trị
có thể giúp giải thích quá trình này, nhất là trong một viễn cảnh năng động:
Thứ nhất, bằng cách lập sơ đồ chi tiết các hoạt động trong chuỗi, phân
tích chuỗi giá trị sẽ thu thập được thông tin, phân tích được những khoản thu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

nhập của các bên tham gia trong chuỗi nhận được sẽ là tổng thu nhập của
chuỗi giá trị.
Thứ hai, phân tích chuỗi giá trị có thể làm sáng tỏ việc các công ty,
vùng và quốc gia được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào? Hình thức
phân tích này sẽ giúp xác định được kết quả phân phối của các hệ thống sản
xuất toàn cầu, các nhà sản xuất cá thể phải nâng cao năng suất và hiệu quả các

hoạt động và do đó đặt mình vào con đường tăng trưởng thu nhập bền vững.
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả tiếp cận chuỗi giá trị thịt lợn
Khoái Châu theo lý thuyết Filiere và phương pháp của Porter. Trong điều kiện
các tác nhân tham gia thị trường hiện chỉ ở thị trường nội địa và sản phẩm thịt
lợn chưa được phân phối và phát triển đạt được các yêu cầu của toàn cầu hóa.
2.1.4 Nội dung chính trong phân tích chuỗi giá trị thịt lợn
Theo định nghĩa chuỗi giá trị là một hệ thống kinh tế được tổ chức xoay
quanh một hàng hoá thương mại cụ thể. Sự phối hợp các hoạt động kinh
doanh trong chuỗi giá trị là rất cần thiết để cung cấp đúng chất lượng và số
lượng của sản phẩm cho các khách hàng cuối cùng. Các tác nhân phải phối
hợp với nhau để đi đến thành công. Do đó, phân tích chuỗi giá trị có những
nội dung chính sau:
Kết nối các hoạt động kinh doanh (sản xuất, chế biến, marketing,v.v…)
cần thiết để phục vụ khách hàng, liên kết và điều phối các tác nhân (nhà sản xuất
sơ cấp, chế biến, các thương gia,…) thực hiện các hoạt động kinh doanh này.
Trong quá trình phát triển kinh tế, sự tuỳ thuộc và tương tác lẫn nhau
giữa các hoạt động kinh doanh và các tác nhân khác nhau đã ngày càng trở
nên quan trọng. Một mặt toàn cầu hoá làm tăng áp lực cạnh tranh, áp lực về
giá. Mặt khác, khách hàng đang có nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm
có chất lượng cao, tươi mới và thời trang. Cả hai xu hướng đều làm tăng mức
độ hoà nhập và tuỳ thuộc lẫn nhau. Một chuỗi phát triển ở trình độ cao thì một
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

sản phẩm hàng hóa nói chung và sản phẩm của làng nghề nói riêng cần có
nhãn hiệu hay thương hiệu rõ ràng và hoạt động của các tác nhân tham gia
trong chuỗi gắn chặt nhau hơn đảm bảo lợi ích của tất cả tác nhân tham gia.
Có nhiều phương pháp phân tích chuỗi giá trị, trong nghiên cứu này sẽ
tập trung vào bước cơ bản:
+ Thiết lập sơ đồ chuỗi giá trị

+ Mô tả chi tiết chuỗi giá trị
+ Phân tích chi phí lợi ích của các tác nhân trong chuỗi
2.1.4.1 Thiết lập sơ đồ chuỗi giá trị
Lập sơ đồ chuỗi giá trị về mặt hình thức có nghĩa là xây dựng một sơ
đồ có thể quan sát bằng mắt thường về hệ thống chuỗi giá trị của sản phẩm.
Sơ đồ sẽ định dạng các hoạt động kinh doanh (chức năng chuỗi), thứ tự các
nhà vận hành chuỗi (tác nhân tham gia chuỗi), những mối liên kết của họ
(kênh thị trường chuỗi) và các nhà hỗ trợ chuỗi giá trị. Lập sơ đồ chuỗi giá trị
bao gồm các bước cơ bản sau:
+ Đầu tiên phải xác định thị trường là nơi đến cuối cùng của sản phẩm
và là điểm kết thúc của sơ đồ chuỗi giá trị. Hay ta cần xác định dòng sản
phẩm hướng tới là gì để khoanh vùng nhóm khách hàng cuối cùng.
+ Thứ hai là xác định các khâu trong chuỗi giá trị (chức năng chuỗi) là
mô tả qui trình sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm được thể hiện thông
qua hướng đi của các mũi tên rỗng.
+ Thứ ba, mô tả các tác nhân tham gia chuỗi từ đó nắm được mối quan
hệ tương thích giữa các chức năng của chuỗi và các nhóm tác nhân chuỗi
khác nhau. Các tác nhân kết nối với nhau bằng các mũi tên và hình thành
kênh thị trường chuỗi. Tuy nhiên, trong thực tế một tác nhân có thể thực hiện
một hoặc nhiều khâu trong chuỗi giá trị nên cần được lưu ý để có các kênh thị
trường hợp lý.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

+ Cuối cùng là sơ đồ thể hiện các tổ chức hỗ trợ trong một khâu hay
nhiều khâu của chuỗi giá trị.
Sơ đồ chuỗi là cốt lõi của phân tích chuỗi giá trị, là yếu tố không thể
thiếu. Nó phục vụ mục đích phân tích và mục đích truyền đạt đơn giản hóa
các thực tiễn kinh tế. Lập bản đồ các liên kết chuỗi và quản trị điều hành.
Quản trị chuỗi phản ánh cách thức phối hợp các nhà vận hành chuỗi trong tất

cả các giai đoạn của chuỗi thể hiện bằng các mũi tên giữa các nhà vận hành
trên bản đồ chuỗi. Mối quan hệ giữa các nhà vận hành có thể là một trao đổi
thị trường tự do hay các hợp đồng liên kết được ký trước. Cần lưu ý là các
nhà vận hành là người sẽ trở thành chủ sở hữu của sản phẩm. Nếu họ chuyển
giao hoặc ký hợp đồng thầu phụ để các công ty khác đảm nhiệm những chức
năng này thì họ lại trở thành các nhà cung cấp dịch vụ vận hành. Trong
trường hợp này, họ có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện trên sơ đồ chuỗi.
Nếu các nhà vận hành đảm nhiệm nhiều hơn một chức năng thì chuỗi giá trị
sẽ mô tả cả hai hoặc nhiều hơn hai chức năng mà họ đảm nhiệm.
2.1.4.2 Mô tả chi tiết chuỗi giá trị
Lượng hóa và mô tả chi tiết chuỗi giá trị là xác định các con số kèm
theo kênh thị trường chuỗi giá trị. Ngoài ra, còn tính toán các số liệu cụ thể về
chi phí, doanh thu, lợi nhuận, giá trị tăng thêm của từng phân đoạn trong
chuỗi. Tùy theo mục đích tiếp cận mà việc phân tích chuỗi sẽ tập trung vào
những vấn đề chính để chọn tiêu chí phân tích sâu trong chuỗi giá trị. Khi
lượng hóa được các chỉ tiêu cần thiết trong chuỗi giá trị thì việc mô tả chi tiết
chuỗi giá trị sẽ đầy đủ và sinh động hơn. Khi đó, kèm theo kênh thị trường
chuỗi là số liệu cụ thể nên khi nhìn vào chuỗi giúp cho nhà quản trị hiểu và
kiểm soát được quá trình vận hành, phát triển chuỗi.
* Chức năng cơ bản trong chuỗi giá trị:
+ Chức năng đầu vào: con giống, thức ăn, thuốc thú y.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

+ Chức năng sản xuất: gồm các hoạt chăn nuôi từ con giống đến sản
phẩm bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
+ Chức năng thu gom là chức năng trung gian thu gom của người chăn
nuôi sau đó phân phối lại cho các tác nhân chế biến hoặc bán lẻ.
+ Chức năng giết mổ: Bao gồm các hoạt động giết mổ, xẻ thịt để sản
phẩm dễ dàng đến tay người tiêu dùng.

+ Chức năng chế biến: gồm các hoạt động chế biến sản phẩm nguyên
gốc thành các loại sản phẩm khác nhau, tăng giá trị của nguyên liệu gốc và
đáp ứng rộng rãi nhu cầu của người tiêu dùng đặc biệt là mở thêm trị trường
cho sản phẩm.
+ Chức năng thương mại: gồm các hoạt động mua bán.
+ Chức năng tiêu dùng: Gồm các hoạt động mua và tiêu dùng hoặc chế
biến các món ăn để cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng.
* Các tác nhân tham gia chuỗi
+ Tương ứng với các chức năng cơ bản trên thì chuỗi giá trị thịt lợn bao
gồm các chủ thể chính sau: Người cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y;
Người chăn nuôi; Người thu gom; Người giết mổ; Người bán lẻ; Người chế
biến; Người tiêu dùng.
2.1.4.3 Phân tích chi phí lợi ích của các tác nhân trong chuỗi
Phân tích kinh tế với chuỗi giá trị là phân tích các mối quan hệ giữa các
tác nhân tham gia trong chuỗi dưới góc độ kinh tế nhằm đánh giá năng lực,
hiệu suất vận hành của chuỗi. Nó bao gồm việc xác định sản lượng, chi phí,
giá bán, lợi nhuận và giá trị gia tăng của các tác nhân tại các khâu trong chuỗi
và đưa ra nhận xét phù hợp. Các thông tin phân tích kinh tế của chuỗi giá trị
là một yếu tố đầu vào quan trọng của tiến trình quyết định các mục tiêu phát
triển và chiến lược nâng cấp. Trong đó, việc kiểm soát các chi phí sản xuất và
chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất để khẳng định năng lực cạnh tranh.

×