Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu chỉ số phát triển con người (HDI) tỉnh phú thọ giai đoạn 2011- 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.99 KB, 120 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






NGUYỄN MẠNH TOÀN






NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI)
TỈNH PHÚ THỌ GIAI ðOẠN 2011-2013





LUẬN VĂN THẠC SĨ













HÀ NỘI - 2014




BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






NGUYỄN MẠNH TOÀN





NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI)
TỈNH PHÚ THỌ GIAI ðOẠN 2011-2013







CHUYÊN NGÀNH:
QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60.34.04.10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GVC.TS. LÊ THỊ NGÂN







HÀ NỘI - 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu của tôi trong luận văn
này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng cam ñoan các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược
chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược

cảm ơn.

Tác giả luận văn



Nguyễn Mạnh Toàn


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện ñề tài, ngoài sự cố
gắng nỗ lực của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình của các thầy cô
giáo trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, từ các ñơn vị và cá nhân cả
trong và ngoài ngành kinh tế. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới
những tập thể, cá nhân ñã dành cho tôi sự giúp ñỡ quý báu ñó.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc sự giúp ñỡ
nhiệt tình của Cô giáo - TS. Lê Thị Ngân là người trực tiếp hướng dẫn và giúp
ñỡ tôi hoàn thành ñề tài nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến ñóng góp quý báu của các thầy, cô
trong Khoa Kinh tế&PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ñã giúp tôi nhận ra
những thiếu sót và hạn chế trong quá trình hoàn thiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ tận tình của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Phú Thọ và các Sở, Ban, ngành của tỉnh ñã tạo ñiều kiện về thời gian và
cung cấp số liệu cho tôi thực hiện ñề tài này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình, người thân và bạn bè ñã
ủng hộ, ñộng viên, giúp ñỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và nghiên

cứu thực hiện luận văn này.

Tác giả luận văn



Nguyễn Mạnh Toàn



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình, biểu ñồ viii
PHẦN I ðẶT VẤN ðỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài 2
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài 3
PHẦN II TỔNG QUAN MỘT SỐ VẤN ðỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI 4
2.1 Cơ sở lý luận về chỉ số phát triển con người 4
2.1.1 Quan niệm về phát triển con người và chỉ số phát triển con người 4
2.1.2 Nội dung chỉ số phát triển con người, phương pháp và công thức tính 7

2.1.3 Vai trò của chỉ số phát triển con người 14
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ số phát triển con người 16
2.2 Kinh nghiệm quốc tế và trong nước 25
2.2.1 Trên thế giới 25
2.2.2 Trong nước 30
PHẦN III ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 36
3.1.1 ðiều kiện tự nhiên 36
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ 38
3.2 Phương pháp nghiên cứu 44
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 44

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

3.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 44
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 45
3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu, ñánh giá chỉ số HDI 46
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
4.1 Thực trạng các chỉ số thành phần và chỉ số phát triển con người
tỉnh Phú Thọ giai ñoạn 2011 - 2013 47
4.1.1 Thực trạng về chỉ số tuổi thọ 47
4.1.2 Thực trạng về chỉ số Giáo dục 49
4.1.3 Thực trạng về chỉ số Thu nhập 54
4.1.4 So sánh chỉ số phát triển con người của tỉnh Phú Thọ với các tỉnh
thành phố trong cả nước 56
4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng ñến chỉ số phát triển con người
tỉnh Phú Thọ giai ñoạn 2011 - 2013 60
4.2.1 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố Y tế 61
4.2.2 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố Giáo dục 67

4.2.3 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố Kinh tế 74
4.2.4 ðánh giá các nhân tố ảnh hưởng theo mô hình SWOT 91
4.3 ðịnh hướng và các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số phát triển con
người tỉnh Phú Thọ giai ñoạn 2015-2020 93
4.3.1 ðịnh hướng nâng cao chỉ số phát triển con người giai ñoạn 2015-2020 93
4.3.2 C Các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người giai
ñoạn 2015-2020 95
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 104
5.1 Kết luận 104
5.2 Khuyến nghị 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia ðông nam châu Á
DS-KHHGð Dân số và Kế hoạch hoá gia ñình
GDP Tổng sản phẩm trong nước
GNI Tổng thu nhập quốc gia
GNP Tổng sản phẩm quốc gia
HDI Chỉ số phát triển con người
HDR Báo cáo phát triển con người
HDRO Văn phòng Báo cáo phát triển con người
IMR Tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi
KHHGð Kế hoạch hoá gia ñình
NHDR Báo cáo phát triển con người quốc gia
PPP Sức mua tương ñương
PTTH Phổ thông trung học

TCTK Tổng cục Thống kê
TðTDS Tổng ñiều tra dân số
THCS Trung học cơ sở
TKDSLð Thống kê Dân số và Lao ñộng
UNDP Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
UNESCO Cơ quan Văn hoá, Giáo dục của Liên hợp quốc
UNFPA Quỹ Dân số của Liên hợp quốc
USD ñô la Mỹ
USD-PPP ñô la Mỹ theo sức mua tương ñương
VNð ñồng Việt Nam
WB Ngân hàng Thế giới


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Giá trị biên ñể tính HDI 9
2.2 Các chỉ số thành phần và chỉ số HDI của một số nước 26
2.3 Sự thay ñổi trong bảng xếp hạng theo HDI của một số tỉnh 31
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng ñến chỉ số HDI của các tỉnh giai ñoạn
1999-2008 32
3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 39
3.2 Tổng sản phẩm của tỉnh năm 2013 theo giá so sánh 2010 40
4.1 Chỉ số Tuổi thọ tỉnh Phú Thọ năm 2011-2013 48
4.2 So sánh các số hợp phần và chỉ số tuổi thọ 49
4.3 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ 51
4.4 Chỉ số biết chữ của tỉnh Phú Thọ 51
4.5 Chỉ số ñi học các năm 2011, 2012, 2013 53

4.6 Chỉ số giáo dục Phú Thọ 2011, 2012, 2013 53
4.7 Chỉ số Thu nhập của tỉnh Phú Thọ giai ñoạn 2011 – 2013 55
4.8 Chỉ số HDI các tỉnh, thành phố năm 2005 – 2006 57
4.9 Chỉ số HDI các tỉnh, thành phố năm 2008 58
4.10 Chỉ số HDI của tỉnh Phú Thọ giai ñoạn 2011 – 2013 59
4.11 Dân số trung bình và tỷ lệ tăng dân số của Phú Thọ 62
4.12 Các chỉ tiêu liên quan ñến y tế ở Phú Thọ 2011-2013 63
4.13 Nhân lực y tế tỉnh Phú Thọ năm 2011-2013 65
4.14 Một số chỉ tiêu về trường, lớp, số học sinh học các cấp năm học
giai ñoạn 2011-2013 68
4.15 ðội ngũ giáo viên các cấp của Phú Thọ 70
4.16 Trình ñộ giáo viên các trường ñại học, cao ñẳng tại Phú Thọ 71

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

4.17 Tổng sản phẩm trên ñịa bàn phân theo khu vực kinh tế 75
4.18 Nguyên nhân của nghèo ở tỉnh Phú Thọ 83
4.19 Dự báo Chỉ số HDI của tỉnh Phú Thọ giai ñoạn 2015-2020 95


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ðỒ

Hình 3.1: Sơ ñồ tỉnh Phú Thọ 36
Biểu ñồ 3.1: So sánh cơ cấu kinh tế năm 2011 và năm 2013 tỉnh Phú Thọ 42

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1

PHẦN I
ðẶT VẤN ðỀ

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Con người là vốn quý nhất, là mục tiêu phải hướng tới của mọi hoạt
ñộng kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, trong ñó có Việt Nam; ñồng thời con
người cũng là ñối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học. Ngay từ khi
tuyên bố khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà (02/9/1945), Chủ tịch
Hồ Chí Minh ñã khẳng ñịnh với thế giới rằng mục ñích tối cao của mọi hành
ñộng của tất cả nhân dân và Nhà nước Việt Nam là phát triển phải vì con
người, do con người và của con người. Thực tế diễn ra trong gần 60 năm qua,
nhất là trong thời kỳ ñổi mới là minh chứng hùng hồn khẳng ñịnh thành tựu
phát triển con người ở Việt Nam. Bên cạnh ñó từ những năm ñầu thập kỷ 90
của thế kỷ XX, Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) ñã ñạt
ñược những bước tiến quan trọng trong việc lựa chọn và ñưa ra chỉ số phát
triển con người (Human Development Index –HDI). ðến nay, hệ thống chỉ số
này ñã ñược nhiều tổ chức quốc tế áp dụng ñể nghiên cứu, so sánh mức ñộ
phát triển con người của các quốc gia và các vùng lãnh thổ.
Mỗi quốc gia trên thế giới có con ñường phát triển khác nhau, song
bước sang thế kỷ XXI, nhiều quốc gia ñều ñồng thuận ñặt con người ở vị trí
trung tâm của sự phát triển. Theo ñó, con người vừa là mục tiêu, vừa là ñộng
lực thúc ñẩy sự phát triển bền vững. Báo cáo Phát triển con người của UNDP
ra ñời từ năm 1990 ñến nay, ngày càng chú trọng ñánh giá sự phát triển con
người một cách toàn diện hơn và cố gắng tìm ra cách thức giúp các quốc gia,
các vùng lãnh thổ ñạt ñược nhiều tiến bộ trong quá trình phát triển con người.
Do ñó, việc nghiên cứu chỉ số phát triển con người có ý nghĩa ñặc biệt quan
trọng, trên cơ sở ñó hiểu ñược mỗi quốc gia, vùng, miền khác nhau tùy thuộc
vào ñiều kiện hoàn cảnh lịch sử, ñiều kiện phát triển kinh tế xã hội khác nhau,


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

sẽ tìm ra ñược cách thức khác nhau trên cơ sở các tiềm năng của mình ñể thúc
ñẩy phát triển con người.
Phú Thọ là một tỉnh nằm trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Trong
bảng xếp hạng HDI của các tỉnh/ thành trong cả nước, tỉnh Phú Thọ thuộc
nhóm các tỉnh, thành phố có chỉ số phát triển con người loại trung bình.
Nhưng Phú Thọ là tỉnh có lợi thế trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, giáo
dục và y tế, vấn ñề ñặt ra là làm thế nào ñể nâng cao chỉ số phát triển con
người xứng ñáng với tiềm năng như khát vọng phát triển của ñảng bộ và nhân
dân tỉnh Phú Thọ trong nền kinh tế hội nhập ngày nay? ðó là câu hỏi lớn cho
các nhà quản lý và nhân dân Phú Thọ.
Với cách ñặt vấn ñề nói trên, ñể phục vụ cho công tác ñánh giá sự phát
triển của tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi chọn vấn ñề : "Nghiên cứu chỉ số phát
triển con người (HDI) tỉnh Phú Thọ giai ñoạn 2011-2013" làm ñề tài luận
văn thạc sĩ của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
1.2.1. Mc tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng ñến chỉ số phát
triển con người của tỉnh Phú Thọ, từ ñó ñưa ra một số giải pháp nhằm khắc
phục những hạn chế trong phát triển con người và góp phần nâng cao chỉ số
HDI ở tỉnh Phú Thọ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
ðể thực hiện ñược mục ñích nêu trên, ñề tài tập trung nghiên cứu 3 mục
tiêu cụ thể ñó là:
+ Tổng quan một số vấn ñề lý luận và thực tiễn về chỉ số phát triển
con người.
+ ðánh giá thực trạng chỉ số HDI và phân tích các nhân tố ảnh hưởng

ñến HDI ở tỉnh Phú Thọ trong 3 năm (2011-2013)
+ ðưa ra ñịnh hướng và giải pháp nhằm nâng cao chỉ số HDI ở Phú
Thọ trong những năm tới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
Những nội dung liên quan ñến chỉ số tuổi thọ, chỉ số giáo dục, chỉ số
thu nhập hay nói cách khác là những nội dung liên quan ñến phát triển con
người và chỉ số phát triển con người của tỉnh Phú Thọ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung: nghiên cứu, tính toán các chỉ số cấu thành chỉ số HDI như
chỉ số tuổi thọ, chỉ số giáo dục, chỉ số thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ số
HDI của tỉnh Phú Thọ như các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ số tuổi thọ: chính sách của
nhà nước liên quan ñến chăm sóc sức khỏe ban ñầu cho nhân dân, mạng lưới y tế các
cấp, … : các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ số giáo dục: tỷ lệ trẻ em nhập học các cấp, hệ
thống giáo dục các cấp ở ñịa phương, cơ sở vật chất, ñội ngũ thầy cô giáo … các nhân
tố ảnh hưởng tới thu nhập: sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, giải
quyết vấn ñề ñói nghèo, sinh kế của người dân ở Phú Thọ …
+ Không gian: ñịa bàn tỉnh Phú Thọ.
+ Thời gian: Thực trạng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng ñến HDI ở
tỉnh Phú Thọ trong 3 năm (2011-2013).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

PHẦN II
TỔNG QUAN MỘT SỐ VẤN ðỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

2.1. Cơ sở lý luận về chỉ số phát triển con người
2.1.1. Quan niệm về phát triển con người và chỉ số phát triển con người
2.1.1.1 Phát triển con người
Trong một giai ñoạn dài, người ta quan niệm phát triển con người ñược thể hiện
thông qua việc tăng trưởng kinh tế, tức là nước nào càng có tốc ñộ tăng trưởng cao,
nước ñó phát triển con người càng cao. Tuy nhiên, quan ñiểm ñó về phát triển con
người ñã không còn phù hợp với thế giới hiện ñại khi cho rằng phát triển chỉ gói gọn
trong tăng trưởng GDP. Thực tế cho thấy, có những quốc gia tăng trưởng kinh tế rất
cao, nhưng tình trạng ñói nghèo, bệnh tật và thất học vẫn còn hiện hữu ở ña số cộng
ñồng dân cư ñông ñúc. Do vậy, cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Liên hợp quốc
hình thành một nhóm chuyên gia nghiên cứu cách tiếp cận mới về phát triển con người.
Kết quả nghiên cứu của nhóm này ñã ñược cả thế giới thừa nhận rằng tăng trưởng kinh
tế (tăng trưởng GDP) chưa hoàn toàn ñồng nghĩa với phát triển con người, mà chỉ là
một khía cạnh của phát triển con người, mặc dù ñó là khía cạnh quan trọng. Phát triển
con người phải là mở rộng phạm vi lựa chọn của con người ñể ñạt ñến một cuộc sống
trường thọ, khoẻ mạnh, có ý nghĩa và xứng ñáng với con người. Quan ñiểm này ñược
gọi là Phát triển con người, bao hàm 2 khía cạnh chính là mở rộng các cơ hội lựa chọn
và nâng cao năng lực lựa chọn của con người nhằm hưởng thụ một cuộc sống hạnh
phúc, bền vững (Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, 1999).
Mở rộng cơ hội lựa chọn: Lựa chọn cơ hội cho thu nhập cao hơn, nhưng ñó
chưa phải là duy nhất, mà còn muốn chọn dịch vụ y tế, giáo dục tốt hơn, ñiều kiện sống
và môi trường dễ chịu hơn, tham gia và hoà nhập vào cộng ñồng. Trong số rất nhiều cơ
hội lựa chọn thì người dân, ñặc biệt những người dân nghèo, những người lao ñộng
bình thường luôn có quan ñiểm lựa chọn ñược sống lâu, khoẻ mạnh, hạnh phúc (Trung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5


tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, 2001) và ñược học hành, có việc làm,
không bị thất nghiệp, ñược tham gia vào các hoạt ñộng xã hội và gắn mình hoà nhập
với cuộc sống chung của cộng ñồng.
Tăng cường năng lực lựa chọn: năng lực ñược hiểu là khả năng ñạt ñến các mục
tiêu ñã lựa chọn. Năng lực chính là ñiều kiện cần thiết ñể biến các cơ hội sẵn có trở
thành hiện thực, và thậm chí còn tạo ra cơ hội mới. Tăng cường năng lực con người là
trau dồi kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, hay nói rộng hơn là trình ñộ học thức, học
vấn và vận dụng chúng vào cuộc sống.
Quan niệm mới về PTCN còn bao hàm nhiều khía cạnh:
(1) Quan niệm này nhấn mạnh mục tiêu của phát triển là vì con người, vì việc
cải thiện chất lượng cuộc sống con người bền vững.
(2) PTCN phải do chính con người thực hiện. Mọi người dân phải có cơ hội
ñược tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình phát triển. ðây chính là một khía cạnh
của dân chủ. Chính sách Nhà nước phải nhằm tạo mọi ñiều kiện khuyến khích toàn dân
tham gia vào quá trình phát triển.
(3) Quan niệm mới về PTCN dựa trên cách tiếp cận toàn thể. Cụ thể là ñề cập
ñến sự mở rộng không gian lựa chọn bao trùm tất cả các khía cạnh của ñời sống xã hội:
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường, an sinh xã hội, an ninh
con người, bình ñẳng giới , trong mối liên hệ và tác ñộng qua lại chứ không chỉ giới
hạn trong phạm vi kinh tế. Cách tiếp cận toàn thể còn bao hàm nghĩa khác là tính ñến
tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, tầng lớp, giới tính, quốc tịch hay
các thế hệ, phát triển phải là quá trình bền vững, ñược duy trì từ thế hệ này sang thế hệ
khác, không làm tổn hại tới môi trường.
(4) Ở ñây phân biệt dứt ñiểm khái niệm PTCN và phát triển nguồn nhân lực
(còn gọi là nguồn vốn con người). Kinh nghiệm các nước phát triển cho thấy chi tiêu
cho con người không phải là tiêu dùng ñơn thuần, mà là một khoản ñầu tư ñể hình
thành một loại nguồn vốn quan trọng có khả năng sản sinh ra các nguồn thu nhập trong
tương lai - ñó là nguồn vốn con người thông qua việc tạo lập kỹ năng, kiến thức, kinh
nghiệm, năng lực sáng tạo. ðầu tư vào vốn con người ñược thông qua các hoạt ñộng
giáo dục, y tế, bảo ñảm việc làm là cách ñầu tư thiết thực, hiệu quả nhất ñảm bảo tăng


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Cái khác biệt căn bản giữa PTCN và phát triển
nguồn nhân lực là ở chỗ trong PTCN thì con người là mục tiêu có quyền và có nhu cầu
ñược hưởng thụ, còn trong phát triển nguồn nhân lực thì con người ñược nhìn nhận như
một nguồn vốn cũng như các nguồn vốn khác, dù rằng là quan trọng.
Từ những nhận thức ấy, trên góc ñộ thống kê, PTCN phải ñược thể hiện bằng
một con số ñược tổng hợp từ các khía cạnh nâng cao năng lực lựa chọn và mở rộng
phạm vi lựa chọn cho con người, ñó là những khía cạnh về thu nhập, tuổi thọ và trình
ñộ tri thức cũng như các khía cạnh liên quan khác. Con số ñó chính là chỉ số HDI
(Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, 2001).
2.1.1.2. Chỉ số phát triển con người
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ
số so sánh, ñịnh lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số
nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng
quát về sự phát triển của một quốc gia (hoặc một ñịa phương).
HDI ñược Cơ quan phát triển nguồn lực của Liên hiệp quốc (Human
Devolopment Resource - HDR) nghiên cứu từ những năm thuộc thập kỷ 80 và
bắt ñầu ñưa vào tính toán từ năm 1989. Mục ñích của việc tính toán HDI là
tìm ra một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một cách toàn diện sự phát triển kinh tế
xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ thay thế cho chỉ tiêu GDP bình quân
ñầu người tính theo sức mua tương ñương trước ñây (ðỗ Hoài Nam, 2008).
Với chỉ tiêu GDP bình quân ñầu người tính theo sức mua tương ñương
tuy khắc phục ñược vấn ñề khác biệt về mệnh giá “ñích thực” của chỉ tiêu
GDP bình quân ñầu người tính theo giá thực tế. Song chỉ tiêu GDP bình quân
ñầu người tính theo sức mua tương ñương cũng chỉ phản ánh một yếu tố kinh
tế, còn các yếu tố khác như giáo dục, y tế, môi trường, an toàn xã hội chưa
ñược thể hiện. Vì vậy, khi so sánh sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc

gia và lãnh thổ với nhau, nếu chỉ sử dụng chỉ tiêu GDP bình quân ñầu người
tính theo sức mua tương ñương vẫn hết sức phiến diện. ðể khắc phục tình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

trạng trên, cơ quan HDR của Liên hợp quốc ñã nghiên cứu chỉ số HDI như
một thước ño khá toàn diện làm phương tiện ñể so sánh sự phát triển kinh tế -
xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ.
2.1.2. Nội dung chỉ số phát triển con người, phương pháp và công thức tính
2.1.2.1 Nội dung chỉ số HDI
UNDP khuyến nghị tất cả các quốc gia tuỳ theo hoàn cảnh, nhu cầu, ñiều kiện
số liệu, ñiều kiện về nhân lực, tài chính mà tự quyết ñịnh chu kỳ tính toán HDI, cũng
như viết Báo cáo PTCN (HDR) cho mình, có thể hàng năm (như Ấn ðộ, Nga), hai năm
một lần (như Ni-giê-ri-a, Chi-lê, Phi-li-pin), hay có thể ba năm, 5 năm một lần, nhiều
quốc gia không ñặt thành ñịnh kỳ, khi nào có nhu cầu hoặc ñủ ñiều kiện thì soạn thảo.
Riêng Văn phòng soạn thảo Báo cáo PTCN (HDRO) của UNDP soạn thảo HDR toàn
cầu hàng năm. Ở Việt Nam, việc soạn thảo HDR ñược thực hiện 5 năm một lần do
Viện Phát triển nguồn nhân lực, thuộc Trung tâm khoa học Xã hội và Nhân văn quốc
gia soạn thảo.
UNDP khuyến nghị tính HDI và soạn thảo HDR cho phạm vi toàn thế giới,
từng châu lục, từng khu vực, nhóm nước, từng quốc gia và cấp thấp hơn, ví dụ Ấn ðộ
tính HDI cho toàn quốc và tất cả các bang, các tỉnh, ñồng thời soạn thảo HDR cho 8
Bang; hầu hết các quốc gia khác ñều tính HDI cho tất cả các tỉnh/thành phố của mình.
Nội dung chỉ số HDI ñược cấu thành bởi ba yếu tố và cả ba yếu tố này ñều có
quyền số như nhau: chỉ số tuổi thọ, chỉ số giáo dục và chỉ số thu nhập:
Chỉ số tuổi thọ: chỉ số này nói lên khả năng sống lâu, khỏe mạnh và ñược ño
bằng tuổi thọ trung bình. Tuổi thọ trung bình của một quốc gia, dân tộc, ñịa phương lại
phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: tỷ lệ chết của trẻ em dưới một tuổi, tình hình vấn ñề
y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân, cho cộng ñồng,

Chỉ số giáo dục ñược ñánh giá bằng kiến thức, hay còn gọi là trình ñộ tri thức, là
sự tổng hợp theo tỷ lệ biết chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên (với quyền số 2/3) và tỷ
lệ nhập học của tất cả các cấp (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và sau
trung học với quyền số tổng cộng chung là 1/3).
- Chỉ số thu nhập, ñược ño bằng giá trị GDP bình quân ñầu người thực tế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

theo sức mua tương ñương (PPP- Purchasing Power Parity và thường ñưa về USD).
2.1.2.2 Phương pháp và công thức tính chỉ số phát triển con người
Mặc dù có nhiều mô hình tính chỉ số HDI như trên, song chương trình phát triển
của Liên hiệp quốc ñã, ñang và sẽ tiếp tục sử dụng phương pháp tính chỉ số phát triển
con người theo mô hình tam giác. HDI là chỉ số tổng hợp của ba chỉ số thành phần,
ñược tính theo công thức bình quân giản ñơn. HDRO quy ñịnh công thức tính HDI và
các chỉ số thành phần của nó như sau:
* Công thức tính HDI
I
tuổi thọ
+ I
giáo dục
+ I
thu nhập

HDI =
3
(1)
Trong ñó: I
tuổi thọ
là chỉ số tuổi thọ

I
giáo dục
là chỉ số giáo dục
I
thu nhập
là chỉ số thu nhập (hay còn gọi là chỉ số GDP)
Với các giả thiết sau:
(1) Các chỉ số thành phần “I” ñều nằm trong khoảng từ 0 ñến 1.
(2) Các chỉ số thành phần ñều ñóng vai trò như nhau.
(3) HDI có giá trị từ 0 ñến 1 (0 ≤ HDI ≤ 1). HDI ñạt tối ña bằng 1thể hiện trình
ñộ PTCN cao nhất; và HDI tối thiểu bằng 0 thể hiện xã hội tuyệt ñối không có sự phát
triển mang tính nhân văn.
Trước khi tính HDI, phải tính từng chỉ số thành phần. Qui tắc chung ñể tính các
chỉ số thành phần này là sử dụng các giá trị tối ña và tối thiểu (còn gọi là các giá trị
biên) cho từng chỉ số và áp dụng công thức sau:
Giá trị thực tế - Giá trị tối thiểu
Chỉ số thành phần =
Giá trị tối ña – Giá trị tối thiểu
ðể tính chỉ số HDI, phải ñưa ra các giá trị biên, giá trị biên là những giá trị tối
ña và giá trị tối thiểu của các chỉ tiêu thành phần, một số giá trị biên ñược rút ra từ các
thống kê thực tế và ñược theo dõi nhiều năm của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong
các giai ñoạn nghiên cứu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9


Bảng 2.1 Giá trị biên ñể tính HDI
Chỉ tiêu ðVT Giá trị tối thiểu Giá trị tối ña
Tuổi thọ (năm) Năm 85 25

Tỷ lệ người lớn biết chữ (%) % 100 0
Tỷ lệ ñi học các cấp giáo dục (%) % 100 0
Số năm ñi học trung bình/ người Năm 15 2,5
GDP thực tế ñầu người (USD PPP) USD/người 40.000 100
Nguồn: Phát triển con người Việt Nam năm 2011
* Công thức tính các chỉ số thành phần của HDI
- Chỉ số tuổi thọ
X
tuổi
th
ực

- X
tuổi
min

I
tuổi thọ
=
X
tuổi
max
- X
tuổi
min

(2)
Trong ñó: X
tuổi
thực

- là tuổi thọ trung bình thực tế;
X
tuổi
max
- là tuổi thọ trung bình tối ña (= 85);
X
tuổi
min
- là tuổi thọ trung bình tối thiểu (= 25);
Sở dĩ 85 ñược chọn làm trị số tối ña và 25 ñược chọn làm trị số tối thiểu vì xuất
phát từ thực tiễn thế giới vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước (tại thời ñiểm bắt ñầu
thực hiện tính HDI và soạn thảo HDR) chưa có quốc gia nào có tuổi thọ trung bình cao
hơn 85 hay thấp hơn 25.
- Chỉ số Giáo dục
ðầu những năm 1990, chỉ số giáo dục ñược HDRO tính theo công thức sau:
I
giáo dục
= (2/3) I
biết chữ
+ (1/3) I
năm học
(3)
Trong ñó: I
biết chữ
là chỉ số biết chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên.
I
năm học
là chỉ số năm học bình quân;
Công thức trên cho thấy khi tính I
giáo dục

HDRO sử dụng dạng bình quân gia
quyền với chỉ số ñi học có quyền số bằng 1/2 lần chỉ số người lớn biết chữ, vì việc tính
HDI chủ yếu phục vụ cho xem xét ñánh giá trình ñộ phát triển mà trong ñó trình ñộ dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

trí ñóng một vai trò quan trọng.
Cách tính các chỉ số thành phần của chỉ số giáo dục:
+ Chỉ số người lớn biết chữ (I
biết chữ
), nếu biểu diễn dưới dạng phần trăm, thì ñây
là tỷ lệ người lớn biết chữ:
X
biết chữ

I
biết chữ
=
X
dân s



Với: X
biết chữ
số người từ 15 tuổi trở lên biết chữ;
X
dân số
dân số từ 15 tuổi trở lên;

Hoặc tính theo công thức khác, nếu biết tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15
tuổi trở lên, có thể tính chỉ số biết chữ như sau:
X
biết chữ
thực

- X
biết chữ
min
I
biết chữ
=
X
biết chữ
max - X
biết chữ
min
Trong ñó:
X
biết chữ
thực

là tỷ lệ dân số thực tế từ 15 tuổi trở lên biết chữ
X
biết chữ
min dân số từ 15 tuổi trở lên không biết chữ, nên tỷ lệ là 0%
X
biết chữ
max tất cả dân số từ 15 tuổi trở lên ñều biết chữ 100%
+ Cách tính chỉ số năm ñi học bình quân trong chỉ số giáo dục

Khi ñưa ra công thức tính chỉ số thành phần này HDRO ñể ngỏ khả năng cho
các quốc gia tuỳ chọn chỉ tiêu phù hợp cho mình trong việc tính Chỉ số giáo dục: ñó là
số năm học bình quân, tỷ lệ ñi học ñúng tuổi hay tỷ lệ ñi học chung các cấp giáo dục.
ðể ñảm bảo tính so sánh quốc tế, ở ñây sử dụng tỷ lệ ñi học chung theo thông lệ quốc
tế mà HDRO vẫn thường tính toán hàng năm. Ngoài ra, tỷ lệ ñi học ñúng tuổi ở nước ta
chưa thống kê ñược một cách có hệ thống, mà chỉ có thể căn cứ vào số lượng học sinh
ñang theo học ở các cấp trên thực tế.
Nếu có số liệu số năm ñi học thực tế của người dân, thì chỉ số I
năm học

thể tính theo công thức sau:
X
năm học
th
ực

– X
năm học
min
I
năm học
=

X
năm học
max
– X
năm học
min


(4)
Với: X
năm học
max
- năm học bình quân mỗi người cực ñại (=15 năm);

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

X
năm học
min
- năm học bình quân ñầu người cực tiểu (=2,5 năm);
X
năm học
thực
- năm học thực tế bình quân mỗi người;
Sở dĩ 15 ñược chọn làm trị số tối ña và 2,5 ñược chọn làm trị số tối thiểu vì xuất
phát từ thực tiễn thế giới vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước (tại thời ñiểm bắt ñầu
thực hiện tính HDI và soạn thảo HDR chưa có quốc gia nào có số năm học trung bình
cao hơn 15 hay thấp hơn 2,5).
Tuy nhiên, do tính phức tạp của việc thống kê số năm ñi học bình quân mà
nhiều quốc gia trên thế giới chưa thực hiện thường xuyên ñược, HDRO chuyển sang sử
dụng chỉ tiêu thay thế, ñó là tỷ lệ ñi học các cấp giáo dục thay cho số năm học bình
quân. Thời kỳ ñầu thay thế, nhiều ý kiến ñề xuất sử dụng tỷ lệ ñi học ñúng tuổi (tỷ lệ
những người trong ñộ tuổi ñang theo học các cấp giáo dục trong dân số thuộc ñộ tuổi ñi
học các cấp tương ứng theo quy ñịnh của quốc gia) ñể tính Chỉ số giáo dục, vì ñây mới
là chỉ tiêu phản ánh tốt nhất cơ hội của người dân cũng như khả năng của người dân
trong việc lựa chọn học hành khi ñến tuổi. Tuy nhiên, việc thống kê tỷ lệ ñi học ñúng
tuổi không ñơn giản ñối với các quốc gia có trình ñộ thống kê thấp, vì phải tách bạch

ñược những người ñi học ngoài ñộ tuổi quy ñịnh. Với phương châm khuyến khích các
quốc gia tính HDI bằng cách sử dụng những chỉ tiêu dễ thống kê nhất mà có thể thay
thế ñược, dù có phải chịu mất mát một phần ý nghĩa nào ñó, kể từ năm 1994, HRRO ấn
ñịnh sử dụng tỷ lệ ñi học chung (lấy tất cả những người ñang theo học các cấp giáo
dục, chia cho dân số thuộc ñộ tuổi ñi học các cấp tương ứng theo quy ñịnh của quốc
gia) ñể tính toán Chỉ số giáo dục.
Do vậy, chỉ số giáo dục ñược HDRO tính theo công thức sau:
I
giáo dục
= (2/3) I
biết chữ
+ (1/3) I
ñi học
(5)
Trong ñó: I
biết chữ
là chỉ số biết chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên,
(ñã nêu cách tính ở trên)
I
ñi học
là chỉ số ñi học các cấp giáo dục
Chỉ số ñi học các cấp giáo dục (I
ñi học
), nếu biểu diễn dưới dạng phần trăm, thì
ñây là tỷ lệ ñi học chung các cấp giáo dục:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

X

ñi

học

I
ñi học
=

X
khung tu
ổi


Với: X
ñi

học
số người ñi học các cấp từ tiểu học tới ñại học;
X
khung tuổi
dân số từ 6 ñến 24 tuổi;
Hoặc nếu ñã biết tỷ lệ ñi học thực tế ở các cấp từ tiểu học tới ñại học, có
thể tính theo công thức:
X
ñi học
thực

– X
ñi học
min

I
ñi học
=
X
ñi học
max – X
ñi học
min
Trong ñó:
X
ñi học
thực: là

tỷ

lệ người ñi học thực tế ở các cấp từ tiểu học tới ñại học.
X
ñi học
min: tỷ

lệ người ñi học tối thiểu ở các cấp từ tiểu học tới ñại học là 0%.
X
ñi học
max: tỷ

lệ người ñi học tối ña ở các cấp từ tiểu học tới ñại học là 100%
- Tính Chỉ số thu nhập (hay Chỉ số GDP)
Khái niệm "thu nhập" ở ñây, cũng như trong các chỉ số ñồng hành khác, ñược
ño bằng GDP bình quân ñầu người tính bằng USD-PPP. Thực ra trong các nghiên cứu
ban ñầu, UNDP ñề xuất sử dụng GNP (nay là GNI) bởi vì GNI mới thể hiện thực

chất thu nhập có ñược của một quốc gia chứ không phải GDP. Phải thừa nhận rằng
việc sử dụng GDP làm chỉ tiêu ñại diện cho thu nhập chưa phản ánh hết ý nghĩa của
thu nhập thực tế của người dân vì trong ñó có một phần thu nhập của nước ngoài
(thông qua FDI và một số chuyển nhượng khác). Tuy nhiên, tại thời kỳ ñó, việc thống
kê GNI ở các nước chưa có trình ñộ thống kê cao, nhất là các nước ñang phát triển và
các quốc gia châu Phi (ngay Việt Nam vào ñầu những năm 1990 còn chưa tính ñược
GDP chứ chưa nói tới GNI), nên UNDP ñã ấn ñịnh sử dụng GDP ñể tính toán cho
phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của cơ sở thống kê tại các quốc gia, mặc dù vẫn ñể ngỏ
khả năng ñể các nước tuỳ chọn sử dụng GDP hay GNI, thậm chí cả thu nhập bình
quân ñầu người lấy từ ñiều tra mức sống. ðể ñảm bảo tính so sánh quốc tế, khuyến
nghị sử dụng GDP theo thực hiện của HDRO.
Từ những năm 1999 về trước, chỉ tiêu GDP/người theo USD-PPP trước khi ñưa
vào sử dụng phải qua một số bước ñiều chỉnh xuất phát từ thực tế cuộc sống cho thấy ý
nghĩa tiêu dùng 10 USD của người có thu nhập thấp thường quí và quan trọng hơn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

nhiều so với ý nghĩa tiêu dùng cũng vẫn 10 USD của người có thu nhập cao. Vì thế, ñể
ñảm bảo ý nghĩa ñồng tiền ngang nhau khi tiêu dùng, người ta tiến hành chiết khấu thu
nhập cao theo công thức:
W(y) = y nếu 0 ≤ y < y* ;
W(y) = y* + 2(y - y*
1/2
) nếu y* ≤ y < 2y* ;
W(y) = y* + 2y*
1/2
+ 3(y-2y*)
1/3
nếu 2y* ≤ y < 3y* ;

W(y) = y* + 2y*
1/2
+ 3y*
1/3
+ 4(y-3y*)
1/4
nếu 3y* ≤ y < 4y* ;
W(y) = y* + 2y*
1/2
+ 3y*
1/3
+ 4y*
1/4
+ 5(y-4y*)
1/5
nếu 4y* ≤ y < 5y* ;
W(y) = y*+2y*
1/2
+3y*
1/3
+4y*
1/4
+5y*
1/5
+6(y-5y*)
1/6
nếu 5y* ≤ y < 6y* ;
Với: W(y) là mức GDP ñầu người ñược ñiều chỉnh lại;
y là GDP ñầu người thực tế;
y* là GDP bình quân ñầu người trung bình của toàn thế giới.

ðối với mức thu nhập cực ñại (40000 USD-PPP) hoặc cao hơn, công thức chiết
khấu là (theo y* năm 1991 thì 40.000 ở giữa 6y* và 7y*):
W(y) = y*+2y*
1/2
+3y*
1/3
+4y*
1/4
+5y*
1/5
+6y*
1/6
+7(40000-6y*)
1/7
nếu y*≤y≤7y*
; Sau khi ñiều chỉnh, ta có:
W
th
ực
- W
min

I
GDP
=
W
max
– W
min


(6)
Với: W
thực
- mức GDP bình quân ñầu người thực tế sau khi ñiều chỉnh;
W
max
- mức GDP bình quân ñầu người cực ñại sau khi ñiều chỉnh;
W
min
- mức GDP ñầu người cực tiểu (=100, không ñiều chỉnh).
Các công thức này cồng kềnh, phức tạp, dễ lẫn, thu nhập càng cao, ñộ chiết
khấu càng lớn. ðiều này gây bất lợi cho các quốc gia thu nhập cao. Do vậy, từ năm
1999, HDRO ấn ñịnh công thức khác mà chúng ta sử dụng hiện nay ñể chiết khấu ñồng
ñều mức thu nhập của các quốc gia, và cũng là ñơn giản, dễ nhìn.
Log(X
GDP

th
ực
) - Log(X
GDP

min
)
I
GDP
=
Log(X
GDP
max

) – Log(X
GDP
min
)
(7)

Trong ñó các giá trị GDP ñược tính theo USD-PPP như sau:
I
GDP
- Chỉ số thu nhập;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

X
GDP
max
- mức tối ña của GDP bình quân ñầu người (=40.000)
X
GDP
min
- mức tối thiểu của GDP bình quân ñầu người (= 100)
X
GDP
thực
- mức ñộ thực tế của GDP bình quân ñầu người;
Log - phép toán lô-ga-rit cơ số 10.
Sở dĩ 40.000 ñược chọn làm trị số tối ña và 100 ñược chọn làm trị số tối
thiểu vì xuất phát từ thực tiễn thế giới vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước
chưa có quốc gia nào có GDP bình quân ñầu người theo USD-PPP cao hơn

40.000 hay thấp hơn 100.
Tât cả các giá trị cận biên (max và min) của các chỉ số thành phần từ năm 1990
cho tới nay vẫn không hề thay ñổi, mặc dù hiện tại ñã có nhiều quốc gia có GDP ñầu
người cao hơn 40.000 USD-PPP nhiều.
ðể thực hiện tính chỉ số thu nhập phục vụ cho ñề tài chúng tôi sử dụng công
thức tính này.
2.1.3. Vai trò của chỉ số phát triển con người
HDI là thước ño tổng hợp ño lường trình ñộ phát triển của thế giới, của một khu
vực, một quốc gia, hay là một vùng, một tỉnh , thay thế cho tiêu chí phát triển chỉ thuần
tuý sử dụng tốc ñộ tăng trưởng kinh tế thông qua GDP.
HDI là thước ño tổng hợp sự phát triển, nên HDI thường ñược các quốc gia trên
thế giới sử dụng làm công cụ quản lý và ñề ra chính sách. Dựa vào HDI và các chỉ số
thành phần, các nhà quản lý và ñề ra chính sách dễ dàng phát hiện khía cạnh non yếu
ñể từ ñó có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực lựa chọn và mở rộng
phạm vi lựa chọn cho người dân.
HDI ñược sử dụng làm một trong những chỉ tiêu thống kê quan trọng của các hệ
thống chỉ tiêu phát triển của thế giới, của các khu vực, các quốc gia, vùng lãnh thổ hay
các ñịa phương. Là chỉ số nói lên mức ñộ phát triển của xã hội có tác ñộng tích cực tới
sự phát triển con người
HDI ñược ñưa vào mục tiêu phấn ñấu trong các Chiến lược phát triển ngắn hạn,
trung hạn cũng như dài hạn của các quốc gia, trong tương lai là các ñịa phương.
HDI ñược sử dụng trong phân tích kinh tế - xã hội. Căn cứ vào ñó, có thể
ñánh giá ñược chất lượng cuộc sống của dân cư, chất lượng dân cư xét theo khía

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

cạnh ñược quan tâm, chăm sóc, ñược học hành, có thu nhập ñảm bảo cuộc sống ở
các mức khác nhau.
HDI ñược sử dụng làm một trong những tiêu chí ñánh giá chất lượng dân số,

chất lượng cuộc sống, tiến bộ xã hội
HDI ñược sử dụng ñể so sánh quốc tế trình ñộ phát triển giữa các khu
vực, các nhóm nước, các quốc gia, hay thậm chí giữa các vùng, các tỉnh, các
ñịa phương trong một quốc gia (Viện Khoa học Thống kê, 2008).
Hạn chế của HDI
ðứng trên góc ñộ nội hàm, PTCN bao trùm lên tất cả các khía cạnh của cuộc
sống, như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục, an ninh con người, an sinh xã
hội, bình ñẳng giới, sức khoẻ, môi trường
Tuy nhiên, phương châm UNDP ñặt ra cho nhóm nghiên cứu ban ñầu là làm thế
nào HDI phải là một chỉ số dễ tính toán nhằm khuyến khích tất cả các quốc gia thực
hiện ñược. Do vậy, UNDP quy ñịnh HDI chỉ bao gồm 3 thành phần: sức khoẻ, kinh tế
và giáo dục. Nhưng chỉ với 3 thành phần như vậy thì HDI chưa thể phản ánh một cách
bao quát hết các khía cạnh trong nội hàm của PTCN. Rõ ràng còn một số khía cạnh
khác chưa ñược ñề cập trong HDI, như văn hoá, an ninh con người, an sinh xã hội và
môi trường
Ngoài ra, trong yếu tố sức khoẻ mới chỉ sử dụng một chỉ tiêu là tuổi thọ bình
quân (còn gọi là tuổi hy vọng sống tại lúc sinh) mà chưa tính ñến sự ñóng góp của sức
khoẻ ñó cho xã hội; trong yếu tố giáo dục mới chỉ sử dụng tỷ lệ ñi học các cấp giáo dục
và tỷ lệ người lớn biết chữ, mà chưa tính ñến chất lượng của giáo dục; trong yếu tố
kinh tế mới chỉ sử dụng GDP bình quân ñầu người mà chưa tính ñến thiệt hại môi
trường do tăng trưởng kinh tế gây ra, sự chênh lệch thu nhập, phân hóa giàu nghèo.
Còn một hạn chế khác của HDI là trong công thức tính do UNDP ñề ra,
một số con số cận trên và cận dưới ñược giữ quá lâu, suốt từ năm 1990 ñến
nay (gần 20 năm) mà không thay ñổi, ví dụ GDP bình quân ñầu người cực ñại
là 40.000 USD-PPP, mặc dù cho tới nay, GDP bình quân ñầu người của một
số quốc gia ñã vượt qua ngưỡng này (Viện Khoa học Thống kê, 2008)

×