Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Ảnh hưởng của một số nhánh để lại và phân bón lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất giống dưa chuột f1 daddy 331 vụ đông xuân 2012 tại lạng giang bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.84 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI








DƯƠNG VĂN QUYẾT


ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÁNH ðỂ LẠI VÀ
PHÂN BÓN LÁ ðẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN,
NĂNG SUẤT GIỐNG DƯA CHUỘT F1 DADDY 331 VỤ
ðÔNG XUÂN 2012 TẠI LẠNG GIANG - BẮC GIANG



Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số : 60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ KIM THANH



HÀ NỘI – 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


i

LỜI CAM ðOAN

- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn


Dương Văn Quyết





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi ñã nhận ñược sự
giúp ñỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè ñồng nghiệp và gia ñình.
Trước tiên tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S Nguyễn Thị Kim
Thanh người ñã tận tình hướng dẫn và ñóng góp những ý kiến quý báu trong

quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Sinh lý thực vật Khoa
Nông học và khoa sau ðại học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã giúp
ñỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các ñồng nghiệp, bạn bè và người thân ñã
luôn ñộng viên và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn



Dương Văn Quyết







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii

MỤC LỤC
Lời cam ñoan……………………………………………………………………………… i
Lời cảm ơn………………………………………………………………………………….ii
Mục lục…………………………………………………………………………………….iii
Danh mục bảng…………………………………………………………………………….vi
Danh mục viết tắt………………………………………………………………………….vii
1. MỞ ðẦU

1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài.
1
1.2. Mục ñích yêu cầu của ñề tài.
2
1.2.1. Mục ñích của ñề tài
2
1.2.2. Yêu cầu của ñề tài.
2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.
2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
2.1. Giới thiệu chung về cây dưa chuột
4
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây dưa chuột
4
2.1.2. ðặc ñiểm thực vật học.
6
2.2. Yêu cầu ñiều kiện ngoại cảnh ñối với sinh trưởng và phát triển của cây dưa chuột
7
2.2.1. Ánh sáng
8
2.2.2. Nhiệt ñộ
11
2.2.3. ðộ ẩm ñất và không khí

13
2.2.4. ðất và dinh dưỡng:
14
2.3 Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây dưa chuột
15
2.3.1 Giá trị dinh dưỡng
15
2.3.2 Giá trị kinh tế
16
2.4 Tình hình phát triển dưa chuột trên thế giới và Việt Nam
17
2.4.1 Trên thế giới
17
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv

2.4.2 Tình hình sản xuất dưa chuột ở Việt Nam
20
2.5. Một số nghiên cứu về cây dưa chuột
22
2.5.1. Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật
22
2.5.2. Nghiên cứu về nhu cầu sử dụng phân bón cho cây dưa chuột
24
2.6. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón lá cho cây trồng
25
2.6.1. Vai trò của phân bón lá.
25
2.6.2. Cơ sở khoa học của dinh dưỡng qua lá và tình hình sử dụng phân bón lá

25
2.7. Tình hình sản xuất dưa chuột của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
27
2.8. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển sản xuất cây dưa chuột của
huyện Lạng Giang
28
3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
31
3.1 ðối tượng nghiên cứu
31
3.2. ðịa ñiểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
32
3.3. Nội dung nghiên cứu
32
3.4. Phương pháp nghiên cứu
32
3.4.1. Bố trí thí nghiệm
32
3.4.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm
33
3.4.3 Chỉ tiêu theo dõi
35
3.5. Tính toán hiệu quả kinh tế
36
3.6. Phương pháp xử lý số liệu
36
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
37
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của số nhánh trên thân ñến sinh trưởng phát triển, sự ra
hoa ñậu quả, năng suất dưa chuột tại huyện Lạng Giang, Bắc Giang vụ ñông

xuân năm 2012
37
4.1.1 Ảnh hưởng của số nhánh trên thân ñến thời gian sinh trưởng.
37
4.1.2. Ảnh hưởng của số nhánh trên thân ñến sự sinh trưởng phát triển thân lá của
cây dưa chuột
38
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v

4.1.3 Ảnh hưởng của số nhánh trên thân ñến khả năng ra hoa ñậu quả và các yếu tố
cấu thành năng suất.
40
4.1.4 Ảnh hưởng của số nhánh trên thân ñến các chỉ tiêu thương phẩm quả dưa chuột
.42
4.1.5 Mức ñộ gây hại của một số sâu bệnh hại chính trên dưa chuột ở các công thức
thí nghiệm
43
4.1.6 Hiệu quả kinh tế của các công thức tỉa nhánh trên cây dưa chuột vụ ñông xuân
năm 2012
45
4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất
dưa chuột lai F1 DADDY 331 tại huyện Lạng Giang vụ ñông xuân năm 2012
47
4.2.1 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến thời gian sinh trưởng của dưa chuột
47
4.2.2 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến sinh trưởng, phát triển thân lá cây dưa chuột
48
4.2.3. Ảnh hưởng của phân bón lá kết ñến khả năng ra hoa ñậu quả, năng suất của

dưa chuột .
49
4.2.4 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến mẫu mã của giống DADY 331 trong vụ ñông
xuân 2012 tại Lạng Giang, Bắc Giang
51
4.2.5

Tình hính một số loại sâu bệnh chính trên các công thức thí nghiệm.
53
4.2.6 Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón qua lá ñối với dưa chuột
55
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………….60
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình sản xuất dưa chuột của một số nước trên thế giới qua các năm 2008-
2009
18
Bảng 2.2: Tình hình xuất nhập khẩu dưa chuột một số nước trên thế giới năm 2009
20
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng dưa chuột và một số loại rau chủ lực năm
2009
21
Bảng 2.4 Diện tích, năng suất và sản lượng dưa chuột của huyện Lạng Giang giai
ñoạn 2007 -2011

28
Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng qua các giai ñoạn của các công thức tỉa nhánh khác
nhau
38
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của số nhánh trên thân ñến sinh trưởng phát triển thân lá cây
dưa chuột
39
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của số nhánh trên thân ñến khả năng ra hoa ñậu quả và các yếu
tố cấu thành năng suất.
41
Bảng 4.4 Một số chỉ tiêu hình thái và chất lượng quả dưa chuột vụ ñông xuân 2012
tại Lạng Giang, Bắc Giang
42
Bảng 4.5 Tình hình phát sinh gây hại của các ñối tượng sâu bệnh hại chính trên dưa
chuột ở các công thức tỉa nhánh
44
Bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế của các công thức tỉa nhánh cho cây dưa chuột
46
Bảng 4.7 Thời gian sinh trưởng của các công thức qua các giai ñoạn
47
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của phân bón qua lá ñến sự sinh trưởng phát triển cây dưa
chuột.
48
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến khả năng ra hoa ñậu quả và các yếu tố cấu
thành năng suất.
50
Bảng 4.10 Một số chỉ tiêu hình thái và chất lượng quả vụ ñông xuân 2012 tại Lạng
Giang, Bắc Giang
52
Bảng 4.11 Mức ñộ sâu bệnh hại trên dưa chuột ở các công thức xử lý phân bón lá.

54
Bảng 4.12 Hiệu quả kinh tế của của phân bón qua lá ñối với cây dưa chuột 55

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1

1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài.
Rau là loại cây trồng có nhiều dinh dưỡng và là thực phẩm thiết yếu
trong ñời sống nhân dân. ðặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn giàu ñạm
ñã ñược ñảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng như một nhân tố
tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ.
Cũng như hầu hết các loại rau quả khác, cây dưa chuột có thời gian
sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong năm. Với tiềm năng năng suất
ñạt từ 40–60 tấn/ha trên diện rộng , dưa chuột là một trong những cây rau chủ
lực trong cơ cấu thâm canh, ñặc biệt là các vùng dân cư nông thôn không
hoặc ít chuyên canh cây rau màu, nhằm tận dụng lao ñộng thời kỳ nông nhàn
và tăng thu nhập.
Hiện nay, ñất nước ta ñang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện
ñại hóa diễn ra mạnh mẽ; dẫn ñến thu hẹp diện tích ñất nông nghiệp là vấn ñề
lớn chúng ta cần quan tâm. Trong ñó ngành sản xuất rau cung cấp cho chúng
ta sản phẩm của các loại cây rau hàng năm là một bộ phận quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp. Do vậy chúng ta cần có những giải pháp ñể thúc ñẩy sự
phát triển của nó trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Những năm gần ñây thị trường tiêu thụ rau xanh trong nước và thế giới
ổn ñịnh và là một mặt hàng thiết yếu cung cấp nhu cầu tiêu thụ trong nước và
chế biến xuất khẩu sang các nước trên thế giới. ðó là tiềm năng mang lại giá
trị kinh tế cao phục vụ ñời sống của nhân dân.
Cây dưa chuột ñã ñược người dân huyện Lạng Giang – tỉnh Bắc Giang

trồng từ rất nhiều năm nay và là một trong những cây trồng chủ lực của huyện
với diện tích không nhỏ ñã góp phần nâng cao sản lượng dưa chuột trong tỉnh
và mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân. Song do trình ñộ thâm
canh của người dân dù ñã làm nhiều năm nhưng vẫn còn hạn chế nên năng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2

suất chưa ñồng ñều, có diện tích ñạt năng suất cao nhưng có những diện tích
cho năng suất thấp, không ổn ñịnh.
Ngoài một số giống bản ñịa thì một số giống nhập ngoại rất mẫn cảm
với ñiều kiện thời tiết không thuận lợi như nhiệt ñộ, ñộ ẩm không khí nên tỷ
lệ ñậu quả chưa cao, phẩn cấp chất lượng và năng suất thấp.
ðể tiếp tục giúp người dân ñưa kỹ thuật sản xuất dưa chuột ñạt kết quả,
mang lại giá trị kinh tế cao ổn ñịnh, chúng tôi ñã chọn nghiên cứu ñề tài: Ảnh
hưởng của số nhánh ñể lại và phân bón lá ñến sinh trưởng, phát triển và
năng suất giống dưa chuột F1 DADDY331 vụ ñông xuân 2012 tại huyện
Lạng Giang – Bắc Giang.
1.2. Mục ñích yêu cầu của ñề tài.
1.2.1. Mục ñích của ñề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của số nhánh ñể lại và phân bón lá ñến sinh
trưởng phát triển, khả năng ra hoa ñậu quả và năng suất của dưa chuột vụ
ñông xuân 2012 tại huyện Lạng Giang - Bắc Giang. Trên cơ sở ñó ñể xác ñịnh
biện pháp tác ñộng tốt nhất nhằm làm tăng năng suất của vùng ñất xám bạc
mầu huyện Lạng Giang.
1.2.2. Yêu cầu của ñề tài.
- ðánh giá sự sinh trưởng, phát triển khả năng ra hoa ñậu quả, năng suất
của dưa chuột với các công thức tỉa nhánh khác nhau.
- ðánh giá sự sinh trưởng, phát triển khả năng ra hoa ñậu quả, năng suất
của dưa chuột với các công thức sử dụng phân bón lá khác nhau.

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.
Luận văn xác ñịnh ñược ảnh hưởng của số nhánh ñể lại, sử dụng phân
bón lá ñến khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng ra hoa ñậu quả, năng
suất chất lượng cây dưa chuột. Góp phần cung cấp những dẫn liệu khoa học
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3

về tác ñộng của biện pháp tỉa nhánh và phân bón lá ñến sinh trưởng, phát
triển, ra hoa ñậu quả, năng suất cây dưa chuột làm tài liệu cho lĩnh vực nghiên
cứu và giảng dạy trên cây dưa chuột.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ những kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ làm cơ sở ñề xuất biện pháp
kỹ thuật áp dụng cho cây dưa chuột nhằm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế cho
người sản xuất.









Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu chung về cây dưa chuột
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây dưa chuột
• Nguồn gốc
Cây dưa chuột ñược biết ñến ở Ấn ðộ cách ñây hơn 3.000 năm, sau ñó ñược
lan truyền theo hướng Tây Châu Á, Châu Phi và miền Nam Châu Âu. Ngày nay
cây dưa chuột ñã trở thành một loại rau ăn quả phổ biến, phát triển rộng khắp trên
thế giới, từ vùng nhiệt ñới Châu Á, Châu Phi tới tận 63
0
vĩ Bắc .
Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc cây dưa chuột. Theo tài liệu
nghiên cứu của De Candolle cây dưa chuột có nguồn gốc từ Ấn ðộ (Nam Á)
và ñược trồng trọt từ 3000 năm trước. Loài hoang dại Cucumis hardiwickii
Royle là loài dưa chuột quả nhỏ có vị ñắng ñược phát hiện mọc hoang dại ở
dưới chân núi Hymalayas. Khi lai tự do giữa loại này với loài trồng (Cucumis
sativus L.), Denkin và cộng sự (1971) ñã phát hiện thấy ñộ hữu thụ ở thế hệ
F2 không bị giảm ñi và ông ñã cho rằng Cucumis hardiwickii R rất có thể là
tổ tiên của loài dưa chuột trồng . Các nhà nghiên cứu ñã thống nhất với ý kiến
ñầu tiên của A.Decandoole (1912) cho rằng cây duwaa chuột có nguồn gốc từ
Tây Bắc Ấn ðộ. Từ ñây chúng lan dần xuống phía tây , phía ñông. Vì vậy mà
Ấn ðộ ñược coi là nguồn gốc sơ cấp của cây dưa chuột.
Nghiên cứu trên các giống dưa chuột ở Trung Quốc cho thấy chúng mang
nhiều ñặc tính lặn có giá trị như quả dài, tự kết hoa không quả thụ phấn, gai quả
màu trắng, quả không chứa chất ñắng ( chất cucurbitaxin ) nên Kaloo (1998) cho
rằng Trung Quốc là trung tâm thứ hai xuất hiện cây dưa chuột.
Ở nước ta, việc phát hiện ra các dạng cây dưa chuột dại, quả rất nhỏ mọc
tự nhiện ở các vùng ðồng bằng Bắc Bộ và các dạng dưa chuột quả to ñang
mọc hoang dại ở vùng níu phái bắc Việt Nam là nguồn gốc phát sinh của loài
cây này ( Phan ðình Phụng, 1975; Taracanov và CS, 1977; Trần Khắc Thi và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


5

CS, 1979). Lịch sử nước ta năm 1971 cũng ñã ghi nhận sự tồn tại lâu ñời của
dưa chuột như một trong những cây trồng lâu ñời của tổ tiên ta: “ Trước thời
ñại Hùng Vương, chủ nhân của nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn
ñã biết trồng cây ăn quả, cây có củ, rau, ñậu, dưa…”. Tuy nhiên dưa chuột
ñược trồng bao giờ ñến nay chưa rõ. Tài liệu sớm nhất có nhắc ñến dưa chuột
là sách “ Nam phương thảo mộc trạng” của Kế Hàm có từ năm Thái Khang
thứ 6 (285) Lê Quý ðôn ñã ghi rõ tên dưa chuột và vùng trồng là ðàng Trong
( Từ Quảng Bình ñến Hà Tiên) và Bắc Bộ.
Nghiên cứu ñặc tính sinh vật học của các giống dưa chuột Việt Nam Trần
Khắc Thi và CS (1979) ñã phân các giống dưa chuột hiện nay thành hai kiểu
sinh thái: Miền núi và ñồng bằng. Kiểu sinh thái miền núi có nhiều ñặc tính
hoang dại và thích ứng với ñiều kiện ( chịu lạnh, phản ứng chặt với ñộ dài ngày);
kiểu sinh thái ñồng bằng có thể là sản phẩm tiến hóa của dưa chuột miền núi ñột
biến và tác ñộng của con người trong quá trình canh tác và chọn lọc.
• Phân loại
Dựa vào ñặc ñiểm chín sớm tức là tính từ lúc mọc ñến thu quả ñầu tiên,
các giống dưa chuột ở nước ta chia làm ba nhóm:
- Nhóm các giống chín sớm có thời gian 30 – 35 ngày trong vụ ñông và
35-40 ngày trong vụ xuân. Các giống dưa chuột Việt Nam ở dạng sinh thái
ñồng bằng ñều thuộc nhóm này.
- Nhóm chín trung bình có thời gian 35-40 ngày trong vụ ñông và 40-45
ngày trong vụ xuân.
- Nhóm giống chín muộn có thời gian 40-45 ngày trở lên. Các giống dưa
Việt Nam ở miền núi thuộc nhóm này.
Theo mục ñích sử dụng các giống dưa chuột dựa vào chiều dài quả có
thể chia làm 4 nhóm:
- Nhóm quả rất nhỏ (dưa bao tử): Nhóm này cho sản phẩm ñể chế biến là
2-3 ngày tuổi. Khối lượng trung bình ñược sử dụng là 150-250g/quả. Phần lớn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6

các giống thuộc nhóm này là dạng cây 100% hoa cái như Mrinda, F1Dunja,
F1 Levina và một số giống của Mĩ. Một khó khăn lớn của sản xuất nhóm quả
bao tử là quả dễ nhiễm sâu bệnh.
- Nhóm quả nhỏ: Quả có chiều dài dưới 1cm, ñường kính 2,5-3,5cm,
nhóm này có thời gian sinh trưởng ngắn (65-80 ngày tùy vụ trồng). Năng suất
khoảng 15-20 tấn/ha (7-8 tạ/sào). Ngoài ăn tươi loại này chủ yếu chế biến
ñóng hộp nguyên quả. ðại diện của nhóm này là giống Tam Dương (Vĩnh
Phúc) và Phú Thịnh (Hải Dương)
- Nhóm quả trung bình: Gồm hầu hết các giống ñịa phương trong nước
và giống H1(giống lai tạo). Quả có kích thước 13-20 x 3,5-4,5. Thời gian sinh
trưởng từ 75-85 ngày. Năng suất ñạt 22-25 tấn/ha. Một số giống trong nhóm
này H1, Yên Mĩ, Nam Hà có thể sử dụng ñể chẻ nhỏ ñóng lọ thủy tinh.
- Nhóm quả to: Gồm các giống lai F1 của ðài Loan, Thái Lan và Nhật
Bản có kích thước 25-30 x 4,5-5, quả hình trụ màu xanh nhạt, gai trắng, vỏ
quả xanh ñậm. Những giống thuộc nhóm này có năng suất khá cao, trung bình
ñạt 30-35 tấn/ha, nếu thâm canh tốt có thể ñạt 50 tấn/ha.
2.1.2. ðặc ñiểm thực vật học.
Dưa chuột có nguồn gốc ở vùng nhiệt ñới ẩm nên bộ rễ dưa chuột thuộc
loại rễ chùm bao gồm rễ chính và rễ phụ:
Rễ chính tương ñối phát triển, phân bố chủ yếu ở tầng ñất canh tác với ñộ
sâu 0-30cm, rộng 50-60 cm. Rễ chính có thể ăn sâu từ 60-100cm, nếu trong
ñiều kiện lý tưởng thì rễ chính còn có khả năng ăn sâu hơn nữa
Rễ phụ phân bố tương ñối nông, chủ yếu ở ñộ sâu 0-20 cm.
Dưa chuột thuộc loại thân thảo có ñặc tính bò leo, ñộ dài thân khoảng từ
1,3- 3m, dài nhất có thể ñạt trên 3m. Trên thân chính hình thành các nhánh
cấp1 rồi cấp 2, cấp 3…….Ở mỗi nách lá trên thân chính mọc ra tua cuốn và

phân nhánh
,
phân nhánh ít (3-8 nhánh), nhánh ñược mọc ra từ các ñốt ở gốc.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7

Tua ñược mọc ra từ các ñốt, khả năng leo bám kém, do vậy phải thường
xuyên cố ñịnh ngọn bằng dây.
Ở các ñốt trên thân chính có lớp tế bào có khả năng phân chia mạnh làm
cho lóng vươn dài. Vì vậy trong kỹ thuật trồng có thể ñiều chỉnh lóng cân ñối
với thân.
Lá dưa chuột gồm lá mầm và lá thật. Lá mầm (nhú ra ñầu tiên) có hình
trứng tròn dài là nhiệm vụ quang hợp tạo vật chất nuôi cây và lá mới. Lá thật
là những lá ñơn có cuống dài, lá có hình chân vịt 5 cạnh, 2 phiến lá ñều có
lông, bình quân mỗi cây có khoảng 20 – 30 lá.
Hoa dưa chuột là hoa ñơn tính thụ phấn khác hoa( giao phấn) nhờ côn
trùng và nhờ gió.
Hoa mẫu 5 (K4C5A5G3-4) bầu thượng, hoa ñực có cuống dài hơn hoa
cái, hoa có màu vàng hoa ñực và hoa cái cùng gốc.
ðặc tính ra hoa: Hoa cái có xu hướng ra hoa trên thân chính, ở nhánh ra ít
và muộn nên cần áp dụng biện pháp tỉa nhánh.
Quả dưa chuột thuộc quả thịt, có hình dạng, kích thước, màu sắc phụ
thuộc vào giống. Hạt hình bầu dục hay thuôn dài. Hình trứng, số hạt nhiều
hay ít phụ thuộc vào giống.
2.2. Yêu cầu ñiều kiện ngoại cảnh ñối với sinh trưởng và phát triển của cây
dưa chuột
Các yếu tố như ngoại cảnh như: ánh sáng, nhiệt ñộ, nước, ñất và chất dinh
dưỡng có tác ñộng rất lớn ñến quá trình sinh trưởng phát triển của cây dưa
chuột. Cây trồng thể hiện hết khả năng sinh trưởng, phát triển và ñạt ñược năng

suất tiềm năng của giống khi ñược trồng trong ñiều kiện ngoại cảnh tối ưu nhất.
Do vậy, nghiên cứu quan hệ của cây với ñiều kiện ngoại cảnh cũng chính là
nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học của cây là hết sức quan trọng là cơ sở ñể xây dựng
quy trình canh tác phù hợp với yêu cầu ngoại cảnh của cây.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8

2.2.1. Ánh sáng
Trong các yếu tố ngoại cảnh, yếu tố về ánh sáng như ñộ dài chiếu sáng,
cường ñộ ánh sáng và chất lượng ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp ñến quá
trình sinh trưởng, phát triển của cây dưa chuột. Dưa chuột là cây ưa sáng, sinh
trưởng thích hợp trong những vùng nhiều ánh sáng, ñây cũng là yếu tố thúc
ñẩy qúa trình hình thành hoa cái. Ngoài ra, dưa chuột thuộc nhóm cây ưa sáng
ngày ngắn, hoa cái ra sớm, ở vị trí thấp và quả phát triển thuận lợi. ðộ dài
chiếu sáng thích hợp cho cây sinh trưởng và phát dục là 10-12 giờ/ngày. Nắng
nhiều có tác dụng tới hiệu suất quang hợp, làm tăng năng suất, chất lượng
quả, rút ngắn thời gian lớn của quả.
Cường ñộ ánh sáng thích hợp cho dưa chuột trong phạm vi 15.000 –
17.000 lux. Tuy nhiên, phản ứng của dưa chuột ñối với ánh sáng còn phụ
thuộc vào giống và thời vụ gieo trồng. Yếu tố nhiệt ñộ và thời gian chiếu sáng
còn ảnh hưởng lớn ñến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Khi thời gian
chiếu sáng dài, nhiệt ñộ cao (>30
0
C) sẽ thúc ñẩy sinh trưởng thân lá, hoa cái
xuất hiện muộn( Mai Thị Phương Anh, 1996); (Tạ Thị Cúc, 2007). Kết quả
nghiên cứu của Tarakanov G (1975) cho thấy: các giống dưa chuột ở gần các
trung tâm phát sinh thứ nhất ( Việt Nam và Ấn ðộ) khi trồng trong ñiều kiện
mùa hè ở Maxcova hầu như không ra hoa và hoàn toàn không tạo quả (Trần

Khắc Thi, 1985). Nếu trồng trong ñiều kiện thiếu ánh sáng, cường ñộ ánh
sáng yếu, cây dưa chuột sinh trưởng chậm, ra hoa muộn, màu sắc thân lá, hoa
quả nhạt hơn, hoa cái dễ bị dụng. Năng suất quả thấp, chất lượng quả giảm,
hương vị kém.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của màu sắc ánh sáng ñối với cây con
dưa chuột của tác giả Piotr Piszczek và cs (2008) cho thấy: dưới ñiều kiện ánh
sáng màu xanh cây sinh trưởng cao hơn, lóng dài hơn, thân cây dày, khối
lượng thân lá tươi và hàm lượng chất khô cao hơn. Số lá không chịu ảnh
hưởng của màu sắc cũng như cường ñộ của ánh sáng. Tuy nhiên ñộ cao cây
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9

ñộ dài lóng, ñường kính thân, khối lượng tươi và khô của các mầm tăng lên
theo mức ñộ tăng của lượng bức xạ 50 – 60 µ
.
m
-2 .
s
-1.
. Tại ô thí nghiệm xử lý
với bức xạ cao nhất, hàm lượng diệp lục và caroten trong lá là cao nhất trong
ñiều kiện ánh sáng ban ngày. Hàm lượng chất sắc tố không phụ thuộc vào
màu sắc của ánh sáng cũng như lượng bức xạ.
Lin và cộng sự (1996) ñã có nhiều nghiên cứu và kết luận rằng cường ñộ
ánh sáng và chất lượng ánh sáng có vai trò quan trọng trong việc hình thành
màu sắc quả và thời gian bảo quản quả dưa chuột loại quả dài ở Anh. Ngoài
ra, hai tác giả cũng có nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng ñến khả năng bảo
quản của quả dưa chuột quả dài. Kết quả cho thấy, trong mùa hè, sử dụng các
lớp bọc ñể làm giảm cường ñộ ánh sáng hoặc làm giảm chất lượng quang phổ,

cường ñộ ánh sáng thấp hơn thời gian bảo quản của dưa chuột thấp hơn trong
ñiều kiện nhiệt ñộ là 13
0
C. Quả dưa chuột ñược bọc bằng lớp màu ñỏ có màu
xanh hơn khi bọc là màu tím. Trong ñiều kiện vụ xuân, quả nhận ánh sáng ñỏ
có màu xanh hơn nhận ñược ánh sáng tím. Như vậy, ñể cải thiện màu sác quả
xanh và thời gian bảo quản dài hơn của quả dưa trong nhà lưới thì phải ñảm
bảo mật ñộ, khoảng cách trồng thích hợp và cần phải chú ý ñến tầm quan
trọng của cường ñộ ánh sáng và chất lượng ánh sáng(Lin., Jollffe, 2008).
Theo các tác giả hiệp hội khoa học trồng trọt Mỹ (1997) việc tỉa thưa và
che bóng ñã ảnh ñến ñộng thái tăng chiều dài quả, màu sắc lúc thu hoạch và
phổ diệp lục của vỏ quả.
Trong thí nghiệm về phản ứng ánh sáng của cây dưa chuột với ñộ dài ngày
ñã xếp giống Quế Võ của Việt Nam là giống ñiển hình cùa giống ngày ngắn.
Cây trồng trong ñiều kiện chiếu sáng 16 giờ trong suốt thời gian thí nghiệm (2,5
tháng) không hình thành hoa cái còn hoa ñực thì xuất hiện 1 tháng sau khi tất cả
các công thức khác ( chiếu 8,12,14 giờ) hoa ñực bắt ñầu tàn. Các tác gỉả cũng
cho rằng sự phản ứng với chu kỳ chiếu sáng của giống này mang tính chất
lượng. Cũng giống này, chiếu sáng bằng ñèn neon với cường ñộ 2,4 w/m2 ñến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10

8,8 w/m2 phản ứng của cây cũng khác nhau, ở lượng bức xạ lớn sự hình thành
hoa cái bị ức chế, cây xuất hiện phản ứng ngày dài.
Cây dưa chuột sinh trưởng, phát triển tốt trong ñiều kiện cường ñộ ánh
sáng dao ñộng trong khoảng 15.000 – 17.000 lux (Mai Thị Phương Anh và
cs,1996); (Nguyễn Văn Thắng và cs, 1999); (Trần khắc Thi và cs, 1995);
(Trần Khắc Thi và cs, 1999); (Trần Khắc Thi và cs, 2003).
Mức ñộ phản ứng của cây ñối với thời gian chiếu sáng trong quá trình

sinh trưởng cá thể cũng khác nhau. Qua kết quả nghiên cứu, Box (1957) ñã
kết luận: ở tuổi 20-25 ngày sau nảy mầm có phản ứng thuận với ñộ dài chiếu
sáng dưới 12 giờ. Theo Saito (1981) thì cây con dưa chuột có mức ñộ mẫn
cảm hơn cây trưởng thành. Cường ñộ và số giờ chiếu sáng có tương quan
thuận tới quá trình lớn của quả. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cường ñộ
ánh sáng và thời gian chiếu sáng, các kết quả nghiên cứu của Stauix (1973)
cho thấy: trong ñiều kiện thí nghiệm thực hiện vào tháng 12, lúc cường ñộ ánh
sáng trung bình trong ngày khoảng 1400 lux, số giờ chiếu sáng liên tục dưới 1
giờ quả lớn trong trong 24 ngày. Ngược lại trong tháng 6 mặt trời chiếu sáng
9,36 giờ /ngày và cương ñộ bức xạ trung bình 1600 lux, quả sinh trưởng
trong vòng 8 ngày. Giảm cường ñộ chiếu sáng sẽ hạn chế sinh trưởng của cây,
giảm hàm lượng chất khô, làm dịch chuyển chế ñộ oxi hóa khử về hướng oxi
hóa. Trong trường hợp này hàm lượng glutamin trong tế bào bị giảm dần,
ñồng thời làm tăng tính chất khử và tế bào ( Trần Khắc Thi, 1985).
Biểu hiện giới tính của dưa chuột phụ thuộc vào một số yếu tố như mật
ñộ, nhiệt ñộ và ánh sáng. Tỷ lệ hoa cái giảm nếu trong ñiều kiện mật ñộ quá
dày, ánh sáng yếu, nhiệt ñộ cao. Hoa cái hình thành nhiều hơn trong ñiều kiện
ngày ngắn còn hoa ñực ngược lại hình thành trong ñiều kiện ngày dài, ánh
sáng nhiều giúp cho quả lớn nhanh, mập, chất lượng quả tốt. Trong ñiều kiện
ngày ngắn thường có nhiều lá và sai quả. Theo Robinson và cs (1999) cũng
như một só cây rau ăn quả khác, dưa chuột rất mẫn cảm với cường ñộ ánh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11

sáng. Cường ñộ ánh sáng cao kích thích sự ra hoa, tạo quả. Ngược lại ánh
sáng yếu làm ức chê quá trình trên.
Kết quả nghiên cứu tập ñoàn giống dưa chuột có nguồn gốc ở ðông
Nam Châu Á, thí nghiệm ñược thực hiện tại Maxcova trong ñiều kiện nhà ấm,
kết quả ñã phân lập tập ñoàn này thành hai nhóm sinh thái theo mùa ñông và

mùa xuân. Nhóm sinh thái mùa ñông có ñộ phản ứng mạnh với ñộ dài ngày và
thuộc nhóm giống chín muộn. Trong ñiều kiện vụ xuân và vụ hè với ñiều kiện
ánh sáng tự nhiên là 15 giờ/ngày, cây dưa chuột có số lượng ñốt lớn và không
ra hoa. Cây của nhóm sinh thái mùa xuân có phản ứng yếu với chu kỳ chiếu
sáng. Cây sinh trưởng yếu trong ñiều kiện cường ñộ ánh sáng yếu, thậm chí
không thể phục hồi ñược khi chuyển sang trồng trong ñiều kiện có cường ñộ
ánh sang ñầy ñủ ( Torakanov và cs, 1977 ).
Thời gian chiếu sáng ngày ngắn ảnh hưởng ñến giới tính cây dưa chuột.
Như kết quả thí nghiệm cho thấy trong ñiều kiện chiếu sáng dài (16 giờ) trong
thời gian 2,5 tháng thì cây dưa chuột sẽ không hình thành hoa cái và do ñó
không cho thu hoạch. Vì vậy xác ñịnh thời ñiểm thích hợp ñể cây dưa chuột
sinh trưởng trong giai ñoạn có thời gian chiếu sáng ngày ngắn mới có khả
năng cho thu hoạch cao.
2.2.2. Nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ là một trong yếu tố môi trường ảnh hưởng rất lớn ñến quá trình
sinh trưởng, phát triển của các cây trong họ bầu bí cũng như cây dưa chuột.
Dư chuột cũng có thể sinh trưởng tốt hơn trong ñiều nhiệt ñộ lạnh so với
dưa thơm và dưa hấu. Theo Benett và cs (2002), cây dưa chuột sinh trưởng tốt
nhất trong ñiều kiện nhiệt ñộ thích hợp dao ñộng từ 18 – 24
0
C, nhiệt ñộ tối
thấp là 15
0
C và nhiệt ñộ tối cao là 33
0
C. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy
khi nhiệt ñộ vượt khỏi ngưỡng cho phép là quá trình trao ñổi chất trong cây bị
ngưng trệ, nếu giai ñoạn này kéo dài sẽ chết khi nhiệt ñộ trên 40
0
C (Mai

Phương Anh, 1999). Cũng tương tự khi nhiệt ñộ dưới 15
0
C, quá trình ñồng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12

hóa và dị hóa rối loạn, cây sinh trưởng còi cọc, ñốt ngắn lại, lá hoa bị nhỏ lại
(Tạ Thu Cúc,2007).
ðối với mỗi giai ñoạn sinh trưởng, phát triển, cây dưa chuột phản ứng
rất khác nhau ñối với nhiệt ñộ. Khi nhiệt ñộ 25
0
C dưa chuột có thể nảy mầm
trong thời gian 3 ngày sau gieo và khi nhiệt ñộ 20
0
C phải mất ñến 6-7 ngày.
Theo nghiên cứu của Tạ Thu Cúc (2007), cây dưa chuột yêu cầu khí hậu ấm
áp ñể nảy mầm, nhiệt ñộ tối thiểu cho hạt nảy mầm từ 15,5
0
C, nhiệt ñộ tối ña
là 40,5
0
C và nhiệt ñô thích hợp nhất là 16 – 35
0
C.
Bose và cs, (1986) cho rằng nhiệt ñộ ñất là nhân tố quyết ñịnh thời gian
nảy mầm nhanh hay chậm hạt, thời gian cho thu hoạch sớm hay muộn và tổng
thời gian sinh trưởng của cây. Nhiệt ñộ ñất thích hợp nhất từ 18 - 22
0
C, yêu

cầu tối thiểu 10
0
C và tối ña là 25
0
C.
Theo Bose vác (1997) biên ñộ nhiệt ñộ ngày và ñêm dao ñộng lớn cũng
ảnh hưởng ñến quá trình sinh trưởng của cây. Trong ñiều kiện nhiệt ñộ ban
ngày là 30
0
C, nhiệt ñộ ban ñêm là 20
0
C là ñiều kiện lý tưởng ñể dưa chuột
sinh trưởng, phát triển.
Krug và cộng sự, (1980) ñã tiến hành nhiều thí nghiệm, khi nâng nhiệt
ñộ trung bình ngày (24) từ 15
0
C tới 30
0
C, tốc ñộ sinh trưởng thân, lá dưa
chuột tăng mạnh, thời gian tới ngày thu hoạch ñầu tiên sớm hơn, làm tăng
năng xuất tổng số. Biên ñộ dao ñộng xung quanh giá trị trung bình sẽ ít bị ảnh
hưởng, các cây còn nhỏ (khoảng cách 34 ngày tuổi) phản ứng tốt hơn với
nhiệt ñộ ban ngày cao khi ở trong cùng chế ñộ ngày ñêm (Slack và cs 1983).
Sự giảm nhiệt ñộ ñột ngột có thể làm quả dưa chuột bị thắt ở giữa. Nhiệt ñộ
thấp với giai ñoạn ngắn, có thể gây ra vết thương ở trên quả. Grimstad và
cộng sự (1993) ñã phát hiện thân của các cây dưa chuột khi còn nhỏ tăng
chậm nhất khi nhiệt ñộ ban ñêm cao hơn nhiệt ñộ ban ngày. Kano và cs
(2000) ñã cho biết rằng, ở những ô thí nghiệm có nhiệt ñộ không khí thấp hơn
thì quả dưa chuột trở nên bị ñắng (như ở giống Kagafutokyuri). Khối lượng lá
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


13

và ñạm tổng số, amino axit và hàm lượng protein cao hơn ở những ô thí
nghiệm nhiệt ñộ không khí thấp.
Qua nghiên cứu ở Việt Nam, trong ñiều kiện làm lạnh nhân tạo với nhiệt
ñộ 5-10
0
C trong vòng 10 ngày, các giống dưa chuột Việt Nam và Trung Quốc
có sức chịu lạnh cao hơn các giống Châu Á và Châu Mỹ (Trần Khác Thi và
cs, 1979).
Ở nhiệt ñộ thấp, một số quá trình sinh hóa bị ngưng trệ, phá vỡ sự cân
bằng của toàn bộ chu trình sống, dẫn tới việc cây bắt ñầu bị tích lũy các ñộc
tố. Trong trường hợp bị lạnh kéo dài, số lượng ñộc tố tăng làm chết các tế bào
(Ivanov, 1975). ðó chính là nguyên nhân làm cây bị tổn thương vì lạnh, ñó
cũng chính sự phá vỡ quá trình trao ñổi chất thông thường.
Nhiệt ñộ là yếu tố ngoại cảnh tác ñộng rất lớn ñến quá trình sinh trưởng
phát triển của cây dưa chuột. Từ các nghiên cứu phản ứng của cây ñối với ñiều
kiện nhiệt ñộ không khí và nhiệt ñộ ñất cho thấy dưa chuột có thể sinh trưởng
phù hợp trong ñiều kiện vụ xuân hè và vụ ñông vùng ðồng Bằng Sông Hồng.
2.2.3. ðộ ẩm ñất và không khí
Do có nguồn gốc nơi ẩm ướt ven rừng, ñất ñai nơi nguyên sản màu mỡ
nên bộ rễ của cây dưa chuột kém phát triển, khả năng chịu hạn và chịu úng
kém hơn các cây khác trong họ (cây bí ngô, dưa hấu, dưa thơm). Hai yếu tố
ngoại cảnh lượng mưa và ñộ ẩm cùng với nhiệt ñộ cao là những nguyên nhân
chủ yếu dẫn ñến nhiều cây trong họ bầu bí nhiễm bệnh ở lá và thân cành (Tạ
Thu Cúc, 2007). Kết quả nghiên cứu của Sakiyama Hajime và cộng sự (2002)
cũng phù hợp với các nghiên cứu của Sanden P.A và cộng sự (1985) ñộ ẩm
không khí có ảnh hưởng rất lớn ñến sự sinh trưởng sự thoát hơi nước, sự hấp
thu dinh dưỡng, sự hình thành chất khô ở cây dưa chuột còn non trong ñiều

kiện nhiệt ñộ cao.
Trong quả dưa chuột chứa 95% nước, nên yêu cầu về ñộ ẩm của cây rất
lớn. Do có bộ lá lớn, hệ số thoát nước cao nên dưa chuột ñược coi là cây có nhu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14

cầu nước nhiều nhất trong các cây thuộc họ bầu bí. ðộ ẩm ñất thích hợp cho cây
dưa chuột là 85-95%, không khí là 90-95%. Khi bị thiếu nước nghiêm trọng sẽ
xuất hiện quả bị dị hình (quả bị thắt ở giữa), quả ñắng, cây rất dễ bị nhiễm bệnh
virus (Tạ Thu Cúc, 2007). Khi hạt nảy mầm yêu cầu lượng nước bằng 50% khối
lượng hạt. Thời kỳ thân lá sinh trưởng mạnh ñến khi ra hoa cái ñầu tiên ñộ ẩm
ñất là 70-80%. Thời kỳ ra quả rộ và quả phát triển yêu cầu ñộ ẩm cao 80-90%
(Mai Thị Phương Anh và cs, 1996); (Tạ Thu Cúc,2007).
Cây dưa chuột rất mẫn cảm với hạn hán, nhưng cũng không chịu ñược
ngập úng. Do vậy, ñể ñảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, cho năng xuất cao cần
chọn những chân ruộng cao, tưới và tiêu nước tốt. Ngập úng cũng là nguyên
nhân gây bệnh cho cây dưa chuột như héo xanh vi khuẩn hoặc bệnh chảy gồm.
2.2.4. ðất và dinh dưỡng:
ðất trồng thích hợp là ñất có thành phần cơ giới nhẹ như ñất cát pha, ñất
thịt nhẹ, ñộ pH từ 5,5 - 6,8, tốt nhất là từ 6 - 6,5 (Tạ Thu Cúc, 2007). Dưa
chuột gieo trồng trên ñất thịt nhẹ, ñất cát pha thường cho năng xuất cao, chất
lượng tốt. ðặc biệt, ñất trồng dưa chuột cũng như các cây trong họ bầu bí phải
ñược luân canh triệt ñể, tốt nhất nên luân canh với lúa nước ñể hạn chế nguồn
sâu bệnh sinh ra từ ñất.
Theo Swiader và cộng sự, (1996) dưa chuột là cây sinh trưởng nhanh,
thuộc dạng quả mọng, nên nhu cầu ñược cung cấp dinh dưỡng và dộ ẩm tốt.
Tuy nhiên, yêu cầu phân bón phụ thuộc vào chất ñất, ñộ màu mỡ, cây trồng
trước, biện pháp canh tác và khả năng cho năng suất.
Các nghiên cứu về hiệu suất sử dụng phân khoáng chủ yếu của dưa

chuột cho thấy dưa chuột sử dụng kali với hiệu suất cao nhất, thứ ñến ñạm rồi
ñến lân. Thời kỳ ñầu sinh trưởng cây cần ñạm và lân, cuối thời kỳ sinh trưởng
cây không cần nhiều ñạm, nếu làm giảm lượng ñạm sẽ tăng thu hoạch một
cách rõ rệt. Khi bón N60, P60, K60 thì dưa chuột sử dụng 92% ñạm, 33% lân
và 100% kali. Khi sản xuất ñược 1 tấn dưa chuột sẽ lấy ñi từ ñất 810 – 1350 g
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15

N, từ 270- 900g P
2
O
5
và 1350 – 2250g K
2
O. Dưa chuột là cây lấy dinh dưỡng
ít hơn rất nhiều so với cây trồng khác. Ví dụ tăng năng suất dưa chuột lên 30
tấn/ha thì lượng NPK cây lấy ñi từ ñất là 170 kg/ha, trong khi ñó nếu tăng bắp
cải lên 70 tấn/ha thì nó phải lấy ñi từ ñất là 630 kg NPK (Tạ Thu Cúc, 2007;
Siemonsma và cs (1994).
Kết luận của Aidy và Moustafa: tỷ lệ 1N : 1 P
2
O
5
: 2 K
2
O có hiệu quả tôt
nhất ñến sinh trưởng. Tuy nhiên sự chênh lệch về năng suất là không khác
nhau ở mức ý nghĩa, cũng theo hai nhà khoa học thì ngoài phân bón, mật ñộ
cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất dưa chuột. Ở mật ñộ 40 cm (cây

x cây) năng suất ñạt cao hơn ở mật ñộ khác.
2.3 Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây dưa chuột
2.3.1 Giá trị dinh dưỡng
Các loại cây rau nói chung và cây dưa chuột nói riêng là loại tực phẩm
cần thiết trong ñời sống hàng ngày và không thể thay thế. Rau ñược coi là
nhân tố quan trọng ñối với sức khỏe và ñóng góp vai trò chống chịu với bệnh
tật. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà dinh dưỡng học trong và ngoài
nước thì khâu phần ăn của người việt nam cần khoảng 2300 - 2500 Calo năng
lượng hàng ngày ñể sống và hoạt ñộng. Ngoài nguồn năng lượng cung cấp từ
lương thực, rau góp phần ñáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng của con người.
Dưa chuột là một loại thức ăn rất thông dụng và còn là một vị thuốc có
giá trị. Trong quả dưa chuột có nhiều chất dinh dưỡng như: Vitamin A, B
1
,
B
2
, PP, C, các chất khoáng K, Ca và P, ngoài ra còn có Thiamin, Riboflavine,
Niacine…Một số chỉ tiêu về thành phần hóa học của một số giống dưa chuột
ñang trồng phổ biến ở vùng ðồng bằng sông Hồng như sau Protein 0,8mg;
Glucid 3mg; Xenlulo 0,7mg; năng lượng 15kcalo; canxi 23mg; phospho
27mg; sắt 1mg; kali 169mg; caroten 0,3mg; vitamin B1 0,03mg; vitamin C
5,0mg; nước 95%.( Tạ Thu cúc cộng sự, 2000)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

16

Trước ñây dưa chuột ñược dùng như loại quả tươi ñể giải khát là chủ
yếu. Khi thị trường trong nước và thế giới mở rộng, nhu cầu của người tiêu
dùng ngày càng phong phú thì việc ña dạng hóa cách sử dụng là tất yếu.
Ngày nay dưa chuột ñược sử dụng rộng rãi trong bữa ăn thường nhật dưới

dạng quả tươi, sào, trộn salat, cắt lát, muối chua, ñóng hộp…( Tạ Thu cúc
cộng sự, 2000)
2.3.2 Giá trị kinh tế
Dưa chuột là loại cây rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, năng
suất cao. Trong vụ thu ñông có thời gian chiếm ñất 70-85 ngày, mỗi ha có thể
thu ñược 15-20 tấn quả xanh, trong vụ hè thu khả năng cho năng suất con cao
hơn. Vì vậy trong những năm gần ñây, dưa chuột là loại cây trồng ñã ñược
một số ñịa phương mạnh dạn ñưa vào sản xuất và ñạt hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra dưa chuột còn là nguyên liệu cho ngành chế biến và là mặt hàng xuất
khẩu thu ngoại tệ lớn.
Về mặt Y học, dưa chuột có hàm lượng nước cao, vị ngọt và có tính
lạnh nên có công dụng giải khát mà không thể phủ nhận ñược. Ngoài ra , do
ñặc ñiểm nhiều nguyên tố khoáng nên dưa chuột kích thích sự lưu thông nước
trong cơ thể, có tác dụng lợi tiểu và tái tạo khoáng.
Theo FAO thống kê thì diện tích, sản lượng và năng suất của dưa chuột
trên thế giới liên tục tăng. Năm 2005 ñạt diện tích 2,586 triệu ha, sản lượng
68,2 triệu tấn và năng suất trung bình ñạt 21,7 tấn/ ha.
Châu Á là khu vực sản xuất dưa chuột chủ yếu của thế giới chiếm sản
lượng 76 – 78%.
Những nước có sản lượng dưa chuột lớn trong năm 2003 gồm: Trung
Quốc (24.345.098 tấn), Thổ Nhĩ Kỳ (1.879.000 tấn), Mỹ (1.055.763 tấn),
Nhật Bản (745.320 tấn) và Hà Lan (423.780 tấn)…
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

17

Một số nước có diện tích gieo trồng nhỏ nhưng do cải tiến công nghệ
và sử dụng giống mới nên ñạt năng suất rất cao như: Hà Lan ñạt 207,2 tấn/ha,
Nhật Bản là 107,37 tấn/ ha vào năm 2003.
Ở nước ta, năng suất dưa chuột cũng tăng dần trong quá trình áp dụng

những tiến bộ kỹ thuật. Giống dưa chuột Yên Mỹ (Hưng Yên) năng suất trung
bình ñạt từ 15 – 20 tấn/ha, giống dưa chuột bao tử F1 Hà Lan MTXTE ñạt 10
– 15 tấn/ha. Giống dưa chuột Nhật trồng tại vùng Gia Lộc (Hải Dương) ñạt 50
– 60 tấn/ha. (Tạ Thu cúc và cộng sự, 2000)
2.4 Tình hình phát triển dưa chuột trên thế giới và Việt Nam
2.4.1 Trên thế giới
• Tình hình sản xuất
Theo số liệu thống kê từ FAO, năm 2010 diện tích trồng dưa chuột trên
thế giới khoảng 2.583,3 ha, năng xuất ñạt 17,27 tấn/ha, sản lượng ñạt
44160,94 nghìn tấn. Số liệu từ bảng thống kê cho thấy trung quốc là nước có
diện tích trồng dưa chuột lớn nhất với 1.653,8 ha chiếm 64,02% so với thế
giới. Về sản lượng trung quốc vẫn là nước dẫn ñầu với 28062 nghìn tấn,
chiếm 62,09% tổng sản lượng dưa chuột của thế giới. Sau Trung Quốc là
Nhật Bản với sản lượng 634 nghìn tấn chiếm 1,42% của thế giới. Như vậy chỉ
riêng 2 nước trung quốc và nhật bản chiếm 64,32% tổng sản lượng của toàn
thế giới
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

18

Bảng 2.1: Tình sản xuất dưa chuột của một số nước trên thế giới qua các
năm 2009-2010
Nguồn FAO. Org
Nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng dưa chuột của các nước trên
thế giới ñều tăng qua các năm. Do nhu cầu về rau xanh nói chung và dưa
chuột nói riêng của người tiêu dùng ngày càng tăng cao khi lương thực và các
Diện tích
(nghìn/ha)
Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)
Quốc gia
2009 2010 2009 2010 2009 2010
Thế giới
2524,11 2583,3

17,46 17,27 44065,8 44610,9

Trung Quốc
1603,6 1653,8

17,06 16,97 27357 28062
Nhật Bản
13,1 13 47,96 48,77 628,3 634
Indonexia
58,65 59 10,21 10,17 598,89 600
Mexixo
17,73 18 27,98 27,78 496,03 500
Thái lan
28 28 7,93 7,93 222 222
Canada
2,55 2,48 85,06 88,82 216,56 220
Cuba
17,55 18 8,87 8,78 155,67 158
Israel
1,75 1,75 76,27 80,57 133,47 141
Pháp
0,7 0,75 182,72 182,67 128,63 137
Ấn ðộ

18 18 6,67 6,67 120 120
Hunggary
1,17 1,2 60,51 59,08 70,86 70,9
Italya
2,31 2,2 30,87 31,82 71,36 70
Malaysia
2 2 22,5 22,5 45 45
Banglades
6,48 5,9 4,32 4,32 28 25,5
Australia
1 1 13 14 13 14
Phillipines
1,6 1,62 6,06 6,17 9,72 10
Pakistan
1,11 1,1 5,85 5,91 6,49 6,5

×