Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tìm hiểu về phụ cấp thâm niên cho giáo viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.6 KB, 4 trang )

Tìm hiểu về phụ cấp thâm niên cho giáo viên
Tháng Ba 27, 2011 bởi nguyenxuyen
NX: Vừa qua, chúng tôi có nhận một số email của bạn đọc liên quan đến phụ cấp thâm
niên đối với giáo viên. Những thư yêu cầu nói rõ về phụ cấp này.
Thực ra những công bố của các cơ quan chức năng về phụ cấp thâm niên cho giáo viên đã
được đưa ra từ tháng 11 năm 2010 cũng như thời gian trước đó. Nhưng để đáp ứng yêu cầu
của một số bạn đọc, sau đây chúng tôi xin nêu lại một số thông tin liên quan đến vấn đề bạn
đọc quan tâm.
* *
Khôi phục phụ cấp thâm niên cho giáo viên
TP – Theo kế hoạch, trong tuần này Bộ GD&ĐT hoàn tất hồ sơ trình Chính phủ dự thảo nghị
định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
Thầy và trò trường Việt Đức Hà Nội. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong, ông Trần Kim Tự – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ,
Bộ GD&ĐT cho biết:Trước đây từng có chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo (từ tháng 9
– 1988). Việc thực hiện chính sách ưu đãi này đã góp phần chấm dứt tình trạng giáo viên bỏ
nghề hàng loạt vào cuối thập kỷ 80.
Tuy nhiên, chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo bắt đầu ngừng thực hiện từ năm 1993.
Trong giai đoạn 1995 đến 2010, nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi, nhưng không phải tất cả
những ai phục vụ trong ngành được hưởng phụ cấp này mà chỉ có giáo viên đứng lớp. Trên
thực tế, thu nhập của nhà giáo vẫn ở hàng thấp trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Nhà giáo vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt khi về hưu, vì phụ cấp ưu đãi
không dùng để đóng, tính hưởng bảo hiểm xã hội.
Việc khôi phục phụ cấp thâm niên cho nhà giáo được đặt ra từ bao giờ và khi nào sẽ thực
hiện, thưa ông?
Trong quá trình soạn thảo đề án đổi mới cơ chế tài chính GD&ĐT, tiếp thu nhiều ý kiến đóng
góp của giáo viên, cán bộ quản lý trong toàn ngành, ban soạn thảo đã đưa nội dung thực hiện
chế độ phụ cấp thâm niên vào dự thảo đề án. Chính phủ đã trình Quốc hội đề án này và được
Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 35 ngày 19 – 6 – 2009. Sau đó, Quốc hội tiếp tục thông qua
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, với quy định: Nhà giáo được hưởng tiền
lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của


Chính phủ.
Bộ GD&ĐT chủ trì cùng phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Nghị định về
phụ cấp thâm niên dành cho nhà giáo. Chúng tôi đang khẩn trương hoàn tất hồ sơ để hết tuần
này có thể trình Chính phủ dự thảo Nghị định. Theo đó, chế độ phụ cấp thâm niên được tính
hưởng kể từ ngày 1 – 1 – 2011.
Theo ông, chế độ phụ cấp thâm niên có ý nghĩa như thế nào với việc phát triển đội ngũ nhà
giáo trong hệ thống giáo dục quốc dân?
Nếu chế độ phụ cấp thâm niên được thực hiện thì chủ trương của Đảng coi giáo dục là quốc
sách hàng đầu được hiện thực hoá. Nhà giáo là lực lượng lao động và làm nên chất lượng giáo
dục, họ rất cần được quan tâm. Một trong những biểu hiện của sự quan tâm đó là làm sao đảm
bảo chính sách để nhà giáo yên tâm tu dưỡng nghề nghiệp, thu hút người giỏi vào làm việc
trong ngành, đồng thời cũng giữ nhà giáo ở lại trong ngành để phụng sự sự nghiệp trồng
người.
Ngoài phụ cấp thâm niên sắp được thực hiện, hiện nay các nhà giáo còn được hưởng những
chế độ ưu đãi gì, thưa ông?
Từ năm 1995 đến nay, tuỳ theo công việc và cấp học, nhà giáo được hưởng từ 25% đến 70%
phụ cấp ưu đãi. Ngoài ra, nhà giáo đang công tác ở vùng đặc biệt khó khăn còn được hưởng
thêm phụ cấp thu hút tối đa là 5 năm với mức là 70% và một số chế độ trợ cấp và chế độ khác
như: trợ cấp ban đầu, trợ cấp chuyển vùng; trợ cấp mua vận chuyển nước ngọt, nước sạch; trợ
cấp học và dạy tiếng dân tộc; trợ cấp tham quan học tập trong nước và các chế độ khác.
Cảm ơn ông.
Theo dự thảo Nghị định về phụ cấp thâm niên dành cho nhà giáo, một trong những phương án
được Bộ GD&ĐT trình Chính phủ, quy định như sau:Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm
niên gồm giáo viên đang giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập; cán bộ giáo dục
tại các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ và làm công tác quản lý, tham mưu, chỉ đạo về giáo
dục, dạy nghề (kể cả làm chuyên trách công đoàn giáo dục) ở cơ quan trung ương và địa
phương; nhà giáo đã nghỉ hưu sau ngày 31- 12 – 1993.Điều kiện tính hưởng: Có thời gian làm
nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập đủ 5 năm (60 tháng, không
phân biệt liên tục hay gián đoạn) trở lên.Mức phụ cấp: Người trong diện được hưởng và đủ
điều kiện hưởng, mức phụ cấp thâm niên là 5% mức lương hiện hưởng; từ năm thứ 6 trở đi (đủ

12 tháng) mỗi năm được tính thêm 1%. Như vậy, với một giáo viên có 40 năm công tác, mức
phụ cấp thâm niên có thể lên đến 40%.Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hằng
tháng và đặc biệt được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (ưu điểm này
ảnh hưởng tích cực tới đời sống của nhà giáo khi về hưu mà các chế độ ưu đãi hiện hành không
có).
Quý Hiên (thực hiện)

(tienphong.vn/19.11.2010)
Sẽ có chính sách mới về thâm niên cho giáo viên
VH- Chính phủ vừa thông báo Dự thảo lần 2 Nghị định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với
nhà giáo. Theo đó, nhà giáo có thời gian làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở
giáo dục công lập đủ 5 năm trở lên được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Theo Dự thảo Nghị định, đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên là các nhà giáo
đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở nhà trường và các cơ sở giáo dục công lập khác đã
được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14.1.2004 của Chính phủ
về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Nhà giáo làm
công tác quản lý giáo dục tại phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ ở các cơ sở giáo dục công lập
và làm công tác quản lý, tham mưu, chỉ đạo về giáo dục, dạy nghề ở cơ quan Trung ương và
địa phương. Nhà giáo đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu sau ngày 31.3.1993.
Thời gian không tính hưởng là thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần
đầu; Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên; Thời gian nghỉ
ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; Thời gian
bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố,
xét xử.
Mức phụ cấp thâm niên được tính hưởng bằng 5%, từ năm thứ sáu trở đi (đủ 12 tháng) mỗi
năm được tính thêm 1%.
Những nhà giáo đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu sau ngày 31.3.1993 được tính hưởng phụ
cấp thâm niên theo mức phụ cấp thâm niên của cá nhân tại thời điểm ngày 31.3.1993.
Nguồn kinh phí cho phụ cấp thâm niên này được chi từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị và
nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.

Đối với cơ quan hành chính và cơ quan bảo hiểm xã hội: Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ
cấp thâm niên do ngân sách nhà nước cấp.
Chế độ phụ cấp thâm niên quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 1.1.2010.
P.N.G
(baovanhoa.vn/16.08.2010)
—————————————
Bộ GD&ĐT trả lời về chế độ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo
Bộ GD&ĐT trả lời chất vấn của đồng chí Nguyễn Thị Hoa, Đại biểu Quốc hội thành phố Hà
Nội về chế độ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo
Nội dung chất vấn:
Trong dự thảo Nghị định lần 2 về chế độ phụ cấp thâm niên đối với giáo viên, trong đó có quy
định trả thâm niên cho giáo viên nghỉ sau ngày 31/3/1993. Như vậy, những giáo viên đã nghỉ
hưu trước ngày 31/3/1993 (khi nghỉ hưu có nhiều hơn hoặc bằng 30 năm công tác) thì sẽ
không được hưởng chế độ thâm niên.
Tôi xin hỏi Bộ trưởng:
1. Những giáo viên đã nghỉ hưu trước ngày 31/3/1993 có được hưởng chế độ thâm niên hoặc
chính sách khác tương đương không? Nếu có được hưởng thì thể hiện ở văn bản nào?

2. Nếu không được hưởng thì tại sao? (trích ý kiến của rất nhiều giáo viên già ở huyện Phúc
Thọ – Hà Nội).
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:
Theo Quyết định số 309 – CT ngày 09/12/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ
tướng Chính phủ) về phụ cấp thâm niên cho giáo viên và cán bộ giảng dạy có hiệu lực từ ngày
01 tháng 9 năm 1988 và hết hiệu lực ngày 31/3/1993 thì các nhà giáo và cán bộ giảng dạy nghỉ
hưu trong giai đoạn này (01/9/1988 đến 31/3/1993) được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong
lương hưu còn các nhà giáo và cán bộ giảng dạy đã nghỉ hưu trước ngày 01/9/1988 không
được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong lương hưu; vấn đề này đã để lại nhiều tâm tư và có
rất nhiều kiến nghị đối với Chính phủ.
Ngày 23/5/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 27/CP và căn cứ Nghị định này, ngày
02/6/1993, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 14/LĐTBXH-TT

hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ hoạt động cách mạng trước năm
1945; điều chỉnh mức lương để tính lại lương hưu của một số trường hợp nghỉ hưu trước tháng
9 năm 1988 và phụ cấp thâm niên giáo dục đối với giáo viên, cán bộ giảng dạy đã nghỉ hưu.
Theo các quy định trên đây, các giáo viên, cán bộ giảng dạy thuộc ngành giáo dục, đào tạo đã
nghỉ hưu, mất sức lao động trước tháng 9/1988, các giáo viên, cán bộ giảng dạy thuộc hệ thống
trường Đảng, đoàn thể, trường quản lý Nhà nước đã nghỉ hưu, mất sức lao động trước tháng
9/1991 được cộng mức phụ cấp thâm niên (quy định tại thông tư số 05/LĐ – TBXH ngày
08/3/1989 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) với lương hưu khi nghỉ hưu, nghỉ việc vì
mất sức lao động để tính lại lương hưu và trợ cấp, tính lại trợ cấp trượt giá, tiền đi lại (nếu có),
tiền học để tiến hành điều chỉnh mức lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động (các văn bản
này đều ban hành và có hiệu lực sau khi Quyết định số 309- CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng về chế độ phụ cấp thâm niên đối với giáo viên và cán bộ giảng dạy hết hiệu lực).
Như vậy, các giáo viên nghỉ hưu trước ngày 31/3/1993 đã được tính phụ cấp thâm niên trong
lương hưu theo quy định tại Quyết định số 309 – CT ngày 09/12/1988 của Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng và Nghị định số 27/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.
>>> Khôi phục phụ cấp thâm niên cho giáo viên
Việt Báo (Theo GD&TĐ)
(vietbao.vn/06.12.2010)

×