Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần hanfimex việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.87 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình học tập tại Đại học Ngoại thương, tôi đã trang bị cho mình
những kiến thức về Tài chính, Ngân hàng như về tài chính doanh nghiệp, báo cáo tài
chính, đầu tư chứng khoán…… nhưng thực sự tôi luôn phân vân không biết rằng liệu
những kiến thức mình học được sẽ vận dụng vào thực tế như thế nào.
Quãng thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Hanfimex Việt Nam vừa qua đã
cho tôi cái nhìn thực tế,trực quan hơn về một Công ty hoạt động ra sao, môi trường
làm việc công sở như thế nào, các hoạt động tài chính diễn ra như thế nào.Với một
sinh viên năm 3 sang năm 4 như tôi, được tiếp xúc với môi trường, phong cách, công
việc tại một Công ty, điều đó rất quan trọng giúp tôi trang bị thêm những kiến thức, kỹ
năng mà mình còn thiếu sót chuẩn bị cho quá trình làm việc trong tương lai.
Trong khoảng thời gian thực tập tại Công ty, tôi rất may mắn được các anh chị
giúp đỡ nhiệt tình để có thể hoàn thành bài Báo cáo thực tập giữa khóa của mình:
Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Hanfimex Việt Nam.
Tuy nhiên, bài viết của tôi còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ và
nhận xét của Cô giáo.
1
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 3
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HANFIMEX
VIỆT NAM
5
1. Giới thiệu chung 5
2. Nhiệm vụ, tầm nhìn, sứ mệnh 5
2.1. Nhiệm vụ 5
2.2. Tầm nhìn 6
2.3. Sứ mệnh 7
3. Mặt hàng kinh doanh chính trong 3 năm 2012-2014 7
II. MÔ TẢ VỊ TRÍ, CÔNG VIỆC THỰC TẬP 8
III. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY


GIAI ĐOẠN 2012-2014 VÀ SO SÁNH VỚI CÔNG TY CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG AGM
8
1. Hệ số về khả năng thanh toán 9
2. Hệ số về khả năng hoạt động 10
3. Hệ số về đòn bẩy 11
4. Hệ số về khả năng sinh lãi 12
5. Phân tích Dupont 14
IV. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA ĐỀ XUẤT 15
1. Ưu điểm, tiềm năng 15
2. Khuyết điểm, thách thức 16
3. Đề xuất 17
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
2
I. TỔNG QUAN VÊ CÔNG TY CỔ PHẦN HANFIMEX
VIỆT NAM
1. Giới thiệu chung về Công ty
Công ty Cổ phần Hanfimex Việt Nam:
• Mã số thuế: 0106236622
• Địa chỉ: Tầng 4 tòa nhà CC2A Bắc Linh Đàm, Phường Đại Kim,
Quận Hoàng Mai, Hà Nội
• Tên giao dịch: HANFIMEX ., CORP
• Giấy phép kinh doanh: 0106236622 - ngày cấp: 22/07/2012
• Ngày hoạt động: 22/7/2012
• Điện thoại: 0436414793 Fax: +84 (04) 35402611
• Giám đốc: TRẦN LỆ QUYÊN
• Website: />2. Nhiệm vụ, tầm nhìn, sứ mệnh
2.1. Nhiệm vụ
• Tuyển dụng: “ Chúng tôi rất thành công việc giữ lại các nhân tài của chúng tôi,

cung cấp các kinh nghiệm và cơ hội đa dạng cho họ và thăng tiến trong sự
nghiệp”, “tại Hanfimex, chúng tôi liên tục tuyển dụng, phát triển và giữ lại cả
các lãnh đạo và đội ngũ lao động chất lượng cao đầy sáng tạo cũng như môi
trường làm việc rộng mở” ( theo Trần Mai Hương, giám đốc bộ phận Nhân sự)
• Giá trị chung:” Tại Hanfimex, chúng tôi đấu tranh và giành được sức mạnh tài
sản vô hình của chúng tôi. Mỗi cá nhân đều là các tài sản vô hình quý báu của
chúng tôi. Chúng tôi hấp dẫn các lãnh đạo, những người đã phát triển và đạt
được các khả năng về tầm nhìn, niềm đam mê, sự sáng tạo, chủ nghĩa doanh
nghiệp, cam kết và tập trung đưa chúng ta trở thành Công ty đứng đầu thế giới
trong việc cung cấp chuỗi sản phẩm nông nghiệp.” “ Tại Hanfimex, chúng tôi
là những người xây dựng, chúng tôi xây dựng doanh nghiệp, chúng tôi xây
dựng khả năng và chúng tôi xây dựng những người đứng đầu. Chúng tôi thuê
những con người xuất chúng và cung cấp cho họ các khả năng và sự nghiệp của
họ qua việc kinh doanh, khu vực địa lý và chức năng đa dạng.” ( Theo Phùng
Sâm, Ban giám đốc).
3
• Văn hóa doanh nghiệp: “ Tại cơ quan, chúng tôi theo đuổi mục tiêu chung tối
đa hóa lợi ích của khách hàng. Tuy nhiên, sau giờ làm Hanfimex theo đuổi
niềm vui của mỗi cá nhân như chơi tennis, đi bộ… vì chúng tôi biết rằng khi
con người của chúng tôi được thoải mái thì họ sẽ làm việc tốt nhất.” ( Theo
Steve, trưởng phòng Marketing)
2.2. Tầm nhìn
Theo Phùng Sâm, Ban Giám đốc, tầm nhìn của Hanfimex chính là việc tạo ra một
con đường tương lai cho mỗi người cần ưu tiên để tiếp đạt được tăng trưởng ổn định
và nhanh chóng:
• Con người: tạo ra môi trường làm việc tốt nhất, công ty cũng như gia đình.
• Đối tác: duy trì mạng lưới khác hàng và nhà cung cấp lâu dài, cùng nhau tạo nên
giá trị vững bền.
• Lợi nhuận: tối đa hóa lợi nhuận dài hạn với cả khách hàng và chủ sở hữu.
• Đầu tư: lên các kế hoạch hiệu quả và dài hạn bằng sự nhạy bén và quyết đoán,

bắt kịp xu thế tương lai.
2.3. Sứ mệnh
• Đạt chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 và HACCP (Hazard Analysis and Critical
Control Points, được dịch ra tiếng Việt là Phân tích mối nguy và điểm kiểm
soát tới hạn, là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống
quản lý an toàn thực phẩm.)
• 1.2 triệu người nông dân trong chuỗi cung ứng
• 80% người nông dân của chúng tôi dùng Internet để cập nhật phương pháp
canh tác hiện đại.
• 30+ sản phẩm lâu dài
• 100,000 người phụ nữ được trao quyền kinh tế
3. Mặt hàng kinh doanh chính trong 3 năm 2012-2014
• Hồ tiêu
• Hạt điều
• Dừa sấy khô
• Cà phê Robusta
• Bột quế
4
• Bột năng
• Ớt
• Gừng, tỏi hành
• Bột nghệ
• Đại hồi
• Gạo trắng
• Chè
II. MÔ TẢ VỊ TRÍ, CÔNG VIỆC THỰC TẬP
Trong thời gian từ 1/7/2015 đến 7/8/2015, tôi đã thực tập tại Phòng Tài chính Kế toán
của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hanfimex cụ thể như sau:
• Ngày 1/7/2014, tôi được nhận vào Phòng Tài chính Kế toán của Công ty Cổ
phần xuất nhập khẩu Hanfimex. Tuần đầu tiên tôi làm quen với nhân viên trong

Phòng Tài chính Kế toán, tiếp cận môi trường làm việc công sở, kỷ luật và quy
định của công ty và bước đầu quan sát công việc hằng ngày của Phòng.
• Các tuần tiếp theo, tôi được tiếp cận sâu hơn tới các công việc hằng ngày. Tôi
hỗ trợ anh chị trong việc mang tài liệu qua các phòng ban, in tài liệu, làm quen
với các nghiệp vụ kế toán như viết phiếu thu, chi, phần mềm kế toán … do anh
chị nhân viên quan sát và kiểm tra.
• Sau nhiều tuần quan sát và được làm quen với công việc trong phòng, tuần cuối
tôi xin được một vài tài liệu về công ty, bảng cân đối kế toán, kết quả kinh
doanh của công ty để có thể lên đề cương và bắt đầu viết báo cáo thực tập của
mình.
• Ngày 7/8/2015, tôi kết thúc thời gian thực tập tại Hanfimex bằng việc xin giấy
xác nhận thực tập đồng thời sử dụng tài liệu để hoàn thành báo cáo thực tập
giữa khóa.
III. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2012-2014 VÀ SO SÁNH VỚI CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG AGM
5
Lý do chọn công ty Cổ phần xuất nhập khẩu An Giang mã chứng khoán AGM:
 AGM là một trong số những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu hàng nông sản.
 AGM có quy mô lớn, kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây tuy giảm dần
nhưng vẫn là con số đáng mơ ước chủ yếu do giá mặt hàng xuất khẩu chính là
gạo cao hơn giá gạo của Thái Lan nên doanh thu bị giảm.
 Là một công ty mới thành lập nên quy mô AGM là mục tiêu Hanfimex
muốn hướng tới trong tương lai nên việc so sánh tưởng chừng khập khiễng
nhưng có thể tìm ra các yếu tố nào mà Hanfimex có thể học hỏi.
hệ số thanh toán Hanfimex AGM
2012 2013 2014 2012 2013 2014
hệ số thanh toán
tài sản lưu

động/nợ ngắn hạn

1,50

1,40

1,16 1,07 1,1 1,14
hệ số thanh toán
nhanh
tài sản quay vòng
nhanh/nợ ngắn
hạn

1,50

1,40

1,16 0,8 0,8 0,25
khả năng thanh
toán bằng tiền
mặt
tiền mặt/nợ ngắn
hạn

0,24

0,06

0,17 0,76 0,7 0,16
khả năng thanh

toán lãi vay EBIT/lãi tiền vay

5,92

6,25

8,79 2.7 2.41 1.22
1. Hệ số về khả năng thanh toán
So với AGM thì Hanfimex:
 Hệ số thanh toán nhanh của Hanfimex cao hơn so với AGM và nó bằng với hệ
số thanh toán của chính Hanfimex, điều này cũng dễ dàng hiểu được vì trong
bảng cân đối tài sản của Hanfimex hàng tồn kho chiếm 1 phần nhỏ năm 2012
( 1,5 tỷ ) còn 2 năm sau thì bằng 0.
 Khả năng thanh toán bằng tiền mặt của Hanfimex 2012 và 2013 thấp hơn hẳn
so với AGM nhưng 2014 thì 2 công ty gần bằng nhau.
6
 Khả năng thanh toán lãi vay của Hanfimex cao hơn rất nhiều so với của AGM
đặc biệt năm 2014, Hanfimex (8,79) hơn gần 8 lần so với AGM (1,22). Điều
này do Hanfimex vay ngắn hạn, chưa có khoản vay dài hạn nào nên làm cho
chi phí lãi khá thấp.
2. Hệ số về khả năng hoạt động ,
khả năng hoạt
động Hanfimex AGM
2012 2013 2014 2012 2013 2014
hiệu suất sử
dụng tổng tài
sản
doanh thu/tổng
tài sản bình quân
2

,78

11,10

3,26 2 2 2
hiệu suất sử
dụng tài sản cố
đinh
doanh thu/tài sản
cố định

-
2
27,31
2
51,15
19.7
6
12.9
9 13.44
vòng quay
hàng tồn kho
(ngày)
giá vốn hàng
bán/hàng tồn
kho bình quân
29.046,
30

- 10 8 6

kỳ thu tiền
bình quân
(ngày)
các khoản phải
thu bình
quân*365/doanh
thu
92
,13

28,47

92,41 42 46 41
So với AGM thì Hanfimex:
 Hiệu suất sử dụng tài sản của Hanfimex cao hơn nhưng biến động hơn còn của
AGM thì rất ổn định (2). Năm 2013, hiệu suất sử dụng tài sản của Hanfimex rất
cao (11,1) điều này có thể giải thích bởi 2012 doanh thu Hanfimex chưa cao
(45 tỷ), tổng tài sản còn thấp (16,2 tỷ), 2013 doanh thu của Hanfimex (395 tỷ)
cao hơn rất nhiều so với 2012 trong khi tổng tài sản tăng lên gấp 2 (33 tỷ), còn
2014 doanh thu Hanfimex cao (413 tỷ) trong khi tổng tài sản tăng bất ngờ
(126,6 tỷ) do phần phải thu khách hàng chiếm phần lớn (94 tỷ).
7
 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Hanfimex cao hơn rất nhiều lần so với
AGM do 2012 hầu như không có tài sản cố định còn 2013, 2014 tài sản cố định
có hình thành nhưng giá trị không cao (lần lượt 1,7 và 1,6 tỷ). Trong khi đó
hiệu suât sử dụng tài sản cô đinh của AGM giảm dần nhưng ổn định hơn.
 Vòng quay hàng tồn kho của Hanfimex biến động khá nhiều. Năm 2012 khi có
hàng tồn kho (1,5 tỷ) thì 2013, 2014 hầu như không có hàng tồn kho. Điều này
do Hanfimex giao dịch dựa trên việc khách hàng đặt hàng trước và Hanfimex
sẽ gửi hàng luôn, thời gian lưu kho ngắn và hàng hóa được chuyển đi ngay.

 Kỳ thu tiền bình quân của Hanfimex 2012 (92.13) và 2014 (92.41) cao gần 2
lần so với của AGM (lần lượt 42 và 41) trong khi 2013 (28.47) lại thấp hơn 1.5
lần so với AGM (46).
3. Hệ số về đòn bẩy
cơ cấu vốn Hanfimex AGM
2012 2013 2014 2012 2013 2014
hệ số nợ trên tổng
tài sản (lần) nợ/tổng tài sản

0,66

0,68

0,85 0,69 0,64 0,53
hệ số nợ trên vốn
chủ sở hữu (lần)
nợ/vốn chủ sở
hữu

1,97

5,04

22,32 2,24 1,79 1,12

So với AGM, Hanfimex:
 Hệ số nợ trên tổng tài sản của Hanfimex tăng dần (2012 là 0,66 còn 2014 là
0,85) trong khi đó của AGM giảm dần ( 2012 là 0,69 còn 2014 là 0,53).
 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Hanfimex 2014 (22,32) cao hơn rất nhiều so
với 2013 (5,04) và 2012 (1,97) do 2014 Hanfimex mạnh dạn vay ngắn hạn 107

tỷ. Còn AGM thì ổn định hơn và có xu hướng đi xuống (2,24 xuống 1,12).
4. Hệ số về khả năng sinh lợi
khả năng
sinh lãi Hanfimex AGM
8
2012 2013 2014 2012 2013 2014
hệ số lợi
nhuận hoạt
động EBIT/doanh thu 1,48% 1,51% 1,97% 2,74%
2,30
%
0,35
%
tỷ suất lợi
nhuận gộp
lợi nhuận
gộp/doanh thu 4,27% 3,52% 3,82% 7,25%
5,43
%
5,97
%
hệ số lợi
nhuận ròng
biên
lợi nhuận sau
thuế/doanh thu 1,48% 1,50% 1,95% 2,31%
1,81
%
0,29
%

hệ số lợi
nhuận trên
tổng tài sản
ROA
lợi nhuận sau
thuế/tổng tài sản
bình quân 4,10%
16,61
% 6,36% 4,91%
2,92
%
0,59
%
hệ số lợi
nhuận trên
vốn chủ sở
hữu ROE
lợi nhuận sau
thuế/vốn chủ sở
hữu
12,19
%
51,96
%
41,25
%
14,38
%
8,80
%

1,46
%
So với AGM, Hanfimex:
 Hệ số lợi nhuận hoạt động biên của Hanfimex tăng dần từ 1,48% năm 2012 lên
1,97% năm 2014, trong khi đó của AGM cao hơn Hanfimex năm 2012 (2,74%)
và 2013 (2,3%) tuy nhiên lại giảm mạnh năm 2014 (0,35%).
 Tỷ suất lợi nhuận gộp của Hanfimex giảm từ 4,27 % năm 2012 xuống 3,52%
năm 2013 và tăng nhẹ lên 3,82% năm 2014, trong khi đó của AGM cao hơn
của Hanfimex và cũng giảm từ năm 2012 đến năm 2013 và tăng nhẹ năm
2014.
 Hệ số lợi nhuận ròng biên của Hanfimex và AGM biến động tương tự như hệ
số lợi nhuận hoạt động. Với Hanfimex thì 2 hệ số trên gần bằng nhau do lãi vay
và thuế chiếm phần nhỏ so với doanh thu còn AGM biến động hơn 1 chút do
lãi vay và thuế chiếm tỷ trọng lớn hơn so với doanh thu.
 Hệ số lợi nhuận trên tài sản ROA của Hanfimex tăng từ 4,1% năm 2012 lên
16,61% năm 2013 và giảm xuống 6,36% năm 2014, điều này do năm 2013
9
Hanfimex tài sản tăng không nhiều bằng doanh thu so với 2012, khoản phải thu
khách hàng chưa biến động nhiều, năm 2014 khi lợi nhuận sau thuế tăng hơn 1
chút so với năm 2013 nhưng tài sản cũng tăng do khoản phải thu khách hàng
tăng cao. Còn AGM thì ROA giảm dần từ 4,91% năm 2012 xuống 0,59% năm
2014 do lợi nhuận giảm. Năm 2012, ROA của Hanfimex thấp hơn 1 chút so với
của AGM nhưng năm 2013 và 2014 thì cao hơn rất nhiều, đăc biệt năm 2013
16,61% với 2,92%.
 Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE của Hanfimex tăng từ 12,19% năm
2012 lên 51,96% năm 2013 và giảm xuống 41,25% năm 2014, điều này do vốn
đầu tư của vốn chủ sở hữu cố định ở mức 4,8 tỷ và lợi nhuận chưa phân phối
tăng dần từ 666 triệu lên 14 tỷ qua 3 năm. ROE của AGM lại giảm dần từ
14,38% năm 2012 xuống 1,46% năm 2014. ROE của Hanfimex cao hơn rất
nhiều so với của AGM, đặc biệt năm 2014 41,25% so với 1,46%. Phần phân

tích Dupont sẽ chỉ rõ hơn lý do tại sao ROE lại có sự khác biệt như vậy giữa
Hanfimex và AGM.
5. Phân tích Dupont
ROE =
= x x
= hệ số lợi nhuận ròng biên x hiệu suất sử dụng tài sản x đòn bẩy
tài chính
** đòn bẩy tài chính = = x
10
Phân tích Dupont
Hanfimex AGM
2012 2013 2014 2012 2013 2014
hệ số lợi
nhuận
ròng biên
lợi nhuận sau
thuế/doanh
thu
1,48% 1,50% 1,95% 2,31%
1,81
%
0,29
%
hiệu suất
sử dụng
tổng tài
sản
doanh
thu/tổng tài
sản bình quân

2,78 11,10 3,26 2,00 2,00 2,00
đòn bẩy tài
chính
tổng tài
sản/vốn chủ
sở hữu
2,97 3,13 6,48 3,25 2,80 2,11
hệ số lợi
nhuận
trên vốn
chủ sở
hữu ROE
lợi nhuận
sau thuế/vốn
chủ sở hữu
12,19
%
51,96
%
41,25
%
14,38
%
8,80
%
1,46
%
Nhận xét:
 ROE của Hanfimex tăng qua 3 năm do cả 3 yếu tố hệ số lợi nhuận ròng biên,
hiệu suất sử dụng tài sản và đòn bẩy tài chính còn ROE của AGM giảm do hệ

số lợi nhuận ròng biên và đòn bẩy tài chính.
 Sự biến động ROE Hanfimex do sự biến động của hiệu suất sử dụng tài sản,
tăng ở năm 2013 so với năm 2012 và giảm ở năm 2014. Trong khi đó hiệu suất
sử dụng tài sản của AGM không ảnh hưởng gì tới ROE.
 ROE của Hanfimex tăng gần 3 lần qua 3 năm chủ yếu do đòn bẩy tài chính
tăng 3 lần còn hệ số lợi nhuận ròng biên và hiệu suất sử dụng tài sản có tăng
nhưng chưa nhiều. Trong khi đó sự giảm ROE gần 10 lần của AGM lại do hệ
11
số lợi nhuận ròng biên qua 3 năm giảm gần 8 lần còn đòn bẩy tài chính giảm
1,5 lần.
IV. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA ĐỀ XUẤT
1. Ưu điểm, tiềm năng
Với Hanfimex: sức khỏe tài chính công ty khá tốt
• Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mặt hàng chính là nông sản
tăng trưởng tốt trong khi một công ty cùng ngành là AGM lại có doanh thu và
tăng trưởng giảm 3 năm qua.
• Nợ mới chỉ có nợ ngắn hạn, chưa có nợ dài hạn, áp lực trả chi phí vay thấp, khả
năng thanh toán nợ vay cao.
• Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính của mình rất tốt, hiệu quả sử dụng vốn cao.
• Quy mô công ty còn nhỏ nên trước những biến đổi của môi trường kinh tế có
thể dễ dàng, linh hoạt ứng phó hơn.
Với thị trường vĩ mô: khá rộng mở khi hàng loạt các hiệp định thương mại tự do song
phương và đa phương nhằm giảm, dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thế quan giữa các
bên, tạo hành lang kinh doanh thông thoáng.
• Đã ký kết gồm có
- ASEAN – AEC
- ASEAN - Ấn Độ: Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Ấn Độ (AIFTA)
- ASEAN - Australia/Newzealand: Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Úc-
Niu Dilân (AANZFTA)
- ASEAN - Hàn Quốc: Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc

(AKFTA)
- ASEAN - Nhật Bản: Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật
Bản (AJCEP)
- ASEAN - Trung Quốc: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Trung Quốc
(ACFTA)
- Việt Nam - Nhật Bản: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật
Bản (EPA)
- Việt Nam – Chile: Hiệp định thương mại tự do VN-Chile giai đoạn 2014-
2016
- Việt Nam – Lào: Hiệp định Thương mại Việt - Lào
12
- Việt Nam - Hàn Quốc: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc
(VKFTA)
- Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu: Hiệp định Thương mại Tự do Việt
Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EEU)
• Đang đàm phán:
- RCEP (ASEAN 6+): Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)
- TPP : Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
- FTA VN-EU: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU
- VIệt Nam – EFTA: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và khối
EFTA
2. Khuyết điểm, thách thức
Với Hanfimex: công ty mới thành lập, đang ở giai đoạn khởi đầu trong vòng
đời kinh doanh.
• Doanh thu và lợi nhuận cao nhưng cần có sự tăng trưởng ổn định hơn.
• Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cao nhưng có biến động giữa các
năm.
• Công ty năm 2014 cho khách hàng nợ nhiều, bên cạnh việc duy trì mối quan hệ
với khách hàng nhưng cũng cần phải xem xét nếu có trường hợp nợ khó đòi, nợ
xấu xảy đến.

• Tài sản dài hạn và nợ dài hạn còn thấp nên chưa có sự đầu tư phát triển dài hạn.
• Cạnh tranh khốc liệt vì sự sinh tồn.
Với môi trường kinh tế vĩ mô: việc tham gia vào các hiệp định kinh tế vừa là thời
cơ, vừa là thách thức với công ty
• Yếu tố tỷ giá, khi mà đồng Đô la đang mạnh thì các đồng tiền khác như
Euro, Yên Nhật… đều xuống giá.
• Giá gạo, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty, cạnh tranh với giá gạo
thấp của Thái Lan và ý định mở kho 9 triệu tấn gạo của họ.
• Quá trình đàm phán Hiệp đinh Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP kết
thúc mà không đưa ra được thỏa thuận cuối cùng.
• Yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thưc phẩm của các khu vực, các
nước rất khắt khe.
3. Đề xuất
13
Sau khi tìm hiểu về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hanfimex và môi trường
kinh tế vĩ mô trong thời gian qua, dưới đây là một vài đề xuất của tôi với
Hanfimex:
 Giữ vững sức khỏe tài chính luôn ổn định và phát triển lành mạnh:
• Trong môi trường kinh doanh khốc liệt như hiện nay, Hanfimex cần có
những bước đi vững chắc và cẩn trọng, đồng thời xây dựng cho mình
một lộ trình phát triển cụ thể cũng như mục tiêu đề xuất thực tế nhất mỗi
năm.
• Giữ doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng thực lành mạnh, vững chắc.
• Để có thể phát triển dài hạn, công ty nên đầu tư hơn vào tài sản cổ định
bằng các khoản vay dài hạn.
• Cần xem xét hợp lý các khoản phải thu, tránh tối đa các trường hợp nợ
khó đòi.
 Đẩy mạnh hoạt động marketing bằng các phương tiện truyền thông truyền
thống như quảng cáo qua Tivi, đài, báo….và phương tiện truyền thông hiện đại
như báo điện tử, mạng xã hội….

 Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh: trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt
như hiện nay công ty nên tìm thêm cho mình các mặt hàng nông sản có tiềm
năng phát triển, giá cả ổn định hơn hoặc công ty có thể xuất khẩu thêm thủy
sản, lâm sản ……
 Linh hoạt, nhạy bén trước sự biến động và cạnh tranh cao của đối thủ, thị
trường trong và ngoài nước.
 Xây dựng đội ngũ nhân viên có năng lực, văn hóa công ty phát triển, lành
mạnh.
 Duy trì mối quan hệ uy tín, lâu dài với khách hàng hiện có, khách hàng tiềm
năng.
14
KẾT LUẬN
Qua phân tích các hệ số tài chính và so sánh với Công ty Cổ phần xuất nhập
khẩu An Giang AGM, Công ty Cổ phần Hanfimex có sức khỏe tài chính khá tốt nhất
là với một công ty mới thành lập và môi trường kinh doanh khốc liệt như hiện tại. Nếu
công ty phát triển tốt như hiện tại thì tương lai Hanfimex trở thành Công ty xuất nhập
khẩu hàng đầu Việt Nam hoàn toàn có thể xảy ra.
Thời gian thực tập tuy ngắn nhưng tôi cũng có được những trải nghiệm thực tế
môi trường làm việc, phong cách làm việc và bước đầu hiểu được những kiến thức
sách vở mình học được sẽ dùng như thế nào. Đó là những kiến thức mà không có sách
vở nào ghi lại.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Tài chính Kế toán Công ty Cổ phần Hanfimex
Việt Nam đã cho tôi cơ hội được thực tập.
Do trình độ lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế nên Báo cáo của tôi còn
nhiều sai sót, khuyết điểm, rất mong được sự góp ý và nhận xét của Cô giáo để có thể
hoàn hiện hơn bài làm.
15

×