Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Giáo trình Đa dạng sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 81 trang )

1
Nguyễn Mộng
Giáo trình
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
2
Chương 1.
SINH HỌC BẢO TỒN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
Mục tiêu:
Giới thiệu khái niệm cơ bản về Sinh học bảo tồn và các mức độ đa dạng sinh học (đa dang loài,
gen và đa dạng hệ sinh thái). Định lượng đa dạng sinh học. Sự phân bố của đa dạng sinh học. Những
giá trị của đa dạng sinh học.
Số tiết: 9
Nội dung:
I. Khái niệm về sinh học bảo tồn
Trên trái đất, các quần xã sinh vật trải qua hàng triệu năm phát triển đang bị đe dọa bởi các hoạt
động của loài người.
Sự tuyệt chủng hàng loạt ngày nay có thể so sánh với sự tuyệt chủng của các thời kỳ địa chất
trong quá khứ, trong đó hàng chục ngàn, thậm chí hàng triệu loài bị tiêu diệt do các thảm hoạ tự nhiên,
có thể là sự va chạm của các thiên thạch, động đất, hoả hoạn,
Nhiều loài đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, thậm chí một số loài đang ở ngưỡng cửa của
tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu là do săn bắt quá mức, do sinh cảnh bị phá hủy và do sự xâm
nhập của các loài ngoại lai.
Nguy cơ đối với đa dạng sinh học ngày càng tăng do áp lực dân số tăng lên một cách nhanh
chóng cũng như các tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Tình trạng này lại càng trở nên trầm trọng hơn do
việc phân phối của cải trên thế giới không đồng đều, về sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước phát
triển và kém phát triển, đặc biệt đối với các nước nhiệt đới, nơi vốn rất phong phú về loài. Hơn thế
nữa, sự đe dọa đối với đa dạng sinh học do các yếu tố đơn độc chẳng hạn như mưa axit, khai thác gỗ,
săn bắn quá mức, cùng kết hợp với nhau làm cho tình trạng ngày càng tồi tệ hơn.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, khác với các cuộc tuyệt chủng hàng loạt đã xảy ra trong quá
khứ, sự tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay có những đặc trưng như sau:
 Xảy ra với tốc độ rất nhanh.


 Tác nhân chủ yếu là do con người (không phải bởi các điều kiện tự nhiên).
 Liên quan đến việc mất mát, chia cắt và suy thoái nơi ở.
 Không kèm theo sự hình thành loài mới.
Sinh học bảo tồn là một nguyên lý khoa học được xây dựng để bảo vệ các loài, thiết lập các khu
bảo tồn mới và cũng cố nâng cấp các vườn quốc gia cũng là để xác định những loài nào trên trái đất
được bảo tồn cho tương lai.
Sinh học bảo tồn là một khoa học đa ngành (multi-disciplinary), tập hợp được rất nhiều người và
nhiều tri thức thuộc các lĩnh vực khác nhau nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng đa dạng sinh học
hiện nay.
Sinh học bảo tồn bổ sung các nguyên tắc ứng dụng (applied disciplines) bằng cách cung cấp
phương pháp tiếp cận có tính chất lý thuyết tổng thể cho việc bảo tồn đa dạng sinh học. Sinh học bảo
tồn khác với các khoa học khác ở chổ là bảo tồn một cách lâu dài toàn bộ quần xã sinh vật là chính,
các yếu tố kinh tế thường là thứ yếu.
Về nhiều mặt có thể nói sinh học bảo tồn là một khoa học thiết yếu (crisis discipline). Các quyết
định về vấn đề bảo tồn được đưa ra hàng ngày và thường là với những thông tin rất hạn chế do thời
gian cấp bách. Sinh học bảo tồn cố gắng đề xuất những giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề nảy
sinh trong điều kiện thực tế ngày nay.
Từ các khái niệm trên, có thể thấy rằng sinh học bảo tồn có hai mục tiêu: một là tìm hiểu những
tác động tiêu cực do hoạt động của con người gây ra đối với các loài, quần xã và các hệ sinh thái; hai
là để xây dựng các phương pháp tiếp cận để hạn chế sự tuyệt diệt của các loài và nếu có thể được, cứu
trợ các loài đang bị đe dọa bằng cách đưa chúng hội nhập trở lại các hệ sinh thái đang còn phù hợp
Phan Thanh Quyền - />3
với chúng.
Vào đầu những năm 1970, các nhà khoa học đã nhận thức được tình trạng khủng hoảng của đa
dạng sinh học, nhưng không có một diễn đàn hay tổ chức trung tâm để đối phó với vấn đề đó. Số
lượng người suy nghĩ và tiến hành nghiên cứu về vấn đề bảo tồn tăng lên thì cần thiết phải có thông tin
cho nhau các phương pháp tiếp cận và ý tưởng mới. Để có thể thảo luận các mối quan tâm của mình,
nhà sinh thái học Micheal Soulé đã tổ chức Hội thảo Quốc tế đầu tiên về Bảo tồn Sinh học vào năm
1978. Tại cuộc họp này, với sự tham gia của các nhà bảo tồn động vật hoang dã, các nhà quản lý động
vật, các Viện sĩ, Soulé đã trình bày một phương pháp tiếp cận liên ngành mới để cứu giúp các loài

thực vật, động vật khỏi cơn sóng tuyệt chủng hàng loạt do con người gây ra. Sau đó cùng với đồng
nghiệp là Paul Ehrlich và Jared Diamond, Soulé đã phát triển Sinh học bảo tồn thành một ngành khoa
học, trong đó kết hợp các kinh nghiệm về quản lý động vật hoang dã, lâm nghiệp và sinh học nghề cá
với các lý thuyết về sinh học quần thể, di truyền, tiến hoá và địa lý sinh học để phát triển những
phương pháp và tiếp cận mới trong việc bảo tồn loài và các hệ sinh thái.
II. Khái niệm về đa dạng sinh học
Theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (World Wildlife Fund) thì đa dạng sinh
học là “sự phồn thịnh của cuộc sống trên trái đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là
những nguồn gen của chúng và là các hệ sinh thái phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống”.
Như thế, đa dạng sinh học cần phải được xem xét ở ba mức độ. Đa dạng sinh học ở mức độ loài
bao gồm tất cả sinh vật trên trái đất từ vi khuẩn đến các loài động vật, thực vật và nấm. Ở mức nhỏ hơn,
đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể cách ly
nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. Đa dạng sinh
học cũng bao gồm sự khác biệt trong các quần xã sinh học nơi các loài đang sinh sống, các hệ sinh thái
trong đó các quần xã tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau. Sự khác biệt
giữa đa dạng sinh học ở 3 mức độ khác nhau được thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 1.1. Các mức độ đa dạng sinh học (Heywood& Baste 1995)
Đa dạng loài
Đa dạng di truyền
Đa dạng sinh thái
Giới (Kingdoms)
Quần thể (Populations)
Sinh đới (Biomes)
Ngành (Phyla)
Cá thể (Individuals)
Vùng sinh học (Bioregions)
Lớp (Class)
Nhiễm sắc thể (Chromosomes)
Cảnh quan (Landscapes)
Bộ (Order)

Gene
Hệ sinh thái (Ecosystems)
Họ (Families)
Nucleotide
Nơi ở (Habitats)
Giống (Genera)
Tổ sinh thái (Niches)
Loài (Species)
Nguồn: Kevin J Gaston and John I Spicer, 2004.
1. Đa dạng loài.
Đa dạng loài bao gồm tất cả loài trên trái đất. Mỗi loài thường được xác định theo một trong hai
cách. Thứ nhất, một loài được xác định là một nhóm các cá thể có những đặc tính hình thái, sinh lý,
sinh hoá đặc trưng khác biệt với những nhóm cá thể khác (định nghĩa về hình thái của loài). Thứ hai là
một loài có thể được phân biệt như là một nhóm cá thể có thể giao phối giữa chúng với nhau để sinh
sản thế hệ con cái hữu thụ và không thể giao phối sinh sản với các cá thể của các nhóm khác (định
nghĩa về sinh học của loài).
Hiện nay, có khoảng 1,7 triệu loài đã được mô tả. Ít nhất là hai lần số đó còn chưa mô tả, chủ yếu là
côn trùng và các nhóm chân khớp khác trong vùng nhiệt đới (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Đánh giá số loài đã được mô tả (Lecointre and Guyader, 2001)
Bậc phân loại
Tên thường gọi
Số loài mô tả
% số loài đã được mô tả
Bacteria
Vi khuẩn
9.021
0.50
Archaea
Vi khuẩn cổ
259

0.01
Phan Thanh Quyền - />4
Bậc phân loại
Tên thường gọi
Số loài mô tả
% số loài đã được mô tả
Bryophyta
Rêu
15.000
0.90
Lycopodiophyta
Thông đất
1.275
0.07
Filicophyta
Dương xỉ
9.500
0.50
Coniferophyta
Ngành Thông
601
0.03
Magnoliophyta
Thực vật hạt kín
233.885
13.40
Fungi
Nấm
100.800
5.80

"Porifera"
Bọt biển
10.000
0.60
Cnidaria
Ruột khoang
9.000
0.50
Rotifera
Trùng Bánh xe
1.800
0.10
Platyhelminthes
Giun dẹp
13.780
0.80
Nematoda
Giun tròn
20.000
1.10
Mollusca
Thân mềm
117.495
6.70
Annelida
Giun đốt
14.360
0.80
Arachnida
Nhện

74.445
4.30
Crustacea
Giáp xác
38.839
2.20
Insecta
Côn trùng
827.875
47.40
Echinodermata
Da gai
6.000
0.30
Chondrichthyes
Cá sụn
846
0.05
Actinopterygii
Cá xương
23.712
1.40
Amphibia
Lưỡng thê
4.975
0.30
Reptilia
Bò sát
7.140
0.42

Aves
Chim
9.672
0.60
Mammalia
Thú
4.496
0.30
Các nhóm khác
193.075
11.00
1.747.851
100.00
Trên phạm vi toàn thế giới còn cần rất nhiều nổ lực để có thể hoàn thiện được danh mục đầy đủ
các loài. Mỗi năm các nhà phân loại trên thế giới mô tả được khoảng 11.000 loài (chiếm từ 10 đến
30% các loài có trên thế giới), và như vậy, để có thể mô tả hết các loài trên thế giới (ước tính 10 đến
30 triệu loài) dự kiến phải tốn từ 750 năm đến 2.570 năm, trong khi đó có nhiều loài đã bị tuyệt chủng
trước khi chúng được mô tả và đặt tên.
Kiến thức của chúng ta về số lượng loài là chưa chính xác do nhiều loài khó thấy còn chưa được
phân loại học chú ý.
Một vùng rùng mưa miền núi hẻo lánh nằm giữa Việt Nam và Lào vừa mới được các nhà sinh
học khảo sát trong thời gian gần đây. Một điều kỳ diệu đã xảy ra, tại đây họ đã phát hiện được 5 loài
thú mới cho khoa học đó là Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Sao La (Pseudoryx
nghetinhensis), Bò sừng xoắn Tây Nguyên (Bos sauveli), Mang Trường Sơn (Muntiacus
truongsonensis) và Mang lá (Muntiacus rooseveltorum).
2. Đa dạng di truyền
Thể hiện sự sai khác về di truyền giữa các cá thể trong một quần thể và giữa các quần thể với
Phan Thanh Quyền - />5
nhau.
Đa dạng di truyền trong nội bộ loài thường là kết quả của tập tính sinh sản của các cá thể trong

quần thể. Một quần thể là một nhóm các cá thể giao phối với nhau và sản sinh ra con cái hữu thụ. Một
loài có thể có một hay vài quần thể khác nhau. Một quần thể có thể chỉ gồm một số ít cá thể hay có thể
có hàng triệu cá thể.
Các cá thể trong một quần thể thường rất khác nhau về mặt di truyền. Sự đa dạng về bộ gen có
được do các cá thể có các gen khác nhau, gen là một đơn vị di truyền cùng với những chromosome
được đặc trưng bởi những protein đặc biệt. Các dạng khác nhau của gen được gọi là allen và những sự
khác biệt nảy sinh qua đột biến, là những sự thay đổi xảy ra trong DNA, đơn vị cấu thành nhiễm sắc
thể của cá thể. Sự khác biệt của các allen trong gen có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh lý của
các cá thể một cách khác nhau.
Tổng số các sắp xếp của gen và allen trong quần thể được coi là quỹ gen (gene pool), trong khi
một tổ hợp nào đấy của gen và allen trong bất kỳ cá thể nào thì được gọi là kiểu di truyền (genotype).
Kiểu hình (phenotype) của một cá thể nói lên các đặc điểm về hình thái, sinh lý, sinh hoá là kết quả
của biểu hiện kiểu gen trong một môi trường nhất định.
Sai khác di truyền cho phép các cá thể thích ứng với những thay đổi của môi trường. Nhìn
chung, các loài quí hiếm ít có sự đa dạng di truyền hơn các loài có phân bố rộng và kết quả là chúng dễ
bị tuyệt chủng hơn khi điều kiện môi trường thay đổi
3. Đa dạng quần xã và hệ sinh thái
Đa dạng về hệ sinh thái là thước đo sự phong phú về sinh cảnh, nơi ở, tổ sinh thái và các hệ sinh
thái ở các cấp độ khác nhau. Sự đa dạng này được phản ảnh quan trọng nhất bởi sự đa dạng về sinh
cảnh (biotops), các quần xã sinh vật và các quá trình sinh thái trong sinh quyển.
Môi trường vật lý, đặc biệt là vòng tuần hoàn năm của nhiệt độ và lượng mưa, ảnh hưởng đến
cấu trúc và đặc điểm của quần xã sinh học, quyết định địa điểm đó sẽ là rừng, đồng cỏ, sa mạc hay đất
ngập nước. Quần xã sinh vật cũng có thể biến đổi tính chất vật lý của hệ sinh thái.
Trong một quần xã sinh học, mỗi loài sử dụng một nhóm tài nguyên nhất định, tạo thành tổ sinh
thái của loài đó. Tổ sinh thái cho một loài thực vật có thể bao gồm loại đất mà loài đó sống, lượng ánh
sáng mặt trời và độ ẩm mà loài đó cần, kiểu hệ thống thụ phấn và cơ chế phát tán của hạt, Tổ sinh
thái của một loài động vật có thể bao gồm kiểu nơi sinh sống của loài, biên độ nhiệt độ mà loài đó có thể
sống được, các loại thực phẩm và lượng nước mà chúng cần, Bất cứ thành phần nào của tổ sinh thái
đều là nguồn tài nguyên có giới hạn và do đó có ảnh hưởng đến giới hạn kích thước của quần thể.
III. Định lượng đa dạng sinh học

Ngoài định nghĩa đa dạng sinh học được chấp nhận bởi nhiều nhà sinh học bảo tồn, định nghĩa
về số lượng tính đa dạng sinh học cũng được sử dụng như là một phương thức để so sánh sự đa dạng
tổng thể của các quần xã khác nhau.
Theo như định nghĩa về đa dạng sinh học, rõ ràng là không có một thước đo duy nhất nào để định
lượng đa dạng sinh học một cách đầy đủ. Chúng ta không thể nói lên tính đa dạng sinh học của một khu
vực dù có diện tích lớn hay nhỏ chỉ bằng một con số duy nhất.
Đa dạng di truyền thường được coi là đơn vị cơ sở của sự sống, tuy nhiên, trong thực tế, đa dạng
loài thường được coi là nhân tố cơ bản của đa dạng sinh học.
Các chỉ số toán học về đa dạng sinh học đã được thiết lập để mô tả sự đa dạng loài ở các phạm vị
địa lý khác nhau. Số lượng loài trong một quần xã hay hệ sinh thái thường được mô tả là đa dạng .
Khái niệm đa dạng  đề cập đến mức độ dao động thành phần loài khi các điều kiện môi trường
thay đổi như thế nào.
Đa dạng  áp dụng đối với một vùng địa lý rộng lớn gồm nhiều sinh cảnh và được định nghĩa là
“một tỷ lệ mà ở đấy các loài thêm vào được bắt gặp là những sự thay thế địa lý trong một dạng nơi ở
thuộc các vùng khác nhau”.
Đa dạng  xuất phát từ một khái niệm phổ biến về sự phong phú của loài (species richness) và có
thể sử dụng để so sánh số lượng loài trong các hệ sinh thái khác nhau. Có nhiều phương thức khác nhau
Phan Thanh Quyền - />6
để định lượng đa dạng sinh học, tuy vậy, độ phong phú về loài là chỉ số thông dụng nhất để diễn tả đa
dạng sinh học vì các lý do sau:
 Áp dụng thực tế: độ phong phú về loài đã được minh chứng về khả năng định lượng
trong thực tế, ít nhất là chỉ ra những sự khác biệt về số lượng loài trong một trạng thái nào đó (ví
dụ như sự có mặt, sinh sản, trú đông) đối với một bậc phân loại nào đó trong một diện tích nào đó
trong một thời gian nào đó.
 Thông tin có sẵn: một số lượng lớn thông tin có sẵn về độ phong phú của loài. Ngoài ra,
các thông tin khác còn có thể lấy ra từ các bộ sưu tập trong các bảo tàng với hàng triệu mẫu vật
cùng với các tài liệu. Đặc biệt là các thông tin này được đưa vào máy tính để các vùng xa xôi có
thể sử dụng.
 Tính đại diện: độ phong phú của loài có thể đại diện cho nhiều loại đa dạng sinh học khác
nhau. Nhìn chung, độ phong phú loài càng lớn thì độ đa dạng di truyền càng cao (đa dạng lớn về

gene qua các quần thể), đa dạng về sinh vật càng nhiều (số lượng cá thể lớn qua các bậc phân loại
cao hơn), và đa dạng sinh thái lớn hơn (từ các đại diện của nhiều tổ sinh thái và nơi ở qua nhiều
sinh cảnh)
 Ứng dụng rộng rãi: đơn vị loài thường được coi như là đơn vị trong quản lý, luật pháp,
chính trị và truyền thống. Đối với nhiều người sự sai khác về đa dạng sinh học được coi như là sự
sai khác về độ phong phú của loài.
IV. Sự phong phú đa dạng sinh học ở một số vùng trên trái đất
Môi trường giàu có nhất về số lượng loài có lẽ ở các rừng nhiệt đới, rạn san hô, các hồ lớn ở
vùng nhiệt đới và ở các biển sâu. Trong các rạn san hô, và các biển sâu, sự đa dạng sinh học thuộc
nhiều ngành và lớp khác nhau. Sự đa dạng trong các biển sâu nhờ vào diện tích lớn, tính ổn định của
môi trường cũng như vào sự biệt hoá của các loại nền đáy khác nhau.
Đa dạng loài lớn nhất là ở vùng rừng nhiệt đới. Mặc dù rừng nhiệt đới chỉ chiếm 7% diện tích
trái đất, chúng chứa hơn 1/2 loài trên thế giới. Khoảng 40% loài thực vật có hoa trên thế giới (100.000
loài) ở vùng nhiệt đới, trong khi 30% loài chim trên thế giới phụ thuộc vào những khu rừng nhiệt đới.
Rạn san hô tạo nên một nơi tập trung khác về loài. Các loài san hô bé nhỏ tạo ra các hệ sinh thái
san hô vĩ đại, là vùng biển tương đương với rừng nhiệt đới về sự phong phú loài và độ phức tạp. Rạn
san hô lớn nhất thế giới là rạn San Hô Lớn (Great Barrier Reffs) ở bờ biển phía đông nước Úc, có diện
tích là 349.000 km
2
. Rạn san hô này có hơn 300 loài san hô, 1500 loài cá, 4000 loài thân mềm, 5 loài
rùa biển và là nơi sinh sản của khoảng 252 loài chim. Rạn san hô này chiếm 8% loài cá trên thế giới
mặc dù chúng chỉ chiếm 0,1% diện tích đại dương.
Đối với hầu hết các nhóm sinh vật, sự đa dạng loài tăng về hướng nhiệt đới. Ví dụ như Kenia có
308 loài thú, trong khi đó Pháp chỉ có 113 loài mặc dù hai nước này có cùng diện tích. Sự tương phản
này đặc biệt chặt chẻ đối với cây cỏ và thực vật có hoa: một hecta rừng Amazon ở Peru hay vùng đất
thấp ở Malaisia có thể có đến hơn 200 loài cây, trong khi đó ở rừng Châu Âu hay nước Mỹ thì chỉ có
khoảng 30 loài trong cùng diện tích. Kiểu đa dạng của các loài trên đất liền cũng giống như ở biển,
nghĩa là cũng gia tăng sự đa dạng loài về phía nhiệt đới. Ví dụ rạn San hô lớn ở Úc, phía Bắc có 50
giống trong khi phía Nam chỉ có 10 giống san hô.
Nhân tố lịch sử cũng rất quan trọng trong việc xác định kiểu phân bố đa dạng về loài. Những

vùng đất cổ có nhiều loài hơn các vùng đất mới.
Sự phong phú về loài cũng bị ảnh hưởng bởi các biến đổi về địa hình, khí hậu và môi trường địa
phương. Trong các quần xã trên cạn, sự giàu có về loài theo xu hướng tăng ở các địa hình thấp, tăng
theo lượng bức xạ của mặt trời và tăng theo lượng mưa. Sự thay đổi lớn về nhiệt độ theo mùa là một
nhân tố khác ảnh hưởng nhiều đến số lượng loài ở vùng ôn đới.
Sự phong phú loài cũng có thể lớn hơn ở những nơi có địa hình phức tạp, để tạo nên những sự
cách ly di truyền, thích ứng địa phương, và sự biệt hoá có thể xảy ra.
V. Những giá trị của đa dạng sinh học
1. Những giá trị kinh tế trực tiếp
1.1. Giá trị cho tiêu thụ:
Phan Thanh Quyền - />7
Bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày như củi đốt và các loại sản phẩm khác
cho các mục tiêu sử dụng như tiêu dùng cho gia đình và không xuất hiện ở thị trường trong nước và quốc
tế.
Những nghiên cứu về những xã hội truyền thống tại các nước đang phát triển cho thấy cộng đồng
cư dân bản địa khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên xung quanh như củi đun, rau cỏ, hoa quả, thịt cá,
dược phẩm và nguyên vật liệu xây dựng. Trên 5.000 loài được dùng cho mục đích chửa bệnh ở Trung
Quốc, Việt Nam và khoảng 2.000 loài được dùng tại vùng hạ lưu sông Amazon.
Một trong những nhu cầu không thể thiếu được của con người là protein, nguồn này có thể kiếm
được bằng săn bắn các loài động vật hoang dã để lấy thịt. Trên toàn thế giới, 100 triệu tấn cá, chủ yếu
là các loài hoang dã bị đánh bắt mỗi năm. Phần lớn số cá này được sử dụng ngay tại địa phương
1.2. Giá trị sử dụng cho sản xuất:
Là giá bán cho các sản phẩm thu lượm được từ thiên nhiên trên thị trường trong nước và ngoài
nước. Sản phẩm này được định giá theo các phương pháp kinh tế tiêu chuẩn và giá được định là giá
mua tại gốc, thường dưới dạng sơ chế hay nguyên liệu. Tại thời điểm hiện nay, gỗ là một trong những
sản phẩm bị khai thác nhiều nhất từ rừng tự nhiên với giá trị lớn hơn 100 tỷ đôla mỗi năm. Những sản
phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ còn có động vật hoang dã, hoa quả, nhựa, dầu, mây và các loại cây thuốc.
Thế giới tự nhiên là nguồn vô tận cung cấp những nguồn loại dược phẩm mới. 25% các đơn
thuốc ở Mỹ có sử dụng các chế phẩm được điều chế từ cây, cỏ
2. Những giá trị kinh tế gián tiếp

Những giá trị kinh tế gián tiếp là những khía cạnh khác của đa dạng sinh học như các quá trình
xảy ra trong môi trường và các chức năng của hệ sinh thái là những mối lợi không thể so đếm được và
nhiều khi là vô giá.
2.1. Giá trị sử dụng không cho tiêu thụ:
Khả năng sản xuất của hệ sinh thái: khoảng 40% sức sản xuất của hệ sinh thái trên cạn phục
vụ cho cuộc sống của con người. Tương tự như vậy, ở những vùng cửa sông, dãi ven biển là nơi những
thực vật thuỷ và tảo sinh phát triển mạnh, chúng là mắc xích đầu tiên của hàng loạt chuỗi thức ăn tạo
thành các hải sản như trai, sò, tôm cua,
Bảo vệ tài nguyên đất và nước: các quần xã sinh học có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ
rừng đầu nguồn, những hệ sinh thái vùng đệm, phòng chống lũ lụt và hạn hán cũng như việc duy trì
chất lượng nước.
Điều hoà khí hậu: quần xã thực vật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hoà khí hậu địa
phương, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu toàn cầu.
Phân huỷ các chất thải: các quần xã sinh học có khả năng phân huỷ các chất ô nhiễm như kim
loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng gia tăng do các hoạt động của
con người.
Những mối quan hệ giữa các loài: nhiều loài có giá trị được con người khai thác, nhưng để tồn
tại, các loài này lại phụ thuộc rất nhiều vào các loài hoang dã khác. Nếu những loài hoang dã đó mất
đi, sẽ dẫn đến việc mất mát cả những loài có giá trị kinh tế to lớn.
Nghỉ ngơi và du lịch sinh thái: mục đích chính của các hoạt động nghỉ ngơi là việc hưởng thụ mà
không làm ảnh hưởng đến thiên nhiên thông qua những hoạt động như đi thám hiểm, chụp ảnh, quan sát
chim, thú, câu cá. Du lịch sinh thái là một ngành du lịch không khói đang dần dần lớn mạnh tại nhiều
nước đang phát triển, nó mang lại khoảng 12 tỷ đôla năm trên toàn thế giới.
Giá trị giáo dục và khoa học: nhiều sách giáo khoa đã biên soạn, nhiều chương trình vô tuyến và
phim ảnh đã được xây dựng về chủ đề bảo tồn thiên nhiên với mục đích giáo dục và giải trí. Một số
lượng lớn các nhà khoa học chuyên ngành và những người yêu thích sinh thái học đã tham gia các hoạt
động quan sát, tìm hiểu thiên nhiên. Các hoạt động này mang lại lợi nhuận kinh tế cho khu vực nơi họ
tiến hành nghiên cứu khảo sát; nhưng giá trị thực sự không chỉ có vậy mà còn là khả năng nâng cao
kiến thức, tăng cường tính giáo dục và tăng cường vốn sống cho con người.
Quan trắc môi trường: những loài đặc biệt nhạy cảm với những chất độc có thể trở thành hệ

Phan Thanh Quyền - />8
thống chỉ thị báo động rất sớm cho những quan trắc hiện trạng môi trường. Một số loài có thể được
dùng như những công cụ thay thế máy móc quan trắc đắt tiền. Một trong những loài có tính chất chỉ thị
cao là địa y sống trên đá hấp thụ những hoá chất trong nước mưa và những chất gây ô nhiễm trong
không khí. Thành phần của quần xã địa y có thể dùng như chỉ thị sinh học về mức độ ô nhiễm không
khí. Các loài động vật thân mềm như trai sò sống ở các hệ sinh thái thuỷ sinh có thể là những sinh vật
chỉ thị hữu hiệu cho quan trắc môi trường.
2.2. Giá trị lựa chọn
Giá trị lựa chọn của một loài là tiềm năng của chúng để cung cấp lợi ích kinh tế cho xã hội loài
người trong tương lai. Những chuyên gia về côn trùng tìm kiếm những loài côn trùng có thể sử dụng
như các tác nhân phòng trừ sinh học; các nhà vi sinh vật học tìm kiếm những loài vi khuẩn có thể trợ
giúp cho các quá trình nâng cao năng suất sản xuất; các nhà động vật học lựa chọn các loài có thể sản
xuất nhiều protein; các cơ quan y tế. chăm sóc sức khỏe và các công ty dược phẩm đang có những nổ
lực rất lớn để tìm kiếm các loài có thể cung cấp những hợp chất phòng chống và chữa bệnh cho con
người.
2.3. Giá trị tồn tại
Con người có nhu cầu được tham quan nơi sinh sống của một loài đặc biệt và được nhìn thấy nó
trong thiên nhiên hoang dã bằng chính mắt mình. Các loài như gấu trúc, sư tử, voi và rất nhiều loài
chim khác lại càng đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của con người. Giá trị tồn tại như thế luôn luôn gắn
liền với các quần xã sinh học của những khu rừng mưa nhiệt đới, các rạn san hô và những khu vực có
phong cảnh đẹp.
2.4. Những khía cạnh mang tính đạo đức
Mỗi một loài đều có quyền tồn tại: tất cả các loài đều có quyền tồn tại. Trên cơ sở đó, sự tồn tại
của các loài phải được bảo đảm mà không cần tính đến sự phong phú hay đơn độc hoặc có tầm quan
trong đối với con người hay không. Tất cả các loài là một phần của tạo hoá và đều có quyền được tồn
tại như con người ở trên trái đất này. Con người không những không có quyền làm hại các loài khác
mà còn có trách nhiệm bảo vệ sự tồn tại của chúng.
Tất cả các loài đều quan hệ với nhau: giữa các loài có một quan hệ chằng chịt và phức tạp, là
một phần của các quần xã tự nhiên. Việc mất mát của một loài sẽ có ảnh hưởng đến các thành viên
khác trong quần xã. Cho nên, chúng ta ý thức được sự cần thiết bảo tồn các loài, bảo tồn đa dạng sinh

học cũng chính là bảo vệ mình.
Con người phải sống trong một giới hạn sinh thái như các loài khác: tất cả các loài trên thế giới bị
giới hạn bởi khả năng sức tải của môi trường sống. Mỗi một loài sử dụng nguồn tài nguyên trong môi
trường để tồn tại và số loài sẽ bị suy giảm khi những nguồn tài nguyên này bị huỷ hoại và cạn kiệt đi. Con
người phải hành động rất thận trọng để hạn chế những ảnh hưởng có hại gây ra cho môi trường tự nhiên.
Những ảnh hưởng tiêu cực không chỉ gây hại đối với các loài mà còn gây hại đến chính bản thân con
người.
Con người phải chịu trách nhiệm như những người quản lý trái đất: nếu như chúng ta làm tổn
hại đến những nguồn tài nguyên thiên nhiên trên trái đất và làm cho các loài bị đe dọa tuyệt chủng thì
những thế hệ tiếp theo sẽ phải trả giá bằng một cuộc sống có chất lượng thấp. Do vậy, con người ngày
nay phải biết sử dụng các nguồn tài nguyên một cách khôn ngoan, tránh gây tác hại cho các loài và các
quần xã sinh học.
Sự tôn trọng cuộc sống con người và sự đa dạng văn hoá phải được đặt ngang tầm với sự tôn
trong đa dạng sinh học: việc đánh giá cao giá trị đa dạng văn hoá và thế giới tự nhiên làm cho con
người biết tôn trọng hơn đối với tất cả sự sống phong phú và phức tạp của nó.
Thiên nhiên có những giá trị tinh thần và thẩm mỹ vượt xa giá trị kinh tế của nó: trong lịch sử,
những nhà sáng lập ra tôn giáo, những nhà thơ, nhà văn, những nghệ sĩ và nhạc sĩ đã thể hiện những
cảm hứng do họ nhận được từ thiên nhiên. Đối với nhiều người, để có được những cảm hứng như thế
họ cần phải sống với một môi trường thiên nhiên hoang sơ, chưa bị tác động bởi con người. Hầu như ai
cũng hào hứng và thích thú khi được chiêm ngưỡng thế giới nguyên khai hoang dã và những phong
cảnh đẹp. Nhiều người coi trái đất như là một sản phẩm kỳ diệu của tạo hoá với những điều linh thiêng
cần được tôn trọng theo phong cách riêng.
Phan Thanh Quyền - />9
Đa dạng sinh học là cốt lõi đế xác định nguồn gốc sự sống: hai trong số những huyền thoại
chính của thế giới triết học và khoa học là sự sống được hình thành như thế nào và tại sao lại có sự đa
dạng sinh học như ngày nay. Hàng ngàn chuyên gia sinh học tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề này
và ngày càng đang tiến dần đến câu trả lời. Tuy vậy khi các loài bị tuyệt chủng có nghĩa là mất đi
những mắc xích quan trọng và huyền thoại đó khó tìm được lời giải.
Tóm tắt nội dung:
Sinh học bảo tồn là tổng hợp tri thức của nhiều ngành khoa học, nghiên cứu các khía cạnh của

khủng hoảng, xáo trộn về đa dạng sinh học. Mục tiêu là hạn chế sự mát mát đa dạng sinh học, đặc biệt
là sự tuyệt chủng của các loài, sự mất mát các nguồn gen và hạn chế sự suy thoái các hệ sinh thái.
Sự đa dạng sinh học trên trái đất bao gồm tất cả các loài sinh vật trên trái đất từ vi khuẩn đến các
loài động vật, thực vật và nấm, sự đa dạng về di truyền tồn tại giữa các cá thể của loài, các quần xã
trong đó các loài tồn tại và những sự tương tác của các quần xã trong hệ sinh thái với môi trường vật lý
và hóa học xung quanh.
Lượng tính đa dạng sinh học cũng được sử dụng như là một phương thức để so sánh sự đa dạng
tổng thể của các quần xã khác nhau. Số lượng loài trong một quần xã hay hệ sinh thái thường được mô
tả là đa dạng . Khái niệm đa dạng  đề cập đến mức độ dao động thành phần loài khi các điều kiện
môi trường thay đổi như thế nào. Đa dạng  áp dụng đối với một vùng địa lý rộng lớn gồm nhiều sinh
cảnh. Có nhiều phương thức khác nhau để định lượng đa dạng sinh học, tuy vậy, độ phong phú về loài
(đa dạng )là chỉ số thông dụng nhất để diễn tả đa dạng sinh học.
Vùng nhiệt đới có tính đa dạng sinh học cao nhất với rất nhiều loài sinh sống trong các rừng
nhiệt đới, các dãi san hô, các sông hồ và đáy biển sâu. Phần lớn số loài hiện nay trên thế giới còn chưa
được biết đến, chưa được đặt tên.
Các thành phần của đa dạng sinh học có thể cho những sản phẩm có giá trị kinh tế trực tiếp phục
vụ lợi ích của loài người hay những giá trị kinh tế gián tiếp mà không phải khai thác hay hủy hoại
nguồn tài nguyên đa dạng sinh học.
Giá trị trực tiếp có thể chia thành hai loại: giá trị tiêu thụ và giá trị sản xuất. Giá trị tiêu thụ bao
gồm các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày như củi đốt và các loại sản phẩm khác và không
xuất hiện ở thị trường trong nước và quốc tế. Giá trị sản xuất là giá bán cho các sản phẩm thu lượm
được từ thiên nhiên trên thị trường như gỗ, một số sản phẩm ngoài gỗ, các loài hoang dã cung cấp
dược phẩm.
Giá trị gián tiếp của đa dạng sinh học bao gồm những giá trị không cho tiêu thụ như năng suất
của hệ sinh thái, chức năng bảo vệ nguồn tài nguyên đất và nước, mối tương tác qua lại giữa các loài
hoang dã, cây trồng và điều hòa khí hậu. Đa dạng sinh học là một phần của cơ sở xây dựng ngành du
lịch sinh thái và nghỉ ngơi. Đa dạng sinh học cũng có tiềm năng cung cấp những giá trị khác chưa phát
hiện nhưng có thể mang lại lợi ích cho tương lai của xã hội loài người.
Đa dạng sinh học cong có giá trị của ự tồn tại thê rhiện trên khoản tiền mà con người sẵn sàng trả
để có thể bảo tồn đa dạng sinh học. Bảo tồn đa dạng sinh học cũng có thể dựa trên các nền tảng về đạo

đức cũng như kinh tế. Một trong những quan niệm đạo đức lớn là mỗi loài đều có quyền tồn tại. Con
người không có quyền tiêu diệt các loài mà ngược lại phải nỗ lực hành động nhằm bảo vệ các loài.
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1. Định nghĩa về sinh học bảo tồn.
Câu 2. Mục tiêu của sinh học bảo tồn là gì?
Câu 3. Trình bày các mức độ thể hiện đa dạng sinh học về loài.
Câu 4. Đa dạng di truyền là gì?
Câu 5. Đa dạng di truyền được thể hiện qua các cấp độ nào?
Câu 6. Đa dạng sinh thái là gì?
Câu 7. Các mức độ thể hiện đa dạng sinh học về mặt sinh thái là gì?
Câu 8. Kể tên 5 sinh đới quan trọng ở trên cạn.
Phan Thanh Quyền - />10
Câu 9. Định nghĩa về hình thái của loài.
Câu 10. Định nghĩa về sinh học của loài.
Câu 11. Quỷ gen (gene pool) là gì?
Câu 12. Đa dạng alpha là gì?
Câu 13. Đa dạng beta là gì?
Câu 14. Đa dạng gamma là gì?
Câu 15. Các vùng có đa dạng sinh học cao nhất là vùng nào ?
Câu 16. Hãy nêu ba lý do để giải thích tại sao vùng nhiệt đới có số lượng loài lớn nhất
Câu 17. Vì sao ở nơi có địa hình phức tạp sự đa dạng loài lại tăng lên?
Câu 18. Vì sao ở những vùng đất cổ sự đa dạng loài lại tăng lên?
Câu 19. Trong số 1,7 triệu loài đã được mô tả thì ngành nào, lớp nào có số lượng loài lớn nhất?
Câu 20. Vì sao một số loài động thực vật có thể bị tuyệt chủng trước khi chúng được mô tả đặt
tên?
Câu 21. Giá trị trực tiếp cho tiêu thụ của đa dạng sinh học là gì?
Câu 22. Giá trị trực tiếp sử dụng cho sản xuất của đa dạng sinh học là gì?
Câu 23. Nêu 4 giá trị kinh tế gián tiếp không dùng cho tiêu thụ của đa dạng sinh học.
Câu 24. Giá trị lựa chọn của đa dạng sinh học là gì?
Câu 15. Hãy nêu 4 khía cạnh mang tính đạo đức về giá trị của đa dạng sinh học.

Tài liệu tham khảo:
Tài liệu Tiếng Việt.
1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Ngân hàng thế giới. Báo cáo diễn biến Môi trường Việt
Nam 2005. Đa dạng sinh học. Hà nội, 2005.
2. Lê Trọng Cúc, 2002. Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. Nhà Xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội.
3. Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 2004. Việt Nam Môi trường và Cuộc sống.
NXB Chính trị Quốc gia.
4. Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn, 2002. Đa dạng sinh học. NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
5. Richard B. Primack (Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng dịch) 1999. Cơ sở sinh
học Bảo tồn. NXB KH&KT Hà Nội.
Tài liệu Tiếng Anh.
1. Edge W. Daniel, John P. Loegering, and Renee Davis Born, 1998. Principles of Wildlife
Conservation. Oregon State University. Corvalis, Oregon.
2. Elizabeth A. Gordon, Oscar E. Franco and Mary L. Tyrrel, 2005l. Protecting Biodiversity: A
Guide to Criteria Used by Global Conservation Organizations. Yale School of Forestry &
Environmental Studies.
3. Jeffrey A. McNeely et al, 1990. Conserving the World’s Biological Diversity. Gland,
Switzeland, and Washington, D.C
4. Kent E. Holsinger, 2005. Conservation Biolgy. University of Connecticut.

5. Kevin J Gaston and John I Spicer, 2004. Biodiversity an Introduction. Blackwell Publishing
Company. USA.
6. Michael J. Jeffries. Biodiversity and Conservation. Routledge, London, 1997.
7. Peter B. Moyle, 1997. Wildlife Conservation.
8. Peter J. Bryant, 2001. Biodiversity and Conservation. University of California, USA.
9. Richard B. Primack, 1993. Essentials of Conservation Biology. Sunderland, Massachusetts
U.S.A.
Phan Thanh Quyền - />11

10. Richard B. Primack, 1995. A Primer of Conservation Biology. Sunderland, Massachusetts
U.S.A.
11. Ronald Hofstetter, 2003. Conservation Biology. University of Miami.
Phan Thanh Quyền - />12
Chương 2.
NHỮNG MỐI ĐE DỌA ĐỐI VỚI
ĐA DẠNG SINH HỌC
Mục tiêu:
Cung cấp những khái niệm cơ bản về tuyệt chủng, các mối đe dọa đối với tuyệt chủng do các
hoạt động của con người. Chương 2 cũng trình bày những đặc điểm của các thời kỳ tuyệt chủng
trong quá khứ cũng như sai khác cơ bản về tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ so với tuyệt chủng
hàng loạt ngày nay. Giải thích tính dễ bị tuyệt chủng của một số nhóm động vật do hoạt động của con
người.
Số tiết: 9
Nội dung:
I. Sự tuyệt chủng
1. Khái niệm về tuyệt chủng
Khái niệm tuyệt chủng có rất nhiều ý nghĩa và khác nhau tùy thuộc vào từng bối cảnh cụ thể.
Một loài bị coi là tuyệt chủng (extinct) khi không còn một cá thể nào của loài đó còn sống sót tại bất
kỳ nơi nào trên thế giới. Nếu như một số cá thể của loài còn sót lại chỉ nhờ vào sự kiểm soát, chăm
sóc, nuôi dưỡng của con người, thì loài này được coi là đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã
(extinct in the wild). Trong hai trường hợp trên, các loài có thể coi như bị tuyệt chủng trên phạm vi
toàn cầu (globally extinct).
Một loài bị coi là tuyệt chủng cục bộ (locally extinct) nếu như chúng không còn sống sót tại nơi
chúng đã từng sinh sống, nhưng người ta vẫn còn tìm thấy chúng tại những nơi khác trong thiên
nhiên.
Một số nhà sinh học sử dụng cụm từ loài bị tuyệt chủng về phương diện sinh thái học
(ecologically extinct), điều đó có nghĩa là số lượng cá thể loài còn lại ít đến nổi tác dụng của nó không
có chút ý nghĩa nào đến những loài khác trong quần xã.
1.1. Tuyệt chủng là một quá trình tự nhiên

Sự tuyệt chủng loài xảy ra thậm chí không bắt nguồn từ những xáo động to lớn. Lý thuyết tiến
hóa nói rõ rằng một loài có thể bị dồn vào tuyệt chủng do không cạnh tranh nổi với một loài khác hay
do bị ăn thịt. Một loài có thể tiến hóa từ một loài khác để đáp ứng với những thay đổi của môi trường
hay là do sự thay đổi ngẫu nhiên của quỹ gen. Hiện tại chúng ta cũng không biết đầy đủ những nhân
tố xác định sự phồn thịnh hay suy thoái của một loài, nhưng ít nhất chúng ta có thể khẳng định rằng
sự tuyệt chủng là một hiện tượng nằm trong chu trình vận động của tự nhiên tương tự như sự hình
thành loài.
Nếu tuyệt chủng là một phần trong các quá trình tự nhiên, thì tại sao lại phải suy nghĩ và quan
tâm nhiều đến chuyện mất mát các loài. Câu trả lời nằm trong mối tương quan về sự tuyệt chủng và
hình thành loài. Sự hình thành loài là một quá trình diễn ra rất chậm, qua sự tích luỹ dần các đột biến
và những sự chuyển đổi các allen qua cả hàng chục ngàn năm thậm chí cả hàng triệu năm. Theo
Kirchner và cộng sự (2001), trung bình trái đất cần khoảng 10 triệu năm để hồi phục sự đa dạng từ
những tuyệt chủng mang tính toàn cầu. Nếu tốc độ của việc hình thành loài tương đương hay vượt
quá tốc độ tuyệt chủng, sự đa dạng sinh học được duy trì hay tăng lên. Trong lịch sử các thời kỳ địa
chất, đa dạng sinh học tương đối ổn định nhờ sự cân bằng giữa sự hình thành loài mới và sự tuyệt
diệt loài cũ. Tuy nhiên trong những khoảng thời gian ngắn hơn, tốc độ đa dạng hóa kém hơn nhiều
so với tốc độ tuyệt chủng. Điều đó có nghĩa là sự tiến hóa của sinh giới sẽ không theo kịp với những
sự tuyệt chủng nhanh chóng.
1.2. Tuyệt chủng do con người gây ra
Tác động dễ nhận thấy đầu tiên về hoạt động của con người vào tỷ lệ tuyệt chủng có thể thấy vào
Phan Thanh Quyền - />13
sự sa sút các loài thú lớn ở Australia và Nam, Bắc Mỹ vào thời gian mà con người bắt đầu thống trị hai
lục địa này từ hàng ngàn năm trước. Chỉ một thời gian ngắn sau khi con người đặt chân đến, 74% đến
86% các loài thú lớn, có trọng lượng hơn 40 kg, trong các vùng này bị tuyệt chủng. Nguyên nhân trực
tiếp của sự tuyệt chủng này có thể là do săn bắn, và nguyên nhân gián tiếp là do đốt rừng và khai
hoang.
Dựa vào các chứng cứ có sẵn thì khoảng 85 loài thú và 113 loài chim đã bị tuyệt chủng từ năm
1600, tương ứng với 2,0% các loài thú và 1,3% các loài chim. Trong khi những con số ban đầu này có
vẻ như chưa ở mức báo động thì xu hướng tuyệt chủng tăng rất nhanh trong khoảng 150 năm lại đây.
Bảng 2.1. Một số nhóm loài tuyệt chủng từ năm 1600 đến nay

Số loài tuyệt chủng
Bậc phân loại
Đất liền
Đảo
Đại dương
Tổng số
Số loài
% tuyệt
chủng
Thú
30
51
4
85
4.000
2,10
Chim
21
92
0
113
9.000
1,30
Bò sát
1
20
0
21
6.300
0,30

Lưỡng thê
2
0
0
2
4.200
0,05

22
48
0
23
19.100
0,10
Không xương sống
49
48
1
98
1.000.000
0,01
Thực vật có hoa
245
139
0
384
250.000
0,20
Nguồn: Reid và Miller 1989.
Tỷ lệ tuyệt chủng của chim và thú vào khoảng 1 loài trong 10 năm trong thời gian từ 1600 -

1700, nhưng tỷ lệ này tăng lên 1 loài/năm trong thời gian từ 1850 -1950. Sự gia tăng tỷ lệ tuyệt chủng
loài là một sự chỉ định về tính nghiêm trọng của vấn đề đe dọa đa dạng sinh học. Nhiều loài còn chưa
bị tuyệt chủng nhưng đã bị hao hụt rất nhiều do các hoạt động của con người và chỉ tồn tại với số
lượng rất thấp. Những loài này cũng được coi là tuyệt chủng sinh thái và chúng không còn vai trò gì
trong tổ chức quần xã. Tương lai của nhiều loài là không chắc chắn.
 24% các loài thú trên thế giới ngày nay đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng
(IUCN,2000).
 Khoảng 12% trong số 9.500 loài chim trên thế giới đang bị đe doạ tuyệt chủng trong
khoảng 100 năm tới. Khoảng từ 300 đến 900 loài khác có khả năng đưa vào danh sách bị
đe doạ (Smith et al., 1993).
 Khoảng ¼ của tất cả các loài bò sát và 1/3 của tất cả các loài lưỡng thê trên trái đất đang
bị đe doạ tuyệt chủng. Bò sát và lưỡng thê thường được coi là những chỉ thị tổng quát cho
sự thịnh vượng của hệ sinh thái.
 50% các loài cá (chủ yếu là cá nước ngọt) được đánh giá được đưa vào danh sách bị đe
doạ.
 Nhiều loài côn trùng, có vai trò quan trọng như là các sinh vật phân huỷ chất thải, các loài
thụ phấn đang bị đe doạ: khoảng 100.000 loài đến 500.000 loài côn trùng được dự báo là
sẽ tuyệt chủng trong vòng 300 năm tới, tương đương với tỷ lệ khoảng 7 đến 30 loài bị mất
đi trong vòng một tuần (Mawdsley and Stork , 1995).
 Khoảng 10% các loài cây trên thế giới đang bị đe doạ tuyệt chủng. Khoảng 1000 loài
đang bị nguy cấp trầm trọng, một số loài trong đó số cá thể chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.
Có ít hơn ¼ các loài cây đang bị đe doạ được bảo tồn ở các mức độ khác nhau (Oldfield,
et al., 1998)
Phan Thanh Quyền - />14
Các hệ sinh thái và các nơi ở cũng đạng bị đe doạ và đang bị mất mát ở mức độ báo động:
 Khoảng 2/3 diện tích của 2 trong số 14 khu sinh học trên cạn của thế giới và hơn một
nửa diện tích của 4 khu sinh học khác đã bị chuyển đổi (chủ yếu cho nông nghiệp) vào
những năm 1990 (Millennium Ecosystem Assessment, 2005).
 Theo Viện Tài nguyên rừng Thế giới (WRI), 1/5 độ che phủ của tất cả rừng mưa nhiệt đới
đã bị mất giữa những năm 1960 và 1990.

 50% nơi ở của các vùng đất ngập nước đã bị huỷ hoại trong vòng 100 năm qua (WRI,
2003).
 Rừng ngập mặn ven biển trên thế giới thế giới là môi trường nuôi dưỡng quan trọng cho
vô số loài cũng đang bị đe doạ, khoảng 50% rừng ngập mặn đã bị chặt trụi (WRI, 2000-
2001).
 Khoảng 20% các rạn san hô trên thế giới đã bị mất và 20% khác đang bị suy thoái trong
mấy thập kỷ cuối của thế kỷ XX (Millennium Ecosystem Assessment, 2005).
Cuối cùng là do sự mất mát của các loài và hệ sinh thái đã dẫn đến sự mất mát chưa từng
thấy của các dịch vụ sinh thái có giá trị:
 Khoảng 60% các dịch vụ sinh thái đang bị suy thoái hay sử dụng không bền vững bao
gồm: làm sạch không khí, điều hoà khí hậu, cung cấp nước sạch, điều chỉnh mầm bệnh và
sâu hại và thụ phấn.
 Có sự thay đổi lớn về chu trình dinh dưỡng trong các thập kỷ qua, chủ yếu do gia tăng
lượng phân bón, chất thải của gia súc, chất thải của con người và đốt cháy sinh khối
(Millennium Ecosystem Assessment, 2005).
2. Nguyên nhân của tuyệt chủng
Mối nguy hại chính ảnh hưởng đến đa dạng sinh học có liên quan đến các hoạt động của con
người là: phá hủy, chia cách, làm suy thoái (kể cả ô nhiễm) nơi sinh sống; khai thác quá mức các loài
phục vụ cho các mục đích sử dụng của loài người; du nhập các loài ngoại lai và gia tăng các dịch
bệnh. Hầu hết các loài bị đe dọa chịu ảnh hưởng của ít nhất là hai trong số các yếu tố nói trên, những
yếu tố này làm cho sự tuyệt chủng sẽ tiếp diễn nhanh hơn, bất chấp mọi cố gắng nhằm bảo vệ loài.
Các mối hiểm hoạ đe dọa đa dạng sinh học nêu ở trên gây ra do việc sử dụng, khai thác tài nguyên
ngày càng tăng và mức tăng dân số quá nhanh của loài người.
2.1. Sự phá hủy những nơi cư trú
Mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học là nơi cư trú bị phá hủy và mất mát.
Hơn 50% những nơi cư trú là các rừng nguyên sinh bị phá hủy tại 47 nước trong tổng số 57 nước
nhiệt đới trên thế giới. Tại Châu Á nhiệt đới, 65% các nơi cư trú là các cánh rừng tự nhiên đã bị mất.
Tốc độ phá hủy đặc biệt lớn tại các nước Philippines, Bangladesh, Sri Lanka, Việt Nam, Ấn Độ,
các nước Châu Phi, đã làm mất phần lớn các các nơi cư trú của các loài hoang dã, trầm trọng nhất là
các nước Gambia, Ghana và Ruanda. Tốc độ phá rừng hiện nay khác nhau tại nhiều nơi trên thế giới,

tốc độ khá nhanh ở mức 1,5 đến 2% là các nước như Việt Nam, Paraguay, Mehico và Costa Rica. Tại
vùng Địa Trung Hải, diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn lại 10%.
Đối với các loài động vật hoang dã quan trọng, phần lớn những nơi cư trú thích ứng của chúng
đã bị phá huỷ, chỉ còn lại một số rất ít được bảo vệ. Ví dụ loài đười ươi khổng lồ ở Sumatra và Borneo
đã mất 63% nơi sinh sống và chỉ còn 2% diện tích nơi sinh sống nguyên thuỷ của chúng được bảo tồn.
Các rừng mưa bị đe dọa
Việc phá hủy các rừng mưa nhiệt đới là dấu hiệu đi kèm với việc mất các loài. Rừng nhiệt đới
ẩm chiếm 7% diện tích bề mặt trái đất, nhưng ước tính chúng chứa hơn 50% tổng số loài trên trái đất.
Phan Thanh Quyền - />15
Diện tích ban đầu của rừng mưa nhiệt đới ước tính khoảng 16 triệu km
2
, đến năm 1982 chỉ còn lại 9,5
triệu km
2
. Hằng năm có khoảng 180.000 km
2
rừng mưa bị mất, trong đó 80.000 km
2
bị mất hoàn toàn
và 100.000 km
2
bị suy thoái đến mức cấu trúc loài và các diễn thế của hệ sinh thái phần lớn đã bị thay
đổi.
Sa mạc hóa
Rất nhiều các quần xã sinh học sống trong các vùng khí hậu khô hạn theo mùa đã bị suy thoái
và đất đai trở thành sa mạc mà nguyên nhân chính là do các hoạt động của con người, quá trình đó
gọi là quá trình sa mạc hóa. Lúc đầu các vùng đất này rất phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp,
nhưng việc gieo trồng liên tục đã làm cho đất bị xói mòn dẫn đến việc mất khả năng giữ nước. Thảm
cỏ ở đây cũng liên tục bị trâu bò, dê cừu ăn trụi, các cây thân gỗ thì bị khai thác để làm củi, hậu quả
là sự suy thoái rất nhanh và không thể hồi phục trở lại của các quần xã sinh học cũng như việc mất

thảm che phủ bề mặt đất và hậu quả là khu vực này biến thành sa mạc. Trên thế giới có khoảng 9
triệu km
2
đất vùng khô hạn đã biến thành sa mạc do quá trình nói trên.
2.2. Các nơi cư trú bị chia cắt manh mún và cách ly
Sự chia cắt manh mún nơi cư trú của các loài là quá trình mà một khu vực rộng lớn bị thu nhỏ
lại hoặc bị chia cắt thành hai hay nhiều mảnh nhỏ. Những phần này thường bị cách ly khỏi những
phần khác và hình thái cấu trúc cảnh quan bị thay đổi nhiều. Một mảnh hay một phần của nơi cư trú
mới khác biệt với nơi cư trú nguyên thủy ở hai điểm quan trọng: đó là mảnh của nơi cư trú mới có tỷ
lệ giữa phần biên và diện tích lớn hơn, và tâm điểm của mỗi mảnh của nơi cư trú mới rất gần với
phần biên của mảnh hơn.
Việc phá hủy các nơi cư trú có thể hạn chế khả năng phát tán và định cư của loài. Tác hại của
việc chia cắt nơi cư trú sẽ làm giảm khả năng kiếm mồi của các loài thú. Ngoài ra nơi cư trú bị chia cắt
cũng góp phần làm suy giảm quần thể và dẫn đến sự tuyệt chủng do quần thể lớn lúc đầu bị chia ra hai
hay nhiều quần thể nhỏ.
Sự chia cắt nơi cư trú thành các phần nhỏ đã làm tăng một cách một cách đáng kể tỷ lệ tương
đối của sự tác động đường biên so với diện tích nơi cư trú. Một số tác động khác quan trọng hơn của
đường biên là sự dao động nhiều hơn về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và gió. Việc nơi cư trú bị xé nhỏ,
xé lẻ còn làm tăng khả năng xâm nhập của các loài ngoại lai và bùng nổ số lượng các loài côn trùng
địch hại và bản địa. Việc nơi cư trú bị chia cắt cũng làm tăng khả năng tiếp xúc của các loài động,
thực vật thuần dưỡng với các quần thể hoang dã. Các bệnh dịch của các loài thuần dưỡng có thể lây
lan rất dễ dàng sang các loài hoang dã vốn thường có khả năng miễn dịch kém.
2.3. Nơi cư trú bị phá hủy và ô nhiễm
Cho dù nơi sinh sống không bị ảnh hưởng một cách trực tiếp do việc phá hủy hay chia cắt,
nhưng các quần xã và các sinh vật sống trong đó có thể bị ảnh hưởng sâu sắc do các hoạt động
khác của con người. Dạng nguy hiểm nhất của phá hủy môi trường là sự ô nhiễm. Nguyên nhân chủ
yếu của tình trạng này là do thuốc trừ sâu, hóa chất và các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt
của con người và các ô nhiễm gây ra bởi các nhà máy ô tô, cũng như các trầm tích lắng đọng do sự
xói mòn đất từ các vùng cao, sườn núi.
Ô nhiễm do thuốc trừ sâu: sự nguy hại của thuốc trừ sâu được khuyến cáo từ những năm

1962. Nồng độ của DDT và các loại thuốc trừ sâu khác tích luỹ trong cơ thể sinh vật, tăng lên
theo bậc cao dần của chuổi thức ăn thông qua quá trình tích tụ sinh học (bioaccumulation) và
khuếch đại sinh học (magnification).
Ô nhiễm nước: ô nhiễm nước gây hậu quả xấu cho loài người như hủy hoại các nguồn thực
phẩm thủy sản như cá, thân mềm, giáp xác và làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Các hóa chất độc,
dù chỉ với một liều lượng rất thấp thì dư lượng của chúng vẫn có thể tồn đọng, tích luỹ dần vào trong
cơ thể sinh vật thủy sinh đến nồng độ gây chết do chúng phải lọc một lượng lớn nước khi ăn.
Các khoáng chất vi lượng tuy rất cần cho cuộc sống của động vật và thực vật nhưng chúng
Phan Thanh Quyền - />16
cũng có thể trở nên gây hại khi xuất hiện ở nồng độ cao. Các chất thải của người, các loại phân bón
hóa học, các chất tẩy rửa và các quá trình sản xuất trong công nghiệp thường xuyên thải ra một
lượng lớn nitrat, photphat vào hệ sinh thái thủy vực, dẫn đến hiện tượng phú dưỡng nước.
Các trầm tích có nguồn gốc do xói mòn từ các vùng đất trống, đồi núi trọc cũng có thể gây hại
cho hệ sinh thái thủy vực. Các chất trầm tích có lẫn mùn lá cây, bùn, các chất rắn lơ lững, làm tăng
độ đục của nước, làm giảm độ chiếu sáng trong nước nên đã cản trở quá trình quang hợp. Sự tăng
độ đục của nước có thể làm giảm khả năng nhìn, khả năng săn mồi, làm giảm sức sống của một số
loài động vật thủy sinh. Sự gia tăng lớp trầm tích đã gây hại cho nhiều loài san hô, những loài đòi hỏi
môi trường sống tuyệt đối trong sạch.
Ô nhiễm không khí: các hoạt động của con người làm thay đổi và làm ô nhiễm bầu không khí
của trái đất. Các dạng ô nhiễm không khí như:
 Mưa axit: các nền công nghiệp như luyện thép, các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu là
than hay dầu đã thải ra một lượng lớn các khí NOx, SOx vào không khí, các khí này khi gặp hơi nước
trong không khí sẽ tạo ra axit nitric và axit sulfuric. Các axit này liên kết với những đám mây và khi
tạo thành mưa đã làm giảm độ pH của nước mưa xuống rất thấp. Mưa axit sẽ làm giảm độ pH của
đất và của nước trong các hồ, ao, sông suối trên lục địa. Mưa axit đã tiêu diệt nhiều loài động và thực
vật. Do độ axit của các hồ ao tăng lên, nhiều cá con của nhiều loài cá và cả những con cá trưởng
thành cũng bị chết. Độ axit tăng và nước bị ô nhiễm là nguyên nhân chính làm suy giảm đáng kể các
quần thể động vật lưỡng cư trên thế giới. Đối với phần lớn các loài động vật lưỡng cư, ít nhất một
phần trong chu kỳ sống của chúng phụ thuộc vào môi trường nước, độ pH của nước giảm làm cho tỷ
lệ trứng và ấu trùng bị chết tăng cao.

 Sương mù quang hoá: Xe ô tô, các nhà máy điện và các hoạt động công nghiệp thải ra các
khí hydrocacbon, khí NO. Dưới ánh sáng mặt trời, các chất này tác dụng với khí quyển và tạo ra khí
ozon và các chất phụ phẩm khác, tất cả khí này được gọi chung là sương mù quang hóa (photo-
chemical smog). Nồng độ ozon cao ở tầng khí quyển gần mặt đất sẽ giết chết các mô thực vật, làm
cho cây dễ bị tổn thương, làm hại đến các quần xã sinh học, giảm năng suất nông nghiệp. Các quần
xã sinh học trên toàn cầu cũng có thể bị phá hủy hay bị thay đổi do các hợp chất chứa nitơ trong
không khí theo mưa và bụi lắng đọng tự do và do đó có thể ảnh hưởng đến nguồn sản xuất lương
thực và thực phẩm.
 Các kim loại độc hại: xăng có chứa chì, các hoạt động khai mỏ, luyện kim và các hoạt động
công nghiệp khác thải ra một lượng lớn chì, thiếc và nhiều loại kim loại độc hại khác vào khí quyển.
Các hợp chất này trực tiếp gây độc cho cuộc sống của động và thực vật.
Sự thay đổi khí hậu toàn cầu: khí cacbonic, mêtan và các khí khác trong khí quyển không ngăn
cản ánh sáng mặt trời, cho phép năng lượng xuyên qua khí quyển và sưởi ấm bề mặt Trái đất. Tuy
vậy, những khí này và hơi nước giữ lại năng lượng do trái đất phát ra, làm chậm lại tốc độ phát tán
nhiệt và bức xạ khỏi trái đất. Các khí này được gọi là khí nhà kính do tác dụng của chúng rất giống
với nhà kính - cho ánh sáng mặt trời đi qua nhưng giữ lại năng lượng bên trong nhà kính và chuyển
thành năng lượng nhiệt.
Lượng khí nhà kính gia tăng đã làm ảnh hưởng đến khí hậu trái đất và các tác hại này tiếp tục
gia tăng trong tương lai. Những nhà khí tượng học ngày càng đồng ý với quan điểm cho rằng ở thế
kỷ XXI khí hậu trái đất sẽ còn nóng lên từ khoảng 2-6
0
C nữa vì sự gia tăng của khí CO
2
và các khí
khác. Trong khi các loài có vùng phân bố rộng và dễ phát tán có thể thay đổi để thích ứng với sự thay
đổi, thì đối với nhiều loài có vùng phân bố hẹp hoặc do khả năng phát tán kém nên việc tuyệt chủng
là khó tránh khỏi.
Hiện tượng nhiệt độ tăng dần lên còn làm các khối băng ở vùng cực tan ra. Do việc giải phóng
một lượng nước lớn như vậy, trong vòng 50 -100 năm tới mức nước biển có thể tăng từ 0,2 -1,5 m.
Mức nước biển dâng cao có thể làm ngập lụt những vùng đất thấp, những khu đất ngập nước ven bờ

biển và nhiều thành phố lớn. Một số loài san hô không phát triển nhanh kịp với tốc độ nâng cao mực
nước biển và dần dần chúng sẽ bị chết đuối.
Phan Thanh Quyền - />17
2.4. Khai thác quá mức
Nhằm thoả mãn các nhu cầu của cuộc sống, con người đã thường xuyên săn bắn, hái lượm
thực phẩm và khai thác các nguồn tài nguyên khác. Khi dân số loài người vẫn còn ít và phương pháp
thu hái còn thô sơ, con người đã thu hái và săn bắt một cách bền vững mà không làm cho các loài
trở nên tuyệt chủng. Tuy vậy, khi dân số tăng lên, nhu cầu khai thác tài nguyên cũng tăng theo. Các
phương pháp thu hái dần dần được cải tiến và trở nên hữu hiệu hơn. Việc khai thác quá mức là
nguyên nhân thứ hai sau nguyên nhân mất nơi cư trú và là một trong những nguyên nhân quan trọng
dẫn các loài đến tuyệt chủng.
Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý các loài hoang dã, đánh bắt cá và lâm nghiệp đã cố
gắng xây dựng một phương pháp tính toán mô hình để xác định số lượng tối đa có thể khai thác
được một cách bền vững của các nguồn tài nguyên. Lượng tối đa nguồn tài nguyên có thể khai thác
được một cách bền vững là sản lượng có thể thu hoạch hằng năm tương đương với năng suất mà
quần thể tự nhiên sản sinh ra được.
2.5. Sự du nhập các loài ngoại lai
Phạm vi sống về địa lý của nhiều loài được giới hạn bởi các hàng rào do chính các yếu tố môi
trường và khí hậu tạo ra ngăn cản sự phát tán. Các sa mạc, đại dương, đỉnh núi, và những dòng
sông đều đã ngăn cản sự di chuyển của các loài. Con người đã làm thay đổi cơ bản đặc tính này
bằng việc vận chuyển phát tán các loài trên toàn cầu. Tại thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, con
người mang các cây trồng và vật nuôi từ chổ này sang chổ khác khi họ tạo dựng những nơi định cư
và các thuộc địa mới. Ngày nay đã có một lượng lớn các loài do vô tình hay cố ý, được đem đến
những khu vực không phải là nơi cư trú gốc của chúng. Những loài đó đã được du nhập do các
nguyên nhân sau đây:
 Sự vận chuyển các container: việc sử dụng các container trong vận chuyển hàng hóa đã tạo
điều kiện cho sự xâm nhập của các sinh vật ngoại lai. Rõ ràng là các cảng biển là con đường
xâm nhập của nhiều sinh vật lạ, nhưng với việc vận chuyển bằng containner thì các loài ngoại
lai được vận chuyển đến tất cả các vùng đất trên thế giới. Các container là môi trường trú ngụ
lý tưởng cho các sinh vật ngoại lai. Chúng có thể ở trong đó vài tuần để rồi sau đó được vận

chuyển đi. Các thanh tra của hải quan cũng rất khó để phát hiện chúng. Các container chở vỏ xe
của Nhật đã mang các loài muỗi Châu Á đến khắp nước Mỹ, Nam Phi, Tân Tây Lan, Úc và
một số nước ở phía Nam Châu Âu.
 Nước dằn tàu: nhiều tàu chở hàng được cân bằng nhờ vào việc bơm nước biển hay nước ngọt
vào các thùng nước lớn dùng để dằn tàu. Nước được vận chuyển như thế bao gồm cả các loài
động thực vật sẽ được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác. Đây rõ ràng là con đường xâm nhập
chính của các loài sinh vật thủy sinh. Khoảng 1/3 các loài sinh vật ngoại lai ở Hồ Lớn (Great
Lakes) được du nhập theo con đường này. Năm 1990, Tổng Thống Mỹ, Bush đã ký đạo luật
yêu cầu các nhân viên bảo vệ vùng bở của Mỹ phải triển khai mạnh mẽ các tiêu chuẩn liên
quan đến việc thải bỏ nước dằn tàu.
 Vận chuyển bằng máy bay: vận chuyển hàng không là một phương thức xâm nhập mới của các
loài ngoại lai. Các loài muỗi ở Châu Phi đã xâm nhập vào Nước Anh qua các khoang hành
khách. Các loài rắn đã theo hàng hóa từ đảo Guam đến Hawaii.
 Nông, lâm nghiệp: một số cây trồng đã ra ngoài tự nhiên và trở thành vật hại. Hoạt động nông
lâm nghiệp đã gây ra sự lây lan của nhiều loài sâu hại và dịch bệnh. Khoảng 20 loài cỏ dại
được tìm thấy ở khắp mọi nơi và khoảng 40% các loại bệnh chính trên khắp thế giới. Chuột và
chim sẻ là sinh vật đồng hành ở các trang trại trên khắp thế giới.
 Nuôi trồng thủy sản: đã gây ra sự lây lan của rất nhiều loài cá, ví dụ như cá rô phi đã lan rộng
ở hầu hết các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Các trang trại nuôi tôm hiện nay đang làm lay lan
các bệnh virus trên khắp thế giới, các virus này có thể ảnh hưởng đến chủng quần các đàn cá tự
nhiên. Các trại nuôi cá Hồi (Salmon) cũng đã du nhập các mầm bệnh và các gen lạ.
Phần lớn các loài du nhập không sống được tại những nơi mới đến do môi trường không phải lúc
nào cũng phù hợp với điều kiện sống của chúng. Dù vậy, vẫn có một tỷ lệ nhất định các loài nhập cư
Phan Thanh Quyền - />18
thiết lập được cuộc sống trên vùng đất mới và nhiều loài trong đó còn vượt trội, xâm lấn các loài bản
địa. Các loài du nhập này thậm chí còn cạnh tranh với các loài bản địa để có được nguồn thức ăn và
nơi ở. Các loài du nhập còn ăn thịt các loài bản địa cho đến khi chúng tuyệt chủng hoặc làm chúng
thay đổi nơi cư trú đến mức nhiều loài bản địa không thể nào tồn tại được nữa.
Tại sao các loài du nhập lại dễ dàng xâm nhập và chiếm lĩnh các nơi cư trú và thay thế các loài
bản địa đến như vậy? Một trong những lý do quan trọng là ở nơi cư trú mới chưa có các loài thiên địch

của chúng như các loài động vật là kẻ thù, các loài côn trùng và các loài ký sinh, gây bệnh. Các hoạt
động của con người đã tạo nên những điều kiện môi trường không bình thường, như sự thay đổi các
nguồn dinh dưỡng, gây cháy rừng, tăng lượng ánh sáng, đã tạo cơ hội cho các loài du nhập thích ứng
nhanh hơn và loại trừ được các loài bản địa.
2.6. Sự lây lan của các dịch bệnh
Sự nhiễm trùng từ các sinh vật mang bệnh là điều thường xảy ra đối với động vật nuôi hay
động vật hoang dã. Các tác nhân gây nhiễm có thể là các vật ký sinh như virus, vi khuẩn, nấm, các
động vật đơn bào hay các ký sinh trùng kích cở lớn hơn như giun sán. Các loại bệnh dịch này có thể
là nguy cơ đe dọa đối với một số loài quí hiếm.
Có 3 nguyên tắc cơ bản về dịch bệnh học được ứng dụng rộng rãi trong việc nuôi dưỡng và
quản lý các loài thú quý hiếm. Thứ nhất, các loài được con người nuôi và động vật sống trong tự
nhiên khi sống trong quần thể với mật độ cao sẽ có nguy cơ dễ mắc bệnh dịch hay bị nhiễm ký sinh
trùng.
Nguyên tắc thứ hai, tác hại gián tiếp do nơi cư trú bị phá hủy là làm cho loài trở nên dễ mắc các
bệnh dịch hơn. Khi các quần thể vật chủ sống tập trung trong một khu vực nhỏ hơn do nơi sinh sống
của chúng bị phá hủy, tại đây chất lượng môi trường nơi cư trú thường bị suy giảm, thức ăn trở nên
khan hiếm dẫn đến tình trạng kém dinh dưỡng, các động vật trở nên yếu hơn và dễ mắc bệnh hơn.
Nguyên tắc thứ ba, tại rất nhiều khu bảo tồn và vườn thú, các loài tiếp xúc với rất nhiều loài mà
chúng rất ít khi, thậm chí không bao giờ gặp trong thiên nhiên hoang dã cho nên bệnh dịch có thể
truyền từ loài này sang loài khác.
3. Sự tuyệt chủng hàng loạt (mass extinction)
Theo các nhà khoa học, tuyệt chủng hàng loạt là những sự kiện tuyệt chủng đã tác động đến
sinh vật trong các môi trường khác nhau, gây ra những mất mát nặng nề về số lượng trong các bậc
phân loại.
3.1. Tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ.
Theo một đánh giá về số loài đã tồn tại trên trái đất thì có đến 99,9% số loài đã bị tuyệt chủng.
Hay nói một cách khác, số các loài động vật, thực vật, vi sinh vật hiện có chỉ chiếm 0,1% tổng số loài
đã từng sống trên hành tinh.
Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguyên nhân của tuyệt chủng hàng loạt bao gồm các
nguyên nhân bên ngoài như tác động của các thiên thạch đến các nguyên nhân bên trong như núi

lửa, thời kỳ băng hà, đã tác động đến sự thay đổi khí hậu toàn cầu là tác nhân chính gây ra tuyệt
chủng hành loạt.
Trong lịch sử tiến hoá của trái đất, hầu hết các loài bị mất đi do các thời kỳ tuyệt chủng, trong
đó có 5 thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt nghiêm trọng kéo dài trong thời gian 350 triệu năm. Năm thời kỳ
tuyệt chủng hàng loạt này được xác định qua việc nghiên cứu các dẫn chứng của những thay đổi các
hoá thạch động, thực vật.
Dựa vào các hoá thạch, các nhà khoa học đã chúng minh rằng có 5 đợt tuyệt chủng hàng loạt
đã xảy ra trong quá khứ (Hình 2.2).
Phan Thanh Quyền - />19
Triệu năm trước
Hình 2.1. Các thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ
* Ordovician cuối (440 triệu năm trước): Khoảng 50% số họ của động vật và 85% số loài đã bị tiêu
diệt trong thời gian này chủ yếu là các loài ở biển.
* Devonian muộn (365 triệu năm trước): có 30% họ của các loài động vật bị tuyệt chủng chủ yếu tác
động đến các loài ở biển. Thời kỳ này kéo dài từ 500 ngàn đến 15 triệu năm, nguyên nhân do lạnh
toàn cầu và giảm oxy trong các tầng nước nông.
* Permian cuối (251 triệu năm trước): 50 % các họ động vật bị tuyệt chủng, khoảng 96% loài sinh
vật biển bị tuyệt chủng trong thời kỳ này. Nguyên nhân do biến động mức nước biển, hoạt động của
núi lửa và thay đổi khí hậu.
* Triassic cuối (205 triệu năm trước): có 35 % họ các loài động vật và khoảng 76% loài, phần lớn là
các loài ở biển, bị tuyệt chủng.
* Cretaceous cuối (65 triệu năm trước): Trong số 5 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thì sự kiện được
con người biết rõ nhất xảy ra ở kỷ phấn trắng và kỷ thứ ba (Cretaceous và Tertiary), còn gọi là thời kỳ
K/T, với khoảng 60 % các loài động vật bị tuyệt chủng. Đây là thời kỳ các giống động vật biển bị mất
trong diện rộng, tạo ra những thay đổi cơ bản trong các hệ sinh thái trên cạn và sự biến mất của
khủng long. Trong thời kỳ tiến hoá đổi mới này, các loài linh trưởng phát triển mạnh và loài người
(Homo sapiens) xuất hiện. Nguyên nhân là do tác động của các thiên thạch làm thay đổi khí hậu.
Thời gian phục hồi cho các sự kiện tuyệt chủng trong quá khứ cũng rất dài. Các nhà khoa học
đã tính được rằng, để phục hồi sự đa dạng sinh học cho mỗi lần tuyệt chủng trong quá khứ cần phải
có thời gian phục hồi khoảng vài chục triệu năm (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Thời gian phục hồi từ các tuyệt chủng trong quá khứ
Thời kỳ tuyệt chủng
Thời gian phục hồi (triệu năm)
Ordovician cuối
25
Devonian muộn
30
Permian và Triassic
100
Cretaceous cuối
20
Nguồn: USAID, 2005.
3.2. Tuyệt chủng hàng loạt ngày nay
Tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay, hay còn gọi là tuyệt chủng hàng loạt thứ 6, xảy
ra vào kỷ Pleistocent từ hơn 1 triệu năm trước. Đây là thời kỳ có những biến động lớn về khí hậu
toàn cầu, sự dâng cao và hạ thấp mức nước biển cùng với sự mở rộng vùng phân bố của loài người
từ Châu Phi, Châu Âu, Á đến các vùng khác trên thế giới. Đặc tính quan trọng nhất của sự tuyệt
chủng trong giai đoạn này liên quan với sự lan rộng của loài người trên khắp thế giới, trong đó các
loài thú có kích thước lớn hơn 44 kg, bị tuyệt chủng đến 74 - 86%.
So với các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt xảy ra trong quá khứ thì tuyệt chủng hàng loạt trong
giai đoạn hiện nay có nhiều sai khác. Các nhà khoa học cũng đã xác định các sai khác này và đây là
điều quan trọng để chúng ta có thể giải quyết các vấn đề phải đối mặt ngày nay.
Sai khác nổi bật nhất là trong tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay xảy ra với tốc độ
rất nhanh. Các nhà sinh thái đánh giá rằng chúng ta đã mất hàng trăm ngàn loài trong vòng 50 năm
qua. Các chuyên gia cũng dự báo rằng nếu cứ tiếp tục theo xu hướng như hiện nay, chúng ta có thể
bị mất đi ½ loài sinh vật trong thế kỷ tới. Ngược lại, tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ xảy ra qua
hàng trăm ngàn năm và trong một số trường hợp là hàng triệu năm. Ngay cả ở thời kỳ tuyệt chủng
Phan Thanh Quyền - />20
cuối cùng trong quá khứ của khủng long, do tác động của các thiên thạch, thì ảnh hưởng của nó
cũng kéo dài trong một thời gian tương đối. Các chứng cứ hoá thạch đã chỉ ra rằng quần thể của các

loài khủng long đã bị kiệt quệ trong hàng ngàn năm.
Nhân tố sai khác tiếp theo của thời kỳ hiện nay đó là số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng hiện
nay lớn gấp nhiều lần số loài trong quá khứ. Lý do đơn giản là vì hiện nay số loài sinh vật nhiều hơn
so với quá khứ. Ví dụ như trước khi xảy ra đợt tuyệt chủng hàng loạt thứ 5 vào khoảng 65 triệu năm
trước, thì số loài thực vật có hoa trên thế giới chỉ khoảng 100.000 loài, còn hiện nay con số đó đã gần
240.000 loài. Trong số các loài thú, côn trùng và các sinh vật khác cũng có một sự gia tăng đáng kể
về tổng số loài.
Khác với các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ, xảy ra chủ yếu do các hiện tượng thiên
nhiên, tuyệt chủng hiện nay chủ yếu do con người. Cứ 100 loài bị tuyệt chủng thì có đến 99 loài là do
con người. Ngoài ra, theo sau các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ là sự hình thành loài
mới để bù đắp cho số loài bị mất đi, còn sự tuyệt chủng hàng loạt giai đoạn hiện nay không kèm theo
sự hình thành loài mới. Các nhà Cổ sinh vật học cho rằng sau khi khủng long bị tuyệt chủng, ít nhất 5
triệu năm sau mới có sự cân bằng của sinh vật nhờ vào tiến hoá. Đối với giai đoạn hiện nay sẽ là một
thách thức lớn, bởi vì tuyệt chủng ngày nay liên quan đến tất cả các thứ hạng chính của loài, trong
khi đó ở 65 triệu năm trước, hầu hết các loài thú, chim, lưỡng thê, và nhiều loài bò sát còn sống sót.
II. Các loài dễ bị tuyệt chủng
Khi môi trường suy thoái do hoạt động của con người, quần thể của các loài sẽ bị giảm về số
lượng, một số loài sẽ bị tuyệt chủng. Các nhà sinh thái học đã nghiên cứu kiểm chứng và thấy rằng
không phải tất cả các loài đều có mức độ dễ tuyệt chủng như nhau; một số nhóm loài đặc biệt dễ bị
tuyệt chủng. Các loài này rất cần được theo dõi cẩn thận và phải được quản lý với những nổ lực
nhằm bảo tồn chúng. Các loài đặc biệt dễ tuyệt chủng thường nằm trong các nhóm loài sau đây:
1. Các loài có vùng phân bố địa lý hẹp
2. Các loài chỉ tồn tại với một hay vài quần thể
3. Các loài có kích thước quần thể nhỏ
4. Các loài có quần thể đang suy giảm về số lượng
5. Các loài có mật độ quần thể thấp.
6. Các loài cần một vùng cư trú rộng lớn
7. Các loài có kích thước cơ thể lớn
8. Các loài không có khả năng di chuyển tốt
9. Các loài di cư theo mùa

10. Các loài ít có tính biến dị di truyền
11. Các loài với nơi sống đặc trưng
12. Các loài đặc trưng tìm thấy ở môi trường ổn định
13. Các loài sống thành bầy đàn
14. Các loài là đối tượng săn bắn và hái lượm của con người
Các đặc điểm trên đây của các loài có xu hướng dễ bị tuyệt chủng không phải là những đặc điểm
riêng biệt, chúng thường có xu hướng tạo thành từng nhóm đặc điểm. Ví dụ, các loài kích thước cơ thể
lớn thường có mật độ quần thể thấp và địa bàn rộng - nghĩa là có tất cả các đặc điểm của một loài có xu
hướng dễ bị dẫn đến tuyệt chủng. Bằng cách xác định các đặc điểm làm loài dễ bị dẫn đến tuyệt chủng,
các nhà sinh học bảo tồn có thể dự tính được những việc làm cần thiết nhằm quản lý các loài dễ bị tuyệt
chủng.
Tóm tắt nội dung:
Khái niệm tuyệt chủng có rất nhiều ý nghĩa và khác nhau tùy thuộc vào từng bối cảnh cụ thể.
Sự tuyệt chủng có thể ở phạm vi toàn cầu (globally extinct), cục bộ (locally extinct) hay tuyệt chủng
Phan Thanh Quyền - />21
về phương diện sinh thái (ecologically extinct). Hoạt động của con người đã làm cho nhiều loài tuyệt
chủng. Hơn 99% những loài tuyệt chủng thời cận đại là do con người.
Nguy cơ lớn nhất đe dọa đa dạng sinh học là việc mất nơi cư trú. Các nơi cư trú đặc biệt đang
bị hủy hoại là các khu rừng mưa, rừng khô nhiệt đới, các vùng đất ngập nước, các vùng đồng cỏ ôn
đới, rừng ngập mặn và các rạn san hô.
Nơi cư trú bị chia cắt là quá trình mà nơi cư trú là khu vực rộng lớn, liên tục bị giảm về diện tích
hay bị xé lẻ ra làm hai hay nhiều phần nhỏ. Hậu quả là làm cho các loài dễ bị mất mát nhanh chóng
do tạo ra những rào chắn ngăn cản sự phát tán, định cư và kiếm mồi của động vật.
Ô nhiễm môi trường làm cho nhiều loài không thể tồn tại nơi sinh sống của mình. Ô nhiễm môi
trường bao gồm sử dụng quá mức thuốc trừ sâu, các chất thải công nghiệp, phân bón hóa học; và ô
nhiễm không khí gây ra mưa axit, lắng đọng nitơ, sương mù quang hóa và khí ozôn.
Việc khai thác quá mức là nguyên nhân thứ hai sau nguyên nhân mất nơi cư trú và là một trong
những nguyên nhân quan trọng dẫn các loài đến tuyệt chủng.
Các hoạt động của con người là nguyên nhân du nhập hàng ngàn loài đến những vùng đất mới
trên toàn thế giới. Một số loài du nhập nhanh chóng phát triển và có tác động xấu đến các loài bản

địa.
Dịch bệnh và ký sinh thường gia tăng khi các loài động vật bị nuôi nhốt trong những khu bảo
tồn thiên nhiên và không thể di chuyển, đi lại trong một địa bàn rộng lớn. Các loại bệnh dịch này có
thể là nguy cơ đe dọa đối với một số loài quí hiếm.
Có 5 thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt xảy ra trong quá khứ do các nguyên nhân từ thiên nhiên như
biến động mức nước biển, hoạt động của núi lửa, thiên thạch và thay đổi khí hậu. Các thời ký tuyệt
chủng này kéo dài trong thời gian 350 triệu năm, gây ra những mất mát nặng nề về số lượng trong
các bậc phân loại.
Tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay, hay còn gọi là tuyệt chủng hàng loạt thứ 6, xảy
ra từ hơn 1 triệu năm trước. So với các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt xảy ra trong quá khứ thì tuyệt
chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay xảy ra rất nhanh và chủ yếu do con người.
Khi môi trường suy thoái do hoạt động của con người, quần thể của các loài sẽ bị giảm về số
lượng, một số loài sẽ bị tuyệt chủng. Các loài động vật dễ bị tuyệt chủng có những đặc điểm như có
vùng phân bố hẹp, có ít quần thể, các loài di cư theo mùa, các loài có giá trị kinh tế đối với con
người,
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1. Giải thích ngắn gọn các khái niệm tuyệt chủng. Nêu ví dụ cho mỗi trường hợp
Câu 2. Hãy giải thích ngắn gọn vì sao tuyệt chủng là 1 quá trình tự nhiên, mà ngày nay chúng ta phải
quan tâm đến vấn đề tuyệt chủng?
Câu 3. Các nguyên nhân trực tiếp gây ra tuyệt chủng do con người là gì?
Câu 4. Nêu tên các nơi cư trú chính bị phá huỷ và bị đe doạ do các hoạt động của con người.
Câu 5. Một nơi cư trú bị chia cắt khác biệt với nơi cư trú nguyên thuỷ ở điểm nào?
Câu 6. Tác động đến loài của việc nơi cư trú bị chia cắt là gì?
Câu 7. Quá trình tích luỹ và tăng dần lên cao các loại chất độc bảo vệ thực vật trong cơ thể sinh vật
qua chuổi thức ăn được gọi là gì?
Câu 8. Nêu lên các nguyên nhân du nhập các loài ngoại lai. Kể tên 3 sinh vật ngoại lai mà anh, (chị)
Phan Thanh Quyền - />22
biết.
Câu 9. Sự gia tăng mực nước biển do ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến san hô như thế nào?
Câu 10. Lượng tối đa nguồn tài nguyên có thể khai thác được một cách bền vững là gì?

Câu 11. Vì sao các loài ngoại lai dễ dàng xâm nhập và chiếm lĩnh các nơi cư trú mới?
Câu 12. Tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay khác với tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ
như thế nào?
Câu 13. Vì sao các loài có kích thước quần thể nhỏ dễ bị tuyệt chủng hơn các loài có kích thước
quần thể lớn?
Câu 14. Vì sao các loài di cư theo mùa dễ bị tuyệt chủng hơn?
Câu 15. Vì sao các loài có kích thước cơ thể lớn dễ bị tuyệt chủng?
Câu 16. Vì sao các loài sống thành bầy đàn dễ bị tuyệt chủng?
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu Tiếng Việt.
1. Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn, 2002. Đa dạng sinh học. NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
2. Richard B. Primack (Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng dịch) 1999. Cơ sở sinh
học Bảo tồn. NXB KH&KT Hà Nội.
Tài liệu Tiếng Anh.
1. Edge W. Daniel, John P. Loegering, and Renee Davis Born, 1998. Principles of Wildlife
Conservation. Oregon State University. Corvalis, Oregon.
2. Elizabeth A. Gordon, Oscar E. Franco and Mary L. Tyrrell, 2005. Protecting Biodiversity: A
Guide to Criteria Used by Global Conservation Organizations. Yale School of Forestry &
Environmental Studies.
3. Jeffrey A. McNeely et al, 1990. Conserving the World’s Biological Diversity. Gland,
Switzeland, and Washington, D.C.
4. John MacKinnon, Colin Rees &Monina Uriarte, 2002. Guidebook of Biodiversity Principles
for Developers and Planners. ASEAN Regional Centre For Biodiversity Conservation.
5. Kent E. Holsinger, 2005. Conservation Biolgy. University of Connecticut.

6. Kevin J. Gaston and John I. Spicer, 2004. Biodiversity an Introduction. Blackwell
Publishing Company. USA.
7. Peter B. Moyle, 1997. Wildlife Conservation.
8. Peter J. Bryant, 2001. Biodiversity and Conservation. University of California, USA.

9. Richard B. Primack, 1993. Essentials of Conservation Biology. Sunderland, Massachusetts
USA.
10. Richard B. Primack, 1995. A Primer of Conservation Biology. Sunderland, Massachusetts
USA.
11. Ronald Hofstetter, 2003. Conservation Biology. University of Miami.
Phan Thanh Quyền - />23
12. USAID, 2005. Biodiversity Conservation: A Guide For USAID Staff and Partners.
Phan Thanh Quyền - />24
Chương 3.
BẢO TỒN Ở CẤP QUẦN THỂ VÀ LOÀI
Mục tiêu:
Trình bày những bất cập của quần thể có kích thước nhỏ, các vấn đề liên quần thể biến thái,
các vấn đề về sinh thái học cá thể liên quan đến bảo tồn các loài quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt
chủng. Các tiếp cận trong việc hình thành tái lập các quần thể mới. Chương này cũng trình bày vai
trò của bảo tồn chuyển vị trong công tác bảo tồn; các cấp độ bảo tồn loài của IUCN và bảo tồn loài
bằng pháp chế.
Số tiết: 8
Nội dung:
Không có một quần thể nào có thể tồn tại mãi mãi. Do những sự thay đổi thời tiết, sự diễn thế,
dịch bệnh, và một loạt các sự kiện khác mà số phận cuối cùng của bất kỳ quần thể nào là sự tuyệt
chủng. Do vậy, vấn đề thực tế là một quần thể sẽ bị tuyệt chủng nhanh hơn hay chậm hơn và nhân tố
nào là nguyên nhân gây ra tuyệt chủng. Do các loài bị đe doạ được tạo thành bởi một hay một vài
quần thể, do đó bảo tồn quần thể là giải pháp để bảo tồn loài.
I. Những bất cập của quần thể nhỏ
Một loài đặc biệt dễ bị tuyệt chủng khi chỉ có một vài quần thể nhỏ. Khi kích thước quần thể
giảm dưới mức nào đó do nơi ở bị mất, bị suy thoái, cắt đoạn hay do bị con người khai thác quá mức
thì quần thể nhanh chóng thu nhỏ lại và đi đến tuyệt chủng. Sự tuyệt chủng nhanh chóng của các
quần thể có kích thước nhỏ đã dẫn đến khái niệm quần thể tối thiểu của một loài có thể sống được
(minimum viable population - MVP), nói lên số lượng nhỏ nhất của các cá thể trong quần thể nào đó
có khả năng tồn tại qua một quãng thời gian xác định.

Theo Shaffer (1981) “Mỗi quần thể tối thiểu có thể sống được của bất kỳ một loài nào là một
quần thể cách ly nhỏ nhất có 99% cơ hội tiếp tục tồn tại trong suốt 1.000 năm nữa, bất chấp những
tác động không lường trước do thiên tai cũng như những biến động về quần thể, môi trường và di
truyền”. Điểm mấu chốt của MVP - quần thể tối thiểu có thể sống được - là căn cứ theo chỉ số này có
thể dự tính số lượng cá thể cần thiết để bảo tồn một loài.
Muốn có được một ước tính tương đối chính xác về quần thể tối thiểu có thể sống được của
một loài (MVP) thì cần phải có một nghiên cứu cụ thể về động thái số lượng của quần thể và nghiên
cứu phân tích điều kiện môi trường nơi cư trú của chúng. Một vài nhà khoa học đã khuyến nghị một
nguyên tắc chung là cố gắng bảo vệ 500 -1.000 cá thể cho các loài động vật có xương sống bởi vì
con số này có vẻ như đủ để bảo tồn sự biến dị di truyền.
Đối với những loài có độ dao động kích thước quần thể lớn, ví dụ như đối với một số loài động
vật không xương sống và các loài cây hàng năm, thì người ta cho rằng sự bảo tồn một quần thể gồm
khoảng 10.000 cá thể sẽ là một chiến lược đem lại hiệu quả.
Khi một loài đã có chỉ số quần thể tối thiểu có thể sống được thì có thể ước tính được diện tích
dao động tối thiểu (minimum dynamic area - MDA) cho loài đó. Người ta đã ước tính được rằng, để
bảo tồn những quần thể tối thiểu của các loài thú cần bảo tồn một diện tích vào khoảng từ 10.000
đến 100.000 ha.
Các quần thể nhỏ dễ bị suy giảm nhanh về số lượng và bị tuyệt chủng cục bộ vì 3 nguyên nhân
chính: những vấn đề về mặt di truyền; những dao động về số lượng quần thể do những biến động
ngẫu nhiên trong tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết; và những nhiễu động môi trường do những biến đổi về sự
bắt mồi, cạnh tranh, dịch bệnh, nguồn thức ăn cũng như các rủi ro về thiên tai xảy ra bất thường như
cháy, lũ lụt hay hạn hán.
1. Mất tính biến dị di truyền
Tính biến dị di truyền có tầm quan trọng đặc biệt vì nó cho phép quần thể sinh vật thích nghi
được với những biến đổi của môi trường. Biến dị di truyền xảy ra do các cá thể có những dạng gene
Phan Thanh Quyền - />25
khác nhau được gọi là allen.
Trong các quần thể nhỏ, tần số xuất hiện của các allen có thể thay đổi một cách ngẫu nhiên từ
thế hệ này sang thế hệ khác mà điều này lại tùy thuộc vào cá thể được giao phối. Quá trình trên gọi
là sự phân ly gen (genetic drift). Khi một allen có tần suất xuất hiện thấp trong một quần thể nhỏ thì

xác suất mất mát ngẫu nhiên trong từng thế hệ là đáng kể.
Các quần thể nhỏ mà có sự phân ly di truyền thường mẫn cảm hơn với các ảnh hưởng có hại đến
gen, ví dụ như sự suy thoái do giao phối nội dòng, sự mất tính mềm dẻo tiến hóa (evolutionary
flexibility) và sự suy thoái do giao phối xa. Những yếu tố nêu trên có thể góp phần làm giảm kích
thước quần thể và tăng xác suất loài bị tuyệt chủng.
Suy thoái do giao phối nội dòng (inbreeding depression): Trong các quần thể lớn của hầu hết
các loài động vật, các cá thể thường không giao phối với các cá thể đồng huyết tộc gần mình. Sự
giao phối nội dòng, ví dụ giữa cha mẹ và con cái, cháu chắt hay sự tự thụ tinh ở các loài lưỡng tính
thường sẽ gây nên sự suy thoái cận dòng được đặc trưng bởi việc ít con cái, hoặc con cái không
khoẻ mạnh hay vô sinh.
Một cách lý giải hợp lý nhất cho sự suy thoái do giao phối nội dòng là nó cho phép biểu hiện
những allen nguy hại được di truyền lại từ cha mẹ.
Suy thoái do giao phối xa (outbreeding depression): Khi một loài trở nên hiếm hay nơi cư trú
của nó bị hủy hoại thì sự giao phối xa - tức là giao phối khác loài - có thể xảy ra. Những cá thể không
có khả năng tìm được những cá thể cùng loài để giao phối thì có thể giao phối với một loài họ hàng.
Kết quả là con cái của chúng thường yếu hay bất thụ do thiếu sự tương đồng của các nhiễm sắc thể
cũng như không có hệ enzym thích hợp được di truyền từ những cha mẹ khác loài. Hiện tượng đó
được gọi là sự thoái hóa do giao phối xa. Sự suy thoái do giao phối xa cũng có thể là kết quả của sự
giao phối giữa các loài phụ hay giữa các quần thể của cùng một loài.
Mất tính mềm dẻo tiến hóa: những allen hiếm và những tổ hợp allen bất thường tuy chưa thể hiện
ngay những ưu điểm của mình song rất có thể lại vô cùng thích hợp trong những điều kiện môi trường
trong tương lai. Sự suy thoái tính biến dị di truyền trong những quần thể cực nhỏ có thể sẽ hạn chế khả
năng phản ứng của quần thể với những biến đổi dài hạn của môi trường. Một khi không có đủ tính biến dị
di truyền, các loài có thể bị tuyệt diệt.
Kích thước quần thể có hiệu quả (effective population size): cần bao nhiêu cá thể để có thể
duy trì được tính đa dạng sinh học trong một quần thể? Franklin (1980) cho rằng 50 cá thể có thể là
số lượng tối thiểu cần thiết để duy trì tính biến dị di truyền. Thông qua việc sử dụng các số liệu về tỷ
lệ đột biến ở ruồi giấm Drosophila, Franklin đã gợi ý rằng, trong những quần thể có 500 cá thể, tỷ lệ
biến dị di truyền mới hình thành do đột biến có thể bằng với tính biến dị di truyền bị mất đi bởi kích
thước nhỏ của quần thể. Dãi giá trị này được gọi là nguyên tắc 50/500, tức là các quần thể cách ly

cần phải có ít nhất 50 cá thể và lý tưởng hơn là có 500 cá thể nhằm duy trì tính biến dị di truyền của
quần thể đó.
Nguyên tắc 50/500 không dễ áp dụng trong thực tế vì với giả thiết rằng một quần thể là tập hợp
của N cá thể trong đó tất cả các cá thể đều cùng có khả năng giao phối và sinh sản. Tuy nhiên, nhiều
cá thể trong một quần thể lại không sinh sản được vì những lý do như tuổi tác, sức khoẻ yếu, vô sinh,
suy dinh dưỡng, cơ thể nhỏ bé hoặc do các cấu trúc xã hội đã cản trở không cho một vài cá thể tìm
ra “bạn đời” của mình. Do những yếu tố nêu trên nên kích thước quần thể có hiệu quả (Ne) của
những cá thể trong độ tuổi sinh sản thường là nhỏ hơn kích thước thực của quần thể (actual
population size). Vì tỷ lệ mất tính biến dị di truyền là dựa vào kích thước quần thể có hiệu quả nên sự
suy thoái tính biến dị có thể rất trầm trọng ngay cả khi kích thước thực tế của quần thể là khá lớn.
Một quần thể có kích thước hiệu quả nhỏ hơn kích thước thực tế có thể xuất hiện trong những
điều kiện sau:
Tỷ lệ giới tính không tương xứng: do ngẫu nhiên mà quần thể có thể có tỷ lệ không tương xứng
Phan Thanh Quyền - />

×