Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đặc điểm sinh học, sinh thái học của rệp muội đen (toxopterra theaecola buckton) hại chè vụ hè thu 2011 tại phú hộ, phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.38 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI







TRẦN THỊ ðẶNG HOA


ðẶC ðIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA RỆP MUỘI ðEN
(
Toxoptera thea
e
cola
Buckton) HẠI CHÈ VỤ HÈ - THU 2011
TẠI PHÚ HỘ, PHÚ THỌ



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP





Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Mã số: 60.62.10




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH






HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN

- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn


Trần Thị ðặng Hoa



















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii
LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
- PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh là người ñã tận tình giúp ñỡ và chỉ
bảo tôi trong suốt quá trình làm ñề tài.
- Viện Sau ñại học trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
- Tất cả các giáo viên Bộ môn Côn trùng, ban chủ nhiệm khoa Nông
Học trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, ñã góp ý ñể tôi hoàn thành ñề tài
này.
- Ban lãnh ñạo của Viện Khoa học Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc,
Trung tâm nghiên cứu và phát triển Chè ñã tạo ñiều kiện thuận lợi trong suốt
quá trình học tập làm ñề tài.
- Bộ môn Kỹ thuật canh tác chè - Trung tâm nghiên cứu và phát triển
Chè ñã tạo ñiều kiện về thời gian, nhân lực giúp ñỡ tôi trong xuất thời gian

qua.
- Tất cả các bạn bè và gia ñình ñã ñộng viên và giúp ñỡ tôi.
Một lần nữa tôi bảy tỏ lòng biết ơn tới mọi sự giúp ñỡ ñó!
Tác giả luận văn



Trần Thị ðặng Hoa



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii
MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục các hình viii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục ñích, yêu cầu của ñề tài 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Kết quả nghiên cứu trong nước và nước ngoài 4
2.1.1 Kết quả nghiên cứu ngoài nước 4
2.1.2 Kết quả nghiên cứu trong nước 17
2.2 Nhận xét chung 30
3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

3.1 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 31
3.2 ðối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 31
3.3 Nội dung nghiên cứu 32
3.4 Phương pháp nghiên cứu 33
3.5 Phương pháp bảo quản mẫu rệp và phân loại. 35
3.6 Công thức tính các chỉ tiêu 35
3.7 Phương pháp xử lý số liệu 36
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
4.1 Thành phần rệp muội ñen hại chè vụ Hè - Thu năm 2011 tại Phú
Hộ, Phú Thọ 37
4.2 ðặc ñiểm hình thái, sinh vật học của rệp muội ñen T. theaecola 38
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

4.2.1 ðặc ñiểm sinh sản, hình thái và kích thước các pha phát dục của
rệp muội ñen T. theaecola 38
4.2.2 ðặc ñiểm sinh vật học của rệp muội ñen T. theaecola 41
4.3 Diễn biến số lượng của rệp muội ñen T. theaecola hại chè dưới
ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái vụ Hè - Thu năm 2011 tại
Phú Hộ, Phú Thọ 49
4.3.1 Diễn biến mật ñộ và mức ñộ gây hại của rệp muội ñen
T. theaecola gây hại chủ yếu trên các giống chè vụ Hè -Thu năm
2011 tại Phú Hộ, Phú Thọ 49
4.4 Ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác ñến sự phát sinh gây hại của rệp
muội ñen T. theaecola vụ Hè - Thu năm 2011 tại Phú Hộ, Phú Thọ 54
4.4.1 Ảnh hưởng của kỹ thuật hái ñến mật ñộ hại của rệp muội ñen T.
theaecola vụ Hè - Thu năm 2011 tại Phú Hộ, Phú Thọ 54
4.5 Ảnh hưởng của tuổi chè ñến sự sinh trưởng, gây hại của rệp muội
ñen T. theaecola vụ Hè - Thu năm 2011 tại Phú Hộ, Phú Thọ 58

4.5.1 Diễn biến mật ñộ của rệp muội ñen T. theaecola trên các nương
chè có tuổi cây khác nhau 58
4.5.2 Diễn biến tỷ lệ hại của rệp muội ñen T. theaecola ở các tuổi cây
chè khác nhau 60
4.6 Ảnh hưởng của cây che bóng trên nương chè ñến mật ñộ rệp muội ñen
T. theaecola vụ Hè - Thu năm 2011 tại Phú Hộ, Phú Thọ 62
4.6.1 Diễn biến mật ñộ của rệp muội ñen T. theaecola trên nương chè
trồng cây che bóng và không trồng cây che bóng vụ Hè -Thu năm
2011 tại Phú Hộ, Phú Thọ 62
4.6.2 Diễn biến tỷ lệ % búp chè bị hại của rệp muội ñen T. theaecola
trên nương chè trồng cây che bóng và không trồng cây che bóng
vụ Hè - Thu năm 2011 tại Phú Hộ, Phú Thọ 65
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

4.7 Thành phần thiên ñịch của rệp muội hại chè vụ Hè - Thu năm
2011 tại Phú Hộ, Phú Thọ 67
4.8 Xác ñịnh sức ăn rệp muội ñen T. theaecoal của bọ rùa 6 vằn
M. sexmaculatus 70
4.8.1 ðặc ñiểm hình thái của loài bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus 70
4.8.2 Xác ñịnh sức ăn rệp của loài bọ ruà 6 vằn M. sexmaculatus 71
5 KẾT LUẬN VÀ ðÈ NGHỊ 74
5.1 Kết luận 74
5.2 ðề nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 84


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang
4.1 Thành phần rệp muội Homoptera Aphididae hại chè vụ Hè -Thu
năm 2011 tại Phú Hộ, Phú Thọ 37
4.2 Kích thước các pha phát dục của rệp muội ñen T. theaecola 39
4.3 Thời gian phát triển các pha của rệp muội ñen T. theaecola khi
nuôi trên giống chè Kim Tuyên ở 2 ñiều kiện. 41
4.4 Thời gian phát triển các pha phát dục của rệp muội ñen
T. theaecola khi nuôi trên 2 giống chè Kim Tuyên và LDP1 43
4.5 Nhịp ñiệu sinh sản của rệp muội ñen T.theaecola trên giống chè
Kim Tuyên ở các ñiều kiện khác nhau 44
4.6 Nhịp ñiệu sinh sản của rệp muội ñen T.theaecola trên giống chè
LDP1 ở các ñiều kiện khác nhau 46
4.7 Sức sinh sản, thời gian sinh sản của rệp muội T. theaecola tại
các ñiều kiện khác nhau 47
4.8 Diễn biến mật ñộ của rệp muội ñen T. theaecola trên các giống
chè vụ Hè - Thu năm 2011 tại Phú Hộ, Phú Thọ 51
4.9 Diễn biến tỷ lệ hại của rệp muội ñen T. theaecola trên các giống
chè vụ Hè - Thu năm 2011 tại Phú Hộ, Phú Thọ 53
4.10 Diễn biến mật ñộ của rệp muội ñen T. theaecola ở nương chè có kỹ
thuật hái khác nhau vụ Hè - Thu năm 2011 tại Phú Hộ, Phú Thọ 55
4.11 Diễn biến tỷ lệ % búp chè bị hại của rệp muội ñen T. theaecola
trên nương chè ñược hái bằng 2 kỹ thuật hái khác nhau vụ Hè
- Thu năm 2011 tại Phú Hộ, Phú Thọ 57
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vii

4.12 Diễn biến mật ñộ của rệp muội ñen T. theaecola trên nương chè
có tuổi khác nhau vụ Hè - Thu năm 2011 tại Phú Hộ, Phú Thọ 59
4.13 Diễn biến tỷ lệ % búp chè bị hại hại của rệp muội ñen T.
theaecola ở các tuổi cây chè khác nhau vụ Hè - Thu năm 2011 tại
Phú Hộ, Phú Thọ 61
4.14 Diễn biến mật ñộ của rệp muội ñen T. theaecola trên nương chè
trồng cây che bóng và không trồng cây che bóng vụ Hè - Thu
năm 2011 tại Phú Hộ, Phú Thọ 64
4.15 Diễn biến tỷ lệ hại của rệp muội ñen T. theaecola trên nương chè
trồng cây che bóng và không trồng cây che bóng vụ Hè - Thu
năm 2011 tại Phú Hộ, Phú Thọ 66
4.16 Thành phần thiên ñịch của rệp muội hại chè vụ Hè - Thu năm
2011 tại Phú Hộ, Phú Thọ 68
4.17 Sức ăn rệp muội ñen T. theaecola của bọ rùa non loài
M. sexmaculatus 72
4.18 Sức ăn rệp muội ñen T. theaecola các tuổi của bọ rùa 6 vằn
M. sexmaculatus trưởng thành 72


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang
4.1 Kích thước các pha phát dục của rệp muội ñen T. theaecola 40
4.2 Một số hình ảnh rệp muội hại chè 50

4.3 Diễn biến mật ñộ rệp muội ñen T. theaecola trên các giống chè 52
4.4 Diễn biến mật ñộ rệp muội ñen T. theaecola ở 2 nương chè có
kỹ thuật hái khác nhau 56
4.5 Diễn biến mật ñộ rệp muội ñen T. theaecola trên các tuổi cây chè
vụ Hè - Thu 2011 tại Phú Hộ, Phú Thọ 60
4.6 Diễn biến mật ñộ rệp muội ñen T. theaecola trên nương chè
trồng cây che bóng và không trồng cây che bóng 65
4.7 Một số hình ảnh về thiên ñịch của rệp muội ñen T. theaecola 69
4.8 Hình thái các pha phát dục của bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus 73
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Cây chè có vị trí khá quan trọng ñối với vùng trung du miền núi Việt
Nam. Chè là cây có ñặc ñiểm sinh trưởng ñược ở ñiều kiện của vùng ñất dốc,
ñất chua và chịu thâm canh. Sản phẩm là nguồn thu nhập quan trọng góp phần
xóa ñói giảm nghèo và dần tiến tới làm giàu cho nhân dân trong vùng. ðồng
thời, cây chè có vai trò to lớn trong việc che phủ ñất trống ñồi núi trọc và bảo
vệ môi trường sinh thái, một trong những vấn ñề ñược quan tâm của ðảng và
Nhà nước ta hiện nay. Chính phủ ñã có nhiều chính sách cụ thể cho phát triển
cây chè. Một số tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc coi cây chè là cây kinh tế
mũi nhọn.
Trong những năm gần ñây, ngành chè Việt Nam ña thu ñược nhiều
thành tựu về giống, kỹ thuật canh tác và mở rộng diện tích tới 131.500 ha
(tính ñến năm 2010), sản lượng, kim ngạch xuất khẩu của ngành chè nước ta
ñạt 194 triệu USD (năm 2010) [12]. Tuy nhiên, ngành chè nước ta còn thấp so
với tiềm năng cả về năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu. Năng suất chè

của nước ta chỉ ñạt 7 tấn búp tươi/ha/năm (năm 2010) thấp hơn nhiều so với
các nước trồng chè khác như Ấn ðô, Srilanka, Indonesia, Malaixia… Nguyên
nhân năng suất thấp là do giống chè, sự hạn chế hiểu biết về kỹ thuật canh
tác, do thiếu sự ñầu tư chăm sóc, bón phân không hợp lý và do sâu bệnh phá
hại nặng nề, trong ñó ñặc biệt sâu bệnh là một trong những nguyên nhân cơ
bản làm giảm năng suất và sản lượng. Theo thống kê hàng năm, chúng ta có
thể bị mất 15 - 30% sản lượng là do sâu bệnh phá hoại [31, 32].
ðể cải thiện chất lượng giống chè ngoài công tác chọn tạo giống, chúng
ta còn có thể nhập nội giống mới ñưa vào sản xuất hoặc làm nguồn vật liệu
chọn tạo giống [6]. Từ những ñặc ñiểm này, Bộ NN & PTNN cho phép khu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

vực hóa trên diện rộng tại các vùng chè chủ lực ñối với các giống nhập nội và
các giống ñược chọn tạo từ cặp lai hữu tính có nguồn gốc từ các giống nhập
nội: Kim Tuyên, PT95, Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, Bát Tiên… Công tác
phát triển giống chè mới hiện nay phát triển mạnh, trong giai ñoạn 2005 -
2010, Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc ñã chọn tạo, nhập nội
khảo nghiệm và ñề nghị công nhận và phát triển 12 giống chè mới, nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng chè.
Nhưng, trong sản xuất chè mang tính ñộc canh, cây chè lại phát triển
sinh trưởng hầu như quanh năm, sâu hại rất phong phú, ña dạng và có tính
chất liên tục, có ñiều kiện tích lũy số lượng và phát sinh thành dịch gây khó
khăn cho công tác phòng trừ.
ðể hạn chế sâu bệnh hại, con người ñã sử dụng nhiều biện pháp khác
nhau. Trong ñó sử dụng chủ yếu là biện pháp hóa học, ñôi khi ñược coi là
biện pháp duy nhất. Trên thực tế cho thấy sau một thời gian dài dùng thuốc,
sâu bệnh có sự biến ñộng rất phức tạp, nhiều loại dịch hại trước ñây là dịch
hại thứ yếu trên chè nay ñã trở thành dịch hại chủ yếu như nhện ñỏ, bọ cánh

tơ, một số loại khác ngày càng trở nên phức tạp hơn như rệp muội, các loại
rệp xáp
Trong những năm gần ñây rệp muội ñen gây hại ngày càng nhiều, tần
suất xuất hiện ngày càng cao, làm giảm năng suất, chất lượng một cách ñáng
kể. Việc nghiên cứu về tình hình gây hại và ñặc ñiểm sinh vật học, sinh thái học
của rệp muội ñen trên chè còn rất ít, ñứng trước tình hình ñó chúng tôi thực hiện
ñề tài “ ðặc ñiểm sinh học, sinh thái học của rệp muội ñen (Toxoptera theaecola
Buckton) hại chè vụ Hè - Thu 2011 tại Phú Hộ, Phú Thọ”. ðây là cơ sở ñể
xây dựng biện pháp phòng trừ rệp muội hại chè có hiệu quả cao.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

1.2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích của ñề tài
Nghiên cứu rệp muội ñen T. theaecola gây hại chính trên một số giống
chè nhập nội, làm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp quản lý tổng hợp rệp muội
hại chè có hiệu quả trong việc phát huy lợi thế các giống chè trong sản xuất.
1.2.2. Yêu cầu của ñề tài
- ðiều tra diễn biến mật ñộ và tỷ lệ hại của loài rệp muội ñen T. theaecola trên
các giống chè mới chọn tạo và nhập nội, tuổi cây chè, biện pháp canh tác (kỹ thuật hái,
kỹ thuật ñốn, cây che bóng và không có cây che bóng).
- Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh vật học của loài rệp muội (Toxoptera
theaecola Buekton) khi nuôi trên giống chè mới: Kim Tuyên, LDP1.
- ðiều tra thành phần thiên ñịch của rệp muội trên những giống chè
mới như Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, LDP1 và PT95.
- Thử sức ăn rệp của loài thiên ñịch phổ biến nhất.









Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Kết quả nghiên cứu trong nước và nước ngoài
2.1.1 Kết quả nghiên cứu ngoài nước
2.1.1.1. Những nghiên cứu về thành phần sâu hại chè
Những nghiên cứu về sâu hại chè ñã ñược nhiều tác giả trên thế giới
quan tâm. Từ năm 1958 tác giả Eden [54] ñã xác ñịnh các loài hại quan trọng
trên chè là:
- Sâu cuốn búp (Homona coffearia) hại nặng ở Srilanka.
- Bọ xít muỗi (Helopetis sp.) hại nặng ở Srilanka, Ấn ðộ
- Nhện ñỏ (Oligonychus coffeae) rất phổ biến ở hầu hết các vùng trồng
chè. ðây là loài hại trên 16 loài cây trồng nhiệt ñới và á nhiệt ñới. Ở ðông
Bắc Ấn ðộ, nhện ñỏ hại rất nghiêm trọng, ñặc biệt hại nhiều và phát triển
mạnh mẽ trong ñiều kiện thời tiết khô hanh.
- Rầy xanh (Empoasca flavescens) gây thiệt hại nhiều ở Assam nhưng
không phải là sâu hại quan trọng ở những nơi khác.
- Rệp muội (Toxoptera aurantii) hại chè non trong vườn ươm và những
búp chè còn sót lại sau ñốn.
- Bọ trĩ (Dendothrips bispinosus Bagn và Physothrips setiventris Bagn)
hai loài này thấy ở vùng chè Darjeeling. Ở SriLanka nó ñược tìm thấy trong

vườn ươm nhưng không thường xuyên thấy trên ñồng ruộng.
- Mọt ñục cành chè (Xyleborus fornicatus) là loài sâu rất quan trọng ở
Sri Lanka và ñược nghiên cứu rất kỹ. Ở Ấn ðộ chúng không quan trọng và
không tìm thấy loài này ở Châu Phi
Qua thu thập về thành phần sâu hại chè cho thấy ở Trung Quốc ñã xác
ñịnh ñược 200 loài sâu hại. Ở vùng Grosusin (thuộc Liên Xô cũ) thu ñược 66
loài, vùng Azecbaudan có 44 loài, vùng Kraxnoda có 25 loài. Các loài sâu hại
ñược xác ñịnh ở các vùng trồng chè ở Châu Phi là 155 loài. Loài gây hại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

chính ở Ấn ðộ và Indonesia là bọ xít muỗi, còn ở Srilanka sâu cuốn búp hại
nặng (Dẫn theo Hồ Khắc Tín, 1982)[36].
Cho ñến năm 1987 tại Ấn ðộ cho biết trên chè có 200 loài sâu hại chè.
Chúng hại tất cả các bộ phận trên cây chè, nhóm sâu quan trọng nhất là hại rễ,
sâu chích hút và sâu ăn lá [75].
Theo Rattan (1992) [69] cho biết ở Châu Phi có tới 200 loài côn trùng
và nhện hại chè nhưng các loài hại chính chỉ chiếm số ít. Các loài hại quan
trọng gồm bọ xít muỗi (Helopeltis schoutedeni và H. orophila), bọ trĩ (Thrips
spp.), rệp muội (Aphidae), một số sâu ăn lá thuộc Lepidoptera và nhện hại.
Tác giả Waterhouse (1993) cho rằng chè vùng ðông nam Châu Á có
28 loài hại chủ yếu ở các vùng có số lượng sâu hại chính khác nhau như :
Thái Lan có 7 loài, Malaixia có 16 loài, Indonesia có 6 loài, Philippin có 5
loài, Singapo có 5 loài, ðài Loan 13 loài. Các loài gây hại chủ yếu là bọ trĩ,
bọ xít muỗi, rầy xanh và nhện ñỏ. Tác giả cũng cho biết loài rầy xanh (E.
vitis) cũng tìm thấy ở các nước Indonesia, Myannar, Thái Lan và Việt Nam.
Nghiên cứu thành phần sâu hại chè vùng ðông bắc Ấn ðộ tác giả
Barboka (1994) [44] cho biết có 400 loài sâu dịch hại. Còn tác giả
Murleedharan và Cs (1991) [65] cho biết ở Ấn ðộ có hơn 300 loài sâu, nhện

hại chè, các loài quan trọng là Bọ xít muỗi (Helipeltis theivora) bọ trĩ
(Scirtothrips spp) và nhện ñỏ (Oligonchus coffeae), tuy nhiên ở các vùng sinh
thái ñặc trưng thì có các loài sâu hại quan trọng khác nhau.
Một số tác giả cho biết ở mỗi vùng sinh thái, khí hậu khác nhau thì có
loài sâu hại chủ yếu và thứ yếu mang tính ñặc trưng và các loài sâu hại trở
thành chủ yếu hay trở thành thứ yếu phụ thuộc theo năm, theo mùa và theo
từng khu vườn trồng chè [42].


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

2.1.1.1. Các nghiên cứu về thành phần rệp hại cây trồng
Theo Cabicompendium.org/namestists/cpc/Full ngoài tên T.theaecola còn
có 19 tên khác như: T.aurantii Boyer de Fonscolombe, T.alaterna de Guercio, T.
camelliae Kalt, T. variegata del Guercio, Aphis coffeae Nietner [ 47].
Tác giả Metcalf (1962) [62] rệp gây hại bằng cách hút nhựa cây từ vòi
của chúng. ðiều này thường làm cho búp trở nên biến dạng, lá cong và héo.
Trong tổng họ rệp muội, họ rệp muội (Aphididae) là họ lớn nhất. Họ
này xuất hiện muộn cùng với sự xuất hiện của họ hoa hồng (Heic, 1967) [58].
Mặc dù sự xuất hiện của họ rệp muội từ rất lâu, song sự phát hiện và quan
tâm của con người với chúng mới ñược bắt ñầu 1568.
Van Emden H.F (1972) [76], cho biết trên thế giới có 3805 loài rệp
muội ñược phân bố thành 10 họ phụ. ðến năm 1976, Ghosh A.K ñã công bố
trên thế giới có hơn 400 loài rệp muội, trong ñó vùng ðông Nam Á có hơn
100 loài. ðứng về phân vùng ñịa lý thì tổng họ rệp Aphidoidae có số loài
nhiều nhất và phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ, Châu Âu, miền Trung và ðông
Châu Á. Tuy nhiên vùng ðông Nam Á ñược cho là có ñầy ñủ các nhóm trong
tổng họ Aphidoidae.

Elmer và Brawner (1975) [55] cho rằng các giống như các loài côn
trùng có thân mềm như rầy nâu, rệp sáp phân của chúng thải ra có lẫn ñường.
ðiều này tạo ñiều kiện cho các loài như kiến, ong ñặc biệt là nấm muội ñen
phát triển, làm giảm hoạt ñộng quang hợp, giảm sức sinh trưởng và nguyên
nhân biến dạng của vật chủ.
Rệp muội nằm trong tổng họ Aphidoidae (tổng họ rệp muội) thuộc bộ
cánh ñều Homoptera, là nhóm côn trùng chích hút nhựa cây. Những hóa thạch
của rệp muội (Triassoaphis cubitus) ñã ñược biết ñến từ kỷ Triassic. ðiều ñó
cho thấy tổng họ rệp muội ñã xuất hiện từ 280 triệu năm trước ñây thuộc kỷ
Cacbon, từ ñó rệp muội ñược hoàn thiện dần ñể trở thành các loài rệp muội
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

ngày nay. Theo các nhà khảo cổ học cho biết hình thức sinh sản thông qua
trứng không ñược thụ tinh của rệp muội xuất hiện vào cuối kỷ Cacbon và ñầu
kỷ Permian, hình thức sinh sản ñơn tính chu kỳ (hình thức sinh sản ñơn tính
xen kẽ sinh sản hữu tính) ñược hình thành vào cuối kỷ Permian và ñược coi là
kết quả của sự biến ñổi thời tiết trong kỷ này. Một số ñặc ñiểm hình dạng của
rệp như : cấu trúc gân cánh, vòi và chân của rệp muội xuất hiện vào cuối kỷ
Jurassis, nhưng lông ñuôi vcủa rệp muội thì xuất hiện muộn hơn ở kỷ
Cretaceous (Shaposhnikov. 1977) [74].
Tác giả Carver (1978) [48] cho rằng rệp muội ñen gây hại trên 120 loài
cây trồng bao gồm trà, ca cao, cà phê, xoài, bưởi. Rệp muội ñen ñược tìm
thấy ở bất cứ nơi nào trồng cà phê, chè thuộc vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới
như Nam Mỹ, Châu Phi, Ấn ðộ, miền ñông Châu Á và Australia, cũng như
khu vự ðịa trung Hải, Trung Mỹ và Mỹ.
Theo tác giả Das và Borthakur (1979) [52] cho biết: Nếu chè bị rệp muội
Toxoptera theivora hại nặng thì năng suất chè sẽ giảm từ 10 - 28% phụ thuộc
vào từng giống. Trên những cây chè non, rệp có thể làm cho lá cong queo, mất

màu, thậm chí làm cong cả búp hoặc chồi non. Mật ngọt do rệp tiết ra ñã quyến
rũ kiến và kích thích sự phát triển của nấm muội ñen làm ảnh hưởng ñến sự
quang hợp của cây chè.
Một số tác giả khác lại cho rằng các loài rệp muội hại trên cây chè trưởng
thành là không có ý nghĩa kinh tế, chúng biến mất khi thời tiết ẩm ướt hoặc phát
triển tốt của cây chè. CABI (1997) [46].
Các nhà khoa học Brigida G. ; Mercado (1990) và Lai (1989) [60] cho
rằng rệp muội thường phát sinh ở những nước nhiệt ñới. Về ký chủ ñã gây hại
trên 120 loài thực vật tập trung chủ yếu ở các họ: Rutaceae, Rubiaceae,
Anonaceae, Moraceae… Ký chủ chính của rệp muội là cam, quýt, chanh, chè,
cà phê, cao cao…
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

Tác giả K. Dhanapati Devi, Shyam Maisnam và R. Varatharajan (2010)
[58] cho rằng loài rệp Toxoptera aurantti Boyer de Fonscolombe là một loài
dịch hại quan trọng của cây chè chúng xuất hiện từ tháng 3 tới tháng 10 với
mật ñộ 200 con trên một cành chè. Sự phá hoại nghiêm trọng như vậy dẫn ñến
phục hồi chậm của cây chè, làm giảm năng suất sản lượng chè.
2.1.1.2. Các nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học của rệp muội
Theo tài liệu Citrus pest a field guide (1997) [49] các tác giả ñã nói về
vòng ñời của rệp muội từ khi sinh ra trải qua các lần lột xác thành con trưởng
thành có thể mất một tuần. Cả 2 loại hình có cánh và không có cánh trưởng
thành ñều ñẻ con. ðôi cánh có phát triển hay không phụ thuộc vào yếu tố thức
ăn cũng như số lượng quần thể của chúng. Chúng tấn công tất cả các cây họ
cam, quýt và gây hại cho lá non, hoa, lộc non và ngọn non.
Rệp muội ñen thường có kích thước rất nhỏ, cơ thể mềm hình quả lê, trên
lưng ở phía ñuôi có một ñôi ống bụng, râu ñầu hình sợi chỉ, chân phát triển, màu
sắc ñen nâu hoặc nâu ñỏ. Kích thước của con cái trưởng thành phổ biến ở dạng

không có cánh dài khoảng 1,7 – 2,1mm ; có cánh dài khoảng 1,7 -1,8mm.
Rệp muội ñen có bốn tuổi, tuổi ñầu tiên có chiều dài khoảng 1/36 inch
và tuổi cuối cùng khoảng 1/17 inch. Con trưởng thành có cánh hoặc không có
cánh, thân hình ovan màu nâu, chiều dài cơ thể từ 1/25 ñến 1/12 inch. Mỗi rệp
cái ñẻ từ 5-7 con/ngày, mỗi cá thể có thể ñẻ tối ña khoảng 50 con (Ronald
F.L. Mau, Jayma L. Martin Kessing [70]).
Theo tác giả J.J Wangala a2 và J.H. Tsaila c1(2001) [56] ñã tiến hành
nuôi rệp muội ñen ở các ngưỡng nhiệt ñộ khác nhau như ( 10, 15, 20, 25, 28,
30, 32 và 35
0
C) cho thấy nhiệt ñộ càng cao thì tuổi thọ của trưởng thành càng
ngắn. Thí nghiệm cũng chỉ ra rằng tuổi thọ của trưởng thành dài nhất là 44,2
ngày ở 15
0
C, và ngắn nhất là 6,2 ngày ở 32
0
C. Mỗi rệp cái sinh sản tăng từ
16,3 ấu trùng mỗi con ở 10
0
C ñến 58,7 ấu trùng mỗi con ở 20
0
C, giảm ñến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

6,1 ấu trùng mỗi con ở 32
0
C.
Theo K. Dhanapati Devi, Shyam Maisnam và R. Varatharajan (2010)

[59] cho rằng mật ñộ của rệp muội ñen có sự tương quan chặt chẽ với mật ñộ
của kẻ thù tự nhiên. Tác giả ñã tiến hành so sánh giữa các nhân tố và thấy
rằng : mật ñộ rệp muội tương quan với kẻ thù (r = 0,95), nhiệt ñội tối thấp (r =
0,12), nhiệt ñộ tối ña (r = - 0,33), ñộ ẩm tương ñối (r = 0,19) và lượng mưa (r
= 0,06). Trong ñó tương quan giữa mật ñộ rệp và loài ăn rệp Syrphids (r =
0,95) ; Coccinellids (r = 0,97).
Khi nghiên cứu ảnh hưởng thời tiết ñến rêph muội các tác giả K.
Dhanapati Devi, Shyam Maisnam và R. Varatharajan (2010) [59] còn cho biết
khi nuôi ở các mùa khác nhau, với ñiều kiện nhiệt ñộ khác nhau thì vòng ñời,
tuổi thọ của trưởng thành, tỷ lệ của con cái cũng khác nhau. ðiều kiện mùa xuân
(T
0
=18 – 25
0
C, RH = 57 ± 2 %) vòng ñời của rệp là 6,2 ngày, tỷ lệ con cái
61,4%, tuổi thọ của trưởng thành 15,8 ngày. Mùa hè (T
0
=24 – 27
0
C, RH = 55 ±
1 %) vòng ñời của rệp là 7,4 ngày, tỷ lệ con cái 40,4%, tuổi thọ của trưởng
thành 9,6 ngày. Mùa thu (T
0
=19 – 24
0
C, RH = 52 ± 1 %) vòng ñời của rệp là 8,8
ngày, tỷ lệ con cái 54,2%, tuổi thọ của trưởng thành 14,2 ngày.
2.1.1.3. Các kết quả nghiên cứu về biện pháp phòng chống
Về thành phần thiên ñịch của rệp muội ñã ñược nhiều tác giả nghiên
cứu. ðối với mỗi loài rệp muội tồn tại, phát triển ở từng miền sinh thái thường

kéo theo một tập ñoàn rệp muội riêng biệt. Người ta chỉ ra rằng thiên ñịch
trên rệp muội ở Bugari bao gồm các loài ăn thịt chính: Ruồi ăn rệp
Episyrphus balseasus (Degeer), Sphaerophoria rueppellii (Wied), Syrphus
ribesii (Linne). Thiên ñịch trên rệp xám Brevicoryne brassicae (L.) hại cải
bắp ở Tajikistan ( Liên xô cũ) gồm 22 loài trong ñó ñáng chú ý là các loài ăn
thịt : Coccinella septempunctata (L.), Chrysoperla camea (Steph).
Thiên ñịch là một trong những yếu tố sinh thái ảnh hưởng ñến sự phát
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

sinh phát triển của sâu hại, chúng có vai trò quan trọng trong việc ñiều hòa số
lượng của các loài sâu hại. Ở các nước trồng chè trên thế giới, nghiên cứu và
sử dụng thiên ñịch trong phòng trừ sâu hại chè ñược nhiều tác giả ñề cấp ñến.
Theo Herve – Brazil (1926) ở ðông Dương có 47 loài ruồi bắt mồi ăn
rệp thuộc 22 giống ñã ñược nhận dạng. Năm 1929 người ta ñã bổ sung thêm 4
loài thuộc giống Chilosia. Năm 1976 – 1979, ñã thu ñược 121 loài ruồi ăn rệp
ở ñỉnh núi Munt la Schera (Thụy Sỹ), trong ñó có gần 90% số loài di cư theo
chiều gió tới. Ở Cộng hòa Czech & Slovakia người ta thu ñược 63 loài ruồi ăn
rệp họ Syrphidae trong ñó loài Episyrphus balteatus (Degeer) là loài có số
lượng cao nhất. Khi nghiên cứu ruồi ăn rệp ở cao nguyên Tien –shan & Pamir
(Liên xô cũ), người ta ñã thu ñược 101 loài, song chúng không phải ñều là
loài bản xứ. (Theo Pek (1982)) [67].
Theo tác giả Cranham (1966) [50] khi nghiên cứu về thiên ñịch của rệp
muội Aphididae ñã khẳng ñịnh loài ong Euritomu ký sinh rệp Toxoptera và
loài nấm Cephalosporium lecanni ký sinh rệp Coccus viridis.
Chandle (1968), Ito và Iwao (1977), Tenhunberg & Poehling (1991)
dẫn theo J.P.Sutheland, (2001) [57] khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa kích
thước của tập ñoàn rệp và vị trí ñẻ trứng, ñều quan sát thấy: con cái ruồi bắt
mồi ăn rệp họ Syrphidae thích ñẻ trứng ở tập ñoàn rệp trẻ và tránh những cây

ñã bị rệp phá hại nặng. Họ giải thích ñiều này trên lập luận ñảm bảo rằng
trứng có cơ hội nở cao, không bị ñào thải cùng tập ñoàn rệp ñã quá già. Hơn
nữa, loài Epistophe nitidiollis (Syrphidae) chủ yếu ñược tìm thấy trên các tập
ñoàn rệp trẻ.
Theo tác giả Todzadso (1996) trong giai ñoạn 1975 - 1980 ñã tiến hành
ñiều tra nghiên cứu thành phần thiên ñịch của rệp hại chè vùng Gruzia. Theo
ông thành phần thiên ñịch của rệp chè là vô cùng phong phú, nhiều loài ñã
ñóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự phá hại của rệp như: Coccinella
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

septenpunctata, Semiadalia undecimnotata, Propyleaqua tuordecimpunctata,
Scymnus redenbecheri và Scymnus quadrimaculatus. Tác giả còn cho biết
một con bọ rùa trưởng thành 7 chấm trong 24 giờ ñã ăn hết từ 2 - 110 rệp, ấu
trùng của nó ăn từ 3 - 38 rệp. ðối với bọ rùa 14 chấm, loài này luôn có mặt
với số lượng lớn trên các ñồi chè, một con bọ rùa trưởng thành trong 24 giờ
ăn hết 20 - 75 trứng rệp, còn ấu trùng của nó ăn từ 28 - 50 cá thế rệp. Xếp thứ
hai sau bọ rùa trong việc hạn chế mật ñộ rệp trên cây chè là các loài ruồi ăn
rệp. Một ấu trùng tuổi 1 loài ruồi Syrphus balcatrus trong 1 ngày ñêm ăn từ 3
- 5 rệp, tuổi 2 ăn từ 8 - 12 rệp, tuổi 3 ăn từ 28 - 35 rệp. Ruồi Syrphus có mặt
với số lượng lớn trên quần thể rệp, ngoài ăn thịt rệp còn tiêm chất ñộc vào
làm tê liệt rệp. Cũng theo Todzadso mật ñộ rệp hại chè còn bị các loài bọ mắt
vàng Chrysopa làm giảm sút ñáng kể, phổ biến nhất là Chrysopa carnea.
Trung bình một cá thể Chrysopa carnea có thể ăn từ 60 - 1000 rệp chè. Ấu
trùng bọ mắt vàng ngoài tiêu diệt rệp chè còn có thể tiêu diệt cả các loài côn
trùng gây hại khác.
Kết quả ñiều tra nghiên cứu ở Gruzia cho rằng, Mật ñộ thiên ñịch của
rệp muội hại chè rất cao, chúng ñã hạn chế ñược mật ñộ rệp ñến mức thấp
nhất, làm cho khả năng gây hai của rệp không còn mang ý nghĩa kinh tế, vì

vậy không cần phải phòng chống rệp hại này, chỉ cần áp dụng kịp thời, có
chất lượng các biện pháp canh tác nhằm bảo vệ và duy trì cân bằng sinh học
giữa rệp hại chè và thiên ñịch của nó. Trừ trường hợp những năm gặp ñiều
kiện thời tiết thuận lợi thì rệp sinh sản, phát triển, mật ñộ của chúng vượt quá
ngưỡng hây hại kinh tế, người dân mới cần phải tiến hành phun thuốc hóa học.
Xuất hiện trên tập ñoàn rệp cùng ruồi bắt mồi còn có bọ rùa, chuồn
chuồn cỏ… Sự cạnh tranh về thức ăn tất yếu xảy ra. Basant K. Agarwala &
Hironori Yasuda [43] ñã xem xét mối tương tác giữa các loài bắt mồi ăn rệp.
Thí nghiệm ñược tiến hành trên cây dâm bụt có loài rệp bông Aphis gossypii
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

gây hại. Quan sát thấy loài bọ cánh cứng Scymnus posticalis Sicard có mặt
trên quần thể rệp Aphis gossypii Glover ñầu tiên. Sau ñó ấu trùng của nó cùng
với ấu trùng của ruồi bắt mồi ăn rệp Eupeodes freguens (Matsumura) khống
chế quần thể rệp trong 3 tuần, khi ñó không có sự tham gia của các loài bọ rùa
ăn thịt kích thước lớn. Sự tương tác giữa hai loài này ñược nghiên cứu trên sự
ảnh hưởng của lớp sáp bao phủ của cơ thể loài Scymnus posticalis
(Matsumura). Kết quả cho thấy rằng, ấu trùng tuổi 1 lớp sáp bao phủ mỏng
nhất. Từ tuổi 2 ñến tuổi 4 lớp sáp dày dần lên ñã chống lại sự cạnh tranh của
ấu trùng ruồi bắt mồi một cách có hiệu quả.
Năm 1981 tại Ấn ðộ ñã công bố loài Aphis fabae, Lipaphis erysimi,
Aphis gossypii bị ong Ephedrus plagiato và Diaertiella rapae ký sinh. Những
loài rệp này cũng bị giòi ăn rệp Episyrphus balteatus (Degeer) tấn công.
Ở philippin, Alfier và Calilung (1981) [41] ñã tiến hành nuôi sinh học
ruồi bắt mồi Ischiodon scutellaris (F.) với con mồi là hai loài rệp phổ biến
Melanaphis sacchari (Zhnt) và Rophalosiphum maidis (Fitch) ñã xác ñịnh
thời gian phát dục của các pha phát triển. Trong ñó pha trứng 3 – 4 ngày, ấu
trùng 5 – 7 ngày (3 tuổi), nhộng 4 - 12 ngày, trưởng thành con ñực sống 7 – 8

ngày, trưởng thành con cái sống 11- 12 ngày. Một ruồi cái ñẻ ñược 32 – 51
trứng. Khả năng ăn rệp của ấu trùng tuổi 1 là 37 rệp, tuổi 2 là 50 rệp (với cả 2
loại rệp) nhưng ở tuổi 3 ăn 71 rệp mía Melanaphis sacchari (Zhnt) hoặc 58
rệp ngô Rophalosiphum maidis (Fitch).
Sandersw (1981) [72] ñã nghiên cứu bản năng ñẻ trứng của ruồi
Syrphus corollae (F.) và thấy con cái thích ñẻ trứng vào quần thể rệp ở những
lá nằm ngang gần giữa hơn ở lá dưới. Nếu có hai quần thể rệp tương tự nhau
thì vị trí ưu tiên bao giờ cũng nằm ở mặt dưới của lá hơn là mặt trên của lá.
Màu ñen và hơi ñen có tính hấp dẫn cao hơn cho hoạt ñộng ñẻ trứng của ruồi
ñặc biệt là có vị trí ñẻ trứng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

Sương mật từ rệp là một tín hiệu cho ruồi nhận biết ñể bắt ñầu ñẻ trứng
bên cạnh hoặc lên trên tập ñoàn rệp. Hoodo Hendeson (1982) ñã tiến hành thí
nghiệm và rút ra mấu chốt của vấn ñề ñó là sự xuất hiện của amin axit và
ñường trong sương mật các chất có tính hấp dẫn ñối với ruồi. Một thí nghiệm
khác, làm tăng hàm lượng sương mật lên thì thấy trứng ruồi ñẻ ñược nhiều
hơn ngay cả khi mật ñộ rệp tại ñó thấp.
Zukova F, Aksystova LA, Gusev GA (1982) [78] cho biết: Các loài ăn
thịt mà chủ yếu là sâu non ruồi ăn rệp là nguyên nhân làm giảm 20 %
quần thể rệp ở vùng Anuar (Mỹ).
Nhiều tác giả ñã nghiên cứu ñánh giá vai trò thiên ñịch của rệp muội.
Munhmound (1983) [63] khẳng ñịnh tính chủ ñạo của ruồi ăn rệp trong vai trò
thiên ñịch ñối với rệp muội. Khi ñánh giá về ảnh hưởng của thiên ñịch trong
quần thể rệp xám Brevicoryne brassicae (L.) trên hai cánh ñồng, người ta thấy
các loài ruồi bắt mồi ăn rệp chiếm 53,04% tổng số các loài ăn rệp so với loài
ñứng thứ 2 là bọ mắt vàng Chrysopa carnea (Steeph.) chiếm 29,71%. So sánh
vai trò của các loài ký sinh và các loài ăn thịt rệp xám Brevicoryne brassicae (

L.) hại cải bắp, các tác giả cho rằng giòi ăn rệp là quan trọng hơn nhiều so với
ký sinh rệp.
Không chỉ có sự cạnh tranh về thức ăn với các loài thiên ñịch ăn rệp
khác mà ruồi ăn rệp cũng bị ong ký sinh bậc hai. ðây chính là mặt hạn chế
của ruồi bắt mồi ăn rệp ñã ñược Rotheway nêu ra từ 1984 [71]. Rotheway cho
rằng hầu hết các loài ruồi bắt mồi ñều bị ong ký sinh.
Muraleedharan và Radhakrishnan (1985) [64] cho biết ñã tìm thấy nhiều
loài ruồi thuộc họ Syrphidae ăn rệp Toxoptera aurantii trong nương chè như sau:
(1) Allobaccha nubilipennis (Austen)
(2) Betasyrphus serarius (Wiedeman)
(3) Dideopsis aegrota (Fabr)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14

(4) Episyrphus balteatus (DeGeer)
(5) Ischiodon scutellaris (Fabr)
( 6) Paragus tibialis (Fallen)
Sharma và Bhalla(1988) [73] ñã nghiên cứu sinh học của 6 loài ruồi ăn
rệp xám Brevicoryne brassicae (L.) ở Ấn ðộ, ấu trùng của các loài ruồi
Metasyrphus confrater, Scaeva pyrastri, Macrosyrphus sp, Episyrphus
balteatus, Metayrphus corollae và Ischiodon scutellais (F.) có sức ăn khá
lớn. Trong suốt thời gian phát dục một ấu trùng có thể ăn ñược 418,8; 384,9;
268,2; 252; 235,1 và 222,8 con rệp/loài (lần lượt theo thứ tự). Thời gian sống
của ruồi trưởng thành khi cho hút mật ong 10% là 4 – 24 ngày.
Markhmoor và Vermaa (1989) [77] khi nghiên cứu sinh học của loài
ruồi Metasyphus confrater (Wied), các tác giả nhận thấy mối quan hệ khá
chặt giữa ñỉnh cao về mật ñộ của rệp xảy ra vào cuối tuần tháng 4 và ñầu
tháng 5 với sự xuất hiện của kẻ thù, thấy trong ñiều kiện phòng thí nghiệm ở
nhiệt ñộ 9,1 – 14,3

0
C, ẩm ñộ 75% (tháng 9 ñến tháng 2 năm sau) con cái ñã
giao phối và có thời gian ñẻ trứng là 21 ngày, thời gian thế hệ là 52,6 ngày.
Khi nhiệt ñộ 13,6 – 19,4
0
C, ẩm ñộ 65% (tháng 2 ñến tháng 4) con cái ñã giao
phối và có thời gian ñẻ trứng là 12 ngày, thời gian thế hệ là 34,74 ngày. Số
trứng ñẻ là 17,34 trứng trong mùa ñông và 56,3 trứng mùa hè. Các tác giả
cũng kết luận khả năng ăn rệp của giòi thay ñổi theo các tháng trong năm.
Tác giả Krishan, C. Sharma and Orn P. Bhalla (1990) [60] ñã nghiên
cứu vai trò của hai loài ruồi ăn rệp trong ñiều khiển quần thể của 3 loài rệp
Brevicoryne brassicae (L.), Myzus persicae Sulzer và Lipaphis erysimi
Kaltenbach. Kết quả thực nghiệm : các tác giả cho biết cả pha ấu trùng ruồi
Episyrphus balteatus thứ tự ăn ñược 209, 289, 233 con rệp/ấu trùng, còn pha
ấu trùng của ruồi Ischiodon scutellaris thứ tự ăn ñược 210, 173, 218 con
rệp/ấu trùng. Cũng chính tác giả cho biết thêm, tại vùng Himachal Pradesh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15

(Ấn ðộ), côn trùng ăn thịt, chủ yếu là giòi ăn rệp và giòi năn (Cecidomyiidae)
làm giảm 20% quần thể rệp.
Chen Y.E (1992) [51] cho biết sau 10 năm ñiều tra nhện lớn ăn thịt
(1981 – 1990) trên các nương chè của 13 ñịa phương vùng núi cao thuộc tỉnh
Triết Giang (Trung Quốc) ñã ghi nhận tổng số 110 loài nhện lớn thuộc 21 họ
và 93,7% là thiên ñịch của côn trùng hại chè, 6 loài chiếm ưu thế nhất là:
Phintella bifurcilinea; Clubiona deletrix; Tetragnatha preidonia; Conopistha
sp; Neriene oidedicata và Neriene sp. Theo dõi trong phòng thí nghiệm cho
thấy rầy xanh (Empoasca pirisuga), bọ phấn (Aleurocanthus spiniferus), rệp
muội (Toxoptera aurantii) là những con mồi chính của các loài nhện này. Bọ

xít (Lygocoris lucorum) và sâu non sâu xếp là cũng bị ăn thịt. ðồng thời tác
giả cũng khẳng ñịnh sự dao ñộng trong quần thể nhện lớn chính là do sự dao
ñộng trong quần thể sâu hại, do tác ñộng của thuốc trừ sâu, của kỹ thuật trồng
trọt và yếu tố khí hậu.
Ở miền ðông Nam Ấn ðộ tác giả Barboka (1994) [44] ghi nhận có 11
loài bọ rùa ăn rệp, trong ñó chủ yếu là: Cryptogonus bimaculata, Scymnus sp,
Coleophora biplagiatula, Coccinella septempunctata Có 6 loài ăn thịt gồm:
Sypphus balleatus Degger, Syphrus serarius Mied, Paragus indicus Brun,
Paragus verburiensis Struck, Xanthogramrma scutellare, Ararcina aegrota
Fabr. và 2 loài ký sinh là: Trioxuys sp và Aphelinus sp, mức ñộ ký sinh của 2
loài này từ 4 - 13%.
Theo Rao và CTV (1997) [68] ñã ñánh giá khả năng ăn muồi của
Episyrphus balteatus (Deg). Theo tác giả trong suốt thời gian phát dục của
ruồi, 1 ruồi ăn ñược tối ña 396 con rệp, số rệp bị ăn này chỉ bằng 50% số rệp
mà chúng có thể ăn ñược khi nuôi trong phòng thí nghiệm, vì ở ngoài ñồng
chúng phải mất thời gian ñi tìm kiếm thức ăn.
Theo Basnt K Agarwala và Hironori Yasuda (2001) [43], ñã xem xét
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16

mối tương tác giữa các loài bắt mồi ăn rệp. Thí nghiệm ñược tiến hành trên
cây dâm bụt có loài rệp bông Aphis gossypii gây hại. Quan sát thấy loài bọ
cánh cứng Scymnus posticalis Sicard có mặt trên quần thể rệp muội Aphis
gossypii Glover ñầu tiên. Sau ñó ấu trùng của nó cùng với ấu trùng của ruồi
bắt mồi ăn rệp Eupoedes ferguens (Matsumura) khống chế quần thể rệp trong
3 tuần, khi ñó không có sự tham gia của các loài bọ rùa ăn thịt kích thước lớn.
Sự tương tác giữa 2 loài này ñược nghiên cứu trên sự ảnh hưởng của lớp sáp
bao phủ cơ thể loài Scymnus posticalist (Matsumura). Kết quả cho thấy rằng
ấu trùng tuổi 1 lớp sáp bao phủ mỏng nhất. Từ tuổi 2 ñến tuổi 4 lớp sáp dầy

lên ñã chống lại sự cạnh tranh của ấu trùng ruồi bắt mồi một cách có hiệu quả.
Mutin, V.A (2005) [66], trong Hội nghị lần thứ 3 về ruồi ăn rệp, các
nhà khoa học Nhật Bản cho biết ñã thu thập và ñịnh danh ñược 630 loài có
mặt ở vùng biển và trong lục ñịa nước này. Với 282 loài ñặc hữu của vùng
chiếm 44,8%, trong ñó 90 loài chiếm 14,3% có mặt ở cả vùng ñảo và trong
lục ñịa. Chỉ tính riêng phần lục ñịa thì có 12,2% loài ñặc hữu và 18,3% tổng
số loài ñại diện cho vùng ñảo. Xét riêng trong hệ ñộng vật của Hokkaido thì
có 40% loài ruồi bắt muồi ñặc hữu cho vùng, ñại diện cho Hoshu chiếm 57%
và ở Sikkoku có 58%.
Các tác giả K. Dhanapati Devi, Shyam Maisnam và R. Varatharajan
(2010) [59] ñã ñiều tra ñịnh kỳ trên cây chè ở Ấn ðộ cho thấy sự xuất hiện
của 5 loài ruồi săn mồi là : Syrphids., Paragus serratus Fabr., Episyrphus
balteatus (De G.), Betasyrphus serarius (Weid), Metasyrphus confrater
(Weid) và Ischiodon scutelleris (Fabr.), và 4 loài bọ rùa : Coccinella
septempunctata L., C. transversaris (Fabr.), Oenopia sexareata (Mulsant) và
Coleophora bisselitta Muilsant là thiên ñịch của Aurantii T Sự phong phú
của ñộng vật săn mồi diễn ra ñồng thời với thời kỳ cao ñiểm dịch hại trong
tháng 9. Sự tương quan chặt chẽ giữa mật ñộ rệp và ñộng vật săn mồi của nó

×