Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất của hộ NÔNG dân SAU KHI dồn điền đổi THỬA tại HUYỆN vũ QUANG, TỈNH hà TĨNH GIAI đoạn 2005 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.43 KB, 87 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
HÌI




NGUYỄN NGỌC TIỆP



ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ NÔNG DÂN
SAU KHI DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI HUYỆN VŨ QUANG,
TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2005- 2013.





LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI, 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
HÌI




NGUYỄN NGỌC TIỆP



ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ NÔNG DÂN
SAU KHI DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI HUYỆN VŨ QUANG,
TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2005- 2013.




CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ : 60.85.01.03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN KHẮC THỜI




HÀ NỘI, 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagei

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào;
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Nguyễn Ngọc Tiệp



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Pageii

LỜI CÁM ƠN

Trong cả quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các Thầy giáo, Cô giáo
thuộc Khoa Quản lý đất đai, Ban Quản lý Đào tạo và các Khoa có liên quan đến nội
dung đào tạo – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bả
n thân,
tôi còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời
- Khoa Quản lý đất đai để tôi thực hiện những định hướng của đề tài và hoàn thiện

luận văn này.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, tôi được sự giúp đỡ nhiệt tình của Cán bộ
và nhân dân các xã, thị trấn thuộc huyện Vũ Quang, đặc biệt là cán bộ địa chính của
các xã: Hương Minh, Ân Phú và Đức Liên, huyện V
ũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình công tác của
UBND huyện Vũ Quang, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê huyện, các phòng ban khác có liên quan,
các anh chị em, bạn bè đồng nghiệp, sự động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất,
tinh thần của gia đình và người thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn các sự giúp đỡ quý báu đó!

TÁC GIẢ LUẬN V
ĂN



Nguyễn Ngọc Tiệp



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Pageiii

MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cám ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii
Danh mục hình ảnh viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Yêu cầu của đề tài. 2
Chương 1TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Tổng quan về chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở
nước ta. 3
1.1.1 Chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước ta sau cách mạng
Tháng Tám đến trước năm 1986 3
1.1.2 Chính sách ruộng đất sau thời kì đổi mới đến nay. 4
1.2 Tổng quan về dồn điền đổi thửa 6
1.2.1 Khái quát về ruộng đất manh mún 6
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 8
1.2.3 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam. 11
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất đất nông nghiệp 16
1.3.1 Nhóm các yế
u tố về điều kiện tự nhiên 16
1.3.2 Nhóm các yếu tố về kinh tế - xã hội. 17
1.3.3 Nhóm các yếu tố về quản lý, kỹ thuật. 18
1.4 Tình hình dồn điền đổi thửa tại tỉnh Hà Tĩnh. 18

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageiv

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 20
2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 20
2.2 Nội dung nghiên cứu 20
2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Vũ Quang. 20

2.2.2 Thực trạng và quá trình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa trên
địa bàn huyện.
20
2.2.3 Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất canh
tác trên địa bàn nghiên cứu 20
2.2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau khi thực hiện chính sách dồn
điền đổi thửa trên cơ sở các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội. 20
2.2.5 Đề xuất các giải pháp đẩy nhanh công tác dồn điền đổi thửa. 20
2.3 Phương pháp nghiên cứu 21
2.3.1 Phương pháp thu th
ập thông tin 21
2.3.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 21
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu, dữ liệu bằng phần mềm EXCEL 21
2.3.4 Phương pháp xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp. 21
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vũ Quang 24
3.1.1 Đi
ều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 24
3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 31
3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và
môi trường. 34
3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Vũ Quang. 37
3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của huyện Vũ Quang. 37
3.2.2 Công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Vũ Quang, tỉnh
Hà Tĩnh 42

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagev

3.3 Tình hình dồn điền đổi thửa ở huyện Vũ Quang 43

3.3.1 Cơ sở pháp lý của công tác dồn điền đổi thửa 43
3.3.2 Quy trình dồn điền đổi thửa tại huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. 45
3.3.3 Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa ở huyện Vũ Quang. 50
3.4 Những tác động của dồn điền đổi thửa trên
địa bàn huyện
Vũ Quang. 55
3.4.1 Dồn điền đổi thửa góp phần làm tăng hiệu lực trong công tác
quản lý nhà nước về đất đai 55
3.4.2 Chính sách dồn điền đổi thửa làm thay đổi hệ thống đồng ruộng 56
3.4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất trước và sau khi thực hiện
chính sách chuyển đổi ruộng đất. 65
3.5 Dồn điền đổi th
ửa góp phần làm nâng cao hiệu quả xã hội 69
3.6 Những khó khăn, tồn tại sau khi thực hiện công tác dồn điền đổi
thửa trên địa bàn huyện Vũ Quang. 70
3.7 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp sau khi thực hiện chính sách chuyển đổi
ruộng đất 71
3.7.1 Giải pháp về chính sách 71
3.7.2 Giải pháp kỹ thuật chuyển d
ịch cơ cấu sản xuất. 72
3.7.3 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
1 Kết luận 74
2 Kiến nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagevi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Ký hiệu Chú giải
BCĐ Ban chỉ đạo
BCH Ban chấp hành
BĐĐC Bản đồ địa chính
BĐHTSDĐ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
BTV Ban Thường vụ
CHN, CLN Cây hàng năm, cây lâu năm
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
CNQSD Chứng nhận quyền sử dụng
CNH- HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
CP Chính phủ
CT Ch
ỉ thị
DĐĐT Dồn điền đổi thửa
GO Giá trị sản xuất
HĐND Hội đồng nhân dân
HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp
IC Chi phí trung gian
NN Nông nghiệp
PTNT Phát triển nông thôn
QSD Quyền sử dụng
SXNN Sản xuất nông nghiệp
TNMT Tài nguyên môi trường
TT Thị trấn
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBMTTQ Ủy ban mặt trận Tổ quốc
UBND Ủy ban nhân dân
VA Giá trị gia tăng

XHCN Xã hội chủ nghĩa


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagevii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên hình Trang
3.1 Diện tích, dân số huyện Vũ Quang năm 2013 33
3.1 Hiện trạng diện tích và cơ cấu sử dụng đất năm 2013 của huyện
Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh 38
3.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 40
3.3 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2013 42
3.4 Một số chỉ tiêu trước và sau DĐĐT tại huyện Vũ Quang 52
3.5 Thực trạng ruộng đấ
t trước và sau DĐĐT các xã nghiên cứu đại diện 54
3.6 Diện tích đất công ích trước và sau DĐĐT tại các xã nghiên cứu 57
3.7 Giá thầu đất công ích trước và sau dồn điền đổi thửa tại các xã
nghiên cứu. 58
3.8 Bình quân diện tích đất SXNN trên nhân khẩu trước và sau dồn
điền đổi thửa 59
3.9 Diện tích đất trồng lúa bình quân trên khẩu trước và sau DĐĐT 60
3.10 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng trướ
c và sau
chuyển đổi 61
3.11 Diện tích đất giao thông, thuỷ lợi trước và sau DĐĐT 63
3.12 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất một số cây trồng chính của ba xã
nghiên cứu 66
3.13 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên một héc ta (ha) đất nông
nghiệp tại 3 xã điều tra 68


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageviii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

STT Tên hình Trang
3.1 Biểu đồ thực trạng phát triển các ngành kinh tế 32
3.2 So sánh giá thầu đất công ích bình quân trước và sau DĐĐT 58


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp nông thôn những năm trước
đây, Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt chính sách mới về đất đai nhằm thúc đẩy
sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề lương thực của cả nước, điển hình là Luật
đất đai năm 2003, Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của Thủ tướng chính ph

quy định việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu
dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Với chính sách mới về quyền sử dụng đất
như vậy đã làm thay đổi hoàn toàn quan hệ sản xuất ở nông thôn, người nông dân
đã thực sự trở thành người chủ mảnh đất của riêng mình - đó là động lực cho sự
phát triển vượt bậc củ
a nền nông nghiệp nước ta sau giải phóng miền Nam. Sản
xuất nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang đa dạng hàng hoá, hướng đến xuất khẩu.
Một số hàng hoá đã vươn lên cạnh tranh khá và có vị thế trên thị trường thế giới,
đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân như gạo, cà phê, hạt điều, thuỷ sản….
Việc phân chia ruộng đất cho hộ nông dân như đã nói ở

trên là không thể phủ
nhận, song với bối cảnh ngày nay, đất nước đang trên đà phát triển theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nông
nghiệp không những có nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia mà còn phải đảm bảo tối đa nguyên liệu cho ngành công nghiệp, tăng khối
lượng nông sản xuất khẩu.
Nhưng sự manh mún ruộng
đất đã dẫn đến tình trạng chung là hiệu quả của
sản xuất thấp, hạn chế khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, gây nên những khó khăn trong quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn
tài nguyên đất.
Với mục đích: khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán hiện nay để có
điều kiện thực hiện vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tạo thuận lợi cho việc áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa nhằm giảm chi phí sản xuất; nâng
cao thu nhập cho người nông dân, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần đẩy nhanh tiến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page2

độ xây hoàn thành xây dựng chương trình nông thôn mới.
Vũ Quang là một huyện của tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện xong công tác đồn
điền đổi thửa trong hai giai đoạn. Sau dồn điền đổi thửa, do quy mô của thửa đất, số
thửa và sự phân bố các thửa đất của một chủ hộ thay đổi sẽ tác động đến việc sử dụng
đất. Vì vậy cần tìm hiểu xem tác độ
ng đó như thế nào sau khi dồn điền đổi thửa, tìm ra
yếu tố hạn chế đến sử dụng đất.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn
Khắc Thời, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của hộ
nông dân sau khi dồn điền đổi thửa tại huyện Vũ Quang, tỉ

nh Hà Tĩnh giai đoạn
2005- 2013”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Vũ Quang và
những ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến các vấn đề sử dụng
đất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi dồn điền
đổi
thửa tại huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
3. Yêu cầu của đề tài.
- Điều tra các hộ nông dân về các vấn đề sử dụng đất.
- Tình hình sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất trước và sau khi dồn điền đổi
thửa.
- Những ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất canh tác
trên địa bàn nghiên c
ứu.
- Hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trước và sau khi dồn điền đổi thửa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page3

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta.
1.1.1. Chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước ta sau cách mạng Tháng
Tám đến trước năm 1986
- Chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước từ sau cách mạng Tháng Tám
đến trước năm 1981.
Sau khi được thành lập, chính quyền cách mạng đã ban hành nhiều sắc luật
về ruộng đất và chính sách đối với nông dân như Sắc lệnh số 78/SL giảm 25% tô
(ngày 14.7.1949). Năm 1952, Chính phủ ban hành Điều lệ về sử dụng công điền,

công thổ để cho công bằng và có lợi cho người nghèo. Chính phủ cũng chia lại
ruộng đất cho nông dân. Ngày 4 tháng 12 năm 1953 Quốc hội thông qua Luật cải
cách ruộng
đất với mục tiêu để giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản
xuất nông để cải thiện đời sống của nông dân, bồi dưỡng lực lượng của nhân dân,
lực lượng của kháng chiến, để đẩy mạnh kháng chiến, hoàn thành giải phòng dân
tộc đồng thời đem những đồn điền ấp trại tịch thu của thực dân Pháp và bọn phản
động chia cho nông dân tá
điền. Ngày 14 tháng 12 năm 1956 Bộ tài chính đã có
thông tư số 430 hướng dẫn việc thi hành miễn giảm thuế nông nghiệp để tạo điều
kiện cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Mặc dù đất nước đang bị chia cắt 2
miền, nhưng với sự lãnh đạo của Đảng, các chính sách ruộng đất đã phát huy được
nhiều hiệu quả cả ở hai miền và đã gặt hái được nhiề
u thành công, lần đầu tiên dân
nghèo ở nông thôn được làm chủ quá nửa số diện tích đất canh tác. Năm 1960, miền
Bắc đã căn bản hoàn thành HTXNN bậc thấp, thu hút 2,4 triệu hộ nông dân tham
gia hoạt động (85,8%), 76% diện tích đất nông nghiệp. Đến năm 1965 về cơ bản
miền Bắc đã đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể với 90,3% số hộ nông dân
là xã viên HTXNN. Thắng lợi cải cách ruộng đất và mô hình HTXNN đã phần nào
t
ạo điều kiện cho Đảng ta vững tin bước vào công cuộc xây dựng nông thôn theo
mô hình kinh tế XHCN. Tuy nhiên, do nóng vội nên mô hình HTXNN sử dụng đất
kém hiệu quả, làm hao hụt hàng vạn héc ta ruộng đất, năng suất lúa giảm, thu nhập
của xã viên càng giảm thấp. Từ đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải cải cách các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page4

HTXNN, mà trước hết là chính sách ruộng đất trong các HTXNN. Chính sách đất
đai cũng bộc lộ nhiều mặt tiêu cực và chưa thực sự thúc đẩy nền sản xuất nông
nghiệp phát triển. Cùng với mô hình tập trung bao cấp đã đẩy nước ta vào cuộc

khủng hoảng kinh tế-xã hội sâu sắc vào cuối những năm 70 đầu những năm 80. Đầu
thập niên 1980 sản xuất lương thực không đáp ứng được nhu cầ
u đời sống của nhân
dân, hàng năm vẫn phải nhập trên 1 triệu tấn lương thực.
- Chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước từ năm 1981 đến năm 1986
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn và rút kinh nghiệm qua các mô hình thí điểm,
ngày 13 tháng 01 năm 1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa V đã ra Chỉ thị số
100/CT-TƯ về công tác khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động
trong hợp tác xã nông nghiệp (gọi t
ắt là Chỉ thị 100). Chỉ thị 100 đã hướng dẫn các
hợp tác xã thực hiện việc khoán sản phẩm đến hộ gia đình và người lao động; xã
viên được đầu tư vốn, sức lao động trên khoán ruộng và hưởng trọn phần vượt
khoán. Chỉ thị 100 là khâu đột phá mở đầu sự đổi mới đã có tác dụng ngăn chặn sự
sa sút và tạo đà đi lên trong sản xuất nông nghiệ
p ở Việt Nam. Từ đó nền nông
nghiệp bước đầu có khởi sắc, sản xuất nông nghiệp tăng trưởng từ 14,4 triệu tấn
năm 1980 tăng lên 18,4 triệu tấn năm 1986, bình quân mỗi năm tăng gần 70 vạn tấn,
gấp 3 lần mức tăng trước đó. Đã xuất hiện nhiều mô hình mà năng suất lúa đạt 10
tấn/ha.(Ban chấp hành TW Đảng, 1981)
1.1.2. Chính sách ruộng đất sau thờ
i kì đổi mới đến nay.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI, tháng 12 năm 1986 đã đánh dấu bước
ngoặc phát triển trong đời sống kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Sự đổi mới trong tư
duy kinh tế góp phần chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tạo nên diện mạo mới của đấ
t nước, con
người Việt Nam hôm nay. Quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ
chế thị trường là tất yếu khách quan phù hợp với tình hình thực tiễn trong và ngoài
nước. Nó đáp ứng kịp thời tính thúc bách của hoàn cảnh lúc bấy giờ: siêu lạm phát,
thất nghiệp tăng cao, sản xuất đình đốn, lưu thông ngưng trệ, cán cân thương mại

thâm hụt… hầu hết các chỉ số vĩ
mô đều dưới mức an toàn, đời sống kinh tế – xã
hội khủng hoảng nghiêm trọng. Khởi đầu cho công cuộc chuyển đổi ở Việt Nam là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page5

các chính sách, pháp luật đất đai trong nông nghiệp nông thôn được đánh dấu từ
Nghị quyết 10/NQ- TW ngày 05 tháng 4 năm 1988 về đổi mới quản lý kinh tế nông
nghiệp được ban hành (hay còn gọi “Khoán 10”): Nghị quyết 10 đề ra cơ chế khoán
mới, xác định hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị chủ quản, hộ gia đình xã viên là đơn
vị kinh tế tự chủ nhận khoán với hợp tác xã. Như vậy, lần đầu tiên kinh tế hộ gia
đình được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ. Nghị quyết 10 đã được giai cấp nông
dân tiếp nhận với tinh thần phấn khởi thực hiện, đưa lại nhiều chuyển biến rõ rệt:
sản xuất lương thực đã có sự khởi sắc đáng kể, từ 19,5 triệu tấn năm 1988 lên 21,5
triệu tấn năm 1989, tức là tăng thêm 2 triệu tấn trong 1 n
ăm, tốc độ tăng trưởng
trong nông nghiệp gần 10% là một kỷ lục chưa từng có. Sản lượng lương thực tăng
nhanh không những cung cấp đủ nhu cầu cho nhân dân; tháng 6 năm 1989, với 1,2
triệu tấn gạo đầu tiên của Việt Nam đã rời cảng Sài Gòn xuất khẩu ra quốc tế, mở
đầu cho trang sử xuất khẩu lương thực của Việt Nam. Tuy nhiên, “Khoán 10" chưa
đề cập quyề
n sử dụng ruộng đất cho hộ nông dân và việc xây dựng hợp tác xã mới.
Về mặt pháp lý đất nông nghiệp vẫn thuộc quyền quản lý của HTXNN. Cơ chế này
làm cho hộ nhận khoán không thỏa mãn, họ cảm thấy bị thiệt thòi, từ đó không thấy
hấp dẫn để đầu tư tăng năng suất. Từ đó Đảng và Nhà nước ta tiếp tục tìm kiếm
những quyết sách nh
ằm đổi mới mạnh mẽ hơn về quan hệ của hộ xã viên với ruộng
đất nhận khoán tạo động lực mới trong nông nghiệp.
Luật đất đai 1993 ra đời bước tiếp tục đổi mới quan trọng trong hệ thống các
chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta. Theo đó, hộ nông dân được

giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài với 5 quyền: chuyển nh
ượng, chuyển đổi, cho
thuê, thừa kế và thế chấp. Các quyền này chỉ có giá trị trong thời hạn giao đất. Luật
cũng quy định thời gian giao đất được ổn định trong 20 năm đối với cây hàng năm,
50 năm đối với cây lâu năm. Hết thời hạn giao đất nông dân có thể được gia hạn sử
dụng tiếp nếu có nhu cầu và chấp hành tốt các quy định quản lý đất đai khác của
Nhà n
ước. Điểm mới của Luật đất đai năm 1993 đi cùng với việc giao đất ổn định
đã quy định cụ thể về nghĩa vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất của
Nhà nước, để người nông dân có quyền tự chủ cá nhân trong việc canh tác trên
mảnh đất được giao, nhờ đó đã có tác dụng khuyến khích nông dân tìm phương thức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page6

sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn. Luật đất đai năm 1993 được tiếp tục sửa đổi,
bổ sung vào các năm 1998, năm 2001 năm 2003, trong đó có quy định chế độ cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp được giao cho các hộ gia đình, cá
nhân sử dụng theo tinh thần: tất cả những hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ
ch
ức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có
quyền sử dụng đất đều được Nhà nước cấp giấy CNQSD đất. Việc giao đất, cấp
giấy CNQSD đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhằm tạo điều kiện
cho họ yên tâm đầu tư thâm canh trên diện tích đã được giao, là vật bảo đảm về mặt
pháp lý để ngườ
i sử dụng đất thực hiện các quyền của họ mà pháp luật đã quy định.
Đó là sơ sở để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển (Chính phủ,1993).
1.2. Tổng quan về dồn điền đổi thửa
1.2.1. Khái quát về ruộng đất manh mún
1.2.1.1. Khái niệm
Manh mún đất đai, nghĩa là một hộ nông dân có nhiều thửa ruộng, là một

trong những đặc điểm quan trọng của nhiề
u nước, nhất là các nước đang phát triển.
Ở Việt Nam manh mún đất đai rất phổ biến, đặc biệt ở miền Bắc. Theo con số ước
tính, toàn quốc có khoảng 75 triệu thửa đất canh tác đã giao cho 9.259 hộ gia đình,
cá nhân sử dụng, trung bình một hộ nông dân có khoảng 7-8 mảnh. Manh mún đất
đai được coi là một trong những rào cản của phát triển sản xuất nông nghiệp nhất là
sản xuất trồng trọ
t, làm cản trở quá trình dịch chuyển từ nền nông nghiệp tự cung tự
cấp sang sản xuất hàng hóa cho nên rất nhiều nước đã và đang thực hiện chính sách
khuyến khích tập trung đất đai, ví dụ như Kenya, Tanzania, Rwanda, Albania,
Bulgaria. Việt Nam cũng đang thực hiện chủ trương này trong những năm gần đây.
Dưới quan điểm kinh tế nếu manh mún đất đai làm cho lao động và các nguồn lực
khác phải chi phí nhiề
u hơn thì việc giảm mức độ manh mún đất đai sẽ tạo điều kiện
để các nguồn lực này được sử dụng ở các ngành khác hiệu quả hơn. Như vậy, trên
tổng thể nền kinh tế sẽ đạt được lợi ích khi ta giảm mức độ manh mún đất đai. Tuy
nhiên, mức độ manh mún đất đai cũng mang lại một số lợi ích cho nông dân. Do đó
ở nhiều n
ơi nông dân muốn duy trì một mức độ nào đó của tình trạng này.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page7

Manh mún ruộng đất được hiểu trên hai khía cạnh:
Một là, sự manh mún về mặt ô thửa, trong đó một đơn vị sản xuất (thường là
nông hộ) có quá nhiều mảnh ruộng với kích thước quá nhỏ và bị phân tán ở nhiều
xứ đồng.
Hai là, sự manh mún thể hiện trên quy mô đất đai của các đơn vị sản xuất, số
lượng ruộng đất quá nhỏ không tương thích với số lượ
ng lao động và các yếu tố sản

xuất khác.( Văn Thị Ngọc, 2011).
1.2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún ruộng đất
Những nguyên nhân sau dẫn đến tình trạng ruộng đất manh mún:
Một là, do sự phức tạp của địa hình đất nước ta, đất đai bị chia cắt theo 3
dạng: đất cao, đất vàn và đất thấp trũng. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến tình trạng ruộng đất manh mún.
Hai là, chế độ chia đều ruộng đất cho con cái. Ở Việt Nam ruộng đất của cha mẹ
thường được chia đều cho tất cả con cái sau khi lập gia đình và tách hộ ra ở riêng. Vì
thế tình trạng phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát triển của nông hộ;
Ba là, các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ mang tâm lí ngại thay đổi ruộng đất
vì họ đã quen với t
ư duy, tập quán sản xuất, phương thức canh tác trên thửa đất
quen thuộc.
Bốn là, do phương pháp chia ruộng bình quân theo nguyên tắc có tốt, có xấu,
có xa, có gần khi thực Nghị định 64/CP.
1.2.1.3. Những hạn chế của tình trạng manh mún ruộng đất đối với sản xuất nông
nghiệp và quản lý Nhà nước ở địa phương.
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác động tiêu cực của sự manh mún ruộng
đất gây khó khăn cho ng
ười nông dân sản xuất và nhà quản lý, cụ thể như sau:
- Manh mún ruộng đất, dẫn đến giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp do bờ
ngăn, bờ thửa (theo tính toán có thể làm giảm từ 2,4-4% diện tích đất nông nghiệp);
- Manh mún ruộng đất làm hạn chế khả năng áp dụng cơ giới hoá nông
nghiệp, hạn chế việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất;
- Manh mún ru
ộng đất làm tăng chi phí sản xuất cao hơn do chi phí lao động
cao bởi nông dân phải tốn nhiều thời gian hơn để đi từ mảnh ruộng này đến mảnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page8


ruộng khác hoặc thực hiện tưới tiêu cho nhiều mảnh nhỏ hoặc do chi phí vận
chuyển đầu vào và đầu ra cao hơn;
- Gây khó khăn, phức tạp và tốn kém cho công tác quản lý đất đai, lập hồ sơ
địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tóm lại, tình trạng manh mún ruộng đất dẫn đến việc sản xuất đạt hiêu quả
thấp, chất lượng sản ph
ẩm thiếu khả năng cạnh tranh trên thị trường, không đáp ứng
được việc xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa, gây cản trở cho quá trình CNH -
HĐH nông nghiệp nông thôn. Vì thế Đảng và Nhà nước ta chủ trương cần phải dồn
điền đổi thửa tạo ra sự tươi mới trong sản xuất nông nghiệp.
1.2.2.Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Tích tụ và tập trung ruộng đất là một yêu cầu đặt ra trong quá trình CNH,
HĐH nông nghiệ
p, nông thôn của các nước. Tập trung ruộng đất của các trang trại
quy mô nhỏ thành những trang trại quy mô lớn, tạo điều kiện để áp dụng khoa học
kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, thâm canh tăng năng suất sinh học, năng suất lao
động, tăng khối lượng và tỷ suất nông sản hàng hóa, giảm chi phí sản xuất và giá
thành nông sản. Vì vậy, việc tích tụ ruộng đất trong quá trình công nghiệp hóa hầu
như
đã trở thành quy luật, diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, chủ trương,
biện pháp và mức độ tích tụ ruộng đất ở mỗi quốc gia không giống nhau.
1.2.2.1. Tích tụ ruộng đất ở một số nước châu Âu, Mỹ.
Ở các nước châu Âu, Mỹ bình quân ruộng đất trên đầu người khá cao, tốc độ
đô thị hóa nhanh, nhu cầu lao động cho công nghiệp nhiều, chính quyền khuyến
khích việc đẩy nhanh tốc
độ tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô trang trại bằng các
chính sách và biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh của các
trang trại lớn. Tuy nhiên, để tránh tích tụ ruộng đất vượt hạn mức trong từng địa
phương, một số nước như Anh, Pháp có biện pháp quản lý thông qua Hội đồng quy
hoạch đất đai của từng tỉnh, huyện, với Hội đồng quản trị gồ

m những đại diện nông
dân địa phương, những chuyên viên ruộng đất và hai ủy viên của Chính phủ (thuộc
Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài chính). Hội đồng này mua đất trên thị trường tạo ra quỹ
đất dự trữ và bán lại công khai cho các hộ nông dân theo giá thị trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page9

Ở Pháp, tuy không đề ra các hạn mức cụ thể, nhưng để đề phòng tích tụ ruộng
đất quá mức, Nhà nước đã có biện pháp can thiệp vào thị trường ruộng đất, thông
qua Hội đồng quy hoạch ruộng đất địa phương để mua bán đất của nông dân, lập
quỹ đất dự trữ, điều tiết thị trường bất động sản. (Văn Thị Ngọc, 2011).
1.2.2.2. Tích tụ ruộng
đất ở một số nước Châu Á.
Các nước thuộc Châu Á bình quân ruộng đất thấp, quy mô trang trại nhỏ nên
việc tích tụ ruộng đất không dễ dàng như các nước Âu, Mỹ. Ngay ở Nhật Bản là
một nước có trình độ công nghiệp hóa cao trong lĩnh vực nông nghiệp cũng có tình
trạng như vậy.
Ở Nhật Bản, sau cải cách ruộng đất năm 1950, chủ trương hạn chế việc bán
ruộng đất
đã gây trở ngại cho việc tích tụ ruộng đất. Về sau đã thay đổi chủ trương
này nhưng việc tích tụ ruộng đất cũng chậm chạp. Tuy nhiên, họ có kinh nghiệm
đáng quan tâm là hạn chế việc chia nhỏ quy mô ruộng đất của các hộ nông dân. Một
hộ có nhiều con, theo tập quán chỉ có người con trai trưởng mới có nhiệm vụ tiếp
tục ở nông thôn làm ruộng và chăm sóc cha mẹ, còn các con khác phải đi làm ngh

khác, không chia ruộng cho tất cả các con.
Ở Đài Loan, sau năm 1949 dân số tăng đột ngột do sự di dân từ lục địa ra. Lúc
đầu chính quyền Tưởng Giới Thạch thực hiện cải cách ruộng đất theo nguyên tắc
phân phối đồng đều ruộng đất cho nông dân. Ruộng đất đã được trưng thu, tịch thu,
mua lại của các địa chủ rồi bán chịu, bán trả dần cho nông dân, tạo điều kiện ra

đời
các trang trại gia đình quy mô nhỏ. Năm 1953, ở Đài Loan đã có đến 679.000 trang
trại với quy mô bình quân là 1,29 ha/trang trại; đến năm 1991 số trang trại đã lên
đến 823.256 với quy mô bình quân chỉ còn 1,08 ha/trang trại. Tuy nhiên, quá trình
công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn sau này đòi hỏi phải mở rộng quy mô của
các trang trại gia đình nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm,… nhưng do ngườ
i Đài Loan coi ruộng đất là tiêu chí
đánh giá vị trí của họ trong xã hội nên mặc dù có thị trường nhưng ruộng đất vẫn
không được tích tụ (có nhiều người tuy là chủ đất nhưng đã chuyển sang làm những
nghề phi NN). Để giải quyết tình trạng này, năm 1983 Đài Loan công bố Luật Phát
triển nông nghiệp, trong đó công nhận phương thức sản xuất ủy thác của các hộ
nông dân, có nghĩa là nhà nước công nhận vi
ệc chuyển quyền sở hữu đất đai. Ước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page10

tính đã có trên 75% số trang trại áp dụng phương thức này để mở rộng quy mô
ruộng đất sản xuất. Ngoài ra để mở rộng quy mô, các trang trại trong cùng thôn xóm
còn tiến hành các hoạt động hợp tác như làm đất, mua bán chung một số vật tư, sản
phẩm nông nghiệp, nhưng không chấp nhận phương thức tập trung ruộng đất, lao
động để sản xuất.
Năm 2007, Trung Quốc đã chi 2.6 tỷ USD cho việc c
ải tạo cơ sở hạ tầng nông
nghiệp nhằm thúc đẩy nhanh công tác dồn điền đổi thửa. Việc thúc đẩy nhanh công tác
dồn điền đổi thửa là nhằm biến những mảnh đất phân tán, rải rác thành những vùng
canh tác rộng lớn, thống nhất hơn với một hệ thống hỗ trợ nông nghiệp như thuỷ lợi, đê
điều được tốt hơn, mang l
ại năng suất nông nghiệp cao hơn cho người dân.
Vấn đề hạn điền ở một số nước được đặt ra chủ yếu là trong thời kỳ cải cách

ruộng đất, quy định hạn mức ruộng đất của những người có nhiều ruộng được giữ
lại, vượt quá hạn mức Nhà nước sẽ trưng mua để bán lại cho nông dân thiếu đất như
ở Nh
ật Bản và Đài Loan. Đến thời kỳ công nghiệp hóa phát triển thì vấn đề hạn điền
thường không cần đặt ra.
Theo Macheal Lipton, 2002, nền nông nghiệp của các nước đang phát triển ở
Châu Á được đặc trưng bởi các yếu tố sau đây:
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp, nông thôn khá lớn và dư thừa;
- Nền nông nghiệp thâm canh sản xuất lương thực, đặc biệt là trồng lúa nước
ch
ủ yếu dựa vào đầu tư lao động của nông hộ với quy mô nhỏ;
- Sự tăng tưởng của khu vực nông nghiệp có tính chất quyết định đến tăng
trưởng kinh tế nông thôn.
Vì vậy, để xóa đói giảm nghèo cần tạo thêm công ăn việc làm cho lực lượng
lao động nông thôn. Thành quả của những cuộc cải cách ruộng đất thời gian qua đã
mang lại công ăn việc làm và tạo đi
ều kiện cho các nông hộ phát triển kinh tế. Nếu
việc tập trung ruộng đất, phát triển trang trại quy mô lớn không hợp lý thì có nguy
cơ làm tăng thất nghiệp trong nông thôn. Do đó, tích tụ ruộng đất phải đi đôi với
giải quyết việc làm cho lực lượng nông dân đã cho thuê hoặc bán ruộng đất cho
người khác. Việc làm ở đây bao gồm các công việc ngay trong lĩnh vực nông
nghiệp như làm thuê cho các trang trại lớn (có thể làm thuê cho chính ng
ười mình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page11

cho thuê hay bán ruộng đất). Tuy nhiên chủ yếu vẫn là tạo ra các việc làm ngoài
nông nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
1.2.3.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.
1.2.3.1. Khái niệm về dồn điền đổi thửa và nguyên nhân của việc tiến hành dồn điền

đổi thửa.
Khái niệm dồn điền đổi thửa (Regrouping of lands, trong tiếng Anh, hay
Remenbrement, trong tiếng Pháp) là việc tập hợp, dồn đổi các thửa ruộng nh
ỏ thành
thửa ruộng lớn, trái ngược với việc chia các mảnh ruộng to thành các mảnh ruộng
nhỏ. Có 2 cơ chế chủ yếu để thực hiên dồn điền đổi thửa:
Một là để cho thị trường ruộng đất, và các nhân tố phi tập trung tham gia
vào, Nhà nước chỉ hỗ trợ sao cho cơ chế nay vận hành tốt hơn;
Hai là thực hiện các biện pháp can thiệp hành chính, tổ chức phân chia lại
ruộ
ng đất, thực hiện các quy hoạch có chủ định. Theo cách này, các địa phương đều
xác định là dồn điền đổi thửa sẽ không làm thay đổi các quyền của nông hộ đối với
ruộng đất đã được quy định trong pháp luật. Tuy nhiên, việc thực hiện quá trình này
có thể làm thay đổi khả năng tiếp cận ruộng đất của các nhóm nông dân hưởng lợi
khác nhau dẫn đến thay đổi bình quân ruộng đất ở các nhóm xã h
ội khác nhau.
Từ những hạn chế của vấn đề manh mún ruộng đất cho thấy chủ trương và
việc tiến hành dồn điền đổi thửa là rất cần thiết cho sản xuất nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa.
1.2.3.2.Cơ sở thực tiễn của việc dồn điền đổi thửa.
Nước ta bắt đầu con đường đổi mới kinh tế của mình k
ể từ Đại hội VI của
Đảng vào năm 1986. Mục tiêu của chính sách đổi mới là chuyển nền kinh tế Việt
Nam từ mô hình kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988 là
bước ngoặt cơ bản. Nội dung chính của chính sách này là công nhận hộ nông dân là
một đơn vị kinh tế tự chủ, tự
do hoá thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất cũng
như các tư liệu sản xuất khác (ngoại trừ đất đai) và giao đất sử dụng ổn định, lâu dài
cho người dân. Chính sách mới này đã dẫn đến xoá bỏ hợp tác hoá trong nông

nghiệp. Cũng theo chính sách này, nông dân được giao đất nông nghiệp trong 15

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page12

năm và ký hợp đồng sử dụng các đầu vào, sử dụng lao động và sản phẩm mà họ sản
xuất ra. Các chỉ tiêu trong hợp đồng được ổn định trong 5 năm. Hơn nữa, hầu hết
các tư liệu sản xuất (máy móc, trâu bò và các công cụ khác) được coi là sở hữu tư
nhân. Từ đó, nông nghiệp Việt Nam bước vào một giai đoạn mới tương đối ổn định.
Tuy nhiên, thời gian giao
đất còn quá ngắn và một số quyền sử dụng đất khác chưa
được luật pháp hoá. Điều này dẫn đến nông dân có thể ít có động cơ đầu tư dài hạn
trên đất.
Luật Đất đai năm 1993 ra đời đã giải quyết được những vấn đề nêu trên.
Theo đó nông dân được giao đất ổn định và lâu dài. Họ được giao 5 quyền sử dụng
đất bao gồm: quyền chuyển nhượng, trao
đổi, cho thuê, thừa kế và thế chấp bằng
QSD đất.
Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc giao đất là duy trì sự công bằng.
Thông thường ở nhiều nơi trên miền Bắc, đất đai được chia bình quân theo định
suất (hoặc bình quân theo nhân khẩu). Những tiêu chuẩn khác cũng được xem xét
khi giao đất là các chính sách xã hội, chất lượng đất, tình hình thuỷ lợi, khoảng cách
đến thửa ruộng và khả năng luân canh cây trồng. Đất cây hàng năm ở Vi
ệt Nam
được chia thành 6 hạng. Do đó, để duy trì nguyên tắc công bằng mỗi hộ thường
được giao nhiều thửa với nhiều hạng đất khác nhau, ở các cánh đồng khác nhau với
chất lượng đất khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo ra tình
trạng manh mún đất đai ở Việt Nam. Nguyên nhân của manh mún đất đai do giao
đất nông nghiệp công bằng đã được nhiều cơ quan và các nhà nghiên cứu thảo luận
và phân tích những năm g
ần đây. Manh mún có nhiều mức độ khác nhau, ở một số

vùng tình trạng manh mún có thể nghiêm trọng hơn ở những nơi hoặc vùng khác.
Theo số liệu của Tổng cục Địa chính năm 1998, bình quân 1 hộ vùng Đồng bằng
sông Hồng có khoảng 7 - 8 thửa trong khi ở vùng núi phía Bắc con số này còn cao
hơn từ 10 – 20 thửa. Số liệu điều tra từ 42.167 nông hộ ở tỉnh Hưng Yên cho thấy
sau khi giao đất năm 1993, trung bình một h
ộ có 7,6 thửa. Vào năm 1998, Chính
phủ đã đề ra chính sách khuyến khích nông dân đổi ruộng cho nhau để tạo thành
những thửa có diện tích lớn hơn. Từ đó, các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là vùng ĐBSH
đã thành lập các hội đồng thực hiện thí điểm công tác dồn điền, đổi thửa. Theo báo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page13

cáo, trên toàn quốc có khoảng trên 700 xã ở 18 tỉnh đã và đang thực hiện dồn điền,
đổi thửa, tuy nhiên tiến trình vẫn còn rất chậm. Trên thực tế ở những vùng này đất
đai được chia lại cho các hộ nông dân với mục tiêu là giảm số thửa ruộng. Ví dụ: Ở
tỉnh Thanh Hoá số thửa ruộng đã giảm 51% trong 3 năm thực hiện chính sách này
(1998 – 2001). Trung bình số thửa ruộng của một hộ
đã giảm từ 7,8 thửa xuống còn
3,8 thửa. Trong các báo cáo gửi Chính phủ, khi rút kinh nghiệm công tác dồn điền,
đổi thửa, các địa phương đều đưa ra kết luận công tác dồn điền, đổi thửa nên áp
dụng ở những vùng mà manh mún đất đai đang là vấn đề lớn và không có mâu
thuẫn về đất đai. Điều đó có nghĩa dồn điền, đổi thửa không nên dẫn đến nh
ững
mâu thuẫn mới liên quan đến đất đai. Nguyên tắc quan trọng nhất trong dồn điền,
đổi thửa là các hộ nông dân tự nguyện đổi đất cho nhau để tạo thành những thửa lớn
hơn. Tuy nhiên, ở rất nhiều tỉnh quá trình giao lại đất đã xảy ra, trong đó các hộ
nông dân được tham gia rất ít vào quá trình này, ngoại trừ việc đánh giá chất lượng
đất và xác định hệ số trao đổi giữa các h
ạng đất. Bởi đất đai ở Việt Nam là sở hữu
toàn dân, do đó các hộ nông dân cho rằng họ không có quyền tham gia vào quá trình

giao lại đất hoặc thảo luận về kế hoạch hoá sử dụng đất.( Bộ NN và PTNT, 2003).
1.2.3.3.Tình hình thực hiện dồn điền đổi thửa ở một số tỉnh, thành trong nước.
Dồn điền đổi thửa không phải là một tiêu chí trong xây dựng NTM, song với
những
địa phương có diện tích đất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, bình
quân mỗi hộ dân sở hữu nhiều ô, thửa ruộng phân tán trên nhiều cánh đồng như hầu
hết các xã của Thành phố Hà Nội thì việc làm này hết sức cần thiết. Nếu tiến hành
thành công DĐĐT sẽ có tác động tích cực tới hầu hết 19 tiêu chí trong xây dựng
NTM. Chính vì vậy, để triển khai thắng lợi Chương trình 02-CTr/TU, Ban chỉ đạo
TP Hà Nội đã xác
định một trong những khâu đột phá là tập trung chỉ đạo thực hiện
công tác DĐĐT diện tích đất nông nghiệp không nằm trong quy hoạch công nghiệp
và quy hoạch đô thị. Ngay sau khi UBND Thành phố Hà Nội có kế hoạch và Hướng
dẫn, các Huyện, thị xã đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch và ban hành nghị quyết
về công tác DĐĐT, đồng thời giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể để các xã căn cứ phấn
đấu thực hiệ
n. Các xã đã bám sát hướng dẫn của Sở NN-PTNT tiến hành xây dựng
phương án DĐĐT trình duyệt, đồng thời rà soát nhân khẩu, hộ khẩu, diện tích đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page14

nông nghiệp giao theo Nghị định số 64/CP, một số xã đã và đang tiến hành đo đạc,
quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng.
Một số địa phương đã thực hiện thành công như xã Tân Hưng, xã Minh Trí (huyện
Sóc Sơn); xã Liên Mạc (huyện Mê Linh); xã Hợp Thanh (huyện Mỹ Đức); xã Đại
Thắng (huyện Phú Xuyên) và các xã này đang là mô hình điểm cho các địa
phương khác đến học tập kinh nghiệm. Một số huyệ
n đã thể hiện sự quyết tâm bằng
việc đăng ký tăng thêm diện tích thực hiện trong năm 2010 như Chương Mỹ, Mê
Linh, Phú Xuyên, Thường Tín, Đông Anh,

Tại các địa phương trình tự, phương pháp đã cơ bản thực hiện theo hướng
dẫn của TP. Nhiều huyện, thị xã đã coi nhiệm vụ DĐĐT là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm trong năm 2010.
Kết quả đến nay, toàn TP
đã có 99/228 xã (43,4%) có phương án DĐĐT,
trong đó có 35 xã đã được phê duyệt, số còn lại đang tiến hành xây dựng phương án
và xin ý kiến nhân dân thống nhất phương án. Một số huyện có nhiều xã trong kế
hoạch DĐĐT đã xây dựng được phương án DĐĐT như Chương Mỹ 32/32, Sóc
Sơn 23/23, Ba Vì 6/6, Phú Xuyên 10/16, đặc biệt 100% số xã của huyện Sóc Sơn đã
có phương án DĐĐT được phê duyệt. Kết quả có trên 30 nghìn ha đăng ký kế
hoạch
DĐĐT của các huyện, vượt trên 11 nghìn ha so với kế hoạch của UBND TP.
Với những kết quả tích cực trên cũng đồng nghĩa với năng lực tổ chức thực
hiện các nội dung Chương trình xây dựng NTM nói chung và công tác DĐĐT nói
riêng của cán bộ từ huyện đến xã đã được nâng lên rõ rệt, củng cố lòng tin của nhân
dân vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nướ
c, tạo
công bằng, dân chủ trong cộng đồng nông thôn.
Tuy nhiên, công tác DĐĐT là một việc làm rất khó, bởi nó đụng chạm tới quyền lợi
của hầu hết các hộ dân, phải tiến hành một khối lượng công việc rất lớn từ xây dựng
phương án, kế hoạch triển khai, đến tổ chức tuyên truyền, họp ở nhiều cấp, đo đạc,
lên bản đồ, gắp thăm, chia đấ
t, cấp hồ sơ giấy tờ chính vì vậy cán bộ địa phương ở
một số nơi ngại, không muốn làm. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ở một
số nơi hạn chế, chưa làm cho người dân thấy được ích lợi trước mắt và lâu dài của
công tác DĐĐT. Những nguyên nhân đó đã dẫn đến một số hạn chế, khó khăn trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page15

công tác DĐĐT trong thời gian qua tại các địa phương và rất cần phải khắc phục.

Tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định là một trong những huyện đi đầu và
làm tốt công tác chuyển đổi đất nông nghiệp để thực hiện cùng một lúc nhiều mục
tiêu, đó là: khắc phục tình trạng đất manh mún, giảm thiểu số thửa ruộng trên mỗi hộ;
kết hợp quy hoạch lại đồng ruộng phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hoá; tập trung
lại đất công của từng xã lâu nay nằm tản mạn trong các hộ, việc quản lý và sử dụng
diện tích đất này không hiệu quả. Trong năm 2003 có 19 xã, thị trấn đã hoàn thành kế
hoạch công tác dồn điền đổi thửa. Còn xã Liêm Hải hoàn thành 26/33 đội (7 đội chưa
thực hiện là các đội 1, 2, 10, 18 HTXNN Trực Liêm và các đội 5, 6, 10 HTXNN Trực
Hải); xã Phương Định hoàn thành 8/10 đội của HTXNN Trực Phương, (2 đội chưa
thực hiện là đội ông Hưng và đội ông Bộ thôn Cự Trữ); HTXNN Trực Định 14/14
đội chưa triển khai. Đến năm 2006 HTXNN Trực Định đã thực hiện tại 5 đội là Hoà
Lạc, Hoà Bình, Đại Thắng 1, Đại Thắng 2 và An Trong.
Qua tổng hợp, công tác dồn điền đổi thửa đã đạt được một số mục đích, yêu
cầu đề ra đó là:
+ Số thửa đất nông nghiệp bình quân/hộ đã giảm trên 34 %: Từ 4,80 thửa/hộ
xuống còn 3,16 thửa/hộ. Những xã có số thửa bình quân/hộ giảm nhiều là Trực Nội
giảm 3,78 thửa/hộ, Trực Mỹ giảm 3,6 thửa/hộ, Trực Thanh giảm 2,98 thửa/hộ.
+ Đất công ích và đất dành cho quy hoạch đã được dồn đổi cơ bản tập trung
theo vùng và theo quy hoạch; số thửa đất công ích giảm 2.627 thửa (= 44,7%) số
thửa, từ 5.868 thửa xuống còn 3.241 thửa.
+ Bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, vùng chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, diện tích đất trồng lúa có năng suất thấp được chuyển sang
nuôi trồng thủy sản, diện tích đất sản xuất cây vụ đông được tăng lên, rõ nhất là
các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa như xã Trực Hùng,
Trực Khang, Trực Chính,
+ Hiệu quả cho thuê đất công ích và đất nông nghiệp dành cho quy hoạch
tăng lên rõ rệt, qua kết quả báo cáo của xã Trực Nội, Trực Hưng, Trực Thuận, Trực
Mỹ ngay sau thời điểm dồn đổi ruộng xong, xã tổ chức đấu thầu đất công đã nâng
mức thu bình quân lên 180 kg/sào/năm (trước đây 70 kg/sào/năm).

×