BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRẦN THỊ KIM OANH
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA TỔ HỢP LAI GIỮA
GÀ TRỐNG DOMINANT VỚI MÁI F1 (RI VÀNG × SASSO)
NUÔI TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM LIÊN NINH
Chuyên ngành : CHĂN NUÔI
Mã số : 60.62.01.05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. HỒ XUÂN TÙNG
2. PGS. TS. NGUYỄN BÁ MÙI
HÀ NỘI – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông
tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận văn này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Thị Kim Oanh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thiện luận văn ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi
còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ nhiều tập thể và cá nhân.
Nhân dịp hoàn thiện luận văn tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi - Viện
Chăn nuôi; Bộ môn Sinh lý - Tập tính vật nuôi, Khoa Chăn nuôi và Nuôi
trồng thủy sản – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu học tập và thực hiện luận văn;
TS. Hồ Xuân Tùng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện
chăn nuôi - Viện Chăn nuôi; PGS. TS. Nguyễn Bá Mùi đã dành nhiều thời
gian hướng dẫn về mặt khoa học cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn;
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý
báu đó!
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Thị Kim Oanh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng v
Danh mục các ảnh và đồ thị vi
Danh mục các chữ viết tắt vii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1.1. Cơ sở nghiên cứu lai tạo 3
2.1.2. Tỷ lệ nuôi sống 9
2.1.3. Khả năng sản xuất của gia cầm 10
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 21
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 21
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 25
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 32
3.2. CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 32
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 33
3.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi 34
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 347
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
4.1. Đặc điểm ngoại hình của gà thí nghiệm 38
4.2. Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 01 ngày tuổi - 19 tuần tuổi 42
4.3. Khối lượng cơ thể 45
4.4. Lượng thức ăn tiêu thụ giai đoạn 01 - 19 tuần tuổi 48
4.5. Năng suất trứng 51
4.6. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng 56
4.7. Khối lượng trứng và chất lượng trứng 57
4.8. Tỷ lệ ấp nở 60
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 62
5.1. Kết luận 62
5.2. Đề nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 3.1: Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gà thí nghiệm 33
Bảng 4.1. Đặc điểm ngoại hình của gà thí nghiệm lúc 01 ngày tuổi 38
Bảng 4.2: Tỷ lệ màu sắc lông của gà thí nghiệm lúc 01 ngày tuổi 38
Bảng 4.3: Đặc điểm ngoại hình của gà thí nghiệm lúc 19 tuần tuổi 40
Bảng 4.4: Tỷ lệ màu sắc lông của gà thí nghiệm lúc 19 tuần tuổi 40
Bảng 4.5: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm giai đoạn 1 - 19 tuần tuổi 43
Bảng 4.6: Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm giai đoạn 01 ngày tuổi -
19 tuần tuổi 46
Bảng 4.7: Lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm giai đoạn 1 - 19 TT 49
Bảng 4.8: Tuổi thành thục sinh dục của gà thí nghiệm 51
Bảng 4.9: Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm giao đoạn 20 - 32 tuần tuổi 53
Bảng 4.10: Năng suất trứng của gà thí nghiệm 55
Bảng 4.11: Tiêu thụ thức ăn và TTTĂ/10 quả trứng của gà thí nghiệm 56
Bảng 4.12: Khối lượng trứng của gà thí nghiệm 58
Bảng 4.13: Chất lượng trứng của gà thí nghiệm tại 32 tuần tuổi 59
Bảng 4.14: Kết quả ấp nở trứng gà thí nghiệm 60
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
DANH MỤC CÁC ẢNH VÀ ĐỒ THỊ
STT TÊN ẢNH VÀ ĐỒ THỊ TRANG
Ảnh 2.1: Hệ thống sản xuất giống hình tháp 22
Ảnh 2.2: Sơ đồ sản xuất gà thương phẩm 3, 4 dòng (Sasso – Pháp) 23
Ảnh 2.3: Hệ thống giống (bố mẹ) của hãng Sasso – Pháp 24
Ảnh 4.1: Gà R, S, DRS 01 ngày tuổi 39
Ảnh 4.2: Gà R, S, DRS trưởng thành 41
Đồ thị 4.1: Khối lượng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 47
Đồ thị 4.2: Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 53
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐVT Đơn vị tính
cs Cộng sự
KL Khối lượng
TTTĂ Tiêu tốn thức ăn
NST Năng suất trứng
TB Trung bình
TL Tỷ lệ
TT Tuần tuổi
Do Dominant
R Ri
S Sasso
DRS Con lai 3 máu (1/2 Dominant,
¼ Ri vàng, ¼ Sasso)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam những năm gần đây chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn
nuôi gà có sự tăng trưởng khá, bình quân đạt 7 - 8%/năm về đầu con và 8 -
9%/năm về sản lượng thịt trứng. Trong đó, chăn nuôi gà lông màu chiếm một
tỷ trọng cao, trên 65% về đầu con và sản lượng. Theo số liệu của Cục Chăn
nuôi (2013) tổng đàn gia cầm năm 2012 của cả nước là 308,5 triệu con, trong
đó số lượng gà là 225,5 triệu con (gà lông màu khoảng 146,5 triệu con). Cùng
với chiến lược phát triển chăn nuôi nước ta đến năm 2020 tỷ trọng sản phẩm
gia cầm sẽ tăng lên (từ 20% lên 30% năm 2020). Như vậy, trong thời gian tới
cơ hội phát triển chăn nuôi gà, đặc biệt là gà lông màu, vẫn còn rất lớn.
Để đáp ứng nhu cầu của xã hội về thịt gà chất lượng cao, các nhà chọn
giống đã tạo ra nhiều giống gà thả vườn có đặc điểm lông màu, chất lượng thịt
cao, năng suất khá, thích nghi với phương thức chăn thả. Nước ta đã nhập
nhiều giống nổi tiếng như Sasso, Isa của Pháp, Kabir của Israel, Lương
Phượng của Trung Quốc, Dominant của Cộng hòa Séc Các giống này có
những ưu điểm như khả năng sinh sản cao, tăng trọng nhanh nhưng cũng có
nhiều nhược điểm như khả năng chống chịu bệnh tật kém, chất lượng thịt
không cao và không được người tiêu dùng ưa chuộng. Bên cạnh đó, nước ta
có nhiều giống gà nội được chọn lọc, thuần hóa từ lâu đời như gà Ri, gà Mía,
gà Hồ, gà Đông Tảo lại có nhiều đặc điểm quý là chất lượng thịt, trứng rất
thơm ngon, thích nghi tốt với điều kiện chăn thả tại nhiều địa phương.
Lai kinh tế giữa hai giống có nguồn gốc, hướng sản xuất, năng suất
khác nhau đã được áp dụng rất thành công từ lâu, không những cho năng suất
cao mà còn giải quyết được vấn đề quan trọng trong công tác giống khi chúng
ta sử dụng một trong hai giống gốc là giống địa phương. Giảm chi phí nhập
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
các giống gà từ nước ngoài đồng thời giúp phát triển chăn nuôi các giống gà
bản địa.
Trên cơ sở đó, nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn giống nội và nhập
nội để tạo ra dòng gà đẻ trứng có đặc điểm ngoại hình, năng suất cao hơn,
trứng có màu phớt hồng, chất lượng trứng ngon, phù hợp với nhiều phương
thức nuôi ở các vùng sinh thái khác nhau. Chúng tôi đã tiến hành lai tạo tổ
hợp gà lai giữa trống Dominant với mái F1 (Ri vàng x Sasso). Bước đầu
nghiên cứu đã đạt được một số kết quả đáng quan tâm, tổ hợp lai được người
tiêu dùng ưa chuộng.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Tạo dòng mái lông màu thả vườn có đặc điểm ngoại hình, năng suất
cao, phù hợp với nhiều phương thức chăn nuôi.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài sẽ bổ sung thêm minh chứng thực tiễn cho lý thuyết lai kinh tế
trong chăn nuôi gia cầm: từ nguồn nguyên liệu là giống gà Dominnat, Ri và
Sasso có nhiều ưu điểm nổi trội riêng của từng giống tạo tổ hợp lai có năng
suất và chất lượng cao.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa vào sản xuất thêm tổ hợp lai mới
có ngoại hình và năng suất phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng của nước ta.
- Kết quả đề tài luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ công
tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và phát triển chăn nuôi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Cơ sở nghiên cứu lai tạo
Những giống gốc ban đầu ít nhiều có sự pha máu của nhiều giống khác
nhau, các giống mới được tạo ra đều thông qua con đường lai tạo sau đó mới
được chọn lọc củng cố, ổn định tính trạng trở thành dòng thuần. Thông qua
lai tạo để khai thác thế mạnh của con lai, đồng thời làm lay động tính bảo thủ
di truyền sẵn có của các cá thể, các dòng, các giống. Cốt lõi của vấn đề lai
giống là sử dụng hiện tượng sinh học quan trọng đó là ưu thế lai, làm cho sức
sống của con vật, sức miễn dịch đối với bệnh tật và các tính trạng kinh tế
được nâng cao, đồng thời thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các tổ
hợp lai, ưu thế lai làm căn cứ cho việc chọn lọc giống gia súc (Lê Đình
Lương, Phan Cự Nhân, 1994).
Trong công tác giống gia cầm hiện nay, thay thế cho phương pháp lai
giữa các giống như trước đây, phương pháp lai giữa các dòng là phổ biến.
Người ta lai các dòng gà khác biệt về kiểu gen, nhưng lại có khả năng kết hợp
được trong cùng một cơ thể. Vì vậy, mà phải chọn các dòng gà có khả năng
kết hợp tốt. Các giống, dòng càng thuần bao nhiêu thì con lai càng có ưu thế
lai cao bấy nhiêu (Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995).
Tuỳ theo mục đích lai tạo mà các nhà tạo giống có thể áp dụng các
phương pháp lai khác nhau như: Lai kinh tế, lai pha máu, lai cải tiến, lai gây
thành, lai xa trong đó lai kinh tế được áp dụng rộng rãi nhất.
2.1.1.1. Lai kinh tế: Là phương thức lai giữa hai cá thể thuộc hai dòng
hoặc hai giống khác nhau, con lai F1 không sử dụng làm giống mà để khai
thác sản phẩm thịt, trứng, sữa, lông, da lai kinh tế còn gọi là lai công nghiệp
vì chỉ sử dụng F
1
làm sản phẩm, nên sản phẩm có thể sản xuất nhanh, hàng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
loạt, có chất lượng trong một đơn vị thời gian tương đối ngắn (Trần Đình
Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995).
Để lai kinh tế có hiệu quả phải chọn lọc tốt các dòng thuần. Trong quần
thể dòng thuần các cá thể dị hợp tử sẽ giảm đi và các cá thể đồng hợp tử sẽ
tăng lên (Nguyễn Ân và cs, 1983). Giống gia súc, gia cầm là một quần thể gia
súc, gia cầm lớn. Trong giống lại bao gồm các dòng, mỗi dòng có đặc điểm
chung của giống, nhưng có đặc điểm di truyền riêng biệt khác với các dòng
còn lại. Sự khác biệt mỗi dòng về kiểu gen chính là yếu tố quyết định sẽ làm
xuất hiện ưu thế lai, nhưng nếu sự khác biệt quá xa thì khi cho lai không có sự
kết hợp. Theo Aggarwal và cs (1979), chỉ ra rằng muốn đạt được ưu thế lai
siêu trội thì phải cho giao phối giữa các dòng gà xuất phát khác nhau về kiểu
gen nhưng lại phải có khả năng kết hợp tốt với nhau. Để có được sự phối hợp
cao giữa các dòng thì trong công tác giống phải đi theo một hướng nhất định,
nếu không thì sự phối hợp giữa các dòng sẽ kém và năng suất, chất lượng của
thế hệ con lai sẽ bị giảm sút. Bởi vậy, không thể tạo ra được những gia cầm lai
tốt bằng cách cho giao phối một cách tình cờ và tuỳ tiện giữa các dòng. Muốn
gia cầm lai có năng suất cao, phải có giao phối giữa dòng đã được qui định,
những dòng này đã được phối hợp về chất lượng, năng suất theo một phương
pháp chọn giống nhất định và được thực hiện trong những cơ sở giống. Bởi
vậy, người ta chỉ cho lai giữa những dòng có khả năng kết hợp tốt. Để xác định
được khả năng phối hợp đó, dùng phương pháp cho phối giống giữa các dòng
rồi kiểm tra đánh giá chất lượng thế hệ sau.
Cho đến nay trên thế giới phương pháp lai kinh tế được sử dụng rất
nhiều, có những nước 80% sản phẩm thịt là do lai kinh tế. Ở Việt Nam đã
nghiên cứu công thức lai giữa các tổ hợp lai như: gà Tam Hoàng với gà Ri, gà
Hồ, gà Mía với gà Tam Hoàng, gà Kabir với gà Ri, gà Rhode với gà
Ri thường con lai có khả năng cho thịt trứng cao hơn trung bình gà bố mẹ.
Trong chăn nuôi gia cầm, khi lai kinh tế người ta có thể dùng phương pháp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
lai đơn hoặc lai kép, nhưng đôi khi cũng sử dụng phương pháp lai ngược.
-
Lai đơn:
Là phương pháp lai kinh tế để sử dụng ưu thế lai cao nhất. Trong công
tác giống gia cầm lai đơn thường được sử dụng khi lai giữa các giống gà địa
phương với các giống gà ngoại nhập cao sản, đặc biệt trong sản suất gà kiêm
dụng trứng thịt nhằm tận dụng khả năng dễ nuôi, sức chống chịu cao của gà
địa phương và khả năng sinh trưởng nhanh, sức đẻ cao, ấp nở tốt của gà cao
sản nhập nội. Ở nước ta đã có nhiều công trình sử dụng phương pháp lai đơn
để lai tạo giữa các giống: gà Rode Island Red, gà Sussex, gà Plymouth Rock,
gà Leghorn với gà Ri (Tạ An Bình, 1973; Trần Đình Miên, 1981; Bùi Quang
Tiến và cs, 1985) đã chứng minh hiệu quả của phương pháp này.
-
Lai kép:
Là phương pháp lai phổ biến để tạo gà thương phẩm trứng, thịt. Thông
thường sử dụng lai giữa 3 - 4 dòng trong cùng một giống để tạo ra con lai
thương phẩm 3 - 4 máu, áp dụng đối với gà hướng trứng như: Golline 54,
Hisex, ISA Brown, Hyline Brown, Brownick, BB Cock B380, Lohman
Brown; và gà hướng thịt như BE88, Sasso, Lương Phượng, Kabir…Theo kết
luận của nhiều nhà khoa học thì lai 4 dòng là tốt nhất đối với gà hướng trứng
và gà hướng thịt. Ngoài việc tạo ưu thế lai với con lai thương phẩm, còn có
hiện tượng các gen liên kết với giới tính để phân biệt gà trống và gà mái từ lúc
1 ngày tuổi thông qua màu lông hoặc tốc độ mọc lông cánh.
2.1.1.2. Ưu thế lai: Ưu thế lai là hiện tượng sinh học chỉ sự tăng sức
sống của đời con so với bố mẹ khi có sự giao phối giữa những cá thể không
thân thuộc. Ưu thế lai không chỉ bao gồm sức chịu đựng, nó bao hàm sự giảm
độ tử vong, tăng tốc độ sinh trưởng, tăng sức sản xuất và độ mắn đẻ, vì vậy
người ta xem hiện tượng đó như một sinh lực.
Theo Lê Đình Lương và Phan Cự Nhân (1994), khi các loài, chủng,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
giống hoặc các dòng nội khác nhau phối với nhau thì dạng lai F1 thường vượt
các dạng bố mẹ ban đầu về tốc độ sinh trưởng, về khả năng sử dụng chất dinh
dưỡng, tính chống chịu bệnh tật. Ưu thế lai làm tăng sức sống, sức chịu đựng
và năng suất của đời con do giao phối không cận huyết.
Kushner (1978) cho rằng ưu thế lai có nghĩa là sự tăng trưởng và phát
triển mạnh mẽ ở đời con, tính chịu đựng, năng suất của nó cao hơn so với các
dạng bố mẹ.
Nhìn chung ưu thế lai là một hiện tượng sinh học thể hiện trên nhiều
mặt, thế hệ lai hơn hẳn bố mẹ về tốc độ sinh trưởng, khả năng sinh sản, khả
năng sống, khối lượng trứng, thời gian của chu kỳ đẻ trứng, sự chuyển hoá
thức ăn và những đặc tính kinh tế có lợi khác, từ đó năng suất con lai được
nâng lên.
Theo Nguyễn Ân và cộng sự (1983), trong chăn nuôi việc lai các cá thể
khác dòng, khác giống, khác chủng nói chung đã có xuất hiện ưu thế lai ở các
tính trạng sản xuất. Ưu thế lai trong chăn nuôi thể hiện đa dạng, khó xếp loại
thật rành mạch, nhưng một điều thể hiện rõ nhất là con lai F
1
có ưu thế lai cao
hơn so với bất kỳ con lai nào ở các thế hệ tiếp theo là F
2
, F
3
, …F
n
, song dựa
vào sự biểu hiện của tính trạng mà người ta thấy ưu thế lai của động vật có thể
phân thành các loại như sau:
- Con lai F
1
vượt bố mẹ về khối lượng và sức sống.
- Con lai F
1
có khối lượng cơ thể ở mức độ trung gian giữa 2 giống
song khả năng sinh sản và sức sống có thể hơn hẳn bố mẹ.
- Con lai F
1
trội hơn bố mẹ về thể chất, sức làm việc, song nó mất một
phần hoặc hoàn toàn khả năng sinh sản.
- Một dạng ưu thế lai đặc biệt là từng tính trạng riêng rẽ có khả năng di
truyền theo tuýp trung gian, song có khi liên quan đến sản phẩm cuối cùng thì
lại khác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
Để xác định mức độ biểu hiện ưu thế lai phần lớn các tác giả cho rằng
ưu thế lai là hiệu số giữa giá trị tính trạng của con lai với bố mẹ và thường là
vượt lên trung bình của bố mẹ.
Mcon lai >
Mmẹ + Mbố
2
* Bản chất di truyền của ưu thế lai
Ưu thế lai càng cao khi bố mẹ càng xa nhau, vì vậy bản chất của ưu thế
lai được giải thích tập trung vào hai thuyết chính (Trần Đình Miên và Nguyễn
Văn Thiện, 1995).
Theo thuyết gen trội, những tính trạng như sức sống, khả năng sinh sản
là những tính trạng số lượng do nhiều gen điều khiển, nên rất hiếm có tỷ lệ
đồng hợp. Thế hệ con được tạo ra do lai giữa hai cá thể sẽ được biểu hiện do
tất cả các gen trội trong đó một nửa thuộc gen trội đồng hợp của cha mẹ và
một nửa thuộc gen trội dị hợp. Khi cha mẹ xa nhau trong quan hệ huyết thống
(khác dòng, khác giống, khác loài) thì xác suất để mỗi cặp cha mẹ truyền lại
cho con những gen trội khác nhau càng tăng lên, từ đó mà dẫn đến mức độ ưu
thế lai càng tăng. Ví dụ:
Đời cha mẹ AAbbccDDee x aaBBccddEE
Số lô cút mang gen trội 2 2
Đời con AaBbccDdEe
Số lô cút mang gen trội 4
Trong trường hợp trên tất cả các gen lặn (trừ c) đều bị át chế bởi gen
trội. Như vậy con lai hơn cha mẹ và có ưu thế lai là tác động hỗ trợ nhau của
các gen trội.
Tuy nhiên thuyết này chưa giải thích được hoàn chỉnh, vì bên cạnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
những gen trội có lợi, cũng có gen trội có hại và ngược lại. Thuyết gen trội
này chưa giải thích được một hiện tượng thực tế là khi tạp giao các hợp tử với
nhau để có con lai giữa bốn dòng thì chúng lại hơn con lai giữa hai dòng.
Theo thuyết siêu trội, hiệu quả của một alen ở trạng thái dị hợp thường
khác với hiệu quả của từng alen này biểu hiện ở trạng thái đồng hợp. Cho nên
có thể có tính trạng ở trạng thái dị hợp (trạng thái trội) sẽ vượt lên bất kỳ dạng
nào. Trạng thái siêu trội có thể là do ở thể dị hợp sự tương tác giữa 2 alen sẽ
có tác động lớn vào kiểu hình. Trong phần lớn các trường hợp alen trội là
thắng thế (Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995. Một số tác giả cho
rằng cơ sở của ưu thế lai chính là ở ngay tính dị hợp tử theo nhiều nhân tố di
truyền, các tác giả cho rằng ở cùng một cứ điểm nếu nhiều alen khác nhau thì
sẽ tăng nhiều khả năng phụ trách các quá trình tổng hợp sinh hoá khác nhau,
đảm bảo tốt hơn sự tiến triển các chức năng sinh lý cần thiết cho cơ thể, giúp
cho cơ thể dị hợp tử phát triển hơn cơ thể đồng hợp tử.
Khi nghiên cứu về tính trạng số lượng cho thấy những tính trạng số
lượng có hiệu ứng xấu nhất khi có sự cận huyết thì lại thể hiện mạnh mẽ nhất
do ưu thế lai và những tính trạng có h
2
cao dường như ít chịu ảnh hưởng của
ưu thế lai. Trong khi đó những tính trạng có h
2
thấp lại chịu ảnh hưởng nhiều
hơn. Mức độ ưu thế lai phụ thuộc vào mức độ sai khác di truyền của các cặp
bố mẹ đem lai.
Kết hợp cả hai giả thuyết chúng ta thấy đó là quan niệm về sự thay đổi
trạng thái hoạt động hoá sinh của hệ thống enzim,… trong cơ thể sống, đó là
tính dị hợp và tương tác với nhau của các cặp gen mới có ưu thế lai.
Để hiểu rõ hơn hiện tượng của ưu thế lai, Trần Đình Miên và Nguyễn
Kim Đường (1992) đã cho biết ưu thế lai phụ thuộc hai yếu tố: trạng thái hoạt
động của dạng dị hợp (d) và sự khác nhau giữa hai quần thể xuất phát (i):
H
F1
= ∑dy
2
; H
F2
= 1/2H
F1
; H
F3
= 1/4H
F1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
Ưu thế lai cao nhất ở đời F
1
sau đó giảm dần. Như vậy đến các đời sau
ưu thế lai giảm bớt nhiều, có sự thay đổi trong tác động tương hỗ và tương
quan giữa các gen thuộc các lô cút khác nhau, hơn nữa biểu hiện của một tính
trạng như trên đã nói bao giờ cũng chịu ảnh hưởng không những của kiểu di
truyền mà còn cả của ngoại cảnh, cho nên sự thay đổi trong quan hệ giữa các
gen cũng xảy ra trong điều kiện ngoại cảnh nhất định. Nói cách khác mức độ
ưu thế lai cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào sự tương quan âm hay dương giữa
môi trường và kiểu di truyền
Ưu thế lai thể hiện mức độ khác nhau ở các tính trạng khác nhau: các
tính trạng số lượng thường được thể hiện, còn các tính trạng chất lượng
thường ít được thể hiện và các tính trạng có hệ số di truyền cao như tốc độ
mọc lông, tăng trọng ít chịu ảnh hưởng của ưu thế lai.
2.1.2. Tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng thích
ứng của vật nuôi đối với điều kiện ngoại cảnh và nó có ý nghĩa lớn đối với
những giống được chuyển từ vùng này sang vùng khác hoặc những giống mới
được hình thành. Theo Brandsch và Biilchel (Nguyễn Chí Bảo dịch, 1978) tỷ
lệ nuôi sống là chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá sức sống của gia cầm ở giai đoạn
hậu phôi, sự giảm sức sống được thể hiện ở tỷ lệ chết cao qua các giai đoạn
sinh trưởng. Khavecman (1972) cho rằng cận huyết làm giảm tỷ lệ nuôi sống,
ưu thế lai làm tăng tỷ lệ nuôi sống. Hệ số di truyền về sức sống ở gia cầm rất
thấp: Hill và cs (1954) đã tíh được hệ số di truyền sức sống là h
2
= 0,06. Còn
Đặng Hữu Lanh và cs (1999) cho biết h
2
= 0,06 và 0,03. Vì vậy, để cải tiến
tính trạng này dùng phương pháp chọn lọc theo gia đình mới mang lại hiệu
quả cao qua các thế hệ.
Sức sống gia cầm xác định theo các giai đoạn khác nhau: giai đoạn con,
giai đoạn dò, giai đoạn hậu bị đến tuổi trưởng thành và giai đoạn sinh sản đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
hết kỳ sử dụng. Tùy theo các giống khác nhau mà phân chia các giai đoạn. Ví
dụ ở gà thường chia ra: giai đoạn gà con (0 – 9 tuần tuổi), giai đoạn gà dò (10
– 19 tuần tuổi), giai đoạn sinh sản từ 20 tuần tuổi trở lên.
Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc rất lớn vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng, khí hậu,
thời tiết, mùa vụ Có thể nâng cao tỷ lệ nuôi sống bằng các biện pháp nuôi
dưỡng tốt, vệ sinh tiêm phòng kịp thời. Tỷ lệ nuôi sống của gia cầm còn phụ
thuộc vào sức sống của đàn bố mẹ. Gia cầm mái đẻ tốt thì tỷ lệ nuôi sống của gia
cầm con cao hơn so với các gia cầm con được sinh ra từ gia cầm mái đẻ kém.
Động vật thích nghi tốt thể hiện ở sự giảm khối lượng cơ thể thấp nhất
khi bị stress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh cao, sống lâu và tỷ lệ chết
thấp. Khi điều kiện sống thay đổi (thức ăn, thời tiết, khí hậu, quy trình chăm
sóc, nuôi dưỡng,…), gà lông màu có khả năng thích ứng tốt với môi trường
sống (Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, 1998).
2.1.3. Khả năng sản xuất của gia cầm
2.1.3.1. Khả năng sinh trưởng
* Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu
cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang,
khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính di
truyền. Sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần dần các chất, chủ yếu là protein
nên tốc độ và khối lượng tích luỹ các chất phụ thuộc vào tốc độ hoạt động của
các gen điều khiển sự sinh trưởng (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường,
1992).
Sự sinh trưởng của con vật được tính từ khi trứng thụ tinh cho đến khi
đã trưởng thành và được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn trong thai và giai
đoạn ngoài thai. Đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành.
Thực tế nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt cho thấy trong giai đoạn đầu của
sự sinh trưởng thức ăn dinh dưỡng được dùng tối đa cho sự phát triển của
xương, mô cơ, một phần rất ít dùng lưu giữ cho cấu tạo của mỡ. Đến giai
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
đoạn cuối của sự sinh trưởng nguồn dinh dưỡng vẫn được sử dụng nhiều để
nuôi hệ thống cơ xương nhưng hai hệ thống này tốc độ phát triển đã giảm,
càng ngày con vật càng tích luỹ dinh dưỡng để cấu tạo mỡ.
Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng thường được
đánh giá qua khối lượng cơ thể và kích thước của chúng. Khi nghiên cứu về
sinh trưởng người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá:
* Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
- Ảnh hưởng của dòng, giống: Các giống gà khác nhau thì có khả năng
sinh trưởng khác nhau, giống gà hướng thịt có khả năng sinh trưởng lớn hơn
giống kiêm dụng và chuyên trứng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh dòng,
giống gia cầm có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng. Nghiên cứu Nguyễn
Huy Đạt và cs (1996) trên gà broiler của 4 giống AA, Lohmann, Isavedette và
Avian cũng cho thấy gà broiler Lohmann và Isavedette có tốc độ sinh trưởng
cao hơn so với gà broiler AA và Avian từ 6,58 - 9,75%. Nguyễn Mạnh Hùng
và cs (1994) cũng cho biết sự khác nhau về khối lượng giữa các giống gia
cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng khoảng 500 -
700 gam (13 - 30%).
Trong cùng một giống, các dòng khác nhau cũng có khả năng sinh
trưởng khác nhau. Theo Trần Công Xuân và cs (2003) khi nghiên cứu gà Sao
nhập từ Hungari ở 12 tuần tuổi cho biết: dòng gà Sao nhỏ có khối lượng trung
bình đạt 1886g/con, dòng gà Sao trung có khối lượng trung bình đạt
1930g/con và dòng gà Sao lớn có khối lượng trung bình đạt 2560g/con. Trần
Long (1994) cho biết tốc độ sinh trưởng của 3 dòng thuần (V1, V3, V5) của
giống gà Hybrro HV85 hoàn toàn khác nhau ở 42 ngày tuổi.
- Ảnh hưởng của tính biệt: Trong cùng một dòng (giống), giới tính khác
nhau thì cũng có khả năng sinh trưởng khác nhau gà trống thường nặng cân
hơn gà mái từ 24-32%. Những sai khác này cũng được biểu hiện về cường độ
sinh trưởng, được qui định không phải do hormon sinh học mà do các gen liên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
kết với giới tính, những gen này ở gà trống (2 nhiễm sắc thể giới tính) hoạt
động mạnh hơn ở gà mái (1 nhiễm sắc thể giới tính)
North (1990) kết luận: lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi
càng tăng sự khác nhau càng lớn; ở 2 tuần tuổi là 5%, 3 tuần tuổi >11%, 5 tuần
tuổi >17%, 6 tuần tuổi > 20%, 7 tuần tuổi > 23%, 8 tuần tuổi > 27 %.
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng:
Sinh trưởng là tổng số của sự phát triển các phần của cơ thể như: thịt,
xương, da. Tỷ lệ sinh trưởng các phần này phụ thuộc vào độ tuổi, tốc độ sinh
tưởng và phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng (Chambers, 1990). Trong cùng
một dòng (giống) chế độ dinh dưỡng khác nhau cũng cho khả năng sinh
trưởng khác nhau. Nghiên cứu của Đỗ Thị Tính và cộng sự (1993) trên gà AA
giai đoạn hậu bị cho thấy với mức năng lượng và protein khác nhau thì khối
lượng cơ thể giai đoạn ăn tự do 1 - 3 tuần tuổi của gà thí nghiệm có sự khác
nhau giữa các lô thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu trên gà trống ISA - 30MPK
giai đoạn sau 25 tuần tuổi cũng cho kết quả tương tự, khối lượng gà trống ở
các thời điểm 21 - 60 tuần tuổi của các lô thí nghiệm khác nhau về thành phần
dinh dưỡng thì khác nhau.
Ngoài ra khả năng sinh trưởng của gia cầm còn chịu ảnh hưởng của
các yếu tố khác như: nhiệt độ môi trường, ẩm độ và độ thông thoáng, chế độ
chiếu sáng, mật độ nuôi nhốt…
* Hiệu quả sử dụng thức ăn:
Đối với gia cầm nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn thường được tính cho 1 kg
tăng khối lượng cơ thể. Gà có tốc độ tăng khối lượng cơ thể cao thì hiệu quả
sử dụng thức ăn tốt hơn, vì ở gà một phần năng lượng cho duy trì, còn một
phần dùng để tăng khối lượng cơ thể. Cá thể nào có tốc độ tăng khối lượng cơ
thể nhanh sẽ cần ít năng lượng cho sự duy trì cơ thể. Mặt khác tăng khối
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
lượng cơ thể nhanh thì cơ thể đồng hóa và dị hóa tốt nên hiệu quả sử dụng
thức ăn cũng tốt hơn.
Đối với gia cầm sinh sản lấy trứng giống hoặc thương phẩm, tiêu tốn
thức ăn thường được tính cho 10 quả trứng hoặc 1kg trứng. Theo Nguyễn
Đăng Vang và cs (1999) tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của gà Đông Tảo
trong 36 tuần đẻ là 4,14kg. Gà Ai Cập tiêu tốn thức ăn/10 trứng trong 43 tuần
đẻ là 2,33kg (Phùng Đức Tiến và cs 1999). Gà Goldline – 54 thương phẩm là
1,65 – 1,85 kg/10 trứng trong 12 tháng đẻ (Nguyễn Huy Đạt và cs 1996).
Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào dòng, giống, tính biệt, độ tuổi. Theo
Trần Công Xuân và cs (1998), khi nuôi thịt đến 15 tuần tuổi gà Tam Hoàng
882 tiêu tốn 3,61kg thức ăn/kg tăng trọng. Đoàn Xuân Trúc và cs (1996) cho
biết tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của gà AA; ISA-MPK và BE88 khi nuôi
đến 7 tuần tuổi tương ứng là: 2,09; 2,06; 2,13kg. Ngoài ra, tiêu tốn thức ăn
còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng,
tình trạng sức khoẻ.
Tiêu tốn thức ăn là chỉ tiêu hết sức quan trọng, nó có ý nghĩa quyết
định đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà. Do vậy, sinh trưởng nhanh và
tiêu tốn thức ăn thấp luôn là mục tiêu của nhiều công trình nghiên cứu về lai
tạo giống gia cầm.
2.1.3.2. Khả năng sinh sản
Khả năng sinh sản của gia cầm được thể hiện qua các tính trạng số
lượng là: tuổi thành thục sinh dục, tỷ lệ đẻ, sản lượng trứng, chất lượng trứng,
tỷ lệ trứng có phôi, khả năng thụ tinh và ấp nở Đối với các giống gia cầm
khác nhau thì khả năng sinh sản cũng rất khác nhau.
* Tuổi thành thục về tính dục
Tuổi thành thục về tính ở gà nếu theo dõi trên cá thể được tính từ khi gà
nở ra đến khi bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên; trên quần thể (theo đàn) là đến
khi tỷ lệ đẻ của các cá thể đạt 5% (Pingel và Jeroch, 1980).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14
Tuổi thành thục sinh dục có liên quan chặt chẽ đến sức đẻ trứng của gia
cầm. Tuổi thành thục sớm cũng là một tính trạng mong muốn trong chọn
giống gia cầm. Tuy nhiên tuổi thành thục lại có tương quan với khối lượng cơ
thể, những giống có khối lượng cơ thể nhỏ thường có tuổi thành thục về tính
sớm hơn. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của gà Ác là 113 – 121 ngày tuổi
(Nguyễn Văn Thiện và cs, 2001), gà Ri là 135 – 144 ngày tuổi (Nguyễn Văn
Thạch, 1996), gà Đông Tảo là 157 – 165 ngày tuổi (Lê Thị Nga, 1997), gà
Sasso dòng TĐ3, TĐ4 là 146 – 150 ngày tuổi (Nguyễn Huy Đạt và cs, 2005).
Tuổi đẻ quả trứng đầu phụ thuộc vào bản chất di truyền, chế độ nuôi
dưỡng, các yếu tố môi trường. Đặc biệt là thời gian chiếu sáng sẽ thúc đẩy gia
cầm thành thục sinh dục, thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm.
* Năng suất trứng
Năng suất trứng là số lượng trứng đẻ ra của một gia cầm mái trong một
đơn vị thời gian, có thể tính theo tuần, tháng hoặc năm. Theo một số tác giả,
năng suất trứng được tính theo năm sinh học (365 ngày) kể từ khi đẻ quả
trứng đầu tiên. Trong thời gian gần đây, năng suất trứng được tính theo tuần
tuổi, thông thường các thời điểm quan trọng nhất đối với gà là năng suất trứng
38, 68 hoặc 72 tuần tuổi. Một số hãng gia cầm nổi tiếng trên thế giới như:
Shaver (Canada), Lohmann (Đức), Sasso (Pháp) năng suất trứng được tính
70 - 80 tuần tuổi.
Năng suất trứng của gia cầm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác
nhau, mỗi yếu tố ảnh hưởng ở mức độ nhất định. Một số yếu tố chính ảnh
hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm như các yếu tố di truyền cá thể; giống,
dòng gia cầm; tuổi; chế độ dinh dưỡng; điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Thị
Mai và cs, 2009).
+ Các yếu tố di truyền cá thể gồm tuổi thành thục sinh dục, cường độ
đẻ trứng, tính ấp bóng, thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15
Theo Campbell và Lasley (1969) gà thành thục về tính sớm sẽ đẻ nhiều
trứng hơn. Nhưng nếu gà thành thục tính dục quá sớm sẽ đẻ trứng nhỏ kéo dài
ảnh hưởng đến giá trị kinh tế vì không thu được trứng giống (Pingel và
Jeroch, 1980). Tuổi thành thục sinh dục và kích thước cơ thể có tương quan
nghịch. Chọn lọc theo hướng tăng khối lượng quả trứng sẽ dẫn đến tăng khối
lượng cơ thể và tuổi đẻ quả trứng đầu tiên.
Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn. Chu kỳ đẻ
trứng là số lượng trứng đẻ ra mà không bị ngắt đoạn, còn gọi là trật đẻ, có thể
được lấy làm tiêu chuẩn cho cường độ đẻ trứng. Thời gian đẻ kéo dài của trật
đẻ liên quan đến chặt chẽ với số lượng ánh sáng, do đó có thể tác động lên
đặc điểm này bằng sự chiếu sáng nhân tạo. Cường độ đẻ trứng tương quan rất
chặt với sức đẻ trứng của cả năm. Card L. E. và Nesheim M. C. (1970) cho
rằng, cường độ đẻ trứng thường được xác định theo khoảng thời gian 30 - 60
ngày và 100 ngày. Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) cho biết có sự tương
quan rất chặt chẽ giữa cường độ đẻ trứng của 3 - 4 tháng đầu tiên với sức đẻ
trứng cả năm. Vì vậy, người ta thường dùng cường độ đẻ trứng ở 3 - 4 tháng
tuổi đầu tiên để dự đoán sức đẻ trứng của gia cầm mà ghép đôi và chọn lọc
giống. Cường độ đẻ trứng còn liên quan mật thiết với thời gian hình thành
trứng và chu kỳ đẻ trứng.
Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học liên quan đến thời vụ nở
của gia cầm con. Tùy thuộc vào thời gian nở mà sự bắt đầu và kết thúc của
chu kỳ đẻ trứng sinh học có thể xảy ra trong thời gian khác nhau trong năm.
Thường ở gà, chu kỳ này kéo dài một năm. Chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối
tương quan thuận với tính thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ
trứng và chu kỳ đẻ trứng. Giữa tuổi thành thục và thời gian kéo dài chu kỳ đẻ
trứng sinh học có mối tương quan nghịch rõ rệt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16
Tính ấp bóng hay bản năng đòi ấp trứng của gia cầm là phản xạ không
điều kiện có liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm. Trong tự nhiên, tính ấp
bóng giúp gia cầm duy trì nòi giống. Bản năng đòi ấp phụ thuộc nhiều vào các
yếu tố di truyền do đó rất khác giữa các giống và các dòng. Các dòng, giống
nhẹ cân có tần số thể hiện bản năng đòi ấp thấp hơn các dòng nặng cân và
trung bình. Gà Leghorn và gà Goldline hầu như không còn bản năng đòi ấp.
Để nâng cao năng suất trứng của gia cầm cần rút ngắn và làm mất hoàn toàn
bản năng ấp trứng.
+ Giống, dòng gia cầm
Giống, dòng gia cầm có ảnh hưởng rất lớn đến sức sản xuất trứng của
gia cầm. Các giống khác nhau có khả năng đẻ trứng là khác nhau: giống gà
Kabir năng suất trứng trung bình là 195 quả/mái/năm, gà Brown Nick năng
suất trứng trung bình là 300 quả/mái/năm. Các giống gà được chọn lọc theo
hướng chuyên trứng thường có năng suất trứng cao hơn các giống gà kiêm
dụng và các giống gà chuyên thịt, các giống gà nội thường có năng suất trứng
thấp hơn so với các giống gà nhập ngoại.
+ Tuổi gia cầm
Tuổi gia cầm cũng có liên quan đến năng suất trứng. Năng suất trứng
của gà giảm dần theo tuổi, thường thì sản lượng năm thứ hai giảm 15 - 20%
so với năm thứ nhất (Nguyễn Thị Mai và cs, 2009). Một số loại gia cầm như
vịt và ngỗng thì năng suất trứng năm thứ hai cao hơn năm thứ nhất.
+ Chế độ dinh dưỡng
Thức ăn và dinh dưỡng có quan hệ chặt chẽ với khả năng đẻ trứng.
Muốn gia cầm có năng suất trứng cao, chất lượng trứng tốt thì phải đảm bảo
một khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng theo nhu cầu.
Quan trọng nhất là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng các axit
amin, cân bằng các chất khoáng và vitamin. Thức ăn có chất lượng kém sẽ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17
không thể cho năng suất cao, thậm chí còn gây bệnh cho gia cầm. Các loại
thức ăn bảo quản không tốt bị nhiễm nấm mốc, các loại thức ăn bị nhiễm độc
kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật… Thậm chí các loại thức ăn hỗn hợp
đảm bảo đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng nhưng bảo quản không tốt
cũng sẽ không phát huy được tác dụng trong chăn nuôi gia cầm (Nguyễn Thị
Mai và cs, 2009).
+ Điều kiện ngoại cảnh
Các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, mùa vụ ảnh
hưởng rất lớn tới sức đẻ trứng của gia cầm.
Mùa vụ có ảnh hưởng rõ rệt đến sức đẻ trứng của gà. Ở nước ta vào
mùa hè sức đẻ trứng giảm xuống so với mùa xuân, đến mùa thu thì sức đẻ
trứng của gà lại tăng lên.
Nhiệt độ môi trường xung quanh có liên quan mật thiết với năng suất
trứng. Nhiệt độ thích hợp cho gia cầm đẻ trứng là 18 - 24
0
C. Nếu nhiệt độ
dưới giới hạn thì gia cầm phải huy động năng lượng để chống rét và nhiệt độ
cao trên nhiệt độ giới hạn thì cơ thể gia cầm phải thải nhiệt. Nhiệt độ môi
trường cao làm giảm lượng thức ăn thu nhận, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn
từ đó làm giảm năng suất trứng và chất lượng trứng (Nguyễn Thị Mai cs,
2009). Vỏ trứng mỏng hơn bình thường nếu kết hợp với dinh dưỡng không
hợp lý thì gia cầm đẻ trứng không có vỏ.
Liên quan chặt chẽ với nhiệt độ là độ ẩm không khí của chuông nuôi,
độ ẩm thích hợp từ 65 - 70%. Độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ cao sẽ gây
stress nóng ẩm rất bất lợi với gia cầm, làm giảm khả năng đẻ trứng, chất
lượng trứng và giảm hiệu quả chăn nuôi.
Ngoài nhiệt độ và độ ẩm, chế độ chiếu sáng cực kỳ quan trọng trong
chăn nuôi gia cầm nói chung và gà đẻ trứng nói riêng. Gia cầm không chỉ cần