Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

TĂNG CƯỜNG QUẢN lý CHẤT LƯỢNG CHÈ XUẤT KHẨU TRÊN địa bàn TỈNH sơn LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.82 KB, 119 trang )


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagei

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN NGỌC TOÀN



TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CHÈ XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA




Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN TUẤN SƠN




HÀ NỘI - 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagei



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc, bản luận v
ăn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi
(ngoài phần đã trích dẫn).

Tác giả luận văn



Nguyễn Ngọc Toàn









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, tôi đã nhận được sự quan

tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài Học viện.
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm
ơn PGS. TS Nguyễn Tuấn Sơn - Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế
và Phát triển nông thôn – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hướng dẫn
khoa học và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian th
ực hiện đề tài và hoàn
chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể Thầy giáo, Cô giáo trong và ngoài
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các
ban ngành tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè, các hộ dân
trồng chè trong tỉnh cùng những tập thể và cá nhân đã giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, năm 2014
Tác gi
ả luận văn



Nguyễn Ngọc Toàn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Pageiii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt v

Danh mục bảng vi
Danh mục sơ đồ viii
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Sản ph
ẩm, chất lượng sản phẩm 4
2.1.2 Quản lý chất lượng sản phẩm 8
2.2 Cơ sở thực tiễn 15
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý, kiểm soát chất lượng chè của một số nước
trên thế giới 15
2.2.2 Kinh nghiệm quản lý chất lượng chè ở Việt Nam 17
2.2.3 Yêu cầu của một số thị trường đối với sản phẩm chè xuất khẩu 19
2.2.4 Một số quy định của Vi
ệt Nam đối với sản xuất chè đảm bảo chất
lượng, ATTP 24
3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 26
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 26
3.1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu 38

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageiv

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 38
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 38

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 40
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 40
3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 41
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
4.1 Thực trạng sản xuất, chế biến chè của tỉnh Sơn La 42
4.1.1 Thực trạng sản xuất chè của tỉnh Sơn La 42
4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đế
n chất lượng sản phẩm chè tại Sơn La 48
4.1.3 Thực trạng xuất khẩu chè tỉnh Sơn La 57
4.1.4 Đánh giá chung thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tại Sơn La 60
4.2 Thực trạng quản lý chất lượng chè xuất khẩu của tỉnh Sơn La 61
4.2.1 Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng được áp dụng tại các doanh
nghiệp sản xuất chè xuất khẩu ở Sơn La 61
4.2.2 Qu
ản lý chất lượng chè của cơ quan quản lý nhà nước 68
4.2.3 Công tác quản lý chất lượng chè của các doanh nghiệp 80
4.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm
chè xuất khẩu ở tỉnh Sơn La 85
4.3 Định hướng, dự báo và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản
lý chất lượng chè xuất khẩu ở tỉnh Sơn La trong thời gian tới 94
4.3.1 Định hướng 94
4.3.2 Dự báo các y
ếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chè tại Sơn La 95
4.3.3 Các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng chè xuất
khẩu tại Sơn La 99
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106
5.1 Kết luận 106
5.2 Kiến nghị 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagev

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải nội dung
ATTP An toàn thực phẩm
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BVTV Bảo vệ thực vật
Chi cục BVTV Chi cục Bảo vệ thực vật
Chi cục QLCLNLS&TS Chi cục Quản lý chất lương Nông lâm sản và
Thủy sản
KHKT Khoa học kỹ thuật
Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagevi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang
2.1 Quy định của Nhật Bản mức tối đa cho phép dư lượng thuốc
BVTV trên chè khô thành phẩm 20
2.2 Quy định của liên minh Châu Âu mức tối đa cho phép dư lượng
thuốc BVTV trên chè khô thành phẩm 22
2.3 Mức giới hạn tối đa cho phép hàm lượng kim loại nặng trong đất
trồng chè 24
2.4 Mức giới hạn tối đa cho phép một số kim loại nặng trong nước
tưới cho chè 24
2.5 M

ức giới hạn tối đa cho phép hàm lượng kim loại nặng cho phép
trong sản phẩm chè khô thành phẩm 25
2.6 Giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong chè
khô thành phẩm 25
3.1 Quan hệ giữa lượng mưa và sản lượng chè 28
3.2 Quan hệ giữa các tháng mưa và sản lượng chè 28
3.3 Dân số, lao động tỉnh Sơn La 2011 - 2013 32
3.4 Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Sơn La theo giá hiện hành 34
3.5 Một số
cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La 35
4.1 Quy mô diện tích chè tính theo huyện 42
4.2 Sản lượng chè búp tươi 43
4.3 Vùng nguyên liệu của 07 doanh nghiệp chè xuất khẩu chè chủ
yếu của tỉnh Sơn La năm 2013 51
4.4 Cơ cấu giống chè tại các doanh nghiệp được điều tra 52
4.5 Công nghệ chế biến chè tại các DN chế biến chè xuất được điều tra 55
4.6 Khối lượng, cơ cấu chè xuất khẩu tỉ
nh Sơn La năm 2011 58
4.7 Khối lượng, cơ cấu chè xuất khẩu tỉnh Sơn La năm 2012 58
4.8 Khối lượng, cơ cấu chè xuất khẩu tỉnh Sơn La năm 2013 59

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagevii

4.9 Mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu đánh giá chất lượng 61
4.10 Xếp hạng mức chất lượng theo điểm tổng số 62
4.11 Mức cho điểm của từng chỉ tiêu đánh giá 63
4.12 Các chỉ tiêu cảm quan của chè xanh xuất khẩu 64
4.13 Các chỉ tiêu hoá lý của sản phẩm chè xanh xuất khẩu 65
4.14 Tiêu chuẩn chè búp tươi nguyên liệu 68
4.15 Hiện trạng nhân sự Chi cục QLCLNLS&TS Sơn La 68

4.16 Số cán bộ
được đào tạo của Chi cục QLCLNLS&TS Sơn La 70
4.17 Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về công tác QLCL sản
phẩm chè 3 năm 2011 – 2013 72
4.18 Công tác giám sát chất lượng, ATTP sản phẩm chè 73
4.19 Công tác hỗ trợ áp dụng quy trình QLCL tiên tiến trong sản xuất 74
4.20 Thực hiện quy trình sử dụng thuốc BVTV 76
4.21 Kết quả kiểm tra đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất chế biến
chè 3 năm 2011 – 2013 77
4.22 Kết quả kiểm nghiệm, phân tích mẫu 2012 – 2013 của Chi cụ
c
QLCLNLS&TS 78
4.23 Công tác giám sát, QLCL tại các vùng nguyên liệu của DN 82
4.24 Hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng trong các DN 82
4.25 Kết quả DN lấy mẫu tự kiểm tra chất lượng sản phẩm 85
4.26 Kết quả công tác tuyên truyền, vận động chính sách pháp luật
quản lý chất lượng, ATTP 90
4.27 Trình độ, kinh nghiệm của các hộ dân 91
4.28 Trình độ chuyên môn của lao động trong các doanh nghiệp 92
4.29 Công tác tập huấn cho lao động trồng chè qua các năm 2011 – 2013 93


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageviii

DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT Tên sơ đồ Trang
1.1 Các cách nhìn khác nhau về chất lượng 5
1.2 Quy tắc 4 M trong quản lý chất lượng sản phẩm 8
4.1 Tổ chức bộ máy Chi cục QLCLNLS&TS tỉnh Sơn La 69


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page1

1. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sơn La là một tỉnh miền núi vùng Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự
nhiên 14.174 km
2
, chiếm 4,27% diện tích cả nước. Sơn La có 12 đơn vị hành
chính gồm 1 thành phố và 11 huyện với 12 dân tộc sinh sống. Điều kiện thiên
nhiên ưu đãi đã tạo cho Sơn La tiềm năng để phát triển nền nông nghiệp hàng
hóa, đa dạng phong phú, trong đó chè đặc sản trên cao nguyên Mộc Châu đã
trở thành thương hiệu ở trong và ngoài nước.
Chè là cây công nghiệp có nhiều lợi thế, là cây trồng chủ lực, là một
trong nh
ững sản phẩm xuất khẩu quan trọng của tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, tốc
độ phát triển chè chưa cao, chưa tận dụng được lợi thế về khí hậu, đất đai và
các tiềm năng khác để phát triển cây chè; thu nhập của người trồng chè đã
từng bước được cải thiện song vẫn chưa ổn định, không đồng đều giữa các
vùng. Chất lượng chè chưa cao, giá bán thấp, sức c
ạnh tranh kém. Hệ thống
quản lý chất lượng sản phẩm chè chưa được chú trọng, vấn đề sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật chưa đúng quy định vẫn còn khá phổ biến; quy trình sơ chế,
bảo quản, chế biến chưa được đầu tư quan tâm đúng mức. Công tác tổ chức
sản xuất và tiêu thụ chè an toàn còn rất nhiều hạn chế, số ngườ
i dân sử dụng
chè an toàn chiếm tỷ lệ thấp. Chưa có nhiều đơn vị áp dụng quy trình quản lý
chất lượng tiên tiến vào sản xuất, chế biến chè.
Công tác quản chất lượng nông chè còn một số bất cập, phân công

chồng chéo giữa các bộ ngành địa phương. Còn hiện tượng một số đơn vị,
doanh nghiệp đôi khi phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của nhiều cơ quan nhà
nước khác nhau v
ề cùng một nội dung, lĩnh vực. Bên cạnh đó còn hiện tượng
một số đơn vị, cá nhân sản xuất kinh doanh chè lại ít hoặc chưa được cơ quan
nhà nước quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát về chất lượng an toàn thực
phẩm. Do vậy chất lượng sản phẩm chè nói chung, sản phẩm chè xuất khẩu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page2

nói riêng còn chưa đảm bảo, còn tồn dư dư lượng hóa chất, kim loại nặng
vượt ngưỡng cho phép.
Nhận thức sâu sắc được những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài “Tăng cường quản lý chất lượng chè xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Sơn
La” nhằm đáp ứng yêu cầu cần thiết và cấp bách của sản xuất và tiêu thụ chè
ở địa phương nói riêng, xuấ
t khẩu hàng hóa nông sản của tỉnh nói chung.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng chè xuất
khẩu ở tỉnh Sơn La thời gian qua đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công
tác quản lý chất lượng chè xuất khẩu của địa phương trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thự
c tiễn về công tác quản lý
chất lượng đối với sản phẩm chè xuất khẩu
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
chất lượng chè xuất khẩu ở tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2013
- Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng chè xuất
khẩu, đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp sản xuất chè xuấ

t khẩu
trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về
công tác quản lý chất lượng chè xuất khẩu, các doanh nghiệp sản xuất chè
xuất khẩu ở tỉnh Sơn La.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thự
c
trạng quản lý chất lượng chè xuất khẩu, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý chất lượng chè xuất khẩu và các giải pháp tăng cường công tác quản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page3

lý chất lượng chè xuất khẩu tại tỉnh Sơn La.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại tỉnh Sơn La.
- Phạm vi về thời gian:
+ Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài thu thập trong 3 năm từ
2011 - 2013.
+ Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong thời gian từ tháng 6/2013 đến
tháng 12/2014.
+ Giải pháp đề xuất đến năm 2020.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page4

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Sản phẩm, chất lượng sản phẩm

2.1.1.1 Các khái niệm
a) Khái niệm sản phẩm
Theo TCVN 5814 (1994) thì sản phẩm là “Kết quả của các hoạt động
hoặc các quá trình”.
Người ta chia sản phẩm thành 2 nhóm lớn:
- Nhóm sản phẩm thuần vật chất: Là những vật phẩm mang đặc tính lý hóa
nhất đị
nh
- Nhóm sản phẩm phi vật phẩm: Đó là các dịch vụ, theo TCVN 5814
(1994) thì dịch vụ là “Kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa người
cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng”.
Tóm lại: Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa vào thị trường để tạo ra sự
chú ý, sự mua sắm, sử dụ
ng hay tiêu thụ nhằm thoả mãn một nhu cầu hay ước
muốn nào đó của con người.
b) Khái niệm chất lượng sản phẩm
Thông thường người ta cho rằng sản phẩm có chất lượng là những sản
phẩm hay dịch vụ hảo hạng, đạt được trình độ của khu vực hay thế giới và
đáp ứng được mong đợi của khách hàng với chi phí có thể chấp nhận được.
Nếu quá trình sả
n xuất có chi phí không phù hợp với giá bán thì khách hàng
sẽ không chấp nhận giá trị của nó, có nghĩa là giá bán cao hơn giá mà khách
hàng chịu bỏ ra để đổi lấy các đặc tính của sản phẩm.
Như vậy ta thấy cách nhìn về chất lượng giữa nhà sản xuất và người tiêu
dùng khác nhau nhưng không mâu thuẫn nhau.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page5













Sơ đồ 1.1: Các cách nhìn khác nhau về chất lượng
Theo TCVN 5814 (1994) trên cơ sở tiểu chuẩn ISO – 9000 đã
đưa ra định nghĩa: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối
tượng) tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra
hoặc tiềm ẩn. Như vậy, “khả năng th
ỏa mãn nhu cầu” là chỉ tiêu cơ bản nhất
để đánh giá chất lượng sản phẩm.
2.1.1.2 Các đặc tính của chất lượng
- Tính khả dụng: Thông qua các chỉ tiêu về cảm quan để phản ánh giá
trị dinh dưỡng của thực phẩm, mức độ đáp ứng nhu cầu tối đa của người sử
dụng.
- Tính kinh tế: Việc ghi nhãn sản phẩm phải đầy đủ thông tin về thành
ph
ần, xuất xứ, hạn sử dụng, khối lượng, hướng dẫn sử dụng … để người sử
dụng có thể lựa chọn sản phẩm theo ý muốn và chống gian lận thương mại.
- Tính an toàn: Nhằm cho người sử dụng đảm bảo an toàn.
2.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
a) Nhóm yếu tố bên ngoài
Thứ nhất, nhu cầu và cầu củ

a khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Ý nghĩa chất lượng
Cách nhìn của nhà sản
xu

t
Cách nhìn của khách hàng
Sản
xuất
Chất lượng của phù hợp
- Phù hợp với đặc tính kỹ
thuật
- Chi phí
Chất lượng của thiết kế
- Đặc tính của chất
lượng
- Giá bán
Marketing
Thoả mãn nhu cầu của
khách hàng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page6

Cầu về chất lượng sản lượng sản phẩm cụ thể phụ thuộc vào nhiều nhiều yếu
tố, trong đó có yếu tố thu nhập của người tiêu dùng: người tiêu dùng có thu
nhập cao thường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm và ngược lại, khi thu
nhập của người tiêu dùng thấp thì họ ít nhạy cảm với chất lượng sản phẩm.
Mặt khác, đặc tính tậ
p quán tiêu dùng khác nhau mà người tiêu dùng ở địa
phương, từng vùng,từng nước cũng có cầu về chất lượng sản phẩm khác nhau.

Thứ hai, trong thời đại ngày nay, khi khoa học công nghệ trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ chất lượng của bất kỳ sản phẩm nào cũng
gắn liền và bị chi phối bởi sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là sự
ứng dụng các thành tựu của nó vào sản xuất. Kết quả chính của việc áp dụng
khoa học công nghệ vào sản xuất là tạo ra sự nhảy vọt về năng suất, chất
lượng và hiệu quả.
Trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng hội nhập với khu vực và
quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt và mang tính quốc tế hóa. Trình độ phát
triển của khoa học công nghệ ngày càng cao thì chất lượng là một trong những
nhân tố quan trọng quyết định lợi thế cạnh tranh, chất lượng sản phẩm ngày
càng đòi hỏi không chỉ thỏa mãn nhu cầu khách hàng mà còn phải hơn cả mong
đợi của họ . Nếu không nghiên cứu và tính toán nhân tố này, sản phẩm sẽ bị bất
lợi về chất lượng và do đó làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ ba, cơ chế quản lý kinh tế. Cơ chế quản lý kinh t
ế là nhân tố bên
ngoài tác động mạnh mẽ đến chất lượng sản phẩm. Cơ chế kinh tế kế hoạch
hóa tập trung qui định tính thống nhất của chất lượng sản phẩm, chất lượng
sản phẩm hầu như chỉ phản ánh đặc trưng kinh tế - kỹ thuật của sản xuất
mà không chú ý đến nhu cầu và cầu của người tiêu dùng. Chuyển sang cơ chế
th
ị trường, cạnh tranh là nền tảng chất lượng sản phẩm không phải là phạm
trù bất biến mà thay đổi theo nhóm người tiêu dùng và theo thời gian. Vì vậy,
đòi hỏi chất lượng sản phẩm mang tính quốc tế hóa để đáp ứng được nhu cầu
đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page7

Thứ tư, vai trò quản lý kinh tế vĩ mô. Trong cơ chế kinh tế thị trường
hoạt động quản lý vĩ mô của nhà nước trước hết là hoạt động xác lập các cơ
sở pháp lý cần thiết về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản

phẩm. Hoạt động quản lý vĩ mô kiểm tra, kiểm soát tính trung thực của người
sản xuất trong việc s
ản xuất ra sản phẩm theo các tiêu chuẩn chất lượng đó
đăng ký, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
b) Nhóm nhân tố bên trong
Trong nội bộ doanh nghiệp, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm có thể được biểu thị bằng qui tắc 4M, đó là :
Men (Con người): Nguồn nhân lực trong doanh nghiêp là những nhân tố
tác động trực tiếp, liên tục đến chất lượ
ng sản phẩm của doanh nghiệp.
Methods (Phương pháp quản trị, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức
sản xuất của doanh nghiệp): Trình độ chuyên môn và ý thức kỷ luật, phương
pháp quản trị, tinh thần lao động hiệp tác của đội ngũ lao động tác động trực
tiếp đến chất lượng sản phẩm.
Machines (Khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị của doanh
nghiệp): Công nghệ kỹ thuật qui định giới hạn của chất lượng sản phẩm của
bản thân doanh nghiệp: công nghệ kỹ thuật ở trình độ nào, có chất lượng sản
phẩm tương ứng. Chất lượng và tính chất đồng bộ của máy móc thiết bị sản
xuất ảnh hưởng đến tính ổn định của chất lượng sản phẩm do máy móc thiết bị
đó sản xuất ra.
Materials (Vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo
vật tư, nguyên nhiên vật liệu của doanh nghiệp): Nguyên vật liệu là yếu tố
trực tiếp cấu thành sản phẩm, tính chất của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực
tiếp đến tính chất của sản phẩm.




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page8
















Sơ đồ 1.2: Quy tắc 4 M trong quản lý chất lượng sản phẩm

2.1.2 Quản lý chất lượng sản phẩm
2.1.2.1 Khái niệm về quản lý chất lượng
Theo TCVN 5814 (1994) thì “Quản lý chất lượng là một hoạt động
có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu,
trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất
lượng, đảm bảo chất l
ượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ
thống chất lượng”.
Như vậy, khái niệm quản lý chất lượng được xác định ở các tiêu chí sau:
- Quản lý chất lượng bao gồm hệ thống các phương pháp, biện pháp
nhằm thực hiện chức năng quản lý tập trung vào việc đảm bảo chất lượng sản
phẩm, thoả mãn nhu cầu thị trường với hiệ
u quả kinh tế cao nhất.
- Quản lý chất lượng được tiến hành ở tất cả quá trình hình thành chất

lượng sản phẩm.
MACHINES
Thiết bị
Công nghệ
MEN
Lãnh đạo
Công nhân
Khách hàng
QUALITY
Chất lượng
METHODS
Phương pháp
quản trị
MATERIALS
Vật liệu
Năng lượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page9

- Quản lý chất lượng là trách nhiệm của tất cả các cấp từ cán bộ lãnh
đạo đến mọi thành viên của tổ chức.
2.1.2.2 Vai trò của công tác quản lý chất lượng
Công tác quản lý chất lượng có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn
hiện nay bởi vì quản lý chất lượng một mặt làm cho chất lượng sản phẩm thỏa
mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng và mặt khác nâng cao hơn hiệu quả quả
n
lý của nhà quản lý. Là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng chiếm lĩnh thị trường,
tăng cường vị thế, tạo uy tín, nâng cao thu nhập, tăng giá trị kinh tế, quản lý
chất lượng giúp doanh nghiệp xác định hướng sản phẩm cần cải tiến, thích hợp
với thị hiếu khách hàng.

Quản lý chất lượng tốt giúp làm giảm chi phí đầu vào do sử dụng hiệu
quả hơn các y
ếu tố đầu vào mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, do vậy
giúp gia tăng giá trị trong quá trình sản xuất. Tăng cường quản lý chất lượng
giúp doanh nghiệp xác định đầu tư đúng hướng, khai thác sử dụng hợp lý các
nguồn lực hiệu quả, giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất.
2.1.2.3 Nội dung quản lý chất lượng sản phẩm
a) Nội dung quản lý chất lượng sản ph
ẩm của cơ quan quản lý nhà nước
Cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng,
ATTP nông lâm thủy sản nói chung, sản phẩm chè nói riêng trên địa bàn Sơn
La là Chi cục QLCLNLS&TS Sơn La. Hàng năm đơn vị đã thực hiện công tác
quản lý chất lượng chè xuất khẩu gồm các nội dung như sau:
- Tham mưu xây dựng cơ chế chính sách, ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật về quản lý chất lượ
ng sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức tuyên truyền pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm.
- Tổ chức các chương trình giám sát về chất lượng sản phẩm chè.
- Tổ chức thẩm định và cấp chứng nhận cơ sở sản xuất, chế biến chè đủ
điều kiện đảm bảo chất lượng, ATTP trên địa tỉnh theo phân cấp.
- Tổ chức h
ướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè áp dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page10

các phương pháp quản lý chất lượng tiên tiến vào sản xuất nhằm tạo ra sản
phẩm chè an toàn, chất lượng tốt phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định
của pháp luật.
- Tổ chức các hoạt động kiểm nghiệm, xét nghiệm để đánh giá chất

lượng sản phẩm.
- Tổ chức đánh giá tổng kết công tác quản lý chất lượ
ng sản phẩm chè
trên địa bàn nhằm tăng cường tính hiệu lực hiệu quả của công tác quản lý nhà
nước về quản lý chất lượng sản phẩm.
b) Nội dung quản lý chất lượng của doanh nghiệp sản xuất chế biến chè
* Nội dung quản lý chất lượng trong khâu sản xuất cung ứng chè búp tươi:
- Đối với vùng nguyên liệu do doanh nghiệp trực tiếp quản lý: Áp dụng
quy trình quản lý, quy trình kỹ thu
ật do doanh nghiệp ban hành dựa trên các
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia như VietGap, các Gap tương đương,
các quy định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
- Đối với vùng nguyên liệu mà doanh nghiệp hợp đồng liên kết với các
hộ dân: Doanh nghiệp ban hành quy trình sản xuất, ban hành các tiêu chuẩn
cơ sở về chè búp tươi, … Hộ dân thực hiện cam kết sản xuất chè búp tươi
theo quy trình kỹ thuật của doanh nghiệp, qua đó giúp doanh nghiệp chủ độ
ng
quản lý giá, sát được chất lượngnguồn nguyên liệu đầu vào.
* Nội dung quản lý chất lượng trong khâu chế biến chè thành phẩm:
- Các nhà máy chế biến chè thành phẩm được áp dụng Quy chuẩn quốc
gia : cơ sở chế biến chè - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ký
hiệu: QCVN 01 - 07: 2009/BNNPTNT.
- Một số doanh nghiệp áp dụng quy trình quản lý chất lượng tiên tiến
vào nhà máy chế biến như HACCP, GMP, ISO….
- Doanh nghiệp t
ổ chức các phòng KCS để kiểm tra chất lượng sản
phẩm, lấy mẫu lô hàng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page11


2.1.2.4 Các nguyên tắc của quản lý chất lượng
Nguyên tắc 1: Định hướng bởi khách hàng
Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu
các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, để không chỉ đáp ứng mà
còn phấn đấu vượt cao hơn sự mong đợi của họ.
Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo
Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mụ
c đích và đường lối
của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người
Nguyên tắc 4: Quan điểm quá trình
Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và
các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình.
Nguyên tắc 5: Tính hệ thống
Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liên
quan lẫn nhau đối với mục tiêu đề
ra sẽ đem lại hiệu quả của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi
doanh nghiệp.
Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện
Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh
doanh muốn có hiệu quả phải được xây đựng dựa trên việc phân tích d
ữ liệu
và thông tin.
Nguyên tắc 8: Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng
2.1.2.5 Các phương pháp quản lý chất lượng
a) Phương pháp cổ điển (truyền thống)
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật
do cơ quan nhà nước công bố. Cơ quan nhà nước lấy mẫu hàng để kiểm tra.

b) Phương pháp quản lý chất lượng theo ISO 9000 (International Standard

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page12

Organization)
Hệ thống quản lý chất lượng, trong đó mọi yếu tố chủ yếu ảnh hưởng
tới chất lượng của toàn bộ quá trình (từ đầu vào đến đầu ra) đều được tiêu
chuẩn hóa.
c) Phương pháp quản lý chất lượng toàn diện (TQM)
Hệ thống quản lý và kiểm soát tập trung vào bảo đảm chất lượng dựa
trên quyền lãnh đạo của người quản lý cao nhất và sự
tham gia của tất cả
thành viên thuộc hệ thống.
d) Phương pháp quản lý chất lượng theo quan điểm HACCP
HACCP là từ viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point
trong tiếng Anh và có nghĩa là "hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát
điểm tới hạn". HACCP là hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân
tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu. Công cụ này cho phép tập
trung nguồn lực kỹ thuật, chuyên môn vào nhữ
ng bước chế biến có ảnh hưởng
quyết định đến an toàn chất lượng thực phẩm. Phân tích HACCP sẽ đưa ra
danh mục những điểm kiểm soát trọng yếu CCP cùng với những mục tiêu
phòng ngừa, các thủ tục theo dõi, giám sát và những tác động điều chỉnh từng
điểm kiểm soát trọng yếu. Để duy trì an toàn, chất lượng liên tục cho sản
phẩm, các kết quả phân tích sẽ được l
ưu giữ. Phương pháp nghiên cứu
HACCP phải thường xuyên thay đổi tùy thuộc vào những thay đổi của quá
trình chế biến.
2.1.2.6 Phân tích nguy cơ và nhận diện mối nguy gây mất an toàn, giảm chất
lượng sản phẩm chè

a) Phương pháp phân tích nguy cơ
- Phân tích nguy cơ ( risk analysis) được dùng để ước lượng nguy cơ
đối với sự an toàn và sức khỏe của con người, để xác định và triển khai các
biện pháp phù hợp để kiểm soát nguy cơ, và để truy
ền thông tới các đối tượng
chủ chốt về nguy cơ và công cụ ứng dụng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page13

b) Nhận diện các mối nguy gây mất an toàn, giảm chất lượng sản phẩm chè
- Mối nguy vật lý: Mối nguy vật lý là những vật cứng, sắc, nhọn có khả
năng gây thương tích cho hệ tiêu hóa người sử dụng
- Mối nguy hóa học: Mối nguy hóa học là các nguyên tố hoặc hợp chất
hóa học có khả năng gây độc cấp tính hoặc mãn tính đối với người sử dụng.
Nguồn g
ốc của mối nguy hóa học đối với sản phẩm chè có thể do ô nhiễm môi
trường (kim loại nặng, hóa chất độc hại), có thể do chính con người sử dụng
trong quá trình sản xuất canh tác
- Mối nguy sinh học: Mối nguy sinh học là các tác nhân vi khuẩn,
virus, nấm, ký sinh trùng có khả năng gây bệnh cấp tính hoặc mãn tính đối
với người tiêu dùng.
2.1.2.7 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng chè xuất khẩu
tại S
ơn La
a) Chủ thể quản lý
- Hệ thống cơ chế chính sách, văn bản pháp luật, qui chuẩn, tiêu chuẩn
kỹ thuật từ Trung ương đến địa phương cơ bản hoàn thiện, khá đầy đủ để triển
khai quản lý chất lượng sản phẩm chè. Do đó cũng dần đưa công tác quản lý
chất lượng chè vào nề nếp, giúp nâng dần chất lượng chè xuất khẩu của S
ơn

La trên thị trường. Tuy nhiên việc ban hành một số văn bản pháp luật còn
chậm so với kế hoạch đề ra và chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng cơ
chế chính sách tạo động lực khuyến khích người dân tham gia vào công tác
quản lý chất lượng sản phẩm chè. Nhiều quy định pháp luật về công tác quản
lý chất lượng còn chưa sát với thực tế, còn phân công chồng chéo giữa các cơ
quan thực hiệ
n, tính ổn định của các quy định không cao … nên công tác
quản lý chất lượng chè xuất khẩu còn một số hạn chế, yếu kém.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng chè tại tỉnh Sơn La
còn thiếu, chưa đồng bộ do Chi cục QLCLNLS&TS Sơn La mới được thành
lập, sự tích lũy kinh nghiệm quản lý chưa nhiều, chưa được đào tạo chuyên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page14

ngành về quản lý chất lượng chè .
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chất lượng chè
xuất khẩu chưa đáp ứng yêu cầu, còn thiếu thốn thiếu, nghèo nàn, chưa có
phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn, việc kiểm nghiệm các chỉ tiêu về chất
lượng, ATTP đều phải gửi đi phân tích tại trung ương nên kết quản phân tích
thường chậm; kinh phí kiểm tra, giám sát ch
ất lượng còn thiếu thốn.
- Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật đã
thay đổi, đã có nhiều hình thức tuyên truyền phong phú nhưng vẫn dàn trải,
chưa tập trung, chưa chủ động và chưa có sự tổng kết, đánh giá đến nhóm đối
tượng được tuyên truyền.
- Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tuy đã được thực hiện nhưng
chưa thực sự bài bản, chưa kiểm tra triệt để, chặ
t chẽ công tác quản lý chất
lượng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè xuất khẩu; việc xử
phạt vi phạm hành chính còn chưa triệt để, mức phạt chưa đủ sức ren đe.

b) Đối tượng quản lý (Doanh nghiệp và hộ dân sản xuất chè)
- Nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật về chất lượng, ATTP của người
lao động còn chưa đầy đủ
, chưa tự giác tuân thủ các quy định, còn tùy tiện
trong lao động sản xuất, người lao động chưa có ý thức tác phong công
nghiệp, thường để lẫn lộn các loại sản phẩm nên rất khó phân loại chất lượng
sản phẩm.
- Cơ sở vật chất, dây truyền, trang thiết bị sản xuất, các thiết bị kiểm tra
rất thiếu, yếu, kém về trình độ công nghệ, thường việc kiểm tra chấ
t lượng tại
các cơ sở vẫn chủ yếu dựa vào cảm quan.
- Đa số đơn vị sản xuất chế biến chè tại địa phương quy mô nhỏ, nhiều
vùng chè nằm ngoài quy hoạch nên việc đáp ứng các điều kiện theo quy
chuẩn, tiêu chuẩn của nhà nước còn khó khăn.
- Việc quản lý quy trình chăm sóc, quá trình sử dụng phân bón, thuốc
BVTV đối với vùng nguyên liệu chè búp tươi chưa được ch
ặt chẽ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page15

- Hộ dân sản xuất chè búp tươi thường chưa có thói quen ghi chép và
lưu trữ hồ sơ về quá trình sản xuất đặc biệt quá trình sử dụng thuốc BVTV
nên việc truy xuất nguồn gốc tìm nguyên nhân sản phẩm kém chất lượng,
mất an toàn còn khó khăn.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý, kiểm soát chất lượng chè của một số nước trên
thế giới
2.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quố
c
Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thế giới, năm 2000, tổng

diện tích chè của Trung Quốc là 1.106.933 ha, tổng sản lượng 683.324 tấn,
gồm có 498.057 tấn chè xanh, 67.608 tấn chè Ô long, 47.294 tấn chè đen,
22.558 tấn chè bánh và 47.807 tấn các loại chè khác. Trong những năm của
thập kỷ 90, Trung Quốc đã phải trả giá đắt cho sản phẩm chè không an toàn,
do sử dụng quá lớn thuốc trừ sâu, phân hoá học và không quan tâm đến ngăn
ngừa ô nhiễm củ
a vùng sản xuất. Những năm gần đây, Trung Quốc đang
chuyển mạnh sang sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ. Sau năm 2000, diện tích
trồng chè để sản xuất chè hữu cơ đạt 6.700 ha, chủ yếu ở Triết Giang, Giang
Tây, An Huy, Hồ Bắc Tổng sản lượng chè hữu cơ đạt khoảng 4.000 tấn,
tổng trị giá sản xuất đạt khoảng 150 triệu Tệ. Trong đó, khoảng 3000 – 3500
t
ấn chè xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Mỹ, và châu Âu, nội tiêu khoảng
500 tấn Nhằm khuyến khích sản suất, xuất khẩu chè, Trung Quốc đã ban hành
pháp lệnh về tiêu chuẩn chè đảm bảo ATTP và có các chính sách hỗ trợ như
cho vay vốn, bù giá trong những năm đầu, giảm thuế v.v. Trong hiện tại và
tương lai sản xuất chè đảm bảo ATTP là hướng ưu tiên lớn của ngành chè
Trung Quốc.
2.2.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bả
n
Nhật Bản cũng chú ý đến sản xuất chè hữu cơ và được trồng ở vùng núi
cao thuộc Kanaguwa, Shiga, Migazaki, Shizuoka. Tuy nhiên, phổ biến ở Nhật

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page16

Bản là sản xuất chè an toàn dựa trên sự đồng bộ về các giải pháp kỹ thuật như
cơ giới hoá, giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thu hoạch bảo quản chế biến
nhằm giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu và phân bón trong sản phẩm chè ở
mức thị trường cho phép. Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đầu tư một lượng
kinh phí lớn khai thác sản phẩ

m chè tự nhiên (sản phẩm hoàn toàn đáp ứng
được yêu cầu VSATTP), rất nhiều tiệm chè hữu cơ và chè không có thuốc trừ
sâu được khai trương. Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã dùng nhãn hiệu nông sản
hữu cơ cho chè hữu cơ, năm 2001 Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã giới thiệu
một hệ thống tiêu chuẩn chè hữu cơ Nhật Bản.
Sản xuất chè ở Nhật Bản
được thực hiện bởi các hộ nông dân, các công
ty tư nhân, mỗi hộ sản xuất chè thường có khoảng 2 - 3 ha, một nhà máy chế
biến (Nếu tính theo công suất sản xuất chè ở Việt Nam sản xuất 220
ngày/năm thì công suất tương đương là 12 tấn/ngày) thiết bị hiện đại nhiều
công đoạn sản xuất đã được tự động hoá; ngoài ra, sản xuất chè ở Nhật Bản
cũng có tổ ch
ức khác là các hợp tác xã sản xuất chè đó là khoảng 40 hộ sản
xuất chè, với quy mô, diện tích khoảng 80 - 120 ha cùng với nhà máy chế
biến, quản lý theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi. Các hộ sản xuất và các
hợp tác xã đều sản xuất ra chè bán thành phẩm sau đó tiêu thụ trên thị trường.
Thị trường chè trong nước: thông qua các chợ theo hình thức đấu giá
thường diễn ra tại các trụ sở Hiệp hội nông nghiệp chè, những người s
ản xuất
mang sản phẩm đến Hiệp hội nông nghiệp chè của vùng (thường là huyện) để
bán, bên cạnh chợ, có kho bảo quản chè của Hiệp hội nông nghiệp chè làm dịch
vụ bảo quản chè cho người mua bán, cho các công ty kinh doanh chè, khi có
nhu cầu cho bảo quản lạnh 0
0
C, cũng lắp đặt các thiết bị tự động hoá, chỉ cần
một người quản lý điều hành qua mạng máy vi tính, người gửi chè đến kho bảo
quản chỉ cần đến lấy mã số lô hàng cần trả, các thiết bị sẽ tự động chuyển đúng
lô hàng cần trả ra cửa kho. Các sản phẩm chè được các công ty kinh doanh chè

×