BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ TUYẾT
SO SÁNH MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG LÚA MỚI NGẮN NGÀY
CÓ TRIỂN VỌNG TẠI THÁI BÌNH
CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VIỆT LONG
HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tôi xin đảm bảo số liệu trong luận văn được chính bản thân tôi thu
thập và có thông tin trích dẫn đều được chú thích một cách cụ thể, nguồn
gốc rõ ràng.
Kết quả nghiên cứu này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Vi
ệt Long - Bộ môn Cây lương thực, Học viện nông nghiệp Việt
Nam và sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ Bộ môn sinh l í sinh hóa và
chất lượng nông sản - Viện cây lương thực và cây thực phẩm; bạn bè, đồng
nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu sản phẩm mới - Tổng công ty giống cây
trồng Thái Bình.
Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2015.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị
Tuyết
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn TS. Nguyễn
Việt Long tại Bộ môn Cây lương thực - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban TGĐ Tổng Công ty giống cây trồng
Thái Bình đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia khoá học Thạc sỹ
năm 2012
- 2014 và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện làm đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn lãnh đạo trường Học viện nông nghiệp Việt
Nam, ban chủ nhiệm Khoa Nông học, các thầy cô giáo đã giúp đỡ, hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Văn Quang, Viện NC & PT cây trồng
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi một số vật liệu thí nghiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, công nhân viên Bộ môn
sinh l í sinh hóa và chất lượng nông sản - Viện cây lương thực và cây thực
phẩm; Trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm mới - Tổng Công ty
giống cây trồng Thái Bình đã giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành báo cáo
luận văn này./.
Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2015.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Tuyết
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình ảnh viii
Danh mục các chữ viết tắt ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam 3
2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa g
ạo trên thế giới 3
2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam 7
2.1.3 Tình hình sản xuất lúa tại Thái Bình 9
2.2 Nghiên cứu về chọn tạo giống lúa tại Việt Nam 10
2.2.1 Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lúa tại Việt Nam 10
2.2.2 Nghiên cứu về chọn tạo giống lúa ngắn ngày 14
2.3 Ảnh hưởng điều kiện ngoại cảnh, mùa vụ đế
n sinh trưởng, năng
suất và chất lượng của cây lúa 17
2.4 Nghiên cứu về đặc điểm hình thái của cây lúa. 20
2.4.1 Thời gian sinh trưởng 20
2.4.2 Khả năng đẻ nhánh. 21
2.4.3 Chiều cao cây lúa. 22
2.4.4 Bộ lá lúa và khả năng quang hợp. 22
2.4.5 Năng suất và các yếu tố tạo thành năng suất. 23
2.5 Nghiên cứu về chất lượng gạo 24
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv
2.6 Tình hình chọn tạo giống lúa ngắn ngày tại tỉnh Thái Bình 27
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 29
3.2 Vật liệu nghiên cứu 29
3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 30
3.3.1 Bố trí thí nghiệm 30
3.3.2 Điều kiện thí nghiệm 30
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 31
3.4.1 Thời tiết, khí hậu vụ mùa 2013 và vụ xuân 2014 tại Thái Bình. 31
3.4.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng giai đoạn mạ. 31
3.4.3 Các chỉ tiêu sinh tr
ưởng 31
3.4.4 Các chỉ tiêu sinh lý. 32
3.4.5 Các chỉ tiêu năng suất 33
3.4.6 Chỉ tiêu nông học 33
3.5 Các chỉ tiêu về chất lượng gạo 37
3.6 Phương pháp phân tích số liệu 38
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
4.1 Kết quả so sánh một số dòng, giống lúa mới ngắn ngày có triển vọng 39
4.1.1 Một số đặc tính sinh vật học của các dòng, giống lúa tham gia thí
nghiệm giai đoạn mạ. 39
4.1.2 Các giai
đoạn sinh trưởng của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm 42
4 1.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống lúa 44
4.1.4 Khả năng đẻ nhánh 47
4.1.5 Chỉ số diện tích lá (LAI) của các dòng, giống lúa tham gia thí
nghiệm qua các giai đoạn. 50
4.1.6 Khả năng tích lũy chất khô của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm 54
4.1.7 Một số đặc tính nông sinh học của các dòng, giống lúa tham gia
thí nghiệm 57
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v
4.1.8 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại tự nhiên của các dòng, giống lúa
tham gia thí nghiệm 59
4.1.9 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống
lúa tham gia thí nghiệm 61
4.1.10 Năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế của các dòng, giống lúa 66
4.1.11 Chất lượng gạo 69
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 76
5.1 Kết luận 76
5.2 Đề nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Sản lượng lúa gạo thế giới trong những năm gần đây (2009-
2013) 4
2.2 Xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2013 8
2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Thái Bình từ 2003-2012 10
2.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng phát triển cây lúa 18
4.2 Một số đặc điểm nông sinh học của các dòng, giống lúa tham gia
thí nghiệm trong thời kỳ
mạ 41
4.3 Các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống lúa thí nghiệm vụ
Mùa 2013 và vụ Xuân 2014 43
4.5 Khả năng đẻ nhánh của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm
vụ Mùa 2013 và vụ Xuân 2014 48
4.6 Chỉ số diện tích lá (LAI) của các dòng, giống lúa tham gia thí
nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ Xuân 2014 52
4.7 Lượng chất khô tích lũy qua các giai đoạn sinh trưởng của các
dòng, giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ Xuân 2014 54
4.8 Một số đặc tính nông sinh học của các giống lúa thí nghiệm v
ụ
Mùa 2013 và vụ Xuân 2014 57
4.9 Mức độ nhiễm sâu bệnh tự nhiên trên đồng ruộng của các dòng,
giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013 60
4.10 Mức độ nhiễm sâu bệnh tự nhiên trên đồng ruộng của các dòng,
giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2014 61
4.11 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống
lúa tham gia thí nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ Xuân 2014 62
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii
4.12 Năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế của các dòng, giống lúa
thí nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ Xuân 2014 66
4.13 Chất lượng gạo của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm vụ
Xuân 2014 70
4.14 Chất lượng nấu nướng và chất lượng dinh dưỡng các dòng lúa thí
nghiệm vụ Xuân 2014. 74
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT Tên hình Trang
2.1 Những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (2012-2014) 6
2.2 Tình hình nhập khẩu gạo Trung Quốc (2002-2013) 6
2.3 Tình hình xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam 2012 - 2013 9
4.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống lúa
tham gia thí nghiệm vụ Mùa 2013 45
4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống lúa
tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2014 45
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCCC Chiều cao cây cuối cùng
ĐBBB Đồng bằng Bắc Bộ
ĐC Đối chứng
KTĐN Kết thúc đẻ nhánh
NHH Nhánh hữu hiệu
NSLT Năng suất lý thuyết
NSSVH Năng suất sinh vật học
NSTT Năng suất thực thu
TGST Thời gian sinh trưởng
USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
VFA Hiệp hội lương thực Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước có truyền thống canh tác lúa nước từ rất lâu đời,
diện tích trồng lúa lớn và sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã giúp nghề
trồng lúa của nước ta có nhiều thay đổi tích cực. Từ một nước thiếu đói lương
thực thường xuyên trong những năm 80 của thế kỷ trước, đến nay s
ản lượng
lúa gạo của nước ta không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực ở trong
nước mà còn là một trong những nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới.
Hiện nay ở nước ta cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, dân số tăng nhanh, làm cho diện
tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Tổng Cục thống kê (năm 2013),
di
ện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam là 10,21 triệu ha, trong đó đất lúa là
4,10 triệu ha, giảm 8,7 nghìn ha so với 5 năm trước. Một trong những nguyên
nhân đó là do thu nhập từ nông nghiệp thấp, nông dân bỏ ruộng chuyển sang
các ngành công nghiệp và du lịch. Tình trạng trên dẫn đến những tiềm ẩn về
sự bất ổn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực của Việt
Nam và thế giới. Vì vậy, việc t
ăng thu nhập cho người nông dân đảm bảo an
ninh lương thực và an toàn xã hội là nhiệm vụ quan trọng của nông nghiệp
Việt Nam hiện nay.
Thái Bình là một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Hồng có lịch sử trồng lúa
lâu đời và luôn dẫn đầu trong cả nước về năng suất lúa. Đất đai của Thái Bình
phì nhiêu, màu mỡ thích hợp với khả năng phát triển nghề trồng lúa, người
dân cần cù, dễ dàng tiếp thu tiế
n bộ khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, hiện nay do
diện tích sản xuất lúa đang dần thu hẹp lại nhường chỗ cho phát triển giao
thông, công nghiệp, đô thị; mặt khác sản xuất lúa gặp nhiều khó khăn do thiên
tai, dịch hại và một phần công tác giống chưa được đầu tư thoả đáng. Do đó,
Thái Bình đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, huy động sự tham
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2
gia có hiệu quả của cả “4 nhà” để sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung trở
thành xu thế chủ đạo, trong đó đặc biệt ưu tiên các tiến bộ về giống lúa mới
trong sản xuất nông nghiệp.
Từ đầu những năm 2000, chủ trương của Tỉnh là chuyển đổi cơ cấu
giống lúa, thay thế các giống lúa dài ngày bằng các giống lúa ngắn ngày, năng
suất cao, chất lượng tố
t, chịu thâm canh, tăng vụ đưa giá trị kinh tế trên 1 ha
canh tác đạt trên 50 triệu đồng/năm.
Thái Bình hiện có diện tích đất trồng lúa 81.416 ha, trong đó lúa ngắn
ngày là 78.667 ha chiếm 96,6 % diện tích (Cục thống kê Thái Bình, 2013). Cơ
cấu chủ yếu là các giống lúa thuần ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng như:
BC15, TBR-1, Hương thơm 1, Q5 và BT7; còn các giống lúa như: Nếp 87,
Nếp 97, Nếp thơm chiếm tỷ lệ thấp. Từ vụ Mùa năm 2009, b
ệnh Lùn sọc đen
xuất hiện nhiều trên giống BT7 do vậy cơ cấu sản xuất giống BT7 đã giảm
mạnh.
Việc tìm ra các giống lúa mới có năng suất, chất lượng đáp ứng yêu cầu
trong nước và xuất khẩu ngày càng được quan tâm. Chính vì vậy, chúng tôi đã
tiến hành đề tài nghiên cứu: “So sánh một số dòng, giống lúa mới ngắn ngày
có triển vọng tại Thái Bình”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đ
ánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng
của một số dòng, giống lúa mới ngắn ngày trong các thời vụ khác nhau.
- Chọn ra một số dòng, giống lúa mới ngắn ngày có năng suất cao, chất
lượng tốt, phù hợp với điều kiện canh tác tại Thái Bình.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới
Theo thống kê của FAOSTAT (2013) trên thế giới có 115 nước trồng
lúa với tổng diện tích 153.652.007 ha, năng suất bình quân toàn thế giới
là 4.373,6 kg/ha và tổng sản lượng lúa là 745.709.788 tấn.
Châu Á: Sản lượng lúa trong năm 2013 khoảng 672,7 triệu tấn, cao
hơn 2012 khoảng 1,2%, do sản lượng lúa tăng ở các nước: Ấn Độ, Indonesia,
Thái Lan, Myanmar và Bangladesh. Tuy nhiên, sản lượng lúa ở Trung Quốc
giảm 1% do hạn hán ở các tỉnh miền Đông và Trung tâm. Sản lượng lúa cũng
bị giảm ở Nhật Bản, Malaysia và Philippin.
Châu Phi: Sản lượng lúa năm 2013 không thay đổi nhiều so với năm
2012, đạt 26,8 triệ
u tấn lúa. Vùng Tây Phi và Bắc Phi sản lượng lúa tăng thêm
5%, trong khi miền Nam Châu Phi và đặc biệt Madagascar, sản lượng lúa
giảm 4% do khí hậu bất lợi.
Châu Mỹ La Tinh và Caribbean: Năm 2013, sản lượng lúa tăng nhẹ
so với 2012, khoảng 28,0 triệu tấn lúa, tức 1,9%. Ở Trung Mỹ và Caribbean
sản xuất lúa gia tăng tại Dominican Republic và Mexico; ở Nam Mỹ sản
lượng lúa tăng không rõ rệt: gia tăng tại Brazil, Guyana, Paraguay và
Venezuela, trong khi giảm sút tại Bolivia và Chile. Ở Mỹ, điều kiện s
ản xuất
lúa tương đối thuận lợi, nhưng sản lượng giảm 5% so với kế hoạch.
Châu Âu: Sản lượng lúa của EU sụt giảm nhiều (4 triệu tấn) trong khi
Liên bang Nga đạt kỷ lục (1,1 triệu tấn).
Châu Úc: Sản lượng lúa tốt nhất trong 10 năm qua (0,92 triệu tấn).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4
Bảng 2.1. Sản lượng lúa gạo thế giới trong những năm gần đây
(2009-2013)
Đơn vị: Tấn
Năm
Tên nước
2009 2010 2011 2012 2013
Afghanistan
645.000 672.000 672.000 500.000 512.094
Argentina
1.334.155 1.243.259 1.748.075 1.567.971 1.563.450
Brazil
12.651.144 11.235.986 13.476.994 11.549.881 11.758.663
Trung Quốc
1.578.169 1.451.011 1.666.273 1.700.229 203.290.000
Ấn Độ
35.673.000 143.963.000 157.900.000 157.800.000 159.200.000
Indonesia
64.398.890 66.469.394 65.740.946 69.056.126 71.279.709
Nhật Bản
10.592.000 10.604.000 10.500.000 10.654.000 10.758.000
Bangladesh
48.144.000 50.061.200 50.627.000 50.497.000 51.500.000
Malaysia
2.511.043 2.464.830 2.575.988 2.750.404 2.626.881
Myanmar
2.681.958 32.579.651 29.009.894 28.080.000 28.000.000
Philippines
16.266.417 15.772.319 16.684.062 18.032.422 18.439.406
Việt Nam
38.950.200 40.005.600 42.398.346 43.661.570 44.039.291
Thế giới
(Tổng)
686.957.597 701.998.667 726.121.583 738.187.643 745.709.788
Nguồn: FAOSTAT, 2014.
Thương mại thế giới: Trong năm 2013, sản lượng lúa thương mại thế giới
giảm 2%, đạt 37,8 triệu tấn so với số kỷ lục của năm 2012, do nhu cầu tiêu
thụ ở Châu Á giảm xuống.
Giá gạo thế giới tiếp tục giảm từ cuối năm 2012 do sự cạnh trạnh mãnh
liệt trên thương trường, chủ yếu ở vùng tiêu thụ phía nam sa mạc Sahara và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5
Trung Đông, đặc biệt khi Ấn độ tiếp tục cung cấp gạo giá thấp. Các nước xuất
khẩu lớn như Thái Lan, Việt Nam và Hoa Kỳ bị thiệt hại đáng kể. Ấn Độ vẫn
tiếp tục giữ ngôi vị nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới từ năm 2012 đến 2013.
Gạo tồn kho: Theo FAO, vào cuối năm 2012 gạo tồn kho thế giới
đạt
đến số lượng kỷ lục ở 161,3 triệu tấn (tăng lên 11% so với năm 2011). Trong
năm 2013, gạo tồn kho thế giới còn tiếp tục tăng lên ở mức 174,7 triệu tấn
(tăng 8,3%). Theo dự đoán của FAO, số lượng gạo tồn kho thế giới có thể
tăng cao hơn nữa ở mức 183 triệu tấn trong năm 2014. Số lượng tồn kho
hiện nay tương đươ
ng với 36% nhu cầu quốc tế, một con số cao nhất trong
thập niên vừa qua.
Theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA, 2012), tổng nhu cầu tiêu
thụ gạo trung bình hằng năm của cả thế giới ước tính 452,5 triệu tấn, trong khi
đó sản lượng gạo thế giới không đáp ứng đủ nhu cầu. Theo FAO, tiêu thụ gạo dự
báo sẽ tăng trong năm 2013-2014, đạt khoảng 490,4 triệu tấn, cao hơn khoảng
2,5% so với 478,5 triệu tấn trong năm 2012-2013, với mức tiêu thụ gạo trung
bình người vẫn ở mức khoảng 57 kg/người/năm trong năm 2013-2014.
Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Ấn Độ đứng
đầu về xuất khẩu gạo trong hai năm liên tiếp, với tổng lượng xuất khẩu năm
2013 đạt 9,61 triệu tấn, tiếp tục nới rộng khoảng cách với các nước xuất khẩu
lớn khác. Tuy nhiên, nếu so với mức xuất khẩu kỷ
lục của năm 2012, xuất
khẩu gạo của Ấn Độ vẫn giảm gần 9,8%. Xuất khẩu của Thái Lan đứng vị trí
thứ hai với tổng lượng xuất khẩu đạt 6,79 triệu tấn, giảm nhẹ 2,6% so với năm
trước đó. Việt Nam đứng vị trí thứ ba về xuất khẩu gạo, với lượng thấp hơn
Thái Lan, đạt 6,74 triệu tấn, giảm 12,9% so v
ới năm 2012. Đây là mức giảm
mạnh nhất trong số 5 thị trường xuất khẩu gạo chủ chốt trên thế giới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6
Hình 2.1: Những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới
(2012-2014)
(Nguồn: USDA, 2014)
Năm 2013, Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới trong
bối cảnh kinh tế tăng trưởng nhanh trở lại. Nhập khẩu gạo của Trung Quốc
năm 2012 đã tăng gấp 4 lần so với năm trước đó, lên 2,4 triệu tấn. Trong 9
tháng đầu năm 2013, Trung Quốc đã nhập khẩu tới 3,2 triệu tấn, vượt cả
Nigeria để trở thành nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, và Bộ Nông
nghiệp Mỹ (USDA) dự báo năm 2014 nước này sẽ nhập khẩu kỷ lục mới 3,4
triệu tấn.
Hình 2.2: Tình hình nhập khẩu gạo Trung Quốc (2002-2013)
(Nguồn: USDA, 2014)
Dự báo của UDSA - tháng 9 - 2013
Triệu tấn
Tên nước
Triệu tấn
Nă
m
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam
Sản lượng lúa cả năm 2013 đạt 44,1 triệu tấn, tăng 338,3 nghìn tấn so
với năm trước (năm 2012 tăng 1,3 triệu tấn so với năm 2011), trong đó diện
tích gieo trồng ước tính đạt 7,9 triệu ha, tăng 138,7 nghìn ha, năng suất đạt
55,8 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha. Trong sản xuất lúa, diện tích gieo trồng lúa đông
xuân đạt 3.140,7 nghìn ha, tăng 16,4 nghìn ha so với vụ đông xuân trướ
c; sản
lượng đạt 20,2 triệu tấn, giảm 54,4 nghìn tấn do năng suất đạt 64,4 tạ/ha, giảm
0,5 tạ/ha. Diện tích gieo trồng lúa hè thu đạt 2.146,9 nghìn ha, tăng 15,1 nghìn
ha so với vụ trước; sản lượng đạt 11,2 triệu tấn, giảm 81,6 nghìn tấn do năng
suất chỉ đạt 52,2 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha.
* Tình hình xuất khẩu lúa gạo
Mùa vụ 2012/2013, nước ta xuất khẩu 7,72 triệu tấn gạo trong tổng sản
lượ
ng 27,15 triệu tấn, tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo,
sau Ấn Độ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu
gạo nước ta đạt 3,45 tỷ đô la Mỹ. Dự báo xuất khẩu gạo của nước ta mùa vụ
2013/2014 giảm xuống còn 7,4 triệu tấn, do sức ép cạnh tranh từ Ấn Độ và
Thái Lan cũng như nhu c
ầu tại một số thị trường truyền thống sụt giảm như
Philippines, Indonesia.
Châu Á là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm
77,7% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (tương đương 6 triệu tấn). Năm
2012, Indonesia, Phillipines và Malaysia vẫn tiếp tục là ba thị trường nhập
khẩu truyền thống. Tiềm năng tiêu thụ gạo của các th
ị trường này vẫn còn khá
lớn, tuy nhiên, theo USDA, trong vài năm tới, lượng gạo xuất khẩu của Việt
Nam sang các thị trường này sẽ bị thu hẹp dần.
Mùa vụ 2012/2013, Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất của
Việt Nam với kim ngạch hơn 2 triệu tấn. Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam
sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng trong mùa vụ 2013/2014. Tuy nhiên, Việt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8
Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Thái Lan, Ấn Độ,
Pakistan và Myanmar khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc.
Đối với thị trường châu Phi, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với Ấn
Độ và Pakistan nhất là với loại gạo tấm 5%; nhưng lại phải đối mặt với sức ép
cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan vì các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan có thể hạ
thấ
p giá bán để cạnh tranh tại thị trường quan trọng này. Theo Hiệp hội
Lương thực thì Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan lại có lợi thế rất cạnh tranh đối
với thị trường gạo chất lượng thấp (đặc biệt là gạo tấm 25%).
Xét về lượng, trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi
từ 1,2 đến 1,5 triệu tấn gạo. Gạo xuất sang châu Phi thường được bán theo cơ
sở
giá FOB; hàng hóa được chuyển bằng tàu lớn và dừng lại ở nhiều cảng tại
các quốc gia châu Phi khác nhau. Chính vì vậy, rất khó để đưa ra con số chính
xác về lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang châu lục này.
Bảng 2.2. Xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2013
Đơn vị: Tấn
Loại gạo
Khu vực
5% 10% 15% 25% 100%
Các loại
khác
Tổng
Châu Á
2.684.815 - 1.505.767 793.317 15.925 748.973
5.748.797
Châu Phi
821.826 - 75.947 98.407 365.61 52.356
1.518.308
Châu Âu
39.828 24.699 756 - - -
89.847
Châu Mỹ
32.014 - 213.09 2.901 55.883 -
329.333
Châu Úc
19.235 - - - - -
30.271
Tổng 3.597.718 24.699 1.795.560 894.625 437.418 801.329.188 7.716.556
(Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9
Hình 2.3. Tình hình xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam 2012 - 2013
(Nguồn : FAO, 2013)
Theo báo cáo của USDA, Việt Nam đang tiếp cận thị trường mới để
đẩy mạnh xuất khẩu. Việt Nam đã xuất khẩu gạo đến Chile và Haiti trong
năm trước và đang tìm cách mở rộng thị phần tại Tây bán cầu. Cũng theo
báo cáo, sản lượng lúa gạo Việt Nam năm 2013 đạt 27,65 triệu tấn, tăng so
với năm trước (khoả
ng 27,15 triệu tấn năm 2012). Tiêu thụ lúa gạo trong
nước dự kiến sẽ tăng nhẹ, từ khoảng 19,65 triệu tấn năm 2012 lên 20,1 triệu
tấn năm 2013.
2.1.3. Tình hình sản xuất lúa tại Thái Bình
Theo Cục thống kê Thái Bình (2014): năng suất lúa của Thái Bình
trong 10 năm từ năm 2003 - 2012 tăng 19,0% từ 54,67 tạ/ha năm 2003 đến
65,08 tạ/ha năm 2012, sản lượng tăng 13,8% từ 465.382 tấn năm 2003 đến
529.729 tấn năm 2012, trong khi diệ
n tích sản xuất lúa giảm từ 85.298 ha năm
2003 còn 81.416 ha năm 2012.
Tri
ệ
u
t
ấ
n
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Thái Bình từ 2003-2012
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
2003 85.298 54,67 465.382
2004 84.277 63,62 535.655
2005 83.693 58,73 490.799
2006 83.005 65,09 539.800
2007 82.447 61,53 529.875
2008 84.154 65,66 552.635
2009 83.578 66,17 552.903
2010 83.201 66,39 552.218
2011 82.857 65,89 545.663
2012 81.416 65,08 529.728
(Nguồn: Cục thống kê Thái Bình, 2014)
2.2. Nghiên cứu về chọn tạo giống lúa tại Việt Nam
2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lúa tại Việt Nam
* Một số phương pháp chọn tạo giống lúa
- Dùng phương pháp lai xa:
Chọn giống lúa lai hai dòng với phương pháp cách ly toàn cá thể với
nguồn gen dòng bất dục và dòng phục hồi từ các dòng nhập nội, dòng lai và
các dòng phổ biến trong sản xuất để chọn ra tổ hợp lai có thời gian sinh
trưởng ngắn.
- Phương lai tạo và chọn lọc cá thể:
Bằng phương pháp lai in situ huỳnh quang (Fluorescence in situ
hybriddization) của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long với kỹ
thuật dùng label quỳnh quang đính vào DNA probe để lai với nhiễm sắc thể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11
trên kính tiêu bản và được nhìn thấy dưới kính hiển vi quỳnh quang, lai xa
giữa lúa trồng (Oryza sativa) và lúa hoang (O.officinalis, O.brachyyantha,
O.granulata) giúp đa dạng hóa nguồn gen cây lúa, trong đó có gen ngắn ngày.
- Lai tạo cá thể:
Đầu tiên là tạo nguồn vật liệu khởi đầu cho tính trạng ngắn ngày bằng
cách lai tạo từ hàng nghìn hạt lai tạo ra các tổ hợp lai, sau đó tiếp tục lai tạo
và nuôi cấy túi phấn trên các tổ hợp lai. Tiếp theo là chọn dòng phân ly tạo ra
bằng phương pháp lai tạo truyền thống.
- Xử lý đột biến phóng xạ:
Xử lý đột biến phóng xạ. Chọn lọc dòng phân ly và so sánh các dòng
triển vọng. Khảo nghiệm giống quốc gia, phân tích phẩm chất các dòng triển
vọng và xây dựng quy trình sản xuất giống. Nhân giống tác giả.
Ngoài ra còn có một số phương pháp khác như chọn lọc phả hệ,
Việc chọn tạo ra giống lúa ngắn ngày là rất quan trọng đối với những
nước sản xuất nông nghiệp trên thế giới cũng như Việt Nam.
Tại Việt Nam việc sử dụng các giống lúa ngắn ngày thích nghi cả hai
vụ Đông Xuân và Hè Thu đã góp phần tăng năng suất, sản lượng lúa gạo, tiết
kiệm chi phí sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới, phục
vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tăng vụ.
Điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của nước ta nói chung thuậ
n lợi
đối với nghề trồng lúa. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác, sự
hình thành mùa vụ và phương thức gieo trồng, nước ta phân chia thành 3
vùng trồng lúa lớn: Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Đồng bằng ven biển
miền Trung và Đồng bằng Nam Bộ.
Thái Bình là một trong những tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ
(ĐBBB), có diện tích trồng lúa lớn. Khu vực Đ
BBB nói chung và tỉnh Thái
Bình nói riêng hiện trồng 2 vụ lúa đó là: Vụ lúa Xuân và lúa Mùa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12
Khí hậu Thái Bình khá thuận lợi cho sản xuất lúa, tuy nhiên có những
năm mưa ít hay mưa muộn gây hạn đầu vụ Xuân, cũng có năm sau cấy gặp
mưa to, bão nhiều gây ngập úng vào vụ Mùa, hay do phải gieo cấy kịp thời vụ
mà gặp phải giai đoạn rét, lạnh vào vụ Xuân.
Từ những thiệt hại trên, việc sử dụng giống lúa ngắn ngày nhằm rút
ngắn mùa vụ trong sản xuất và tránh thiệt hạ
i về kinh tế là rất cần thiết.
* Một số kết quả chọn tạo giống lúa tại Việt Nam
- Thu thập đánh giá nguồn vật liệu giống lúa địa phương phục vụ chọn
tạo giống lúa cho vùng canh tác nhờ nước trời vùng núi Tây Bắc Việt Nam
của Học viện Nông nghiệp Việt Nam với phương pháp điều tra, thu thập,
phân loại giống địa phương và chọn lọc cá thể theo chu kỳ để làm vật liệu di
truyền lai tạo giống lúa cho vùng núi nước trời phía Bắc Việt Nam như G4,
G6, G10, G13, G14, G19, G22, G24
- Tuyển chọn và phát triển giống lúa cạn cải tiến LC93-1 phục vụ sản
xuất lượng thực ở vùng cao của Viện Bảo Vệ Thực Vật Từ Liêm, Hà Nội với
phương pháp chọn lọc từ tập đoàn lúa cạn IRRI nhập nội năm 1993 đã chọn
được giống LC93-1 có thời gian sinh trưởng 115-125 ngày, năng su
ất 3-4
tấn/ha, chịu hạn khá, chất lượng gạo tốt, thích hợp cho vùng đồng bào dân tộc
nghèo ở vùng cao.
- Nghiên cứu các giống lúa phẩm chất cao phục vụ đồng bằng sông
Cửu Long của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long với phương
pháp ứng dụng công nghệ sinh học (marker phân tử, nuôi cấy túi phấn) kết
hợp với khảo nghiệm đồng ruộng để chọn tạo giống lúa ngắ
n ngày, năng suất
cao, chất lượng gạo tốt như OM1490, OM2517, OM3536, OM2717,
OM2718, OM3405, OM4495, OM4498, OM2514 trồng rộng rãi ở vùng sản
xuất ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long.
- Nghiên cứu chọn giống lúa chống chịu khô hạn của Viện cây lương
thực thực phẩm với phương pháp thu thập nguồn vật liệu giống lúa cạn chịu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13
hạn địa phương và các dòng lúa cải tiến nhập nội từ IRRI với phương pháp lai
hữu tính kết hợp với gây đột biến để tạo ra các tổ hợp lai có khả năng chịu
hạn khá và năng suất cao như CH2, CH3, CH 133, CH5 trồng rộng rãi ở vùng
Trung du miền núi phía Bắc, Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây nguyên.
- Phân tích QTL (quantitative trait loci) tính trạng chống chịu mặn của
cây lúa của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương
pháp marker RFLP, microsatellite phân tích b
ản đồ di truyền của tổ hợp lai IR
28/Đốc Phụng xác định marker RM223 liên kết với gen chống chịu mặn với
khoảng cách di truyền 6,3cM trên nhiểm sắc thể số 8 ở giai đoạn mạ.
- Chiến lược chọn tạo giống lúa chống bệnh bạc lá ở Miền Bắc của Học
viện Nông nghiệp Việt Nam dùng phương pháp thu thập mẫu bệnh, ứng dụng
công nghệ sinh h
ọc phân lập, nuôi cấy và phân biệt gen kháng bệnh bằng PCR
đã xác định 16 chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzea gây bệnh khác nhau. Các
dòng chỉ thị ỊRBB5 (có gen Xa5), IRBB7 (Xa7), IRBB21 (Xa2) có tính kháng
đa số các chủng vi khuẩn gây bệnh.
- Áp dụng chỉ thị phân tử để chọn giống lúa kháng bệnh bạc lá của Viện
nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp chỉ thị marker
kết hợp với chọn giống truyền thống thanh lọc và đánh giá kiểu hình, kiểu gen
các giống lúa mùa địa phương xác định gen kháng bạc lá Xa5, Xa13 trên
nhiểm sắc thể số 5, 8 và việc liên kết các gen mục tiêu làm tăng tính kháng
rộng của giống lúa.
- Nghiên cứu chất kích kháng và khả năng ứng dụng trong quản lý tổng
hợp bệnh cháy lá trên lúa ở đồng bằng sông Cửu Long của Viện nghiên cứu
lúa đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu sử dụng chất kích thích tính
kháng đối với bệnh cháy lá lúa như dipotassium hydrogen phosphat
(K2HPO4), oxalic acid (C2H2O4), natritetraborac (Na2B4O7) dùng xử
lý hạt
giống trước khi sạ hàng giúp giảm bệnh cháy lá, tăng cường lực mạ, tăng số
hạt chắc và năng suất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14
- Quản lý tính kháng rầy nâu của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông
Cửu Long đã cho thấy rằng độc tính của quần thể rầy nâu có chiều hướng gia
tăng trên giống chỉ thị ASD7 (gen bph2), Rathu heenati (bph3) và giống
chuẩn kháng (bph2 và bph3). Hình thành các quần thể có độc tính gây hại
khác nhau tùy thuộc trình độ thâm canh trên đồng ruộng ở các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long. Quản lý tính kháng rầy nâu bền vững bao gồm việc đa dạng
hoá nguồn gen trong sản xu
ất, lai tạo gen kháng rầy nâu từ lúa hoang, chọn
tạo giống lúa kháng ngang và ứng dụng quy trình thâm canh tổng hợp.
- Nghiên cứu di truyền phân tử tính trạng kháng rầy nâu của cây lúa của
Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp PCR chọn
giống kháng rầy nâu có gen Bph-10 ở nhiễm sắc thể số 12 liên kết với marker
RG457 (tổ hợp lai PTB33/TN1) và RM227 (IR 64/Hoa lài).
- Quản lý tính kháng của sâu đục thân sọc nâu Chilo suppressalis
(Lepidoptera:Pyralidea) đối với giống lúa BT của Viện nghiên cứu lúa đồ
ng
bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu về thời gian, tập tính, giao phối, sự phát
tán, ký chủ phụ và chiến lược quản lý tính kháng của sâu. Những năm về
trước đã nhiều loại giống cây trồng mới ngắn ngày được chọn tạo và chuyển
giao vào sản xuất như các giống lúa: Nông nghiệp 1, 813 và 828 của Lương
Định Của. Dựa vào phản ứng ánh sáng của cây lúa và bản chất di truyền của
đỉnh sinh tr
ưởng, tác giả Vũ Tuyên Hoàng đã lai tạo giống để đưa các giống
lúa mùa ngắn ngày, năng suất và chất lượng tốt trồng trong vụ chiêm: Đông
xuân 1, Đông xuân 2, Đông xuân 3, Đông xuân 4 và Đông xuân 5. Các giống
VN10, A4 của Trần Như Nguyện.
2.2.2. Nghiên cứu về chọn tạo giống lúa ngắn ngày
Chọn tạo giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng cao, năng
suất, khả năng thích ứng rộng là mụ
c tiêu chọn tạo giống lúa ngắn ngày cho
các khu vực trồng lúa tại Việt Nam. Trong gần 5 năm qua những nghiên cứu
về chọn tại giống lúa ngắn ngày đã bước đầu đạt được kết quả nhất định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15
Các nhà khoa học nghiên cứu chọn tạo và đưa ra sản xuất 1 tập đoàn
giống lúa cao sản xuất khẩu có thời gian sinh trưởng ngắn ngày (≤ 90 ngày)
và Bộ Nông Nghiệp cũng đã quan tâm và hỗ trợ đặc biệt để phát triển nhóm
giống lúa này nhằm tăng sản lượng lúa trong các điều kiện khác nhau. Với tập
đoàn giống lúa này, người nông dân dễ dàng hơn trong việc bố trí cơ cấu
giống thích hợp, d
ễ dàng hơn tránh lũ, tránh hạn/mặn, tăng vụ và giúp nông
dân chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho các điều kiện khí
hậu ngày một khắc nghiệt.
Trong số các giống lúa được chọn tạo ra ở nước ta phần lớn là do lai
tạo, giống lúa đầu tiên được lai tạo và đưa vào sản xuất là giống lúa ngắn
ngày nông nghiệp I của nhà bác học Lương Định Của (1961), Nguyễn V
ăn
Hiền, Trần Thị Nhàn (1982) đã đáp ứng được yêu cầu tăng thêm một vụ lúa ở
đồng bằng và trung du Bắc Bộ trong những năm đầu thập kỷ 60.
Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long đã chọn tạo và đưa vào sản xuất
90 giống lúa, trong đó có 40 giống lúa được công nhận chính thức. Hầu hết
các giống lúa chọn tạo đều có TGST ngắn 90-100 ngày.
Năm 2013 PGS-TS Tạ Minh Sơn - nghiên cứu viên cao cấp và Ths
Nguyễn Thị Tuyết (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) bằng phương
pháp chọn lọc và lai tạo đã sản xuất ra giống CXT30 có thời gian sinh trưởng
trong vụ mùa từ 94-96 ngày.
Với phương pháp cách ly toàn cá thể với nguồn gen dòng bất dục ĐH4
và dòng phục hồi từ các dòng nhập nội, dòng lai và các dòng phổ biến trong
sản xuất. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp
Việt Nam) đã chọn ra tổ hợp Việt Lai 20 có thời gian sinh trưởng ngắn từ 110
ngày đến 115 ngày, tiềm năng năng suất đạt từ 8 tấn/ha đến 10 tấn/ha, chấ
t
lượng dinh dưỡng cao, thích hợp cho hệ thống canh tác từ 3 đến 4 vụ/năm ở
các tỉnh phía Bắc.