Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

SO SÁNH một số GIỐNG lúa THUẦN NGẮN NGÀY, CHẤT LƯỢNG CAO tại HUYỆN văn yên, TỈNH yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 105 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







NGUYỄN KIÊN CƯỜNG




SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG LÚA THUẦN NGẮN NGÀY,
CHẤT LƯỢNG CAO TẠI HUYỆN VĂN YÊN,
TỈNH YÊN BÁI



LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI, NĂM 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







NGUYỄN KIÊN CƯỜNG




SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG LÚA THUẦN NGẮN NGÀY,
CHẤT LƯỢNG CAO TẠI HUYỆN VĂN YÊN,
TỈNH YÊN BÁI


CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TĂNG THỊ HẠNH


HÀ NỘI, NĂM 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực, chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích
dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ




Nguyễn Kiên Cường










Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu ñề tài này, tôi ñã nhận
ñược sự quan tâm, giúp ñỡ tận tình và những lời chỉ bảo chân thành từ rất nhiều
ñơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành nông nghiệp. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ
lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân ñã dành cho tôi sự giúp ñỡ quý báu ñó.
Trước tiên, tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng ñối
với sự giúp ñỡ nhiệt tình của Cô giáo - TS. Tăng Thị Hạnh là người trực tiếp
hướng dẫn và giúp ñỡ tôi về mọi mặt ñể tôi hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Các Thầy giáo, Cô giáo trong bộ môn Cây lương thực - Khoa Nông
học ñã tận tình giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện ñề tài và hoàn
thành luận văn;
- Ban Giám ñốc Học viện, Khoa Nông học, Ban Quản lý ñào tạo và các
thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành tại Học Viện Nông nghiệp Việt
Nam ñã tạo ñiều kiện và giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, Uỷ ban nhân
dân huyện Văn Yên, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trại Giống
cây trồng ðông Cuông, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây
trồng và phân bón quốc gia, Uỷ ban nhân dân xã ðông Cuông, cùng bạn bè
ñồng nghiệp và người thân ñã quan tâm giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện ñề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ



Nguyễn Kiên Cường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ðẦU 1
1. ðặt vấn ñề 1
2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 2
2.1. Mục ñích 2
2.2. Yêu cầu của ñề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
3.1. Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và trong nước 4
1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới 4
1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam 8
1.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần ngắn ngày, chất lượng
cao trên thế giới và ở Việt Nam 10
1.2.1. Những nghiên cứu trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa ở ngoài nước 10
1.2.2. Những nghiên cứu trong chọn tạo giống lúa ở Việt Nam 17
1.2.3. Một số chỉ tiêu liên quan ñến chất lượng gạo 27
1.2.4. Tình hình sản xuất lúa và công tác khảo nghiệm giống mới tại tỉnh Yên Bái 34
1.2.5. Diễn biến thời tiết khí hậu khi triển khai thí nghiệm ở vụ Xuân và vụ
Mùa năm 2013 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 39

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv

PHẦN 2. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. ðối tượng nghiên cứu 42
2.2. Thời gian, ñịa ñiểm nghiên cứu 43
2.3. Nội dung nghiên cứu 43
2.4. Phương pháp nghiên cứu 43
2.4.1. Công thức thí nghiệm: ðề tài nghiên cứu gồm 13 công thức, mỗi giống
coi là một công thức thí nghiệm. 43
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 43
2.4.3. Các biện pháp kỹ thuật 44
2.4.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 45
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu 55
PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 56
3.1. Kết quả thí nghiệm ở vụ Xuân và vụ Mùa năm 2013 56
3.1.1. ðánh giá ñặc ñiểm sinh trưởng trong giai ñoạn mạ của các giống lúa trong
vụ Xuân và vụ Mùa năm 2013 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 56
3.1.2. Khả năng ñẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm 62
3.1.3. Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm 65
3.1.4. Khả năng nhiễm sâu bệnh hại của các giống lúa 67
3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa 69
3.1.6. ðánh giá các chỉ tiêu về chất lượng gạo 76
3.1.7. Kết quả ñánh giá cảm quan về chất lượng cơm của các giống lúa vụ
Mùa năm 2013 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 80
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 87


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

BVTV : Bảo vệ thực vật
ð/c : ðối chứng
KL : Khối lượng
FAO : Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới
ICRISAT : Viện Nghiên cứu Cây trồng cạn Á nhiệt ñới
IRRI : Viện nghiên cứu lúa quốc tế
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
TGST : Thời gian sinh trưởng
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang
1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo những năm qua trên thế giới 4
1.2. Sản xuất lúa gạo của các quốc gia ñứng ñầu thế giới 5
1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo những năm qua tại Việt Nam 9
1.4. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Yên Bái những năm qua 34
1.5. Thời tiết khí hậu chủ yếu từ tháng 1 ñến tháng 10 năm 2013 40
2.1. Danh sách các giống thí nghiệm và cơ quan chọn tạo 42
3.1. Một số ñặc ñiểm sinh trưởng trong giai ñoạn mạ của các giống lúa

trong vụ Xuân năm 2013 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 57
3.2. Một số ñặc ñiểm sinh trưởng trong giai ñoạn mạ của các 58
3.3. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa trong vụ Xuân và vụ Mùa
năm 2013 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 60
3.4. Khả năng ñẻ nhánh của các giống lúa vụ Xuân năm 2013 tại
huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 63
3.5. Khả năng ñẻ nhánh của các giống lúa vụ Mùa năm 2013 tại huyện
Văn Yên, tỉnhYên Bái 64
3.6. Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm 66
3.7. Mức ñộ nhiễm sâu, bệnh của các giống lúa thí nghiệm 68
3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất thực thu của các 70
3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất thực thu của các giống
lúa vụ Mùa năm 2013 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 72
3.10. Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các giống lúa vụ Mùa năm
2013 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 78
3.11. Một số chỉ tiêu ñánh giá cảm quan về chất lượng cơm các 81


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

1.1. Cơ cấu giống lúa thuần tỉnh Yên Bái năm 2013 36
1.2. Cơ cấu giống lúa lai tỉnh Yên Bái năm 2013 37


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1

MỞ ðẦU
1. ðặt vấn ñề
Cây lúa (Oryza sativa L) là một trong ba cây lương thực chính của
loài người và là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta. Có khoảng
40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực chính. Diện tích dành
cho gieo trồng lúa gạo những năm gần ñây trên thế giới khoảng 160 triệu
ha, sản lượng gạo trên 700 triệu tấn. Trong ñó châu Á là nơi sản xuất và
cũng là nơi tiêu thụ ñến 90% sản lượng gạo trên thế giới. Trong tương lai
xu thế sử dụng lúa gạo ñể ăn sẽ còn tăng hơn, vì ñây là loại lương thực dễ
bảo quản, dễ chế biến và cho năng lượng khá cao. ðặc biệt ñối với người
dân nghèo gạo vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu.
Ở Việt Nam mặc dù diện tích ñất tự nhiên cũng như ñất trồng lúa
không lớn, nhưng Việt Nam không những sản xuất lương thực ñảm bảo an
ninh lương thực quốc gia mà còn vươn lên thành nước xuất khẩu ñứng thứ
2 thế giới. Khi mà lương thực ñã ñạt mức dư thừa thì câu hỏi lớn ñặt ra ñối
với nhiều hộ nông dân và nhiều tỉnh là làm thế nào ñể sản xuất lúa gạo
thành hàng hoá và ñem lại thu nhập cao hơn.
Vấn ñề quan trọng ñặt ra hiện nay là giải pháp giúp người nông dân
tháo gỡ ñược các khó khăn về thị trường. ðể làm ñược ñiều này, việc ñầu
tiên phải xác ñịnh ñược nhu cầu thực tế của thị trường, dự báo xu hướng
phát triển của thị trường và xác ñịnh ñược những khó khăn trong sản xuất
của nông hộ. Từ ñó giúp người nông dân tháo gỡ khó khăn ñể sản xuất ra
sản phẩm hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường, nhằm góp phần tăng
hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân. Do ñó, việc nghiên cứu,
ứng dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng cao vào
sản xuất nhằm ñáp ứng ñược nhu cầu của thị trường là vấn ñề cần thiết.
Tỉnh Yên Bái có diện tích gieo trồng lúa hàng năm khoảng 40.000 ha
(chiếm 5,8% tổng diện tích ñất toàn tỉnh), cơ cấu các giống lúa thuần chiếm


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

từ 35 - 40% diện tích. Những năm gần ñây, mặc dù tỉnh Yên Bái ñã ñưa
vào sản xuất một số giống lúa thuần có năng suất cao như: Khang dân 18,
HT 1, Chiêm Hương ; các giống lúa lai như: Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, Thục
Hưng số 6 nhưng hầu hết là các giống có chất lượng gạo không ngon, giá
bán thấp, ñặc biệt năng suất một số giống lúa lai Trung Quốc không ổ ñịnh,
dẫn ñến thu nhập của người nông dân chưa ñược cải thiện. Bên cạnh ñó,
nhu cầu sử dụng gạo chất lượng cao tại Yên Bái khá cao, một số ñịa
phương trong tỉnh như thị xã Nghĩa Lộ, các huyện Trấn Yên, Yên Bình,
Văn Yên, Lục Yên có ñiều kiện ñất ñai, khí hậu phù hợp ñể phát triển gieo
trồng các giống lúa chất lượng cao. Tuy nhiên do chưa ñược quan tâm ñúng
mức nên diện tích và hiệu quả gieo trồng còn thấp.
Vì vậy, việc tăng cơ cấu giống lúa thuần, giảm diện tích gieo trồng
lúa lai trong cơ cấu gieo cấy lúa của tỉnh Yên Bái ñang ñược chú trọng
quan tâm. Việc nghiên cứu, tuyển chọn một số giống lúa thuần ñược chọn
tạo trong nước có thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng cao, khả năng
chống chịu sâu bệnh tốt, thích nghi với ñiều kiện ngoại cảnh của tỉnh Yên
Bái, nhằm hạn chế các rủi do, ñảm bảo bảo an ninh lương thực và tăng
ñược diện tích sản xuất vụ 3 là yêu cầu hết sức cần thiết.
Từ những vấn ñề nêu trên, tôi thực hiện ñề tài: “So sánh một số giống
lúa thuần ngắn ngày, chất lượng cao tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”.
2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục ñích
Chọn ñược những giống lúa thuần có năng suất cao, chất lượng tốt,
có khả năng chống chịu sâu bệnh và thích ứng với ñiều kiện sinh thái tại
huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
2.2. Yêu cầu của ñề tài

- ðánh giá ñặc ñiểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và khả năng chống
chịu sâu bệnh hại của các giống lúa thuần trong vụ Xuân và vụ Mùa năm 2013.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

- Xác ñịnh ñược một giống lúa thuần chất lượng tốt, cho năng suất và
hiệu quả kinh tế cao phù hợp với ñiều kiện tự nhiên, khí hậu của ñịa
phương ñể khuyến cáo ñưa ra sản xuất ñại trà.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác ñịnh ñặc tính nông học, năng suất, chất lượng và khả năng
chống chịu với một số loại sâu, bệnh hại và ñiều kiện ngoại cảnh của các
giống lúa thí nghiệm.
- Nghiên cứu khả năng thích ứng của các giống triển vọng góp phần
xây dựng cơ sở khoa học ñể giới thiệu giống và biện pháp kỹ thuật canh tác
lúa chất lượng cao cho sản xuất, giúp sản xuất tránh ñược thiệt hại do sử
dụng giống và biện pháp kỹ thuật không phù hợp, ñồng thời góp phần làm
phong phú cơ cấu giống lúa tại ñịa phương.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Lựa chọn các giống lúa có năng suất, chất lượng cao và khả năng
chống chịu tốt, góp phần mở rộng diện tích các giống lúa chất lượng cao
làm tăng giá trị kinh tế trên một ñơn vị diện tích.
- Thay ñổi cơ cấu giống lúa phù hợp với ñiều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội vừa thúc ñẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất
hàng hoá, vừa là nhân tố làm ổn ñịnh và bảo vệ môi trường.
- Việc ứng dụng thành công những giống lúa thuần có chất lượng
gạo ngon, không những ñáp ứng ñược nhu cầu thị hiếu hiện nay của người
dân ñịa phương và nhu cầu tiêu dùng của các tỉnh lân cận.
- Góp phần làm phong phú về số lượng và chủng loại giống lúa thuần

ngắn ngày, chất lượng cao trong cơ cấu giống lúa của tỉnh Yên Bái.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

PHẦN 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và trong nước
1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới
Cây lúa ñược trồng và phân bố rộng khắp trên thế giới. Theo thống
kê thì hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 quốc gia trồng và sản xuất
lúa gạo, trong ñó tập trung nhiều ở các nước Châu Á, 85% sản lượng lúa
trên thế giới phụ thuộc vào 8 nước ở Châu Á: Thái Lan, Việt Nam, Trung
Quốc, Ấn ðộ, Indonexia, Banglades, Myamar và Nhật Bản.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo những năm qua trên thế giới
Chỉ tiêu

Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2008 159,9 43,0 688,4
2009 158,2 43,2 684,8
2010 161,6 43,3 701,0
2011 163,1 44,3 722,5
2012 163,4 43,9 718,3
2013 166,1 44,8 745,2
(Nguồn: FAOSTAT, 2013)

Năm 2013, tổng diện tích trồng lúa trên toàn thế giới là 166,1 triệu ha,
năng suất trung bình ñạt 44,8 tạ/ha và tổng sản lượng lúa là 745,2 triệu tấn.
Nước có năng suất lúa cao nhất là Nhật Bản với 67,3 tạ/ha, sau ñến Trung
Quốc với năng suất 67,2 tạ/ha. ðiều ñó có thể lý giải là vì Trung Quốc là nước
ñi tiên phong trong lĩnh vực phát triển lúa lai và người dân nước này có tinh
thần lao ñộng cần cù, có trình ñộ thâm canh cao (ICARD, 2003). Còn Nhật
Bản là nước có trình ñộ khoa học kỹ thuật cao, ñầu tư lớn (Nguyễn Hữu
Hồng, 1993).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Có thể nói, tình hình sản xuất lúa trên thế giới ñang có xu hướng
tăng dần nhưng tăng chậm, sản lượng năm 2008 là 688,4 triệu tấn và ñến
năm 2013 là 745,2 triệu tấn. Với tốc ñộ tăng dân số như hiện nay cần phải
nâng cao hơn nữa năng suất, sản lượng cũng như chất lượng lúa gạo mới
ñảm bảo ñược vấn ñề an ninh lương thực trên thế giới.
Bảng 1.2. Sản xuất lúa gạo của các quốc gia ñứng ñầu thế giới
TT

Tên nước
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Năm
2010
Năm

2013
Năm
2010
Năm
2013
Năm
2010
Năm
2013
1
Ấn ðộ
43
,
770

43,500
33
,
0
36,6
144
,
570

159,200
2
Trung Quốc
30
,
179


30,486
60
,
2
67,2
197
,
297

205,015
3
Inñônêxia
12
,
476

13,835
47
,
1
51,5
57
,
157

71,279
4
Băngladesh
10

,
732

11,770
41
,
1
43,8
43
,
057

51,500
5
Thái Lan
10,669

12,373
30
,1

31,3
32,099

38,788
6
Myanma
8
,
200

7,500
39
,8

37,3
32
,
610

28,000
7
Việt Nam
7
,
489
7,899
53
,4

55,8
40,006

44,076
8
Philippin
4
,
270
4,746
39

,8

38,9
16
,
240

18,439
9
Braxin
2
,
890
2,349
38
,
0
50,1
11
,
061

11,759
10
Nhật Bản
1
,
673
1,599
65

,
1
67,3
10
,
893

10,758
(Nguồn: FAOSTAT)
Qua số liệu bảng trên, xét về sản lượng lúa năm 2013 thì Trung Quốc
là nước có sản lượng ñứng ñầu ñạt 205,015 triệu tấn, tiếp ñó là Ấn ðộ với
sản lượng ñạt 159,200 triệu tấn. Việt Nam cũng là nước có năng suất lúa
cao ñứng hàng thứ 3 trong 10 nước trồng lúa chính, năng suất ñạt 55,8
tạ/ha, sản lượng ñạt 44,076 triệu tấn. Thái Lan tuy là nước xuất khẩu gạo
ñứng hàng ñầu thế giới trong nhiều năm liên tục, song năng suất chỉ ñạt
31,3 tạ/ha, bởi vì Thái Lan chú trọng nhiều hơn ñến canh tác các giống lúa
dài ngày, chất lượng cao.
Việt Nam có tổng sản lượng lúa hàng năm ñứng thứ 5 trên thế giới,
nhưng lại là nước xuất khẩu gạo ñứng hàng thứ 2 thế giới hiện nay với sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

lượng gạo xuất khẩu bình quân trên dưới 7 triệu tấn/năm. Thái Lan luôn là
nước xuất khẩu gạo dẫn ñầu thế giới, hơn hẳn Việt Nam cả về số lượng và
giá trị, do có thị trường truyền thống rộng hơn và chất lượng gạo cao hơn.
Mỹ, Ấn ðộ, Pakistan cũng là những nước xuất khẩu gạo quan trọng, sau
Việt Nam. Theo IRRI, lúa gạo sản xuất ra chủ yếu là ñể tiêu dùng nội ñịa,
chỉ có khoảng 6 - 7% tổng sản lượng lúa gạo trên thế giới ñược lưu thông
trên thị trường quốc tế.

Gạo là lương thực quan trọng trong những bữa ăn hàng ngày của
người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Châu Á gạo là nguồn cung
cấp calori chủ yếu, ñóng góp 56% năng lượng, 42,9% protein hàng ngày.
Nó ñặc biệt quan trọng ñối với những người nghèo, khi mà lương thực
cung cấp tới 70 % năng lượng và protein thông qua bữa ăn hàng ngày.
Tuỳ theo truyền thống ẩm thực và thu nhập của các quốc gia, bộ
phận dân cư khác nhau mà yêu cầu về chất lượng gạo cũng khác nhau.
Những nơi mà gạo là lương thực thứ yếu (Châu Âu) thì họ yêu cầu
loại gạo tốt. Gạo 5 - 10% tấm ñược tiêu thụ nhiều ở Tây Âu và 10 - 13% ở
các nước ðông Âu. Ngày nay, loại gạo hạt dài chiếm ưu thế trên thị trường
Tây Âu. Một số nước như Hà Lan, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Anh và một số vùng nước
Pháp có chiều hướng tăng các món ăn phương ðông nên sử dụng nhiều loại
gạo hạt dài. Trong khi ñó ở các nước ðông Âu người tiêu dùng lại thích
dùng loại gạo hạy tròn hơn. Gần 90% dân số Bangladesh và phần lớn dân
số Ấn ðộ, Srilanka, Pakistan, các nước thuộc Châu Phi tiêu dùng loại gạo
ñồ, còn gạo nếp ñược tiêu thụ chính ở Lào, Camphuchia và một số vùng ở
Thái Lan (FAO, 1998).
Trong những năm gần ñây, giá lương thực trên thế giới liên tục tăng
cao, ñẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Nguyên
nhân chính của tình trạng này là do ñiều kiện thời tiết khí hậu ngày càng trở
lên khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt kéo dài làm mất mùa và sản lượng lương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

thực giảm mạnh, ñồng thời các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng một
lượng lương thực khổng lồ vào sản xuất nhiên liệu sinh học làm kho dự trữ
lương thực của thế giới ñang ở mức thấp nhất kể từ 30 năm nay trong khi
giá gạo không ngừng gia tăng trong vòng 5 năm qua. Theo ghi nhận của
Liên hiệp quốc (LHQ), giá lương thực toàn cầu vào tháng 1/2008 ñã tăng

35% so với kỳ cùng năm trước. Chỉ tính trong năm 2007 giá gạo ñã tăng
42%, theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Liên
hiệp quốc ñưa ra vào tháng 02/2008, giá ngũ cốc có thể tăng 27% và giá
gạo tăng thêm 9% trong 10 năm tới.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thị trường xuất nhập
khẩu gạo trên thế giới trong thời gian gần ñây như sau:
- Xuất khẩu: Giai ñoạn 1995 - 2004, lượng gạo xuất khẩu trên thế
giới hàng năm khoảng 23 - 25 triệu tấn/năm (chiếm trên 6% tổng sản lượng
gạo), bình quân tăng 3%/năm. Năm 2007, mức xuất khẩu gạo ñạt mức 30,2
triệu tấn (tăng 3,4% so với năm 2006). Châu Á chiếm 77% lượng gạo xuất
khẩu của thế giới. Có trên 20 nước tham gia xuất khẩu gạo, trong ñó 7 nước
xuất khẩu gạo chủ lực gồm: Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Ấn ðộ, Pakistan,
Trung Quốc, Myanma chiếm 85% tổng khối lượng gạo xuất khẩu trên toàn
thế giới.
- Nhập khẩu: Hiện nay có khoảng 80 nước và vùng lãnh thổ nhập
khẩu gạo, trong ñó chủ lực là các nước thuộc châu Á như: Philippin,
Inñônêxia, Banglades; khu vực châu Phi, Trung ðông và một số các nước
thuộc khu vực Trung Mỹ nhập khẩu lượng gạo khá lớn.
- Tiêu dùng gạo trên thế giới tiếp tục tăng do tăng dân số, ñặc biệt ở
châu Á, châu Phi là khu vực sử dụng nhiều lúa gạo, khu vực Tây bán cầu
và Trung ðông tăng mức tiêu thụ gạo trên ñầu người.
- Nhiều quốc gia xuất khẩu gạo lớn sẽ giảm lượng gạo xuất khẩu,
trong khi nhu cầu nhập khẩu gạo tăng, nguồn cung thị trường gạo sẽ thiếu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

hụt so với cầu, giá gạo trên thị trường thế giới giữ ở mức khá cao. Dự báo
lượng gạo thương mại trên thế giới trong thập kỷ tới sẽ tăng bình quân
2,4%/năm và sẽ ñạt mức 35 triệu tấn vào năm 2017. Tuy nhiên, trước nguy

cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu, ñể ñảm bảo an ninh lương thực trong
nước, một số nước như Trung Quốc, Ấn ñộ, Pakistan, Mỹ giảm lượng
gạo xuất khẩu, trong khi nhiều nước tăng lượng nhập khẩu như Philippin,
Inñônêxia, Bangladesh và tiểu vùng Sahara của châu Phi, Trung ðông, một
số nước Tây bán cầu thiếu hụt nguồn cung sẽ làm cho giá gạo thế giới duy
trì giữ ở mức cao trong trung và dài hạn.
1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam
Việt Nam nằm gần giữa vùng ðông Nam châu Á, khí hậu nhiệt ñới
gió mùa, ñặc biệt là lượng bức xạ mặt trời cao, rất thích hợp với sự phát
triển của cây lúa. Với nhiều ñồng bằng châu thổ rộng lớn có lượng phù sa
bồi ñắp, tương ñối bằng phẳng và màu mỡ từ Bắc tới Nam (ðồng bằng
sông Hồng, ðồng bằng sông Cửu Long…) cùng một loạt châu thổ nhỏ hẹp
ở ven sông, ven biển miền Trung. Cũng giống như các ñồng bằng của các
nước ðông Nam Á khác, ñồng bằng châu thổ Việt Nam ñều ñược dùng
trong sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa. Chính vì thế, Việt
Nam có thể là cái nôi hình thành cây lúa nước, từ lâu nó ñã trở thành cây
lương thực chủ yếu và có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế nước ta.
Nhờ chính sách ñổi mới của ðảng và nhà nước cùng với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật như việc sử dụng các giống lúa mới năng suất
cao, thay ñổi cơ cấu mùa vụ, cải tạo ñất, xây dựng hệ thống thuỷ lợi…dẫn
tới năng suất lúa tăng ñáng kể trong những năm gần ñây. Ngày nay, cây lúa
là một trong những cây trồng quan trọng hàng ñầu trong sản xuất nông
nghiệp ở nước ta, nó không chỉ cung cấp lương thực cho người dân mà còn
là cây trồng có giá trị xuất khẩu ñem lại nguồn doanh thu ñáng kể cho nền
kinh tế quốc doanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo những năm qua tại Việt Nam

TT

Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất

(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Lượng
xuất khẩu
(triệu tấn)
Giá trị
(triệu USD)

1 2008 7,400 52,3 38,729 4,72 2.902
2 2009 7,437 52,4 38,950 6,10 2.664
3 2010 7,489 53,4 40,006 6,73 2.912
4 2011 7,655 55,4 42,398 7,10 3.500
5 2012 7,753 56,3 43,662 7,72 3.450
6 2013 7,899 55,8 44,076 6,61 2.950
(Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2013)
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy: Từ năm 2008 ñến năm 2013 năng
suất và diện tích lúa của nước ta ngày một tăng. Cụ thể là năm 2008 diện tích
trồng lúa ở nước ta là 7,4 triệu ha, ñến năm 2013 diện tích tăng lên 7,899
triệu ha. Năng suất lúa tăng từ 52,3 tạ/ha năm 2008 lên 55,8 tạ/ha năm
2013. Từ ñó sản lượng lúa năm 2008 tăng từ 38,728 triệu tấn lên 44,076
triệu tấn vào năm 2013. ðây là nguồn thu nhập ñáng kể của nền kinh tế
quốc doanh với lượng gạo xuất khẩu gạo ñứng thứ 2 thế giới, (4,72 triệu

tấn năm 2008 tăng lên 6,61 triệu tấn vào năm 2013), thu về 2.902 triệu
USD vào năm 2008, năm 2012 xuất khẩu ñạt giá trị 3.450 triệu USD, năm
2013 giảm còn 2.950 triệu USD.
Trong những năm trước ñổi mới, nước ta là quốc gia triền miên thiếu
lương thực. Năm 1986, cả nước sản xuất ñạt 18,37 triệu tấn lương thực,
sang năm 1987 lại giảm chỉ còn 17,5 triệu tấn trong khi dân số tăng thêm
1,5 triệu người. Ở Miền Bắc, nhà nước ñã phải nhập khẩu 1,28 triệu tấn ñể
thêm vào cân ñối lương thực nhưng vẫn không ñủ, vẫn có ñến 9,3 triệu
người thiếu ăn trong ñó có 3,6 triệu người bị ñói gay gắt. Từ năm 1989
chúng ta ñã giải quyết ñược vấn ñề lương thực thoả mãn nhu cầu lương
thực trong nước và bắt ñầu tham gia vào thị trường xuất khẩu. ðến nay,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Tuy nhiên chất lượng
gạo của ta còn thấp: Bạc bụng, ñộ dài hạt trung bình, hương vị kém…nguyên
nhân là do chúng ta chưa có ñược bộ giống lúa chất lượng cao, trong khi xu
hướng về gạo phẩm chất cao trên thị trường Châu Á và Châu Mỹ ngày càng lớn.
Cùng với việc hội nhập WTO, nhiều loại gạo chất lượng của Thái Lan, Ấn ðộ ñã
và ñang tràn vào Việt Nam, nên mục tiêu lớn ñặt ra cho Việt Nam là phải có
thêm nhiều gạo chất lượng cao ñủ khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá cả và
thương hiệu. ðiều ñó chỉ có thể giải quyết ñược bằng một giải pháp tổng hợp về
giống, công nghệ sau thu hoạch, thương hiệu và thị trường.
1.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần ngắn ngày, chất
lượng cao trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Những nghiên cứu trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa ở ngoài nước
1.2.1.1. Nghiên cứu một số yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng ñến cây lúa
Cũng như các loại cây trồng khác, quá trình sinh trưởng, phát triển
của cây lúa chịu ảnh hưởng rất lớn của ñiều kiện ngoại cảnh. Tại hội nghị

quốc tế về an ninh lương thực, thực phẩm, Swanminathan M.S (1978) ñã
kết luận trong 3 yếu tố: thời tiết khí hậu, dịch bệnh và kinh tế thì yếu tố thời
tiết là nguyên nhân quan trọng làm cho sản lượng lương thực trên giới thế
giới giảm mạnh (Nguyễn Trọng Khanh, 2002).
Cây lúa là cây ưa nóng, ñể hoàn thành chu kì sống cây lúa cần một
lượng nhiệt nhất ñịnh. Theo tác giả Bugai X.M, Maistrenko A.L cho rằng:
cây lúa ôn ñới yêu cầu tổng nhiệt ñộ 2.500 - 3.000
0
C; lúa nhiệt ñới yêu cầu
3.500 - 4.500
0
C; giống dài ngày cần 5.000
0
C và giống ngắn ngày yêu cầu
lượng nhiệt thấp hơn 2.500 - 3.000
0
C (Nguyễn ðình Giao, 2001).
Cây lúa sống trong ruộng nước, là cây cần nước và ưa nước ñiển
hình. Nhu cầu nước của cây lúa lớn hơn một số cây trồng khác. Theo Smith
hệ số thoát nước của lúa là 710, so với lúa mì là 513 và ngô là 386. Theo
Goutchin, ñể tạo một ñơn vị thân lá cây lúa cần 450 ñơn vị nước, ñể tạo ra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

một ñơn vị hạt cần 300 - 350 ñơn vị nước. Nhu cầu nước thay ñổi theo thời
kì sinh trưởng, giống và ñiều kiện thâm canh. Theo Goutchin, ruộng lúa
không cần lớp nước trên mặt mà chỉ cần ñảm bảo ñộ ẩm 90%. Ngược lại,
Erughin cho rằng ruộng lúa cần tưới ngập (ðinh Văn Lữ, 1978).
Ngoài nhiệt ñộ và nước, ánh sáng là yếu tố thứ 3 có ảnh hưởng

không nhỏ ñến sinh trưởng và năng suất lúa. Cường ñộ ánh sáng ảnh hưởng
trực tiếp ñến hoạt ñộng quang hợp và tạo năng suất. Chu kì chiếu sáng lại
có tác ñộng ñến quá trình làm ñòng, trỗ bông. Cường ñộ ánh sáng thay ñổi
theo vĩ ñộ ñịa lý, theo ngày tháng trong năm và theo thời gian trong ngày.
Cường ñộ ánh sáng thuận lợi cho hoạt ñộng quang hợp của cây lúa là 250 -
400 calo/cm
2
/ngày. Theo Murata, tại Nhật Bản năng suất lúa ñược hình
thành vào tháng 8 - 9, cường ñộ ánh sáng trong 2 tháng ñó là 386
calo/cm
2
/ngày (Vũ Tuyên Hoàng, 1998).
Theo Hoomaw và Vergarai B, các giống lúa nhiệt ñới có thời gian
sinh trưởng khoảng 130 ngày cần 1.000 giờ sáng, riêng tháng cuối cùng cần
220 - 240 giờ. Các tác giả Nhật Bản cho rằng trong hai tháng cuối ñời cây
lúa cần ít nhất 400 giờ sáng. (Nguyễn Hữu Tề, 1997)
1.2.1.2. Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
* ðặc ñiểm hình thái cây lúa
Lúa là cây trồng ña dạng về kiểu hình, mỗi giống có những ñặc ñiểm
riêng mà ta có thể dựa vào ñó ñể nhận biết các giống như: thời gian sinh
trưởng, khả năng ñẻ nhánh, chiều cao cây, bộ lá lúa, khả năng quang hợp,
dạng hạt, màu sắc hạt.
Nghiên cứu về hình thái của các giống lúa trồng châu Á, Jennings
(1997) cho rằng: các giống lúa thuộc loài phụ Indica thường cao cây, lá
nhỏ, màu xanh nhạt, bông xoè, hạt dài, vỏ trấu mỏng, chịu phân kém, dễ
lốp ñổ, năng suất thấp, cơm khô, nở nhiều. Trong khi các giống thuộc loài
phụ Japonica thường thấp cây, lá to, màu xanh ñậm, bông chụm, hạt ngắn,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12


vỏ trấu dày, thích nghi với ñiều kiện thâm canh, chịu phân tốt, thường cho
năng suất cao, cơm dẻo, ít nở.
Trong ñiều kiện thâm canh, hệ số ñồng hóa cao ở cây có tương ñối ít
lá, lá ngắn, ñứng thẳng ñể giảm tình trạng che cớm lẫn nhau ñến mức thấp
nhất. Bộ lá có khả năng ñồng hóa cao sẽ làm cho cây có phản ứng mạnh
với ñạm. ðó là những ñặc trưng của giống cải tiến ñược trồng ở những
nước vùng ôn ñới và á nhiệt ñới. Trong khi ñó nhiều giống lúa nhiệt ñới có
quá nhiều lá và cao cây không thể cho năng suất cao ngay cả khi gieo trồng
trong ñiều kiện thâm canh.
Theo các nhà chọn giống lúa tại IRRI, ñộ dài lá có quan hệ ña hiệu
với các gen xác ñịnh chiều cao cây nhưng lại bị chi phối bởi ñiều kiện
ngoại cảnh. Tính trạng lá ñòng dài, ñứng di truyền ñộc lập với gen kiểm tra
ñộ dài thân và ñộ dài các lá phía dưới.
* Chiều cao cây lúa
Những kết quả nghiên cứu tạo giống lúa lùn của IRRI khẳng ñịnh
rằng: các giống lúa lùn có nguồn gốc từ Trung Quốc (Dee-geo-Woo-gen, I-
geo-tze, Taichung native-1) mang gen lùn, lặn tạo cho thân ngắn nhưng
không ảnh hưởng ñến chiều dài bông. Còn những gen lùn tạo ra bằng ñột
biến hoặc các gen lùn có nguồn gốc ở châu Mỹ (Century Patna, SLO-17) ít
ñược sử dụng ñể tạo giống vì chúng làm cho bông ngắn lại hoặc phân ly
kéo dài qua nhiều thế hệ khó chọn lọc. ðiều này có ý nghĩa vô cùng to lớn
cho các nhà chọn giống trong việc chọn tạo các giống lúa thấp cây nhưng
vẫn giữ ñược năng suất cao.
* Thời gian sinh trưởng của cây lúa
Nghiên cứu về thời gian sinh trưởng của các giống lúa, Yoshida
(1979) cho rằng: Những giống có thời gian sinh trưởng ngắn không thể cho
năng suất cao vì sinh trưởng sinh dưỡng bị hạn chế. Ngược lại những giống
có thời gian sinh trưởng quá dài cũng cho năng suất thấp vì dễ bị ñổ và chịu


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

nhiều tác ñộng bất lợi của ñiều kiện ngoại cảnh. Trong khi ñó các giống lúa có thời
gian sinh trưởng từ 120 - 150 ngày có khả năng cho năng suất cao hơn nhiều.
Theo Khush G.S (1990), cho rằng các giống lúa có thời gian sinh
trưởng dài ngày thì lượng chất khô cao nhưng tỷ lệ hạt/rơm thấp. Các giống
có thời gian sinh trưởng từ 130 - 150 ngày có tỷ lệ hạt/rơm ñạt cao nhất.
1.2.1.3. Chất lượng gạo
Chất lượng gạo là một khái niệm khá phức tạp. Khái niệm này liên
quan tới nhiều yếu tố: chiều dài hạt gạo, ñộ trong của hạt, tỷ lệ bạc bụng,
hàm lượng protein, hàm lượng amyloza…
* Chiều dài hạt gạo
Theo Ramiah (1931) hạt gạo dài do 1 gen kiểm tra. Bollich (1957)
cho rằng chiều dài hạt gạo do 2 gen kiểm tra. Ramiah và Parthasarathy
(1933) lại cho rằng chiều dài hạt gạo do 3 gen tạo thành. Một số tác giả
khác cho rằng chiều dài hạt gạo do nhiều gen quy ñịnh (Mitro, 1962;
Chary, 1974; Nabatat và Jackson, 1973; Somrith và cộng sự, 1971). Các tác
giả này cũng cho rằng chiều rộng hạt gạo do nhiều gen kiểm tra.
Virmani (1994) ñã chứng minh: chiều dài, chiều rộng hạt gạo, tỷ lệ
dài/rộng của hạt di truyền trung gian giữa hai bố, mẹ.
* ðộ bạc bụng của hạt gạo
Các kết quả nghiên cứu của USDA (1973) chỉ ra rằng tính bạc bụng
của hạt ñược kiểm tra bởi một gen ñơn, lặn hay bởi một gen trội (Nagai,
1958) và ña gen (Nabatat và Jackson, 1973; Somoto và Hamamura, 1973;
Somrith và cộng sự, 1971).
Nội nhũ trong hay ñục do sự hiện diện của các gen kiểm tra hàm
lượng amyloza ở các mức ñộ khác nhau. Khi giống chứa gen WX
3
hàm

lượng amyloza < 2% thì nội nhũ ñục hoàn toàn. Nếu hàm lượng amyloza
biến thiên từ 2- 32% thì nội nhũ sẽ trắng ñục (Dull), trắng trong (Hazy) và
trong (Translusent), (Khush và cộng sự, 1986).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

* Hàm lượng amyloza
ði sâu nghiên cứu tính di truyền hàm lượng amyloza chưa có kết quả
chính xác. Theo Kymar và Khush (1986) thì hàm lượng amyloza do một
cặp gen ñiều khiển và hàm lượng amyloza là trội hoàn toàn so với hàm
lượng amyloza trung bình và thấp. Hàm lượng amyloza trung bình và thấp
ñược ñiều khiển bởi gen ñơn (tác ñộng chính) và một số gen nhỏ cùng tác
ñộng lên tính trạng này. Do vậy, muốn con lai có hàm lượng amyloza trung
bình thì một trong hai bố mẹ phải có hàm lượng amyloza trung bình.
Theo IRRI (1996), hàm lượng amyloza là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng ñến chất lượng nấu nướng và ăn uống. Gạo của các giống lúa ñược
phân loại theo hàm lượng amyloza như sau:

Loại Amyloza (%) Chất lượng cơm
Gạo dính
Amyloza thấp
Amyloza trung bình
Amyloza cao
0 - 02
02 - 20
20 - 25
25 - 34
Rất dẻo
Mềm và dẻo

Mềm
Khô và cứng
N.M Ayres và cộng sự (1996) nghiên cứu 92 mẫu lúa bản ñịa và
giống lai tạo tại bang Texas của Mỹ thấy rằng hàm lượng amyloza dao
ñộng từ 12 – 26%
* Hương thơm
Ramiah và Rao (1953) cho rằng hương thơm ở gạo có ñược nhờ sự
khác nhau của tỷ lệ trội: lặn là 9:7; 15:1; 13:3. Nagaraju và cộng sự (1975),
Raghuram Redy và cộng sự (1981) cho rằng tính thơm ñược kiểm tra bởi
sự có mặt của ñồng thời 3 gen trội bổ sung và có tác dụng ngay từ thời kì
sinh trưởng sinh dưỡng. Sood và Siddig (1978) thấy rằng tính thơm do cặp
gen lặn ñiều khiển hoạt ñộng ở cả lá và hạt. Còn Tomar và Nanda (1983)
cho rằng tính thơm ñược kiểm tra bởi 2 hoặc 3 gen bổ sung (Nguyễn Hữu
Tề, Nguyễn ðình Giao, 1997).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

1.2.1.4. Các hướng nghiên cứu và tạo giống mới
Tại các thị trường khác nhau, yêu cầu về chất lượng gạo cũng khác
nhau. Tại thị trường Hồng Kông các loại gạo hạt dài, tỷ lệ gạo nguyên cao,
cơm mềm luôn ñược bán giá cao. Tại Rome các loại gạo Japonica ñược ưa
chuộng. Người Nhật lại ưa loại gạo hạt tròn, mềm ướt, trắng và không có
mùi thơm (M. Kaosa và B.O. Juliana, 1990).
Có rất nhiều quan ñiểm khác nhau về phương hướng chọn tạo giống
lúa. Dựa trên những kết quả ñạt ñược Khush (1990) ñã tổng kết mô hình
kiểu cấu trúc cây lúa mới (New rice plant type) có năng suất cao như sau:
+ Số nhánh trên khóm: 3 - 4 nhánh.
+ Thời gian sinh trưởng: 100 - 130 ngày.
+ Thân cứng, chống ñổ.

+ Lá phẳng, dày, xanh ñậm.
+ Số hạt chắc trên bông từ 200 - 250 hạt.
+ Hệ thống rễ khoẻ.
+ Chống chịu nhiều loại sâu, bệnh hại.
+ Chiều cao cây từ 90 - 100 cm.
+ Tiềm năng năng suất: 10 - 13 tấn/ha.
Dựa trên quan hệ kiểu cây và năng suất, Jennings P.R (1997) ñã nhấn
mạnh rằng biện pháp chọn giống có thể tiến ñến một kiểu cây cải tiến cho
vùng nhiệt ñới là những giống chín sớm, chống chịu bệnh ñạo ôn, thấp cây,
chống ñổ. Jennings P.R cũng cho rằng nhờ biện pháp chọn giống có thể
chọn tạo những giống nhiệt ñới có năng suất cao.
Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) ñã xây dựng mô hình giống lúa
mới ñể ñạt năng suất từ 9 - 10 tấn/ha/vụ có một số tiêu chuẩn sau:
+ Số bông/m
2
ñạt từ 300 - 390 bông.
+ Số hạt/bông ñạt 115 - 151 hạt.
+ Số hạt chắc/ bông: 70 - 79%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

+ Khối lượng 1000 hạt từ 24,2 - 28,4 gam.
+ Năng suất ñạt từ 9,4 - 10, 3 tấn/ha.
Theo Yoshida (1979), các giống lúa thấp cây, ngắn ngày là hướng
chọn tạo mới của các nhà chọn giống trên thế giới do có những ưu ñiểm sau:
- Các giống chín sớm có tổng tích ôn thấp.
- Các giống thấp cây có chiều hướng ñẻ nhiều nhánh hơn.
- Thời gian ñể phát triển một bông lúa ở giống chín sớm ngắn hơn
các giống dài ngày.

- Những giống chín sớm thường phản ứng với ñạm cao, lá ñứng,
thẳng, ngắn, dày, hẹp và xanh ñậm.
- Những giống chín sớm thường có thân cây thấp và cứng giúp cây
chống ñổ tốt.
Theo Gupta P.C và J.C.Otoole (1976), thì phương pháp chọn tạo
giống lúa thay ñổi theo vùng sinh thái nhưng phương hướng chung có thể
như sau:
+ Năng suất cao và ổn ñịnh.
+ Có nhiều dạng hình phong phú, thích nghi với ñiều kiện sinh thái
của các vùng.
+ Thân cứng, chống ñổ tốt.
+ ðặc ñiểm về chất lượng hạt phong phú.
+ Chuyển từ dạng bông to sang dạng nhiều bông trong ñiều kiện sinh
thái thuận lợi.
+ Mạ khỏe, bộ rễ khỏe, dày ñặc, ăn sâu.
+ Tỷ lệ hạt lép thấp, hạt mẩy ñều, chín tập trung.
+ Phản ứng quang chu kì ở mức ñộ khác nhau.
+ Chịu hạn tốt, có khả năng cạnh tranh với cỏ dại.
+ Chống chịu với ñạo ôn, khô vằn, ñốm nâu, sâu ñục thân, rầy nâu…
+ Chịu ñược ñất nhiều dinh dưỡng, thiếu lân hoặc ñất chua.

×