Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

đánh giá và tuyển chọn một số giống ngô lai phù hợp với điều kiện vụ đông tại bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.4 MB, 98 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN TIẾN DŨNG




ĐÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI
PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VỤ ĐÔNG TẠI BẮC GIANG





CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN CƯƠNG







HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho công việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn


Nguyễn Tiến Dũng















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Có được kết quả nghiên cứu này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến:
TS. Nguyễn văn Cương, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và tạo
mọi điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài nghiên
cứu và hoàn chỉnh luận văn này.
Tập thể các thầy cô giáo bộ môn Cây lương thực, Khoa Nông học, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam, luôn giúp đỡ và có những góp ý sâu sắc trong
thời gian tôi học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân và gia đình đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tác giả luận văn



Nguyễn Tiến Dũng






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục hình vi
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và yêu cầu 4
2.1 Mục đích 4
2.2 Yêu cầu 4
2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của Đề tài 4
3.1 Ý nghĩa khoa học 4
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Tình hình sản xuất và ngô trên thế giới và ở Việt Nam 5
1.1.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới. 5
1.1.2 Tình hình sản xuất ngô ở nước ta 8
1.1.3 Tình hình sản xuất ngô ở Bắc Giang 11
1.2 Nghiên cứu về cây ngô 14
1.2.1 Nghiên cứu về ngô trên thế giới 14
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 16
1.3 Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến sinh trưởng phát triển của
cây ngô 19
1.4 Những nghiên cứu kỹ thuật thâm canh ngô 25

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Vật liệu nghiên cứu 28
2.1.1 Địa điểm thí nghiệm 28
2.1.2 Thời gian thí nghiệm 29
2.2 Nội dung nghiên cứu 29
2.3 Phương pháp nghiên cứu 29
2.3.1 Bố trí thí nghiệm 29
2.3.2 Quy trình kỹ thuật: 29
2.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi 31
2.3.4 Xử lý số liệu 34
CHƯƠG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1 Diễn biến thời tiết khí hậu của Bắc Giang vụ Đông năm 2013 35
3.2 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ngô lai trong
thí nghiệm 36
3.3 Các chỉ tiêu về hình thái cây của các giống ngô lai thí nghiệm 44
3.3.1 Chỉ tiêu về số lá trên cây và chỉ số diện tích lá: 47
3.3.2 Một số đặc điểm về bắp và hạt của các giống ngô lai tham gia
thí nghiệm 49
3.3.3 Khả năng chống chịu của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm 54
3.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai 60
3.4.1 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 69
1 Kết luận 69
2 Đề nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Sản lượng ngô một số nước sản xuất chính trên thế giới và một
số nước Đông Nam Á 6
1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng ngô trên thế giới và một số nước
tiêu biểu 7
1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng ngô từ năm 2005-2013 9
1.4 Tình hình sản xuất ngô ở Bắc Giang 12
1.5 Tình hình sản xuất ngô tại Lạng Giang và Tân Yên 14
1.6 Quan hệ giữa nhiệt độ với chỉ tiêu sinh trưởng của cây ngô 22
2.1 Nguồn gốc các giống ngô tham gia thí nghiệm 28
3.1 Một số đặc điểm thời tiết khí hậu tại Bắc Giang Vụ Đông năm 2013 36
3.2 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ngô lai từ gieo
đến giai đoạn 7-9 lá 38
3.3 Thời gian sinh trưởng phát triển của các giống ngô lai 41
3.4 Các chỉ tiêu về hình thái cây của các giống ngô lai thí nghiệm 45
3.5 Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các giống ngô lai thí nghiệm 47
3.6 Trạng thái cây, độ bao bắp và trạng thái bắp của các giống ngô lai
thí nghiệm 50
3.7 Các chỉ tiêu về bắp của các giống ngô lai thí nghiệm 52
3.8 Khả năng chống đổ rễ, gẫy thân của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm 55
3.9 Khả năng chống chịu một số sâu hại chính. 56
3.10 Khả năng chống chịu với một số bệnh hại chính 58
3.11 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai. 61
3.12 Một số yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai thí

nghiệm (tiếp theo) 63
3.13 Năng suất của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm 64
3.14 Dạng hạt, màu sắc hạt của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm 68

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

3.1 Thời gian sinh trưởng của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm 41
3.2 Năng suất thực thu của các giống ngô tham gia thí nghiệm 67


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Từ viết tắt Giải thích
CIMMYT Trung tâm Nghiên cứu Ngô và Lúa mì Quốc tế
IFPRI Viện nghiên cứu chương trình Lương thực thế giớ
FAOSTAT Tổ chức Nông lương thế giới
CS Cộng sự
KHKTNN Khoa học kỹ thuật nông nghiệp
KHKT Khoa học kỹ thuật
NN&PTNN Nông nghiệp và phát triển nông thôn
D Diện tích
N.suất Năng suất

S.lượng Sản lượng
ĐC Đối chứng
CV% Hệ số biến động
LSD0,05 Sự sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất 5%
TPTD Thụ phấn tự do
THL Tổ hợp lai
PM Phi Mô
HĐ Hợp Đức
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zeamays. L), thuộc chi Maydeae, họ hòa thảo Gramineae, có
nguồn gốc từ Trung Mỹ, là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn
cầu, góp phần nuôi sống 1/3 dân số trên thế giới. Ngày nay ngô đứng thứ 3
sau lúa mỳ và lúa nước về diện tích, nhưng đứng đầu về năng suất và sản
lượng (FAO, 1995). Ở các nước Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, người ta sử
dụng ngô làm lương thực chính cho người với phương thức rất đa dạng theo
vùng địa lý và tập quán mỗi nơi. Ngô là cây trồng đã giúp loài người giải
quyết nạn đói thường xuyên bị đe dọa (Nguyễn Hữu Lộc, 1969).Tại Việt
Nam, ở những vùng miền núi, vùng khó khăn, đồng bào các dân tộc thiểu số
vẫn còn tập quán sử dụng ngô làm lương thực chính.
Ngô là nguồn thức ăn quan trọng nhất trong chăn nuôi hiện nay: 70%
chất tinh trong thức ăn tổng hợp của gia súc là từ ngô (Ngô Hữu Tình, 2003),
ngô còn là thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc, đặc biệt là Bò

sữa. Ngô cũng là cây thực phẩm như ngô bao tử làm rau, ngô nếp, ngô đường
dùng làm quà ăn tươi hoặc đóng hộp làm thực phẩm cao cấp, là nguyên liệu
của nghành công nghiệp thực phẩm và công nghiệp nhẹ để sản xuất rượu, cồn,
tinh bột, dầu, bánh kẹo…Đặc biệt, gần đây ngô ngô là nguồn nguyên liệu của
ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học (ethanol).
Trong gần 50 năm qua, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng
suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Năm 2009, sản xuất ngô thế
giới đạt kỷ lục cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Với 159 triệu ha, năng
suất 51,2 tạ/ha và sản lượng 817,1 triệu tấn, cao hơn lúa nước 138,4 triệu tấn
và lúa mỳ 135,2 triệu tấn (theo FAOSTAT). So với năm 1961, năm 2009
năng suất ngô trung bình của thế giới tăng thêm 32,2 tạ/ha (từ hơn 19 tạ/ha
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

lên 51,2 tạ/ha), trong khi lúa nước tăng 23,3 tạ/ha (từ 18,7 tạ/ha lên 42,0 tạ
/ha), còn lúa mỳ tăng 19,3 tạ/ha (từ 10,9 tạ/ha lên 30,2 tạ/ha)
Ở nước ta ngô là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau lúa nước, nhưng
trước đây do trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu
nên năng suất ngô còn hạn chế. Ngành sản xuất ngô nước ta có bước tiến nhảy
vọt từ giữa những năm 1990, nhờ phát triển giống ngô lai và cải thiện các
biện pháp canh tác. Năm 1991, diện tích trồng giống ngô lai chưa đến 1%
trong hơn 400 nghìn hecta ngô. Năm 2009, trong số 1.086.800 ha thì ngô lai
chiếm khoảng 95%, năng suất trung bình đạt 40,8 tạ/ha, sản lượng 4.431.800
tấn. Đây là năm có diện tích, năng suất và sản lượng cao nhất từ trước đến nay
(Tổng cục thống kê, 2008)
Mặc dù ngành sản xuất ngô ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu
đáng kể, nhưng sản xuất ngô ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra: Thứ nhất
là năng suất ngô (40,8 tạ/ha, 2009) vẫn thấp so với trung bình thế giới (51,2
tạ/ha, năm 2009), thấp hơn nhiều so với nước Mỹ (100 tạ/ha), Trung Quốc (
52 tạ/ha) và rất thấp so với năng suất ngô trong thí nghiệm (năm 2010 tại

Viện nghiên cứu Ngô, năng suất thí nghiệm đã đạt 10 - 12 tấn /ha;tại viện
KHKT NN Bắc Trung Bộ, năng suất ngô thí nghiệm đã đạt gần 9 tấn/ha), có
sự chênh lệch lớn giưa các vùng và các vụ. Thứ hai là giá thành sản xuất còn
cao. Thứ ba là sản lượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước ngày càng tăng
lên rất nhanh. Những năm gần đây chúng ta phải nhập từ ngô hạt từ các nước
khác để làm thức ăn chăn nuôi. Trong 6 tháng đầu năm 2014, nhập khẩu ngô
về Việt Nam đạt 2,3 triệu tấn, trị giá 617 triệu USD, tăng gần 150% về lượng
và tăng 93% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. (Nguồn: Vinanet)
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam, nơi ngô lai cũng
được coi là một cây trồng quan trọng trong đời sống của người dân, góp phần
thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi và các ngành chế biến trong tỉnh. Diện
tích ngô lai toàn tỉnh năm 2013 là 9.325 ha, năng suất từ 35,4 - 46,3 tạ/ha,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

sản lượng 35.326 tấn. Trong đó huyện Lạng Giang và huyện Tân Yên là hai
trong số các huyện có diện tích trồng ngô lớn huyện Lạng Giang (1124ha),
huyện Tân Yên (1606 ha ), năng suất của 2 huyện đạt từ 35,4 - 35,9 tạ / ha.
Thời vụ trồng ngô tại hai huyện Tân Yên và Lạng Giang chủ yếu là vụ Đông
và vụ Xuân trong đó vụ Đông là chính chiếm trên 80%, Do vậy việc lựa chọn
giống cũng là khâu rất quan trọng, nếu lựa chọn được cơ cấu giống thích hợp
sẽ thuận lợi cho việc luân canh cây trồng, không ảnh hưởng tới cơ cấu vụ sau
và nâng cao hệ số sử dụng đất, năng cao năng suất, hiệu quả trên đơn vị diện
tích. Trong thâm canh do ưu thế của ngô lai có năng suất cao, nên việc sử
dụng giống lai đang trở thành tập quán của nhiều vùng và nhu cầu về ngô lai
là rất lớn. Trong sản xuất, các giống ngô lai người dân tại hai huyện đang sử
dụng là NK4300, LVN4, LVN99 hiện chưa đáp ứng được nhu cầu của bà con
nông dân, có thời gian sinh trưởng trung bình và bị nhiễm một số bệnh như
khô vằn, rệp cờ Mặc dù người dân đã trồng theo quy trình khuyến cáo của
các đơn vị cung cấp giống và khuyến nông huyện nhưng năng suất còn hạn

chế chỉ đạt 36,2 tạ/ha (Tổng cục thống kê, 2012). Vì vậy, giải pháp tối ưu cho
việc nâng cao năng suất và sản lượng ngô ở vùng này là sử dụng các giống
ngô lai chịu hạn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới. Do đó, cần phải chọn
tạo được những giống ngô cho năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt, phù
hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. Để tìm ra được những giống ngô
ưu việt nhất đưa vào sản xuất đại trà, cần tiến hành quá trình nghiên cứu, đánh
giá, loại bỏ những giống không phù hợp, giúp cho quá trình đánh giá và chọn
tạo giống đạt hiệu quả cao nhất.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh
giá và tuyển chọn một số giống ngô lai phù hợp với điều kiện vụ Đông tại
Bắc Giang”
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Chọn ra được giống ngô lai mới cho năng xuất cao, khả năng chống
chịu tốt và phù hợp với điều kiện canh tác vụ Đông tại Bắc Giang
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng và phát triển của một số giống
ngô lai vụ Đông tại huyện Lạng Giang và huyện Tân Yên
- Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học và khả năng chống chịu với
điều kiện bất thuận và một số sâu bệnh hại chính của các giống ngô lai trong
điều kiện vụ Đông tại huyện Lạng Giang và huyện Tân Yên
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
ngô lai.
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: một số giống ngô lai mới của các công ty
trong và ngoài nước chọn tạo
- Phạm vi nghiên cứu: Xã Phi Mô huyện Lạng Giang và Xã Hợp Đức

huyện Tân Yên, Bắc Giang
- Thời gian nghiên cứu: Vụ Đông 2013
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của Đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của Đề tài là tìm giống ngô lai năng suất cao để đưa vào sản
suất đại trà tại các địa phương trong tỉnh Bắc Giang
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của Đề tài tìm ra những giống phù hợp với điều kiện vụ Đông
và cho năng suất cao tại hai huyện Lạng Giang và Tân Yên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sản xuất và ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới.
Cuối thế kỷ 20, nghề trồng ngô trên thế giới có những bước phát triển
mạnh nhờ ứng dụng rộng rãi công nghệ ưu thế lai, kỹ thuật nông học tiên tiến và
những thành tựu của các ngành khoa học khác như công nghệ sinh học, công nghệ
chế biến và bảo quản, cơ khí hóa, công nghệ tin học…nhằm góp phần giải quyết
nguồn lương thực cho con người. Ngô là cây phân bố vào loại rộng rãi nhất trên
thế giới trải rộng hơn 90 vĩ tuyến: Từ 40
0
N (lục địa Châu Úc, nam Châu Phi,
Chile, …) lên gần đến 55
0
B (Bờ biển Ban Tích, trung lưu sông Vonga…) từ độ
cao 1-2 m đến gần 4000m so với mặt nước biển (Peru, Guatemala,…) (Nguyễn
Đức Lương, Dương Văn Sơn, Lương Văn Hinh, 2000)

Theo Viện Nghiên cứu chương trình lương thực thế giới (IPRI, 2003).
Đến năm 2020 nhu cầu ngô thế giới tăng 45% so với nhu cầu năm 1997, chủ yếu
tăng cao ở các nước đang phát triển (72%), Riêng Đông Nam Á, nhu cầu tăng
70% so với năm 1997, sở dĩ nhu cầu ngô tăng mạnh là do dân số thế giới tăng,
thu nhập bình quân đầu người tăng, nên nhu cầu thịt, cá, trứng, sữa tăng mạnh,
dẫn đến đòi hỏi lượng ngô dùng cho chăn nuôi tăng. Nhưng thách thức lớn nhất
là 80% nhu cầu ngô thế giới tăng (266 triệu tấn), lại tập trung ở các nước đang
phát triển. Hơn nữa chỉ khoảng 10% sản lượng ngô từ các nước công nghiệp có
thể được xuất khẩu sang các nước đang phát triển. Vì vậy, các nước đang phát
triển phải tự đáp ứng nhu cầu của mình (IPRI, 2003)
Theo đại học tổng hợp Iowa (2006), trong những năm gần đây, khi thế
giới cảnh báo nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt thì ngô đã và đang được chế biến
ethanol, thay thế một phần nhiên liệu xăng dầu để chạy ô tô tại Mỹ, Braxin,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Trung Quốc, …Riêng ở Mỹ, năm 2002 - 2003 đã dùng 25,2 triệu tấn ngô để
chế biến Ethanol, năm 2005 - 2006 dùng 40,6 triệu tấn (Oxfarm, 2004)
Bảng 1.1: Sản lượng ngô một số nước sản xuất chính trên thế giới
và một số nước Đông Nam Á
Đơn vị: 1.000 tấn
Năm 2009 2010 2011 2012
Toàn thế giới 602,932

642,476 724,233 855,1
Một số nước sản xuất chính





- Mỹ 228,805

267,668 307,152 333,531

- Trung Quốc 121,497

115,998 130,434 155,023

- Braxin 35,933 48,327 41,806 51,006
- Mêhicô 19,299 19,652 22,000 20,500
+
Châu Á

164,631

167,294 183,283 185,436

Một số nước Đông Nam Á




- Inđônêxia 9,654 10,886 11,225 12,014
- Philippin 4,319 4,616 5,413 5,200
- Thái Lan 4,478 4,716 4,958 5,018
- Việt Nam 4,371 4,625 4,835 4,803
Nguồn: FAO, 2013)
Theo số liệu CIMMYT (1986), mức tăng trưởng bình quân hàng năm
của cây ngô trên toàn thế giới về mặt diện tích là 0,7%, năng suất là 2,4% và
sản lượng là 3,1%. Tuy nhiên diện tích, nắng suất, sản lượng ngô giữa các

châu lục trên thế giới có sự chênh lệch tương đối lớn.
Về sản lượng ngô trên thế giới năm 2011 là 794,5 triệu tấn và năm
2012 là 864,1 triệu tấn. Đứng đầu là Mỹ, tiêp theo là Trung Quốc, Braxin…
dưới đây là bàng thống kê diện tích trồng và sản lượng ngô của một số nước
trên thế giới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô trên thế giới và một số
nước tiêu biểu
Đơn vị: tấn/ha
Quốc gia
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2011

2012

2011

2012

2011

2012


Thế giới 157,2

160,3

5,1

5,43

794,5

864,1

Mỹ 31,8

32,22

9,7

10,4

307,14

333,53

Trung Quốc 29,86

30

5,6


5,2

165,9

155

EU
-
27

8,86

8,39

7,1

6,6

62,72

55,77

Brazil 14,1

13,3

3,6

3,8


51

51

Mexico 7,32

6,3

3,3

3,5

24,23

22

Argentina 2,5

2,5

6,0

8,4

15

21

Ấn Độ 8


8

2,4

2,3

19,29

18

Pháp 1,7

1,69

9,3

8,9

15,82

15

Nam Phi 2,9

3,25

4,3

4,2


12,57

13,5

Ukraine

2,4

2,1

4,8

5,0

11,4

10,5

Việt Nam 1,12

1,11

4,31

4,3

4,83

4,80


Khác 53,33

53,1

2,8

2,7

149,46

143,43

(Nguồn: FAO, 2012)
Nghiên cứu và sử dụng ưu thế lai cho cây ngô được tiến hành sớm và có
hiệu quả nhất là nước Mỹ, bằng những giống ngô lai trong thí nghiệm năng
suất ngô đã đạt được trên 25 tấn/ha. Trong sản xuất đại trà một số nước đã đạt
được năng suất 15 - 18 tấn/ha trong 1 vụ. (Trần Hồng Uy, 1999)
Theo số liệu thống kê của CIMMYT (1999/2000), ngô lai chiếm khoảng
68% diện tích ngô toàn thế giới, ở các nước phát triển là 98%, các nước đang
phát triển là 52%. Năm 2001, cây ngô có năng suất bình quân 4,3 tấn/ha,
sản lượng trên 600 triệu tấn, đứng đầu trong các cây ngũ cốc, trong khi
diện tích (140 triệu ha) chỉ đứng hàng thứ 3 sau lúa mỳ và lúa nước. Mỹ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

là nước có diện tích ngô lớn nhất gần 30 triệu ha, đạt năng suất bình quân
gần 9 tấn/ha (100% diện tích trồng giống ngô lai mà phần lớn là giống lai
đơn). (Ngô Hữu Tình, 2002)
Việc ứng dụng công nghệ gen, các nhà khoa học có thể chuyển đổi các
gen kháng sâu bệnh, kháng hạn, kháng lạnh, kháng mặn tạo ra các giống mới

nhanh chóng hơn và chất lượng tốt hơn. Trong những năm gần đây, các nhà
khoa học thế giới đã đưa ra những phương pháp tạo dòng đơn bội kép bằng
phương pháp nuôi cấy bao phấn hoặc noãn chưa thụ tinh để rút ngắn thời gian
tạo giống mới (chủ yếu là thời gian tạo dòng thuần bố mẹ). Các nhà khoa học
dự đoán rằng vào thế kỷ 21, trong nghiên cứu năng suất ngô có thể đạt năng
suất trên 30 tấn/ha và trong sản xuất đạt 20 tấn/ha là bình thường. Lý do có
thể thấy rõ đó là cây ngô thuộc nhóm cây có chu kỳ quang hợp C4 với tiềm
năng năng suất rất lớn, chưa xác định giới hạn mà không có cây ngũ cốc nào
sánh kịp về mặt năng suất. (Trần Hồng Uy, 1999)
1.1.2. Tình hình sản xuất ngô ở nước ta
Những năm trước đây do chưa được quan tâm chú trọng phát triển nên
cây ngô chưa phát huy được tiềm năng của nó. Tại một số vùng miền núi do
kho khăn về sản xuất lúa nước nên nông dân phải trồng ngô làm lương thực
thay gạo. Các giống ngô được trồng đều là các giống truyền thống của địa
phương, giống cũ nên năng xuất rất thấp. Tuy nhiên, ngành sản xuất ngô nước
ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ năm 1990 đến nay, do không
ngừng mở rộng sản xuất ngô lai, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật
canh tác theo đòi hỏi của giống mới.
Năm 1991, diện tích trồng ngô lai chưa đến 1% trên hơn 400 nghìn ha
trồng ngô. Năm 2007 giống lai đã chiếm khoảng 90 % trong số hơn một triệu
hecta. Năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung
bình thế giới trong suất hơn 20 năm qua. Năng suất ngô nước ta năm 1980 chỉ
bằng 34% so với trung bình thế giới (11/32 tạ/ha), thì năm 1990 bằng 42%
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

(15,5/37 tạ/ha) và năm 2007 đã đạt 81,0% (39,6/49 tạ/ha), (FAO, 2008)
Từ năm 2006, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam đã có những
bước tiến nhảy vọt. Tốc độ tăng trưởng về diện tích, năng suất và sản lượng
ngô của Việt Nam cao hơn nhiều lần của thế giới, Năm 2007 diện tích là

1.067.900 ha, sản lượng vượt ngưỡng 4 triệu tấn (4.250.900 tấn). Năm 2009,
diện tích đạt 1.170.900 ha, tổng sản lượng lên tới trên 5.031.000 tấn. Các
giống ngô lai của Việt Nam bước đầu cũng đã được bán sang các nước
Bangladesh, Campuchia, Lào, Quảng Tây-Trung Quốc, Pakistan, Indonesia,
Ấn Độ… (Theo FAO, năm 2009)
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô từ năm 2005-2013
Năm
Diện tích
(1000ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
2005 1052,6 3,60 3787,1
2006 1033,1 3,73 3854,5
2007 1067,9 3,85 4250,9
2008 1126,0 4,02 4531,2
2009 1170,9 4,30 5031,0
2010 1125,7 4,11 4625,7
2011 1117,2 4,29 4799,3
2012 1.118,3 4,30 4803,6
2013 1172,6 4,43 5194,6
(Nguồn:Tổng cục thống kê, năm 2013)
Với diện tích, năng suất và sản lượng tăng nhanh (bảng 1.3) cho thấy từ
năm 2005 diện tích tăng từ 1052,6 nghìn ha và năm 2013 đạt 1.172,6 nghìn
ha, năng suất bình quân 3,60 tấn/ha lên 4,43 tấn/ha và sản lượng từ 3.787,1
nghìn tấn năm 2005 lên 5.194,6 nghìn tấn vào năm 2013. Tỷ lệ diện tích sử
dụng các giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt ngày càng tăng lên
(Nguyễn Thế Hùng, 2002)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10

Những năm qua nhà nước cũng đã hết sức quan tâm đầu tư cho việc
nghiên cứu phát triển cây ngô: hai dự án phát triển giống ngô lai đã được đầu
tư: Dự án phát triển giống ngô lai giai đoạn 2006 - 2010 và dự án phát triển
sản xuất giống ngô lai giai đoạn 2011 - 2015 (đang triển khai). (Báo cáo định
hướng và giải pháp phát triển cây ngô vụ đông và vụ xuân các tỉnh phía bắc –
Cục Trồng Trọt).
Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ giống đã khuyến khích các doanh nghiệp
trong và ngoài nước sản xuất, cung cấp giống, giới thiệu các giống mới có năng
suất, chất lượng tốt vào sản xuất, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất
ngô đã được chuyển giao đến người nông dân. Tuy nhiên việc áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, với địa hình phức tạp, trên
70% diện tích ngô được trồng trên đất có độ cao, phụ thuộc vào nước trời, ít
đầu tư thâm canh nên năng suất ngô vẫn còn thấp so với tiềm năng của giống.
Năm 2010, năng suất ngô trung bình cả nước đạt 40,9 tạ/ha, sản lượng trên 4,6
triệu tấn thấp hơn so với năng suất ngô được đầu tư thâm canh đạt 70 - 80
tạ/ha. Bên cạnh đó các giống ngô có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thời
tiết bất thuận như hạn hán và mưa lũ vẫn còn thiếu.
Để cây ngô phát triển một cách bền vững, đáp ứng trên 80% nguyên
liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người
sản xuất, việc đánh giá đúng thực trạng sản xuất ngô, đưa ra các giải pháp cụ
thể nhằm mở rộng diện tích trồng ngô là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn
hiện nay.
Ở Việt Nam cây ngô được trồng khắp đất nước với nhiều vụ khác nhau,
do phụ thuộc vào điều kiện đất đai và khí hậu của từng vùng. Nên sản xuất
ngô được chía thành 8 vùng trồng ngô chính như sau: ( Nguồn: Bộ Nông
nghiệp, số liệu sơ bộ 2011)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11


- Vùng Đông Bắc: Diện tích ngô khoảng 190.000 ha, ngô được trồng ở
độ cao 300 - 900m so với mặt nước biển. Vụ chính là vụ xuân, gieo vào tháng
2, tháng 3
- Vùng Tây Bắc: diện tích khoảng 105.000 ha, ngô được trồng ở độ cao
từ 600 - 1000 m. Vụ chính gieo tháng 2, tháng 3 và tháng 4
- Vùng Đồng Bằng Sông Hồng: Diện tích ngô 72.700 ha, ngô được
trồng ở độ cao 0 - 200m, vụ chính là vụ xuân gieo tháng 2, vụ thu gieo trong
tháng 8 và vụ đông gieo tháng 9 đầu tháng 10
- Vùng Bắc Trung Bộ: diện tích 122.900ha, ngô được trồng ở độ cao 0
- 200m, vụ chính là vụ xuân gieo tháng 1, tháng 2, vụ đông gieo tháng 10
- Vùng Tây Nguyên: diện tích 242.000ha, trồng ở độ cao 400 - 900m,
vụ chính hè thu gieo tháng 4, đầu tháng 5
- Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: diện tích 79.200ha, trồng ở độ cao 0
- 1000m. Vụ chính hè thu gieo tháng 4, vụ đông gieo vào tháng 11, tháng 12
- Vùng Đông Nam Bộ: diện tích 89.400ha, trồng ở độ cao 0 - 400m, vụ
chính hè thu gieo vào cuối tháng 4, vụ đông xuân gieo vào tháng 11, đầu
tháng 12
- Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: diện tích 37.100ha, trồng ở độ cao
0 - 10m. Vụ đông xuân gieo vào tháng 11, tháng 12
1.1.3. Tình hình sản xuất ngô ở Bắc Giang
Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi phía bắc Việt Nam, có tổng
diện tích đất tự nhiên là 384.945 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp
khoảng 275.796 ha chiếm 71,65% tổng diện tích tự nhiên. Dân số năm 2013
là 1.605 nghìn người. Cây ngô được coi là một trong những cây trồng chính
trong sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây sản xuất ngô tại tỉnh đã có
những chuyển biến (bảng 1.4)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12


Bảng 1.4.Tình hình sản xuất ngô ở Bắc Giang
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2009 11.964 34,2 40.892
2010 12.257 36,7 44.945
2011 10.789 37,7 40.688
2012 8.640 38,9 33.615
2013 9.325 37,9 35326
(Nguồn: Sở NN & PTNT Bắc Giang, năm 2013)
Qua bảng số liệu 2.4 cho thấy, diện tích, năng suất, sản lượng ngô tăng
từ 2009 đến 2010 và từ năm 2011 đến năm 2013 diện tích có giảm. Tuy
nhiên, năm 2013 diện tích trồng ngô có dấu hiệu tăng trở lại. Năng suất ngô
tăng dần qua các năm: năm 2009, năng suất đạt 34,2 tạ/ha, đến năm 2013,
năng suất đạt 37,9 tạ/ha.
Do địa hình Miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ đã hình thành
những vùng sinh thái khác nhau, chính vì vậy mà thời gian gieo trồng ngô
giữa các vùng cũng có sự biến động. Cơ cấu mùa vụ, gồm có 3 vụ (vụ xuân,
vụ hè thu và vụ đông), trong đó, ngô vụ xuân và vụ đông là chủ yếu. Công
thức luân canh chính gồm:
- Đối với đất ruộng:
+ Đất không chủ đông nước: Ngô xuân - lúa mùa sớm - cây màu ngắn
ngày vụ đông hoặc ngô xuân - lúa mùa sớm
+ Đất chủ động nước:Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông
- Đối với đất màu, đất soi bãi: chủ yếu là ngô xuân - cây màu vụ đông
Trông những năm qua cây ngô đã khẳng định được vai trò của nó trong
sản xuất. Ngoài những lợi thế, sản xuất ngô vẫn có hạn chế nhất định.
* Mặt ưu điểm:
- Cây ngô lai đã được đưa vào sản xuất nhiều năm nay nên người dân
không còn bỡ ngỡ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13


- Ngô còn là cây trồng có tính thích ứng rộng, trồng được nhiều vùng
trong tỉnh và rễ sản xuất.
- Ngô là cây lương thực đối với nhiều đồng bào dân tộc trong tỉnh, nhất
là nơi không có nhiều điều kiện trồng lúa nước.
- Là cây trồng để phát triển chăn nuôi sử dụng phần hạt hoặc sử dụng
cả cây làm thức ăn xanh có giá trị dinh dưỡng cao. Vì vậy cây ngô được nhiều
người dân quan tâm
*Mặt hạn chế:
- Cơ cấu giống còn hạn chế, chủ yếu các giống NK4300, LVN4,
LVN99, thời gian sinh trưởng trung bình, năng suất chưa cao (36,2 tạ/ha), và
bị nhiễm một số bệnh như khô vằn, gỉ sắt, nên còn gặp nhiều khó khăn, hơn
nữa, kỹ thuật thâm canh ngô còn chưa hiệu quả.
- Trong sản xuất, một số vùng còn phụ thuộc vào nước trời (như các
huyện vùng núi như Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế, Lục Nam, Lạng Giang,
Tân Yên trong vụ Xuân vào tháng 2 tháng 3.
- Ngô là cây đòi hỏi nhu cầu thâm canh cao (phân bón, thuốc trừ sâu)
thì mới cho năng suất cao so với tiềm năng của giống.
- Chi phí vật tư như giá phân bón cao so với thu nhập người dân chuyên
lúa, nên nhiều gia đình chưa có đủ điều kiện chăm sóc kịp thời dẫn đến năng
suất còn thấp.
- Người dân sử dụng quen giống nào thì thường sử dụng giống đó, khó
thay đổi trong việc sử dụng giống mới.
* Tình sản xuất ngô tại huyện Lạng Giang và huyện Tân Yên
Huyện Lạng Giang và huyện Tân Yên là hai huyện có diện tích trồng
ngô cũng tương đối lớn trong tỉnh Bắc Giang, cây ngô cũng là cây chủ lực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô tại Lạng Giang và Tân Yên

Địa điểm Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

Huyện Lạng Giang
2009 1.531 35,7 5.464
2010 1.497 35,8 5.359
2011 1.428 35,9 5.127
2012 1.336 36,2 4.833
2013 1.124 35,9 4.035

Huyện Tân Yên
2009 1.364 33,6 4.582
2010 1.721 31,8 5.470
2011 1.469 33,0 4.847
2012 1.153 35,0 4.037
2013 1.606 35,4 5.685

(Nguồn: Sở NN & PTNT Bắc Giang, năm 2013)
Qua bảng 1.5 cho thấy diện tích ngô của huyện Lạng Giang có giảm
dần từ năm 2009 đến năm 2013 từ 1.531 ha còn 1.124 ha do một số đã chuyển
đổi sang các cây hàng hóa chất lượng cao. Tuy nhiên, ngô vẫn là cây chủ lực
trong cơ cấu cây trồng và năng suất ngô luôn ổn định và tăng dần.
Trong đó diện tích ngô năm 2013 của huyện Tân Yên tăng so với năm
2012 (từ 1.153 ha lên 1.606 ha) và năng suất tăng từ (35,0 lên 35,4 tạ/ha) sản
lượng tăng từ (4.037 lên 5.685 tấn).
1.2. Nghiên cứu về cây ngô
1.2.1. Nghiên cứu về ngô trên thế giới
Có thể nói ngô lai đã thành công rực rỡ ở Mỹ. Các nhà di truyền, cải
lương giống ngô ở Mỹ đã sớm thành công trong việc chon lọc và lai tạo giống
cây trồng này. Vào cuối thế kỷ 19, Mỹ đã có 770 giống ngô chọn lọc cải
lương. Theo E. Rinke (1979) việc sử dụng giống ngô lai ở Mỹ bắt đầu từ năm

1930, giống lai ba và lai kép được sử dụng cho đến năm 1957, sau đó giống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

lai đơn cải tiến và lai đơn đã được tạo ra và sử dụng, chiếm 80 - 85% tổng, số
giống lai (Trần Hồng Uy, 1985). Hiện nay Mỹ là nước có diện tích trồng ngô
lớn nhất thế giới với 100% diện tích được trồng bằng ngô lai, trong đó, hơn
90% là giống lai đơn. Năng suất ngô tăng từ 1,5 tấn /ha năm 1930 đến 7 tấn
/ha những năm 90 (S. K. Vasal, et al., 1990). Theo tính toán của Duvick
(1990), mức tăng năng suất ngô của Mỹ trong giai đoạn 1930 - 1986 là 103
kg/ha/năm trong đó, đóng góp do cải tiến di truyền là 63kg/ha/năm. Năm
1997 - 1999, năng suất ngô trung bình của Mỹ là 8,3 tấn/ha trên diện tích là
29,1 triệu ha (CIMMYT, 1999/2000), đứng vào hàng ngũ các nước có năng
suất ngô cao nhất thế giới.
Việc nghiên cứu tạo giống ngô lai ở Châu Âu bắt đầu muộn hơn ở Mỹ
20 năm nhưng đã đạt được thành công rực rỡ. Tỷ lệ sử dụng giống ngô lai ở
Châu Âu là rất lớn và nó đã góp phần tạo nên năng suất cao ở nhiều
nước(S.K.Vasal, et al., 1999. Theo N. Tomov , 1979), công tác tạo dòng thuần
và giống lai ở Bungaria được bắt đầu từ năm 1951. Năm 1956 - 1958 những
giống lai kép đầu tiên là VIR-42, Wiscosin-641 và Ohio-92 đã được thử nghiệm
và khu vực hóa. Giống lai đơn đầu tiên được đưa vào sản xuất năm 1956 là SK-
4, và sau đó một số lượng lớn giống lai giữa các dòng thuần được tạo ra và đưa
vào thử nghiệm. Theo CIMMYT (1999/2000), năm 1997 - 1999, một số nước có
năng suất ngô bình quân cao là Italia (9,6 tấn/ha), Bỉ (9,5 tấn/ha), Tây Ban Nha
(9,3 tấn/ha), Hy Lạp (9,2 tấn/ha), Pháp (8,8 tấn/ha).
Việc nghiên cứu tạo giống ngô lai ở một số nước đang phát triển bắt
đầu từ những năm đầu thập kỷ 60 như Achentina, Braxin, Colombia, Chile,
Mehico, Ấn Độ, Pakistan, Hy Lạp, Zimbabwe, Kenya, Tanzania và một, vài
nước ở Trung Mỹ. Trong thời kỳ 1966 - 1990, có xấp xỉ 852 giống ngô được
tạo ra trong đó 59% là giống thụ phấn tự do, 27% là giống lai quy ước, 10% là

giống lai không quy ước và 4% là các giống khác (S.K.Vasal,et al.,1999). Từ
con số trên cho thấy số giống lai ít hơn giống thụ phấn tự do. Nhìn chung, ở
các nước đang phát triển như Trung Quốc là cường quốc ngô lai ở Châu Á với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

diện tích 25 triệu ha, năng suất 4,9 tấn/ha sản lượng ngô hàng năm trên 120
triệu tấn, đứng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ. Giống ngô lai được đưa vào Trung
Quốc từ những năm 60, giống lai đơn được đưa vào từ những năm cuối của
thập kỷ này (S.K.Vasal, et al., 1999). Năm 1992, có 27 giống ngô lai được
gieo trồng trên diện tích 100.000ha (CIMMYT, 1993). Hiện nay giống lai đơn
chiếm trên 90% diện tích ngô (Zhang s. per Commun). Năng suất ngô bình
quân của Trung Quốc đã tăng từ 1,5 tấn /ha những năm 50 đến 4,9 tấn/ha năm
1999 (CIMMYT, 1999/2000)
Theo báo cáo của P.Trakoontiwakorn (1998)(FAO,UNDP,VIE/80/004,
1988), trong sản xuất ngô của Thái Lan từ những năm 1991 đến nay có 70%
là giống lai đơn, giống lai đơn cải tiến và lai ba, Năm 1999, năng suất ngô
bình quân là 3,6 tấn/ha
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ngô tuy chỉ chiếm 12,9 % diện tích cây lương thực có hạt quan trọng
của nước ta. Cây ngô thực sự được đầu tư nghiên cứu từ năm 1980 cho đến
nay, ngành sản xuất ngô nước ta đã gặt hái được nhiều thành quả to lớn. Các
nhà khoa học đã đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt về giống mới vào sản
xuất, từng thế hệ giống tốt thay nhau qua các giai đoạn lịch sử: Giống thụ
phấn tự do (TPTD) tốt thay thế cho các giống địa phương năng xuất thấp,
giống lai quy ước, lai kép, lai ba thay thế cho giống TPTD, rồi đến giống lai
đơn thay dần cho lai kép, lai ba
Những kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô mới phục vụ sản xuất
luôn được thể hiện qua các đề tài nghiên cứu phù hợp với từng giai đoạn phát
triển như:

Giai đoạn 1986 - 1990, đề tài “ nghiên cứu chọn tạo các giống ngô có
năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu các điều kiện bất thuận của môi
trường phục vụ sản xuất các vùng sinh thái của Việt Nam” đã chọn tạo và phát
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17

triển giống ngô TPTD (VN1, MSB49…) đã thay thế các giống ngô địa phương
và góp phần đưa năng suất bình quân ngô của cả nước từ 10 tạ/ha nên 15,5 tạ/ha
Giai đoạn 1991 - 1995, đề tài “nghiên cứu lai tạo, chọn lọc bộ giống
ngô mới có thời gian sinh trưởng khác nhau, thích hợp với cơ cấu mùa vụ,
các vùng sinh thái trong cả nước, chống chịu với điều kiện bất thuận, có năng
suất cao phẩm chất tốt”, bước đầu nghiên cứu các giống ngô lai quy ước và
không quy ước, đã góp phần nâng năng suất ngô từ 15,5 ta/ha lên 21.1 tạ/ha
Chọn tạo được nhiều giống ngô lai tốt: Giống LVN98, HQ2000 công
nhận năm 2000; LVN10 công nhận năm 1994
Giai đoạn 1996 - 2000, đề tài “nghiên cứu chon tạo cây màu, rau năng
suất cao chất lượng tốt”, đã đưa ra sản xuất nhiều giống ngô lai đơn, lai ba,
lai kép đưa năng suất từ 21,1 tạ/ha lên 27,5 tạ/ha, các giống LVN4, LVN17,
giống LVN 25
Giai đoạn 2001 - 2005, đề tài “nghiên cứu chon tạo các giống ngô lai
thích hợp các vùng sinh thái”, đã thiết lập được hệ thống nghiên cứu cho các
vùng trồng ngô. Các giống mới tạo ra chủ yếu là lai đơn, các giống mới nhập
nội, nâng cao diện tích sử dụng giống ngô lai lên trên 80% và đưa năng suất
bình quân lên đạt 35,5 tạ /ha.
Giai đoạn 2006 - 2010, đề tài “nghiên cứu chon tạo các giống ngô lai
năng suất cao chất lượng tốt thích hợp các vùng sinh thái”Tiếp tục mở rộng
mạng lưới nghiên cứu ngô cho các đơn vị như Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ,
Viện KHKTNL miền núi phía bắc, Viện KHKTNN duyên hải Nam Trung
Bộ…, đề tài sơ bộ đã tạo ra giống ngô lai năng suất cao, chống chịu với điều
kiện bất thuận

Nền tảng của công tác chọn tạo giống ngô lai là tập đoàn dòng thuần,
công tác chon lọc và phát triển tập đoàn dòng thuần trên đồng ruộng vốn đã
đòi hỏi nhiều thời gian, song việc đánh giá, phân nhóm ưu thế lai và nhất là
dự đoán được các cặp lai có năng suất cao là việc làm đòi hỏi nhiều thời gian

×