Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm sinh học bổ sung vào chất độn chuồng trong chăn nuôi gà tại tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.48 MB, 88 trang )


Bộ giáo dục và đào tạo Bộ NÔNG NGHIệP Và PTNT

HọC VIệN NÔNG NGHIệP VIệT NAM
***



TRNG MINH HIN




NGHIấN CU NG DNG MT S CH PHM SINH HC
B SUNG VO CHT N CHUNG TRONG CHN NUễI
G TI TNH BC GIANG



CHUYÊN NGàNH : THú Y
M Số : 60.64.01.01

NGƯờI HƯớNG DẫN KHOA HọC:
GS. TS. U NGC hào




Hà nội 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là công
trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết quả hoàn toàn trung thực, chưa từng được
ai công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Trương Minh Hiền

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
GS. TS. Đậu Ngọc Hào, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Phạm Hồng Ngân – Giảng viên khoa Thú y
– Học viện Nông nghiệp Hà Nội, TS. Phạm Thị Ngọc – Trưởng bộ môn Vệ sinh
Thú y - Viện Thú y Quốc gia, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi tiến hành
đề tài nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn của mình.
Xin cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên,
khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.


Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn


Trương Minh Hiền

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH, ẢNH viii
MỞ ĐẦU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2
1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Các chất khí độc hại trong chuồng nuôi 4
1.1.1 Khí Cacbonic (CO
2
) 4
1.1.2. Khí Amoniac (NH
3
) 4
1.1.3. Khí Sunfuahydrogen (H
2

S) 6
1.2. Bụi và các vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi 6
1.3. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với tiểu khí hậu chuồng nuôi gà 8
1.4. Một số loại vi khuẩn thường gặp trong chăn nuôi gà 8
1.4.1. Coliform 8
1.4.2. Escherrichia Coli 9
1.4.3. Salmonella 11
1.4.4. Staphylococcus 12
1.4.5. Streptococcus 12
1.4.6. Mycoplasma 13
1.4.7. Clostridium 14
1.5. Aspergillus 15
1.6. Độn chuồng trong chăn nuôi gà 15
1.6.1. Chất độn chuồng 15
1.6.2. Chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải động vật 17
1.6.3. Giới thiệu về chất độn chuồng có bổ sung chế phẩm sinh học 18
1.6.4. Cơ chế hoạt động của chất độn chuồng có bổ sung chế phẩm sinh học 19
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

1.6.5. Tình hình nghiên cứu chế phẩm sinh học trong chăn nuôi 25
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 30
2.2. Nội dung 30
2.2.1. Điều tra tình hình chăn nuôi gà tại tỉnh Bắc Giang 30
2.2.2. Xác định một số chỉ tiêu chuồng nuôi sau khi bổ sung chế phẩm
sinh học có đối chứng 30
2.3. Nguyên liệu 30
2.3.1. Mẫu của chất độn chuồng, không khí 30
2.3.2. Chế phẩm sinh học 30

2.3.3. Các loại môi trường 30
2.3.4. Các dụng cụ, thiết bị, máy móc,vật tư trong phòng thí nghiệm 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu 31
2.4.1. Thu thập số liệu qua phỏng vấn trực tiếp 31
2.4.2. Xác định một số chỉ tiêu chuồng nuôi 31
2.4.3. Phương pháp bổ sung chế phẩm sinh học vào chất độn chuồng 34
2.4.4. Phương pháp thống kê sinh học 35
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Tình hình chăn nuôi gà ở Bắc Giang 36
3.2. Kết quả xác định nhiệt độ của lớp độn chuồng 42
3.3. Kết quả xác định nồng độ một số khí độc trong chuồng nuôi 45
3.4. Kết quả xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí trong không khí chuồng nuôi 54
3.5. Kết quả xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí trong chất độn
chuồng 58
3.6. Kết quả xác định vi khuẩn Coliform trong chất độn chuồng 62
3.7. Kết quả xác định vi khuẩn E. coli trong chất độn chuồng 66
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 71
1. KẾT LUẬN 71
2. ĐỀ NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 79
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BNNPTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
BOD : Biochemical Oxygen Demand

CFU : (Colony Forming Unit) Số đơn vị khuẩn lạc
COD : Chemical Oxygen Demand
cs. : cộng sự
ĐC : Đối chứng
E. coli : Escherichia coli
kph : không phát hiện
MR : Methyl red
PCA : Plate count Agar
ppb : (parts per billion) phần tỷ
ppm : (parts per million) phần triệu
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
sp. : (species) loài
spp. : (species plural) các loài
subsp. : (subspecies) phân loài
TN : Thí nghiệm
TN1 : Thí nghiệm 1
TN2 : Thí nghiệm 2
VK : Vi khuẩn
Vol % : (Volume percent) phần trăm thể tích
VP : Voges Proskauer






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 1.1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
(QCVN 01-79:2011/BNNPTNT)
79
Bảng 1.2: Nồng độ một số chất khí trong chuồng nuôi gà theo tiêu chuẩn
của Liên hiệp châu Âu
(Hulzebosch, 2004)
79
Bảng 1.3: Nồng độ tối đa của một số chất khí trong chuồng nuôi gà
(Barnwell and Wilson, 2005)
79
Bảng 2.1: Bố trí thí nghiệm 31
Bảng 2.2: Giá trị dinh dưỡng thức ăn cho gà thí nghiệm 32
Bảng 2.3: Một số máy đo khí độc trong chuồng nuôi 33
Bảng 3.1a: Tổng đàn gà của tỉnh Bắc Giang từ 2010 - 2013 37
Bảng 3.1b: Số lượng gà thịt, gà đẻ của tỉnh Bắc Giang từ 2010 - 2013 39
Bảng 3.2: Kết quả xác định nhiệt độ của lớp độn chuồng 42
Bảng 3.3a: Kết quả xác định nồng độ khí CO
2
45
Bảng 3.3.b: Kết quả xác định nồng độ khí NH
3
48
Bảng 3.3c: Kết quả xác định nồng độ khí H
2
S 52
Bảng 3.4: Kết quả xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí trong không khí
chuồng nuôi 54
Bảng 3.5: Kết quả xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí trong chất độn
chuồng 58

Bảng 3.6: Kết quả xác định vi khuẩn Coliform trong chất độn chuồng 62
Bảng 3.7: Kết quả xác định vi khuẩn E. coli trong chất độn chuồng 66

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC HÌNH
STT TÊN HÌNH TRANG
Hình 3.1a. Tổng đàn gà của tỉnh Bắc Giang 2010 – 2013 40
Hình 3.1b. Số lượng gà thịt, gà đẻ của tỉnh Bắc Giang 2010-2013 41
Hình 3.2. Nhiệt độ của lớp độn chuồng 44
Hình 3.3a. Nồng độ khí CO
2
trong chuồng nuôi 48
Hình 3.3b. Nồng độ khí NH
3
trong chuồng nuôi 51
Hình 3.4. Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong không khí chuồng nuôi 58
Hình 3.5. Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong chất độn chuồng 62
Hình 3.6. Vi khuẩn Coliform trong chất độn chuồng 66
Hình 3.7. Vi khuẩn E. Coli trong chất độn chuồng 70
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với nhịp độ phát triển chung của xã hội, ngành chăn nuôi ở nước ta
hiện nay đang ngày càng lớn mạnh, đặc biệt là chăn nuôi theo hướng công
nghiệp, nhằm đáp ứng được phần nào nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này làm nảy sinh một vấn đề đó là ô
nhiễm môi trường, sự lây lan dịch bệnh có xu hướng tăng lên, các chất khí độc
hại như NH
3
, H
2
S… sinh ra trong quá trình chăn nuôi đe doạ trực tiếp đến sức
khoẻ của con người.
Bên cạnh đó, các chất thải từ quá trình chăn nuôi cũng là một trong những
nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng. Do vậy, công tác vệ
sinh thú y có vai trò rất quan trọng. Làm tốt công tác vệ sinh thú y góp phần bảo
vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho con người, tạo ra nguồn thực phẩm sạch
đồng thời tạo thuận lợi cho “ đầu ra” của các sản phẩm chăn nuôi.
Những năm gần đây, thông qua nguồn kinh phí Khuyến nông Quốc gia,
mô hình "Chăn nuôi gà an toàn sinh học" đã lần lượt được chuyển giao, áp
dụng tại nhiều tỉnh trong cả nước. Sau một thời gian thực hiện, người chăn
nuôi đã có sự thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, không chuồng trại sang chăn
nuôi có quy mô, có chuồng trại, an toàn dịch bệnh. Để mô hình hoạt động hiệu
quả hơn và có thể dễ dàng được áp dụng, việc nghiên cứu các biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm môi trường nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh trong chăn nuôi gia
cầm là việc làm cần thiết.
Các biện pháp thường được sử dụng trước đây để xử lý ô nhiễm môi trường
là dùng vôi bột và một số hóa chất để vệ sinh chuồng trại trước khi nuôi. Tuy
nhiên, việc sử dụng hóa chất để giải quyết tình trạng ô nhiễm hiện nay đang có
xu hướng bị hạn chế do dư lượng tồn tại trong sản phẩm chăn nuôi, khó đảm bảo
vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa, việc sử dụng các hóa chất còn tiêu diệt các vi sinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

vật có ích; các chất thải không được phân hủy tích tụ lại, tạo điều kiện cho vi sinh

vật gây hại phát triển gây ô nhiễm môi trường nặng nề hơn.
Nhiều quy trình công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường hiện nay được xây
dựng trên cơ sở có sự tham gia tích cực của vi sinh vật, bao gồm: xử lý rác thải,
nước thải, phân hủy các chất độc hại, cải tạo và phục hồi môi trường. Có rất
nhiều dạng chế phẩm có nguốn gốc vi sinh vật, ví dụ: chế phẩm bổ sung vào chất
độn chuồng; chế phẩm trộn vào phân và rác thải để làm phân vi sinh hoặc tận
dụng làm khí đốt; chế phẩm trộn vào thức ăn nhằm kích thích tăng trọng, tăng
chuyển hóa thức ăn, giảm chất thải ra môi trường… Tùy thuộc vào mục đích mà
người sử dụng có thể chọn lựa loại chế phẩm thích hợp hoặc kết hợp nhiều loại
với nhau.
Một trong những giải pháp hiệu quả để xử lý phân, chất thải chăn nuôi một
cách triệt để, làm giảm mùi hôi, phân hủy phân và chất thải ngay tại chỗ tạo môi
trường trong sạch mà tiêu tốn ít tiền và nhân công là sử dụng chế phẩm vi sinh
vật để xử lý chất độn chuồng. Đây là một công nghệ chăn nuôi sinh thái đã và
đang được áp dụng ở nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…
Bắc Giang là một tỉnh có chăn nuôi gà phát triển do điều kiện tự nhiên và
sinh thái thuận lợi. Gà đồi Yên Thế đã trở thành một thương hiệu của tỉnh Bắc
Giang, đã và đang có chỗ đứng trên thị trường. Việc thực hiện tốt vệ sinh thú y
để góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe vật nuôi và con người là góp phần vào
phát triển chăn nuôi bền vững. Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm sinh học bổ sung vào chất độn
chuồng trong chăn nuôi gà tại tỉnh Bắc Giang ”.
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo Cục Chăn nuôi, ngày 16/01/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành
quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển chăn
nuôi đến năm 2020”. Theo quy hoạch: định hướng phát triển đến năm 2020 là đổi
mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và chăn
nuôi chăn thả có kiểm soát; tổng đàn gà tăng bình quân trên 5% năm, đạt khoảng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3


trên 300 triệu con, trong đó đàn gà nuôi công nghiệp chiếm khoảng 33%. Điều
này đặt ra thách thức trong việc xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi.
Theo Gürdil và cs. (2001), ô nhiễm chuồng nuôi là một trong những vấn
đề lớn của chăn nuôi gà tập trung. Các chất khí độc hại trong chuồng nuôi được
sinh ra trong quá trình trao đổi chất của gà cũng như trong quá trình phân hủy
của chất thải (phân, nước tiểu) bao gồm CH
4
, H
2
S, CO
2
, và NH
3
; trong số đó, chủ
yếu là khí NH
3
. Các khí độc này không những ảnh hưởng đến sức khỏe của gia
cầm, người chăn nuôi mà còn gây ra mùi khó chịu và ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn,
chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn; xác gia súc, gia cầm chết được chôn lấp, tiêu hủy không
đúng kỹ thuật. Sự ô nhiễm tạo ra mùi hôi, khí NH
3
, H
2
S, CO
2
, CO…phát tán trong
chuồng nuôi, dễ phát sinh dịch bệnh do đó làm tăng chi phí thuốc thú y, con vật chậm
lớn, chi phí thức ăn cao, chất lượng sản phẩm kém, hiệu quả kinh tế thấp và ảnh

hưởng đến sức khỏe con người (Drummon và cs., 1980).
Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2009) chỉ có 15% nông hộ, 37,5% gia trại và
35,71% trang trại chăn nuôi gia cầm có xử lý chất thải, còn lại đổ thẳng trực tiếp
ra môi trường không qua xử lý. Hàm lượng các khí độc tại khu vực chăn nuôi
gấp 11,2 – 15 lần giới hạn cho phép. Độ nhiễm khuẩn không khí cao dần theo
quy mô và vượt giới hạn từ 19,72 lần đến 25,2 lần.
1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định được tình hình chăn nuôi gà ở tỉnh Bắc Giang.
- Xác định được hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm sinh học vào chất
độn chuồng thông qua các thông số (CO
2
, NH
3
, H
2
S, một số chỉ tiêu vi sinh của
chất độn chuồng, không khí).





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Các chất khí độc hại trong chuồng nuôi
1.1.1 Khí cacbonic (CO

2
)
Cacbonic là chất khí không màu, không mùi, tỷ trọng 1,529. Trong thiên
nhiên, hàm lượng CO
2
ít biến động. Trong chuồng trại, đặc biệt với những
chuồng nuôi không đảm bảo vệ sinh, hàm lượng khí cacbonic tăng cao chủ yếu
do vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ và do chính gia súc thải ra qua đường hô
hấp. Chuồng nuôi không thông thoáng, hàm lượng khí CO
2
có thể tới ngưỡng 3 -
5% (không khí bình thường hàm lượng khí cacbonic chỉ chiếm 0,03%). Hàm
lượng CO
2
là một chỉ tiêu vệ sinh rất có ý nghĩa để đánh giá mức độ ô nhiễm
không khí và độ thông thoáng của chuồng nuôi. Hàm lượng CO
2
tăng cao gây ra
những ảnh hưởng rõ rệt đến sức khoẻ vật nuôi: hàm lượng khí CO
2
tăng đến 1%,
cơ năng hô hấp của gia súc bắt đầu bị ảnh hưởng; hàm lượng khí CO
2
tăng đến 5
- 8%, gia súc có biểu hiện khó thở, rối loạn hô hấp, tuần hoàn, tim mạch, cơ thể
rơi vào trạng thái trúng độc cấp tính; hàm lượng khí CO
2
tăng đến 14 - 1 6%, gia
súc ngạt thở và chết (Vũ Đình Vượng, 2007).
Chuồng gà thường có nồng độ khí CO

2
cao hơn các vật nuôi khác do sự
phân huỷ urate trong phân. Trong chuồng kém thông thoáng, CO
2
tập trung ở lớp
không khí sát nền chuồng. Nồng độ trong không khí chuồng nuôi không nên vượt
quá 0,3%. Tuy nhiên, trong chuồng dạng hở, nồng độ khí CO
2
thường không cao
vượt quá mức này (Bùi Hữu Đoàn và cs., 2011).
1.1.2. Khí Amoniac (NH
3
)
Đây là một chất khí không màu, có mùi khai, hăng và sốc, có tính kích
thích đối với niêm mạc, thần kinh, tỷ trọng 0,769, mùi nhận thấy khi nồng độ ở
5 ppm. Trong chuồng nuôi, khí NH
3
được sinh ra do quá trình bài tiết phân,
nước tiểu của gia súc, gia cầm và quá trình phân giải các chất hữu cơ động thực
vật. Đặc biệt trong chăn nuôi gia cầm, do sự tiêu hoá thức ăn không triệt để,
thức ăn chứa hàm lượng protein quá cao, thức ăn rơi vãi trong quá trình mổ ăn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

của gà đã làm tăng các chất hữu cơ chứa nitơ trên nền chuồng và là nguồn tạo
ra NH
3
. Do đó, nồng độ NH
3
trong chuồng nuôi là một trong những chỉ tiêu trực

tiếp của vệ sinh chuồng trại.
Sự giải phóng NH
3
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, cấu trúc
nền, mức độ vệ sinh chuồng trại, khẩu phần ăn (Kavolelis, 2003). Sự giải phóng
NH
3
còn phụ thuộc vào độ pH; nếu độ pH trên 7, sự giải phóng xảy ra nhanh;
pH dưới 7, sự giải phóng xảy ra chậm (Choi và cs., 2008).
NH
3
dễ hòa tan vào nước và niêm dịch. Vì tính chất đó, NH
3
dễ dàng hòa
tan vào mồ hôi, chất tiết ở da, dễ xâm nhập vào màng nhày của niêm mạc mắt
và đường hô hấp kích thích gây chảy nước mắt, nước mũi, ho, hắt hơi. NH
3

thể gây viêm loét niêm mạc, gây mù mắt và gây stress cho gia súc, gia cầm.
Nếu hô hấp với một lượng NH
3
nhỏ trong thời gian dài sẽ làm giảm sức đề
kháng của cơ thể, tạo điều kiện phát sinh các bệnh nhất là các bệnh về đường hô
hấp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng NH
3
trong chuồng nuôi lớn hơn
25 ppm không những làm giảm tăng trọng và chuyển hóa thức ăn mà hệ hô hấp
của gà cũng bị ảnh hưởng do các nhung mao ở phế quản bị phá hủy, dẫn đến
sức đề kháng đối với bệnh đường hô hấp giảm, làm cho mầm bệnh dễ dàng xâm
nhập và có cơ hội gây bệnh (Carlile, 1984).

Khí NH
3
gây kích thích thần kinh tam thoa, gây co thắt khe thanh môn,
hệ cơ khí quản, phế quản, tích nước ở phổi. Nếu NH
3
vào máu sẽ làm tăng
lượng kiềm dự trữ ở máu, tăng pH máu gây hiện tượng trúng độc kiềm, đồng
thời khi vào máu sẽ gây methemoglobin. Vì vậy khi trúng độc sẽ dẫn đến tình
trạng thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt. Sau khi vào cơ thể, NH
3
sẽ được biến đổi
thành ure theo phản ứng:
2NH
3
+ CO
2
= (NH
2
)
2
CO + H
2
O
Ure được thải ra ngoài theo đường tiết niệu, triệu chứng trúng độc không
còn nhưng NH
3
có thể ảnh hưởng đến não gây tổn thương thần kinh. Theo Vũ
Đình Vượng (2007), chỉ tiêu vệ sinh cho phép NH
3
trong không khí chuồng

nuôi theo tiêu chuẩn ngành tối đa là 10 ppm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

1.1.3. Khí Sunfuahydrogen (H
2
S)
H
2
S được hình thành do vi sinh vật phân giải protein và các chất hữu cơ
có chứa lưu huỳnh trong thức ăn rơi vãi, phân, rác thải đặc biệt trong phân của
con vật bị bệnh đường tiêu hóa. H
2
S là chất khí dễ bay hơi, không màu, có mùi
trứng thối đặc trưng (hàm lượng 1- 2 ppm đã có mùi trứng thối). Khi vào cơ thể,
khí này sẽ kích thích các phản ứng ho, hắt hơi, gây viêm cục bộ. Khí H
2
S vào
đường hô hấp, ở trong niêm dịch nó được kiềm hóa bởi NaOH:
H
2
S + 2NaOH = Na
2
S + 2H
2
O
Na
2
S cũng là chất kích thích đối với niêm mạc và thần kinh. Lượng Na

2
S
đi vào máu được thủy phân ngược lại thành H
2
S tân sinh có khả năng kích thích
cơ thể mạnh hơn H
2
S ban đầu.
Do tính cố định bền nên H
2
S gây ngộ độc mạn tính, tạo mùi thối dai dẳng
trong chuồng; ở nồng độ cao, H
2
S gây viêm phổi cấp tính kèm theo thủy thũng. Tuy
nhiên, theo Brown và cs. (1997) gà ít mẫn cảm khí H
2
S so với người hoặc chó, khí
H
2
S ít khi gây độc đối với các loài chim. Chỉ tiêu vệ sinh cho phép hàm lượng H
2
S
trong không khí chuồng nuôi theo tiêu chuẩn ngành tối đa là 5 ppm (Vũ Đình
Vượng, 2007).
1.2. Bụi và các vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi
Trong chuồng nuôi ngoài các thành phần khí độc còn có một lượng lớn
bụi và vi sinh vật. Hệ vi sinh vật có mặt trong không khí chuồng nuôi có nguồn
gốc từ mặt đất, phân khô, chất độn chuồng, từ da lông vật nuôi,… cùng với bụi
bay vào không khí. Các vi sinh vật có mặt trong không khí chuồng nuôi gồm vi
khuẩn, nấm mốc (Heber và cs., 1988).

Muller và cs. (1985) cho rằng vi khuẩn và bụi có thể có nguồn gốc khác
nhau nhưng sự phát tán của chúng trong không khí liên quan chặt chẽ với hoạt
động của động vật. Phần lớn vi khuẩn trong không khí bám vào các hạt bụi, do
đó càng nhiều bụi càng nhiều vi khuẩn. Hệ thống chuồng trại và loài động vật
cũng ảnh hưởng đến độ bụi. Độ bụi trong không khí chuồng gà cao nhất và trong
không khí chuồng nuôi trâu bò thấp nhất. Tùy vào nguồn gốc mà các hạt bụi có
sự khác nhau về kích thước, hình dạng, thành phần hóa học. Phần lớn các hạt bụi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

hữu cơ có nguồn gốc từ trong chuồng nuôi (thức ăn, chất độn chuồng, lông da
động vật), bụi vô cơ thường nhỏ, chủ yếu xuất hiện ở trong chuồng nuôi thông
qua quá trình thông khí. Bề mặt cơ thể động vật và đường hô hấp tập trung chủ
yếu Staphylococci và Streptococci, trong khi đó những vi khuẩn sinh bào tử và
Coliform bắt nguồn từ thức ăn và nền chuồng.
Sự tạo thành bụi trên lớp độn lót chuồng phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm,
nguyên liệu được dùng làm độn lót, thời gian sử dụng lớp độn lót và sự hoạt động
của gà (Takai và cs., 1998).
Ngoài tác dụng gây hại về mặt cơ học và hóa học tới lớp màng nhầy
đường hô hấp của gà, bụi còn là vật mang nhiều vi sinh vật gây bệnh. Vi khuẩn
lắng đọng trên các hạt bụi, bị khô lại tạo ra bụi vi khuẩn do dòng chuyển động
của không khí được hình thành bởi hoạt động của con người hoặc gà nuôi trong
chuồng. Những hạt có kích thước ≤ 1µm có khối lượng không đáng kể thường
chuyển động hỗn loạn trong không khí. Sau một thời gian, các hạt bụi khuẩn trở
thành hạt bụi sương vi khuẩn và lắng đọng xuống (Hoàng Thu Hằng, 1997).
Các vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi có thể gây ra hoặc thúc đẩy
các bệnh phổi trên động vật và người. Một số vi khuẩn không gây bệnh (một
số chủng của họ vi khuẩn Micrococcaceae) có thể trở thành tác nhân gây bệnh
cơ hội trong điều kiện nhất định (chất lượng không khí kém ảnh hưởng đến cơ
chế bảo vệ đường hô hấp). Nấm và độc tố nấm mốc cũng đóng vai trò rất quan

trọng trong quá trình gây bệnh, đặc biệt độc tố nấm mốc của chủng
Aspergillus, Penicillium hoặc Fusarium được phát hiện thường xuyên trong
các chuồng nuôi gia súc (Seedorf và cs., 1998).
Vật nuôi cảm thụ hít thở trong không khí có vi sinh vật tồn tại với mật độ
cao dễ phát sinh bệnh, khi đó không khí sẽ là yếu tố lan truyền mầm bệnh. Không
khí chuồng nuôi bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ. Theo Lê Văn Năm (2004), mùa
đông ở miền Bắc là mùa nuôi gà thuận lợi nhất (nếu đảm bảo được yêu cầu về
nhiệt độ). Mùa xuân và mùa hè ở miền Bắc độ ẩm thường rất cao, thậm chí đạt
mức độ tuyệt đối và kéo dài trong nhiều ngày nên bất lợi cho chăn nuôi gà. Nuôi
gà trong mùa này, gà thường hay bị các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Theo Bùi Hữu Đoàn và cs., (2011), số lượng vi sinh vật trong khí chuồng
nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mật độ nuôi, tuổi động vật, độ thông
thoáng, nhiệt độ, ẩm độ, và hàm lượng bụi. Thời gian tồn tại của các vi sinh vật
kết hợp với bụi trong không khí thường ngắn hơn các vi sinh vật đã bám trên
các bề mặt. Thời gian tồn tại của Coliforms thường ngắn hơn các cầu khuẩn
Gram dương.
1.3. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với tiểu khí hậu chuồng nuôi gà
Trong điều kiện chăn nuôi thâm canh, tiểu khí hậu chuồng nuôi trở thành
yếu tố quyết định trong việc tạo lập những điều kiện môi trường thuận lợi nhất:
nhiệt độ, độ ẩm, trao đổi khí, chiếu sáng để phù hợp với đặc điểm sinh lý của
gà. Bởi vậy, việc tạo ra những điều kiện tiểu khí hậu phù hợp nhất trong chuồng
nuôi được coi là cơ sở sức khoẻ của gà.
Hàm lượng các khí độc (CO
2
, NH
3
, H

2
S) ở phần trên đã nêu được sản
sinh ra trong quá trình bài tiết phân và nước tiểu; là sản phẩm của quá trình trao
đổi chất, phân giải các chất hữu cơ có trong phân, nước tiểu, chất độn lót
chuồng. Hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép gây ảnh hưởng bất lợi cho gia
súc, gia cầm và người chăn nuôi. Hàm lượng cao trong không khí chuồng nuôi
có thể làm cho người, vật nuôi bị trúng độc.
Tiêu chuẩn vệ sinh đối với không khí chuồng nuôi gà thay đổi theo mỗi
quốc gia được tham khảo ở phần phụ lục.
1.4. Một số loại vi khuẩn thường gặp trong chăn nuôi gà
1.4.1. Coliform
Coliform là nhóm những trực khuẩn Gram âm, không sinh bào tử, hiếu khí
hoặc kỵ khí tùy tiện, có khả năng sinh axit và sinh hơi do lên men đường lactose
ở 35
o
C trong vòng 48 giờ. Coliform là thành viên của họ vi khuẩn đường ruột.
Những vi khuẩn này chiếm khoảng 10% lượng vi sinh vật đường ruột của người
và các động vật khác, được sử dụng một cách rộng rãi như những vi sinh vật chỉ
điểm (Prescott, 2002).
Coliform thường không gây bệnh, có mặt trong các nguồn nước tự nhiên.
Nhóm vi khuẩn này bao gồm phần lớn các loài của các giống Enterobacter,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Klebsiella, Citrobacter và Escherichia. Coliform được dùng để đánh giá hiệu quả
của việc xử lý vi sinh vật trong nước (Berger và cs., 2009), chỉ thị sự ô nhiễm
phân (Kar, 2008). Coliform còn được xem là những vi sinh vật chỉ thị an toàn vệ
sinh do số lượng của Coliform hiện diện trong mẫu cho thấy khả năng có mặt của
các vi sinh vật gây bệnh khác. Theo Harrison (2009) Coliform bị ức chế trong
môi trường có pH = 4,3 hoặc thấp hơn.

Coliform được đặc trưng bởi enzyme ß–galactosidase, trong khi đó E. coli
được đặc trưng bởi cả hai enzyme ß-glucuronidase và ß–galactosidase. Coliform
gồm 2 nhóm:
- Coliform có nguồn gốc từ phân: là một bộ phận của Coliform tổng số,
bao gồm E. coli và một vài chủng chịu nhiệt của Klebsiella. Coliform có nguồn
gốc từ phân phù hợp hơn cho việc đánh giá sự ô nhiễm phân trong mẫu so với
Coliform tổng số (
Berger và cs.
, 2009). Coliform có nguồn gốc từ phân là loại vi
khuẩn ưa nhiệt, phát triển nhanh trong môi trường dinh dưỡng ở 44
o
C (khoảng 16
giờ), không mọc ở 4
o
C trong 30 ngày, là một thành phần của hệ vi sinh vật đường
ruột của người và các động vật máu nóng khác, được sử dụng để chỉ thị mức độ
vệ sinh trong quá trình chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm nước uống.
- Coliform không có nguồn gốc từ phân: có nguồn gốc thủy sinh hoặc từ
đất, mọc nhanh ở 4
o
C trong 3 - 4 ngày và 10
o
C trong 1 ngày, không mọc ở 41
o
C,
nhiệt độ 44
o
C ức chế hoàn toàn sự phát triển của tất cả các Coliform không có
nguồn gốc từ phân.
1.4.2. Escherrichia Coli


Vi khuẩn E. coli thuộc chi Escherichia, họ Enterobacteriaceae, là trực
khuẩn Gram âm, bắt màu đồng nhất khi nhuộm, không sinh nha bào, có kích
thước 2 - 3 µm x 0,6 µm. Phần lớn các chủng có khả năng di động do có lông
ở xung quanh thân.
E. coli là trực khuẩn hiếu khí hay hiếu khí tuỳ tiện, phát triển tốt trên các
môi trường thường ở nhiệt độ 18 - 44°C hoặc thấp hơn, pH thích hợp là 7,4,
nhưng cũng có thể phát triển được ở trong môi trường có pH từ 5,5–8,0.
Trên môi trường thạch, sau 24 giờ ở 37
o
C, hình thành nên các khuẩn lạc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

tròn, ướt, bóng láng, lồi không màu. Trên môi trường MacConkey: khuẩn lạc có
màu hồng cánh sen. Trên môi trường EMB (Eosin Methylene Blue): khuẩn lạc
màu xanh đen sẫm, có ánh kim. Khuẩn lạc có màu vàng trên môi trường thạch
Tergitol-7. Các khuẩn lạc thường có đường kính từ 1-3 mm với một nhân ở giữa
và rìa xung quanh gọn đều. Các khuẩn lạc nhám thường có kích thước lớn hơn
với rìa xung quanh xù xì. Khác với các chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh cho động
vật có vú, các chủng gây bệnh cho gia cầm thường không gây dung huyết trên
môi trường thạch máu. Trong môi trường nước thịt: vi khuẩn phát triển rất nhanh
và làm đục môi trường có cặn màu tro nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màu xám
nhạt trên bề mặt môi trường, môi trường có mùi phân thối.
Vi khuẩn có khả năng lên men và sinh hơi các loại đường: glucose, maltose,
mannitol, xylose, glycerol, rhamsose, sorbitol và arabinose, nhưng không lên
men dextrin, tinh bột hoặc inositol. Hầu hết các chủng có khả năng lên men
đường lactose, nhưng một số chủng không có đặc tính này. Vi khuẩn lên men
không chắc chắn với các loại đường: adonitol, sucrose, salicin, raffinose và
dulcitol. Các phản ứng Indol, MR, catalase dương tính; có khả năng khử nitrat

thành nitrit; phản ứng VP, oxidase, H
2
S, urea âm tính; không làm tan chảy
gelatin, không phát triển trong môi trường citrate (Nguyễn Bá Hiên và cs., 2012).
Trong môi trường Mueller Kauffmann, môi trường lục Malasit, E.coli không
mọc, môi trường Endo E.coli có khuẩn lạc màu đỏ, môi trường EMB có khuẩn
lạc màu tím đen, môi trường thạch SS E.coli có khuẩn lạc màu đỏ, E.coli bi ức
chế trong môi trường Vinson-Blai (Nguyễn Như Thanh và cs., 2001).
Vi khuẩn có sức đề kháng yếu, bị bất hoạt ở nhiệt độ 60
o
C trong vòng 30
phút hoặc 70
o
C trong 2 phút, đun sôi ở 100
o
C vi khuẩn chết ngay. Vi khuẩn có
khả năng sống lâu trong điều kiện lạnh hoặc đông lạnh. Sự phát triển của vi
khuẩn bị ức chế ở pH < 4,5 hoặc > 9,0. Dung dịch NaCl 8,5% có thể hạn chế khả
năng phát triển của vi khuẩn nhưng không diệt được vi khuẩn. Các chất sát trùng
như axit phenic 3%, HgCl
2
0,5%, formol 1 – 2% có thể tiêu diệt vi khuẩn nhanh
trong vòng 5 phút (Nguyễn Bá Hiên và cs., 2012).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

1.4.3. Salmonella
S. gallinarum gây bệnh thương hàn và S. pullorum gây bệnh bạch lỵ ở gia
cầm. Gần đây nhất, hai loại vi khuẩn này được phân vào cùng một nhóm gọi

chung là Salmonella enterica subsp. enterica serovar Gallinarum – Pullorum.
Vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae. Vi khuẩn bắt màu Gram âm, không
sinh nha bào, hiếu khí tùy tiện, có dạng phẩy khuẩn, kích thước 0,25 - 0,3 x 1,0 – 1,5
µm, thường đứng riêng lẻ, đôi khi tập trung thành đôi hoặc nhiều hơn, không có khả
năng di động.
Vi khuẩn phát triển tốt trên môi trường thạch hoặc nước thịt có chiết xuất
thịt bò. Chúng là các vi khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tùy tiện, phát triển tốt ở
37
o
C. Vi khuẩn cũng có khả năng phát triển trên các môi trường chọn lọc và giàu
chất dinh dưỡng như nước thịt selenite – F và tetrathionate, một số loại môi
trường dùng để phân biệt khác như thạch MacConkey, bismuth sulfite và
Briliiant Green.
Trên môi trường thạch (pH = 7,0 – 7,2), khuẩn lạc có dạng nhỏ, đứng
riêng rẽ, trơn, màu xanh xám hoặc trắng đục, sáng, đồng nhất và rìa gọn. Những
khuẩn lạc mọc chụm lại với nhau có đường kính ≤ 1mm, nếu khuẩn lạc riêng lẻ
có đường kính ≥ 3 – 4mm.
S. gallinarum và S. pullorum về cơ bản có các đặc tính sinh hóa tương tự
nhau. Cả hai loại vi khuẩn này có khả năng lên men sinh hơi hoặc không sinh hơi
các loại đường arabisose, dextrose, galactose, mannitol, mannose, rhamnose và
xylose; không lên men đường lactose, sucrose và salicin. Một đặc tính quan trọng
dùng để phân biệt hai loại vi khuẩn này là S. gallinarum có khả năng lên men
đường dulcitol, còn S. pullorum không có đặc tính này.
Sức đề kháng của vi khuẩn kém hơn các vi khuẩn khác trong nhóm
Salmonella về khả năng chịu được nhiệt độ, hóa chất, và các điều kiện bất lợi của
môi trường. Salmonella gallinarum bị diệt ở 60
o
C trong vòng 10 phút, ánh sáng
trực tiếp trong vòng và phút, trong vòng 3 phút khi bị tác động bởi phenol
0,1%, dichloride hoặc thủy ngân 0,02% và thuốc tím 1%, với formalin 2% vi

khuẩn bị diệt trong 1 phút, vi khuẩn có thể sống trong phân gà bị bệnh tới 11
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

ngày ở trong chuồng nuôi khép kín và 2 ngày trong chuồng dạng mở
(Nguyễn Bá Hiên và cs., 2012).
1.4.4. Staphylococcus
Từ gia cầm phân lập được các loài S. aureus và S. epidermidis, ngoài ra
còn phân lập được S. hyicus từ các trường hợp gà và gà tây bị viêm mí mắt hoặc
từ khớp khuỷu của gà tây bị bệnh viêm khớp mạn tính. S. aureus là loài duy nhất
được coi là có khả năng gây bệnh cho gà.
S. aureus là vi khuẩn Gram dương, hình cầu, khi nuôi cấy trên môi trường
đặc vi khuẩn thường đứng với nhau thành chùm. Trong canh trùng, chúng thường
nối với nhau ở dạng chuỗi ngắn. Khi nuôi cấy lâu (> 24 giờ), vi khuẩn có thể bắt
màu Gram âm.
S. aureus là vi khuẩn hiếu khí, đôi khi yếm khí tùy tiện, dung huyết dạng
beta. Khi nuôi cấy hiếu khí sau 24 giờ ở 37
o
C, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc
dạng tròn trơn, đường kình từ 1 – 3 mm, có màu trắng hoặc vàng. Vi khuẩn phát
triển tôt khi nuôi cấy 18 – 24 giờ trên môi trường thạch máu.
Phản ứng sinh hóa: phản ứng catalase dương tính, lên men đường glucose
và mannitol, tan chảy gelatin. Khi phân lập từ bệnh phẩm, chỉ những chủng có
phản ứng catalase dương tính mới được coi là chủng gây bệnh.
Vi khuẩn có sức đề kháng cao và có khả năng sống một thời gian dài
trên môi trường nuôi cấy đặc hoặc trong dịch tiết. Một số chủng có khả năng
đề kháng với nhiệt độ và chất sát trùng (vi khuẩn tồn tại trong dung dịch
NaCl 7,5%).
1.4.5. Streptococcus
Các loài liên cầu khuẩn có liên quan đến bệnh của gia cầm bao gồm:

Streptococcus zoopidemicus (đôi khi còn được gọi là S. gallinarum), S. bovis và
S. dysagalactiae. Một loài mới được xác định là S. pleomorphus, thường xuyên
có mặt trong manh tràng của gà, gà tây và vịt, tuy nhiên vai trò gây bệnh vẫn
chưa rõ ràng.
Streptococcus bắt màu Gram dương, có dạng hình cầu, đứng đơn lẻ, thành
đôi hoặc thành các chuỗi ngắn, không di động, không hình thành nha bào
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

(Nguyễn Bá Hiên và cs., 2012).

Steptococcus là những vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tùy tiện, mọc tốt ở
tất cả các môi trường. Phần lớn các liên cầu gây bệnh thích hợp ở nhiệt độ 37
o
C.
Trong môi trường nước thịt, vi khuẩn hình thành hạt hoặc những bông, rồi lắng
xuống đáy ống; vì vậy sau 24h nuôi cấy, môi trường trong, đáy ống có cặn.
Trong môi trường thạch thường, vi khuẩn hinh thành khuẩn lạc nhỏ, tròn, lồi,
bóng, màu hơi xám. Trong môi trường thạch máu, dựa vào tính chất dung huyết,
người ta thấy liên cầu có ba dạng khuẩn lạc khi quan sát ở độ phóng đại gấp 60
lần là alpha(α), beta(β), và gamma(γ).
Phản ứng sinh hóa: Streptpcoccus có khả năng lên men đường: glucose,
lactose, saccharose, salicin, không có khả năng lên men đường mannit, inulin.
Phản ứng Indol âm tính, H
2
S âm tính. Không làm đông vón huyết tương.
Streptococcus có sức đề kháng kém với nhiệt độ và hóa chất. Ở 70
o
C
Streptococcus chết trong 35 - 40 phút, ở 100

o
C chết trong 1 phút. Các chất sát
trùng thông thường dễ tiêu diệt được vi khuẩn (Nguyễn Như Thanh và cs., 2001).
1.4.6. Mycoplasma
Đối với chăn nuôi gà công nghiệp, hai loài Mycoplasma đáng quan tâm là
M. gallisepticum và M. synoviae.
Vi khuẩn M. gallisepticum có độc lực, thuộc giống Mycoplasma, họ
Mycoplasmataceae, không có thành tế bào. Vi khuẩn bắt màu tốt với thuốc
nhuộm Giemsa, bắt màu nhuộm Gram âm kém. Dưới kính hiển vi thường, vi
khuẩn có dạng hình cầu, kích thước khoảng 0,25 – 0,5 µm. Dưới kính hiển vi
điện tử, vi khuẩn có các cấu trúc lông hoặc có hình đầu chóp, trên có các cơ quan
bám dính giúp vi khuẩn bám vào thành tế bào vật chủ và đóng vai trò nhất định
trong đặc tính gây bệnh.
Quá trình phát triển của M. Gallisepticum đòi hỏi cần phải có môi trường
dinh dưỡng tổng hợp, bổ sung từ 10% – 15% huyết thanh lợn, ngựa hoặc gia
cầm. Các điều kiện thích hợp cho nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường lỏng là pH =
7,8, nhiệt độ 37
o
C và cần 3 – 5 ngày để phát triển; trên môi trường thạch là 3 – 7
ngày trong điều kiện đủ độ ẩm ở 37
o
C. Khuẩn lạc M. Gallisepticum hình thành
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

trên môi trường thạch có huyết thanh được nuôi cấy trực tiếp hoặc thông qua vài
lần cấy chuyển; rất khó để thu được khuẩn lạc khi nuôi cấy trực tiếp từ bệnh
phẩm. Các khuẩn lạc trên môi trường thạch có dạng nhỏ, trơn, rìa gọn, tạo thành
một khối mờ, ở giữa hơi lồi (dạng trứng ốp lếp), đường kính thường là 0,2 –
0,3mm hoặc nhỏ hơn, thường mọc dọc theo đường cấy.

Phản ứng sinh hóa: M. Gallisepticum có khả năng lên men đường glucose
và maltose nhưng không có khả năng sinh hơi; không lên men đường lactose,
dulcitol, salicin; ít khi lên men sucrose; lên men không ổn định galactose,
fructose, trehalose và mannitol; không thủy phân arginine và không sản sinh men
phosphatase; gây dung huyết hoàn toàn trên thạch máu ngựa; có khả năng gây
ngưng kết hồng cầu gà tây và gà.
Các chất sát khuẩn thông thường như phenol, formalin… đều có khả năng
diệt khuẩn. M. Gallisepticum trong trứng gà ấp nhiễm bệnh bị bất hoạt sau 12 –
14 giờ ở 45,6
o
C. Mycoplasma có thể sống trong phân gà 1 – 3 ngày ở 20
o
C, trên
quần áo 3 ngày ở 20
o
C và 1 ngày ở 37
o
C.
1.4.7. Clostridium
Trong chăn nuôi gia cầm, vi khuẩn Clostridium perfringen gây thiệt
hại lớn. Ở Việt Nam, bệnh thường tạo ra những ổ dịch lẻ tẻ, ít được quan tâm
nghiên cứu.
Vi khuẩn C. perfringen là trực khuẩn to, thẳng, hai đầu tròn, đứng riêng lẻ
hoặc thành đôi, có kích thước 0,6 – 0,8 x 2 – 4 µm, bắt màu Gram dương, có khả
năng hình thành nha bào và nha bào thường lớn hơn bề ngang của vi khuẩn
(Nguyễn Bá Hiên và cs., 2012).
C. perfringen là vi khuẩn yếm khí triệt để. Để nuôi cấy Clostridium, người
ta thường sử dụng các môi trường thạch glucose, thạch huyết thanh có glucose,
thạch máu glucose, nước thịt gan yếm khí, môi trường thịt vụn yếm khí.
Hầu hết các chủng C. perfringen bị diệt sau một vài phút ở 100

o
C nhưng
nha bào tồn tại hàng giờ khi đun sôi. Nha bào có thể tồn tại nhiều năm ngoài môi
trường như trong thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, đất, nước xung quanh
chuồng nuôi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

1.5. Aspergillus
Trong chăn nuôi gia cầm, Aspergillus fumigatus gây bệnh nấm phổi nặng
nhất trong các loài nấm và được quan tâm nhiều nhất.
A. fumigatus thuộc họ Aspergillaceae, là loại nấm hiếu khí, rất ưa oxy, ưa
nhiệt, có thể phát triển ở nhiệt độ từ 25 – 50
o
C, thích hợp nhất là nhiệt độ từ 37 –
38
o
C. Trên môi trường thạch Sabouraud, A. fumigatus phát triển sau 2 – 5 ngày,
khuẩn lạc chứa cuống đính bào tử đặc trưng, khuẩn lạc có dạng bông tuyết. Tính
ưa oxy và ưa nhiệt làm cho A. fumigatus dễ dàng phát triển ở gia cầm và trong cơ
quan hô hấp. Trong các chuồng nuôi gà công nghiệp thiếu sự thông thoáng, độ
bụi tăng dẫn đến nguy cơ xảy ra bệnh lớn.
Tất cả các loài gia cầm đều có thể cảm nhiễm nấm A. fumigatus nhưng gà
và gà tây mắc nhiều nhất, tỷ lệ mắc tới 50%. Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường
hô hấp do hít phải bụi chứa bào tử (Nguyễn Như Thanh và cs., 2001)
.

1.6. Độn chuồng trong chăn nuôi gà
1.6.1. Chất độn chuồng
Nuôi gà thâm canh trên lớp độn chuồng là hình thức phổ biến trong chăn

nuôi gà công nghiệp hiện nay. Công dụng của chất độn chuồng là tạo ra một lớp
cách nhiệt giữa gà và nền chuồng; hấp phụ khí độc, hơi nước, các chất thải (phân,
nước tiểu) do gà thải ra.
Nguyên liệu sử dụng làm chất độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm rất
phong phú, bao gồm cỏ khô, rơm rạ cắt ngắn, trấu, vỏ lạc, dăm bào, giấy vụn,
than bùn… Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng, khả năng hút ẩm và giải
phóng hơi nước khác nhau, khó có thể tìm được một chất độn chuồng đơn lẻ có
đầy đủ các tính chất thích hợp. Yêu cầu cần thiết đối với chất độn chuồng là có
tính hút ẩm tốt và tính đóng vón kém để đảm bảo độ tơi xốp. Không đóng bánh là
một ưu điểm của nguyên liệu độn chuồng như trấu, dăm bào, mùn cưa khô; trấu
hút ẩm kém nhưng nhẹ và ít bị đóng bánh; rơm rạ cắt ngắn rất dễ đóng bánh. Kết
hợp các loại nguyên liệu với nhau sẽ bổ sung các điểm yếu cho nhau, do đó chất
lượng lớp độn lót tốt hơn so với khi sử dụng các nguyên liệu một cách riêng lẻ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

Chúng ta có thể phối hợp hai hoặc ba loại nguyên liệu với nhau để có một lớp
độn chuồng chất lượng tốt. Ví dụ trấu có khả năng hút ẩm không tốt bằng dăm
bào nhưng tính đóng vón kém hơn. Ngược lại dăm bào có khả năng hút ẩm tốt
hơn nhưng tính đóng vón lại cao hơn. Kết hợp trấu và dăm bào với tỷ lệ 1: 1 sẽ
tốt hơn so với dùng riêng lẻ trấu hoặc dăm bào. Tuy nhiên khi sử dụng dăm bào,
cần chú ý đến nguồn gốc của chúng. Không nên sử dụng dăm bào của một số loại
gỗ có tính độc làm chất độn chuồng (Nguyễn Thị Mai và cs., 2009).
Ở những nơi khan hiếm chất độn chuồng có thể tận dụng chất độn cũ.
Trước khi đưa gà vào chuồng, cho thêm một lớp chất độn mới lên trên lớp độn cũ
để gà quen dần. Như vậy sẽ tiết kiệm được một lượng chất độn chuồng, ngoài ra
còn kích thích sự hoạt động sinh học của lớp độn chuồng mới do chất độn
chuồng cũ có nhiều vi sinh vật tác động như là một chất men. Nhờ tác động của
vi sinh vật mà gà nhận được một lượng B
1

, B
12
và chất kháng sinh từ chất độn
chuồng. Điều quan trọng là phải làm xốp lớp độn chuồng ở tất cả các độ sâu để
sự hoạt động sinh học được thực hiện ở tất cả các lớp. Nếu không xới lớp độn
chuồng trong thời gian dài, những vi sinh vật yếm khí phát triển cạnh tranh với
quần thể vi sinh vật hiếu khí; lớp độn chuồng trở nên rất ẩm và mục nát, khả
năng hút ẩm, khí độc, sự hoạt động của vi sinh vật trên lớp độn chuồng bị ảnh
hưởng làm cho chuồng nuôi trở nên ẩm ướt, nồng nặc, gây khó chịu cho người,
ảnh hưởng đến sức khỏe và sản xuất của gia cầm (Lại Thị Cúc, 1994).
Theo Nguyễn Thị Mai và cs. (2009), độn lót có các ưu điểm sau:
Hút ẩm từ phân gà: một con gà bố mẹ giống thịt trưởng thành một ngày
đêm thải ra trung bình 115g phân và nước tiểu. Trong phân và nước tiểu của gà
có khoảng 75% là nước. Lớp độn chuồng sẽ hút ẩm từ phân làm lượng phân gà
giảm từ 115g xuống còn còn xấp xỉ 29g. Điều này sẽ giúp cho nền chuồng khô
ráo và sạch sẽ hơn.
Giảm mức đậm đặc của phân: với tập tính hay bới, phân được trộn đều
trong lớp độn chuồng không những giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp giữa gà và
phân mà còn làm giảm mật độ vi sinh vật và giảm nguồn dinh dưỡng của chúng
do đó làm cho số lượng vi sinh vật giảm đi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17

Diệt khuẩn: sự kết hợp giữa lớp độn chuồng dày và phân gà dẫn đến lên
men ở mức thấp, tạo ra một lượng nhỏ NH
3
có tác dụng diệt khuẩn. Quá trình
phân huỷ hoá học này sẽ làm lớp độn chuồng không có hại đối với gà.
Điều hoà độ ẩm và nhiệt độ môi trường: khi không khí quá ẩm, lớp độn
chuồng sẽ hút ẩm từ không khí; khi không khí quá khô, lớp độn chuồng sẽ giải

phóng hơi nước vào không khí chuồng nuôi. Vào những ngày lạnh, gà rất thích
sự ấm áp của lớp độn chuồng và những ngày nóng, gà thải bớt nhiệt của cơ thể
bằng cách vùi mình vào lớp độn chuồng dày. Tuy nhiên nếu chăm sóc, quản lý
lớp độn chuồng không tốt thì đây chính là nguồn gây bệnh nguy hiểm cho gà.
Lớp độn chuồng quá ẩm và bị đóng bánh làm cho vi sinh vật phát triển
với tốc độ nhanh, gây bệnh cho gà như chân sưng tấy, nứt, bị nhiễm khuẩn,
ngón chân dị dạng và khớp bị viêm do tụ cầu khuẩn; gia cầm thường bị các
bệnh đường tiêu hoá như ỉa chảy, cầu trùng, nội ký sinh trùng và bệnh do
Salmonella. Ngược lại, nếu lớp độn chuồng quá khô, không khí trong chuồng
nuôi chứa nhiều loại mầm bệnh, đặc biệt là những mầm bệnh gây viêm đường
hô hấp, gia cầm dễ mắc bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm, viêm khí
quản truyền nhiễm, nấm phổi…
Lớp độn chuồng có độ ẩm phù hợp dao động trong khoảng 25 - 30%. Độ
ẩm này giúp không khí trong chuồng nuôi không bị quá khô, đồng thời duy trì
được quá trình lên men chậm trong lớp độn chuồng và hạn chế sự phát triển của
noãn nang cầu trùng.
1.6.2. Chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải động vật
Ngành công nghiệp chăn nuôi đang phải đối mặt với một vấn đề rất nan
giải đó là sự ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí và nước. Sự ô nhiễm
đã tạo ra mùi hôi, khí độc và ruồi muỗi trong chuồng nuôi, làm phát sinh dịch
bệnh do đó làm tăng chi phí thuốc thú y, con vật chậm lớn, chi phí thức ăn cao,
chất lượng sản phẩm kém, hiệu quả kinh tế thấp và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng. Trong chăn nuôi gà, xử lý chất thải không tốt làm cho các khí thối, độc
phát tán gây bệnh đường hô hấp cho gà, làm giảm thấp tỷ lệ đẻ; một số cơ sở có

×