Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

tăng cường hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn nông thôn huyện lý nhân, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 152 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***






TRƯƠNG TUẤN LỰC





TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
CƠ SỞ ĐOÀN TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN
HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM






LUẬN VĂN THẠC SĨ








HÀ NỘI, 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***





TRƯƠNG TUẤN LỰC




TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
CƠ SỞ ĐOÀN TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN
HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM



Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 62 01 15




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGÔ THỊ THUẬN



HÀ NỘI – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2014
Tác giả



Trương Tuấn Lực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi

còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và
ngoài Học viện.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh
tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hết lòng giúp
đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học
tập tại Học viện.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo PGS.TS.
Ngô Thị Thuận, giảng viên Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế &
Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các đoàn viên, cán bộ các cơ sở
Đoàn Huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã
động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2014
Tác giả


Trương Tuấn Lực


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii


Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục biểu đồ x

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.2.1 Mục tiêu chung 4

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 5

1.4. Câu hỏi nghiên cứu 5

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA
TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN 7


2.1 Cơ sở lý luận 7

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 7

2.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của thanh niên và tổ chức cơ sở Đoàn 8

2.1.3 Nội dung và các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa
bàn nông thôn 18

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của tổ chức
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 21

2.2 Cơ sở thực tiễn 34


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

2.2.1 Thực trạng số lượng và chất lượng thanh niên Việt Nam 34

2.2.2 Một số chương trình hoạt động trọng điểm của Đoàn thanh niên 37

2.2.3 Một số đánh giá về hoạt động của các tổ chức cơ sở Đoàn 40

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

3.1 Đặc điểm cơ bản huyện Lý Nhân 42

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 42


3.1.2 Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội 44

3.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội 47

3.2 Phương pháp nghiên cứu 58

3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 58

3.2.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin 60

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 61

3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 61

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 63

4.1 Thực trạng hoạt động tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn nông thôn
huyện Lý Nhân 63

4.1.1 Tổng quan về tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn nông thôn
huyện Lý Nhân 63

4.1.2 Thực trạng các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn
nông thôn huyện Lý Nhân 69

4.2 Đánh giá hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn nông thôn
huyện Lý Nhân 89

4.2.1 Các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn 89


4.2.2 Hoạt động có ấn tượng nhất 94

4.2.3 Các mong muốn của đoàn viên 100

4.2.4 Hạn chế của các hoạt động đoàn 102


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

4.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến những tồn tại trong hoạt động của
cơ sở Đoàn trên địa bàn nông thôn huyện Lý Nhân 107

4.3 Các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn
trên địa bàn nông thôn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam 111

4.3.1 Quan điểm, định hướng tăng cường hoạt động của tổ chức cơ
sở đoàn trên địa bàn nông thôn huyện Lý Nhân. 111

4.3.2 Giải pháp tăng cường hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên
địa bàn nông thôn huyện Lý Nhân 114

5.1 Kết luận 128

5.2 Kiến nghị 130

TÀI LIỆU THAM KHẢO 132

PHỤ LỤC 135









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nội dung
CBĐCS
CLB
CNH – HĐH
CN – TTCN
ĐVTN
KH – KT
LHTN
TM - DV
TN
TNCS
TNXP
VHVN
Cán bộ đoàn cơ sở
Câu lạc bộ
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Đoàn viên thanh niên

Khoa học – Kỹ thuật
Liên hiệp thanh niên
Thương mại – Dịch vụ
Thanh niên
Thanh niên cộng sản
Thanh niên xung phong
Văn hóa văn nghệ


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Tình hình đất đai của huyện Lý Nhân năm 2011-2013 45

3.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Lý Nhân năm
2011-2013 48

3.3 Tình hình phát triển sản xuất của huyện Lý Nhân 2011 -2013 53

3.4 Các thông tin và nguồn cung cấp số liệu thứ cấp 58

3.5 Số lượng mẫu điều tra 59

4.1 Số lượng các cơ sở, chi đoàn, cán bộ đoàn huyện Lý Nhân 64

4.2 Số lượng đoàn viên các xã nông thôn huyện Lý Nhân 66


4.3 Phân loại đoàn viên theo giới tính, độ tuổi và trình độ 68

4.4 Kết quả tuyên truyền giáo dục của các cơ sở đoàn trên địa bàn
huyện Lý Nhân 71

4.5 Số lượng mô hình và đoàn viên tham gia phát triển kinh tế trên địa
bàn huyện Lý Nhân 74

4.6 Kết quả tham gia phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp của
đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện Lý Nhân 75

4.7 Số lượng đoàn viên TN tham gia tập huấn kỹ thuật và áp dụng
vào sản xuất NN trên địa bàn huyện Lý Nhân 77

4.8 Kết quả phát triển văn hóa xã hội của tổ chức đoàn cơ sở trên địa
bàn huyện Lý Nhân 80

4.9 Phân loại các tổ chức cơ sở Đoàn ở Lý Nhân 84

4.10 Đoàn viên có biết về cuộc vận động Đoàn viên phấn đấu thành
Đảng viên 85

4.11 Kết quả phát triển Đảng viên trong đoàn viên thanh niên ở Lý Nhân 86

4.12 Ý kiến đánh giá của đoàn viên về các nội dung hoạt động của tổ
chức cơ sở Đoàn 90


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii

4.13 Ý kiến nhận biết của đoàn viên là Ủy viên BCH Đoàn và đoàn
viên về các nội dung hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn trên địa
bàn nông thôn huyện Lý Nhân 91

4.14 Kỹ năng, phương pháp và thái độ làm việc của cán bộ cơ sở Đoàn 92

4.15 Ý kiến đánh giá của đoàn viên về hoạt động cơ sở Đoàn tạo được
ấn tượng tốt với đoàn viên 94

4.16 Phong trào hiệu quả nhất trong đồng hành với thanh niên lập thân,
lập nghiệp 96

4.17 Phong trào hiệu quả nhất trong phong trào xung kích, tình nguyện
phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ tổ quốc 97

4.18 Ý kiến đánh giá của đoàn viên về hoạt động tình nguyện đã và
đang thu hút đông đảo thanh niên tham gia 100

4.19 Mong muốn hoạt động của các cơ sở Đoàn tập trung và các
hoạt động 101

4.20 Ý kiến đánh giá của Đoàn viên về các hoạt động đoàn hiện nay 103

4.21 Ý kiến đánh giá của đoàn viên về mức độ tham gia các hoạt động
Đoàn của đoàn viên 104

4.22 Ý kiến đánh giá của đoàn viên về yếu kém các hoạt động Đoàn 104


4.23 Ý kiến đánh giá của Đoàn viên về công tác lãnh chỉ đạo của bí thư
cơ sở Đoàn 105

4.24 Ý kiến của ĐVTN về các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động của
tổ chức đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Lý Nhân 107

4.25 Ý kiến đánh giá của đoàn viên về những tệ nạn xã hội tác động lớn
đến thanh niên 108

4.26 Đặc điểm chung về đoàn viên được điều tra 110

4.27 Việc làm trọng tâm của các cơ sở đoàn hiện nay 113

4.28 Giải pháp cần làm trong giáo dục thanh niên 117


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix

4.29 Nhu cầu tham gia các hoạt động xã hội của thanh niên 117

4.30 Mong muốn tham gia các hoạt động của thanh niên 118

4.31 Các mặt cần hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên tiến bộ 119

4.32 Cán bộ cơ sở Đoàn cần hỗ trợ 123

4.33 Các hoạt động đoàn viên cần làm để ngăn chặn tệ nạn xã hội 126











Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT Tên biểu đồ Trang

4.1 Đánh giá của đoàn viên về hoạt động tuyên truyền giáo dục 72

4.2 Đánh giá của đoàn viên về hoạt động văn hóa xã hội 81

4.3 Đánh giá của đoàn viên về hoạt động phát triển kinh tế 99



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên

Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập,
lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì
mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội,
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đoàn là đội dự bị tin cậy
của Đảng Cộng sản Việt Nam, là đội quân xung kích cách mạng, là trường
học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam. Đoàn là thành
viên của hệ thống chính trị hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật
của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hơn 80 năm xây dựng, rèn
luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, Đoàn đã tập hợp
đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất
sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc (Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Nghị Quyết 25 về
Thành Niên (2008).
Bước vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục phát huy những truyền thống quý
báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, kế tục trung thành, xuất sắc sự
nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thường xuyên
bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, tổ chức động viên đoàn viên, thanh niên cả
nước đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát
triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa X, Nghị Quyết 25 về Thành Niên (2008).
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận
thức được vai trò, vị trí của thanh niên, đã có những chính sách cụ thể để

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

phát huy những tiềm năng, thế mạnh của thanh niên, để thanh niên có đóng
góp xứng đáng trong tiến trình cách mạng của dân tộc. Bước vào sự nghiệp
đổi mới toàn diện đất nước, trước những biến đổi nhanh chóng của tình

hình thế giới, Đảng ta một lần nữa khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có
thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng
trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước
theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực
lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công
tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố
quyết định sự thành bại của cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói “Vì lợi
ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”,
vì vậy vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát
triển nhân tố và nguồn lực của con người” (Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa X, Nghị Quyết 25 về Thành Niên (2008).
Trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế , thanh niên có vai trò hết sức quan
trọng, là hạt nhân nòng cốt trong xung kích đi đầu tiếp nhận khoa học công
nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để phát triển kinh tế làm giàu
chính đáng cho bản thân và xã hội. Đồng thời tích cực phát huy những giá trị
truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta đã xây dựng và đón nhận những giá trị văn
hóa mới của các nước trong thời kỳ mở cửa nhưng không mất bản sắc văn hóa
riêng của dân tộc. Để đạt được những giá trị đó, tổ chức Đoàn đặc biệt là
Đoàn cơ sở phải tích cực tuyên truyền, phối hợp để trang bị những kiến thức
cho đoàn viên, thanh niên từ đó giúp thanh niên không ngừng nâng cao kiến
thức về văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, kiến thức về nền kinh tế
thị trường cũng như kiến thức về khoa học kỹ thuật, chính trị - xã hội làm
hành trang vững chắc để thanh niên bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

nền công nghệ hiện đại (Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Nghị
Quyết 25 về Thành Niên (2008).

Bước vào thế kỷ XXI, với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, xung kích, tình
nguyện của các thế hệ thanh niên xưa lại được tuổi trẻ ngày nay phát huy với
những nội dung và hình thức mới, được các cấp ủy Đảng, chính quyền hoan
nghênh, được xã hội đồng tình ủng hộ. Đoàn đã có đóng góp xứng đáng tài
năng và sức trẻ vào công cuộc đổi mới hiện nay, tích cực vào xây dựng nông
thôn mới góp phần xây dựng huyện nhà giàu mạnh, văn minh (Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X, Nghị Quyết 25 về Thành Niên (2008).
Tuy nhiên, công tác Đoàn và phong trào thanh niên huyện Lý Nhân nói
chung và tổ chức Đoàn cơ sở nông thôn nói riêng cũng đã bộc lộ nhiều tồn tại,
hạn chế, yếu kém. Tổ chức còn lỏng lẻo, chất lượng chính trị của người đoàn
viên chưa cao, người đoàn viên, thanh niên còn chưa thiết tha gắn bó với tổ
chức Đoàn. Trong khi đó, nội dung hoạt động của tổ chức Đoàn chưa phong
phú, hấp dẫn, cuốn hút thanh niên, chưa đáp ứng được những nhu cầu, nguyện
vọng chính đáng làm giàu tại quê hương của thanh niên. Trong công tác lãnh
đạo của tổ chức Đoàn đang có xu hướng hành chính hóa, biến bộ máy tổ chức
Đoàn thành bộ máy hành chính, thiếu sâu sát cơ sở, thiếu thực tiễn, chưa có
nhiều chương trình hỗ trợ thanh niên lập nghiệp trên mảnh đất quê hương.
Hoạt động của tổ chức Đoàn nói chung chưa biến đổi kịp cho phù hợp với sự
biến đổi của xã hội, chưa thực hiện tốt vai trò xung kích trong mặt trận phát
triển kinh tế - xã hội. Do đó, đoàn viên, thanh niên không yên tâm ở lại quê
hương mà ra đi tìm việc làm ở thành phố, những nơi có thu nhập cao hơn.
Là cán bộ trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác Đoàn của huyện, bản
thân tôi đã luôn trăn trở trước những tồn tại và cũng là những thử thách nói
trên. Trước đòi hỏi của thực tiễn, tôi nhận thấy việc đổi mới để tăng cường
hoạt động của tổ chức Đoàn là một yêu cầu cấp thiết, khách quan, nếu không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

đổi mới để nâng cao chất lượng hoạt động thì tổ chức Đoàn sẽ tự đánh mất vai

trò, vị trí của mình trong đời sống xã hội. Với kinh nghiệm hoạt động thực
tiễn những năm qua, với những trăn trở của mình, với mong muốn góp phần
đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức Đoàn của huyện nói chung
và của tổ chức cơ sở Đoàn nông thôn nói riêng, chúng tôi chọn đề tài “Tăng
cường hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn nông thôn huyện Lý
Nhân, tỉnh Hà Nam”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn nông thôn, mà đề xuất giải
pháp tăng cường hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn nông thôn
huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam trong phát triển KT - XH.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về tăng cường hoạt động của tổ
chức cơ sở Đoàn trên địa bàn nông thôn;
- Đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn
nông thôn huyện Lý Nhân những năm qua;
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của tổ chức cơ sở
Đoàn trên địa bàn nông thôn huyện Lý Nhân trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động và phong trào của các
tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn nông thôn huyện Lý Nhân, thông qua các đối
tượng cụ thể sau:
+ Tổ chức cơ sở Đoàn ở nông thôn huyện Lý Nhân;
+ Các đoàn viên, thanh niên;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5


+ Các hoạt động Đoàn như: phong trào thanh niên tham gia xây dựng
Nông thôn mới; phong trào xung kích, tình nguyện tham gia phát triển kinh tế
- xã hội và bảo vệ tổ quốc; đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp
+ Các cơ chế, chính sách có liên quan đến hoạt động Đoàn xã, thị trấn
+ Tổ chức kinh tế - xã hội của địa phương như Đảng ủy, Ủy ban nhân
dân, hội nông dân, hội phụ nữ xã, thị trấn.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài được thực hiện trên phạm vi nông thôn huyện
Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Một số nội dung chuyên sâu được khảo sát ở một số
tổ chức Đoàn ở các xã đại diện.
- Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp phục vụ đánh giá thực trạng hoạt động
công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi huyện Lý Nhân được thu thập từ
năm 2009 – 2013; Dữ liệu sơ cấp được thu thập vào năm 2014. Các giải pháp
đề xuất cho giai đoạn 2015 – 2020.
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, kết quả, hạn
chế, các yêu cầu mới đối với các tổ chức cơ sở Đoàn; các yếu tố ảnh hưởng và
giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn phù hợp với
yêu cầu mới trên địa bàn nông thôn huyện Lý Nhân.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
(1). Tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn nông thôn có vai trò, nhiệm vụ và
hoạt động gì đối với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương?
(2). Hệ thống tổ chức quản lý các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn
trên địa bàn huyện Lý Nhân như thế nào?
(3). Các tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn nông thôn huyện Lý Nhân có
những hoạt động đóng góp gì cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện?
(4). Hiện nay, những yêu cầu mới nào đặt ra cho các tổ chức cơ sở
Đoàn của huyện Lý Nhân?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6


(5). Để tăng cường hoạt động của các tổ chức cơ sở Đoàn phù hợp với
yêu cầu mới trên địa bàn huyện Lý Nhân cần áp dụng những giải pháp nào?


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA
TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
* Thanh niên
Theo góc độ kinh tế: Thanh niên là lực lượng lao động dự trữ của xã hội,
là tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, dân tộc, là lực lượng tích cực tham gia
vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính vì vậy trong công cuộc
cải tạo xã hội, lực lượng chính trị nào nắm được thanh niên, lực lượng ấy sẽ
giành phần thắng trong tay. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh cho chân lý đó
(Luật Thanh Niên, 2005).
Theo góc độ xã hội học: Thanh niên là nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù
chiếm số đông trong dân cư, đan xen trong các giai tầng, cơ cấu xã hội và cơ
cấu nghề nghiệp. Thanh niên không phải là một giai cấp, nhưng lại thường
xuyên chịu ảnh hưởng của các quan hệ giai cấp, của dư luận xã hội, của lối
sống cộng đồng. Vì thế có người cho rằng thanh niên là tấm gương phản
chiếu của hình ảnh xã hội
Về độ tuổi: Thông thường được tính từ 14 – 15 tuổi. Nhưng cách xác
định độ tuổi thanh niên cũng không giống nhau ở các quốc gia, dân tộc khác
nhau vào những thời kỳ khác nhau. Hiện nay, ở Việt Nam thanh niên được
xác định từ 16 đến 30 tuổi (Luật Thanh Niên, 2005).

Từ các góc độ nhìn nhận về thanh niên, có thể định nghĩa thanh niên
một cách tổng quát như sau:
Thanh niên là nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù, có độ tuổi từ đủ 16 đến
30, có ở trong mọi thành phần, giai cấp xã hội, là thời kỳ phát triển mạnh mẽ
nhất về trí tuệ, thể lực, phẩm chất và nhân cách.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

* Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao
gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là
độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.
* Tổ chức cơ sở Đoàn bao gồm: Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở, là nền
tảng của Đoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo
đơn vị học tập, công tác, lao động, nơi cư trú và đơn vị cơ sở trong lực lượng
vũ trang nhân dân (Sổ tay cán bộ Đoàn trường học, 1999).
Đoàn cơ sở: là cấp trên trực tiếp của chi đoàn. Đơn vị có từ 2 chi đoàn
trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên thì thành lập Đoàn cơ sở (Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa VII, 1993).
Đối với xã, phường, thị trấn có từ 2 chi đoàn trở lên nhưng không đủ 30
đoàn viên vẫn thành lập Đoàn cơ sở.
Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết tập
hợp thanh thiếu nhi.
Chi đoàn cơ sở: Những chi đoàn có tính chất đặc thù về nhiệm vụ chính
trị, về địa lý giới hành chính hoặc đối tượng, được sự thống nhất của cấp ủy
Đảng cùng cấp (nếu có) thì thành lập chi đoàn cơ sở do Ban Thường vụ Đoàn
cấp huyện, cấp tỉnh hoặc tương đương quyết định. Chi đoàn cơ sở được sử

dụng con dấu theo quy định và có nhiệm vụ, quyền hạn như Đoàn cơ sở.

2.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của thanh niên và tổ chức cơ sở Đoàn
a. Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
- Thanh niên là cội nguồn của sự sống, của sự phát triển dân trí: Thanh
niên, lớp người trẻ tuổi trong mỗi cộng đồng, không chỉ là một vấn đề xã hội
của một dân tộc, một quốc gia, mà nói rộng ra còn là vấn đề của thời đại, của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

nhân loại. Tuổi thanh niên là những năm tháng sung sức và đẹp đẽ nhất của
đời người. Tuổi thanh niên là biểu tượng của sự trẻ trung, mạnh mẽ của mọi
hoạt động, hy vọng và ước mơ. Với tư cách là một tầng lớp xã hội một thế hệ,
một lực lượng nhìn vào thanh niên với những tiêu chí chủ yếu của nó như: thể
lực, học vấn, văn hóa, lối sống, tư tưởng, hành vi và hoạt động… người ta có
thể xác định và đánh giá xã hội đó trong hiện tại và tương lai.
Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, vấn đề thanh niên đã
được tất cả các quốc gia, dân tộc coi là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong
kho tàng tri thứ của loài người đã lưu giữ lại những tư tưởng, quan điểm của
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà sư phạm, các danh nhân văn
hóa đã nói về thanh niên, trong kho tàng tri thức đó, học thuyết Mác – Lê nin với
lý luận duy vật biện chứng khoa học đã có những quan điểm lý luận mẫu mực về
thanh niên. Một trong những học thuyết vĩ đại nhất của C.Mác là học thuyết về
“Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản hiện đại”, một giai
cấp tiêu
biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất luôn phát triển cùng với cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật. Theo Mác, giai cấp vô sản chỉ được hình thành với tư
cách là một giai cấp khi nó ý thức được địa vị và tương lai của nó. “Những công
nhân tiên tiến nhất hoàn toàn hiểu rõ rằng tương lai của giai cấp công nhân và

do đó tương lai của nhân loại hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ
công nhân đang lớn lên”
1
. Chính Mác đã gọi thanh niên là cội nguồn của sự
sống, của dân tộc và giai cấp công nhân, là bộ xương của mỗi cơ thể dân tộc.
Ăngghen luôn gắn thanh niên với giai cấp công nhân và đội tiên phong
chiến đấu của nó. Ông là người đầu tiên đưa ra các quan niệm như “Đội quân
xung kích”, “Quyết định của đạo quân vô sản quốc tế”, “Đội hậu bị của
Đảng” để gắn với thanh niên. Ông cũng chính là người đề xuất tư tưởng:
Thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính trị hiện thực của cuộc sống

1
C.Mác và Ph. Ăng ghen: về giáo dục thanh niên, NXB Mátxcơva, 1972, tr 10

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

đã, đang và sẽ thu hút thanh niên vào đời sống chính trị. Với nhãn quan chính
trị của mình, ông đã sớm thấy vai trò của thanh niên đối với đội tiên phong
của giai cấp công nhân là Đảng Cộng sản, năm 1853, ông đã viết: “Chính thế
hệ trẻ sẽ là nguồn lực lượng bổ xung dồi dào nhất cho Đảng”
2
.
- Thanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng: Phát triển
sáng tạo những luận điểm của Mác và Ăngghen, Lênin đã coi thanh niên là
nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng. Ông đã luận giải những nguyên
nhân làm xuất hiện phong trào thanh niên, phát hiện ra những đặc điểm của
nó và xác định mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa các tổ chức thanh niên
với Đảng cộng sản. Đánh giá cao tiềm năng sáng tạo của tuổi trẻ, Lênin khẳng
định: “Chúng ta không giây phút nào được nghi ngờ về khả năng hoàn thành

xuất sắc nhiệm vụ cách mạng của thế hệ trẻ mà các thế hệ đi trước chưa kịp
hoàn thành…. Các thế hệ tương lai nhất định sẽ kế tục cuộc đấu tranh để giải
phóng nhân loại dưới ngọn cờ chiến đấu của chủ nghĩa xã hội khoa học”
3
.
Lênin đã sớm nhận thấy vai trò cách mạng to lớn của thanh niên và ông
cho rằng, thành công của phong trào thanh niên chính là ở chỗ biết gắn liền
nhận thức lý luận chủ nghĩa Mác, tri thức của khoa học với sự tham gia trực
tiếp của họ vào cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản. Ông viết: “Chúng
ta mãi mãi là Đảng của thanh niên, của giai cấp tiên phong” và “Chúng ta
đang đấu tranh tốt hơn ông cha chúng ta, con cháu sẽ đấu tranh còn tốt hơn
chúng ta nhiều và chúng ta sẽ chiến thắng”
4
. Người còn chỉ rõ: “Ai nắm được
thanh niên, người đó sẽ làm chủ được thế giới và theo một nghĩa nào có thể

2

C.Mác và Ph. Ăng ghen: về giáo dục thanh niên, NXB Mátxcơva, 1972, tr 10

3

Lênin toàn tập, tập 41, NXB Mátxcơva, 1978, tr 195

4
Lênin toàn tập, tập 1, NXB Mátxcơva, 1978, tr 162


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11


nói rằng nhiệm vụ thực sự xây dựng một xã hội cộng sản chủ nghĩa chính là
của thanh niên”
5
.
Thế hệ thanh niên đang lớn lên hoàn toàn có thể thực hiện được sứ
mệnh lịch sử của mình bởi họ đang được kế thừa những thành quả cách mạng,
những kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của các thế hệ đi trước, cùng với trí tuệ,
niềm say mê sáng tạo của họ sẽ tạo ra sức bật mới cho bản thân họ và cho giai
cấp công nhân, các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin đặt vấn đề kế thừa của
thế hệ trẻ lên tầm chiến lược, coi đó là vấn đề mang tính nguyên tắc đối với
Đảng Cộng sản chân chính. Tuy nhiên, mỗi thế hệ mới không kế thừa một cách
đơn giản những giá trị vật chất và tinh thần do thế hệ trước tạo nên, thế hệ mới
phát triển những giá trị đó phù hợp với những yêu cầu của thời đại mình và
những nhiệm vụ mới của tiến bộ xã hội. Việc cuốn hút thanh niên vào phong
trào cách mạng không phải là một quá trình tự phát. Sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản đối với phong trào thanh niên, việc định hướng chính trị cho thế hệ trẻ là
điều kiện cần thiết để biến những năng lực tiềm tàng của thế hệ trẻ thành hiện
thực. Vì vậy, các thế hệ đi trước có trách nhiệm và tự giác truyền lại cho thế hệ
sau những kinh nghiệm. Các thế hệ sau có nhu cầu và tự giác tiếp nhận những
kinh nghiệm ấy. Vì thế, vấn đề kế thừa các thế hệ trước phải được coi là một bộ
phận hữu cơ trong chính sách thế hệ trẻ của Đảng, là phương hướng giáo dục
quan trọng của tổ chức Đoàn và các tổ chức khác của thanh niên.
Đề cập đến vai trò nhiệm vụ của tổ chức Đoàn, Lênin chỉ rõ: “Đoàn
thanh niên cộng sản phải là một đội quân xung kích, một đội mà ở trong mọi
việc đề biết giúp đỡ, đều có tinh thần chủ động và có sáng kiến của mình.
Đoàn phải làm thế nào để cho bất cứ công nhân nào cũng có thể thấy rằng
Đoàn gồm những người mà học thuyết của họ đối với anh ta có lẽ còn khó
hiểu và có lẽ anh ta chưa thể tin ngay được, nhưng công tác thực tế và sự hoạt


5
Lênin toàn tập, tập 41, NXB Mátxcơva, 1980, tr 354

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

động của họ chứng minh với anh ta rằng chính họ là những người chỉ cho anh
ta con đường đúng đắn”
6
. Đồng thời, Lênin cũng khẳng định lập trường của
những người cộng sản chân chính là cần phải giáo dục cộng sản cho thế hệ trẻ
và kết hợp giáo dục ấy với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân.
Vì vậy, phát biểu tại Đại hội III Đoàn thanh niên cộng sản Nga, Lênin yêu cầu
thanh niên phải học chủ nghĩa cộng sản trong trường học riêng của mình,
trong một tổ chức độc lập đó là thanh niên cộng sản. Không qua trường học
đó, những người tuổi trẻ chưa từng trải và thiếu kinh nghiệm chưa được học
tập lý luận đầy đủ, do quá hăng hái nhiệt tình sẽ rơi vào ảnh hưởng của chủ
nghĩa cơ hội. Ông cho rằng: “Nếu không biết tổ chức họ lại và nâng họ dậy
thì họ sẽ đi theo những Mensevic. Và khi đó thiếu sự chiến đấu và chưa từng
trải của họ sẽ bị kẻ thù lợi dụng và gây nên những thiệt hại gấp bội”
7
. Vì vậy,
tổ chức Đoàn thanh niên được khẳng định là một trường học lớn của thanh
niên, là nơi giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên bước vào đời
một cách vững chắc. Qua đó, thanh niên biết mình phải làm gì, làm như thế
nào để thực sự phát huy khả năng trí tuệ của mình để xây dựng và bảo vệ chế
độ xã hội mới, củng cố và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc,
những thành quả cách mạng.
Những tư tưởng của Mác và Ăngghen là hết sức quý giá. Điều quan
trọng là phải thấm nhuần tinh thần biện chứng khách quan, khoa học, tính

chiến đấu trong học thuyết Mác – Lênin, vận dụng nó một cách thông minh,
sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể phong trào thanh niên nước ta hiện nay. Chủ
nghĩa Mác – Lênin là kim chỉ nam, là ngọn đuốc soi đường, là vũ khí đáng tin
cậy với những người biết vận dụng sáng tạo nó vào cuộc sống.
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam

6
Lênin toàn tập, tập 41, NXB Mátxcơva, 1977, tr 375, 376
7
Lênin toàn tập, tập 30, NXB Mátxcơva, 1978, tr 226

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

- Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước: Kế thừa những di
sản quý báu của Mác và Ăngghen, Lênin, Hồ Chủ tịch đã phát triển một cách
sáng tạo các luận điểm Mácxít về vai trò, vị trí của thanh niên trong xã hội, về
nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, về Đoàn thanh niên cộng sản. Ở Người xuyên
suốt nhất quán quan điểm: Thanh niên là một bộ phận của dân tộc, dân tộc nô
lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ, dân tộc được giải phóng, thanh niên mới được
tự do. Bác khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà.
Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn là do thanh niên.
Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn
tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cho cái tương lai
đó”
8
. Bác là người cộng sản đầu tiên ở nước ta khẳng định vị trí, vai trò của
thanh niên trong cách mạng. Người cho rằng, muốn vận động nhân dân các
nước thuộc địa đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc thì trước hết cần giác
ngộ thanh niên. Nếu thanh niên không được giác ngộ, không đủ nghị lực,

không có sức sống thì dân tộc đó có nguy cơ bị diệt vong. Trong tác phẩm
“Gửi thanh niên Việt Nam”, Người thiết tha kêu gọi “Hỡi Đông Dương đáng
thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗi không sớm hồi
sinh”. Trong suốt cuộc đời, Hồ Chủ tịch luôn quan tâm đến thanh niên, lo
lắng cho thanh niên. Người thấy được vận mệnh dân tộc phụ thuộc vào thanh
niên và các thế hệ thanh niên tiếp theo sau, dẫn dắt thanh niên đến với cách
mạng, là cách duy nhất để cứu thanh niên và cứu cả dân tộc. Năm 1925, Bác
đã lập ra “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” một tổ chức cách
mạng đầu tiên của thanh niên và cũng là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Để tổ chức tập hợp thanh niên, Bác đã sáng lập tờ báo “Thanh
niên” nhằm truyên bá chủ nghĩa Mác – Lênin, vận động thanh niên làm cách
mạng giải phóng dân tộc.

8
Hồ Chí Minh: về giáo dục thanh niên, NXB TN, HN, 1980, Tr84

×