Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

ảnh hưởng của loại và phương pháp bón phân viên nén nhả chậm đến sinh trưởng và năng suất lúa mùa tại triệu sơn, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.74 MB, 89 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





HOÀNG NGỌC THỌ


ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN
VIÊN NÉN NHẢ CHẬM ðẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG
SUẤT LÚA MÙA TẠI TRIỆU SƠN, THANH HÓA



CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN TẤT CẢNH




HÀ NỘI, 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page i

LỜI CAM ðOAN
gh


- ðây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện trong thời
gian từ tháng 6/2013 ñến tháng 6/2014, dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh.
- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng ñược ai công bố.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Hoàng Ngọc Thọ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành ñối với PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh
ñã tận tình hướng dẫn và tạo mọi ñiều kiện ñể tôi hoàn thành công trình nghiên
cứu này.
Tôi xin cảm ơn Khoa Nông học, ñặc biệt là Bộ môn Canh tác học - Học

viện Nông Nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hoá, Ủy
ban nhân dân huyện Triêụ Sơn ñã giúp ñỡ tôi rất nhiều cho việc hoàn thành
báo cáo này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả những bạn bè ñồng nghiệp,
người thân và gia ñình ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn
thiện luận văn này.
Luận văn này khó tránh khỏi còn có những thiếu sót, tôi rất mong nhận
ñược những ý kiến ñóng góp của ñồng nghiệp, bạn ñọc và xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn



Hoàng Ngọc Thọ


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC


Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
MỞ ðẦU 1
1 Tính cấp thiết của ñề tài 1

2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 2
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU 4
1 Cơ sở lý luận 4
2 Tổng quan về hiệu quả và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng phân bón cho lúa 8
2.1 Tổng quan về hiệu quả của phương pháp bón phân truyền thống
và hiệu suất sử dụng phân bón trong canh tác lúa 8
2.2 Tổng quan về sự cần thiết phải sử dụng phân viên nén trong canh
tác lúa 20
2.3 Những kết quả nghiên cứu sử dụng phân viên nén trong canh tác lúa 24
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 Vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 29
2.1.1 Vật liệu nghiên cứu 29
2.1.2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 29
2.2 Nội dung nghiên cứu 29
2.3 Phương pháp nghiên cứu 30

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.3.1 ðánh giá thực trạng sử dụng phân bón cho lúa và ñiều kiện thời
tiết tại huyện Triệu sơn 30
2.3.2 Bố trí thí nghiệm 30
2.3.3 Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm: 31
2.3.4 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm ñồng ruộng 32
2.4 Phương pháp xử lý số liệu 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1 ðánh giá thực trạng sử dụng phân bón cho lúa tại huyện Triệu
Sơn và kết quả phân tích ñất ruộng thí nghiệm 36

3.1.1 ðánh giá thực trạng sử dụng phân bón cho lúa tại huyện Triệu Sơn 36
3.1.2 Kết quả phân tích ñất ruộng thí nghiệm 38
3.2 Ảnh hưởng của loại và phương pháp bón phân viên nén nhả
chậm ñến thời gian sinh trưởng giống lúa Q5 38
3.3 Ảnh hưởng của loại và phương pháp bón phân viên nén nhả
chậm ñến ñộng thái chiều cao của giống lúa 40
3.4 Ảnh hưởng của loại và phương pháp bón phân viên nén nhả
chậm ñến khả năng ñẻ nhánh của lúa 43
3.5 Ảnh hưởng của loại và phương pháp bón phân viên nén nhả
chậm ñến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lúa Q5 46
3.6 Ảnh hưởng của loại và phương pháp bón phân viên nén nhả
chậm ñến khối lượng chất khô tích luỹ của lúa 48
3.7 Ảnh hưởng của loại và phương pháp bón phân viên nén nhả
chậm ñến tốc ñộ tích luỹ chất khô (CGR) của lúa 51
3.8 Ảnh hưởng của loại và phương pháp bón phân viên nén nhả
chậm ñến hiệu suất quang hợp thuần (NAR) của lúa 52
3.9 Ảnh hưởng của loại và phương pháp bón phân viên nén nhả
chậm ñến khả năng chống chịu sâu bệnh hại ñối với lúa 53

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.10 Ảnh hưởng của loại và phương pháp bón phân viên nén nhả
chậm ñến các yếu tố cấu thành năng suất của lúa 55
3.11 Ảnh hưởng của loại và phương pháp bón phân viên nén nhả
chậm ñến năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế của lúa 59
3.12 ðánh giá hiệu quả kinh tế của loại và phương pháp bón phân viên
nén nhả chậm ñối với các công thức lúa 60
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 62
1 Kết luận

2 ðề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 65



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CT Công thức
BððN Bắt ñầu ñẻ nhánh
CCCC Chiều cao cuối cùng
ðN Rộ ðẻ nhánh rộ
HSKT Hệ số kinh tế
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
NSSVH Năng suất sinh vật học
PVNC Phân viên nhả chậm
TSC Tuần sau cấy
TGST Thời gian sinh trưởng
KTðN Kết thúc ñẻ nhánh












Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang

1.1 Lượng phân bón vô cơ ñã sử dụng ở Việt Nam 5
1.2 Lượng dinh dưỡng cây lúa cần ñể tạo ra 1 tấn thóc 6
1.3 Thời kỳ bón ñạm theo A. Dobermann và cộng sự, 2000 16
3.1 Thống kê tình hình sử dụng phân bón cho lúa tại huyện Triệu Sơn 36
3.2 Kết quả phân tích thổ nhưỡng khu thí nghiệm 38
3.3 Ảnh hưởng của loại và phương pháp bón phân viên nén nhả
chậm ñến thời gian sinh trưởng giống lúa Q5 39
3.4 ðộng thái phát triển chiều cao của các công thức 41
3.5 ðộng thái phát triển số nhánh của các công thức 44
3.6 Ảnh hưởng của loại và phương pháp bón phân viên nén nhả
chậm ñến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lúa Q5 46
3.7 Ảnh hưởng của loại và phương pháp bón phân viên nén nhả
chậm ñến khối lượng chất khô tích luỹ của lúa 49
3.8 Ảnh hưởng của loại và phương pháp bón phân viên nén nhả chậm
ñến tốc ñộ tích luỹ chất khô (CGR) của lúa 51
3.9 Ảnh hưởng của loại và phương pháp bón phân viên nén nhả
chậm ñến hiệu suất quang hợp thuần (NAR) của lúa 53
3.10 Ảnh hưởng của loại và phương pháp bón phân viên nén nhả
chậm ñến khả năng chống chịu sâu bệnh hại lúa 54

3.11 Ảnh hưởng của loại và phương pháp bón phân viên nén nhả
chậm ñến các yếu tố cấu thành năng suất của lúa 56
3.12 Ảnh hưởng của loại và phương pháp bón phân viên nén nhả
chậm ñến năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế của lúa Q5 59
3.13 ðánh giá hiệu quả kinh tế của loại và phương pháp bón phân viên
nén nhả chậm ñối với các công thức 61



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

1.1 Các con ñường mất N trong ñiều kiện canh tác lúa ngập nước 18
3.1 ðộng thái phát triển chiều cao của các công thức 42
3.2 ðộng thái phát triển số nhánh của các công thức 44
3.3 Ảnh hưởng của loại và phương pháp bón phân viên nén nhả
chậm ñến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lúa 47
3.4 Ảnh hưởng của loại và phương pháp bón phân viên nén nhả
chậm ñến khối lượng chất khô tích luỹ của giống lúa 49

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ðẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài

Nhìn một cách tổng thể tại Việt Nam trong những năm gần ñây, việc
bón phân cho cây trồng ñã ñược chú trọng, lượng phân bón tăng cũng như tỷ
lệ phân bón ñã ñược cải thiện làm cho năng suất cây trồng tăng lên rõ rệt.
Tuy nhiên ở nhiều nơi nông dân sử dụng phân bón còn bất hợp lý, bón chưa
ñủ về lượng và bón chưa cân ñối, không ñúng thời kỳ sinh trưởng của cây
trồng, nhiều vùng nông dân không ñủ vốn ñể ñầu tư phân bón do vậy trồng
trọt quảng canh, bóc lột ñất ñã dẫn ñến năng suất thấp so với tiềm năng năng
suất. Ngược lại, ở nhiều vùng, do nông dân sản xuất cho giá trị thu nhập cao
thì lại ñầu tư quá nhiều phân bón, trong ñó phân ñạm ñược bón với lượng
quá lớn mà không chú trọng cân ñối với các loại phân khác khiến cho hiệu
quả sử dụng phân bón, hiệu quả sản xuất thấp, ñồng thời có nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường.
Trong thực tế sản xuất, hiệu quả sử dụng phân bón ñặc biệt là phân ñạm
chỉ ñạt khoảng 30-40% lượng ñạm của phân bón và lượng ñạm còn lại mất ñi
từ ñất, cây trồng không sử dụng ñược. Lượng ñạm bị mất ñi thông qua các
con ñường như rửa trôi, bốc hơi và thấm sâu. Việc mất ñạm ngày càng ñược
quan tâm nhiều hơn vì không những làm lãng phí tiền ñầu tư mà còn làm ô
nhiễm môi trường và gây hiệu ứng nhà kính. Hiệu quả sử dụng phân ñạm và
các loại phân khác thấp cũng làm giảm hiệu quả kinh tế.
Từ rất lâu, các nhà khoa học ñã bỏ nhiều công sức nghiên cứu ñể giảm
thiểu việc thất thoát phân trong trồng trọt, nhất là trong trồng lúa nước và ñã
ñạt ñược một số tiến bộ. Sử dụng phân viên nén nhả chậm là một trong những
giải pháp làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón ñặc biệt là phân ñạm và kali từ
ñó nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành sản xuất lúa, góp phần bảo vệ môi
trường và nâng cao chất lượng sản phẩm. Phân viên nén nhả chậm mặc dù có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

nhiều ưu ñiểm, tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế. Mặt khác, sử dụng phân

viên nhả chậm nhiều nơi người dân có tâm lý còn mới lạ.
Huyện Triệu sơn, Tỉnh Thanh Hoá là một trong những ñịa phương ñầu
tiên trong tỉnh Thanh Hoá và cả nước sử dụng phân viên nén dúi sâu cho lúa.
Nhưng tốc ñộ tăng số hộ, diện tích lúa sử dụng phân viên nén dúi sâu rất
chậm. Một trong những nguyên nhân của vấn ñề này là phải mất công dúi
phân vào ñúng lúc thời vụ căng thẳng, nhất là trong bối cảnh lực lượng lao
ñộng nông thôn tham gia hoạt ñộng nông nghiệp ngày càng ít. Trong thời gian
vừa qua Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu sản xuất loại phân viên
nhả chậm bón cho lúa không cần phải dúi. ðể xây dựng quy trình sử dụng loại
phân này, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh - Bộ môn Canh tác
học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tôi tiến hành ñề tài “ Ảnh hưởng của
loại và phương pháp bón phân viên nén nhả chậm ñến sinh trưởng và năng
suất lúa mùa Triệu Sơn, Thanh Hoá”.
2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục ñích
Xác ñịnh ñược loại phân viên nhả chậm và phương pháp bón thích hợp
ñối với lúa Q5 vụ mùa tại huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hoá.
2.2. Yêu cầu của ñề tài
- ðánh giá tình hình sử dụng phân bón cho lúa hiện nay ở khu vực
nghiên cứu.
- ðánh giá ñược các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và năng suất
lúa khi sử dụng loại phân viên nén nhả chậm và phương pháp bón.
- ðánh giá tình hình về sâu bệnh hại luá khi sử dụng phân viên nén
nhả chậm.
- ðánh giá hiệu quả sử dụng phân viên nén nhả chậm.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3


3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học có
giá trị về việc sử dụng phân viên nén nhả chậm và ảnh hưởng của nó ñối với
sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa, ñề xuất lượng bón và phương pháp
bón phân viên nén nhả chậm thích hợp.
- Góp phần xây dựng cơ sở khoa học về sử dụng phân viên nén nhả
chậm cho lúa.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
- ðề tài góp phần hoàn thiện quy trình bón phân PVNC cho lúa nhằm
mở rộng diện tích sử dụng loại phân này.
- Việc sử dụng loại phân này giúp làm tăng thu nhập cho người trồng
lúa trong khi giảm thiểu ñược tác ñộng xấu ñến môi trường do dư thừa phân
bón.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lý luận
Phân bón là thức ăn của cây trồng, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây
phát triển. Trên từng loại ñất, từng loại cây trồng cũng như ở các giai ñoạn
sinh truởng và phát triển mà cây cần những số lượng và chất lượng khác nhau.
Theo khối lượng, chất dinh dưỡng có 2 nhóm, ña lượng: nitơ, photpho, kali…
và vi lượng: Mg, Mn, Bo, Zn…. Theo nguồn gốc, phân bón chia thành hai
loại: Phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ ñộng thực vật và phân vô cơ ñược
tổng hợp từ các loại hóa chất hoặc khoáng chất phân rã.
ðối với sản xuất nông nghiệp, phân bón ñã góp phần ñáng kể làm tăng
năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Theo ñánh giá của Viện Dinh

dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón ñóng góp khoảng 30-35% tổng
sản lượng cây trồng. Như vậy cho thấy vai trò của phân bón có ảnh hưởng ñến
năng suất, sản lượng quốc gia và thu nhập của nông dân thật là to lớn.
Trong các loại phân bón thì phân hoá học có chứa nồng ñộ các chất
khoáng cao hơn cả. Từ ngày có kỹ nghệ phân hoá học ra ñời, năng suất cây
trồng trên thế giới cũng như ở nước ta ngày càng ñược tăng lên rõ rệt.
Ví dụ: chỉ tính từ năm 1960 ñến 1997, năng suất và sản lượng lúa trên
thế giới ñã thay ñổi theo tỷ lệ thuận với số lượng phân hoá học ñã ñược sử
dụng (NPK, trung, vi lượng) bón cho lúa. Trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20
(từ 1960-1997), diện tích trồng lúa toàn thế giới chỉ tăng có 23,6% nhưng
năng suất lúa ñã tăng 108% và sản lượng lúa tăng lên 164,4%, tương ứng với
mức sử dụng phân hoá học tăng lên là 242%. Nhờ vậy ñã góp phần vào việc
ổn ñịnh lương thực trên thế giới.
Ở nước ta, do chiến tranh kéo dài, công nghiệp sản xuất phân hoá học

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

phát triển rất chậm và thiết bị còn rất lạc hậu. Chỉ ñến sau ngày ñất nước ñược
hoàn toàn giải phóng, nông dân mới có ñiều kiện sử dụng phân hoá học bón
cho cây trồng ngày một nhiều hơn: năm 1974/1976 bình quân lượng phân
hoá học (NPK) bón cho 1 ha canh tác mới chỉ có 43,3 kg/ha. Năm 1993-1994
sau khi cánh cửa sản xuất nông nghiệp ñược mở rộng, lượng phân hoá học do
nông dân sử dụng ñã tăng lên ñến 279 kg/ha canh tác. Số lượng phân hoá học
bón vào ñã trở thành nhân tố quyết ñịnh làm tăng năng suất và sản lượng cây
trồng lên rất rõ, ñặc biệt là cây lúa. Rõ ràng năng suất cây trồng phụ thuộc rất
chặt chẽ với lượng phân hoá học bón vào.
Lượng phân bón vô cơ ñã sử dụng ở Việt Nam theo Cổng thông tin
ñiện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn từ năm 2005 ñến 2010
của phân ñạm (N), phân lân (P

2
O
5
), phân Kali (K
2
O) và phân hỗn hợp NPK
như sau:
Bảng 1.1. Lượng phân bón vô cơ ñã sử dụng ở Việt Nam
ðơn vị tính: nghìn tấn
Năm N P
2
O
5
K
2
O NPK N+P
2
O
5
+K
2
O
2005 1332,0 501,0 450,0 180,0 2283,0
2008 1155,1 554,1 354,4 115,9 2063,6
2010 1357,5 551,2 516,5 179,7 2425,2

Tuy nhiên không phải cứ bón nhiều phân hoá học thì năng suất cây
trồng cứ tăng lên mãi và càng không phải là tất cả lượng phân bón ñược cho
vào ñất, ñược phun trên lá….cây sẽ hấp thụ hết ñể nuôi cây lớn lên từng ngày.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Bảng 1.2. Lượng dinh dưỡng cây lúa cần ñể tạo ra 1 tấn thóc
Yếu tố
dinh dưỡng
(kg)
Lượng dinh dưỡng cần ñể tạo ra 1 tấn thóc (kg)
Tổng cộng Hạt Rơm rạ
N 22,2 14,6 7,6
P
2
O
5
7,1 6,0 1,1
K
2
O 31,6 3,2 28,4
CaO 3,9 0,1 3,8
MgO 4,0 2,3 1,7
S 0,9 0,6 0,3
(Nguồn: Trung tâm TTKHKT hoá chất 1998-Dẫn theo Nguyễn Như Hà)
Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa học
ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân ñạm mới chỉ ñạt từ 30-45%, lân
từ 40-45% và kali từ 40-50%, tùy theo chân ñất, giống cây trồng, thời vụ,
phương pháp bón, loại phân bón… Như vậy, còn 60-65% lượng ñạm tương
ñương với 1,77 triệu tấn urê, 55-60% lượng lân tương ñương với 2,07 triệu
tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương ñương với 344 nghìn tấn Kali
Clorua (KCl) ñược bón vào ñất nhưng chưa ñược cây trồng sử dụng.
Trong số phân bón cây không sử dụng ñược, một phần còn ñược giữ lại

trong các keo ñất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau; một phần bị rửa trôi
theo nước mặt và chảy vào các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước
mặt; một phần bị trực di (thấm rút theo chiều dọc) xuống tầng nước ngầm và
một phần bị bay hơi do tác ñộng của nhiệt ñộ hay quá trình phản nitrat hóa
gây ô nhiễm không khí….Như vậy gây ô nhiễm môi trường của phân bón trên
diện rộng và lâu dài của phân bó là việc xẩy ra hàng ngày hàng giờ của vùng
sản xuất nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Phân bón ñi vào nguồn nước mặt gây ảnh hưởng xấu như: Gây phì hóa
nước và tăng nồng ñộ nitrat trong nước. Hiện tượng tăng ñộ phì trong nước
(còn gọi là phú dưỡng) làm cho tảo và thực vật cấp thấp sống trong nước phát
triển với tốc ñộ nhanh trong toàn bộ chiều sâu nhận ánh sáng mặt trời của
nước. Lớp thực vật trôi nổi này làm giảm trầm trọng năng lượng ánh sáng ñi
tới các lớp nước phía dưới, vì vậy hiện tượng quang hợp trong các lớp nước
phía dưới bị ngăn cản, lượng oxy ñược giải phóng ra trong nước bị giảm, các
lớp nước này trở nên thiếu oxy. Mặt khác, khi tảo và thực vật bậc thấp bị chết,
xác của chúng bị phân hủy yếm khí, tạo nên các chất ñộc hại, có mùi hôi, gây
ô nhiễm nguồn nước.
Nồng ñộ Nitrat trong nước cao (do phân ñạm chứa Nitrat) làm ảnh
hưởng ñến sức khỏe con người, ñặc biệt ñối với trẻ em dưới 4 tháng tuổi.
Trong ñường ruột, các Nitrat bị khử thành Nitrit, các Nitrit ñược tạo ra ñược
hấp thụ vào máu kết hợp với hemoglobin làm khả năng chuyên chở oxy của
máu bị giảm. Nitrit còn là nguyên nhân gây ung thư tiềm tàng.
Phân bón bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm chủ yếu là
phân ñạm vì các loại phân lân và kali dễ dàng ñược giữ lại trong keo ñất.
Ngoài phân ñạm ñi vào nguồn nước ngầm còn có các loại hóa chất cải tạo ñất
như vôi, thạch cao, hợp chất lưu huỳnh, Nếu như phân ñạm làm tăng nồng

ñộ nitrat trong nước ngầm thì các loại hóa chất cải tạo ñất làm tăng ñộ mặn,
ñộ cứng nguồn nước.
Phân bón trong quá trình bảo quản hoặc bón vãi trên bề mặt gây ô
nhiễm không khí do bị nhiệt làm bay hơi khí amoniac có mùi khai, là hợp chất
ñộc hại cho người và ñộng vật. Mức ñộ gây ô nhiễm không khí trường hợp
này nhỏ, hẹp không ñáng kể so với mức ñộ gây ô nhiễm của các nhà máy sản
xuất phân ñạm nếu như không xử lý triệt ñể.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Phân bón gây ô nhiễm môi trường là do lượng dư thừa các chất dinh
dưỡng do cây trồng chưa sử dụng ñược hoặc do bón không ñúng cách…
Nguyên nhân chính là do chưa nắm bắt ñược số lượng, chất lượng và cách
bón phân ñúng cách ñể cây cối hấp thụ.
Phần lớn bà con nông dân sử dụng phân ñạm (urê) là chính với số
lượng lớn mà không cân ñối với kali, lân… nên hiện tượng lúa lốp, cây dễ
nhiễm sâu bệnh, dễ bị ñổ ngã, mía dễ ñổ ngã Nếu sử dụng bảng so màu lá
thì sẽ sớm ñược khắc phục.
Cách bón phân hiện nay chủ yếu là bón vãi trên mặt ñất, phân bón ít ñược
vùi vào trong ñất. Xét về mặt hoá học ñất, các keo ñất là những keo âm (-) còn
các yếu tố dinh dưỡng hầu hết là mang ñiện tích dương (+). Khi bón phân vào
ñất, ñược vùi lấp cẩn thận thì các keo ñất sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng và nhả ra
từ từ tuỳ theo yêu cầu của cây trồng theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây. Như
vậy, bón phân có vùi lấp không chỉ có tác dụng hạn chế sự mất dinh dưỡng, tăng
hiệu suất sử dụng phân bón mà còn làm giảm bớt ô nhiễm môi trường.
1.2. Tổng quan về hiệu quả và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
phân bón cho lúa
1.2.1. Tổng quan về hiệu quả của phương pháp bón phân truyền thống và

hiệu suất sử dụng phân bón trong canh tác lúa
1.2.1.1. Hiệu quả của phương pháp bón phân truyền thống
Phân bón là thức ăn của cây trồng, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây
phát triển. Trên từng loại ñất, từng loại cây trồng cũng như ở các giai ñoạn sinh
truởng và phát triển mà cây cần những số lượng và chất lượng khác nhau. Theo
khối lượng, chất dinh dưỡng có 2 nhóm, ña lượng: nitơ, photpho, kali và vi
lượng: Mg, Mn, Bo, Zn…. Theo nguồn gốc, phân bón chia thành hai loại: Phân
bón hữu cơ có nguồn gốc từ ñộng thực vật và phân vô cơ ñược tổng hợp từ các
loại hóa chất hoặc khoáng chất phân rã.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

ðối với sản xuất nông nghiệp, phân bón ñã góp phần ñáng kể làm tăng
năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Theo ñánh giá của Viện Dinh
dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón ñóng góp khoảng 30-35% tổng
sản lượng cây trồng. Như vậy cho thấy vai trò của phân bón có ảnh hưởng ñến
năng suất, sản lượng quốc gia và thu nhập của nông dân thật là to lớn.
Trong các loại phân bón thì phân hoá học có chứa nồng ñộ các chất
khoáng cao hơn cả. Từ ngày có kỹ nghệ phân hoá học ra ñời, năng suất cây
trồng trên thế giới cũng như ở nước ta ngày càng ñược tăng lên rõ rệt.
Việt Nam ñang là nước có nhu cầu sử dụng phân bón tương ñối cao, năm
2010 nhu cầu phân bón vào khoảng 9-9,5 triệu tấn, trong ñó gồm 2,2 triệu tấn
urê, 3,5 triệu tấn NPK, 800.000 tấn DAP, và các loại phân khác như lân, SA,
Kali hiện lượng phân bón vô cơ trên ñơn vị diện tích của Việt nam mới sử
dụng tương ñương 50% so với Trung Quốc và Hàn Quốc, tuy nhiên lại cao hơn
khá nhiều so với Thái Lan và Indonesia (Báo cáo ngành hàng phân bón tháng
01/2011). Theo Vũ Hữu Yêm, 1995, từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX Việt Nam
ñã là một trong 20 quốc gia sử dụng phân bón cao nhất thế giới.
Nhu cầu phân bón của Việt Nam có xu hướng tăng về lượng, theo tính

toán của cục Trồng trọt, ñến năm 2015 sẽ tăng khoảng 40% so với năm 2010.
Theo Nguyễn Văn Bộ, 2003, lượng phân bón cho lúa chiếm trên 60%
tổng lượng phân bón cho các loại cây trồng, do ñiều kiện khí hậu ở nước ta còn
gặp nhiều bất lợi mặt khác kỹ thuật bón phân của người dân chưa cao nên mới
chỉ phát huy ñược 30% hiệu quả ñối với ñạm và 50% hiệu quả ñối với lân và
kali. Ngoài ra một nguyên nhân quan trọng dẫn ñến hiệu quả của phân bón thấp
là phương pháp bón phân chưa hợp lý, người nông dân còn có những hiểu biết
hạn chế về việc biến ñổi của phân ñạm và các loại phân khác trong ñiều kiện
ñất lúa ngập nước, chính trong ñiều kiện này ñạm rất dễ bị mất.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Bón phân ñạm theo phương pháp truyền thống thường phụ thuộc vào
các thời kỳ yêu cầu ñạm của cây lúa. Thời kỳ bón ñạm là thời kỳ rất quan
trọng trong việc nâng cao hiệu lực của phân ñể làm tăng năng suất lúa. Với
phương pháp bón ñạm (Bón tập trung vào giai ñoạn ñầu và bón nhẹ vào giai
ñoạn cuối) của Việt Nam vẫn cho năng suất lúa cao, năng suất lúa tăng thêm
từ 3,5 tạ/ha.

Theo sơ ñồ của Shouichi Yoshida năm 1985 ta có thể thấy yêu cầu
ñạm của cây lúa thay ñổi theo thời gian sinh trưởng. Cây lúa cần nhiều ñạm
trong 2 thời kỳ, ñó là thời kỳ ñẻ nhánh, sau ñó là thời kỳ phân hóa ñòng và
phát triển ñòng. Kết thúc thời kỳ phân hóa ñòng hầu như lúa ñã hút > 80%
tổng lượng ñạm cho cả chu kỳ sinh trưởng.
Theo các tác giả ðinh Văn Lữ (1978); Bùi Huy ðáp (1980); ðào Thế
Tuấn (1980) và Nguyễn Hữu Tề (1997): thông thường cây lúa hút 70% tổng
lượng ñạm là trong giai ñoạn ñẻ nhánh, ñây là thời kỳ hút ñạm có ảnh hưởng
lớn ñến năng suất, 10 – 15% là hút ở giai ñoạn làm ñòng, lượng còn lại là từ

sau làm ñòng ñến chín.
Theo tác giả Bùi ðình Dinh năm 1995, cây lúa cũng cần nhiều ñạm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

trong thời kỳ phân hoá ñòng và phát triển ñòng thành bông, tạo ra các bộ
phận sinh sản. Thời kỳ này quyết ñịnh cơ cấu sản lượng: số hạt/bông, trọng
lượng nghìn hạt (P1000).
Giai ñoạn cuối của quá trình sinh trưởng, sự hấp thu ñạm của lúa cũng
rất cần thiết phải bón thêm nhiều ñạm.
Tuy nhiên, phân ñạm ñược chia ra bón nhiều lần dẫn ñến người nông
dân rất khó xác ñịnh thời gian và lượng bón chính xác cho lúa. Nhiều trường
hợp bón quá nhiều ñạm ở giai ñoạn sau, lúa quá tốt, nhiều sâu bệnh dẫn ñến
năng suất lúa rất thấp. Mặt khác, việc chia phân ñạm làm nhiều lần bón phụ
thuộc vào thời tiết, nhiều trường hợp bón xong gặp mưa ngay làm hầu hết
lượng ñạm bón bị rửa trôi. Biện pháp bón phân cho lúa bao gồm bón lót (ñược
vùi vào ñất hay là bón trên mặt) và bón thúc một ñến hai lần. Biện pháp bón
phân truyền thống này nói chung là tiện lợi, nhưng rất nhiều nghiên cứu ñã
chứng minh rằng bón phân ñạm theo kiểu trên thường cho hiệu quả rất thấp.
Các yếu tố khác cũng làm giảm hiệu quả của phân bón cho lúa nước như trong
ñiều kiện nhiệt ñới mưa thường tập trung, nhiều khi với những lượng mưa lớn
ñã làm cho nước chảy tràn bờ từ thửa ruộng này ñến thửa ruộng khác mang
theo lượng ñạm bị rửa trôi rất lớn.
Trong ñiều kiện ngập nước khi bón vãi và bón thúc Urê cho lúa, ñạm bị
hydrat hoá, do vậy dễ dàng bị mất ñi do bay hơi. Tương tự như vậy trong ñiều
kiện ngập nước ở ñất có ñộ thấm cao như ñất có thành phần cơ giới nhẹ, ñất có
dung tích hấp thụ thấp, không có tầng ñế cày, thường dẫn ñến việc rửa trôi urê
và amôn theo chiều sâu. Mặt khác khi bón vãi thường rất dễ xảy ra quá trình
phản nitrat hoá ở lớp ñất mặt và ở vùng ñất xung quanh bộ rễ lúa.

Bón phân vãi urê vùi trộn với ñất trước khi cấy có tác dụng làm giảm
thiểu việc mất ñạm, tuy nhiên việc vùi trộn này không phải lúc nào cũng dễ
thực hiện ñối với hầu hết các hộ nông dân trồng lúa. Những nghiên cứu gần
ñây cũng chỉ ra rằng thậm chí ñối với cả biện pháp vùi trộn phân ñạm vào trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

ñất bằng cách bừa lấp cũng vẫn xảy ra việc mất ñạm với lượng khá lớn. Người
ta cũng ñề nghị nên tiêu nước trước khi vùi trộn phân ñạm, trước khi bón lót
hoặc bón thúc ñể làm giảm bớt việc mất ñạm, nhưng những biện pháp này
người nông dân cũng rất khó thực hiện vì hệ thống tưới tiêu không ñồng bộ và
ở những nơi canh tác nhờ nước trời rất khó ñiều tiết ñược nước.
Xuất phát từ các nghiên cứu trên, có nhiều phương pháp ñược ñưa ra nhằm
giảm bớt lượng ñạm bị mất ñi, có thể tóm tắt thành 4 nhóm phương pháp sau:
- Duy trì nồng ñộ ñạm thấp trong ñất và trong nước (ñạm giải phóng từ
từ). Nhiều loại phân chậm tan ñược sản xuất ñể ñáp ứng ñược mục ñích này.
- Giảm nhiệt ñộ nước và nhiệt ñộ ñất bằng biện pháp che phủ.
- Hạn chế việc di chuyển của không khí trong ñất hoặc mặt nước thông
qua ñó giảm việc di chuyển của NH
3
ra khỏi hệ thống không khí - ñất và
không khí - nước.
- ðối với ñất lúa nước, kìm hãm sự sinh trưởng của vi khuẩn lam và quá
trình làm tăng pH.
Các biện pháp trên hoặc là tiết kiệm chi phí không ñáng kể, hoặc là khó
thực hiện trong ñiều kiện canh tác cụ thể cho nên mức ñộ chấp nhận của nông
dân còn hạn chế. Do vậy cần có một biện pháp bón phân hợp lý nhằm làm giảm
ñáng kể lượng ñạm bị mất ñi, phù hợp với ñiều kiện kinh tế và canh tác của
nông dân, nhất là nông dân trồng lúa ở nước ta, hầu hết là sản xuất quy mô nhỏ,

diện tích trồng lúa ít, tương ñối dư thừa lao ñộng.
1.2.1.2. Tổng quan về hiệu suất sử dụng phân bón của cây lúa
Tại Việt Nam hệ số sử dụng chất dinh dưỡng của phân bón ñối với lúa:
ñạm là 40%; lân là 22% và kali là 45% (Trần Thúc Sơn, 1999). Như vậy, có
hơn 50% lượng ñạm, 50% lượng kali và gần 80% lượng lân tồn dư ở trong ñất
tiếp tục biến ñổi và trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường nói chung
và môi trường ñất nói riêng. Sự biến ñổi của phân ñạm khi bón vào ñất theo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

các hướng chính kết hợp với tuần hoàn của nó sẽ giải thích bản chất gây ô
nhiễm của việc bón phân ñạm không hợp lý.
• Hiệu suất sử dụng phân ñạm của cây lúa
Phân ñạm ñược sử dụng khá rộng rãi trong trồng lúa, vì giá sản xuất
phân tương ñối rẻ và chi phí vận chuyển thấp, hàm lượng ñạm trong phân cao
(46%). Tuy nhiên hiệu quả sử dụng phân ñạm của cây trồng rất thấp, ñặc biệt
là ñối với lúa nước. Lượng ñạm bị mất ñi phụ thuộc vào ñiều kiện ñất ñai, khí
hậu và biện pháp canh tác ñược áp dụng. Ở nước ta, trong mùa mưa, do mưa
tập trung với cường ñộ lớn, ñạm bị rửa trôi theo nước chảy bề mặt và xói mòn
là rất ñáng kể. Nhìn chung, ñạm bị mất dưới dạng thể khí (NH
3
) và do quá
trình phản ñạm hoá là những nguyên nhân chủ yếu làm mất ñạm trong nhiều
hệ thống nông nghiệp khác nhau.
ðạm là yếu tố quan trọng hàng ñầu ñối với cây trồng vì nó là thành
phần cơ bản của các protein - chất cơ bản biểu hiện sự sống. ðạm nằm trong
nhiều hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục và các
chất men. Các bazơ có ñạm, thành phần cơ bản của axit nucleic, trong ADN,
ARN của nhân bào, nơi cư trú các thông tin di truyền, ñóng vai trò tổng hợp

protein. Do vậy ñạm là yếu tố cơ bản của quá trình ñồng hoá cacbon, kích
thích sự phát triển của bộ rễ và việc hút các yếu tố dinh dưỡng khác.
ðối với lúa, ñạm làm tăng kích thước lá dẫn ñến làm tăng nhanh chỉ số
diện tích lá, tăng nhanh số nhánh ñẻ. ðạm thúc ñẩy sự tăng trưởng nhanh (làm
tăng chiều cao cây, số nhánh) và tăng số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc trên
bông, hàm lượng protein trên hạt. Vì vậy ñạm ảnh hưởng tới tất cả các ñặc
tính kiến tạo năng suất. Do ñó cần phải cung cấp ñầy ñủ lượng ñạm ñể cây có
thể sinh trưởng phát triển thuận lợi giúp cây có thể ñạt năng suất tối ña.
Trong các loại phân ñạm thì urê ñược sử dụng khá rộng rãi trong trồng
lúa, vì giá sản xuất phân tương ñối rẻ và chi phí vận chuyển thấp, hàm lượng
ñạm trong phân cao (46%). Tuy nhiên hiệu quả sử dụng phân ñạm của cây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

trồng thấp, ñặc biệt là ñối với lúa nước. Lượng ñạm bị mất ñi phụ thuộc vào
ñiều kiện ñất ñai, khí hậu và biện pháp canh tác ñược áp dụng. Ở nước ta,
trong mùa mưa, do mưa tập trung với cường ñộ lớn, ñạm bị rửa trôi theo nước
chảy bề mặt và xói mòn là rất lớn. Nhìn chung, ñạm bị mất dưới dạng thể khí
(NH
3
) và do quá trình phản ñạm hoá là những nguyên nhân chủ yếu làm mất
ñạm trong nhiều hệ thống nông nghiệp khác nhau.
Theo kết quả nghiên cứu của Mitsui, 1973 về ảnh hưởng của ñạm ñến
hoạt ñộng sinh lý của lúa: Sau khi tăng lượng ñạm thì cường ñộ quang hợp,
cường ñộ hô hấp và hàm lượng diệp lục của cây lúa tăng lên, nhịp ñộ quang
hợp, hô hấp không khác nhau nhiều nhưng cường ñộ quang hợp tăng mạnh hơn
cường ñộ hô hấp gấp 10 lần cho nên vai trò của ñạm làm tăng tích luỹ chất khô.
Hiệu suất phân ñạm ñối với lúa. Theo Iruka (1963) cho thấy: Nếu bón
ñạm với liều lượng cao thì hiệu suất cao nhất là bón vào lúa ñẻ nhánh và sau

ñó giảm dần. Với liều lượng bón ñạm thấp thì bón vào lúc lúa ñẻ và trước trỗ
10 ngày có hiệu quả cao (Yoshida, 1985) . Theo Prasat và Dedatta (1979) thấy
hiệu suất sử dụng ñạm của cây lúa cao ở mức bón thấp, bón sâu và bón vào
thời kỳ sinh trưởng sau.
Năm 1973, Xiniura và Chiba có kết quả thí nghiệm bón ñạm theo 9
cách tương ứng với các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển. Mỗi lần bón với 7
mức ñạm khác nhau, 2 tác giả trên ñã có những kết luận sau:
+ Hiệu suất của ñạm (kể cả rơm, rạ và thóc) cao khi lượng ñạm bón ở
mức thấp.
+ Có 2 ñỉnh về hiệu suất, ñỉnh ñầu tiên là xuất hiện ở thời kỳ ñẻ nhánh,
ñỉnh thứ 2 xuất hiện ở 1- 9 ngày trước trỗ, nếu lượng ñạm nhiều thì không có
ñỉnh thứ 2. Nếu bón liều lượng ñạm thấp thì bón vào lúc 20 ngày trước trỗ,
nếu bón liều lượng ñạm cao thì bón vào lúc cây lúa ñẻ nhánh.
Viện Nông hoá - Thổ nhưỡng ñã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của
ñất, mùa vụ và liều lượng phân ñạm bón vào ñến tỷ lệ ñạm do cây lúa hút.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Không phải do bón nhiều ñạm thì tỷ lệ ñạm của lúa sử dụng nhiều. Ở mức
phân ñạm 80 kg N/ha, tỷ lệ sử dụng ñạm là 46,6%, so với mức ñạm này có
phối hợp với phân chuồng tỷ lệ ñạm hút ñược là 47,4%. Nếu tiếp tục tăng liều
lượng ñạm ñến 160 kg N và 240 kg N có bón phân chuồng thì tỷ lệ ñạm mà
cây lúa sử dụng cũng giảm xuống. Trên ñất bạc màu so với ñất phù sa Sông
Hồng thì hiệu suất sử dụng ñạm của cây lúa thấp hơn. Khi bón liều lượng ñạm
từ 40 kg N- 120 kg N thì hiệu suất sử dụng phân giảm xuống tuy lượng ñạm
tuyệt ñối do lúa sử dụng có tăng lên .
Kết quả nghiên cứu sử dụng phân bón ñạm trên ñất phù sa sông Hồng
của Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam ñã tổng kết các thí nghiệm 4 mức
ñạm từ năm 1992 ñến 1994, kết quả cho thấy: Phản ứng của phân ñạm ñối với

lúa phụ thuộc vào thời vụ, loại ñất và giống lúa và lượng ñạm có hiệu quả cao
là 90 N, bón trên mức ñó là gây lãng phí.
Viện nghiên cứu lúa ñồng bằng sông Cửu Long ñã có nhiều thí nghiệm về
ảnh hưởng của liều lượng ñạm khác nhau ñến năng suất lúa vụ ðông xuân và Hè
thu trên ñất phù sa ñồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu trung bình
nhiều năm, từ năm 1985- 1994 của Viện lúa ðồng bằng sông Cửu Long, kết quả
này ñã chứng minh rằng: Trên ñất phù sa ñược bồi hàng năm có bón 60 kg P
2
O
5

và 30 kg K
2
O làm mức thì khi có bón ñạm ñã làm tăng năng suất lúa từ 15-
48,5% trong vụ ðông xuân và vụ Hè thu tăng từ 8,5- 35,6%. Hướng chung của
2 vụ ñều bón ñến mức 90N có hiệu quả cao hơn cả, bón trên mức 90N này
năng suất lúa tăng không không ñáng kể. Theo Nguyễn Thị Lẫm, 1994 khi
nghiên cứu về bón phân ñạm cho lúa cạn ñã kết luận: Liều lượng ñạm bón
thích hợp cho các giống có nguồn gốc ñịa phương là 60 kg N/ha. ðối với
những giống thâm canh thì lượng ñạm thích hợp từ 90- 120 kg N/ha.
+ Trên ñất lúa nước sâu thì mức bón 90 N năng suất chênh lệch nhau không
ñáng kể. Bình quân năng suất tăng lên của các giống khi tăng thêm 30 kg N/ha thì

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

ñạt ñược 6-8% và năng suất giữa các giống cũng chênh lệch không ñáng kể.
+ Trên ñất bạc màu Bắc Giang, cho thấy hiệu lực của ñạm ñối với lúa
không cao khi tăng từ mức không bón ñến mức bón 150 N. Nhiều khả năng
trên loại ñất này mức ñạm cho năng suất cao nhất là 60 N. Bón trên mức này

là không có hiệu quả.
Theo Yoshida (1980) ñạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất ñối
với cây lúa trong các giai ñoạn sinh trưởng và phát triển.
Khi cây lúa bón ñủ ñạm thì nhu cầu tất cả các chất dinh dưỡng khác
như lân và kali ñều tăng. Theo Bùi Huy ðáp, ñạm là yếu tố chủ yếu ảnh
hưởng ñến năng suất lúa, cây có ñủ ñạm thì các yếu tố khác mới phát huy hết
ñược tác dụng.
ðể tránh việc mất ñạm do bón sớm, theo A. Dobermann (2000) chia
làm nhiều lần bón như sau:
Bảng 1.3 Thời kỳ bón ñạm theo A. Dobermann và cộng sự, 2000
Thời kỳ Mùa khô Mùa mưa
Lót 23 kg N/ha (20%)
Thúc ñẻ (20 ngày sau cấy) 30 kg N/ha (25%) 28 kg N/ha (40%)
Bắt ñầu phân hóa ñòng (PI)
(40 ngày sau cấy)
47 kg N/ha (40%) 43 kg N/ha (60%)
Trước khi trỗ (65 ngày) 18 kg N/ha (15%)
Tổng 118 kgN/ha (100%) 71 kgN/ha (100%)

Cũng theo A.Dobermann, nếu dự kiến năng suất 7 tấn/ha thì cần bón
118 kg N; 57kg P
2
O
5
và 48 kg K
2
O/ha. Còn với mức 5 tấn/ha chỉ cần bón 71
kg N; 35 kg P
2
O

5
và 30 kg K
2
O (lượng lân và kali bón theo khuyến cáo là ñể
duy trì ổn ñịnh khả năng cung cấp lân và kali của ñất). Quản lý dinh dưỡng
lúa theo vùng (Site-specific nutrient management – SSNM) là cách bón phân

×