Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

tảo hôn và hôn nhân cận huyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873 KB, 80 trang )

1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KT-XH Kinh tế - Xã hội
UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
TH Tảo hôn
KHCHT Kết hôn cận huyết thống
DS-KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hoá gia đình
CNH-HDDH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
PT Phổ thông
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
UNFPA Quỹ dân số Liên hiệp quốc
AIHRC Uỷ ban nhân quyền độc lập
DTTS Dân tộc thiểu số
ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 9
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 11
1. Vấn nạn tảo hôn trên thế giới và Việt Nam 11
2
1.1. Khái niệm tảo hôn 11
Từ góc độ pháp luật, các chuyên gia vẫn giải thích Tảo hôn là hiện tượng kết hôn
của hai người nam và nữ khi họ chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, luật pháp mỗi quốc gia lại quy định về điều kiện kết hôn cũng như tuổi
kết hôn khác nhau. Ở Pháp tuổi kết hôn được pháp luật quy định đối với nam là 18
và với nữ là 16 tuổi, đồng thời pháp luật cũng cấm những người có quan hệ họ
hàng trong phạm vi 3 đời kết hôn với nhau. Còn ở Anh độ tuổi kết hôn đối với cả
nam lẫn nữ theo pháp luật là qua tuổi 16 và cấm kết hôn giữa những người họ hàng
trong phạm vi 4 đời. Trong khi đó, theo Luật Hồi giáo Sharia quy định, việc các
giáo sĩ Hồi giáo dù ở đâu đều được phép kết hôn với những bé gái dưới 15 tuổi.
Thậm chí Luật Hồi giáo còn khẳng định tính hoàn toàn hợp pháp của việc kết hôn


với các bé gái dưới 12 tuổi. Điều này trái ngược hẳn với luật pháp nước Anh nêu
trên. 11
Còn pháp luật Việt Nam coi tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả
hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào sự phát triển
tâm sinh lý của con người, vào các điều kiện KT-XH ở nước ta xác định quy định
tại Điều 9 luật Hôn nhân & gia đình Việt Nam 2000: tuổi kết hôn đối với nam là 20
và đối với nữa là 18, đồng thời cấm kết hôn giữa những người họ hàng trong phạm
vi 3 đời. Tảo hôn là trường hợp của kết hôn trái pháp luật mà theo khoản 3 Điều 8
luật hôn nhân và gia đình: " Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng
có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định". 11
Xét ở góc độ xã hội, tảo hôn là việc hai bên nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn theo luật
định, nhưng đã chung sống với nhau như vợ chồng và không đăng ký kết hôn. Nhìn
về bản chất của tảo hôn, nhiều chuyên gia phát triển đã gọi đó là “vấn nạn hôn
nhân” còn chúng tôi gọi đó là “vấn nạn của phát triển” hay “vấn nạn của tương lai”.
Trước thực tiễn tảo hôn vẫn đang diễn ra phổ biến ở các quốc gia đang phát triển
trong đó có nước ta, như hiện nay, thì nhiều hình ảnh rất phù hợp với bản chất của
vấn nạn hôn nhân này. Nhiều người đã ủng hộ cách dùng hình tượng không quá
cực đoan của chúng tôi khi gọi tảo hôn là “kẻ chiếm đoạt tuổi thơ” hay “kẻ chiến
đoạt quyền của các bé gái” từ quan điểm bảo vệ quyền con người. 12
1.2. Thực trạng tảo hôn trên thế giới 12
Bức tranh tảo hôn trên thế giới đang dóng lên một hồi chuông cảnh báo về phát
triển bền vững và vi phạm nhân quyền của các bé gái. Cuộc điều tra của Liên Hợp
3
Quốc về quyền của bé gái nhân ngày Quốc tế bé gái (ngày 11/10/2012) cho thấy
hiện nay tình trạng bé gái bị lạm dụng tình dục và nạn tảo hôn đang diễn ra vô cùng
nhức nhối ở nhiều nước, đặc biệt là các nướcTrung Đông và Nam Á. Tại
Afghanistan, theo khảo sát của Liên Hợp Quốc có tới 57% nữ giới nước này kết
hôn trước 16 tuổi - là tuổi pháp luật nước này cho phép 12
Còn theo UNICEF, nạn tảo hôn rất phổ biến ở các nước đang phát triển, nơi có đến
1/3 phụ nữ lấy chồng trước tuổi 18. Thống kê của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc

(UNFPA) khẳng định ít nhất 1/3 số “em gái” ở Nigeria lấy chồng khi chưa được 15
tuổi (phổ biến là tuổi 13, có trường hợp chỉ 9 hoặc 10 tuổi) và 75% lấy chồng trước
18 tuổi 12
Theo điều tra của Liên Hợp Quốc về hôn nhân vị thành niên thế giới 2011 cho thấy:
tại châu Phi và Trung Á, đặc biệt là ở các nước Nigiê, Chad và Mali, có tới hơn
70% các em gái kết hôn trước 18 tuổi; ở các nước như Afghanistan, Bangladesh,
Guinea, Cộng hòa Trung Phi, Mozambique, Burkina Faso, Thổ Nhĩ Kỳ và Nepal có
tỷ lệ tảo hôn tới trên 50%; còn ở Ethiopia, Malawi, Madagascar, Sierra Leone,
Cameroon, Eritrea, Uganda, Ấn Độ, Nicaragua, Zambia và Tanzania đều có tỷ lệ
tảo hôn trên 40%. 13
Ở Yemen và một số nước khác có tỉ lệ tảo hôn cao, người chồng có thể là một
người đàn ông trẻ tuổi nhưng cũng có thể là những người đàn ông góa vợ ở tuổi
trung niên hoặc thậm chí là những kẻ bắt cóc, cưỡng hiếp cô gái trước rồi sau đó
được quyền tuyên bố nạn nhân là vợ mình. Các cô vợ trẻ trong một ngôi làng ở
miền tây Yemen chẳng bao giờ dám nói đến chuyện học hành. Đa số các cô đều kết
hôn trong độ tuổi từ 14-16 và chưa từng được đến trường. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng
người Mỹ - Stephanie Sinclair, cũng là phóng viên của tờ National Geographic đã
ghi lại được nhiều hình ảnh đau lòng từ những chuyến đi thực tế của chị về nạn tảo
hôn tại vùng núi Hajjah, Yemen với những lời bộc bạch thơ ngây cô bé Tahani nhớ
lại những ngày đầu tiên khi mới kết hôn với ông Majed, khi đó cô mới tròn 6 tuổi:
“Khi cháu nhìn thấy ông ấy, cháu trốn đi. Cháu ghét phải nhìn thấy ông ấy” Đó
cũng là những gì đang diễn ra tại một số vùng ở Ethiopia. 13
Ở Afghanistan, Ủy ban nhân quyền độc lập (AIHRC) tại nước này khẳng định, hơn
một nửa số vụ hôn nhân ở tỉnh miền Nam Kandahar là tảo hôn. Ở Ấn Độ, 46% phụ
nữ từ 20 đến 24 tuổi lấy chồng hoặc sống như vợ chồng trước tuổi 18, còn ở những
khu vực nông thôn, tỷ lệ này có thể là 55%. Ở Nepal, tỷ lệ tảo hôn là 56%, còn ở
Dải Gaza (Palestine), tỷ lệ này cũng chiếm đến 42%. Đặc biệt, tại Ấn Độ, ngay từ
4
xa xưa, nhiều cô bé đã bị cha mẹ bắt ép lấy chồng là những người đáng tuổi cha,
tuổi ông của các em. Hiện vẫn còn khoảng 40% đám cưới trẻ em trên thế giới đang

diễn ra ở nước này. Nhiều em bé gái 5 tuổi ở làng quê nghèo Ấn Độ bị gọi dậy
trong đêm và được người thân bồng tới lễ cưới là chuyện bình thường diễn ra.
Do tảo hôn tại Ấn Độ là bất hợp pháp và có thể bị phạt lên tới 100.000 Rupee
(2.000 USD) và ngồi tù 2 năm, áp dụng với người tổ chức thực hiện hoặc biết mà
không ngăn cản đám cưới trẻ em. Nên trước đây, những nghi lễ cưới thường được
tổ chức vào ban đêm và nó sẽ trở thành một bí mật được cả làng giữ kín. Nhưng
hiện nay, điều này dường như không còn là sự bận tâm bất kỳ người khách nào
đang vui vẻ nhảy múa hay vị thầy tế thực hiện nghi lễ. Ở bang phía Bắc Rajasthan,
Nel chứng kiến hôn lễ của 2 chị em 6 và 11 tuổi. Những người thân vây lấy các bé
gái để mặc cho chúng bộ quần áo cô dâu màu đỏ và vàng lấp lánh. Được trang điểm
đậm đà, các cô dâu còn tuổi ăn tuổi chơi ngoan ngoãn đi theo họ. 14
Những em gái từ 14 - 16 tuổi kết hôn ở Ấn Độ cũng là những đứa trẻ có con - cuộc
sống của chúng bị chiếm đoạt và hủy hoại hoàn toàn. Những bé gái trở thành mẹ
trong khi cơ thể chưa hoàn thiện về tâm sinh lý, không có kiến thức về sức khỏe
sinh sản. Chính vì vậy, tình trạng tử vong cả mẹ lẫn con khi những “người vợ nhí”
sinh con dường như không còn xa lạ ở các trạm y tế của các quốc gia này. 14
Trong xã hội Hồi giáo, theo ông Abdul Haque - một nhà hoạt động xã hội cho biết,
hầu hết các giáo sĩ Hồi giáo đều kết hôn với các cô bé dưới 12 tuổi. Thậm chí,
trước đây nhà tiên tri Muhammad của cộng đồng này đã kết hôn với một bé gái bảy
tuổi. Điều đáng nói ở đây là hầu hết các bé gái sau khi lấy “chồng” thường bị bạo
hành và nói cách khác là bị lạm dụng tình dục. Đặc biệt, một sự thật đau lòng là
nhiều bé gái đã phải làm vợ ở tuổi từ 8 đến 11 tuổi, khi cơ thể các em vẫn chưa
phát triển hoàn thiện, do vậy những bé gái này thường dễ bị tổn thương cả về thể
xác lẫn tinh thần. 15
Ở nước Anh, theo số liệu điều tra đăng tải trên Sun Times, trong số 8.000 trường
hợp vi phạm luật hôn nhân mỗi năm, có khoảng trên 1.000 trường hợp vi phạm khi
kết hôn với các bé gái dưới 15 tuổi. Tình trạng này xảy ra trong nhiều năm qua
song vẫn chưa được lên tiếng chấm dứt. Còn theo số liệu của Trung tâm Nghiên
cứu Quốc tế về Phụ nữ ở Anh (ICRW), năm 2012 có hơn 50 triệu cô dâu trẻ con
trên toàn thế giới, và dự kiến sẽ tăng lên đến 100 triệu trong thập kỷ tới. Theo đà

phát triển hiện nay, Liên Hợp Quốc ước tính trong thập kỷ tới có khoảng 1 triệu bé
5
gái sẽ kết hôn trước tuổi 18. Đây thực sự là hồi chuông cảnh báo nghiêm trọng cho
vấn nạn hôn nhân này trong các cộng đồng 15
1.3. Thực trạng tảo hôn đáng báo động ở Việt Nam 15
Tảo hôn là một tập quán khá phổ biến trong các cộng đồng DTTS ở nước ta. Tảo
hôn đang diễn ra trên khắp các vùng nông thôn miền núi, nơi có người DTTS cư
trú, đặc biệt là ở vùng núi phía Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên, trong đó, các tỉnh
phía Tây Bắc có tỷ lệ tảo hôn cao hơn hẳn các vùng khác với trên 30% 15
Phụ nữ nông thôn ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long nước ta, nhất là
phụ nữ người DTTS, có trình độ học vấn thấp và họ là đối tượng trọng điểm của
vấn nạn tảo hôn và kết hôn sớm ở Việt Nam. Bỏ học sớm, kết hôn sớm và đi làm
sớm là ba vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và là hệ lụy của nhau. Một số
tỉnh ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ kết hôn trong nhóm tuổi
từ 15-19 khá cao (trên 15%). Một số tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao nhất trong cả nước
cũng nằm trong khu vực này là Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Lào cai, Quảng Trị,
Kon Tum, Bạc Liêu Cả nước chỉ có 9 tỉnh có trên 5% dân số nam 15-19 tuổi và
14 tỉnh có trên 5% dân số nữ 15-17 tuổi đã từng kết hôn. Đặc biệt, số liệu thống kê
về tỷ lệ tảo hôn theo các tỉnh trong 3 năm gần đây (2009 - 2012) lại cảnh báo một
thực tế đáng buồn, cụ thể như sau: 16
1.3.1. Tỉnh Sơn La: Theo số liệu thống kê của Chi cục DS - KHHGĐ năm 2010: tỷ
lệ tảo hôn của tỉnh cao vào hàng nhất cả nước: xã (Lóng Luông huyện Mộc Châu)
từ năm 2005 đến nay có khoảng 390 cặp kết hôn thì có đến 204 cặp vợ chồng tảo
hôn ở lứa tuổi từ 12 - 17 tuổi, chiếm gần 52% cặp vợ chồng đã kết hôn; xã Vân Hồ
tỷ lệ tảo hôn là 68% so với tổng số cặp kết hôn, xã Lóng Sập (huyện Mộc Châu)
chiếm 49%, các xã Kim Bon, Tân Lang (huyện Phù Yên) có tỷ lệ tảo hôn từ 25,4
đến 39%, xã Tà Xùa (huyện Bắc Yên) là 35% và Muổi Nọi (huyện Thuận Châu) có
tỷ lệ thấp nhất là 27%. 16
1.3.2. Tỉnh Lai Châu: Theo số liệu Chi cục DS - KHHGĐ năm 2012, với khoảng
gần 1/3 dân số nam và nữ 15 – 19 tuổi đã từng kết hôn, đưa con số toàn tỉnh có hơn

35% số cặp vợ chồng DTTS kết hôn theo hủ tục tảo hôn. 16
1.3.3. Tỉnh Lào Cai: Trưởng ban Dân vận Lào Cai, bà Hoàng Thị Tráng khẳng
định: Tảo hôn xảy ra ở hầu hết các dân tộc trong tỉnh, nhưng người Mông, Thái,
Tày, Nùng, Phù Lá có tỷ lệ cao nhất. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ năm
2006 - 2010 có 952 cặp tảo hôn. Trong đó, huyện Sapa là 36,2% (453/1.251 cặp);
6
Si Ma Cai: 6,2% (52/826 cặp) Còn tại xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà (Lào
Cai) 1 năm (2011) có đến 21 cặp vợ chồng tảo hôn, độ tuổi phổ biến từ 14 đến 17
tuổi, thậm chí có em 13 tuổi đã lập gia đình. Nạn tảo hôn xảy ra ở hầu hết các thôn,
bản, nhiều nhất là ở cộng đồng người Mông, Thái, Phù Lá…Thậm chí có những em
chỉ mới học lớp 5 đã phải nghỉ học ở nhà lấy chồng. 17
1.3.4. Tỉnh Công Tum: Theo chị Y Úp - nguyên Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Rờ
Cơi, huyện Sa Thầy, Kon Tum, thì nhiều em chỉ khoảng 13 tuổi là "bắt chồng”, 14
tuổi sinh con đầu lòng. Tình trạng trẻ em bỏ học, tảo hôn chính quyền địa phương
không hay biết và đến khi biết thì việc đã rồi. nhiều em năm nay mới 19 tuổi đã có
hai đứa con, đứa đầu chỉ gần 4 tuổi. Sinh con khi chưa đủ trưởng thành và hoàn
thiện về thể chất, sức khỏe yếu, con cái nheo nhóc nên không thể lao động, cuộc
sống khó khăn vô cùng. 17
1.3.5. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Gần đây, thông tin về các vụ tảo hôn ở
các tỉnh thuộc ĐBSCL xuất hiện ngày càng nhiều. Phần lớn cô dâu trong các cuộc
kết hôn gần đây chỉ mới 13-16 tuổi, có trường hợp chú rể mới 14 tuổi. Các đám
cưới trẻ con này thường tổ chức “bí mật”, chính quyền và các cơ quan chức năng
địa phương chỉ biết được khi “sự đã rồi“ và “gạo đã nấu thành cơm” - tức khi họ đã
có con. Kết quả điều tra trong 3 năm 2007 – 2009 cũng cho thấy dân tộc có nhiều
trường hợp tảo hôn cao ở vùng núi phía Bắc là dân tộc Mông chiếm 33%, dân tộc
Thái chiếm 23,1%, dân tộc Mường chiếm 15,8%. 17
1.4. Nguyên nhân của vấn nạn tảo hôn: 17
2. Tập quán hôn nhân cận huyết thống trên thế giới và Việt Nam 21
2.1. Khái niệm và các tên gọi 21
Hôn nhân cận huyết thống là hình thức hôn nhân nội tộc, là hôn nhân giữa các cặp

vợ chồng trong cùng một họ hàng, hay nói cách khác là hôn nhân giữa những người
có cùng dòng máu trực hệ. Có thể là hôn nhân anh chị em họ chéo, hôn nhân anh
chị em họ song song tức hôn nhân con anh/chị với con em. Vì vậy, trên thế giới còn
gọi là hôn nhân bà con hay hôn nhân giữa anh em họ (cousin marriage) - đây là
cách hôn nhân phổ biến trong các cộng đồng Hồi giáo từ xưa đến nay. Hôn nhân
cận huyết thống còn dẫn tới loạn luân khi các anh chị em ruột trong gia đình kết
hôn lẫn nhau. Điều này cũng đã từng xảy ra từ xa xưa. Thời Ai Cập cổ đại, Nữ
hoàng Cleopatra nổi tiếng cũng lấy em trai ruột làm chồng. Tuy nhiên, với các
pharaoh, điều đó không được coi là vô đạo đức. 21
7
2.2. Thực trạng hôn nhân cận huyết thống trên thế giới 21
2.3. Tập quán hôn nhân cận huyết thống ở Việt Nam 25
2.4. Nguyên nhân của hôn nhân cận huyết 29
CHƯƠNG II 33
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
1. Địa bàn và đối tượng nghiên cứu 33
1.1. Địa bàn nghiên cứu 33
2. Phương pháp nghiên cứu: 33
2.2. Kỹ thuật chọn mẫu và cỡ mẫu 33
3. Biến số và các chỉ số trong nghiên cứu. 35
4. Phương pháp thu thập thông tin 35
5. Phân tích và xử lý số liệu 38
7. Đạo đức trong nghiên cứu 38
CHƯƠNG III 40
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
1. Thực trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống của các dân tộc Mông, Mường,
Thái 40
2. Thực trạng hôn nhân của địa bàn nghiên cứu 46
Qua biểu đồ và bảng thu thu thập số liệu thấy tỷ lệ xảy thai của phụ nữ các dân
tộc nghiên cứu tỷ lệ ngang bằng nhau 56

4. Nhận thức của người dân về tảo hôn và hôn nhân cận huyết 56
Biểu đồ 18. Nhận thức của người dân về tảo hôn 57
Biểu đồ 19. Nhận thức của người dân về h ôn nh ân cận huyết 57
5. Nhận thức của cán bộ 65
8
BÀN LUẬN 69
1. Thực trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống ở các dân tộc Mông, Thái,
Mường tại địa bàn nghiên cứu. 69
2. Nhận thức của các đối tượng về tảo hôn và hôn nhân cận huyết. 72
Chương V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 74
KẾT LUẬN 74
1. Thực trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống của các dân tộc Mông, Thái,
Mường tại Sơn La giai đoạn 2011 – 2013. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đến thế kỷ XX vẫn luôn được coi là
tập quán hôn nhân phổ biến của nhiều dân tộc ở châu Phi, Trung Đông và Nam Á
đặc biệt là ở Khu Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Hiện nay, mặc dù đã có rất
nhiều nỗ lực của các chính phủ và các tổ chức từ thiện, vấn nạn hôn nhân này vẫn
còn phổ biến đang diễn ra liên miên, ngày càng bức xúc và là điều cấp bách cần
giải quyết không chỉ riêng ở một châu lục, một cộng đồng ngôn ngữ, tôn giáo, hay
trong một đẳng cấp nào. Hàng năm, nạn tảo hôn đã và đang cướp đi quyền được
học tập, vui chơi, cướp đi sự trong trắng, vô tội của hàng chục triệu trẻ em gái trên
toàn thế giới, buộc họ phải sống trong sự chiếm đoạt cả về thể xác và tâm hồn,
trong sự nghèo đói, ít hiểu biết với biết bao nguy cơ theo kết quả một số nghiên cứu
cho thấy, các cặp vợ chồng tảo hôn sinh con thường bị nhẹ cân (dưới 2,5kg), còi
cọc, phát triển chậm và dị tật bẩm sinh cao hơn so với những đứa trẻ khác. Việc
mang thai và sinh đẻ khi cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, chưa đủ sức
khoẻ để nuôi dưỡng bào thai sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ người mẹ và sự phát

triển bình thường của thai nhi, đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tử
vong chu sinh và sơ sinh, đẻ non, sơ sinh nhẹ cân, dị dạng, dị tật. Tảo hôn vì vậy đã
trở thành nỗi kinh hoàng của phụ nữ và trẻ em gái ở các nước đang phát triển.
Cùng với nạn tảo hôn, tập quán hôn nhân cận huyết thống đang tạo ra vô số
hiểm họa cho tương lai giống nòi của hàng chục triệu gia đình hàng năm tại nhiều
cộng đồng. Trong khi, nguồn nhân lực luôn là một nhân tố quan trọng hàng đầu của
sự phát triển; thì thật đau sót khi một phần nào đó trong các chủ nhân tương lai của
thế giới lại là những người thiểu năng trí tuệ, hay họ đã mang trong mình tự bao giờ
không hay biết những căn bệnh bẩm sinh Khoa học cũng đã chứng minh không ít
những đứa trẻ sinh ra từ các cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống rất dễ có nguy
cơ mắc các bệnh di truyền do sự ảnh hưởng của môi trường đối với sự kết hợp của
các gien lặn mang bệnh. Trẻ mắc bệnh có thể bị biến dạng xương mặt, bụng phình
to, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Nếu những gen lặn bệnh lý ở chồng và vợ kết
10
hợp với nhau còn có thể sinh ra con dị dạng hoặc bệnh di truyền như mù màu, bạch
tạng, da vảy cá, đặc biệt phổ biến là căn bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia.
Chính vì vậy, người ta gọi các tập quán hôn nhân như vậy là một vấn nạn của
tương lai – cũng một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự nghiệp phát triển
bền vững của nhân loại.
Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc cùng sinh sống và có nhiều bản sắc văn hóa khác
nhau tạo nên sắc mầu văn hóa các dân tộc của tỉnh biên giới Tây Bắc. Tuy nhiên, ở
một số dân tộc lại đang đứng trước nguy cơ ảnh hưởng của tập tục lạc hậu lâu đời
và mức độ hiểu biết của người dân trong hôn nhân, mang thai, sinh đẻ trong lứa
tuổi vị thành niên và hôn nhân cận huyết thống đang thực sự có ảnh hưởng lớn đến
chất lượng dân số của một số dân tộc ít người ở tỉnh ta. Phong tục tảo hôn, kết hôn
cận huyết thống và tình trạng “Hữu sinh vô dưỡng” của một số dân tộc ít người đã
dẫn đến bệnh tật, tỷ lệ tử vong cao, chất lượng giống nòi suy thoái.
Với những lý do đó chúng tôi đề xuất đề tài “Thực trạng tảo hôn và kết hôn
cận huyết thống của một số Dân tộc ít người ở tỉnh Sơn La” với hai mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ tảo hôn và kết hôn cận huyết thống của dân tộc ( Mông,

Mường, Thái ) ở tỉnh Sơn La năm 2011 – 2013.
2. Đánh giá nhận thức, Thái độ của của người dân một số dân tộc ít người
tỉnh Sơn La về tảo hôn và kết hôn cận huyết thống
11
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1. Vấn nạn tảo hôn trên thế giới và Việt Nam
1.1. Khái niệm tảo hôn
Từ góc độ pháp luật, các chuyên gia vẫn giải thích Tảo hôn là hiện tượng kết
hôn của hai người nam và nữ khi họ chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp
luật. Tuy nhiên, luật pháp mỗi quốc gia lại quy định về điều kiện kết hôn cũng như
tuổi kết hôn khác nhau. Ở Pháp tuổi kết hôn được pháp luật quy định đối với nam
là 18 và với nữ là 16 tuổi, đồng thời pháp luật cũng cấm những người có quan hệ
họ hàng trong phạm vi 3 đời kết hôn với nhau. Còn ở Anh độ tuổi kết hôn đối với
cả nam lẫn nữ theo pháp luật là qua tuổi 16 và cấm kết hôn giữa những người họ
hàng trong phạm vi 4 đời. Trong khi đó, theo Luật Hồi giáo Sharia quy định, việc
các giáo sĩ Hồi giáo dù ở đâu đều được phép kết hôn với những bé gái dưới 15 tuổi.
Thậm chí Luật Hồi giáo còn khẳng định tính hoàn toàn hợp pháp của việc kết hôn
với các bé gái dưới 12 tuổi. Điều này trái ngược hẳn với luật pháp nước Anh nêu
trên.
Còn pháp luật Việt Nam coi tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên
hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào sự
phát triển tâm sinh lý của con người, vào các điều kiện KT-XH ở nước ta xác định
quy định tại Điều 9 luật Hôn nhân & gia đình Việt Nam 2000: tuổi kết hôn đối với
nam là 20 và đối với nữa là 18, đồng thời cấm kết hôn giữa những người họ hàng
trong phạm vi 3 đời. Tảo hôn là trường hợp của kết hôn trái pháp luật mà theo
khoản 3 Điều 8 luật hôn nhân và gia đình: " Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập
quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp
luật quy định".
12
Xét ở góc độ xã hội, tảo hôn là việc hai bên nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn

theo luật định, nhưng đã chung sống với nhau như vợ chồng và không đăng ký kết
hôn. Nhìn về bản chất của tảo hôn, nhiều chuyên gia phát triển đã gọi đó là “vấn
nạn hôn nhân” còn chúng tôi gọi đó là “vấn nạn của phát triển” hay “vấn nạn của
tương lai”. Trước thực tiễn tảo hôn vẫn đang diễn ra phổ biến ở các quốc gia đang
phát triển trong đó có nước ta, như hiện nay, thì nhiều hình ảnh rất phù hợp với bản
chất của vấn nạn hôn nhân này. Nhiều người đã ủng hộ cách dùng hình tượng
không quá cực đoan của chúng tôi khi gọi tảo hôn là “kẻ chiếm đoạt tuổi thơ” hay
“kẻ chiến đoạt quyền của các bé gái” từ quan điểm bảo vệ quyền con người.
1.2. Thực trạng tảo hôn trên thế giới
Bức tranh tảo hôn trên thế giới đang dóng lên một hồi chuông cảnh báo về
phát triển bền vững và vi phạm nhân quyền của các bé gái. Cuộc điều tra của Liên
Hợp Quốc về quyền của bé gái nhân ngày Quốc tế bé gái (ngày 11/10/2012) cho
thấy hiện nay tình trạng bé gái bị lạm dụng tình dục và nạn tảo hôn đang diễn ra vô
cùng nhức nhối ở nhiều nước, đặc biệt là các nướcTrung Đông và Nam Á. Tại
Afghanistan, theo khảo sát của Liên Hợp Quốc có tới 57% nữ giới nước này kết
hôn trước 16 tuổi - là tuổi pháp luật nước này cho phép.
Còn theo UNICEF, nạn tảo hôn rất phổ biến ở các nước đang phát triển, nơi
có đến 1/3 phụ nữ lấy chồng trước tuổi 18. Thống kê của Quỹ Dân số Liên Hợp
Quốc (UNFPA) khẳng định ít nhất 1/3 số “em gái” ở Nigeria lấy chồng khi chưa
được 15 tuổi (phổ biến là tuổi 13, có trường hợp chỉ 9 hoặc 10 tuổi) và 75% lấy
chồng trước 18 tuổi.
13
Theo điều tra của Liên Hợp Quốc về hôn nhân vị thành niên thế giới 2011
cho thấy: tại châu Phi và Trung Á, đặc biệt là ở các nước Nigiê, Chad và Mali, có
tới hơn 70% các em gái kết hôn trước 18 tuổi; ở các nước như Afghanistan,
Bangladesh, Guinea, Cộng hòa Trung Phi, Mozambique, Burkina Faso, Thổ Nhĩ
Kỳ và Nepal có tỷ lệ tảo hôn tới trên 50%; còn ở Ethiopia, Malawi, Madagascar,
Sierra Leone, Cameroon, Eritrea, Uganda, Ấn Độ, Nicaragua, Zambia và Tanzania
đều có tỷ lệ tảo hôn trên 40%.
Ở Yemen và một số nước khác có tỉ lệ tảo hôn cao, người chồng có thể là

một người đàn ông trẻ tuổi nhưng cũng có thể là những người đàn ông góa vợ ở
tuổi trung niên hoặc thậm chí là những kẻ bắt cóc, cưỡng hiếp cô gái trước rồi sau
đó được quyền tuyên bố nạn nhân là vợ mình. Các cô vợ trẻ trong một ngôi làng ở
miền tây Yemen chẳng bao giờ dám nói đến chuyện học hành. Đa số các cô đều kết
hôn trong độ tuổi từ 14-16 và chưa từng được đến trường. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng
người Mỹ - Stephanie Sinclair, cũng là phóng viên của tờ National Geographic đã
ghi lại được nhiều hình ảnh đau lòng từ những chuyến đi thực tế của chị về nạn tảo
hôn tại vùng núi Hajjah, Yemen với những lời bộc bạch thơ ngây cô bé Tahani nhớ
lại những ngày đầu tiên khi mới kết hôn với ông Majed, khi đó cô mới tròn 6 tuổi:
“Khi cháu nhìn thấy ông ấy, cháu trốn đi. Cháu ghét phải nhìn thấy ông ấy” Đó
cũng là những gì đang diễn ra tại một số vùng ở Ethiopia.
14
Ở Afghanistan, Ủy ban nhân quyền độc lập (AIHRC) tại nước này khẳng
định, hơn một nửa số vụ hôn nhân ở tỉnh miền Nam Kandahar là tảo hôn. Ở Ấn Độ,
46% phụ nữ từ 20 đến 24 tuổi lấy chồng hoặc sống như vợ chồng trước tuổi 18, còn
ở những khu vực nông thôn, tỷ lệ này có thể là 55%. Ở Nepal, tỷ lệ tảo hôn là 56%,
còn ở Dải Gaza (Palestine), tỷ lệ này cũng chiếm đến 42%. Đặc biệt, tại Ấn Độ,
ngay từ xa xưa, nhiều cô bé đã bị cha mẹ bắt ép lấy chồng là những người đáng tuổi
cha, tuổi ông của các em. Hiện vẫn còn khoảng 40% đám cưới trẻ em trên thế giới
đang diễn ra ở nước này. Nhiều em bé gái 5 tuổi ở làng quê nghèo Ấn Độ bị gọi dậy
trong đêm và được người thân bồng tới lễ cưới là chuyện bình thường diễn ra.
Do tảo hôn tại Ấn Độ là bất hợp pháp và có thể bị phạt lên tới 100.000 Rupee
(2.000 USD) và ngồi tù 2 năm, áp dụng với người tổ chức thực hiện hoặc biết mà
không ngăn cản đám cưới trẻ em. Nên trước đây, những nghi lễ cưới thường được
tổ chức vào ban đêm và nó sẽ trở thành một bí mật được cả làng giữ kín. Nhưng
hiện nay, điều này dường như không còn là sự bận tâm bất kỳ người khách nào
đang vui vẻ nhảy múa hay vị thầy tế thực hiện nghi lễ. Ở bang phía Bắc Rajasthan,
Nel chứng kiến hôn lễ của 2 chị em 6 và 11 tuổi. Những người thân vây lấy các bé
gái để mặc cho chúng bộ quần áo cô dâu màu đỏ và vàng lấp lánh. Được trang điểm
đậm đà, các cô dâu còn tuổi ăn tuổi chơi ngoan ngoãn đi theo họ.

Những em gái từ 14 - 16 tuổi kết hôn ở Ấn Độ cũng là những đứa trẻ có con
- cuộc sống của chúng bị chiếm đoạt và hủy hoại hoàn toàn. Những bé gái trở thành
mẹ trong khi cơ thể chưa hoàn thiện về tâm sinh lý, không có kiến thức về sức khỏe
sinh sản. Chính vì vậy, tình trạng tử vong cả mẹ lẫn con khi những “người vợ nhí”
sinh con dường như không còn xa lạ ở các trạm y tế của các quốc gia này.
15
Trong xã hội Hồi giáo, theo ông Abdul Haque - một nhà hoạt động xã hội
cho biết, hầu hết các giáo sĩ Hồi giáo đều kết hôn với các cô bé dưới 12 tuổi. Thậm
chí, trước đây nhà tiên tri Muhammad của cộng đồng này đã kết hôn với một bé gái
bảy tuổi. Điều đáng nói ở đây là hầu hết các bé gái sau khi lấy “chồng” thường bị
bạo hành và nói cách khác là bị lạm dụng tình dục. Đặc biệt, một sự thật đau lòng
là nhiều bé gái đã phải làm vợ ở tuổi từ 8 đến 11 tuổi, khi cơ thể các em vẫn chưa
phát triển hoàn thiện, do vậy những bé gái này thường dễ bị tổn thương cả về thể
xác lẫn tinh thần.
Ở nước Anh, theo số liệu điều tra đăng tải trên Sun Times, trong số 8.000
trường hợp vi phạm luật hôn nhân mỗi năm, có khoảng trên 1.000 trường hợp vi
phạm khi kết hôn với các bé gái dưới 15 tuổi. Tình trạng này xảy ra trong nhiều
năm qua song vẫn chưa được lên tiếng chấm dứt. Còn theo số liệu của Trung tâm
Nghiên cứu Quốc tế về Phụ nữ ở Anh (ICRW), năm 2012 có hơn 50 triệu cô dâu trẻ
con trên toàn thế giới, và dự kiến sẽ tăng lên đến 100 triệu trong thập kỷ tới. Theo
đà phát triển hiện nay, Liên Hợp Quốc ước tính trong thập kỷ tới có khoảng 1 triệu
bé gái sẽ kết hôn trước tuổi 18. Đây thực sự là hồi chuông cảnh báo nghiêm trọng
cho vấn nạn hôn nhân này trong các cộng đồng.
1.3. Thực trạng tảo hôn đáng báo động ở Việt Nam
Tảo hôn là một tập quán khá phổ biến trong các cộng đồng DTTS ở nước ta.
Tảo hôn đang diễn ra trên khắp các vùng nông thôn miền núi, nơi có người DTTS
cư trú, đặc biệt là ở vùng núi phía Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên, trong đó, các tỉnh
phía Tây Bắc có tỷ lệ tảo hôn cao hơn hẳn các vùng khác với trên 30%
16
Phụ nữ nông thôn ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long nước ta, nhất

là phụ nữ người DTTS, có trình độ học vấn thấp và họ là đối tượng trọng điểm của
vấn nạn tảo hôn và kết hôn sớm ở Việt Nam. Bỏ học sớm, kết hôn sớm và đi làm
sớm là ba vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và là hệ lụy của nhau. Một số
tỉnh ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ kết hôn trong nhóm tuổi
từ 15-19 khá cao (trên 15%). Một số tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao nhất trong cả nước
cũng nằm trong khu vực này là Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Lào cai, Quảng Trị,
Kon Tum, Bạc Liêu Cả nước chỉ có 9 tỉnh có trên 5% dân số nam 15-19 tuổi và
14 tỉnh có trên 5% dân số nữ 15-17 tuổi đã từng kết hôn. Đặc biệt, số liệu thống kê
về tỷ lệ tảo hôn theo các tỉnh trong 3 năm gần đây (2009 - 2012) lại cảnh báo một
thực tế đáng buồn, cụ thể như sau:
1.3.1. Tỉnh Sơn La: Theo số liệu thống kê của Chi cục DS - KHHGĐ năm
2010: tỷ lệ tảo hôn của tỉnh cao vào hàng nhất cả nước: xã (Lóng Luông huyện
Mộc Châu) từ năm 2005 đến nay có khoảng 390 cặp kết hôn thì có đến 204 cặp vợ
chồng tảo hôn ở lứa tuổi từ 12 - 17 tuổi, chiếm gần 52% cặp vợ chồng đã kết hôn;
xã Vân Hồ tỷ lệ tảo hôn là 68% so với tổng số cặp kết hôn, xã Lóng Sập (huyện
Mộc Châu) chiếm 49%, các xã Kim Bon, Tân Lang (huyện Phù Yên) có tỷ lệ tảo
hôn từ 25,4 đến 39%, xã Tà Xùa (huyện Bắc Yên) là 35% và Muổi Nọi (huyện
Thuận Châu) có tỷ lệ thấp nhất là 27%.
1.3.2. Tỉnh Lai Châu: Theo số liệu Chi cục DS - KHHGĐ năm 2012, với
khoảng gần 1/3 dân số nam và nữ 15 – 19 tuổi đã từng kết hôn, đưa con số toàn
tỉnh có hơn 35% số cặp vợ chồng DTTS kết hôn theo hủ tục tảo hôn.
17
1.3.3. Tỉnh Lào Cai: Trưởng ban Dân vận Lào Cai, bà Hoàng Thị Tráng
khẳng định: Tảo hôn xảy ra ở hầu hết các dân tộc trong tỉnh, nhưng người Mông,
Thái, Tày, Nùng, Phù Lá có tỷ lệ cao nhất. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ
năm 2006 - 2010 có 952 cặp tảo hôn. Trong đó, huyện Sapa là 36,2% (453/1.251
cặp); Si Ma Cai: 6,2% (52/826 cặp) Còn tại xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà
(Lào Cai) 1 năm (2011) có đến 21 cặp vợ chồng tảo hôn, độ tuổi phổ biến từ 14 đến
17 tuổi, thậm chí có em 13 tuổi đã lập gia đình. Nạn tảo hôn xảy ra ở hầu hết các
thôn, bản, nhiều nhất là ở cộng đồng người Mông, Thái, Phù Lá…Thậm chí có

những em chỉ mới học lớp 5 đã phải nghỉ học ở nhà lấy chồng.
1.3.4. Tỉnh Công Tum: Theo chị Y Úp - nguyên Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã
Rờ Cơi, huyện Sa Thầy, Kon Tum, thì nhiều em chỉ khoảng 13 tuổi là "bắt chồng”,
14 tuổi sinh con đầu lòng. Tình trạng trẻ em bỏ học, tảo hôn chính quyền địa
phương không hay biết và đến khi biết thì việc đã rồi. nhiều em năm nay mới 19
tuổi đã có hai đứa con, đứa đầu chỉ gần 4 tuổi. Sinh con khi chưa đủ trưởng thành
và hoàn thiện về thể chất, sức khỏe yếu, con cái nheo nhóc nên không thể lao động,
cuộc sống khó khăn vô cùng.
1.3.5. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Gần đây, thông tin về các vụ tảo
hôn ở các tỉnh thuộc ĐBSCL xuất hiện ngày càng nhiều. Phần lớn cô dâu trong các
cuộc kết hôn gần đây chỉ mới 13-16 tuổi, có trường hợp chú rể mới 14 tuổi. Các
đám cưới trẻ con này thường tổ chức “bí mật”, chính quyền và các cơ quan chức
năng địa phương chỉ biết được khi “sự đã rồi“ và “gạo đã nấu thành cơm” - tức khi
họ đã có con. Kết quả điều tra trong 3 năm 2007 – 2009 cũng cho thấy dân tộc có
nhiều trường hợp tảo hôn cao ở vùng núi phía Bắc là dân tộc Mông chiếm 33%,
dân tộc Thái chiếm 23,1%, dân tộc Mường chiếm 15,8%.
1.4. Nguyên nhân của vấn nạn tảo hôn:
Các chuyên gia phân tich, có nhiều nguyên nhân khác nhau và khá phức tạp
ở các cộng đồng, dẫn đến vấn nạn tảo hôn ngày càng nhức nhối. Tuy nhiên, nguyên
18
nhân chủ yếu vẫn là tập tục truyền thống và sự thiếu hiểu biết của chị em ở các
nước đang phát triển.
1.4.1. Trên thế giới
Trong nhiều trường hợp, nạn tảo hôn là một phong tục truyền thống rất phổ
biến. Tuy nhiên, còn nhiều nguyên nhân khác, đó là:
- Củng cố liên minh và vị thế gia đình: ở nhiều gia đình không có vị thế,
cuộc hôn nhân của cô con gái nhiều khi sẽ cải thiện được vị thế và củng cố được
liên minh gia đình;
- Cuộc hôn nhân còn có động cơ kinh tế. Thông thường cuộc tảo hôn là cuộc
trả nợ, gả bán hoặc bù cho những tổn thất do thiên tai để duy trì sự sống cho cả gia

đình cô dâu. Ở hạ Sahara châu Phi, gia đình cô dâu nhận được đồ thách cưới có giá
trị từ gia đình chú rể - nhiều khi là gia súc. Ở Ấn Độ, nơi những gia đình nghèo
phải vay nợ để lo một khoản hồi môn cho gia đình chú rể khi cho con gái lấy
chồng, số tiền họ phải trả sẽ ít hơn nếu cô gái còn trẻ. Một lý do khác là nhiều gia
đình muốn tránh cho con gái họ bị xâm hại tình dục, nên thường cho con gái lấy
chồng sớm.
- Chính vì vậy, cô dâu được gả chồng sớm còn là sự đảm bảo trinh tiết và giá
trị gia đình. do đó giá trị kinh tế của họ là các cô dâu và sự trong trắng và danh dự
của gia đình được bảo vệ. Cũng từ đây ở nhiều nước Trung - Nam Á thường chấp
nhận hủ tục man rợ: Giết người vì danh dự (honour killing) - đây là thuật ngữ chỉ
cách giết hại phụ nữ vì danh dự của gia đình, mà người giết chính là những người
thân của chính nạn nhân - có thể là cha ruột, anh em trai hay thậm chí anh em rể.
Đây là một phong tục man rợ đã tồn tại rất lâu đời ở Pakistan cũng như nhiều
nước Hồi giáo khác như Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập - nơi đàn ông có quyền
hạn tuyệt đối, còn phụ nữ bị xem như nô lệ trong gia đình. Hủ tục này mặc dù
không tồn tại trong luật Hồi giáo nhưng những hiện tượng giết người vì danh dự
vẫn dai dẳng diễn ra ngoài xã hội. ủy ban Nhân quyền Pakistan cho biết, trong hai
năm 2009 - 2010, tại tỉnh Punjab, đã có hơn 850 phụ nữ đã bị chính người thân
19
của mình (chồng, anh em trai, cha) giết chết - đây là tỉnh đông dân nhất ở Pakistan
có tỷ lệ phụ nữ bị giết hại vì danh dự. Tại Ấn Độ cũng vậy, chỉ vì lý do đơn giản là
một nữ nhà báo xấu số muốn thành hôn với một nam nhà báo khác và cô đã mang
thai. Tuy nhiên, người thanh niên mà cô muốn làm vợ lại thuộc đẳng cấp thấp hơn
gia đình cô. Sau khi về nhà với cố gắng cuối cùng nhằm thuyết phục gia đình, cô
gái đáng thương đã nhắn tin với bạn trai là cô đang bị gia đình nhốt trong buồng
tắm và khóa chặt cửa. Ít ngày sau, 29/4/2010, người ta phát hiện cô gái đáng
thương đã chết. Gia đình tuyên bố rằng cô đã tự sát, và còn đệ đơn kiện bạn trai
của nữ nhà báo xấu số tội cưỡng bức và xúi giục tự sát. Nhưng kết quả khám
nghiệm tử thi cho thấy cô đã chết do ngạt thở.
- Nguyên nhân tảo hôn còn do những quan điểm lạc hậu, bất bình đẳng giới,

rằng con gái chỉ cần đảm nhiệm thiên chức làm mẹ, nuôi con. Nếu được gả chồng
sớm, người con gái sẽ sớm trưởng thành và thích nghi tốt hơn với những hoàn cảnh
kinh tế nhà chồng.
- Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp bởi những quan niệm khác nhau từ
những khác biệt văn hóa của các cộng đồng. Trong khi các tổ chức nhân quyền ra
sức lên tiếng bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em, nhưng những người trong cuộc lại
chưa đủ sức vượt qua nhũng rào cản văn hóa của chính mình. Nhiều nền văn hóa đã
từng cổ súy cho các hình thức hôn nhân theo truyền thống, bất chấp những hệ lụy
mà nó gây ra, và đặc biệt ở thế giới phương Tây, hủ tục hôn nhân nan giải này lại
hiếm khi được bàn đến. Chính phủ của nhiều quốc gia cũng đã triển khai những
biện pháp ngăn chặn và gần đây, vấn nạn hôn nhân này đang thu hút ngày càng
nhiều hơn sự quan tâm của các cơ quan tài trợ quốc tế, các tổ chức nhân đạo từ
thiện, các cơ quan truyền thông, trong đó có chúng ta.
1.4.2. Ở Việt Nam
Nhiều nguyên nhân của vấn nạn tảo hôn đã đề cập ở trên cũng phù hợp với
hoàn cảnh Việt Nam, nhất là nguyên nhân do những tập tục của các cộng đồng
DTTS. Tuy nhiên, ngoài ra một số nguyên nhân khác chúng ta cũng có thể bổ sung:
20
- Nghèo đói, thất học, thiếu hiểu biết được coi vừa là nguyên nhân, vừa là hệ
quả của vấn nạn tảo hôn. Yếu tố khác tác động đến việc kết hôn sớm là trình độ học
vấn, nhất là đối với nữ, khi người phụ nữ có học vấn càng cao thì xác suất kết hôn
sớm càng thấp và ngược lại. Tuy nhiên, với nam giới thì yếu tố này chưa có cơ sở
tin cậy.
- Đối với đồng bào dân tộc miền núi thì kết hôn sớm do nhu cầu về lao động
là động cơ quan trọng. Kết quả điều tra “Một số đặc điểm về hôn nhân và gia đình
của dân tộc H’Mông và Thái tại Lai Châu và Cao Bằng “ do Ủy ban Dân số, Gia
đình và Trẻ em thực hiện năm 2009 cho thấy lý do này chiếm tới 54%, báo cáo chỉ
ra rằng “nguyên nhân hàng đầu của hiện tưởng tảo hôn và trong các trường hợp kết
hôn sớm tuổi cô dâu bao giờ cũng lớn tuổi của chú rể. Điều này phản ánh rõ đặc
trưng về động cơ cần thêm lao động ở gia đình nhà trai và xuất phát từ thực tế đời

sống còn nhiều khó khăn của bà con các dân tộc thiểu số”. Như vậy có thể thấy,
việc kết hôn sớm có liên quan đến các yếu tố về bỏ học sớm, đi làm sớm, nhóm dân
tộc ít người và những yếu tố này rơi vào nữ nhiều hơn.
- Không có việc làm cũng là yếu tố góp phần làm tỷ lệ kết hôn sớm tăng,
người có việc làm thì khả năng kết hôn sớm không cao bằng người không làm việc,
khác biệt này ở nam giới rõ hơn nữ giới.
- Pháp luật của Việt Nam chưa nghiêm minh và việc thực thi pháp luật hôn
nhân và gia đình chưa nghiêm túc. Người Kdong và người B’râu ở xã Bờ Y luôn
xem chuyện kết hôn của đời người là chuyện… tổ tiên truyền con cháu nối, chứ
không theo luật pháp. Nên trai gái cứ đến tuổi dậy thì là kết hôn.
- Sự thiếu bản lĩnh của phụ nữ và sự bao che của cộng đồng. Trên thế giới, ở
nhiều quốc gia đã xuất hiện làm sóng phản kháng của các cô gái và của cộng đồng,
nhưng ở việt Nam. làn sóng này chỉ xuất hiện từ các cơ quan chức năng địa
phương, từ những tổ chức chăm sóc sức khỏe bé gái. Còn cộng đồng thì thường là
bao che, còn các cô gái thì hãnh diện khi “bắt được chồng” sớm hơn người khác.
Điều đó còn cho thấy rõ trình độ dân trí của người dân thấp, nhận thức pháp luật
21
của người dân về Luật Hôn nhân và Gia đình còn hạn chế, phong tục tập quán lạc
hậu,bản thân người dân không vượt qua được chính những hủ tục của mình; Cuộc
trao đổi của phóng viên Báo Dân trí với một người cao tuổi người Krong: Mình nói
cưới vì cái bụng hai đứa đã ưng nhau, hai bên cha mẹ cũng chiều lòng theo “truyền
thống” xưa nay của người Krong chứ không phải do “ăn cơm trước kẻng”. Đó là
chuyện đáng mừng của cả hai bên gia đình: “Mình lấy chồng sớm để làm ăn tốt
hơn, ở đây nhiều người lấy chồng sớm lắm, 13 tuổi là lấy chồng rồi”, Mẹ chồng
của đôi vợ chồng nhí cũng giải thích tiếp: “Chúng lấy nhau sớm cũng tốt mà, lấy
nhau để về cùng làm ăn cho dễ hơn”.
- Nhiều gia đình chưa quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của các bé
gái mà phó mặc cho xã hội. Nhiều gia đình cũng chưa quan tâm đến việc giáo dục
con em về quan hệ nam nữ không lành mạnh, đã có một số trường hợp xảy ra "sự
cố" buộc cha mẹ phải tổ chức đám cưới vì bọn trẻ đã "lỡ yêu nhau"… đó là những

nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tảo hôn ở địa phương hiện nay.
2. Tập quán hôn nhân cận huyết thống trên thế giới và Việt Nam
2.1. Khái niệm và các tên gọi
Hôn nhân cận huyết thống là hình thức hôn nhân nội tộc, là hôn nhân giữa
các cặp vợ chồng trong cùng một họ hàng, hay nói cách khác là hôn nhân giữa
những người có cùng dòng máu trực hệ. Có thể là hôn nhân anh chị em họ chéo,
hôn nhân anh chị em họ song song tức hôn nhân con anh/chị với con em. Vì vậy,
trên thế giới còn gọi là hôn nhân bà con hay hôn nhân giữa anh em họ (cousin
marriage) - đây là cách hôn nhân phổ biến trong các cộng đồng Hồi giáo từ xưa đến
nay. Hôn nhân cận huyết thống còn dẫn tới loạn luân khi các anh chị em ruột trong
gia đình kết hôn lẫn nhau. Điều này cũng đã từng xảy ra từ xa xưa. Thời Ai Cập cổ
đại, Nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng cũng lấy em trai ruột làm chồng. Tuy nhiên, với
các pharaoh, điều đó không được coi là vô đạo đức.
2.2. Thực trạng hôn nhân cận huyết thống trên thế giới
2.2.1. Một tập tục xa xưa với hệ lụy lâu dài và nghiêm trọng
22
Hôn nhân cận huyết thống không phải là câu chuyện mới đây. Nó đã từng
tồn tại trong mạch ngầm của đời sống xã hội loài người từ thời sơ khai. Chế độ mẫu
hệ từ thời xa xưa và gần đây là nhất chế độ phong kiến đã từng coi hôn nhân cận
huyết thống như một sinh hoạt bình thường trong đời sống xã hội. Hôn nhân cận
huyết cũng là điều phổ biến ở các hoàng gia từ phương Đông sang phương Tây vào
thời xa xưa. Hôn nhân theo cách đó thường là giữa các anh chị em họ, thậm chí
giữa chú cháu kết hôn trong hoàng tộc để duy trì sự nối dõi ngai vàng và bảo vệ uy
quyền dòng họ vẫn là chuyện không lạ. Ở một số triều đại phong kiến, kết hôn
trong họ là một cách gìn giữ sự trong sạch dòng máu hoàng tộc và để duy trì quyền
lực. Hapsburg là một triều đại từng thống trị hơn 500 năm ở châu Âu, trên khắp
vùng lãnh thổ, các quốc gia lớn như: Áo, Hungary, Bỉ, Hà Lan, Đức ngày nay. Tuy
nhiên, người ta không ngờ rằng chính phong tục cổ hủ này lại là nguyên nhân dẫn
tới sự hủy diệt.
Các nhà khoa học sau này đã phát hiện ra rằng các thế hệ thừa kế ngai vàng

đều lần lượt mắc phải những căn bệnh kỳ lạ, liên quan đến đột biến gen do quan hệ
hôn nhân cùng huyết thống, mà ngày nay đôi khi được gọi là quan hệ "loạn luân"
giữa anh chị em ruột, hoặc giữa cha mẹ và con cái. Cha của vua Charles, vua Philip
IV đồng thời là chú của mẹ Charles. Còn ông nội của ông, vua Philip II đồng thời
là chú của bà nội Charles. Chính quan hệ hôn nhân trong họ đã khiến chứng bệnh
này di truyền từ đời này sang đời khác và ngày càng nghiêm trọng. Nhưng theo
nguyên tắc của hoàng tộc, đến lượt mình, vua Charles vẫn phải cưới vợ là chị em
ruột. Kết quả là các con ông đều chết rất trẻ bởi cùng một căn bệnh di truyền kỳ lạ.
Vua Charles II là người nối dõi cuối cùng của triều đại Hapsburg. Ông mắc phải ít
nhất là vài căn bệnh lạ liên quan đến gen, đó là: 1) lưỡi của vua Charles II bị biến
dạng, to hơn rất nhiều so với bình thường, khiến nhà vua gặp khó khăn trong việc
ăn nói và ăn uống; ông còn mắc tật chảy nước dãi liên tục không kiểm soát được;
Hộp sọ của nhà vua cũng biến dạng thành quá cỡ, chân tay luôn bị phù nề.
23
Ông có những biểu hiện bất thường về thể chất từ khi mới sinh, lên 8 mới
biết đi và trong suốt cuộc đời mình, ông luôn bị ám ảnh bởi chứng ảo giác. Nhưng
hậu quả của sự thụ thai cùng huyết thống của các thế hệ trước cũng đã làm suy sụp
hoàn toàn một Hoàng gia - Vua Charles II là người nối dõi cuối cùng của triều đại
Hapsburg.
Riêng ở các vương triều Ai Cập cổ đại, anh chị em ruột cũng đã thành vợ
chồng - chuyện đó lại trở thành câu chuyện loạn luân. Xã hội Ai Cập thời các
Pharaon không phải là xã hội duy nhất trong lịch sử có hiện tượng loạn luân trong
hoàng gia. Theo truyền thống của dòng họ Ptolemy, dòng họ của Cleopatra, các nữ
hoàng không được phép cai trị một mình mà chỉ được đồng cai trị với một người
đàn ông và chỉ đóng vai trò phụ thuộc vào người nam giới đó. Chính vì vậy khi vua
cha qua đời, Cleopatra đã lên ngôi ở tuổi 18 và cùng ngồi trên ngai vàng với em
ruột mình là Ptolemy 13 với tư cách khi đó là chồng của Nữ hoàng.
Sau hơn 3.300 năm, với những bằng chứng khảo cổ học cho phép nhà khảo
cổ Ai cập Zahi Hawass đưa ra một loạt dự báo về nguyên nhân cái chết của vị
Hoàng Đế Ai cập cổ đại Tutankhamun, rằng: sức khỏe của vị Hoàng đế này đã bị

tổn thương ngay từ lúc ông được sinh ra do ông là kết quả của cuộc kết hôn loạn
luân - cha và mẹ của ông là hai anh em ruột. Bởi điều này về mặt chính trị có thể
mang lại một số lợi ích nào đó, nhưng nó lại mang tới các hậu quả khôn lường về
mặt thể chất và đặc biệt nghiêm trọng là những rối loạn di truyền cho thế hệ sau.
Kết hôn loạn luân có nhiều khả năng dẫn tới các bản sao đôi của các gen có hại,
khiến con cái của họ dễ mắc một loạt các khiếm khuyết di truyền. Chiếc chân dị
dạng của Hoàng đế Tutankhamun cũng có thể chính là một khiếm khuyết của di
truyền mà do chính cha mẹ ông để lại. một số bằng chứng khảo cổ học còn cho
phép các nhà khảo cổ còn nghi ngờ ông cũng bị hở một phần vòm miệng (hở hàm
ếch), đây cũng có thể coi là một khuyết tật bẩm sinh. tiếp đến hàng loạt các nghi
ngờ về cái chết sớm của vị Hoàng Đế này, như: có lẽ sinh thời ông cũng đã phải
chiến đấu với nhiều khuyết tật bẩm sinh khác, khi bản thân cơ thể không khỏe
24
mạnh? cho nên khi có một đợt sốt rét ập đến ông đã bị suy sụp nghiêm trọng và cơ
thể của ông không thể chịu đựng thêm được nữa. Dẫn đến cái chết giờ đã được làm
sáng tỏ hơn.
Ngay từ thế kỷ XVIII, Cha đẻ của thuyết tiến hoá Charles Darwin có lẽ
không ngờ rằng hậu duệ của chính mình lại mắc phải những chứng bệnh và dị tật
bẩm sinh khủng khiếp đến như vậy. Gần đây, khi đi tìm câu trả lời cho những căn
bệnh di truyền trong gia tộc Darwin, các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra rằng, nó
xuất phát từ những cuộc hôn nhân cận huyết giữa các thành viên trong gia tộc này.
Manh mối đầu tiên được tìm thấy là cuộc hôn nhân giữa Charles Darwin với chính
người chị họ của ông, Emma Wedgwood. Nó mở đầu cho một chuỗi bi kịch gia
đình ông ở các thế hệ sau. Đó là tỷ lệ vô sinh và chết non ở những đứa trẻ trong gia
đình Darwin sau này.
2.2.2. Hiện trạng hôn nhân cận huyết thống hiện nay
Nghiên cứu liên ngành y sinh - xã hội học gần đây cho thấy, hôn nhân cận
huyết thống còn tồn tại khá phổ biến ở thế giới Hồi giáo và các nước đang phát
triển châu Phi: khu vực Nubia (phía Nam Ai Cập) vẫn là nơi có tỷ lệ hôn nhân cận
huyết cao nhất thế giới với mức 80% các cuộc hôn nhân hiện nay; Tập tục này cũng

rất phổ biến ở một số cộng đồng các quốc gia Nam Á và Trung Đông khác: ở
Pakisstan có tới trên 70% các cuộc hôn nhân được coi là cận huyết. Đặc biệt, người
ta đã ước tính rằng ít nhất 55% người Anh gốc Pakistan đã kết hôn với người anh
em họ thứ nhất của mình; Ả Rập Saudi có tới 67% hôn nhân cận huyết; ở Kuwait
và Jordan có tới 64%; 63% ở Sudan, 60% ở Iraq, 54% ở Qatar và Tiểu vương Quốc
Ả Rập, 48% ở Libya, 47% ở Mauritania, 46% ở cộng đồng Bahrain, 45% ở Yemen,
40% ở Syria, 39% ở Tunisia, 34% ở Algeria, 33% 42% ở Lebanon… Tuy nhiên, sự
kết hôn với một người nào đó trong chính gia đình gây ra một nguy cơ về rối loạn
di truyền gen lặn đối với sự sống của đứa trẻ sinh ra do cận huyết thống.
25
2.3. Tập quán hôn nhân cận huyết thống ở Việt Nam.
Mặc dù Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm trong công tác DS-KHHGĐ
nhưng tình trạng hôn nhân cận huyết thống đang là một vấn đề đáng lo ngại ở các
tỉnh vùng cao. Tại nhiều bản vùng cao ở nước ta, nơi cư trú của đông đồng bào
DTTS, tình trạng hôn nhân cùng, cận huyết thống vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Hủ
tục lạc hậu này đang là lực cản trong quá trình phát triển của các địa phương vùng
sâu vùng xa vốn đã khó khăn.
Theo thống kê của trung tâm nghiên cứu và phát triển dân số (Tổng cục Dân
số – Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế), tại một số dân tộc như Lô Lô, Hà Nhì, Phù
Lá, Chứt, Ê đê, Chu Ru, Chứt… và đặc biệt là các dân tộc Si La (Điện Biên, Lai
Châu), Lô Lô, Pu Péo (Hà Giang), Mông Xanh (Lào Cai), Rơ Mân, Brâu (Kon
Tum) thì cứ 100 trường hợp kết hôn thì có 10 trường hợp là hôn nhân cận huyết
thống. Và họ đang là những dân tộc ít người có nguy cơ suy giảm số lượng và chất
lượng dân số rõ rệt nhất do tình trạng hôn nhân cận huyết gây ra. Cũng theo tài liệu
khảo cứu của trung tâm này, thì có vùng đồng bào dân tộc vẫn áp dụng hôn nhân
cận huyết thống một cách triệt để đến mức, chỉ cho phép những người trong cùng
họ hàng, huyết thống lấy nhau, nếu vi phạm sẽ bị phạt.
Bác sĩ Dương Minh Hiền, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Cao
Bằng cho biết: Tại Cao Bằng, tình trạng hôn nhân cận huyết thống xảy ra nhiều
nhất đối với dân tộc Thái (64%), Mông (61%); ít nhất là dân tộc Tày cũng chiếm

23%. nhiều nhất tại ba huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình và Thông Nông, chiếm 45%.
Theo bác sĩ, những dân tộc này, họ có những tập tục, tập quán riêng, Có trường
hợp, ông bác mới sinh con gái, bà cô em sang chơi mang cho vuông vải, phần để
mừng đứa cháu mới chào đời, phần cũng là "miếng trầu bỏ ngõ", đánh dấu cô cháu
gái của mình tương lai sẽ trở thành nàng dâu của mình nhiều khi cán bộ dân số
không thể can thiệp được. Trên thực tế ở nhiều DTTS phổ biến là hôn nhân giữa
con cô - con cậu; con dì - con già; con chú - con bác. Ở miền núi phía Bắc và Tây
Nguyên phổ biến nhất là hôn nhân con cô - con cậu, tức là hôn nhân giữa con của

×