Trị Liệu Hôn Nhân và Gia Đình
Ai cũng cần một mái ấm gia đình. Vì thế lớn lên, người ta thường phải
khổ công đi tìm kiếm “người bạn đời”. Nhưng với cuộc sống hiện tại, chữ
người bạn đời ít còn ý nghĩa nữa vì các cuộc hôn nhân quá dễ đưa đến ly dị.
Những cuộc hôn nhân lập từ những năm 1990 trở đi có tỉ lệ ly dị là 67%.
Với “chủ nghĩa cá nhân” quá mạnh, người ta dễ tìm thấy bực dọc, gây gỗ
trong cuộc sống chung khi không ai chịu nhường ai.
Thêm nữa, các bệnh tâm thần, lối cư xử không trưởng thành của
những người trong gia đình cũng là những nguyên nhân gây ra xáo trộn.
Ngành trị liệu hôn nhân và gia đình có thể giúp nhiều gia đình tìm
thấy nguyên nhân đổ vỡ và tìm cách hàn gắn lại những liên hệ quan trọng
đối với mọi người.
Trị liệu hôn nhân và gia đình là gì?
Đây là một ngành tâm lý trị liệu nhắm vào việc tìm hiểu, thay đổi và
làm cho tốt đẹp hơn những cách mà những người trong gia đình liên hệ với
nhau. Nghe thì tưởng là mỗi lần chữa phải kêu hết cả gia đình ra ngồi, nhưng
thực ra cách chữa trị này nhắm vào từng cá nhân.
Đôi khi, cả hai vợ chồng hay cả gia đình cùng gặp bác sĩ một lần để
nói chuyện.
Bác sĩ ngành này chữa trị cũng giống như các bác sĩ tâm lý khác
nhưng chỉ chú trọng vào những mối liên hệ của những người trong gia đình
với nhau.
Trị liệu hôn nhân và gia đình thường không kéo dài, chỉ 3 tới 5 tháng,
ít hơn 1 năm.
Những ai cần cách chữa trị này?
Những đôi lứa có vấn đề trong cách thông tin, liên hệ với nhau, có
những bất đồng trong cuộc sống và những vấn đề tình dục đều có thể được
giúp ích bằng cách chữa trị này.
Ngoài ra, nếu một người trong gia đình bị bệnh trầm cảm, nghiện
ngập hay những bệnh tâm thần khác hoặc một bệnh kinh niên như tiểu
đường, suyễn nặng, ngay cả các em tuổi mới lớn với những vấn đề của tuổi
này, mọi người trong gia đình cũng sẽ được giúp ích với cách chữa trị này.
Chữa trị như thế nào?
Chữa trị có mục đích tìm ra vấn đề và đặt ra mục tiêu rõ ràng để giải
quyết chúng. Bác sĩ sẽ dò tìm vai trò của những người trong gia đình, những
quy luật , mục tiêu và những giai đoạn phát triển của gia đình để tìm cho ra
những vấn đề đã đưa đến xung đột và stress. Bác sĩ có thể đề cập tới kiểu
mẫu cư xử của gia đình thí dụ như cách đốiphó với những tai nạn khẩn cấp
cũng như khả năng giải quyết những xung đột, bày tỏ cảm xúc với người
trong gia đình. Trị liệu cũng có thể đámh giá những điểm tốt của gia đình,
thí dụ như tình thương yêu lo lắng cho nhau, cũng như những nhược điểm
thí dụ như không tâm sự với những người trong gia đình được.
Thí dụ: Một người con trong gia đình bị bệnh trầm cảm từ tuổi mới
lớn. Gia đình có thể không biết được căn rễ của bệnh này và không biết giúp
anh như thế nào. Bạn lo lắng cho bệnh tình con bạn nhưng vì trong gia đình
có những xung đột thâm căn, mỗi cuộc nói chuyện biến thành những vụ cãi
vã, mọi người đều cảm thấy đau lòng và không giải quyết được vấn đề gì cả.
Xung đột càng tăng cường độ hơn vì hai vợ chồng bạn đang ly hôn và mỗi
người đều phải vật lộn với những vấn đề của riêng mình.
Trong trường hợp này, trị liệu gia đình có thể giúp bạn tìm ra những
mối lo lắng rõ rệt và đánh giá toàn diện cách gia đình bạn đang hoạt động.
Trị liệu giúp bạn đặt ra những mục tiêu cho cá nhân cũng như gia đình và
những điều mong muốn để tìm cách đạt tới được.
Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn học những cách mới để liên hệ với người
trong gia đình và giải quyết những xung đột cũ. Cuối cùng, con bạn sẽ có
điều kiện chống trả với bệnh tốt hơn, bạn sẽ hiểu được con bạn cần điều gì
và bạn cũng như người phối ngẫu cũng có thể giải quyết được vấn đề giữa
hai người.
Cách tìm một người trị liệu hôn nhân và gia đình
Những người này đều có văn bằng về những ngành chuyên môn của
họ. Đa số đều tốt nghiệp bằng cao học hay tiến sĩ về trị liệu hôn nhân và gia
đình và đã thực tập một thời gian dưới sự giám sát của những người thầy.
Nhiều người được chứng nhận bởi cơ quan American associa -tion for
Marriage and Family Therapy (AAMFT).
Những người trị liệu này có thể mở văn phòng tư nhưng đa số làm
việc cho những clinic, trung tâm trị bệnh tâm thần, bệnh viện hay cơ quan
chính phủ. Muốn tìm đúng người, bạn cần hỏi nhiều câu hỏi như sau:
1.Ông hay bà có được chứng nhận bởi cơ quan AAMFT hay tiểu bang
hay cả hai không? 2.Ông hay bà huấn luyện ở đâu, tốt nghiệp bằng gì?
3.Ông hay bà có kinh nghiệm về những vấn đề giống như của tôi
không?
4.Ông hay bà tính bao nhiêu tiền?
5.Bảo hiểm của tôi có trả cho những dịch vụ này không?
6. Văn phòng của ông hay bà ở đâu. Giờ làm việc ra sao?
7.Mỗi lần trị liệu kéo dài bao lâu?
8.Bao lâu thì trị liệu một lần?
9.Tôi phải gặp ông hay bà khoảng bao nhiêu lần cả thảy?
10.Nếu tôi không đến được thì tôi phải làm gì?
11.Khi gặp trường hợp khẩn cấp, làm sao tôi liên lạc được với ông
hay bà?
Bác sĩ gia đình của bạn có thể giới thiệu một người trị liệu hôn nhân
gia đình cho bạn. Bạn cũng có thể hỏi thăm bạn bè, người trong gia đình
hoặc hãng bảo hiểm của mình, các cơ quan về bệnh tâm thần của tiểu bang,
quận hạt
Bs Nguyễn Thị Nhuận,