Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Tư vấn giao thông vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.06 KB, 47 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 01: Trang thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất hiện tại của công ty Error:
Reference source not found
Bảng 02: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2013.Error: Reference
source not found
Bảng 03: Bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp Error: Reference source
not found
Bảng 04: Các khoản nộp ngân sách của công ty giai đoạn 2009 - 2013 Error: Reference
source not found
Bảng 05: Tình hình nguồn nhân lực của Công ty giai đoạn 2009-2013.Error: Reference
source not found
Bảng 06: Đánh giá năng suất lao dộng bình quân của Công ty giai đoạn 2009-2013
Error: Reference source not found
Bảng 07: Đánh giá sức sinh lời bình quân một lao động của Công ty Error: Reference
source not found
giai đoạn 2009-2013 Error: Reference source not found
Bảng 08: Đánh giá hiệu quả chi phí tiền lương của Công ty giai đoạn 2009-2013Error:
Reference source not found
Bảng 09: Đánh giá hiệu suất tiền lương của Công ty giai đoạn 2009-2013 Error:
Reference source not found
Sơ đồ 01: Bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần tư vấn giao thông vận tải Error:
Reference source not found
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
LỜI NÓI ĐẦU
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đặt ra cho các doanh nghiệp
Việt Nam nhiều cơ hội và không ít thách thức. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất tự


tin để hội nhập, đồng thời nhìn thấy nhiều cơ hội mà toàn cầu hoá mang lại. Tuy nhiên,
việc hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực, đòi hỏi yêu cầu cao hơn, do Việt
Nam phải mở cửa thị trường cho doanh nghiệp và hàng hóa nước ngoài vào Việt
Nam.Chính việc mở cửa thị trường là cuộc cạnh tranh gay go quyết liệt cho doanh
nghiệp trong nước.
Trước những cơ hội và thách thức, trong điều kiện hội nhập WTO hiện nay,
các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ: cạnh tranh của thị trường
nội địa và cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, đặc biệt là chất lượng quản lý và phát huy
hiệu quả sử dụng lao động có một vai trò rất quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát triển của doanh nghiệp và đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện thành công
những kế hoạch, những chiến lược trước mắt và lâu dài.
Bất cứ tổ chức, doanh nhiệp nào cũng đều được tạo thành bởi các thành viên
là con người hay nguồn lao động. Có thể khẳng định rằng song song với việc phát huy
hiệu quả các nguồn lực như vốn,trang thiết bị, chiến lược kinh doanh,.… thì việc phát
huy hiệu quả sử dụng lao động là sự sống còn và quyết định sự phát triển của doanh
nghiệp. Hơn thế có thể xem nguồn lao động là “tài sản” lớn của doanh nghiệp. Vì vậy
sử dụng hiệu quả nguồn lao động của một doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, trong quá trình thực tập tại Công
ty cổ phần Tư vấn giao thông vận tải, em đã chọn đề tài:”Giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Tư vấn giao thông vận tải” với
mong muốn vận dụng những kiến thức đã học áp dụng vào thực tế đồng thời đưa ra
một số kiến nghị với mong muốn Công ty cổ phần Tư vấn giao thông vận tải ngày
càng vươn lên và phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục, Tài liệu tham khảo, Chuyên đề
gồm 3 chương:
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Tư vấn giao thông vận tải

Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Tư
vấn giao thông vận tải
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty
Cổ phần tư vấn giao thông vận tải
Do thời gian thực tập còn hạn chế cũng như một số nguyên nhân khách quan
nên Chuyên đề không thể tránh khỏi một số thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được
sự góp ý từ phía các thầy cô, các anh chị trong Phòng tổng hợp tại Công ty Cổ phần
Tư vấn giao thông vận tải.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Th.s.
Nguyễn Thị Phương Lan cùng tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong
Công ty cổ phần Tư vấn giao thông vận tải đã giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề thực
tập này.
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
2
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN GIAO THÔNG VẬN TẢI
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ
VẤN GIAO THÔNG VẬN TẢI
1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần Tư vấn giao thông vận tải
Tên giao dịch: Công ty cổ phần Tư vấn giao thông vận tải
Tên giao dịch quốc tế: Transport Constultant Joint Stock Company
Tên công ty viết tắt: TCO.,JSC
Trụ sở chính: Số 23, ngõ 6, Bà Triệu, Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội
Số điện thoại: 0433.551616 Fax: 0433.551616
Email:
Số tài khoản ngân hàng: 45010000121187 (Ngân hàng BIDV)
Người chủ công ty: Giám Đốc Bùi Xuân Trường
1.1.2 Quá trình phát triển Công ty

Công ty cổ phần Tư vấn giao thông vận tải là một công ty cổ phần được Sở Kế
hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số:
0303000605 ngày 13 tháng 12 năm 2006. Với 3 cổ đông sáng lập công ty chính là ông
Vũ Hoàng Tuấn (chủ tịch hội đồng quản trị), ông Hoàng Giang và ông Bùi Xuân
Trường. Vốn điều lệ là: 1.000.000.000 đồng (Một tỷ đồng).
Ngày 20 tháng 04 năm 2009 công ty được sở kế hoạch và đàu tư thành phố Hà
Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 02 với số vốn điêu lệ và cổ đông
không thay đổi.
Ngày 23 tháng 07 năm 2010 công ty được sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà
Nội cấp lại giấy chứng nhận đăng kí kinh doạnh lần 03 số: 0500550308. Với số vốn
điều lệ là: 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng) do 3 cổ đông sáng lập là ông Vũ Hoàng
Tuấn (Chủ tịch hội đồng quản trị), ông Hoàng Giang và ông Bùi Xuân Trường góp.
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
3
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Công ty đăng ký kinh doanh thay đổi lần 04 số: 0500550308 vào ngày 14 tháng
12 năm 2010 với số vốn điều lệ là 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng) do ông Bùi
Xuân Trường là cổ đông duy nhất và là chủ tịch hội đồng quản trị.
Sau lần thứ 05 đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh (ngày 23 tháng 02 năm
2011 công ty). Ngày 19 tháng 07 năm 2012 sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng
nhận thay đổi đăng ký kinh doanh lần 06 số: 0500550308 với số vốn điều lệ là
6.000.000.000 đồng (Sáu tỷ đồng) do ông Bùi Xuân Trường là chủ tịch hội đồng quản
trị và cổ đông duy nhất.
Sau 06 lần thay đổi đăng ký kinh doanh với sự thay đổi về mã số doanh nghiệp,
về số vốn điều lệ và về chủ tịch hội đồng quản trị cũng như số cổ đông góp vốn ta thấy
số vốn điều lệ tăng lên cho thấy được sự phát triển của công ty qua từng năm.
1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUY MÔ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
GIAO THÔNG VẬN TẢI
1.2.1 Chức năng
Công ty cổ phần Tư vấn giao thông vận tải là một công ty hoạt động trong

lĩnh vực tư vấn, giám sát và xây dựng các công trình giao thông, dân dụng hay công
nghiệp. Chức năng của công ty được thể hiện qua ngành nghề kinh doanh có ghi trong
giấy phép kinh doanh. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty:
- Khảo sát, thiết kế công trình giao thông (đường bộ, đường sắt, cầu, hầm.
đường thủy)
- Khảo sát, thiết kế kết cấu công trình dân dụng (nhà ở và công trình công cộng)
- Khảo sát, thiết kế kết cấu các công trình công nghiệp (nhà, xưởng sản xuất,
công trình phụ trợ, nhà kho, công trình kỹ thuật phụ thuộc)
- Giám sát thi công các công trình xây dựng (giao thông, công nghiệp, dân
dụng, hạ tầng, thủy lợi)
- Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, xét thầu các công trình xây dựng
- Thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán,
tổng dự toán, tổng mức đầu tư, quyết toán các công trình xây dựng
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
4
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
- Thi công xây dựng công trình (dân dụng, giao thông, thủy lợi, đường dây và
trạm biến áp đền 35KV)
- Vận tải hành khách
- Cho thuê phương tiện vận tải đường bộ
- Vận tải hành khách (bao gồm cả vận chuyển khách du lịch)
1.2.2 Nhiệm vụ
- Thực hiện đầy đủ nội dung trong giấy phép đăng ký kinh doanh và chịu trách
nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật
- Tự tạo nguồn và quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo
công ty kinh doanh có lợi
- Tuân thủ các chính sách, chế độ của Nhà nước. Không ngừng nâng cao trình độ
văn hóa, đời sống , nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên và làm tốt công tác bảo hộ
lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh
- Tăng cường đổi mới để tăng hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường nhằm phát

triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tăng thu cho Ngân sách nhà nước
1.2.3 Quy mô
1.2.3.1 Quy mô vốn
- Vốn điều lệ của công ty: 6.000.000.000 đồng (Sáu tỷ đồng)
- Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng
- Tổng số cổ phần: 60.000
- Số cổ phần được chào bán: 0
1.2.3.2 Quy mô lao động
Theo số liệu thống kê về cán bộ kỹ thuật và quản lý của Công ty tính đến ngày
31/12/2013 như sau:
Tổng số lao động: 52 người.
* Trong đó phân theo trình độ:
- Trên đại học : 8 người (chiếm 10,94%)
- Đại học : 26 người (chiếm 54,69%)
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
5
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
- Cao đẳng : 9 người (chiếm 15,62%)
- Trung cấp : 5 người
- Lao động phổ thông : 4 người
* Phân theo ngành nghề:
- Kiến trúc sư : 9 người
- Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp : 6 người
- Kỹ sư cầu đường : 7 người
- Kỹ sư xây dựng thủy lợi : 4 người
- Kỹ sư cấp thoát nước : 5 người
- Kỹ sư địa chất công trình-địa chất thủy văn: 4 người
- Kỹ sư tin học xây dựng : 2 người
- Kỹ sư vật liệu xây dựng : 3 người
- Cử nhân kinh tế : 3 người

- Trung cấp các ngành, lao động phổ thông : 9 người
(Nguồn: Phòng tổng hợp)
Với đội ngũ cán bộ trẻ, được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn sâu, tiếp thu
khoa học công nghệ nhanh, cầu tiến, có ý chí phấn đấu nên từ khi thành lập đến nay Công
ty đã tham gia công tác tư vấn, giám sát, khảo sát thiết kế, thẩm tra thiết kế - dự toán của
nhiều dự án lớn, nhỏ trong cả nước. Các dự án do Công ty thực hiện đều hoàn thành đảm
bảo chất lượng, tiến độ, giá thành và đều được các chủ đầu tư ghi nhận, đánh giá cao.
1.2.3.3 Trang thiết bị công nghệ
Nhăm đáp ứng kịp thời cho yêu cầu sản xuất, từng bước hiện đại trang thiết bị
công nghệ phù hợp với mục tiêu phát triển của đơn vị, tăng năng suất lao động, sản
phẩm tư vấn có chất lượng tốt hơn, Công ty luôn có kế hoạch nghiên cứu đầu tư vào
các trang thiết bị
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
6
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Bảng 01: Trang thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất hiện tại của công ty
ĐVT: Chiếc
TT Nhãn hiêu trang thiết bị
Số
lượng
Thông số kỹ thuật chủ yếu
1 Máy tính loại để bàn 15 Dùng thiết kế, tính toán và triển
khai hồ sơ
2 Máy tính xách tay 7
3 Máy in laze 4
4 Máy chiếu 3 Thuyết trình đồ án
5 Máy photocopy 2
6 Máy ảnh kỹ thuật số 2
7 Camera kỹ thuật số 1
8 Máy fax 2

9 Máy kinh vĩ sokia C41 Nhật 1 Đo đạc bản đồ
10 Máy thủy chuẩn 1
11 Máy toàn đạc 1 Lập bản đồ phục vụ thiết kế
12 Máy khoan XY – 1 2 Khoan KS địa chất
13 Máy khoan Zip 150 3 Khoan KS địa chất
14 Máy khoan Zip 600 2 Khoan KS địa chất
15 Máy đo địa vật lý 1 Thăm dò nước ngầm và điện trở
suất của đất
( Nguồn: Phòng Tổng hợp)
Công ty cổ phần Tư vấn giao thông vận tải có đa dạng chủng loại trang thiết bị,
đủ về số lượng đáp ứng được nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng.
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
7
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
1.3 CƠ CẤU, BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN GIAO
THÔNG VẬN TẢI
Sơ đồ 01: Bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần tư vấn giao thông vận tải
(Nguồn: Phòng tổng hợp)
* Chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban
+) Trách nhiệm, quyền hạn của ban lãnh đạo
a. Giám đốc – Chủ tịch hội đồng quản trị
Chức năng: Giám đốc công ty là người điều hành công việc kinh doanh hàng
ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao.
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
8
GIÁM ĐỐC – CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔNG HỢP
- Tổ chức, nhân sự
- Tài chính
- Văn phòng
PHÒNG THIẾT KẾ
- Tư vấn khảo sát, thiết kế
- Lập dự toán
- Tư vấn thẩm tra thiết kế, dự
toán
PHÒNG DỰ ÁN
- Tư vấn quản lý dự án
- Tư vấn giám sát
- Các đội khảo sát thiết kế
- Các tổ tư vấn thẩm tra
- Các tổ tư vấn giám sát
- Các ban điều hành tư vấn
quản lý dự án
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Nhiệm vụ:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm
của công ty
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty
- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty
- Giám sát, chỉ đạo các phó giám đốc trong điều hành công việc kinh doanh hàng
ngày của công ty
- Tuyển dụng lao động
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ công ty
Giám đốc điều hành công việc kinh doanh hàng ngày theo đúng quy định của

pháp luật, điều lệ công ty. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho
công ty. Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại
cho công ty.
b. Phó giám đốc thiết kế
Chức năng: Phó giám đốc thiết kế đóng vai trò tư vấn, giúp Giám đốc điều hành
công việc chuyên môn của công ty
Nhiệm vụ: giúp Giám đốc trực tiếp phụ trách các công tác sau:
- Công tác nghiên cứu thông tin khoa học
- Công tác quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm
- Trực tiếp theo dõi công tác chuyên môn của phòng thiết kế
- Trực tiếp chỉ đạo, chủ nhiệm đồ án một số công trình quan trọng theo sự phân
công của Giám đốc
- Sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi Giám đốc phân công
c. Phó giám đốc dự án
Chức năng: Chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc, đóng vai trò tư vấn giúp
Giám đốc điều hành công việc chuyên môn của công ty
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
9
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Nhiệm vụ:
- Tiếp khách, giao dịch, đàm phán với khách hàng về giá hợp đông, tiến độ theo
hợp đồng
- Lập hồ sơ mời thầu, xét thầu
- Lập dự toán, tổng dự toán, thuyết minh dự toán trình Giám đốc
- Soạn thảo các hợp đồng kinh tế, giải quyết và làm thủ tục liên quan khác
- Sẵn sàng nhận nhiệm vụ khác khi Giám đốc giao
+) Trách nhiệm, nhiệm vụ của các thành viên
a. Phòng thiết kế
Chức năng: là đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh, tư vấn chuyên môn về công
tác quy hoạch, hạ tầng cơ sở, giao thông, lập dự toán công trình, thiết kế các công trình

dân dụng, công nghiệp
Nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch
được giao, đảm bảo tiến độ, chất lượng và yêu cầu chủ đầu tư.
- Thực hiện hạch toán chi tiêu các loại chi phí sản xuất được khoán theo đúng quy
định cuả Nhà nước, quy chế của công ty, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các
chứng từ chỉ tiêu của đơn vị mình.
- Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao
b. Phòng dự án
Chức năng: là đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh, tư vấn chuyên môn về công
tác lập dự án, giám sát các công trình
Nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch
được giao, đảm bảo tiến độ, chất lượng và yêu cầu chủ đầu tư.
- Thực hiện hạch toán chi tiêu các loại chi phí sản xuất được khoán theo đúng quy
định cuả Nhà nước, quy chế của công ty, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các
chứng từ chỉ tiêu của đơn vị mình.
- Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
10
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
c. Phòng tổng hợp
Chức năng: Là cơ quant ham mưu giúp việc Giám đốc về công tác tổ chức lao
động, nhân sự - tiền lương; công tác hành chính, hậu cần; công tác tài chính kế toán
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ
- Thực hiện công tác quân số, lao động tiền lương và các chính sách đối với
người lao động (lên lương, xếp lương, bảo hiểm…)

- Tổ chức đảm bảo công tác hậu cần (văn phòng phẩm, xăng xe,…) và công tác
hành chính văn phòng (photo, chuyển tài liệu,…) theo đúng chế độ và phục vụ yêu cầu
của các đơn vị
- Tổ chức công tác bảo mật, lưu trữ theo chế độ của quy định
- Tổ chức, duy trì chương trình các hội nghị: giao ban, hội nghị, hội họp tiếp
khách
- Lập kế hoạch tài chính phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng kế
hoạch tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, nguồn kinh phí
- Thực hiện công tác hạch toán sản xuất kinh doanh và báo cáo quyết toán theo
quy định
- Thực hiện công tác công khai tài chính đúng quy định, chế độ; báo cáo sơ kết,
tổng kết công tác tài chính theo yêu cầu của lãnh đạo, chỉ huy
- Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện
- Thực hiện nhiệm vụ khác khi Giám đốc giao
1.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN GIAO
THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2009-2013
1.4.1 Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009-2013
* Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2009-2013
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần tư vấn giao thông
vận tải trong giai đoạn 2009-1013 được thể hiện qua các chỉ tiêu được phản ánh trong
bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dưới đây:
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
11
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
Lan
Bảng 02: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2013
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Mã số Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
1. Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ
01 1.471.197.360 4.496.617.374 3.320.154.275 3.218.262.852 4.520.667.500
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
02
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
(10=01-02)
10 1.471.197.360 4.496.617.374 3.320.154.275 3.218.262.852 4.520.667.500
4. Giá vốn hàng bán 11 1.192.888.671 3.307.336.392 2.261.377.631 2.337.708.016 3.230.785.234
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
(20=10-11)
20 278.308.689 1.189.280.982 1.058.776.644 880.554.836 1.289.882.266
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
21 3.449.980 5.026.088 6.225.087 5.686.813 6.778.334
7. Chi phí tài chính
- Trong đó chi phí lãi vay
22
8. Chi phí bán hàng 24
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
25 238.180.108 1.020.395.812 785.771.177 803.081.618 910.808.357
10. Lợi nhuận thuần từ 30 43.578.561 173.911.258 279.230.554 83.160.031 385.852.243
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
12
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương
Lan
hoạt động KD

(30=20+(21-22)-(24+25))
11. Thu nhập khác 31
12. Chi phí khác 32
13. Lợi nhuận khác
(40=31-32)
40
14. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế (50=30+40)
50 43.578.561 173.911.258 279.230.554 83.160.031 385.852.243
15. Chi phí thuế TNDN hiện
hành
51 12.201.997 43.477.814 48.865.347 14.553.004 52.674.324
16. Chi phí thuế TNDN
hoãn lại
52
17. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
(60=50-51-52)
60 31.376.564 130.433.444 230.365.207 68.607.027 333.177.919
(Nguồn: Phòng tổng hợp)
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
13
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
* Nhận xét
+ Năm 2010 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 4.496.617.374 đồng tăng
3.025.420.014 đồng hay tăng 205,64% so với năm 2009. Đây là mức tăng cao, nó cho
thấy Công ty đã tăng được mức bán các sản phẩm dịch vụ của mình tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển và tăng uy tín của Công ty đối với khách hàng. Doanh thu
tăng cho thấy tình hình khả quan về việc kinh doanh của Công ty trong việc đáp ứng
các nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Sau khi trừ đi giá vốn hàng bán và các khoản chi

phí khác (trong đó giá vốn hàng bán là 3.307.336.392 đồng tăng 2.114.447.721 đồng
hay tăng 177,25%, chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.020.395.812 đồng tăng
782.215.704 đồng hay tăng 328,41%) thì ta thu được lợi nhuận kế toán trước thuế là
173.911.258 đồng tăng 130.332.697 đồng hay tăng 299,77% so với năm 2009 và sau
khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp ta thu được lợi nhuận sau thuế là 130.433.444
đồng tăng 99.056.880 đồng hay tăng 315,70% với năm 2009. Đây là tín hiệu cho thấy
được khả năng kinh doanh ổn định và từng bước phát triển theo chiều hướng tích cực
của công ty.
+ Năm 2011 tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 3.320.154.275
đồng, giảm 1.176.463.099 đồng hay giảm 26,16 % so với năm 2010. Tuy nhiên giá
vốn hàng bán giảm đi từ 3.307.336.392 đồng năm 2010 xuống còn 2.261.377.631
đồng năm 2011 giảm 1.045.958.761 đồng hay giảm 31,63%. Bên cạnh đó, chi phí
quản lý doanh nghiệp giảm xuống (giảm 234.624.635 đồng hay 22,99%) và doanh thu
từ hoạt đông tài chính tăng lên (tăng 1.198.999 đồng hay 23,86%) so với năm 2010.Từ
đó làm cho lợi nhuận sau thuế đạt 230.365.207 đồng tăng 99.931.763 đồng hay tăng
76,62% so với năm 2010. Mặc dù doanh thu giảm so với năm 2010 nhưng lợi nhuận
sau thuế của công ty vẫn tăng lên chứng tỏ công ty đã có sự phát triển trong kinh
doanh, trong hoạt động tài chính và có sự phẩn bổ chi phí phù hợp
+ Trái với sự phát triển của năm 2011 và 2010 thì năm 2012 các chỉ tiêu đã giảm
đi đáng kể cụ thể là: tổng doanh thu đạt 3.218.262.852 đồng giảm 101.891.423 đồng
hay giảm 3,07% so với năm 2011. Doanh thu giảm nhưng giá vốn hàng bán tăng lên
(tăng 76.330.445 đồng hay tăng 3,38%), doanh thu hoạt động tài chính giảm (giảm
538.274 đồng hay giảm 8,65%) và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng lên (tăng
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
14
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
17.310.441 đồng hay tăng 2,2%). Sự thay đổi của các chỉ tiêu trên đã làm cho lợi
nhuận sau thuế của công ty năm 2012 giảm đi từ 230.365.207 đồng năm 2011 xuống
còn 68.607.027 đồng năm 2012 giảm 161.758.180 đồng hay giảm 70,22%. Các chỉ
tiêu trên chứng tỏ sự khủng hoảng kinh tế năm 2012 đã tác động một phần không nhỏ

tới sự tăng trưởng kinh tế của Công ty Cổ phần tư vấn giao thông vận tải.
+ Sau năm 2012 đầy khó khan đối với sự phát triển của Công ty thì đến năm 2013
tình hình kinh tế của Công ty có sự thay đổi đáng kể: tổng doanh thu đạt
4.520.667.500 đồng tăng 1.302.404.648 đồng hay tăng 28,81% so với năm 2012.
Doanh thu tăng kéo theo sự tăng lên của giá vốn hàng bán và các khoản chi phí khác
song tỉ lệ tăng của giá vốn hàng bán và các khoản chi phí nhỏ hơn tỉ lệ tăng của doanh
thu làm cho lợi nhuận sau thuế của năm 2013 cũng tăng lên từ 68.607.027 đồng năm
2012 lên đến 333.177.919 đồng năm 2013 tăng hay tăng 264570892 đồng tăng 38,57%
so với năm 2012. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty đã từng bước
phát triển và ổn định, thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế năm 2012.
+ Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
15
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Bảng 03: Bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp
ĐVT: Đồng
Tài sản 2009 2010 2011
2012 2013
Doanh thu thuần
1.471.197.360 4.496.617.374 3.320.154.275 3.218.262.852 4.520.667.500
Giá vốn hàng bán
1.192.888.671 3.307.336.392 2.261.377.631 2.337.708.016 3.230.785.234
Lợi nhuận sau thuế
31.376.564 130.433.444 230.365.207 68.607.027 333.177.919
Tỷ suất giá vốn hàng
bán trên doanh thu
thuần(%)
81,08 73,55 6,81
72,64 71,47
Tỷ suất lợi nhuận sau

thuế trên doanh thu
thuần (%)
2,13 2,9 6,94 2,13 7,38
(Nguồn: Phòng tổng hợp)
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
16
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Kết quả trên cho thấy tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần qua các năm
biến động không giống nhau (Năm 2009 để đạt được 100 đồng doanh thu công ty phải
bỏ ra 81,08 đồng giá vốn, năm 2010 để đạt được 100 đồng doanh thu công ty phải bỏ
ra 73,55 đồng giá vốn giảm so với năm 2009, năm 2011 để đạt được 100 đồng doanh
thu công ty chỉ phải bỏ ra 6,81 đồng giá vốn giảm so với năm 2010, năm 2012 để đạt
được 100 đồng doanh thu công ty phải bỏ ra 72,64 đồng giá vốn tăng gấp 10,6 lần so
với năm 2011, năm 2013 để đạt được 100 đồng doanh thu công ty phải bỏ ra 71,47
đồng giá vốn giảm 1,61% so với năm 2012). Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu
thuần tăng giảm không đồng đều cho thấy việc quản lý chi phí trong giá vốn hàng bán
của công ty chưa thực sự tốt. Tuy nhiên mức độ tăng của giá vốn nhỏ hơn mức độ tăng
của doanh thu điều này vẫn có thể chấp nhận được. Để đạt được hiệu quả cao hơn đòi
hỏi công ty cần có chính sách tiết kiệm chi phí để giảm giá vốn hàng bán.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần cũng biến động cùng chiều với
tỷ suất giá vốn hang bán trên doanh thu thuần (Năm 2009 trong 100 đồng doanh thu
thuần thực hiện được thì công ty thu được 2,13 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2010
trong 100 đồng doanh thu thuần thực hiện được thì Công ty thu được 2,19 đồng lợi
nhuận sau thuế, năm 2011 trong 100 đồng doanh thu thuần thực hiện được thì Công ty
thu được 6,94 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2012 trong 100 đồng doanh thu thuần
thực hiện được thì Công ty thu được 2,13 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2013 trong
100 đồng doanh thu thuần thực hiện được thì Công ty thu được 7,38 đồng lợi nhuận
sau thuế). Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm được đánh giá là có
sự biến động không đồng đêu tuy nhiên càng ngày càng có xu hướng tốt hơn so với
những năm trước

+ Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước:
Bảng 04: Các khoản nộp ngân sách của công ty giai đoạn 2009 - 2013
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Nộp ngân
sách
12.201.997 43.477.814 48.865.347 14.553.004 52.674.324
( Nguồn: Phòng Tổng hợp)
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
17
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
Hàng năm công ty nộp vào ngân sách Nhà nước đầy đủ theo quy định, năm sau
cao hơn năm trước với số lượng đàng kể. Năm 2009 nộp ngân sách là 12.201.997 đồng
thì đến năm 2010 tăng lên là 43.477.814 đồng (tức tăng 31.275.817 đồng hay tăng
256,32% so với năm 2009), năm 2011 tăng lên là 48.865.347 đồng ( tức tăng
5.387.533 đồng hay tăng 12,39% so với năm 2010 ), năm 2012 giảm xuống còn
14.553.004 đồng (tức giảm 34.312.343 đồng hay giảm 70,22% so với năm 2011). Đến
năm 2013 khoản nộp ngân sách nhà nước của Công ty có sự tăng vọt rõ rệt, do Công
ty kinh doanh có lợi nhuận cao hơn nên nghĩa vụ với nhà nước cũng cao hơn. Năm
2013 thuế TNDN là 52.674.323 đồng tăng 38.121.320 đồng tăng 261,95% so với năm
2012. Các khoản nộp ngân sách tăng cũng phần nào chứng tỏ doanh thu, lợi nhuận
hàng năm của Công ty biến động tăng giảm không ngừng qua các năm. Trong thời
gian qua công ty đã có các biện pháp khắc phục tình trạng trên để kinh doanh sao cho
có hiệu quả, thoát khỏi sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, đưa công ty đi lên, phát
triển. Tăng doanh thu, giảm chi phí, phân bổ nguồn chi phí sao cho cân đối phù hợp để
đem lại hiệu quả cao nhất
1.4.2 Đánh giá hoạt động khác của Công ty
Ngoài các khía cạnh đã phân tích ở trên, Công ty luôn chú trọng chăm lo đến
đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, cả những người đương chức
đến những người nghỉ hưu. Chú ý mối quan hệ giữa các tổ chức Đảng, chính quyền,

công đoàn, thành viên, chú ý đến các mối quan hệ với chủ đầu t, các cơ quan có liên
quan, với địa phương.
Công ty luôn tham gia tích cực đến các mặt hoạt động văn nghệ, thể dục thể
thao như tổ chức các buổi văn nghệ tự biên, tự diễn chào mừng các ngày kỉ niệm lớn
của đất nước, của Công ty, tổ chức các trận đấu bóng giao hữu với các đơn vị bạn,…;
tích cực ủng hộ các phong trào xã hội, làm việc nghĩa như giúp đỡ người nghèo, nuôi
dưỡng các bà mẹ anh hùng, các nạn nhân chất độc da cam, đồng bào lũ lụt… Tất cả
những việc đó là để xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp, tạo một không khí hồ hởi,
phấn khởi, phấn đấu tin cậy lẫn nhau trong nội bộ, giữa trên và dưới, thắt chặt sự đoàn
kết trong Công ty, cùng nhau tạo một thương hiệu cho đơn vị
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
18
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
1.5 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN GIAO THÔNG VẬN
TẢI
1.5.1 Công tác tuyển dụng và đào tạo
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn
không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn là với các doanh nghiệp nước
ngoài. Cuộc cạnh tranh đó thể hiện trên tất cả các mặt: công nghệ, quản lý, sản phẩm
dịch vụ, chất lượng Nhưng trên hết, yếu tố đứng đằng sau mọi cuộc cạnh tranh là
con người. Vì vậy, việc đầu tư vào công tác tuyển dụng và công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực là điều tất yếu được các doanh nghiệp quan tâm
Tuyển dụng nguồn nhân lực là nội dung đầu tiên của quản trị nhân lực. Nó là cơ sở
để doanh nghiệp có được đội ngũ nhân sự có trình độ, kỹ năng, tay nghề cao…phù
hợp với yêu cầu công việc. Tuyển dụng nguồn nhân lực nếu được tiến hành chính xác, tốt
thì sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp, nếu công tác này tiến hành có nhiều sai
sót thì có thể dẫn tới những hậu quả to lớn thậm chí là sự phá sản của doanh nghiệp.
Tuyển dụng nguồn nhân lực: là quá trình thu hút những người xin việc có
trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức.

Mọi tổ chức phải có đầy đủ khả năng để thu hút đủ số lượng và chất lượng lao động
nhằm đạt được các mục tiêu của mình.
Tuyển dụng nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn tới chất lượng nguồn nhân
lực trong tổ chức. Tuyển dụng nhân lực còn ảnh hưởng tới các chức năng khác
của quản trị nguồn nhân lực như: Đánh giá tình hình thực hiện công việc, thù
lao lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, các mối quan hệ lao động.
Nhân sự là nguồn lực quan trọng nhất của bất kỳ một tổ chức, một doanh
nghiệp nào. Đặc biệt, với Công ty Cổ phần tư vấn giao thông vận tải thì việc đầu tư
vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động là một hướng đi có hiệu quả
nhất, giúp Công ty có thể phát triển trong ngắn hạn và trong dài hạn.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, ranh giới giữa làm và học không còn
tồn tại nữa, học để mà làm, làm cũng chính là học mang những điều đã học ra áp dụng
để nhận thức sâu sắc, thực hiện nhuần nhuyễn hơn. Đây chính là khâu then chốt để
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
19
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Đào tạo và phát triển là các hoạt động để
duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, là điều kiện quyết
định để doanh nghiệp có thể đứng vững và thắng lợi trên môi trường cạnh tranh. Do đó
công tác này cần được tiến hành có tổ chức và có kế hoạch. Phát triển nguồn nhân lực
có thể là các hoạt động học tập được tiến hành trong khoảng thời gian nhất định để
nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.
1.5.2 Công tác đãi ngộ, kỷ luật người lao động
Đãi ngộ lao động là những quyền lợi mà người lao động được hưởng do
quá trình cống hiến của họ cho doanh nghiệp. Một chế độ đãi ngộ đúng đắn sẽ có tác
dụng rất lớn trong việc khuyến khích người lao động luôn cố gắng tận tuỵ trong công
việc của mình, giữ người lao động làm việc lâu dài cho doanh nghiệp, thu hút được
nguồn lao động có tay nghề, có trình độ đến với doanh nghiệp, từ đó kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đãi ngộ lao động đóng vai trò rất

quan trọng, nó tác động trực tiếp đến lợi ích đạt được của người lao động và
của doanh nghiệp. Xét trên khía cạnh rộng lớn hơn đãi ngộ lao động còn tác
động tới nguồn lực lao động, con người của một quốc gia. Vì vậy, khi đánh giá
vai trò của đãi ngộ lao động chúng ta cần xem xét trên ba lĩnh vực là: Đối với
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; đối với việc thoả mãn nhu cầu người
lao động; đối với việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực cho xã hội.
Đãi ngộ lao động là một trong những điều kiện quan trọng trong sự phát
triển, thành công của doanh nghiệp. Trong bất kỳ doanh nghiệp nào thì người
lao động luôn đóng vài trò quan trọng, tuy nhiên không phải người lao động có
trình độ chuyên môn, tay nghê cao là họ sẽ làm tốt công việc của mình, vì nó
còn tuỳ thuộc vào ý thức của họ. Để phát huy sự đóng góp cao nhất của người
lao động cho doanh nghiệp thì công tác đãi ngộ lao động là một trong yếu tố
quan trọng hàng đầu tạo lên điều đó. Đối với Công ty Cổ phần tư vấn giao thông vận
tải, đãi ngộ lao động góp phần duy trì nguồn nhân lực, và không ngừng nâng
cao chất lượng nguồn lao động phục vụ cho quá trình kinh doanh sản xuất của
doanh nghiệp. Nguồn nhân lực của Công ty ngày càng trở lên mạnh mẽ cả
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
20
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
về trí và lực, để đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng cao, tạo lên thành công
vững chắc cho Công ty trên thị trường
Đãi ngộ lao động còn tác động lớn tới các hoạt động quản trị các nguồn lực khác
trong Công ty. Vì suy cho cùng mọi hoạt động đều do con người làm, một chính sách
đãi ngộ tốt sẽ giúp, khuyến khích người lao động luôn cố gắng trong công việc của
mình, cố gắng hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Kỷ luật lao động là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình phát triển của các
công ty nói chung và Công ty Cổ phần tư vấn giao thông vận tải. Công ty đã từng bước
xây dựng chế độ kỷ luật lao động phù hợp với chính sách của Nhà nước và phù hợp
với đặc thù của ngành nghề, quan điểm của Công ty. Mục đích của kỷ luật lao động là
để sửa lại những hành vi không đúng chứ không phải là để trừng phạt, quản lý và sử

dụng lao động có tốt hay không thể hiện ở nhân viên trong Công ty có chấp hành tốt
các nội quy của Công ty hay không. Công ty xây dựng một hệ thống nội quy rõ ràng
và chặt chẽ có tốt hay không thể hiện ở nhân viên trong Công ty có chấp hành tốt các
nội quy của Công ty hay không. Công ty xây dựng một hệ thống nội quy rõ ràng và
chặt chẽ. Các điều khoản trong nội quy vừa đảm bảo an toàn lao động vừa thể hiện
những hình thức xử lý người lao động khi họ vi phạm kỷ luật như khiển trách, chấm
dứt hợp đồng lao động…
1.5.3 Khả năng tài chính
Một ý tưởng dù hay đến đâu cũng cần phải có khả năng tài chính để biến ý tưởng
đó thành lợi nhuận Các doanh nghiệp dù hoạt động theo mô hình nào, to hay nhỏ thì
một nhu cầu không thể thiếu được đối với doanh nghiệp đó là khả năng tài chính. Nó
là tiền đề cho quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Khả năng tài chính là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng hầu như đến tất cả các
lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Quy mô vốn đầu tư và khả năng huy động vốn
quyết định quy mô các hoạt động của công ty trên thị trường. Nó ảnh hưởng đến việc
nắm bắt các cơ hội kinh doanh lớn, mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Nó ảnh tới
việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Nhân tố khả năng tài chính của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như:
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
21
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
- Quy mô vốn đầu tư.
- Khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn.
- Tính linh hoạt của cơ cấu vốn đầu tư.
- Trình độ quản lý tài chính, kế toán của doanh nghiệp…
Khi các doanh nghiệp tự chủ được về khả năng tài chính của mình thì doanh
nghiệp có khả năng chủ động trong các hình thức kinh doanh, thay đổi công nghệ, mua
sắm trang thiết bị hiện đại, mở rộng sản xuất, phục vụ cho kinh doanh… điều này khá
quan trọng vì nó sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến được mẫu mã sản phẩm, hạ được giá

thành sản phẩm. Mặt khác, cũng cần có đủ khả năng tài chính để tiến hành kinh doanh
cho đến khi đạt mục tiêu mong muốn và không ngừng phát triển doanh nghiệp trong
tương lai.
1.5.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển sản
xuất và tăng năng suất lao động để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Việc
tiến hành áp dụng công nghệ kỹ thuật sản xuất tiên tiến tạo tâm ký tích cực cho người
lao động. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, sự sáng tạo và đưa
vào sản xuất các loại công cụ ngày càng hiện đại, đòi hỏi những người lao động phải
có trình độ chuyên môn tương ứng nếu không sẽ không thể điều khiển được máy móc,
không thể nắm bắt được các công nghệ hiện đại. Do đó việc ứng dụng thành tựu mới
của khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuât sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa tổ chức sản
xuất và tổ chức lao động, nâng cao trình độ sử dụng lao động, bỏ được những hao phí
lao động vô ích và những tổn thất về thời gian lao động.
Trình độ trang bị máy móc thiết bị hiện đại giúp cho công ty có giá thành sản
xuất thấp, chất lượng sản phẩm cao… Sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh cao là
một trong những nhân tố tác động làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đầu tư tràn lan, thiếu định hướng thì việc đầu tư này sẽ
không mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ
về thị trường, tính toán kỹ các chi phí , nguồn tài trợ… để có quyết định đầu tư vào
máy móc thiết bị mới một cách đúng đắn.
SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
22
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Lan
1.5.5 Trình độ quản lý
Trình độ quản lý là một nhân tố quan trọng, tác động mạnh mẽ tới hoạt động
tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, trong đó có các công ty tư vấn xây dựng.
Nó được thể hiện thông qua các chiến lược và phương án tiêu thụ mà bộ máy quản
lý đưa ra có hiệu quả không? Có huy động đến mức tối đa nguồn lực phục vụ bán
hàng không?

Đội ngũ quản lý của công ty có trình độ cao, có khả năng kết hợp một cách tối ưu
các yếu tố sản xuất để tạo lợi nhuận kinh doanh cao, giảm thiếu những chi phí cho
doanh nghiệp. Vai trò nhà quản lý còn được thể hiện qua sự nhanh nhậy nắm bắt các
cơ hội kinh doanh và tận dụng chúng một cách có hiệu quả nhất. kết hợp với lòng hăng
say trong công việc là nhân tố có tác động mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của công
ty. Bởi trình độ cao cộng với ý thức trong công việc của đội ngũ quản lý sẽ có tác động
tích cực đến đội ngũ lao động, từ đó tác động trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng
sản phẩm, giảm chi phí sản xuất góp phần đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
công ty.

SV: Nguyễn Thị Mai Lớp: KDTH 13A01
23

×