Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Phát triển thị trường tiêu thụ sữa tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.03 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài: Phát triển thị trường tiêu thụ sữa tại công ty cổ
phần sữa Việt Nam - Vinamilk
Giáo viên hướng dẫn: TS. Ngô Thị Việt Nga
Sinh viên thực hiện: An Hồng Hải
Lớp: Quản trị kinh doanh
Khóa: 42
Chuyên đề thực tập
Hà Nội, 2014
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42
2
Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 8
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển đa dạng về mọi mặt, với
nền công nghệ hiện đại hoá ngày càng cao. Để một doanh nghiệp phát triển bền
vững trên thị trường nhiều sự cạnh tranh quyết liệt, bắt buộc doanh nghiệp phải có
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42
3
Chuyên đề thực tập
những sự lựa chọn đúng đắn về chiến lược phát triển cũng như các định hướng
tương lai.
Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh
trong quá trình hội nhập vào hệ thống kinh doanh quốc tế và khu vực, các doanh
nghiệp cần phải có những kế hoạch đề ra làm thế nào để đưa sản phẩm của mình
tiếp cận với thị trường một cách nhanh nhất.
Nhằm mục đích ứng dụng những kiến thức đã được học ở trường để phân
tích tình hình hoạt động , phát triển kinh doanh của một doanh nghiệp, qua quá


trình thực tập tốt nghiệp này sẽ giúp bản thân em hoàn thiện hơn về mặt lý thuyết
khi ứng dụng vào thực tế. Để mở rộng kiến thức lý thuyết được áp dụng vào thực tế
một cách đầy đủ nhất, được sự nhất trí của nhà trường và sự cho phép của công ty
cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk, em đã lựa chọn cơ sở thực tập là công ty.
Vinamilk đã và đang cố gắng vươn lên trở thành một trong những nhà sản xuất sữa
hàng đầu tại Việt Nam. Vậy nên em đã lựa chọn đề tài báo cáo thực tập của mình
là:
“PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SỮA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SỮA VIỆT NAM – VINAMILK”
Phương pháp nghiên cứu trong báo cáo thực tập của em là sự kết hợp về mặt
lý luận đã được đào tạo tại trường và tiếp xúc với thực tế tại công ty cổ phần sữa
Việt Nam – Vinamilk cùng với các tài liệu tham khảo và các ý kiến đóng góp của
cô giáo.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục, chuyên đề thực tập của em bao gồm
03 chương. Nội dung các chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sữa của công ty Vinamilk
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42
4
Chuyên đề thực tập
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phát triển thị trường tiêu thụ sữa của công ty
Vinamilk.
Măc dù trong quá trình tìm hiểu về lý luận và thực tế để hoàn thành đề tài
này, em đã nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn cùng các
anh chị trong đơn vị thực tập, nhưng do thời gian thực tập còn hạn chế, kinh
nghiệm thực tế còn chưa cao nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót về nội
dung cũng như yêu cầu. Vì vậy, em rất mong muốn được tiếp thu và chân thành
cảm ơn những ý kiến đóng góp, chỉ bảo để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến
thức của mình, phục vụ cho công tác thực tế sau này.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ngô Thị Việt Nga cùng các

thầy cô giáo trong trường đại học kinh tế quốc dân, tập thể cán bộ trong công ty đã
giúp em hoàn thiện bài chuyên đề thực tập của mình.
Sinh viên thực hiện
An Hồng Hải
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA
VIỆT NAM – VINAMILK
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42
5
Chuyên đề thực tập
1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
1.1. Thông tin chung
- Công ty cổ phần sữa Việt Nam được thành lập trên quyết định số
155/2003QD-BCN ngày 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về chuyển doanh
nghiệp Nhà nước Công Ty sữa Việt Nam thành Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam.
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk
- Tên giao dịch: VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK
COMPANY.
- Logo của công ty:
-Cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán TPHCM
ngày 28/12/2005
- Trụ sở chính: Số 10, Đường Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
- Website: />- Email:
- Điện thoại: (84.8) 54 155 555
- Fax: (84.8) 54 161 226
- Mã số thuế: 0 3 0 0 5 8 8 5 6 9
Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại
Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa
nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42

6
Chuyên đề thực tập
uống, kem và phó mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các
sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.
Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng
trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ
năm 1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng
công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm.
Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước, đó là điều
kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng. Phần
lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”,
thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong
nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006.
Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng
cao” từ năm 1995 đến năm 2007.
Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất
khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ
- Cơ cấu vốn điều lệ của công ty:
Cổ đông nhà nước chiếm 45%
Cổ đông nước ngoài chiếm 49%
Các cổ đông khác chiếm 6%
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu vốn điều lệ của công ty
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42
7
Chuyên đề thực tập
1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
- Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần sữa Việt nam - Vinamilk
được khái quát trong 3 giai đọan chính:
Giai đoạn 1976 – 1986:
Sau khi tiếp quản 3 nhà máy Sữa do chế độ cũ để lại sau năm 1975 : nhà máy

sữa Thống Nhất ( tiền thân là nhà máy Foremost ); nhà máy sữa Trường Thọ ( tiền
thân là nhà máy Cosuvina); và nhà máy sữa Bột Dielac ( Nestle ) tình hình sản xuất
gặp nhiều khó khăn phức tạp: máy móc thiết bị hư hại nhiều, phụ tùng thiếu thốn,
nguyên liệu trống không. Cán bộ công nhân viên đã năng động hiến kế, nhiều giải
pháp kỹ thuật ra đời như đổi hàng lấy nguyên liệu cho sản xuất; liên kết với các
đơn vị trong nước vừa khôi phục nhà máy, vừa sản xuất và phân phối sản phẩm.
Trong điều kiện đó, công ty vẫn đảm bảo một lượng hàng nhất định để phục vụ
người tiêu dùng, đối tượng chủ yếu là người già, người bệnh và trẻ em . Ghi nhận
thành tích trong giai đoạn này, năm 1986 công ty được Nhà nước tặng Huân
chương lao động hạng Ba .
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42
8
Chuyên đề thực tập
Giai đoạn 1987 – 2005:
- Thời kỳ 1987 – 1996: Đây là gia đoạn khó khăn trong sản xuất kinh doanh
nói chung của đất nước, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp còn khá nặng nề làm
giảm nhịp độ phát triển của nền kinh tế. Tháng 8/1993 Chi nhánh Hà Nội được
thành lập để triển khai mạng lưới kinh doanh tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc và
tháng 6/1995 chi nhánh sữa Đà Nẵng ra đời phục vụ người tiêu dùng ở các tỉnh
Miền trung – Tây Nguyên. Tháng 3 năm 1994, nhà máy sữa Hà Nội được khánh
thành và đi vào hoạt động sau 2 năm xây dựng. Đây là nhà máy sữa đầu tiên ở
Miền Bắc được xây dựng sau ngày giải phóng. Ghi nhận thành tích trong giai đoạn
này, năm 1986 công ty được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Ba.
- Thời kỳ 1996 – 2005 : Sản xuất kinh doanh không ngừng được nâng cao và
phát triển, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 15 – 45%, doanh thu tăng từ 1,5 đến 2,6
lần; nộp ngân sách nhà nước tăng từ 1,1 đến 6,5 lần; thị phần Vinamilk chiếm 75
-90% tùy từng chủng loại sản phẩm; xuất khẩu tăng dần theo từng năm : từ 28 triệu
USD ( 1998 ) lên 168 triệu USD ( 2002); Tổng sản lượng sản xuất hàng năm trung
bình đạt 220 – 250 triệu lít. Đánh giá những thành tựu cả một quá trình đổi mới
công ty vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu ANH HÙNG LAO

ĐỘNG vào năm 2000 và kết thúc giai đoạn 1996 – 2005 Công ty được tặng Huân
chương Độc lập Hạng Ba.
Giai đoạn 2005 – đến nay:
Sau 5 năm đổi mới cơ chế quản lý theo mô hình cổ phần hóa, công ty đã đạt
thành tích rất xuất sắc về phát triển sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu pháp lệnh
Nhà nước giao đều vượt so với năm cuối trước khi cổ phần hóa góp phần không
nhỏ vào sự thăng hoa của nền kinh tế nước nhà: Tổng doanh thu từ tăng 188%; lợi
nhuận sau thuế tăng 5,2 lần; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu tăng 75%;
Nộp ngân sách nhà nước tăng 4,6 lần; đầu tư hàng ngàn tỷ đồng hiện đại hòa máy
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42
9
Chuyên đề thực tập
móc thiết bị - công nghệ; kim ngạch xuất khẩu đạt 444,7 triệu USD sản lượng sản
xuất trung bình hàng năm đạt trên 560 ngàn tấn; thu mua sữa tươi tăng hàng năm từ
10 – 17% sản lượng và giá trị; tổng vốn sở hữu chủ tăng hàng năm đến nay đạt con
số trên 11 ngàn tỷ đồng; thu nhập bình quân của người lao động tăng 68%.
Để đẩy mạnh tăng trưởng, công ty chọn hướng đón đầu áp dụng công nghệ
mới, lắp đặt các thiết bị máy móc chế biến hiện đại, tăng công suất chế biến và mở
rộng cơ sở sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu nội địa với tổng vốn đầu tư 5
năm 2005 – 2010 là 4.469 tỷ đồng. Trong 5 năm nghiên cứu cho ra đời trên 30 sản
phẩm mới, xét duyệt nhiều sáng kiến làm lợi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, điển
hình như sản phẩm Dielac Anpha 1,2,3; sản phẩm sữa tươi 100%
Tổng thể trong suốt chặng đường 35 năm qua, Công ty Cổ phần Sữa Việt nam
với nhiều thế hệ được vun đắp, trưởng thành; với thương hiệu VINAMILK quen
thuộc nổi tiếng trong và ngoài nước đã làm tròn xuất sắc chức năng của một đơn vị
kinh tế đối với Nhà nước, trở thành một điểm sáng rất đáng trân trọng trong thời
hội nhập WTO. Đó chính là thành tựu lớn nhất mà tập thể cán bộ công nhân viên
Công ty tự khẳng định và tự hào. Đó là sức mạnh, niềm tin vào sự lãnh đạo của
Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể và toàn Công ty Cổ phần sữa Việt Nam đã,
đang và sẽ tiếp tục dày công vun đắp, thực hiện, phát huy.

1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của Vinamilk là sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa
bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm khác từ sữa khác.
Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành và nước giải khát.
Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng,vật tư, hóa chất (trừ những
hóa chất có tính độc hại mạnh), nguyên liệu và các ngành nghề kinh doanh khác
theo quy định của pháp luật.
Sản xuất và kinh doanh bao bì
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42
10
Chuyên đề thực tập
In trên bao bì
Sản xuất mua các sản phẩm nhựa (trừ tái chế phế thải nhựa)
Phòng khám đa khoa
Các loại sản phẩm sữa của Vinamilk được chia thành các nhóm chính gồm:
Sữa đặc, sữa nước, sữa bột, sữa chua.
Trong đó sản phẩm sữa nước và sữa bột luôn là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao
nhất trong tổng doanh thu từ thị trường nội địa của Vinamilk Sản phẩm có giá trị
cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát.
1.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và
sức khỏe phục vụ cuộc sống con người. Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng
nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và
trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội.
Tiếp thị:
Nhiệm vụ: Tạo nên những nhãn hiệu nổi trội và được nhiều người biết đến.
Xây dựng nhãn hiệu mạnh là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của công ty. Vì
vậy khả năng sáng tạo và tư duy chiến lược là yếu tố không thể thiếu của đội ngũ
tiếp thị Vinamilk.
Chức năng: Nhãn hiệu, PR, nghiên cứu thị trường, tác nghiệp tiếp thị.

Kinh doanh :
Nhiệm vụ: Đảm bảo độ phủ hàng rộng khắp trên cả nước và luôn đạt được tốc
độ tăng trưởng cao hàng năm. Dẫn đầu về doanh số trong các công ty cùng ngành
tại Việt Nam là một trong những mục tiêu quan trọng nhất. Ngoài ra còn phải đảm
bảo sản phẩm của Vinamilk đến tay người tiêu dùng với dịch vụ và giá cả tốt nhất.
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42
11
Chuyên đề thực tập
Chức năng của phòng kinh doanh: Kênh truyền thông, kênh hiện đại, kênh
phát triển khách hàng đặc biệt. Các bộ phận hỗ trợ kinh doanh: Phát triển hệ thống
và huấn luyện bán hàng, hỗ trợ thương mại, tác nghiệp kinh doanh.
Tài chính kế toán:
Nhiệm vụ: Các hoạt động tài chính kế toàn có vai trò hết sức quan trọng đối
với tất cả các hoạt động của Vinamilk. Nhiệm vụ của tài chính kế toán là hoạch
định các mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận và chi phí cho toàn công ty; tuân thủ các
quy định nghiêm ngặt nhất về tài chính và kế toán do chính phủ, các định chế tài
chính và hội đồng quản trị ban hành. Bên cạnh đó việc đảm bảo tài sản/lợi nhuận
của cổ đông được sử dụng đúng mục đích và tái đầu tư một cách hiệu quả cũng như
việc đánh giá cơ hội đầu tư mới nhằm cực đại hóa lợi nhuận cho cổ đông công ty là
một trong những trách nhiệm chính.
Chức năng: Tài chính, Kế toán, Đầu tư
Sản xuất:
Hoạt động sản xuất được phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa các bộ phận
xuất nhập khẩu, kế hoạch, sản xuất và điều vận. Đảm bảo tạo ra những sản phẩm
đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đa dạng hóa chủng loại phục vụ
cho người tiêu dùng
Nhân sự:
Nhiệm vụ: Phát hiện, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ, tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất để nhân viên phát huy được tính sáng tạo, mang lại hiệu quả làm việc vượt
trội và giúp nhân viên đạt được mục tiêu nghề nghiệp.

Chức năng: Lương bổng và phúc lợi, đào tạo và phát triển, tuyển dụng và quan
hệ nhân sự.
2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty
2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42
12
Chuyên đề thực tập
Cơ cấu tổ chức của công ty CP Sữa Việt Nam hoạt động theo mô hình tập
trung, có văn phòng trụ sở chính tại số 10 phố Tân Trào, phường Tân Phú, Q uận 7,
thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơn vị trực thuộc và 1 văn phòng. Tổng số CBCNV
là 4.500 người. Chức năng chính là: Sản xuất sữa và các chế phẩm từ sữa
Cơ cấu tổ chức theo hệ thồng:
Sơ đồ 1.1 Mô hình cơ cấu tổ chức theo hệ thống của công ty Vinamilk
(Nguồn: />- Các đơn vị trực thuộc:
STT Đơn vị Sản phầm chính Địa chỉ
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42
13
Chuyên đề thực tập
1
Nhà máy
sữa Thống
Nhất
Sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt
trùng, sữa chua uống, kem, bánh
Flan, sữa đậu nành
12 Đặng Văn Bi, Quận
Thủ Đức, TP HCM
ĐT: (84.8)896 0725
2

Nhà máy
sữa
Trường
Thọ
Sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt
trùng, sữa chua, sữa đậu nành,
nước ép trái cây, phomai, bánh
flan
32 Đặng Văn Bi, Quận
Thủ Đức, TPHCM
ĐT: (848)896 0727
3
Nhà máy
sữa Sài
Gòn
Sữa tươi tiệt trùng, sữa chua
uống, sữa đậu nành, nhựa và
thiếc in
Khu công nghiệp Tân
Thới Hiệp, Q.12, TP
HCM
ĐT: (84.8)717 6355
4
Nhà máy
sữa Dielac
Sữa bột, bột dinh dưỡng dành
cho trẻ em và người lớn, trà và
cà phê
Khu công nghiệp Biên
Hòa – Tỉnh Đồng Nai

ĐT: (84.61) 836 115
5
Nhà máy
sữa Cần
Thơ
Sữa tươi tiệt trùng, sữa chua,
kem, bánh
Khu công nghiệp Trà
Nóc, TP Cần Thơ
ĐT: (84.71)842 698
6
Nhà máy
sữa Bình
Định
Sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, sữa
chua uống, kem
KV1 – P.Quang Trung,
TP Quy Nhơn, Bình Định
ĐT: (84.56) 746 066
7
Nhà máy
sữa Nghệ
An
Sữa tươi tiệt trùng, sữa chua,
nước ép trái cây
Đường Sào Nam, Nghi
Thu, Thị Xã Cửa Lò,
Nghệ An
ĐT: (84.38) 949 032
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42

14
Chuyên đề thực tập
8
Nhà máy
sữa Hà Nội
Sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt
trùng, sữa chua, kem, bánh flan
Xã Dương Xá, Gia Lâm,
TP.Hà Nội
ĐT: (84.4)827 6418
9
Xí nghiệp
kho vận
Vận chuyển, giao nhận
32 Đặng Văn Bi, Quận
Thủ Đức, TP HCM
ĐT: (84.8)896 6673
Bảng 1.1: Các đơn vị trực thuộc của công ty sữa Việt Nam – Vinamilk
- Các chi nhánh của công ty:
• Chi nhánh Hà Nội
Địa chỉ: 524 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (84.4) 9742 520 – 9742512
Fax:: (94.4) 9742 521
• Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: 175 Triệu Nữ Vương, TP Đà Nẵng
Tel: (84.511) 897 222
Fax: (84.511) 897 223
• Chi nhánh Cần Thơ
Địa chỉ: 86D Hùng Vương, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Tel: (84.71) 827 340

Fax: (84.71) 827 334
- Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty:
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42
15
Chuyên đề thực tập
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Vinamilk
(Nguồn: />Trong đó:
+ Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của
Công ty theo Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty. ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua
chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty, quyết định cơ
cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42
16
Chuyên đề thực tập
+ Ban kiểm soát:
Do đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động
kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty
+ Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc
đại hội đồng cổ đông quyết định.
+ Tổng giám đốc:
Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện theo pháp luật
của công ty, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của
công ty
+ Phòng kinh doanh:
Thiết lập mục tiêu kinh doanh, xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh,
theo dõi và thực hiện các kế hoạch kinh doanh.
Nghiên cứu, xây dựng và phát triển mạng lưới kênh phân phối

Đề xuất các biện pháp về chiến lược sản phẩm
Phối hợp với phòng kế hoạch đưa ra các số liệu, dự đoán nhu cầu thị trường.
+ Phòng Marketing:
Hoạch định chiến lược xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm và nhóm sản
phẩm, xây dựng chiến lược giá cả, sản phẩm, phân phối, khuyến mãi…
Xây dựng và thực hiện các hoạt động marketing hỗ trợ nhằm phát triển
thương hiệu
Phân tích và xác định nhu cầu thị trường để cải tiến và phát triển sản phầm
mới phù hợp với nhu cầu của thị trường
Thực hiện thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích dữ liệu liên quan đến thị
trường và các đối thủ cạnh tranh
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42
17
Chuyên đề thực tập
+ Phòng nhân sự:
Điều hành và quản lý các hoạt động Hành chính, Nhân sự của toàn Công ty
Thiết lập và đề ra các kế hoạch và chiến lược để phát triển nguồn nhân lực;
Tư vấn cho Ban Giám đốc điều hành các hoạt động hành chính nhân sự
Làm việc chặt chẽ với bộ phận Hành chính và Nhân sự của các Chi nhánh,
Nhà máy nhằm hỗ trợ họ về các vấn đề về hành chính nhân sự một cách tốt nhất;
Xây dựng nội quy, chính sách về hành chính và nhân sự cho toàn Công ty
Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy chế, chính sách về
hành chính, nhân sự phù hợp với thực tế của Công ty và với chế độ hiện hành của
Nhà nước
Tư vấn cho nhân viên trong Công ty về các vấn đề liên quan đến quyền lợi
và nghĩa vụ của nhân viên trong Công ty.
+ Phòng Dự án:
Lập, triển khai, giám sát dự án đầu tư mới mở rộng sản xuất cho các nhà máy
Quản lý và giám sát tình hình sử dụng máy móc thiết bị, tài sản cố định
Quản lý và giám sát công tác xây dựng cơ bản toàn Công ty

Xây dựng, ban hành và giám sát định mức kinh tế kỹ thuật
Nghiên cứu, đề xuất các phương án thiết kế xây dựng dự án, giám sát chất
lượng xây dựng công trình và theo dõi tiến độ xây dựng Nhà máy
Lập kế hoạch và tổ chức đấu thầu để chọn lựa nhà cung cấp phù hợp, có chất
lượng đáp ứng được tiêu chuẩn Công ty đề ra cho từng dự án.
Theo dõi công tác quản lý kỹ thuật
+ Phòng Cung ứng điều vận
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42
18
Chuyên đề thực tập
Xây dựng chiến lược, phát triển chính sách, quy trình cung ứng và điều vận
Thực hiện mua sắm, cung cấp toàn bộ nguyên nhiên liệu, vật tư kỹ thuật
Thực hiện các công tác xuất nhập khẩu cho toàn Công ty, cập nhật và vận
dụng chính xác, kịp thời các quy định, chính sách liên quan do Nhà nước ban hành
Dự báo về nhu cầu thị trường giúp xây dựng kế hoạch sản xuất hàng nội địa
và xuất khẩu hiệu quả
Nhận đơn đặt hàng của khách hàng, phối hợp chuyển cho Xí nghiệp Kho
vận. Phối hợp với nhân viên Xí nghiệp Kho vận theo dõi công nợ của khách hàng
+ Phòng Tài chính Kế toán:
Quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động Tài chính kế toán
Tư vấn cho Ban Giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược về tài
chính
Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
Lập dự toán ngân sách, phân bổ và kiểm soát ngân sách cho tòan bộ họat
động sản xuất kinh doanh của Công ty
Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế toán
Quản lý vốn nhằm đảm bảo cho các họat động sản xuất kinh doanh và việc
đầu tư của Công ty có hiệu quả
+ Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng và Phát triển Sản phẩm:
Nghiên cứu, quản lý, điều hành các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm mới,

sản phẩm gia công, xuất khẩu và cải tiến chất lượng sản phẩm
Chịu trách nhiệm về công tác đăng ký công bố các sản phẩm, công tác đăng
ký bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42
19
Chuyên đề thực tập
Xây dựng và giám sát hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế
và trong nước (ISO, HACCP)
Thiết lập, quản lý, giám sát thực hiện quy trình công nghệ, quy trình sản xuất
và quy trình đảm bảo chất lượng
Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng để
phát triển những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
+ Phòng khám Đa khoa
Khám, tư vấn dinh dưỡng và sức khỏe cho người bệnh (khách hàng), tư vấn
các sản phẩm của Công ty cho khách hàng
Tư vấn dinh dưỡng cho khách hàng qua điện thoại hoặc cho thân nhân
Phối hợp với Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và phát triển sản phẩm mới
trong việc đưa ra các sản phẩm có thành phần dinh dưỡng phù hợp với các nhu cầu
cần thiết của khách hàng.
+ Các nhà máy:
Quản lý hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, HACCP
Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, quản lý về vấn đề an toàn
lao động, phòng cháy chữa cháy tại Nhà máy
Thực hiện các kế hoạch sản xuất đảm bảo về số lượng và chất lượng.
+ Xí nghiệp Kho vận:
Thực hiện việc giao hàng và thu tiền hàng theo các Hóa đơn bán hàng
Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất, nguyên vật liệu, thành phẩm đảm bảo an toàn
Tiếp nhận, sắp xếp, bảo quản vật tư nguyên liệu nhập khẩu và nội địa, các
sản phẩm do Công ty sản xuất
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42

20
Chuyên đề thực tập
Kinh doanh kho, bến bãi, vận tải
Thực hiện công tác thu hồi công nợ, hỗ trợ theo dõi công nợ còn tồn đọng.
+ Các chi nhánh:
Đề xuất, cải tiến sản phẩm về chất lượng, mẫu mã và đa dạng hóa sản phẩm
Xây dựng phương hướng hoạt động và phát triển của Chi nhánh
Giám sát việc thực hiện các quyết định, chủ trương, chính sách Công ty đề
ra; Đảm bảo các hoạt động của Chi nhánh tuân thủ luật pháp và các quy định của
Nhà nước
Chỉ đạo và giám sát hoạt động của Phòng khám Tư vấn Dinh dưỡng tại Chi
nhánh.
Chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban Kế toán, Ban Cung ứng và điều vận
Quản lý tiền-hàng và cung ứng vận chuyển cho việc kinh doanh ngành hàng.
+ Phòng Kiểm soát Nội bộ
Kiểm soát việc thực hiện quy chế, chính sách, thủ tục của Công ty đề ra tại
các bộ phận trong Công ty nhằm phát hiện, ngăn chặn và khắc phục, giảm thiểu các
rủi ro, cải tiến và nâng cao hiệu quả họat động của Công ty
Kiểm tra, giám sát các họat động của các bộ phận chức năng trong Công ty
(Phòng kinh doanh ngành hàng, Phòng Hành chính nhân sự, Phòng Cung ứng điều
vận, Phòng Tài chính kế toán, Xí nghiệp kho vận, các Nhà máy, Chi nhánh)
Tham khảo và đề ra các chính sách xây dựng chương trình kiểm soát và lựa
chọn phương pháp kiểm soát
Tổng hợp và báo cáo kết quả kiểm tra định kỳ và đột xuất cho Ban Giám đốc
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42
21
Chuyên đề thực tập
Tư vấn cho Ban Giám đốc điều hành những phương án giải quyết các khó
khăn của các Phòng ban nhằm nâng cao hiệu quả họat động của các phòng ban.
2.2. Nhận xét mô hình cơ cấu tổ chức

Với mô hình cơ cấu tổ chức là một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả
nước, các nhà máy sản xuất chính là nơi cung cấp các sản phẩm đến tận tay người
tiêu dùng, hệ thống kênh phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu quả.Vinamilk đã
và đang ngày càng chiếm được đa số thị phần người dân Việt Nam
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Vinamilk
- Từ năm 1992 trở lại đây, Vinamilk trở thành doanh nghiệp chủ đạo của
ngành công nghiệp chế biến thực phầm Việt Nam
- Ngày càng phát triển về mức độ và quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa các mặt hàng
để phù hợp với sở thích và nhu cầu của mọi đối tượng tiêu dùng
- Trong 7 năm liền, sản phẩm của Vinamilk được người tiêu dùng bình chọn
đứng đầu TOPTEN hàng Việt Nam chất lượng cao, mang lại nhiều lợi ích cho công
ty cũng như các đối tượng sử dụng.
- Theo Euromonotor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam
trong 3 năm kết thúc ngày 31/12/2007
- Trên khía cạnh đa dạng hóa sản phẩm, cho tới nay Vinamilk đã có hơn 200
mặt hàng thuộc đủ loại sản phẩm từ sữa. Hầu hết chủng loại sản phẩm của
Vinamilk vẫn đang dẫn đầu thị trường. Cụ thể, Vinamilk đang nắm 75% thị phần
sữa đặc có đường, 90% thị phần sữa chua, 50% thị phần sữa tươi và 30% thị phần
sữa bột.
- Năm 2013, Vinamilk đã đạt mức kế hoạch tổng doanh thu đạt 32.500 tỷ
đồng, tăng 20% so với năm 2012 (27.102 tỷ đồng), lợi nhuận sau thuế đạt 6.230 tỷ
đồng, tăng 7% so với năm 2012.
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42
22
Chuyên đề thực tập
Biểu đồ 1.2: Kết quả kinh doanh của Vinamilk qua các năm
- Về xuất khẩu, liên tiếp trong 2 năm qua, tỷ lệ tăng trưởng của sản phẩm sữa
tươi 100% đạt 70%. Hiện các sản phẩm của Vinamilk đã có mặt tại 26 thị trường
trên thế giới. Năm 2011 là năm đặc biệt với công ty vì đã đạt doanh số xuất khẩu

cao nhất (kể từ khi thành lập) với trên 140 triệu USD. Mỹ, Úc, Canada, Nga, Thổ
Nhĩ Kỳ, Irắc, Philippines, Hàn Quốc, Camphuchia và Thái Lan…là những thị
trường xuất khẩu chính của Vinamilk.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
SỮA CỦA CÔNG TY VINAMILK
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42
23
Chuyên đề thực tập
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sữa tại công ty
Có rất nhiều nhân tố tác động đến tiêu thụ sản phẩm từng lúc hoặc một lúc,
cùng chiều hoặc ngược chiều, mức độ phạm vi tác động của mỗi nhân tố theo thức
khác nhau, song có thể chia thành những nhân tố sau:
1.1. Yếu tố chủ quan
- Chất lượng sản phẩm
Chính sách sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ
Trong từng doanh nghiệp, căn cứ vào tình hình cụ thể của đơn vị, của thị
trường để có được những chính sách thích ứng, như có mặt hàng cần phải đẩy
nhanh tốc độ bán để thu hồi vốn hay rút dần ra khỏi thị trường, có mặt hàng có thể
bán theo hình thức “ nhỏ giọt “ để nghe ngóng, hay tạo tâm lý có lợi cho việc tiêu
thụ sau này. Hàng hóa dù đẹp và bền đến đâu cũng sẽ bị lạc hậu trước những yêu
cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó doanh nghiệp thường phải thường
xuyên đổi mới và hoàn thiện về chất lượng, kiểu dáng mẫu mã, tạo những nét riêng
độc đáo, hấp dẫn người mua.
+ Tác động tích cực:
Đây là yếu tố quan trọng để bảo vệ nhãn hiệu, uy tín sản phẩm trong điều
kiện ngày càng có nhiều sản phẩm giống nhau, hàng thật, hàng giả lẫn lộn. Tóm lại
việc xác định đúng chính sách mặt hàng có ảnh hưởng rất lớn tới quy mô, tốc độ
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Tác động tiêu cực:

Nếu doanh nghiệp không thường xuyên đổi mới và hoàn thiện sản phẩm thì
sẽ dễ bị đào thải khỏi thị trường tiêu thụ vốn nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay
- Chính sách giá
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42
24
Chuyên đề thực tập
Chính sách giá vừa là nhân tố chủ quan vừa là nhân tố khách quan, tính chủ
quan được thể hiện trước hết bởi việc định giá phụ thuộc vào các mục tiêu của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể chủ động trong việc tiết kiệm chi phí, cải tiến
kỹ thuật để hạ giá thành sản phẩm.
Biểu đồ 2.1. Giá sữa trong nước 8 tháng 2012
+ Tác động tích cực:
SVTH: An Hồng Hải Lớp: QTKD TH4 K42
25

×