Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

nghiên cứu hoàn thiện công nghệ hàn đắp plasma với bột hợp kim cacbit vonfram trong chế tạo dao xén giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.97 MB, 90 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





VŨ VĂN DƯƠNG



NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ
HÀN ĐẮP PLASMA VỚI BỘT HỢP KIM CACBIT
VONFRAM TRONG CHẾ TẠO DAO XÉN GIẤY





LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI, 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







VŨ VĂN DƯƠNG



NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ
HÀN ĐẮP PLASMA VỚI BỘT HỢP KIM CACBIT
VONFRAM TRONG CHẾ TẠO DAO XÉN GIẤY




CHUYÊN NGÀNH : KỸ THUẬT CƠ KHÍ
MÃ SỐ : 60.52.01.03


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐÀO QUANG KẾ
TS. HOÀNG VĂN CHÂU



HÀ NỘI, 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan toàn bộ luận văn này do chính bản thân tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đào Quang Kế và TS. Hoàng Văn Châu.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên



Vũ Văn Dương





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ
thuật Cơ khí tại Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, tôi đã được giúp đỡ và giảng dạy
nhiệt tình của các thầy cô trong Học viện. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn
sâu sắc tới:
- Các Thầy hướng dẫn: PGS.TS Đào Quang Kế, TS. Hoàng Văn Châu.
- Các thầy cô trong Bộ môn Công nghệ Cơ khí.
- Lãnh đạo Khoa Cơ – Điện.
- Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Hàn và Xử lý bề mặt – Viện Nghiên
cứu Cơ khí.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình và người thân
luôn động viên, chia sẻ, các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong nghiên cứu triển khai
đề tài và hoàn thành luận văn này.
Học viên



Vũ Văn Dương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU QÚA TRÌNH HÀN PLASMA BỘT ỨNG DỤNG
CHẾ TẠO DAO XÉN GIẤY 3


1.1. Tình hình nghiên cứu công nghệ hàn Plasma bột ngoài nước 3

1.2. Tình hình nghiên cứu công nghệ hàn đắp Plasma bột ở trong nước 5

1.3. Tổng quan về công nghệ chế tạo dao xén giấy 6

1.3.1. Công nghệ rèn cháy 6

1.3.2. Công nghệ hàn đắp trong khuôn cán định hình 7

1.3.3. Công nghệ hàn dưới áp lực tấm phẳng 8

1.3.4. Công nghệ luyện kim bột 9

1.3.5. Công nghệ cán dính ở trạng thái nguội tạo băng bimetal 10

1.3.6. Công nghệ cán dính ở trạng thái nóng tạo băng bimetal 11

1.3.7. Công nghệ hàn nổ 12

1.3.8. Công nghệ hàn đắp Plasma 13

1.4. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 13

1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 13

1.4.2. Đối tượng nghiên cứu 14

1.4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 14


1.4.4. Phương pháp nghiên cứu 14

1.5. Nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn 15

1.6. Kết luận chương 1 15

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page iv

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VỀ CÔNG NGHỆ HÀN PLASMA
BỘT HỢP KIM 16

2.1. Công nghệ và thiết bị hàn đắp Plasma với bột hợp kim 16

2.1.1. Công nghệ hàn đắp Plasma bột 16

2.1.2 Thiết bị hàn đắp Plasma bột hợp kim 19

2.2. Ưu, nhược điểm của công nghệ hàn đắp Plasma với bột hợp kim 22

2.2.1. Ưu điểm 22

2.2.2. Nhược điểm 23

2.3. Điều kiện làm việc và yêu cầu kỹ thuật của dao xén giấy 24

2.3.1. Điều kiện làm việc 24

2.3.2. Cấu tạo và yêu cầu kỹ thuật của dao xén giấy 25

2.4. Lựa chọn công nghệ hàn chế tạo dao xén giấy 27


2.5. Nghiên cứu lựa chọn thành phần bột hợp kim cacbit vonfram để chế
tạo dao xén giấy bằng công nghệ hàn PTA (Plasma Transferred Arc) 28

2.5.1. Các tiêu chí lựa chọn thành phần bột 28

2.5.2. Phân tích và lựa chọn thành phần bột hàn 31

2.6. Phân tích, lựa chọn thành phần khí bảo vệ 35

2.6.1. Argon 35

2.6.2. Khí Helium 35

2.6.3. Hỗn hợp Argon- Helium 35

2.6.4. Hỗn hợp Argon-Hydrogen. 36

2.7. Nghiên cứu, xác định thành phần hóa học kim loại mối hàn Plasma 36

2.7.1. Ảnh hưởng của kim loại lớp đắp 36

2.7.2. Xác định thành phần hóa học của kim loại cơ bản và bột hợp kim 36

2.7.3. Xác định thành phần hóa học kim loại mối hàn 37

2.8. Nghiên cứu xác định nhiệt độ nung nóng khi hàn 39

2.8.1. Mục đích của việc nung nóng 39


2.8.2. Tính toán xác định nhiệt độ gia nhiệt trước khi hàn 39

2.8.3. Gia nhiệt trong quá trình hàn 41

2.8.4. Xử lý nhiệt sau khi hàn 41

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page v

2.9. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số thông số công nghệ hàn Plasma
tới chất lượng lớp đắp trong chế tạo Dao xén giấy 42

2.9.1. Dòng điện, điện áp hàn và lưu lượng khí plasma 42

2.9.2. Thành phần bột hàn 44

2.9.3. Kích thước bột hàn 45

2.9.4. Mối quan hệ giữa cường độ dòng điện với khoảng cách đầu hàn tới bề
mặt chi tiết 46

2.9.5. Mối quan hệ giữa lưu lượng khí bảo vệ và khí mang bột 47

2.9.6. Nhiệt độ nung sơ bộ và tốc độ hàn 48

2.9.7. Đánh giá việc lựa chọn chế độ công nghệ 49

2.10. Kết luận Chương 2 50

CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 52


3.1. Hệ thống thiết bị hàn Plasma 52

3.2. Chế tạo mẫu 53

3.3. Lựa chọn chế độ công nghệ hàn 53

3.3.1. Lựa chọn dòng điện hàn 53

3.3.2. Điện áp hàn plasma 54

3.3.3. Tốc độ hàn 54

3.3.4. Lưu lượng khí Plasma và lưu lượng cấp bột 54

3.3.5. Lưu lượng khí bảo vệ 55

3.4. Thiết lập Quy trình công nghệ hàn đắp PTA chế tạo dao xén giấy 55

3.4.1. Chuẩn bị vật liệu hàn 55

3.4.2. Chuẩn bị thiết bị công nghệ 56

3.4.3. Quy trình thực hiện công nghệ hàn 56

3.4.4. Gia công cơ sau hàn đắp phôi dao xén giấy 57

3.4.5. Kiểm tra chất lượng mối hàn 57

3.4.6. Các biện pháp an toàn lao động và bảo vệ môi trường 57


3.5. Quá trình tiến hành thí nghiệm 57

3.6. Kết luận Chương 3 59

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page vi

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 60

4.1. Kết quả nghiên cứu tổ chức tế vi mối hàn đắp phôi dao xén giấy 60

4.1.1 Thiết bị thực hiện đo tổ chức tế vi 60

4.1.2. Kết quả đạt được sau khi thực hiện đo tổ chức tế vi 61

4.2. Kết quả nghiên cứu độ cứng tế vi của lớp đắp 64

4.2.1. Thiết bị đo độ cứng 64

4.2.2. Đánh giá độ cứng lớp đắp 65

4.3. Kết quả nghiên cứu độ mài mòn 67

4.3.1. Thiết bị đo độ mài mòn 67

4.3.2. Kết quả nghiên cứu độ mài mòn 68

4.4. Kết luận Chương 4 76

KẾT LUẬN 77


TÀI LIỆU THAM KHẢO 78


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT



V
b
- Tốc độ cấp bột hàn.
V
h
- Tốc độ hàn.
Q
kh
- Lưu lượng khí.
P
kh
- Áp suất khí.
ψ - Phần kim loại cơ bản.
γ - Tỷ trọng vật liệu.
G - Lượng cấp bột.
G
cb
- Khối lượng kim loại cơ bản.
G
đ
- Khối lượng kim loại đắp trong mối hàn.

T - Nhiệt độ nung nóng trước khi hàn.
W - Biên độ dao động của đầu hàn.
PTA - Plasma Transferred Arc
WC - Cacbit vonfram
QTCN - Quy trình công nghệ











Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page viii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Thông số kỹ thuật của thiết bị hàn HPT-300-SAV 19
2.2 Thông số kỹ thuật của thiết bị hàn Eutronic GAP 3000AC/DC 20
2.3 Bảng thông số kỹ thuật của thiết bị hàn NERTAMATIC 5.1 21
2.4 Bảng thông số kỹ thuật của thiết bị hàn DURWELD 22
2.5 Thông số kỹ thuật của một số loại máy xén giấy công nghiệp của hãng
PROTECK - Ấn Độ 26
2.6 Thành phần hóa học của phần thân dao Trung Quốc (%) 28
2.7 Thành phần hóa học của lưỡi dao Trung Quốc (%) 28

2.8 Thành phần hóa học của bột Cacbit Vonfram của hãng Praxair 32
2.9 Thành phần hóa học của bột Cacbit Vonfram của hãng Durum 33
2.10 Thành phần hóa học của thép cacbon kết cấu C45 37
2.11 Thành phần hoá học của hợp kim bột WC –104 37
2.12 Thành phần hóa học kim loại mối hàn khi hàn plasma 38
2.13 Các thông số công nghệ hợp lý khi hàn Plasma bột 50
3.1 Thông số thí nghiệm quá trình hàn Plasma chế tạo dao xén giấy 59
4.1 Bảng kết quả đo độ cứng của lớp đắp 66
4.2 Kết quả đo các thông số của mẫu thử hàn đắp và dao Trung Quốc 76







Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

1.1. Sơ đồ rèn cháy tạo vật liệu băng bimetal 7
1.2. Sơ đồ công nghệ quá trình sản xuất vật liệu bimetal bằng phương pháp
hàn đắp có lớp phủ trong khuôn cán định làm tiếp xúc điện 8
1.3. Sơ đồ công nghệ quá trình sản xuất tiếp xúc điện bimetal bằng phương
pháp hàn dưới áp lực 9
1.4. Sơ đồ nguyên lý công nghệ chế tạo chi tiết máy bằng phương pháp
luyện kim bột 10
1.5. Sơ đồ nguyên lý công nghệ cán dính tạo phôi bimetal dạng băng 11

1.7. Sơ đồ nguyên lý công nghệ tạo phôi bimetal bằng phương pháp hàn nổ
dùng làm chế tạo dao xén giấy công nghiệp có chiều dài lớn 12
1.8. Sơ đồ nguyên lý công nghệ tạo phôi dao xén giấy có chiều dài lớn
bằng phương pháp hàn đắp Plasma với bột hợp kim Cacbit Vonfram 13
2.1. Sơ đồ kết cấu của đầu hàn bột Plasma 17
2.2. Nguyên lý công nghệ hàn Plasma bột 18
2.3. Hệ thống thiết bị hàn HPT-300-SAV của công ty Việt Long –Tp. HCM 19
2.4. Hệ thống thiết bị hàn Eutronic GAP 3000AC/DC của hãng Castolin
Eutectic, Thụy Sỹ 20
2.5. Hệ thống thiết bị hàn microplasma NERTAMATIC 5.1 21
2.6. Hệ thống thiết bị hàn DURWELD 300 PTA NR.1209 của hãng
DURUM, Đức 22
2.7. Dao xén giấy công nghiệp 24
2.8. Hình ảnh lưỡi dao xén giấy 25
2.9. Cấu tạo dao xén giấy 25
2.10. Hình ảnh máy cắt giấy 27
2.11. Thiết bị phân tích thành phần hóa học kim loại mối hàn 38
2.12. Ảnh hưởng của dòng điện plasma, lưu lượng khí plasma, tỷ lệ bột hàn
tới sự hòa tan của kim loại mối hàn 43
2.13. Ảnh hưởng của lưu lượng khí lên dạng lớp đắp và sự hòa tan kim loại hàn 43
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page x

2.14. Ảnh hưởng của điện áp và dòng điện đến nhiệt độ hồ quang plasma 44
2.15. Ảnh hưởng của chiều dày lớp đắp và tỷ lệ bột hàn tới sự hòa tan 45
2.16. Ảnh hưởng của kích thước bột hàn tới độ cứng và sự hòa tan 46
2.17. Ảnh hưởng của khoảng cách làm việc đến sự hòa tan kim loại 47
2.18. So sánh tính chất lớp đắp của hai loại bột hàn khác nhau 48
3.1. Hệ thống thiết bị hàn Plasma bột 52
3.2. Bản vẽ mẫu thép C45 hàn đắp thử nghiệm 53
4.1. Kính hiển vi quang học Axiovert 40 MAT của Đức 60

4.2. Hình ảnh tổ chức thô đại của mẫu 61
4.3. Ảnh cấu trúc tế vi vùng hàn (vùng 1), a) 100 lần, b) 200 lần 62
4.4. Ảnh cấu trúc tế vi của vùng ranh giới (vùng 2), a) 100 lần, b) 200 lần 62
4.5. Cấu trúc tế vi của vùng ảnh hưởng nhiệt (vùng 3) a) 100 lần, b) 200 lần 63
4.6. Cấu trúc tế vi của vùng nền ( vùng 4) , a) 100 lần, b) 200 lần 63
4.7. Ảnh cấu trúc tế vi của vùng nền (vùng 5), a) 100 lần, b) 200 lần 64
4.8. Thiết bị đo độ cứng HV-210MR/ Mitutoyo 65
4.9. Vị trí các điểm đo độ cứng trên mẫu thử 66
4.10. Thiết bị nghiên cứu mài mòn 67
4.11. Mối quan hệ giữa chiều sâu mòn của mẫu thử hàn đắp với thời gian 69
4.12. Kết quả mô phỏng chiều sâu mòn mẫu thử hàn đắp với thời gian 69
4.13. Mối quan hệ giữa chiều sâu mòn của dao Trung Quốc với thời gian 70
4.14. Kết quả mô phỏng chiều sâu mòn dao Trung Quốc với thời gian 71
4.15. Mối quan hệ giữa nhiệt độ của mẫu thử hàn đắp với thời gian 71
4.16. Kết quả mô phỏng nhiệt độ của mẫu thử hàn đắp với thời gian 72
4.17. Mối quan hệ giữa nhiệt độ của dao Trung Quốc với thời gian 73
4.18. Kết quả mô phỏng nhiệt độ dao Trung Quốc với thời gian 73
4.19. Mối quan hệ giữa hệ số ma sát của phôi dao hàn đắp và dao xén Trung
Quốc với thời gian 74
4.20. Mối quan hệ giữa âm thanh tiếp xúc của phôi dao hàn đắp và dao xén
Trung Quốc với thời gian 74
4.21. Mối quan hệ của các thông số mẫu thử hàn đắp với thời gian 75
4.22. Mối quan hệ của các thông số dao Trung Quốc với thời gian 75
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 1

MỞ ĐẦU
Ngày nay công nghệ hàn được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công
nghiệp như chế tạo máy, xây lắp dân dụng và công nghiệp, công nghiệp đóng tàu, dầu
khí, hóa chất, năng lượng với các kết cấu rất đa dạng và chủng loại vật liệu cũng vô
cùng phong phú. Ở Việt Nam hiện nay đang trong tiến trình phát triển và hội nhập với

kinh tế thế giới các sản phẩm kim loại cũng như vật liệu khác còn phụ thuộc vào nguồn
nhập khẩu. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước có nhiều ngành công
nghiệp được đầu tư lớn, trong đó có lĩnh vực Cơ khí chế tạo, sản xuất nguyên liệu giấy,
với nhiều thiết bị máy móc nhập ngoại từ các nước khác nhau trên thế giới. Phần lớn
các máy móc thiết bị trong các lĩnh vực này đều là những thiết bị công nghệ tiên tiến,
hiện đại có khả năng tự động hóa cao được nhập từ các nước công nghiệp phát triển
trên thế giới như: Thụy Điển, Đức, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc,…luôn phải được
bảo dưỡng định kỳ và thay thế những chi tiết mau mòn chóng hỏng, đặc biệt là những
dao xén giấy có chiều dài lớn.
Dao xén giấy là chi tiết quan trọng trong máy xén giấy của ngành công nghiệp
giấy. Trong quá trình làm việc nó vừa phải chịu mài mòn, vừa chịu va đập mạnh. Chính
vì vậy mà nó là chi tiết mau mòn, nhanh hỏng. Hàng năm nhu cầu thay thế của các loại
dao xén giấy rất đa dạng về chủng loại và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong các phụ
tùng thay thế cho các máy móc chuyên dụng phục vụ quá trình xén giấy của các nhà
máy giấy trong toàn quốc. Trước đây các loại dao xén giấy chủ yếu được chế tạo hoàn
toàn bằng hợp kim, đáp ứng được yêu cầu độ bền làm việc, nhưng hiệu quả sử dụng
thấp.Do vậy khi mòn hết phần lưỡi cắt là phải loại bỏ hầu như đến 80 ÷ 85% tổng khối
lượng thép hợp kim. Sau khi bị mòn phần lưỡi tới mức phải bỏ thì khối lượng thép
hợp kim trên thân dao còn lại đều phải thanh lý làm thép phế liệu. Điều này gây lãng
phí nguồn ngoại tệ nhập khẩu dao xén giấy.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, xu hướng dùng vật
liệu mới có tính năng ưu việt hơn thay thế những loại vật liệu truyền thống. Dao xén
giấy được chế tạo từ công nghệ hàn đắp Plasma với bột hợp kim cacbit vonfram
nhằm tiết kiệm thép hợp kim làm lưỡi cắt, khối lượng của lưỡi dao chỉ chiếm khoảng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 2

10 ÷ 15% tổng khối lượng toàn bộ dao Do vậy để chế tạo ra phôi dao xén giấy đòi
hỏi phải đầu tư ban đầu lớn, với trang thiết bị còn nhiều hạn chế như ở nước ta hiện
nay, việc chế tạo bằng phương pháp truyền thống là rất khó trong quá trình thực hiện.
Một công nghệ hàn tiên tiến chế tạo phôi dao xén giấy ra đời, đó là công nghệ hàn

đắp Plasma phù hợp với điều kiện trang thiết bị ở Việt Nam hiện nay. Việc nghiên
cứu chế tạo dao xén giấy bằng công nghệ hàn đắp Plasma với bột hợp kim cacbit
vonfram trên nền thép C45 là một đề tài có tính cấp thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu thay
thế dao xén giấy cho các nhà máy giấy cả nước. Đây cũng chính là yếu tố quyết định
đến chất lượng và tuổi thọ của lớp đắp trong quá trình làm việc lâu dài và nâng cao
chất lượng sản phẩm.
Xu hướng dùng vật liệu mới có tính năng ưu việt hơn là dùng vật liêu thân dao
là thép cacbon trung bình (C45) kết hợp với vật liệu làm lưỡi dao là thép có khả năng
chịu mòn cao, chống được gỉ và đạt được các yêu cầu kỹ thuật của lưỡi dao tương
đương với các dao của các hãng trên thế giới.
Một vài công trình đã nghiên cứu trước đây của các tác giả Việt Nam [4] còn
chưa đi sâu vào bản chất công nghệ và chỉ mới được coi là các thử nghiệm ban đầu
trong điều kiện thí nghiệm nên chưa có kết quả khả quan.
Vì vậy, Đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ hàn đắp Plasma với bột hợp
kim cacbit vonfram trong chế tạo dao xén giấy" đã đặt ra mục tiêu là thực hiện việc
nghiên cứu công nghệ hàn plasma để tạo ra một lớp bề mặt có tính chịu mài mòn cao
trên nền thép cacbon phù hợp với điều kiện thiết bị và công nghệ tại Việt Nam.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 3

CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU QÚA TRÌNH HÀN PLASMA BỘT
ỨNG DỤNG CHẾ TẠO DAO XÉN GIẤY
1.1. Tình hình nghiên cứu công nghệ hàn Plasma bột ngoài nước
Tiền thân của Công nghệ hàn Plasma là công nghệ hàn TIG (Tungsten Inert
Gas), được ra đời vào năm 1941 do các nhà khoa học Mỹ trong nỗ lực nghiên cứu
giải pháp hàn và cắt các loại vật liệu từ kim loại nhẹ và hợp kim của chúng nhằm
phục vụ cho việc chế tạo kết cấu máy bay.
Đầu những năm 50 của thế kỷ trước, công nghệ hàn TIG đã được công nhận
như là một công nghệ hàn tiên tiến [6], được ứng dụng một cách có hiệu quả để chế

tạo các liên kết hàn từ vật liệu khó hàn và đòi hỏi chất lượng cao.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu nhằm phát triển hơn nữa công nghệ hàn
TIG, các nhà khoa học Mỹ không những đã nhận thấy một số hạn chế của phương
pháp hàn này mà còn phát hiện thêm hiệu ứng quan trọng của hồ quang plasma nén
và từ đó các công trình nghiên cứu lý thuyết về công nghệ hàn hồ quang plasma
PAW (Plasma Arc Welding) đã được có một sự phát triển mạnh mẽ [9].
So sánh với quá trình hàn hồ quang bằng điện cực không nóng chảy trong môi
trường khí trơ, hàn hồ quang plasma có những ưu điểm vượt trội: mức độ tập trung năng
lượng nhiệt cao hơn ( nếu như trong hàn TIG hồ quang có dạng hình nón và nhiệt độ chỉ
đạt tới khoảng 5.000 - 6.000
0
K thì nhiệt độ của hồ quang plasma nén có thể vượt quá
24.000
0
K); độ ổn định của hồ quang cao hơn, có thể sử dụng chế độ hàn với phạm vi
điều chỉnh cường độ dòng hàn lớn (từ một vài ampe đến hàng trăm ampe); chất lượng
mối hàn cao và ổn định (vì các thông số của vũng hàn ít phụ thuộc vào khoảng cách làm
việc, ít bị khuyết tật công nghệ), vùng ảnh hưởng nhiệt có kích thước nhỏ …[12].
Thông qua những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, Liên Xô (cũ),
Tây Âu, Nhật Bản…, công nghệ hàn hồ quang plasma ngày càng được phát triển và
hoàn thiện. Cho đến những năm đầu thập kỷ 60 nó đã được ứng dụng khá rộng rãi và có
hiệu quả ở các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là ở khu vực châu Âu để hàn thép
hợp kim cao trong đó như thép không gỉ, kim loại chống ăn mòn, chịu mài mòn, hợp
kim niken, titan, ziriconi, tantali và thậm chí cả các kim loại quý hiếm khác [8].
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 4

Ngày nay bằng nhiều kết quả nghiên cứu về công nghệ và thiết bị mới đã đưa
công nghệ hàn plasma thay thế các công nghệ hàn bằng tia laser hoặc hàn bằng chùm
tia điện tử mà trước đây bắt buộc phải sử dụng với chi phí và mức độ đầu tư rất cao.
Đó là các sản phẩm như bình nhiên liệu cho các tàu con thoi, vỏ tàu cánh ngầm và

tàu ngầm, bồn bể chứa hóa chất, thiết bị hóa thực phẩm, máy móc trong công nghiệp
dược phẩm, y tế,.[10].
Phương pháp hàn plasma bột đem lại những ưu điểm nổi bật như: Chất lượng
mối hàn và năng suất được nâng cao, không bị hạn chế về vị trí hàn trong không gian,
kết quả tốt khi hàn các vật liệu hợp kim và kim loại mầu, hạn chế tối đa sự tham gia
của kim loại nền vào kim loại mối hàn, cho khả năng kiểm soát nhiệt cung cấp cho
liên kết hàn tốt nên có thể ứng dụng cho hàn các loại vật liệu có tính hàn rất khác
nhau với nhau mà các phương pháp hàn khác khó có thể thực hiện được.
Ở các nước công nghiệp phát triển, các lĩnh vực tiêu biểu đã ứng dụng mạnh
mẽ công nghệ hàn PTA là chế tạo mới hay phục hồi các vít tải, van của động cơ đốt
trong (động cơ ô tô, máy thủy, đầu kéo, v.v…), các chi tiết phụ tùng trong ngành hóa
chất, dầu khí, sản xuất điện, dụng cụ cắt (dao phay, dao doa, dao chuốt, v.v ), thiết bị
khai thác mỏ, nghiền, cán, xây dựng, giao thông, thiết bị trong ngành gốm sứ và sản
xuất xi măng, chế tạo và phục hồi khuôn mẫu, thiết bị trong ngành công nghiệp giấy
và bột giấy, máy nông nghiệp, thiết bị phụ tùng cho các nhà máy điện, v.v [7]
Công nghệ hàn plasma đã đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và năng
suất trong nhiều ngành công nghiệp có sử dụng thép không gỉ, các kim loại màu và
hợp kim của chúng đặc biệt như các loại vật liệu có tính dẫn nhiệt cao như đồng,
nhôm Hàn plasma có những lợi thế đáng kể, bao gồm tốc độ hàn tăng và biến dạng
hàn thấp.
Ta thấy Công nghệ hàn plasma đã đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và
năng suất trong nhiều ngành công nghiệp có sử dụng thép không gỉ, các kim loại màu
và hợp kim của chúng đặc biệt như các loại vật liệu có tính dẫn nhiệt cao như đồng,
nhôm Hàn plasma có những lợi thế đáng kể, bao gồm tốc độ hàn tăng và biến dạng
hàn thấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 5

Ta thấy công nghệ hàn plasma có những bước phát triển vượt bậc trong mấy
chục năm qua, đặc biệt là trong vòng năm năm trở lại đây nó đã trở thành một công

nghệ khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển, được các Trường, Viện nghiên
cứu và các nhà khoa học quan tâm chú ý phát triển và hoàn thiện. Trong việc chế tạo
và phục hồi các chi tiết máy làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, công nghệ hàn
plasma luôn là công nghệ nổi trội, đưa lại chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
1.2. Tình hình nghiên cứu công nghệ hàn đắp Plasma bột ở trong nước
Trong quá trình sản xuất công nghiệp, các chi tiết máy như trục cuốn, trục cán,
con lăn, trục nghiền, lưỡi cắt, khuôn dập, răng gầu xúc thường phải làm việc liên
tục trong điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao, va đập liên tục, mài mòn. Do đó,
việc yêu cầu các chi tiết máy đáp ứng được những điều kiện làm việc này cũng là
một đòi hỏi rất quan trọng. Để làm được điều đó mà vẫn bảo đảm giá thành hạ và
tăng năng suất thì việc tạo lớp đắp cứng trên bề mặt nền thép cacbon trung bình hoặc
thấp bằng công nghệ hàn Plasma bột là một hướng nghiên cứu đúng đắn.
+ Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hàn đắp plasma bột để chế tạo các
dụng cụ cắt làm việc trong điều kiện chịu mài mòn và va đập cao”, Đề tài do
PGS.TS. Bùi Văn Hạnh, Đại học Bách khoa Hà Nội làm chủ nhiệm. Tác giả đã đi sâu
nghiên cứu công nghệ chế tạo các loại dao chặt mảnh dùng cho ngành giấy có kích
thước nhỏ [4]. Các kết quả chủ yếu đã đạt được:
- Đã nghiên cứu được tổ chức lớp kim loại lưỡi cắt dao chặt mảnh trong ngành
giấy chế tạo bằng phương pháp hàn đắp plasma bột.
- Đã đề xuất được phương án lựa chọn thành phần bột.
- Đã thiết lập được quy trình công nghệ gia công cơ khí dao chặt mảnh sau khi
hàn đắp.
- Đã nghiên cứu được những hư hỏng, độ mài mòn, tuổi thọ của dao chặt mảnh
sử dụng trong ngành giấy.
Các kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy cơ tính lớp đắp đạt yêu cầu. Tuy
nhiên, sản phẩm chưa được ứng dụng rộng rãi do hiện tượng mẻ dao chưa khắc phục
được trong quá trình sử dụng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 6


+ Đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hàn plasma để chế tạo và phục hồi
các chi tiết máy” mã số ĐT- PTNTĐ.2011–G/08 do Phòng thí nghiệm trọng điểm
công nghệ Hàn và Xử lý bề mặt - Viện Nghiên cứu Cơ khí là Cơ quan chủ trì thực
hiện Đề tài (thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2013). Đề tài do TS. Hoàng Văn Châu
làm chủ nhiệm đề tài. Các kết quả đã đạt được:
- Đã ứng dụng hiệu quả công nghệ hàn Plasma để chế tạo và phục hồi các chi
tiết máy, điển hình là chế tạo mới Dao xén giấy kich thước lớn và phục hồi Xupap
động cơ máy thủy.
- Đề tài đã tập trung nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm của phương pháp hàn
Plasma với bột hợp kim là phương pháp đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới tại
các nước công nghiệp phát triển để chế tạo mới và phục hồi chi tiết máy.
Việc ứng dụng công nghệ hàn Plasma để chế tạo và phục hồi chi tiết máy ở
Việt Nam hiện nay chưa có một công bố nào. Chỉ có một số thiết bị hàn Plasma được
nhập về nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao.
Thiết bị hàn HPT-300-SAV của Hàn quốc được nhập khẩu năm 2004 bởi
Công ty Việt Long Thành phố Hồ Chí Minh; thiết bị hàn DURWELD 300 PTA- của
Đức được Công ty HTH Trường Phát nhập khẩu năm 2014 hiệu quả sử dụng còn
chưa cao. Chỉ mới phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu như thiết bị hàn
Microplasma tại PTNTĐ Hàn và Xử lý bề mặt thuộc Viện Nghiên cứu Cơ khí; thiết
bị hàn Eutronic GAP 3000AC/DC của hãng Castolin Eutectic –Thụy Sỹ được chuyển
giao công nghệ năm 2004 cho Đại học Bách Khoa Hà nội.
1.3. Tổng quan về công nghệ chế tạo dao xén giấy
1.3.1. Công nghệ rèn cháy
Phương pháp rèn cháy tạo phôi được sử dụng từ rất lâu đời , chủ yếu để rèn vũ
khí như dao (kiếm) từ các lớp thép đặc biệt ở phần lưỡi với thân dao (kiếm). Nguyên
lý công nghệ này là người ta phải làm sạch bề mặt tiếp xúc 2 lớp thép khác nhau
trước khi xếp chồng vào nhau ở phần xác định làm lưỡi cắt, sau đó làm kín và nung
nóng đến nhiệt độ rèn (có thể đến trên 1200
0
C), tiếp sau đó là rèn tự do để tạo biến

dạng dẻo đồng thời cho cả hai lớp kim loại, nhằm tạo ra liên kết bền vững giữa
chúng. Kết thúc rèn thường ở nhiệt độ có thể tôi ngay sản phẩm rèn. Như vậy phương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 7

pháp rèn cháy là thủ công, chất lượng phôi hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm của
thợ rèn và năng suất thấp. Nên ít được sử dụng để chế tạo phôi làm dao xén giấy. Sơ
đồ nguyên lý công nghệ rèn cháy được thể hiện trên (hình 1.1).

Hình 1.1. Sơ đồ rèn cháy tạo vật liệu băng bimetal
1- Băng thép hợp kim lưỡi cắt 4- Búa (chày) rèn
2- Tấm thép các bon thân dao b - chiều rộng băng thép hợp kim
3- Đế rèn
δ
1 và
δ
2 là chiều dày lớp thép lưỡi cắt và thân
dao tương ứng
1.3.2. Công nghệ hàn đắp trong khuôn cán định hình
Phương pháp hàn đắp được sử dụng để sản xuất các bimetal dạng tấm, băng
phẳng hoặc dạng prophin, thường dùng là đắp vật liệu bạc (Ag) lên nền thép dưới áp
lực. Sử dụng máy cán để nén ép kim loại lớp nền với lớp tiếp xúc điện trực tiếp (lớp
phủ) đảm bảo được năng suất cao. Sau khâu hàn đắp đầu tiên phôi bimetal được tiếp
tục cán để làm tăng cơ tính, trước tiên là tăng độ cứng và độ đàn hồi của nó. Phương
pháp này được dùng chủ yếu là đối với bimetal có prophin hoặc băng phẳng để làm
vật liệu chế tạo tiếp xúc điện [5]. Sơ đồ nguyên lý công nghệ này cho trên (hình 1.2).
δ1
3
2 1
4
δ

P
L
b
δ2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 8


Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ quá trình sản xuất vật liệu bimetal bằng phương
pháp hàn đắp có lớp phủ trong khuôn cán định hình làm tiếp xúc điện
1- Các cuộn băng vật liệu tiếp
xúc điện (lớp nền và lớp phủ)
4- Trục dẫn hướng 7- Bể tẩy rửa
2 - Các chổi sắt 5- Lò cảm ứng liên tục 8- Máy cán 4 trục
3- Bể tẩy rửa 6- Máy cán 2 trục 9- Máy cuộn băng
Công nghệ này đòi hỏi phải có đầu tư thiết bị chuyên dùng để làm sạch bề mặt
tiếp xúc hàn, cán ép dưới áp lực cao để tạo liên kết kim loại giữa hai lớp vật liệu có
tính năng khác nhau và xử lý bề mặt đến bán thành phẩm. Vì thế trong điều kiện kinh
phí đầu tư cho thí nghiệm của đề tài này ở Việt Nam không nhiều. Tuy nhiên để tạo
phôi bimetal thép - thép hợp kim (với chiều dày và chiều rộng lớn) cần đòi hỏi công
suất máy cán lớn là điều không thực hiện được.
1.3.3. Công nghệ hàn dưới áp lực tấm phẳng
Hàn dưới áp lực là một trong những phương pháp hàn có biến dạng dẻo phổ
biến để tạo phôi bimetal (tạo ra liên kết kim loại giữa hai lớp vật liệu gần giống nhau
hoặc khác nhau về cơ lý tính). Trên hình 1.3 thể hiện một ví dụ về công nghệ sản
xuất tiếp xúc điện bimetal bằng phương pháp hàn dưới áp lực [5].
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 9


Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ quá trình sản xuất tiếp xúc điện bimetal bằng
phương pháp hàn dưới áp lực

1- Máy làm sạch vật liệu đầu vào 4- Paket hàn bimetal 7- Máy cắt
2- Lò sấy 5- Lò sấy
3- Máy ép tạo paket 6- Máy cán 4 trục
Công nghệ hàn dưới áp lực cũng giống như phương pháp hàn đắp bimetal
dạng băng, nó cho năng suất và chất lượng ổn định hơn, nhưng phạm vi ứng dụng
có nhiều hạn chế do phải đầu tư các thiết bị chuyên dùng công suất lớn mới đảm
bảo khả năng tạo phôi bimetal thép các bon - thép hợp kim làm dụng cụ cắt trong
công nghiệp.
1.3.4. Công nghệ luyện kim bột
Công nghệ luyện kim bột chủ yếu để chế tạo bạc trượt, mảnh dao làm dụng cụ
cắt gọt kim loại, mũi khoan, các chi tiết máy trong chế tạo cơ khí. Một vài công trình
nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Cơ khí đề cập đến ứng dụng công nghệ luyện kim
bột để chế tạo chi tiết máy chịu tải trọng va đập lớn như tay biên động cơ mô tô, báng
răng xích, bánh răng máy tiện,… Sơ đồ nguyên lý công nghệ chế tạo chi tiết máy
bằng phương pháp luyện kim bột ở dạng đơn kim loại được cho trên hình 1.4.
Để sản xuất được các chi tiết máy kích thước lớn cần có đầu tư dây chuyền thiết
bị luyện kim bột với kinh phí khá lớn (đến hàng triệu đô la Mỹ) vì vậy không thể sử
dụng công nghệ này tạo phôi bimetal làm dao cắt công nghiệp có độ dài lớn [5].
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 10


Hình 1.4. Sơ đồ nguyên lý công nghệ chế tạo chi tiết máy bằng phương pháp
luyện kim bột
1.3.5. Công nghệ cán dính ở trạng thái nguội tạo băng bimetal
Công nghệ cán dính nguội ra đời khoảng năm 1950. Ở hầu hết các nước
công nghiệp phát triển trên thế giới người ta đã thực hiện hàng loạt các nghiên cứu
ứng dụng các công nghệ sản xuất vật liệu tấm hoặc băng hợp kim nhiều lớp (bimetal,
trimetal) dùng để chế tạo bạc trượt và các chi tiết máy chịu mòn khác bằng phương
pháp cán dính pakét thép - hợp kim nhôm chịu mòn, thép - thép hợp kim (sau đúc rót
trong khuôn kim loại chuyên dụng). Trên hình 1.5 là sơ đồ nguyên lý công nghệ cán

dính tạo phôi vật liệu bimetal chủ yếu dùng làm phôi chế tạo bạc trượt [5].
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 11


Hình 1.5. Sơ đồ nguyên lý công nghệ cán dính tạo phôi bimetal dạng băng
1- Trục cán trên H
1
, H
2
- Chiều dày lớp hàn và lớp nền trước khi đi vào ổ biến dạng
2- Pakét băng cán bimetal h
1
, h
2
- Chiều dày lớp hàn và lớp nền sau khi đi qua ổ biến dạng
3- Trục cán dưới
Mặc dù có nhiều ưu điểm hơn so với các công nghệ truyền thống khác, nhưng
để tạo phôi bimetal có kích thước chiều dày và chiều dài lớn dùng làm phôi chế tạo
dao cắt bimetal trong công nghiệp ở nước ta thì công nghệ này không thực hiện được,
do không có các dây chuyền thiết bị cán dính chuyên dụng công suất lớn.
1.3.6. Công nghệ cán dính ở trạng thái nóng tạo băng bimetal
Công nghệ cán dính ở trạng thái nóng cũng được sử dụng để chế tạo vật liệu
bimetal trong chế tạo máy rất có hiệu quả bởi nó cho phép nhận được sản phẩm có chất
lượng ổn định và năng suất cao, dễ tự động hoá. Áp lực cán dính hai lớp kim loại ở
trạng thái nóng thường thấp hơn ở trạng thái nguội. Tuy nhiên, công nghệ cán dính ở
trạng thái nóng cũng có hạn chế theo chiều cao tối đa của pakét (chiều dày tổng cộng
lớp nền thép và lớp hợp kim chịu mòn), chiều rộng tấm cán và có liên quan tới công
suất và kết cấu của máy cán được sử dụng trong sản xuất luyện kim. Ngoài ra, những
yêu cầu rất cao của việc làm sạch các bề mặt tiếp xúc trước khi xếp thành pakét để cán
dính hai lớp kim loại với nhau là những trở ngại chính trong việc thực hiện công nghệ

cán dính. Trên hình 1.6 thể hiện sơ đồ quá trình chế tạo băng bimetal bằng công nghệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 12

cán dính ở trạng thái nóng để sản xuất vật liệu bimetal làm tiếp xúc điện [5].


Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ sản xuất tiếp xúc điện bimetal bằng phương pháp cán
dính ở trạng thái nóng
1- Lò nung phôi liên tục 4- Paket 7- Máy cán 4 trục
2- Đường dẫn con lăn 5- Máy cán hai trục 8- Máy cắt
3- Đèn khò bằng khí gas 6- Lò nung
Những lý do trên khiến việc lựa chọn công nghệ cán dính nóng để chế tạo phôi
bimetal thép các bon - thép hợp kim làm dao cắt trong công nghiệp ở Việt Nam là không
thích hợp.
1.3.7. Công nghệ hàn nổ

Công nghệ này được ứng dụng chế tạo phôi dao xén giây đã đạt được một số
kết quả nhất định. Nhưng vẫn còn một số hạn chế như độ bám dính kém ở rìa, phôi
chế tạo phải lớn hơn. Thực hiện thí nghiệm khó khăn hơn do nổ liên quan đến vấn đề
an ninh quốc phòng [6]. Ứng dụng công nghệ hàn nổ trong chế tạo dao xén giấy có
chiều dài tương đối lớn do PGS.TS. Hà Minh Hùng cùng cộng sự thực hiện tại Viện
Nghiên cứu Cơ Khí – Bộ Công Thương. Sơ đồ nguyên lý công nghệ chế tạo phôi
bimetal được thể hiện như trên (hình 1.7).
Chuẩn bị phôi
thép cacbon và
thép hợp kim
Hàn nổ tại
trường nổ
Nhiệt luyện
và biến dạng

ép nắn phôi
bimetal, gia
công thô
Nhiệt
luyện
phôi
bimetal
Gia công
tinh, thử
nghiệm
Hình 1.7. Sơ đồ nguyên lý công nghệ tạo phôi bimetal bằng phương pháp hàn
nổ dùng làm chế tạo dao xén giấy công nghiệp có chiều dài lớn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 13

1.3.8. Công nghệ hàn đắp Plasma
Đây là công nghệ hàn tiên tiến hiện nay được ứng dụng rộng rãi ở các nước
phát triển trong việc chế tạo và phục hồi các chi tiết máy làm việc với điều kiện khắc
nghiệt, điển hình là chế tạo các thiết bị phục vụ trong ngành công nghiệp giấy và bột
giấy (Dao xén giấy). Bản chất của công nghệ hàn đắp là tạo ra lớp đắp có nhiều tính
năng đặc biệt như có độ cứng cao, chịu mài mòn, va đập liên tục việc ứng dụng
công nghệ hàn đắp Plasma trong chế tạo dao xén giấy có chiều dài tương đối lớn mà
đề tài hướng tới là cơ sở khoa học và thực tiễn. Điều này được minh chứng bởi
những nghiên cứu ứng dụng gần đây của nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm
trọng điểm Công nghệ Hàn và Xử lý bề mặt – Viện Nghiên cứu Cơ Khí – Bộ Công
Thương do TS. Hoàng Văn Châu chủ trì thực hiện. Sơ đồ nguyên lý công nghệ chế
tạo phôi dao xén giấy được thể hiện trên hình 1.8.
Chuẩn bị
phôi thân dao

xén là thép

C45 và b
ột
h
ợp kim
Cacbit
Vonfram

Hàn đắp
Plasma với
bột hợp
kim WC
tại phòng
thí nghiệm
Nhiệt luyện
và biến dạng
ép nắn phôi
dao hàn đắp,
gia công thô
Nhiệt
luyện phôi
dao hàn
đắp Plama
Gia công
tinh, thử
nghiệm
Hình 1.8. Sơ đồ nguyên lý công nghệ tạo phôi dao xén giấy có chiều dài lớn
bằng phương pháp hàn đắp Plasma với bột hợp kim Cacbit Vonfram
1.4. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu và làm chủ công nghệ hàn đắp Plasma với hợp kim Cacbit Vonfram

làm dao xén giấy trong công nghiệp phẳng có chiều dài lớn.
- Thiết lập quy trình công nghệ chế tạo dao xén giấy trong công nghiệp có kích
thước chiều dài tương đối lớn từ vật liệu C45 sau hàn đắp phù hợp với thiết bị gia
công cơ khí hiện có trong nước và đảm bảo bảo yêu cầu kỹ thuật.

×